ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––
NINH TRẦN NAM
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––
NINH TRẦN NAM
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ NGỌC VÂN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
a) Luận văn này là nghiên cứu của riêng tơi, tồn bộ nội dung nghiên
cứu do chính tơi thực hiện.
b) Số liệu trong luận văn được thực hiện khảo sát, điều tra trung thực.
c) Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên,
tháng
năm 2020
Học viên
Ninh Trần Nam
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Quý thầy
cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Quản lý Kinh tế - Trường Đại
học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức hữu ích trong giáo dục làm cơ sở cho tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Thị Ngọc Vân đã tận tụy, tâm
huyết hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các các
Anh/Chị làm việc tại cơ quan, các đối tượng tham gia khảo sát, phỏng vấn đã
tận tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu, khảo sát, giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập thơng tin, hồn thành luận văn.
Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
nhiều nên luận văn của tơi khơng tránh khỏi tồn tại nhiều thiếu sót, kính
mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô và các anh,
chị học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,
tháng
Học viên
Ninh Trần Nam
năm 2020
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
5. Kết cấu chính của luận văn ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ........................... 5
1.1. Khái quát chung về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước ....... 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước............................ 5
1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước .................................................... 7
1.1.3. Ngân sách địa phương ............................................................................. 9
1.2. Nội dung, tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà
nước cấp tỉnh ................................................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách cấp tỉnh ............................................ 14
1.2.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh .............................. 16
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp
tỉnh ................................................................................................................... 23
1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương và
bài học đối với tỉnh Điện Biên ........................................................................ 26
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương 26
iv
1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Điện Biên ......................................................... 27
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 29
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 29
2.2. Cơ sở phương pháp luận .......................................................................... 29
2.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 29
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 29
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................. 31
2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin ......................................... 32
2.4.1. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 32
2.4.2. Phương pháp phân tích thơng tin .......................................................... 33
2.5. Phương pháp xử lý thông tin .................................................................... 34
2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 34
2.6.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên ............... 34
2.6.2. Các chỉ tiêu về quản lý chi NSNN ........................................................ 34
2.6.3. Tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh ................. 35
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TỈNH ĐIỆN BIÊN ......................................................................................... 38
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh điện biên ảnh hưởng đến quản
lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh .................................................... 38
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Điện Biên ......................... 38
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chi ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2018 ................... 43
3.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh điện biên ..................... 44
3.2.1. Tình hình chi ngân sách nhà nước của tỉnh Điện Biên ......................... 44
3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Điện Biên ........ 47
3.2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Điện Biên ................. 48
3.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện ngân sách nhà nước tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2016-2018 ............................................................................... 63
v
3.3. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý chi ngân sách nhà nước
tỉnh điện biên giai đoạn 2016-2018................................................................. 67
3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 67
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 68
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN .................................................................. 75
4.1. Định hướng hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh điện
biên giai đoạn 2020 - 2025 .............................................................................. 75
4.1.1. Bối cảnh tác động đến quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Điện Biên đến
năm 2025 ......................................................................................................... 75
4.1.2. Phương hướng ....................................................................................... 76
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Điện Biên đến
năm 2025 ......................................................................................................... 77
4.2.1. Hồn thiện lập dự tốn chi ngân sách nhà nước tỉnh Điện Biên........... 77
4.2.2. Hoàn thiện chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước tỉnh Điện
Biên ................................................................................................................. 79
4.2.3. Hồn thiện quyết tốn chi ngân sách nhà nước tỉnh Điện Biên ............ 81
4.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện ngân sách nhà nước tỉnh Điện
