Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.32 MB, 247 trang )


LỜI C A M Đ O A N
Tôi xh cim đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tơi. Nội dung
cũng thư các số liệu trình bày trong Luận án hoàn toàn trung thực. Những đánh giá
và kếi luàn khoa học của Luận án chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào klác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẢNG TRỌNG T À I............................................................. 7
1.1. Tranh chấp trong thương mại quốc tế...........................................................................7
1.2. Trọng tài thương mại quốc t ế ......................................................................................20
1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng
tài.............................................................................................................................................60
1.4. Hội nhập kinh tế quốc tế và pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tể bằng trọng tài ..................................................................................................68
CHƯƠNG 2: T H ựC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẮP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG T À I .............................................. 81
2.1. Thoả thuận trọng tài....................................................................................................... 83
2.2. Thẩm quyền của trọng tài..............................................................................................97
2.3. Trọng tài viên................................................................................................................101
2:4: Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng
tài...........................................................................................................................................104
2.5. Tố tụng trọng tài.......................................................................................................... 115
2.6. Công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt N am ................. 146
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẮP THƯƠNG MẠI QUÓC TẾ BẲNG TRỌNG TÀI TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÉ...............................................................157


3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt
Nam.......................................................................................................................................157
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế bằng trọng tài ................................................................................................162
3.3. Những yêu cầu cơ bản đổi với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết
ưanh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài .............................................................. 166


3.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềgiải quyết tranhchấp thương mại
quốc tế bằng trọng t à i .......................................................................................................... 170
Kết luận.................................................................................................................................. 205
Danh mục các cơng trình của tác giả đãcông bố liênquan tới Luận án....................... 207
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................................. 208
Phụ lục.........................................................................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TÁT
AAA

American Arbitration Association
Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ

AFTA

ASEAN Free Trade Agreement
Hiệp ước khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC

Asia Paciíic Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Association of South East Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CIETAC

China International Economic and Trade Arbitration Commission
Ưỷ ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc

CISG

United Nations Convention on Contracts for the International
Sale of Goods
Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá
Quốc tế

HKIAC

Hong Kong International Arbitration Centre
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hong Kong

ICC

International Chamber of Commerce
Phòng Thương mại Quốc tế

ICSID


International Centre for the Settlement of Investment Disputes
Trung tâm Quốc tế về giải quyết các tranh chấp đầu tư

IMF

International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế

JCAA

Japan Commercial Arbitration Association
Hiệp hội Trọng tài Thương mại Nhật Bản

LCIA

London Court of International Arbitration
Toà án Trọng tài Quốc tể Ln Đơn

PCA

Permanent Court of Arbitration
Tồ án Trọng tài thường trực


SIAC

Singapore International Arbitration Centre
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore


UNCITRAL

United Nations Commission on International Trade Law
Uỷ ban về Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc

UNIDROIT

International Institute for the Ưniíìcation of Private Law
Viện Quốc tế về thống nhất Luật tư

VIAC

Vietnam International Arbitration Centre
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

WIPO

The World Intellectual Property Organization
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới

BLDS

Bộ Luật Dân sự

BLTTDS


Bộ Luật Tố tụng Dân sự

HĐTT

Hội đồng Trọng tài

TAND

Toà án nhân dân

TTTM

Trọng tài Thương mại

TTTMQT

Trọng tài Thương mại Quốc tế

TTTT

Trung tâm Trọng tài


MỎ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trọng tài Thương mại Quốc tế với tư cách là một phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được giới kinh doanh
quốc tế đặc biệt ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức

giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác. Tuy nhiên, Trọng tài Thương mại Quốc
tế - một phương thức giải quyết tranh chấp tư - còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chưa nhận
được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước, và cũng chưa thực sự thu hút sự chú ý của xã
hội. Dưới góc độ nghiên cứu, ở nước ta hiện nay, có rất ít các cơng trình nghiên cứu
khoa hợc có tính hệ thống và chuyên sâu về Trọng tài Thương mại Quốc tế. Pháp luật
nước ta ừong lĩnh vực trọng tài nói chung, Trọng tài Thương mại Quốc tế nói riêng nhìn
chung chưa đáp ứng hiệu quả yêu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Thực tiễn Trọng tài Thương mại Quốc tế chỉ ra rằng, khơng ít quy định của pháp luật
nước ta trong lĩnh vực này chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tương thích với pháp luật và
tập quán trọng tài quốc tế. Bên cạnh đó năng lực giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế của các trung tâm trọng tài Việt Nam, các Trọng tài viên Việt Nam cịn ở mức độ hạn
chế, chưa tạo được uy tín vững chắc đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Việc nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới tất yếu làm gia
tăng khối lượng và giá trị thương mại quốc tế, đồng thời kéo theo nhiều hệ luỵ phức tạp
của hiện tượng này mà một trong số đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các tranh chấp
thương mại quốc tế. Các tranh chấp thương mại quốc tế cho dù có quy mơ và mức độ
phức tạp khác nhau, song bất buộc các bên tranh chấp phải lựa chọn phương thức giải
quyết chúng sao cho đạt hiệu quả cao nhất, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc cho
các bên. ở các nước có nền kinh tế thị trưịng phát triển, đại đa số các tranh chấp thương
mại quốc tế thường được giải quyết bằng các phương thức ngồi tịa án, trong đó phương
thức trọng tài được đặc biệt ưa chuộng, song ở Việt Nam, thực tiễn cho thấy, số lượng
các tranh chấp thương mại quốc tế được các bên lựa chọn giải quyết bằng phương thức
trọng tài là quá ít ỏi, và đây là điều khơng bình thường trong điều kiện Việt Nam đang
hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến một bức


tranh không mấy sáng sủa của thị trường trọng tài nước ta, nhưng nguyên nhân căn bản
nhất chính là sự thiếu đồng bộ và nhiều bất cập, hạn chế khác trong pháp luật về Trọng
tài Thương mại Quốc tế ở nước ta. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài,

