Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 77 trang )

BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠĨ HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ĐỨC BỂN

THỪA KÊ THEO PHÁP LUẬT’ CỦA CHÁU, CHẮT
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HỌC




HÀ NỘI 2009

*




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO






BỘ T ư PHÁP




TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ĐỨC BỂN

THỪA KÊ THEO PHÁP LUẬT CỦA CHÁU, CHẮT
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30

LUẬN
• VÃN THẠC
• SỸ LUẬT
• HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHÙNG TRUNG TẬP

THƯ V IỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂĨ h à n ộ i
PHÒNG Đ Ọ £

HÀ NỘI 2009


MỤC LỤC
Trang
C h ư ơ n g 1: NHŨNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ THÙ A KÉ THEO PHÁP LUẬT CỦA


9

CHÁU, CHẮT

1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.3.1
1.1.3.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3

Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
Khái niệm thừa kế
Khái niệm quyền thừa kế
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo hàng
Mối liên hệ giữa thừa kế theo trình tự hàng và thừa kế thế vị
Sơ lược quá trình phát triển của phápluật về thừa kế theo pháp
luật của cháu, chắt
Giai đoạn trước năm 2005
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Cháu, chắt thừa kế theo pháp luật được quy định trong pháp
luật của một số nước

C h ư ơ n g 2: CHÁU CHẮT ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KÉ THEO QUY ĐỊNH CỦA


9
9
10
12
14
16
18
18
22
23
27

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4

Cháu, chắt hưởng di sản thừa kế theo hàng
Điều kiện cháu, chắt hưởng thừa kế theo hàng
! Quyền và nghĩa vụ của cháu, chắt hưởng di sản thừa kế theo
hàng
Những trường hợp cháu, chắt bị tước quyền hưởng di sản
Thừa kế theo hàng và thừa kế thể vị của cháu, chắt>

Quyền của cháu, chắt hưởng thừa kế thế vị
Nghĩa vụ của cháu, chắt hưởng di sản thừa kế thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị, thừa kế theo hàng của con riêng với cha kế, mẹ
kế
Thừa kế thế vị trong trường hợp có vi phạm khoản 1 Điều 643
BLDS

C h ư ơ n g 3: THỤC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

27
32
37
41
49
49
51
51
53
55

VỀ T HÙ A KÉ T HE O PHÁP LUẬT CUA CHÁU, CHẮT

3.1
3.2

Thực trạng áp dụng pháp luật xác định cháu, chắt được thừa kế
theo hàng hoặc thừa kế thế vị tại toà án nhân dân
Hướng hoàn thiện pháp luật quy định cháu, chắt được thừa kế
theo hàng hoặc thừa kế thể vị


55
61


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS
HN&GĐ
Nxb
TAND
TTLT

Bộ luật dân sự
Hôn nhân và gia đình
Nhà xuất bản
Tồ án nhân dân
Thơng tư liên tịch


LỜI NĨI ĐẢU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội
cũng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Vì thế các quyền và lợi ích của
cơng dân cũng địi hỏi pháp luật bảo hộ ở mức độ cao hơn. Sự vững mạnh của
quốc gia không chỉ dựa trên sự phát triển của nền kinh tế mà còn được đánh
giá trên cơ sở pháp luật bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
như thế nào? Do vậy, Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho công dân thực
hiện quyền của mình một cách đầy đủ và tồn diện.
Với bản chất là một quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế dưới tác động của
nền kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú và phổ biến trong các giao lưu
dân sự. Chính vì vậy, chế định thừa kế có vị trí quan trọng và thực sự cần thiết

trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Điều này được minh
chứng từ khi nước Việt nam dân chủ cộng hồ ra đời cho đến nay ln bảo hộ
quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Điều 58 Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định:
“Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công
dân
Từ đó đến nay, quy định của pháp luật về thừa kế của nước ta khơng
ngừng hồn thiện và mở rộng để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơng
dân cũng như việc giải quyết tranh chấp trên thực tế ngày càng hiệu quả hơn.
Trên tinh thần Hiến pháp năm 1992, Chế định thừa kế ở nước ta hiện nay
được quy định khá đầy đủ trong Bộ luật dân sự năm 2005 nhưng chưa thể dự
liệu hết được những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tiễn, số lượng các
án tồn đọng chưa được giải quyết trên phạm vi tồn quốc hàng năm tăng cao.
Trong đó có những tranh chấp kéo dài, qua nhiều lần xét xử vẫn không giải
quyết dứt điểm được, số vụ việc tranh chấp về thừa kế luôn luôn chiếm tỷ lệ
lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính chất phức tạp. Sở dĩ còn tồn tại


những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân: Pháp luật thừa kế và những quy
định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế chưa thực sự đồng bộ, thống
nhất... Ngồi ra những sai sót của tồ án thường xảy ra trong việc xác định
người thừa kế theo pháp luật, người không được quyền hưởng di sản... đã gây
ảnh hưởng nhất định tới quan hệ thừa kế.
Do vậy, vấn đề quan trọng được đặt ra khi giải quyết tranh chấp về thừa
kế là phải xác định đúng tư cách đương sự tham gia vụ án. Bởi lẽ, thực tế nhiều
năm qua các cấp toà án chưa đánh giá đầy đủ tính chất quan trọng của việc xác
định tư cách của đương sự mà chủ yếu tập trung vào nội dung giải quyết vụ án
nên nhiều trường hợp việc đó liên quan đến nội dung giải quyết vụ án, liên
quan đến quyền, nghĩa vụ của đương sự. Có những trường hợp con dâu, con rể
kiện chia thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ với lý do họ là người thừa kế