Biên ................................................................................................................. 82
4.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước................... 83
4.2.6. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhà nước ............................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 90
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSNN
Ngân sách nhà nước
NSTW
Ngân sách trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
NSĐP
Ngân sách địa phương
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
KTTT
Kinh tế thị trường
HĐND
Hội đồng nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy mô mẫu điều tra ...................................................................... 32
Bảng 2.2: Thang đo Likert .............................................................................. 34
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Điện Biên qua các năm ............................ 41
Bảng 3.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2016 2018 ................................................................................................. 42
Bảng 3.3. Kết quả chi NSNN tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2018 ............... 45
Bảng 3.4. Tổng hợp dự toán chi NSNN ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2018.49
Bảng 3.4.1. So sánh dự toán chi NSNN ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 2018 ................................................................................................. 51
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát công tác lập dự toán chi ngân sách tỉnh Điện Biên..52
Bảng 3.6. Chấp hành chi NSNN của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2018...... 56
Bảng 3.6.1. So sánh việc thực hiện chi NSNN của tỉnh Điện Biên giai đoạn
2016-2018 ....................................................................................... 57
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về công tác chấp hành chi ngân sách tỉnh Điện
Biên ................................................................................................. 58
Bảng 3.8. Cân đối quyết toán thu - chi NSNN tỉnh Điện Biên giai đoạn 20162018 ................................................................................................. 60
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về công tác quyết toán chi ngân sách tỉnh Điện
Biên ................................................................................................. 62
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện ngân sách nhà nước tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................. 64
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN tỉnh Điện
Biên ................................................................................................. 65
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống NSNN ở Việt Nam ........................................................... 9
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý chi NSNN cấp tỉnh Điện Biên ............................. 48
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà
nước được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước. NSNN
được chia thành hai cấp: Ngân sách trung ương (NSTW) và Ngân sách địa
phương (NSĐP) (bao gồm cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, cấp
huyện/thị xã và cấp xã/phường, thị trấn). Ngân sách cấp tỉnh là một cấp ngân
sách có vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN. Việc tổ chức, quản lý chi
ngân sách cấp tỉnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết những
vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Tăng cường công tác quản lý chi NSNN cấp tỉnh là nhiệm vụ cần thiết
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tạo niềm tin cho nhân dân trong
công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt trong thời kỳ cả nước đẩy mạnh tái cơ
cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế, ứng dụng công
nghệ 4.0 trong quản lý.
Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, nằm cách Thủ
đơ Hà Nội 504 km về phía Tây, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với
2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Điện Biên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện,
thị trấn. Trong mười đơn vị đó, có 29 xã biên giới. Số dân tính đến thời điểm
2018 là 55 vạn dân, gồm 19 dân tộc anh em. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng
đến cho công tác quản lý NSNN (UBND tỉnh Điện Biên, 2017).
Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN của tỉnh Điện Biên đã
đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện
kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Nổi bật là trong năm 2018 nền kinh tế tăng
trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,15% (UBND tỉnh Điện Biên,
2017); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng định hướng; tổng
2
vốn đầu tư toàn xã hội tăng so với cùng kỳ nhất là vốn ngoài nhà nước và khu
vực doanh nghiệp tư nhân (tăng 53% so với năm 2017), an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ, giữ vững…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quản lý chi NSNN của tỉnh cũng
còn những tồn tại bất cập cần giải quyết, cụ thể: Các khâu trong quy trình
quản lý cịn yếu, cơng tác lập dự tốn ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu
quản lý theo dự toán được duyệt, trong năm cịn bổ sung, điều chỉnh dự tốn
nhiều lần, gây khó khăn cho cơng tác quản lý dự tốn được duyệt từ đầu năm;
cơng tác quyết tốn ngân sách chưa thực sự nghiêm túc mà chỉ mang tính hình
thức, tồn tại nhiều sai sót và bất hợp lý…
Trước yêu cầu và xu thế về đổi mới phương thức quản lý, trong đó lập
dự tốn chi ngân sách phải sát với thực tế, quyết toán chi ngân sách phải được
thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, các đơn vị còn lúng túng, bị động và chưa
có biện pháp phù hợp. Vì vậy, tăng cường cơng tác lập dự tốn và quyết toán
chi NSNN là một nhiệm vụ bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
tiền, tài sản của Nhà nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài: "Quản lý chi ngân sách nhà
nước của tỉnh Điện Biên" thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách
nhà nước cấp tỉnh và dự vào thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước của
tỉnh Điện Biên để đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chi ngân
sách nhà nước của tỉnh Điện Biên trong thời kỳ ổn định ngân sách.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách
nhà nước cấp tỉnh;
3
- Tổng hợp kinh nghiệm quản lý chi NSNN của các tỉnh khác, từ đó rút
ra bài học cho tỉnh Điện Biên.
- Phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi NSNN của tỉnh Điện Biên,
đánh giá những thành công, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế;
- Dự báo bối cảnh tác động, đề xuất phương hướng, giải pháp hồn
thiện cơng tác quản lý chi NSNN của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý chi NSNN tỉnh
Điện Biên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về khơng gian: Nghiên cứu tình hình quản lý chi NSNN trên
địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng trong thời kỳ ổn định ngân
sách từ năm 2016 đến năm 2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ
thêm một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phân cấp quản lý chi ngân
sách, quản lý chi ngân sách cấp tỉnh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đánh giá thực trạng công tác quản lý chi
NSNN tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2018, chỉ ra những thành công, hạn chế
và những vấn đề đặt ra. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý chi NSNN tỉnh Điện Biên giai đoạn tới.
- Tài liệu giúp cho các nhà quản lý ở địa phương tham khảo để vận
dụng vào công tác quản lý chi NSNN, đặc biệt là cơng tác lập dự tốn và
quyết tốn NSNN.
5. Kết cấu chính của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
4
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi ngân sách
nhà nước cấp tỉnh.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh
Điện Biên.
Chương 4: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà
nước tỉnh Điện Biên.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
1.1. Khái quát chung về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước
Trong Luật ngân sách Nhà nước: "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước". Khái niệm này tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn trong Luật
NSNN năm 2015 đã đưa ra định nghĩa về NSNN như sau: "Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".
1.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
- Thứ nhất: Là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống tài chính quốc gia,
NSNN bao gồm những mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước và các chủ thể khác.
- Thứ hai: Các quan hệ tài chính thuộc NSNN gồm những đặc điểm:
+ Đặc điểm thứ nhất, các hoạt động thu, chi của NSNN ln gắn chặt
với quyền lực về kinh tế, chính trị của Nhà nước, nó được thể hiện bằng thể
chế, bằng luật định và những cơng cụ hành chính.
+ Đặc điểm thứ hai, ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu Nhà
nước, ln chứa đựng lợi ích chung, lợi ích cơng cộng. Tồn bộ các hoạt động
thu, chi của NSNN chứa đựng bao hàm các nội dung về kinh tế, xã hội và
chứa đựng tổng thể các mặt lợi ích của các đối tượng liên quan. Các mối quan
hệ lợi ích đó ln được hài hồ và đảm bảo cơng bằng giữa các đối tượng.
Nhưng vấn đề lợi ích của quốc gia, lợi ích của tập thể vẫn phải được đặt lên
hàng đầu, nó thực hiện việc chi phối tất cả các mặt lợi ích khác.
6
+ Đặc điểm thứ ba, bên cạnh các đặc điểm chung của một quỹ tiền tệ
trong hệ thống tài chính quốc gia, với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của
Nhà nước, NSNN được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có vai trị nhất định và
được sử dụng cho các mục đích đã được Nhà nước xác định từ trước như chi
cho các hoạt động đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi cho giáo dục và
đào tạo, chi khác.
+ Đặc điểm thứ tư, nguyên tắc chủ yếu của NSNN (bao gồm cả hoạt
động thu chi NSNN) là không hồn trả trực tiếp. Thơng qua các hoạt động thu
NSNN như thu thuế, phí, lệ phí, thu từ viện trợ nước ngồi và các khoản thu
khác, hình thành quỹ NSNN và chi cho các hoạt động khác thông qua hoạt
động phân phối lại. Và đối tượng thụ hưởng ngân sách thường khơng phải là
những người đã trực tiếp đóng góp.