tìm ra những nội dung còn hạn chế bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tương thích
với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật
nước ta trong lĩnh vực này là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Luận án nghiên cứu sinh
với đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" không nằm ngồi mục đích đó.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trọng tài Thương mại Quốc tế là một vấn đề pháp lý đã được các học giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm qua. Các tác phẩm điển hình liên quan tới
Trọng tài Thương mại Quốc tế của các học giả nước ngồi có thể kể tới như: Tác phẩm
“Choice o f Law in International Commercial Arbitratiorì' của giáo sư Okezie
Chukwumerije xuất bản (1994) bởi Quorum Books Westport, Conecticut Law; hoặc
“Law and Practice o f International Commercial Arbitration” của Alan Redfem and
Martin Hunter xuất bản (1999) bởi Sweet and Maxwell. Tác phẩm "International
Commercial Arbitration: A hand b o o k” của Markhuleatt - James and Nicholas Gouldv
xuất bản (1996) bởi LLP London - NewYork - HongKong. Tác phẩm "International
Arbitration: Three salient probỉem s” của Stephen M.Schwebel xuất bản (1987) bởi
Gomer Press, Llandysul, Dvfed. Tác phẩm “Russell on Arbitration ” của David St.John
Sutton, Judith Gill xuất bản (2003) bởi Sweet and Maxwell v.v. Những tác phẩm trên đã
đề cập tới các vấn đề hoặc từng vấn đề riêng rẽ của Trọng tài Thương mại Quốc tế với tư
cách là một phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng trong thương mại quốc
tế. Bên cạnh đó, các học giả trong nước cũng có những cơng trình nghiên cứu quan trọng
liên quan tới Trọng tài Thương mại Quốc tế. Trước khi Pháp lệnh Trọng tài Thương mại
2003 ra đời, có thể kể tới những cơng trình nghiên cứu như: Cuốn sách tham khảo
“Trọng tài Quốc t ế ” của Nhà Pháp luật Việt - Pháp xuất bản năm Ỉ995 bởi Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Cuốn sách tham khảo "Trọng tài thương mại Việt Nam trong
tiến trình đổi m ớ i” của Dương Văn Hậu xuất bản năm 1999 bởi Nhà xuất bản Chính trị


3


Quốc gia, Bài viêt “ về các điêu kiện công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài
kinh tế ở các quốc gia ” của Nguyễn Trung Tín đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
sổ 8/2001 v.v. Sau khi Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 ra đời, nhiều cơng trình
nghiên cứu khoa học liên quan tới Trọng tài Thương mại Quốc tế được công bổ như: Bài
viết “Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, động lực mới cho sự ph á t triển của trọng
tài phi chính phủ ở nước ta ” của Dương Đăng Huệ đăng trong “Tài liệu tập huấn Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Trọng tài Thương mại” do Bộ Tư pháp, Hội
Luật gia Việt Nam, Dự án Star Việt Nam phối họp thực hiện năm 2003, Bài viết “Doanh
nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài như thê nào trong bôi cảnh hội nhập kinh tế quốc lế
hiện n a y ” của Nguyễn Liêm Chính đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4/2005,
Cuốn chuyên khảo “Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại
Việt N a m ” của Nguyễn Trung Tín xuất bản năm 2005 bởi Nhà xuất bản Tư pháp, Bài
viết "Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của Doanh n g h iệp ” của Đỗ Văn
Đại, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số (2/119) năm 2008, Bài viết “Những vấn
đề cơ bản của Luật Trọng tài ” của Đào Trí ú c đăng trong Tài liệu hội thảo “Góp ý dự
thảo Luật Trọng tài” do Hội Luật gia Việt Nam phối hơp với Phòng Thương mại và
Cổng nghiệp Việt Nam tổ chức tháng 11/2008 tại Hà Nội, Luận án Thạc sĩ Luật học "Sự
hỗ trợ của cơ quan tư pháp đổi với hoạt động của trọng tài thương m ạ i” của Nguyễn
Thị Yen năm 2005, Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương
mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc t ế ” của Nguyễn Đình Thơ năm 2007
v.v. Những cơng trình nghiên cứu của các Tác giả nêu trên chỉ đề cập tới từng khía cạnh
riêng lẻ của Trọng tài Thương mại Quốc tế như hiệu lực của thoả thuận trọng tài, luật áp
dụng, nguyên tắc ra quyết định trọng tài, thi hành quyết định trọng tài nước ngoài v.v.
hoặc có đề cập tới các vấn đề về Trọng tài Thương mại Nội địa theo pháp luật của Việt
Nam và một số nước trên thế giới. Cho đến nay, chưa có một cơng trình khoa học nào
nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tể bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích của Luận án



4

Tập chung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế bàng trọng tài. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá những quy định hiện hành
của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bàng trọng tài, so
sánh đối chiếu với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế, chỉ ra những điểm còn bất cập,
hạn chế của pháp luật nước ta trong lĩnh vực này, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện
pháp luật nước ta về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhiệm vụ của Luận án
+ Làm sáng tỏ thêm khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế, các loại tranh chấp
thương mại quốc tế, khái niệm Trọng tài Thương mại Quốc tế, đặc điểm của Trọng tài
Thương mại Quốc tế, các loại Trọng tài Thương mại Quốc tế, thẩm quyền của Trọng tài
Thương mại Quốc tế, luật áp dụng trong Trọng tài Thương mại Quốc tế, các nguyên tắc
cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài.
+ Phân tích, đánh giá khách quan các quy định của pháp luật Việt Nam về giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế bàng trọng tài và thực trạng hoạt động giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam, tìm ra sự tương đồng và khác
biệt giữa pháp luật nước ta với pháp luật một số nước điển hình trên thế giới, các điều
ước quốc tế quan trọng về Trọng tài Thương mại Quốc tế và Luật Mầu UNCITRAL
1985 về Trọng tài Thương mại Quốc tế.
+ Phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về
giải quyết tranh chấp thương mại quổc tế bằng trọng tài từ đó đề xuất các giải pháp hồn
thiện pháp luật nước ta trong lĩnh vực này.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận án
Luận án khơng có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề về giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng trọng tài mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về:
Giải quyết tranh chấp thư ơng m ại quốc tể giữa các cá nhân, pháp nhân bằng p h ư ơ n g
thức trọng tài p h i chính p h ủ theo pháp luật Việt N am hiện hành. Trên cơ sở đó, làm rõ

hơn pháp luật nước ta về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bàng trọng tài và thực
trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bàng trọng tài ở nước ta, phát hiện ra
những bất cập, hạn chế của pháp luật nước ta trong lĩnh vực eiải quyết tranh chấp thương