đương nhiên của người vợ, người chồng đã chết. Trong trường hợp này, có tồ
án đã chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện của họ với tư cách ngun đon, trong
khi đó khơng đề cập đến thừa kế thế vị của người con của người đã chết mà đặt
những người con này vào tư cách những người cố quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là khơng chính xác. Có những trường hợp khi thấy người thừa kế từ chối
nhận hoặc nhường quyền hưởng di sản cho người khác thì tồ án để họ ra
ngồi vụ án, khơng xếp họ tham gia vào tố tụng với tư cách nào...
w

Một vấn đề quan trọng luôn được đặt ra hàng đầu trong việc giải quyết

tranh chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản? Để xác định
được những người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ của họ
với người để lại di sản? Bởi vì khơng phải tất cả những người thuộc diện hưởng
di sản đều được hưởng thừa kế cùng một lúc, mà tuỳ vào mối quan hệ của họ
với người để lại di sản như thế nào sẽ được ưu tiên nhận di sản theo một trình
tự do pháp luật quy định. Nếu việc thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của
người để lại di sản thì việc xác định những người thuộc diện và hàng thừa kế
chỉ xảy ra khi di sản được chia theo pháp luật. Việc xác định cháu, chắt thừa kế


theo pháp luật được pháp luật quy định khá hoàn thiện nhưng khơng tránh khỏi
những sai sót trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế khi xảy ra tranh chấp trên
thực tế.
Vì vậy nghiên cứu đề tài “Thừa kể theo pháp luật của cháu, chắt theo
quy định của pháp luật Việt Nam” mang tính cấp thiết khơng những về lý luận,
mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và
hoàn thiện phù họp với các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, theo đó quyền và

lợi ích họp pháp về tài sản của công dân được coi trọng bảo vệ phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế
xã hội qua các thời kỳ, quyền thừa kế nói chung, quyền thừa kế theo pháp luật
nói riêng của cơng dân Việt Nam có sự biến đổi theo hướng ngày càng mở
rộng hơn.
Một trong những nội dung quan trọng của pháp luật thừa kế là những
quy định về cháu, chắt được thừa kế theo pháp luật. Cùng với sự phát triển của
pháp luật thừa kế trong chế độ mới ở nước thì quan hệ pháp luật về thừa kế
theo hàng và thừa kế thế vị cũng dần được xây dựng, củng cố, bổ sung ngày
càng hoàn thiện hon.
Các cơng trình nghiên cứu về thừa kế của các nhà luật học trong nước
khá nhiều. Tuy nhiên, trong một số cơng trình này những quy định về cháu,
chắt được thừa kế theo pháp luật chỉ được đề cập như một phần của cơng trình
và ở một khía cạnh, góc độ nhỏ lẻ. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Bách đã có cơng
trình “Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam ” (Nxb trẻ. Thành phổ
Hồ Chí Minh, 1993); Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện đã có cơng trình “Một sổ suy
nghĩ về thừa kế trong luật dãn sự Việt N am ” (Nxb. trẻ, 1999); Tiến sĩ Phùng
Trung Tập đã có các cơng trình: “về các quy định thừa kế theo pháp luật trong
Bộ luật dân sự năm 1995: Nhũng vướng mắc và giải pháp hồn thiện ” (tạp chí


Nhà nước và pháp luật, số tháng 6 năm 2003), “Thừa kế theo pháp luật của
công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay" (Nxb. Tư pháp, 2004), “Về việc
cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của
ông, bà nội ngoại, các cụ nội ngoại” (Tạp chí Tồ án nhân dân, số 24 năm
2005), PGS.TS Đinh Văn Thanh - Trần Hữu Biền có cơng trình: “//ỏ / đáp
pháp luật về thừa k ế ”...
Nhìn chung, những nghiên cứu về thừa kế có liên quan đến thừa kế theo
hàng và thừa kế thế vị đều có ý nghĩa nhưng được đề cập trong điều kiện trước
khi có BLDS năm 2005. Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt là một quan hệ

pháp luật về thừa kế có tính chất nhạy cảm, nhưng chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu một cách tồn diện và hệ thống về quan hệ thừa kế này và cũng
chưa có sự phân tích từ lý luận đến thực tiễn xét xử tranh chấp về thừa kế theo
pháp luật của cháu, chắt để rút ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy
định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt và nâng cao hiệu
quả xét xử của toà án về tranh chấp thừa kế liên quan đến thừa kế theo pháp
luật của cháu, chắt.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về cháu, chắt thừa kế theo pháp luật của pháp luật
Việt Nam hiện hành. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi có tham khảo pháp
luật thừa kế Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử và pháp luật một số nước
trên thế giới, các tài liệu chuyên khảo và một số văn bản pháp luật liên quan
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
như: hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử, cụ thể, lơgíc để phân tích,
tổng hợp các tri thức khoa học luật dân sự về thừa kế theo hàng và thừa kế thế