1.1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước
- Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trị huy động
nguồn tài chính đế đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự
cân đối thu chi tài chính của Nhà nước. Những nguồn tài chính này được hình
thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngồi thuế. Đó là vai trị truyền
thống của NSNN trong mọi mơ hình kinh tế, nó gắn chặt với các chi phí của
Nhà nước trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Thứ hai, NSNN là cơng cụ điều chỉnh vĩ mơ các hoạt động kinh tế,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước sử dụng NSNN như cơng cụ
tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả cũng như giải quyết
các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn định KT-XH. Thông qua việc thực hiện các
chính sách tài khóa phù hợp (thắt chặt hay nới lỏng) để Nhà nước khuyến
khích nền sản xuất phát triển, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, ổn định xã hội. Đồng thời, trong q trình điều tiết thị trường NSNN cịn
tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các
cơng cụ tài chính như: Phát hành Trái phiếu Chính Phủ, thu hút viện trợ nước
7
ngồi, tham gia mua bán chứng khốn trên thị trường vốn… qua đó góp phần
kiểm sốt lạm phát.
- Thứ ba, NSNN là công cụ định huớng phát triển sản xuất: Để định
hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi
ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác
nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp
phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo
hướng đã định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ
sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện
và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần
thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Thứ tư, NSNN là cơng cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm
khuyết của KTTT, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy
phát triển bền vững. Nếu để KTTT tự điều chỉnh mà khơng có vai trị của Nhà
nước thì sẽ phát triển thiếu bền vững. Vì vậy Nhà nước sử dụng NSNN thông
qua công cụ là chính sách thuế khóa và chi tiêu cơng để phân phối lại thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, cung cấp hàng hóa dịch vụ cơng
cho xã hội, chú ý phát triển cân đối giữa các vùng, miền đảm bảo công bằng
xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm
Phân cấp quản lý NSNN “là giải quyết các mối quan hệ giữa chính
quyền Nhà nước Trung ương với các cấp chính quyền địa phương trong việc
xử lý các vấn đề của hoạt động NSNN” (Đồng Thị Vân Hồng, 2010)
Nói cách khác, phân cấp quản lý NSNN thực chất là giải quyết mối
quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trên 3
phương diện sau:
8
- Thứ nhất, xác định về thẩm quyền của chính quyền các cấp trong việc
ban hành các chính sách, chế độ thu-chi; tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.
Theo quy định tại Luật NSNN 2002, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu cho chính quyền cấp
huyện, cấp xã trong phạm vi được phân cấp, song một số khoản thu phân cấp
được quy định cụ thể như: (1) Phân cấp tối thiểu 70% các khoản thu thuế
chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh
doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà,
đất cho NS xã, thị trấn; (2) Phân cấp tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ,
khơng kể lệ phí trước bạ nhà, đất. Điều này làm hạn chế thực quyền của chính
quyền địa phương.
- Thứ hai, xử lý hài hòa mối quan hệ về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
Thực chất của nội dung này là phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi cho
từng cấp NS, giữa NSTW và NSĐP, giữa các cấp NSĐP với nhau.
Đây là nội dung trọng tâm của phân cấp quản lý NSNN và là vấn đề
phức tạp. Để có thể đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các cấp ngân sách, giữa các
địa phương với nhau ln là bài tốn khó. Hai vấn đặt ra khi thiết kế hệ thống
phân cấp (chia sẻ) nguồn thu là: Phạm vi nguồn thu chia sẻ và tỷ lệ chia sẻ. Ở
các quốc gia khác nhau, phạm vi chia sẻ và tỷ lệ chia sẻ cũng được xác định
khác nhau. Nhưng đều có điểm chung là việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi phải đảm bảo NSTW giữ vai trò chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ chi có
tính chiến lược, quan trọng của quốc gia. Đồng thời phân cấp trong quản lý
NSNN phải đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao.
- Thứ ba, giải quyết mối quan hệ về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ
quan, chính quyền các cấp trong chu trình NSNN.
Chu trình NS hay cịn gọi là quy trình NS dùng để chỉ toàn bộ hoạt
động của một NS kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển
sang NS mới. Chu trình NS bao gồm tất cả các khâu: chuẩn bị NS, lập NS,
duyệt, phân bổ, giao, chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra, quyết toán
9
NS (gọi chung là lập, chấp hành và quyết toán). Mức độ tham gia điều hành
và kiểm soát của cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính Nhà nước và các cơ
quan chuyên môn đối với các cấp NS đến đâu chính là thể hiện tính chất của
phân cấp trong toàn bộ hệ thống.