5

mại quốc tế bằng trọng tài, đồng thời đề xuất aiải pháp hoàn thiện pháp luật nước ta
trong lĩnh vực này, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phưong pháp nghiên cứu đề tài
Để giải quyết những nhiệm vụ của Luận án, Tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận và
phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và Pháp luật, quán triệt đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được Tác giả sử dụng bao gồm: phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
5. Những đóng góp mói về mặt khoa học của Luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống pháp luật

Việt

Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế. Có thể coi những điểm sau đây là những đóng góp mới về mặt khoa học
của Luận án:
- Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế bằng trọng tài như: Khái niệm Trọng tài Thương mại Quốc tế, khái niệm và phạm vi
các tranh chấp thương mại quốc tế thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài, đặc điểm
của Trọng tài Thương mại Quốc tế, các loại Trọng tài Thương mại Quốc tế, thẩm quyền
của Trọng tài Thương mại Quốc tế, luật áp dụng trong Trọng tài Thương mại Quốc tế,
các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tể bằng trọng tài.

- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam. Đối chiếu, so sánh với pháp luật trọng tài của một số
nưó'c điển hình trên thế giới, các điều ước quổc tế quan trọng về Trọng tài Thương mại
Quốc tế dưới ánh sáng của Luật Mầu ƯNCITRAL 1985 về Trọng tài Thương mại Quốc
tê, qua đó tìm ra những nội dung còn bất cập, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy
định mới trong pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng
trọng tài nhàm đưa pháp luật nước ta trong lĩnh vực này phù hợp hơn với thực tiễn nước
ta và tiệm cận hơn với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế.


6

-

Luận giải những yêu cầu cơ bản và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về giải quyêt tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài, đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tể quốc tế của đất nước.
6. Ỷ nghĩa
khoa học
o
• và thực
• tiễn của Luận
• án
Luận án góp phần vào việc nâng cao nhận thức khoa học về giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng trọng tài, góp phần làm phong phú thêm lý luận khoa học
pháp lý về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bàng trọng tài. Các kết quả nghiên
cứu của Luận án có thể đóng góp phần nào vào việc hoàn thiện và đổi mới pháp luật
Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế. Ket quả nghiên cứu của Luận án cũng có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về pháp luật giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế bàng trọng tài tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo pháp
lý ở nước ta. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho giới kinh doanh trong và
ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
bằng trọng tài.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Ket luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, và .Phụ lục,
Luận án bao gồm 3 Chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bàng
trọng tài
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế bằng trọng tài
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng trọng tài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế


7

CHƯƠNG 1
N H Ũ N G V Á N Đ Ẻ L Ý L U Ậ N V È G IẢ I Q U Y É T T R A N H C H Á P T H Ư Ơ N G
M ẠI QƯÓC TÉ BẰNG TR Ọ N G TÀI
1.1.TRANH CHÁP THƯƠNG MẠI QUÓC TÉ
Cùng với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, ngày nay, sự ràng buộc giữa các
nền kinh tế riêng lẻ trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết. Mỗi chính sách kinh tế, thương
mại của quốc gia được thực thi đều có ảnh hưởng với mức độ khác nhau tới nền kinh tế
thê giới, và ngược lại, xu hướng kinh tế toàn cầu chắc chắn tác động không nhỏ tới cơ
cấu kinh tế, tỷ trọng thương mại, chiến lược kinh tế đối ngoại cũng như pháp luật của
môi quốc gia. Rõ ràng, trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, giao lưu thương mại quốc
tế bùng nổ là tất yếu và kèm theo đó là sự đa dạng của các hoạt động thương mại quốc

tế. Chính sự gia tăng nhanh chóng về giá trị thương mại quốc tế đã đẩy những mâu
thuẫn, tranh chấp trong thương mại quốc tế xảy ra nhiều hơn và có khuynh hướng ngày
càng gay gắt, phức tạp hơn. Giải quyết tốt những mâu thuẫn tranh chấp này sẽ góp

nền thương mại quốc tế. Để tìm kiếm một cơ chế giải quyết có hiệu quả các tranh chấp
trong thương mại quốc tế, cần có một cách hiểu thống nhất về thương mại quốc tể và
tranh chấp thương mại quốc tế cũng như chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của loại
tranh chấp này.
1.1.1.K h ả i niệm thư ơng m ại quốc tế
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại quốc tế, dù dưới góc độ quốc gia hay
quốc tể. Tuy nhiên, giữa các quan điểm đều có một điểm chung được thống nhất khi cho
rằng, thưong mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố quốc tế (hav yếu tố nưóc
ngồi) và chính yếu tố quốc tế này giúp phân biệt thương mại quốc tế với thương mại nội
địa. Đe hiểu rõ thương mại quốc tế là gì, cần làm sáng tỏ hai yếu tố "‘thưong mại” và
“quốc tế”[64, tr.22].
Hiện chưa có một khái niệm “thương mại” được chấp nhận chung trên toàn thế
giới[102, tr. 18]. Theo Alan Redfern và Martin Hunter, “tiêu chuẩn thương mại” được
sử dụng ở các nước thuộc Hệ thong Luật Dân sự (Civil Law System), dùng để phân


8

biệt giữa hợp đồng thương mại với những hợp đồng không phải là hợp đồng thương

Hợp đồng thương mại, theo nghĩa rộng, là loại hợp đồng được thiết lập bởi các
thương gia trong thương vụ của họ (trong một giao dịch kinh doanh cụ thể)- thương vụ
này có thể là mua bán thiết bị văn phòng hoặc là thuê mướn ô tô. Những hợp đồng như
vậy sẽ được điều chỉnh bằng một bộ luật thương mại tách rời khỏi luật chung về các
nghĩa vụ[102, tr. 18].
Với cách tiếp cận rộng rãi hơn, giao dịch thương mại (thương mại quốc tế) đưọc

xem là những giao dịch “liên quan tới các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các
thoả thuận về tiếp thị và phân phổi hàng hoá, chuyển giao lixăng các sáng chế, khai
thác các bí quyết kỹ thuật, các hcrp đồng xây dựng, thiết k.ế máy công nghiệp cũng như
một số hợp đồng về vận chuyển hàng hoá, tài chính, bảo hiểm, chứng khốn” [101,
tr.37]. Theo hướng khái qt hoá các hành vi thương mại, một số tác giả cho rằng, theo
nghĩa rộng, quan hệ thương mại được hiểu là quan hệ kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận
(nhằm mục đích sinh lợi), trong khi đó quan hệ dân sự thường khơng mang tính chất
kinh doanh mà chỉ nhàm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng[64, tr.22],[ 77, tr. 14].
Bên cạnh sự phong phú về nghĩa của thuật ngữ “thương mại” được đề cập trong
các học lý, thuật ngữ này còn được giải thích khá cụ thể trong các văn kiện pháp lý
quốc gia cũng như quốc tế. Bộ Luật Thưcmg mại Cộng hồ Pháp hiện hành dù khơng
đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về “thương mại” nhưng, tại Điều L 110-1 đã liệt kê khá
nhiều các hành vi thương mại được thực hiện bởi các thương nhân, bao gồm:
1.Mua hàng hoá để bán lại, dù là trao đổi ngang giá ngay hay sau đó đã xử lý
và phát triển hàng hố đó.
2.Mua bất động sản để bán lại, trừ khi người mua đã hành động nhằm mục
đích xây dựng một hoặc nhiều toà nhà rồi bán toàn bộ hoặc từng phần.
3.Mọi hoạt động trung gian về mua, thuê, hoặc bán các cơng trình xây dựng,
các cơ sở kinh doanh hay cổ phần của các công ty bất động sản.
4.Cho thuê tài sản.
5.Mọi hoạt động sản xuất, môi giới kiếm hoa hồng, vận chuyển đường bộ và
đường thuỷ.


9

6.Các hoạt động cung ứng, đại lý, đâu giá, và các hoạt động giải trí nơi cơng
cộng.
7.Các hoạt động hối đối, ngân hàng, mơi giới.
8.Các hoạt động ngân hàng quốc doanh.

9.Mọi nghĩa vụ giữa các đại lý, nhà buôn, và các chủ ngân hàng.
10.Giao dịch hối phiếu.
Bên cạnh đó, Điều LI 10-2 còn bổ sung thêm một số hành vi thương mại trong
lĩnh vực hàng hải, chẳng hạn như: vận chuyển đường biển, các hợp đồng bảo hiểm và
các hợp đồng khác liên quan tới thương mại hàng hải, mua - bán tàu thuỷ nội địa cũng
như tàu biển có hành trình quốc tế, mọi cam kết của thuỷ thủ đoàn về các dịch vụ củấ
tàu thương mại v.v.
Bộ Luật Thương mại Nhật Bản tại Điều 263 đã giới hạn các giao dịch thương mại
của các thương nhân, bao gồm:
1.Mọi giao dịch nhằm thu được một tài sản là động sản, bất động sản hoặc cổ
phiếu với ý định bán chúng để thu lợi nhuận.
2.Các hợp đồng cung cấp tài sản, cổ phiếu cái mà trước đó phải có được từ
người khác và các giao dịch nhằm đạt được khoản giá trị tài sản hay cổ phiếu
do việc thực hiện họp đồng như trên mang lại.
3.Giao dịch hổi đoái.
4.Mọi giao dịch liên quan tới hoá đơn thanh toán, tiền, séc và các giấy tờ
thương mại khác.
Ngoài ra, Điều 264 qui định thêm một số giao dịch khác được thực hiện trong
một thương vụ cũng được xem là giao dịch thương mại trừ khi mục đích của giao dịch
đó chỉ nhằm kiếm tiền cơng, ví dụ: giao dịch liên quan tới sản xuất hoặc cải tiến hàng
hoá cho người khác, giao dịch liên quan tới việc cung cấp điện và ga, giao dịch liên
quan tới vận chuyển, giao dịch liên quan tới việc xuất bản, in ấn, phôtô, quản lý các
công trình cơng cộng phục vụ nhu cầu giải trí của khách hàng, bảo hiểm, đặt cọc, môi
giới thương mại, ngân hàng, trao đổi tiền tệ v.v.
Pháp luật các nước Đông Nam Á, mà điển hình là Luật Thương mại Phi-Líp-Pin,
định nghĩa “thưo'ng mại” là hoạt động của con người nhằm thúc đẩy sự trao đổi hàng