1.1.2.2. Hệ thống các cấp ngân sách nhà nước
Ở Việt Nam, NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. NSTW là NS của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung
ương; NSTW được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, chiến
lược của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi NS.
NSĐP bao gồm NS của các cấp chính quyền địa phương (NS cấp tỉnh, NS cấp
huyện, NS cấp xã). Mỗi một cấp chính quyền có một cấp NS để bảo đảm cho
chính quyền đó hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để chủ động
trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, NSĐP được phân cấp nguồn thu
theo quy định. Hệ thống NSNN ở Việt Nam thể hiện qua sơ đồ sau:
NSTW
NSNN
NS cấp tỉnh
NSĐP
NS cấp huyện
NS cấp xã
Sơ đồ 1.1: Hệ thống NSNN ở Việt Nam
(Nguồn: Theo Luật NSNN năm 2015)
1.1.3. Ngân sách địa phương
1.1.3.1. Khái niệm
Ngân sách địa phương là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi
tiêu của chính quyền địa phương. NSĐP là nguồn lực để chính quyền địa
10
phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và chi phối, điều chỉnh
các hoạt động khác của xã hội, cùng với NSTW góp phần phát triển kinh tế
của cả nước.
Ngân sách địa phương được định nghĩa "là các khoản thu NSNN phân
cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP và các
khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương" (Quốc hội, 2015).
1.1.3.2. Đặc điểm, vai trò của ngân sách địa phương
Bản chất của NSĐP là các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa chính quyền
địa phương với chính quyền trung ương, giữa chính quyền địa phương với các
chủ thể khác như tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngồi
nước và các cấp chính quyền địa phương với nhau trong quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng quỹ NSĐP.
Chính quyền địa phương sử dụng NSĐP trước hết là để duy trì bộ máy
của chính quyền địa phương, để thực hiện các nhiệm vụ được giao phó.
NSĐP có những vai trị sau:
- NSĐP có vai trị duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính
quyền địa phương
Bộ máy chính quyền địa phương muốn tồn tại và hoạt động cần phải có
nguồn tài chính đảm bảo. Thông qua thu NSĐP sẽ tạo lập được quỹ NSĐP để
đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương mà
trước hết là ni bộ máy chính quyền địa phương. Nguồn thu của NSĐP trước
hết được sử dụng để bảo đảm các chi phí hoạt động thường xuyên cho chính
quyền địa phương (chi lương, phụ cấp, hội nghị, hoạt động nghiệp vụ…) sau
đó mới sử dụng để đầu tư phát triển…
- NSĐP có vai trò đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của chính
quyền địa phương
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên
cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
11
phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Nhiệm vụ của chính quyền
địa phương sẽ được cụ thể hóa trong từng thời kỳ. NS trung ương tập trung
các khoản thu lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi mang tính huyết mạch của cả
nước, cịn NSĐP được phân cấp nguồn thu để đảm bảo thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
trong phạm vi quản lý. NS của cấp nào sẽ được sử dụng để đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ của cấp đó. Trong trường hợp chính quyền địa phương thực hiện
một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên thì NS cấp trên phải chuyển
kinh phí cho NSĐP để thực hiện nhiệm vụ đó.
- NSĐP có vai trị tác động tới sự ổn định và phát triển bền vững của
tài chính quốc gia
NSĐP là một bộ phận cấu thành của NSNN. Do vậy, NSĐP có tác động
tới NSNN. Sự ổn định, bền vững của NSĐP là cơ sở đảm bảo sự ổn định,
vững chắc của NSNN. Về nguyên tắc NSĐP không được bội chi, nên khi xây
dựng dự toán nếu thu NSĐP mà khơng đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu thì NSTW
sẽ cấp bổ sung cân đối. Vì vậy, NSĐP khơng cân đối được sẽ là gánh nặng
của NSNN và ngược lại nếu NSĐP mạnh đủ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho
địa phương, NSTW sẽ không phải cấp bổ sung cân đối, thậm chí NSĐP cịn
điều tiết về NSTW. NSĐP sử dụng có hiệu quả sẽ có tác động tới sự phát triển
kinh tế của địa phương, tạo nguồn thu ổn định cho NSĐP và cả NSTW.