10


hố và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Pháp luật thương mại Thái Lan cũng có
phạm vi điều chỉnh- rất rộng, bao gồm, mua bán hàng hoá, thuê tài sản, thuê mua tài
sản, tín dụng, thế chấp, đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty, họp danh v.v.[60, tr. 15].
ở Việt Nam, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích rõ hoạt động thương
mại “là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Khái
niệm “hoạt động thương mại” không chỉ được nhắc tới trong Luật Thương mại 2005,
mà còn được mở rộng nội hàm tại Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003. Khoản 3
Điều 2 Pháp lệnh quy định:
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại
của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua;
xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm;
thăm dị, khai thác; vận chuyển hàng hố, hành khách bàng đường hàng
khơng, đường biển, đường sẳt, đường bộ và các hành vi thương mại khác
theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, pháp luật thương mại Việt Nam đã giải thích hoạt động thương mại
với phạm vi khá rộng và cụ thể, mặc dù vậy, giới hạn của Luật Thương mại 2005 đối
với hoạt động thương mại được nêu rất rõ đó là các hoạt động “nhằm mục đích sinh
lợi”. Nếu so sánh Pháp lệnh TTTM Việt Nam với Luật Mầu Trọng tài Thương mại
Quốc tế của Liên Hợp Quốc 1985, thì dễ nhận ra sự tương đồng trong quy định thế nào
là “thương mại” . Thật vậy, Phần chú thích khoản 1 Điều 1 Luật Mầu giải thích thuật
ngữ “thương mại” với phạm vi “các vấn đề phát sinh từ tất cả các mối quan hệ có bản
chất thương mại dù là có hợp đồng hay khơng”. Những quan hệ được cho là có bản
chất thương mại bao gồm:
Bất kỳ giao dịch thương mại nào nhằm cung ứng hoặc trao đổi hàng hoá hay
dịch vụ; các thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; ký gửi;
cho thuê; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng;
bảo hiểm; thoả thuận về thăm dò khai thác hoặc nhượng quyền; liên doanh
và các hình thức hợp tác sản xuất hoặc kinh doanh khác; vận chuyển hàng



hố hoặc hành khách bằng đường hàng khơng; đường biển, đường sắt hoặc
đường bợ.
Khái niệm thương mại quốc tế còn gắn liền với yểu tố “quốc tế” , yếu tố này cũng
được đề cập khá phong phú trong các tài liệu khác nhau. Theo Pamela Seilman và
Judithevans thì yếu tổ “quốc tế” trong khái niệm thương mại quốc tế thể hiện ở chỗ
“Người bán và người mua ở các nước khác nhau và hàng hoá phải được di chuyển từ
nước người bán sang nước người mua” [105, tr.l]. Một hướng tiếp cận khác thì cho
rằng: ‘T h ư ơ n g mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các thương nhân có
qc tịch khác nhau ở các nước khác nhau nhằm mục đích lợi nhuận” [73, tr.6]. Giáo
trình Luật Thương mại Quốc tế Đại học Quổc gia Hà Nội đã xây dựng yếu tố nước
ngoài (quổc tế) trong quan hệ thương mại quốc tế dựa vào ba tiêu chí: chủ thể quan hệ;
căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ và đối tượng quan hệ.
Các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài được hiểu là những quan hệ
xã hội phát sinh trong hoạt động thương mại mà:
- Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nuớc ngoài; hoặc
- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thương mại phát sinh ở nước
ngoài; hoặc
- Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngồi[12, tr.2021 ].

Tại phần lời nói đầu Các Nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại Quốc tế 1994 của
Viện Quốc tể về Thống nhất Luật tư ƯNIDROIT có đưa ra nhận định về “tính quốc tế”
của một hợp đồng thương mại quốc tế theo nghĩa rất rộng.
Khái niệm họp đồng quốc tế cần phải được giải thích theo nghĩa rộng nhất có
thể, nhằm loại bỏ những trường họp mà trong đó khơng một yếu tố quốc tế
nào xuất hiện, tức là tất cả những yếu tố có liên quan tới hợp đồng đang được
bàn đến chỉ liên quan tới duy nhất một quốc gia.
Tính quốc tế của hợp đồng cịn được nhắc tới trong Cơng ước Viên 1980 của Liên
Hợp Quốc về mua bán hàng hoá quốc tế. Theo khoản 1 Điều 1 Công ước, hợp đồng

được coi là có tính quốc tế nêu được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại ở các
nước khác nhau là nước thành viên của Công ước.


12

Dù chưa có sự thống nhất chung, song pháp luật Việt Nam cũng có những quy
định về yếu tơ “quốc tế” của quan hệ thương mại quốc tế trong các văn bản pháp luật
khác nhau. Theo khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, tranh chấp
thương mại có yếu tố nước ngồi “là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại
mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngồi
hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngồi”. Căn cứ vào khoản 1 Điều 27
Luật Thương mại 2005, có thể hiểu gián tiếp về yếu tổ nước ngồi thơng qua các hình
thức mua bán hàng hóa quốc tế: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các
hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
hàng hóa” .
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về hai yếu tố “thương mại” và “quốc tế”
trong một giao dịch thương mại quốc tế, song, giao dịch thương mại quốc tế luôn đưọc
xác định với hai đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, liên quan đến tính thương mại, đó là sự tồn tại của những giao dịch
kinh doanh giữa các thương nhân với nhau mà mục đích chính của họ là lợi nhuận.
Điều này khác hẳn với mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của các giao dịch dân sự như việc
chia tài sản thừa kế, hoặc việc chia tài sản trong quan hệ ly hôn hay các họp đồng tặng

Thứ hai, liên quan tới tỉnh quốc tế, đó là sự loại bỏ tất cả những trường hợp, mà
các yếu tố của giao dịch thương mại cụ thể chỉ liên quan tới một quốc gia duy nhất,
giao dịch cần mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia như: quốc tịch của các thương nhân
tham gia giao dịch khác nhau, hàng hoá là đối tượng hợp đồng di chuyển qua biên giới,
hay hợp đồng được thực hiện ở những nước khác nhau, hoặc căn cứ làm phát sinh, thay

đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài v.v.
L l.l.K h á i niệm tranh chấp thư ơng m ại quốc tế
Tranh chấp thương mại quốc tế luôn là những tranh chấp phát sinh, bắt nguồn từ
các giao dịch thương mại quốc tế cho dù nó có hợp đồng hay khơng. Theo từ điển luật
học Black ’s law dictionary thì, tranh châp chính là những mâu thuẫn, bất đồng về những
yêu cầu hay lợi ích giữa các bên, sự địi hỏi về u cầu hay lợi ích của một bên được đáp


13

ứng bằng một yêu cầu hay lý lẽ trái ngược từ bên kia[86]. v ề cơ bản, sự giải thích này đã
chỉ ra bản chất của mọi tranh chấp chính là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi giữa
các bên tranh chấp. Với cách tiếp cận sâu sắc và toàn diện hơn, thuật ngữ “tranh chấp
trong kinh doanh” được hiểu là:
Sự bất đồng chính kiến, xung đột lợi ích giữa các chủ thể tham gia kinh
doanh. Tranh chấp thường bắt nguồn từ những hành vi vi phạm hợp đồng, vi
phạm pháp luật. Nhưng không phải bất kỳ sự vi phạm pháp luật nào cũng
dẫn đến tranh chấp. Có những trường hợp khơng có sự vi phạm pháp luật
nào nhưng cũng vẫn phát sinh tranh chấp. Tranh chấp tronơ kinh doanh còn
được hiểu là sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý (quyền và nghĩa vụ) phát
sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh và thông
thường gẳn liền với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản. Tranh chấp trong kinh
doanh biểu hiện mâu thuẫn, sự xung đột quyền lợi giữa các chủ thể[22,
tr.28].
Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế của Đại học Quốc gia Hà nội:

“Tranh

chấp trong hoạt động thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các hên tham gia
quan hệ thương mại mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện)

các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng”[12, tr.581 ].
Trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, khái niệm tranh chấp thưong
mại được nêu rõ tại khoản 4 Điều 9 Chương I: “Tranh chấp thương mại là tranh chấp
phát sinh giữa các bên trong một giao dịch thương mại” . Tìm hiểu thêm các quy định
tại chương II, III và IV, có thể khái quát tranh chấp trong thương mại theo Hiệp định
như sau:
Tranh chấp bao gồm tất cả những bất đồng phát sinh từ các hoạt động
thương mại (thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên
quan tới đầu tư, thương mại liên quan tới sở hữu trí tuệ), những khiếu nại,
khiếu kiện về các hành vi xâm phạm các quyền tự do thương mại, đầu tư,
quyền sở hữu trí tuệ được các bên bảo hộ theo Hiệp định. Chủ thể của tranh
chấp gồm các công dân, cơna, tv, cơ quan nhà nưóc có thẩm quyền và bản
thân chính phủ, các cơ quan phi chính phủ thực hiện các chức năng theo sự


14

uỷ quyền của cơ quan chính phủ trong hoạt động giải thích và thi hành pháp
luật để thực hiện Hiệp Định[12, tr.584].
Mặc dù thuật ngữ tranh chấp thương mại có thể được nhìn nhận từ các góc độ
khác nhau, rộng hay hẹp, song điểm chung dễ nhận thấy là hầu hết các quan điểm đều
coi tranh chấp trong thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về lợi ích giữa
các bên tham gia vào các giao dịch thươna mại.
Tóm lại, từ những phân tích tổng qt, có thể cho rằng, tranh chấp thương mại
quốc tế là những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các chủ thể (thương nhân) tham
gia vào các giao dịch thương mại quốc tế.
Trên thế giói, quan hệ thương mại quốc tế được phân biệt rõ ràng bằng hai thuật
ngữ tiếng Anh, một là "International trade ” chỉ quan hệ thương mại quốc tế được thiết
lập giữa các quốc gia và các tổ chức liên chính phủ. Tương ứng với loại quan hệ này có
sự điều chỉnh của các quy phạm mang tính công pháp quốc tế như điều ước quốc tế

giữa các quốc gia, tập quán quốc tế, nghị quyết của các tổ chức quốc tế[ 12, tr,18],[90,
tr.l]. H ai là “International com m erce” chỉ quan hệ thương mại quốc tế giữa các
thương nhân với nhau (cá nhân, pháp nhân). Loại quan hệ này chịu sự điều chỉnh của
các quy phạm mang tính tư pháp quốc tế chẳng hạn như điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế, pháp luật quốc gia[ 12, tr.l8],[41, tr.54],[77, tr.l5][90,tr.l]. Câu hỏi đặt ra ờ
đây là, có những phương thức nào để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hai loại
quan hệ thương mại trên? Thực tiễn và lý luận đều cho thấy, ứng với mỗi loại tranh
chấp thương mại quốc tế sẽ có phương thức giải quyết phù hợp. Xuất phát từ bản chất
“công” của quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau mà tranh chấp phát
sinh từ loại quan hệ này sẽ được giải quyết bàng các phương thức được ghi nhận trong
các điều ước quốc tế hoặc các nghị quyết của các tổ chức quốc tế mà quốc gia là thành
viên như: Đàm phán trực tiếp, Hoà giải, Trọng tài Cơng, Tồ án Quốc tế v.v.[41, tr.53].
Trong trưịng hợp giữa các quốc gia chưa cùng ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế
về thương mại thì, “khơng có nghĩa vụ chung nào ràne buộc các nhà nước trong quan
hệ thương mại với nhau” [90, tr.9], và tranh chấp thường được giải quyết theo thủ tục
ngoại giao do chính các quốc gia thoả thuận[77, tr. 175]. Ví dụ, tranh chấp thương mại
giữa các quốc gia là thành viên của WTO được giải quyết bởi Cơ quan Giải quyết tranh


15

chấp (DSB - Dispute Settlement Body) dựa trên một trình tự, thủ tục chung đạt được
bởi các quốc gia thành viên WTO (DSƯ - Dispute Settlement Understanding). Đối với
tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại quốc tế giữa các thương nhân thì phương
thức giải quyết tranh chấp khá đa dạng như: Thượng lượng, Hoà giải, Trọng tài, Toà án
Quốc gia v.v. và những phương thức này được quy định cụ thể trong pháp luật mỗi
quôc gia và đôi khi trong các điều ước quốc tế (ví dụ như các hiệp định thương mại,
hàng hải hay các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tương trợ tư
pháp). Thường thì, các bên tranh chấp được tự do thoả thuận phương thức giải quyết
tranh chấp, tuy nhiên trong một số trường hợp thì họ buộc phải tuân theo hình thức đã