1.1.3.3. Nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phương
* Về nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh được quy định như sau:
(1). Chi đầu tư phát triển:
(a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương
quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
(b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch
vụ cơng ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính
12
của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật;
(c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
(2). Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân
cấp trực tiếp quản lý trong các lĩnh vực:
(a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, bao gồm hoạt động giáo
dục tiểu học, phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thơng dân tộc
nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp,
giáo dục nghề nghiệp và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
(b) Nghiên cứu khoa học, bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, cơng nghệ khác;
(c) Các nhiệm vụ về quốc phịng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân
sách địa phương bảo đảm theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản
hướng dẫn thực hiện;
(d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm hoạt động y tế dự
phịng, khám bệnh, chữa bệnh; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
cho các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của
Luật bảo hiểm y tế; vệ sinh an tồn thực phẩm; dân số và gia đình; các hoạt
động y tế khác;
(đ) Sự nghiệp văn hóa thơng tin, bao gồm bảo tồn, bảo tàng, thư viện,
trùng tu di tích lịch sử, lưu trữ lịch sử, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ
thuật và các hoạt động văn hóa, thơng tin khác;
(e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
(g) Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm bồi dưỡng, huấn luyện huấn
luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp
huyện, cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể thao và các hoạt động thể
dục, thể thao khác;
13
(h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường, bao gồm hoạt động điều tra, phịng
ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường; khắc phục sự cố và bảo vệ môi
trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi
trường và hoạt động bảo vệ môi trường khác;
(i) Các hoạt động kinh tế:
Sự nghiệp giao thông, bao gồm hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa,
bảo đảm hoạt động, an tồn giao thơng đường bộ, đường thủy nội địa và hoạt
động giao thông khác;
Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và
phát triển nông thôn, bao gồm hoạt động phát triển nông, lâm, diêm nghiệp, thủy
sản, thủy lợi; xây dựng nông thôn mới và hoạt động phát triển nông thôn khác;
Sự nghiệp tài nguyên, bao gồm hoạt động điều tra, quản lý đất đai, tài
nguyên; đo đạc và bản đồ, đo đạc địa giới hành chính; lưu trữ hồ sơ địa chính
và hoạt động quản lý tài nguyên khác;
Quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch;
Sự nghiệp kiến thiết thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu
sáng, vỉa hè, hệ thống cấp nước, thốt nước, cơng viên và các hoạt động kiến
thiết thị chính khác;
Các hoạt động kinh tế khác, bao gồm cả tìm kiếm cứu nạn, an toàn vệ
sinh lao động;
(k) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ
chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật, bao gồm:
Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt
Nam; hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nơng dân Việt Nam, Đồn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương;
14
Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 10 Nghị định
số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ;
(l) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói,
phịng chống các tệ nạn xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác; thực
hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương bảo đảm theo
quy định của pháp luật;
(m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật, bao
gồm chi nộp trả ngân sách cấp trên.
Ngồi 02 nhiệm vụ chi trên, NSNN cấp tỉnh cịn bao gồm: chi trả lãi,
phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay;
chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; chi chuyển nguồn sang năm sau
của NSĐP; chi bổ sung cân đối NS, bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới.
1.2. Nội dung, tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách
nhà nước cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách cấp tỉnh
1.2.1.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước
“Quản lý chi ngân sách nhà nước là hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong lĩnh vực tổ chức và kiểm soát chi NSNN nhằm đảm bảo
việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả quỹ NSNN” (Nguyễn Ngọc Hùng, 2008).
Chủ thể quản lý chi NSNN là Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước được
Nhà nước giao nhiệm vụ sử dụng các quỹ NSNN. Chủ thể trực tiếp quản lý
chi NSNN là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.
Đối tượng của quản lý chi NSNN là hoạt động chi bằng tiền của NSNN.