được chỉ định sẵn.
Trong thực tế, một số hiệp định mà Việt Nam ký kết có quy định là tranh
chấp giữa các bên được giải quyết theo con đường trọng tài mặc dù khơng có
thoả thuận. Ví dụ, theo Điều 11.2, Hiệp định Việt Nam và Trung Quốc về
quá cảnh hàng hoá, “những tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện các hợp đồng sẽ do các doanh nghiệp giải quyết thông qua thương
lượng, nếu thương lượng không đạt kết quả, sẽ do Tổ chức Trọng tài Thương
mại Quốc tế của nước cho quá cảnh giải quyết[16, tr.222].
Khi đề cập tới việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bàng trọng tài
với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp phi chính phủ nằm ngồi hệ
thống tồ án quốc gia, hệ thống các học lý trên thế giới cũng như pháp luật quốc gia và
các văn kiện pháp lý quốc tế đều sử dụng thuật ngữ “In tern a tio n a l C om m ercial
A rb itra tio n ” tạm dịch là “ Trọng tài Thương mại Quốc tế”. Có nghĩa là, trọng tài là một
phương thức giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế mà chủ thể tham gia các
tranh chấp này chủ yếu là các cá nhân, pháp nhân và trong trưòng họp đặc biệt nhà
nước cũng có thể tham gia vào tranh chấp thương mại với các cá nhân, pháp nhân. Một
vài ví dụ sau đây sẽ minh chứng cho nhận định về việc sử dụng thuật ngữ trên: Tác
phẩm “Choice o f Law in International Commercial Arbitratìorì'' của giáo sư Qkezie
Chukwumerije xuất bản (1994) bởi Quorum Books Westport, Conecticut Law; hoặc
“Law and Practice o f International Commercial Arbitration ” của Alan Redíern and
Martin Hunter xuất bản (1999) bởi Svveet and Maxvvell; Tác phẩm “International


16

Commercial Arbitration: A hancỉ book" của Markhuleatt - James and Nicholas Gouldv
xuất bản (1996) bởi

LLP London - NevvYork - HongKong; Luật Mầu Trọng tài


Thương mại Quôc tế 1985 của Liên Hợp Quốc tên tiếng Anh là “Modeỉ Lavv on
International Commercial Arbitration” ; Công ước Châu Âu 1961 về Trọng tài Thương
mại Quốc tế có tên tiếng Anh là “European Convention on International Commercial
Arbitration” .
ở Việt Nam hiện nay, theo khoản 1, khoản 3 và 4 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài
Thương mại 2003 quy định phạm vi các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi
(quốc tế) được giải quyết bằng trọng tài là các tranh chấp phát sinh từ hoạt động
thương mại có yếu tố nước ngồi giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam, có nghĩa là giải quyết tranh
chấp thương mại có yếu tố nước ngoài giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh

bằng

phương thức trọng tài phi chính phủ (Trọng tài Thương mại) theo pháp luật Việt Nam
hiện hành.
1.1.3.P hăn loại tranh chấp thương m ại quốc tế
Để nhận biết rõ hơn về tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân, càn
tìm hiểu một số dạng tranh chấp thương mại quốc tế thường xảy ra giữa các thương nhân
trong thực tiễn thương mại quốc tế.
*Tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tranh chấp phát sinh từ họp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là dạng tranh chấp phổ
biến nhất trong thương mại quốc tế. Tranh chấp này thường phát sinh từ việc bên mua
hoặc bên bán đã không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng cam kết trong
họp đồng. Theo Điều 7.1.1 Các Nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại Quốc tế 1994 của
UNIDROIT: “Không thực hiện họp đồng là việc một bên không hồn thành một hay
nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách hoặc
thực hiện chậm”. Trong thực tế, các tranh chấp bắt nguồn từ việc khơng hồn thành
nghĩa vụ của một bên có nhiều biểu hiện khác nhau như:
+ Tranh chấp liên quan tới việc không giao nhận hàng hay giao nhận hàng chậm



17

+ Tranh chấp do giao hàng không đúng quy cách, phẩm chất, chất lượng, số
lưọng.
+ Tranh châp liên quan tới nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa, vận chuyển hàng

+Tranh chấp liên quan tới trách nhiệm hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Tranh châp do vi phạm nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đơng như mở thư tín
dụng chậm, vi phạm các điều kiện chuyển tiền thanh toán, thời hạn thanh toán v.v.
Khi đã làm mọi cách mà tranh chấp vẫn xảy ra, các bên có thể sử dụng nhiều
phương thức giải quyết tranh chấp tuỳ theo từng vụ việc, nhưng phươ ng thức được
quan tâm nhất vẫn là trọng tài.
*Tranh chấp từ họp đồng phân phối, đại lý
Tranh chấp từ họp đồng phân phổi, đại lý thường xảy ra trong một số trường hợp
như: nhà sản xuất, người bán khơng cung cấp hàng hố cho nhà phân phối, đại lý theo
đúng hợp đồng, hoặc vào thời điểm quy định trong họp đồng; nhà sản xuất, người bán
cung cấp hàng hoá cho các đối thủ cạnh tranh của nhà phân phối đại lý, trong trường
hợp hợp đồng phân phối quy định rõ ràng sự dộc quyền cho nhà phân phối, đại lý; nhà
phân phối, đại lý phân phổi hàng hố ngồi khu vực mà nhà sản xuất, người bán cho
phép; nhà phân phối, đại lý chỉ định nhà phân phối phụ, đại lý phụ, trong trường hợp
nhà sản xuất, người bán không cho phép điều này V.V.Ị71, tr.3 1].
Với các tranh chấp loại này, nhiều thương nhân muốn chọn phương thức trọng tài
để giải quyết tranh chấp bởi chúng thường liên quan tới các bí mật thương mại, và quan
hệ làm ăn truyền thống lâu năm giữa nhà phân phối, đại lý với người sản xuất, ngưòi

*Tranh chấp từ hợp đồng xây dựng
Tranh chấp phát sinh từ họp đồng này khá đa dạng, xuất phát từ nhiều lý do khác
nhau như: thiết kế kỹ thuật cơng trình hay bản thân việc xây dựng cơng trình khơng phù
hợp với các quy định của họp đồng, chậm tiến độ cơng trình, biến động về giá cơng trình

do các ngun nhân khác nhau mà các bên không thể thương lượng được, chủ đầu tư từ
chối thanh tốn tồn bộ hay một phần cơng trình, nhà thầu phụ chậm tiến độ thi công hay

1

THƯ V I Ệ N

ĨRƯONG ĐA' ;I^ C LUẬT h ả n ô i
Ị PHONG9ỌC.

JiJàả2i


18

thi công không đúng các quy định theo hợp đồng đã đưọ’c thoả thuận bởi nhà thầu chính
và chủ đầu tư v.v.



Có nhiều cách giải quyết loại tranh chấp này mà đặc trưng là phương thức giải
quyết tranh chấp bởi một uỷ ban phân xử tranh chấp gồm một hoặc ba thành viên theo
các thủ tục được quy định trong điều kiện hợp đồng (conditions o f contracts) của Liên
đoàn Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn (FIDIC - International Federation o f Consulting
Engineers). Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp này khơng có tính bắt buộc
với các bên tranh chấp mà chông trờ vào sự tự nguyện thi hành của họ, vì vậy tồ án hay
trọng tài vẫn có thể là phương thức cuối cùng phải tính tới.
*Tranh chấp từ họp đồng vận chuyển quốc tế
Có nhiều loại họp đồng vận chuyển quốc tế như, hợp đồng vận chuyển hàng hoá
hay hành khách quốc tế bằng đường hàng không, hợp đồng vận chuyển hàng hải quốc

tế (chủ yểu là vận chuyển hàng hoá), hợp đồng vận chuyển bàng đường bộ hay đường
sắt quốc tế, hợp đồng vận chuyển đa phương thức v.v. Các tranh chấp xảy ra trong hợp
đồng vận chuyển quốc tế thường xuất phát từ một số nguyên nhân như: tranh cãi về
nghĩa vụ lập vận đơn, người thuê vận chuyển đã giao hàng vận chuyển vưọl quá số
lượng, trọng lượng, khối lượng theo thoả thuận, chậm thanh tốn cước phí vận chuyển,
người chun chở khơng giao hàng đúng địa điểm và thời hạn được ghi trong vận đơn,
hàng hoá vận chuyển bị hư hỏng, hao hụt, hoặc chậm giờ vận chuyển hành khách, mất
mát thất lạc hành lý ký gửi hay xách tay v.v. Thực tế, trọng tài là phương thức thường
được các bên chọn giải quyết loại tranh chấp này.
*Tranh chấp từ hợp đồng sở hữu trí tuệ
Có nhiều loại hợp đồng sở hữu trí tuệ nhưng phổ biến nhất là hợp đồng li xăng. Các
tranh chấp từ hợp đồng li xăng cũng chiếm phần lớn các tranh chấp từ họp đồng sở hữu
trí tuệ. Các tranh chấp li xăng có thể là: phạm vi sử dụng đối tượng được chuyển giao,
thanh toán trong họp đồng, phát triến đối tượng li xăng trong hợp đồng cấm đoán hành
động này, chuyển giao đối tượng li xăng cho người thứ ba, các trường hợp đơn phương
chấm dứt hợp đồng v.v.


19

Ở một số nước tranh chấp về sở hữu trí tuệ khơng thuộc thẩm quyền giải
quyết của trọng tài, vì vậy nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thì phải xem xét kỹ vấn đề có được pháp luật côna nhận không.
*Tranh chấp từ hợp đồng liên doanh
Đây là dạng tranh chấp phổ biến trong đầu tư quốc tế. Tranh chấp có thể xuất phát
từ các vấn đề góp vốn cũng như sử dụng vốn đã được quy định trong họp đồng, hay việc
khai thác và sử dụng các tài sản vơ hình thuộc sở hữu của liên doanh, vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực cho liên doanh, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, phân chia lợi nhuận và rủi
ro của liên doanh, vấn đề chấm dứt liên doanh v.v. Hầu hết các nước trên thế giới đều
cho phép giải quyết tranh chấp này bằng cả phương thức lựa chọn, trọng tài và toà án.

*Tranh chấp tên miền
Các tên miền trên Internet có nhiều dạng khác nhau, có thể là những tên miền có
giá trị rất lớn, nhưng cũng có thể mới ở dạng tiềm năng. Các tranh chấp tên miền bắt
nguồn từ việc khai thác, sử dụng tên miền mà không được sự cho phép của chủ sở hữu
tên miền, đăng ký và sử dụng một tên miền có nội dung tương tự với tên miền đã được
đăng ký từ trước gây nhầm lẫn cho công chúng, hoặc tên miền đăng ký sử dụng mới gây
nhầm lẫn với một nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ v.v. Pháp luật nhiều nước hiện nay
cho phép giải quyết tranh chấp về tên miền bằng tố tụng trọng tài.
*Các tranh chấp ngoài họp đồng
Bên cạnh tranh chấp từ hợp đồng cịn có những tranh chấp khác liên quan đến bán
phá giá, độc quyền, tung tin thất thiệt, hạ uy tín của đối thủ cạnh tranh, cản trở quyền tự
do kinh doanh của người khác, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng .. .[26,
tr.43]. Trong lĩnh vực hàng hải quốc tế là một ví dụ điển hình. Ngồi các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hải quốc tế, cịn có thể phát sinh nhiều tranh chấp
ngoài hợp đồng như, tranh chấp bồi thường thiệt hại do đâm va tàu biển với nhau, tranh
chấp trong vấn đề tổn thất chung, tranh chấp liên quan tới việc bồi thường cho những tổn
hại do tàu đụng phải cảng, cầu, kè, phao, cần cẩu hoặc từ việc rửa tàu v.v. nhìn chung, tất
cả các tranh chấp ngoài hợp đồng trong thương mại quốc tế đều có thể giải quyết bàng
trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống khác. Tuy nhiên, cũng


×