Thực chất của quản lý chi NSNN là quản lý các hoạt động chi bằng tiền
của NSNN, cụ thể: Nhà nước tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định của
mình đối với quá trình phân phối và sử dụng nguồn NSNN nhằm thực hiện
các chức năng vốn có mình trong việc quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ
cơng, phục vụ lợi ích cho cộng đồng.
15
1.2.1.2. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh: Ngân sách cấp
tỉnh là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, do vậy, về bản chất, ngân
sách cấp tỉnh cũng chịu sự tác động của các chủ thể quản lý như đối với
NSNN nói chung, song có sự hạn chế về đối tượng và phạm vi áp dụng.
“Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh là hoạt động có tổ chức, có
mục đích của chủ thể quản lý NSNN cấp tỉnh thông qua việc sử dụng các biện
pháp và công cụ quản lý để thực hiện nhiệm vụ chi một cách tiết kiệm, hiệu
quả để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn
tỉnh” (Tô Thiện Hiền, 2012).
Từ khái niệm trên có thể thấy:
Chủ thể quản lý: HĐND tỉnh, UBND tỉnh.
Cơ quan thực thi: Sở Tài chính là cơ quan thực hiện chính, phối hợp với
Sở Kế hoạch - Đầu tư và các ban/ngành liên quan.
Đối tượng quản lý: Là các hoạt động chi bằng tiền của NSNN cấp tỉnh.
Đối với công cụ quản lý: Trong quản lý chi NSNN, các chủ thể quản lý
có thể sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau như:
Thông qua hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý chi NSNN: Được
sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động quản lý chi NSNN được xem
như một loại công cụ quản lý có vai trị đặc biệt quan trọng.
Cơng cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các
chính sách, cơ chế quản lý tài chính, các chế độ quản lý tài chính, kế tốn,
thống kê, các định mức, tiêu chuẩn về tài chính....
Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng
trong quản lý chi NSNN như: Kiểm tra, thanh tra; các tiêu chí đánh giá hiệu
quả quản lý chi NSNN.
Mỗi cơng cụ kể trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng khác nhau
nhưng đều nhằm mục đích là thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.
16
1.2.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Quản lý chi NSNN cấp tỉnh là một chu trình khép kín, gồm các khâu:
lập dự tốn chi NSNN; chấp hành dự toán; quyết toán chi NSNN và kiểm tra,
giám sát. Quá trình kiểm tra, giám sát được tiến hành ở tất cả các khâu.
1.2.2.1. Công tác lập và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Dự toán chi NSNN là bản kế hoạch chi của Nhà nước trong một thời
gian nhất định. Lập dự toán chi ngân sách là q trình phân tích, đánh giá nhu
cầu nguồn tài chính của Nhà nước để xác lập các chỉ tiêu chi NS một cách
đúng đắn, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn.
Về mục tiêu của lập dự tốn chi NSNN: Q trình lập dự tốn chi ngân
sách nhằm mục tiêu như: Trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước là có hạn, cần
bảo đảm rằng, ngân sách nhà nước đáp ứng được việc thực hiện các chính
sách kinh tế - xã hội; phân bổ nguồn lực phù hợp với chính sách ưu tiên của
Nhà nước trong từng thời kỳ; tạo điều kiện cho việc quản lý chi trong khâu
thực hiện cũng như việc đánh giá, quyết toán chi ngân sách nhà nước.
Căn cứ lập dự toán chi NSNN: Căn cứ nhiệm vụ phát triển KT - XH và
đảm bảo quốc phòng, an ninh; những nhiệm vụ cụ thể của địa phương; chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành; chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH và dự tốn NS năm sau,
Thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự tốn NS và các văn bản
hướng dẫn của các Bộ; số kiểm tra về dự tốn NS do cơ quan có thẩm quyền
thông báo và của các năm trước.
Yêu cầu lập dự toán:
- Thứ nhất, dự toán chi NSNN được xây dựng trên cơ sở của kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, dự tốn chi NSNN góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Phương pháp lập dự toán: Việc lập dự toán chi ngân sách trong khuôn