5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về
cháu, chắt hưởng thừa kế theo pháp luật. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử
các tranh chấp thừa kế liên quan đến thừa kế theo hàng và thừa kế thế vị, nâng
cao hiệu quả xét xử của Tồ án, góp phần ổn định các quan hệ xã hội.
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ khái niệm, các đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển;
các điều kiện, các quyền và nghĩa vụ của cháu, chắt hưởng thừa kế theo pháp
luật
- Phân tích các trường hợp thừa kể thế vị, thừa kế theo hàng của cháu,
chắt và đánh giá thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế liên quan đến

thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt để thấy được những tồn tại trong việc áp
dụng pháp luật, tìm ra sự cần thiết và từ đó có những đề xuất nhằm hồn thiện
quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Đây là cơng trình nghiên cứu chun khảo trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học, nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ
thống về thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt. Có thể xem những nội dung
sau đây là những đóng góp của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vẩn đề lý luận chung về thừa kế theo pháp luật của
cháu, chắt trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình áp dụng quy định pháp
luật về thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt ở Việt Nam.
- Kiến nghị hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm hồn thiện
những quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt, nâng
cao hiệu quả xét xử của toà án về tranh chấp thừa kế liên quan đến thừa kế theo
luật của cháu, chắt.


7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thừa kế theo pháp luật của cháu,
chăt.
Chương 2: Cháu, chắt được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật và hướng hoàn thiện về thừa kế
theo pháp luật của cháu, chắt.


Chương 1
N H ŨN G VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ THÙ A KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA CHÁU, CHẮT


1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
1.1.1. Khái niệm thừa kế
ỵ'

Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự dịch chuyển tài

sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có
quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được
hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế là một quan hệ xã hội xuất hiện từ thời sơ khai của xã hội lồi
người. Cũng chính từ thời kỳ sơ khai đó, sở hữu và thừa kế đã xuất hiện như
một tất yếu khách quan và mang tính chất là một phạm trù kinh tế, giữa chúng
có mối quan hệ ràng buộc, qua lại với nhau. Nghiên cứu về thừa kế,
Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà
huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thưỷ trong thị tộc
mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị
tộc, nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao cho những người cùng huyết
tộc với người mẹ

(1)

Sự kế thừa tài sản trong thị tộc, bộ lạc theo chế độ mẫu hệ đã đặt nền
móng ban đầu cho sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của việc thừa kế tài
sản theo huyết thống. Theo tiến trình phát triển của xã hội, tương ứng với từng
giai đoạn lịch sử phát triển nhất định là sự phát triển của lực lượng sản xuất,
của hình thức gia đình, của sự thay đổi quan hệ sở hữu và theo đó việc thừa kế
tài sản cũng thay đổi.
Thừa kế với nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các chủ thể
của quan hệ thừa kế tham gia vào việc nhận di sản thừa kế. Người được hưởng

tài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế. Người để lại di sản chỉ có thể
là cá nhân, mà khơng bao giờ là pháp nhân, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức;


nhưng người thừa kế có thể là cá nhân, hoặc cơ quan nhà nước hay bất kỳ một
chủ thể nào khác được người có tài sản chỉ định hưởng theo di chúc.
Thừa kế là một thực tế xã hội được thể hiện ở sự dịch chuyển tài sản của
người chết cho người còn sống (bao gồm cá nhân, tổ chức), nó gắn chặt với lợi
ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng dịng họ,.., vì thế trong bất kỳ chế độ xã
hội nào cũng có sự tác động của các quy tắc xã hội. Quy tắc đó được biểu hiện
ở những yểu tố như phong tục, tập quán và cao hơn nữa là quy phạm pháp luật.
1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế
Trong khoa học pháp lý quyền thừa kể được hiểu dưới hai ý nghĩa là
theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa rộng ỉà tổng họp các quy phạm pháp luật
quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, hình thức để lại di sản và hưởng di
sản thừa kế và quyền khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền thừa kế của mĩnh và phủ
định quyền thừa kế của người khác. Như vậy quyền thừa kế chỉ có được trong
một xã hội có tư hữu, có nhà nước và pháp luật.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa hẹp là quyền dân sự cụ thể của người
được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế có quyền nhận,
quyền từ chối, quyền hưởng di sản, quyền khởi kiện hay không khởi kiện để
yêu cầu bảo vệ quyền hưởng di sản của mình trong thời hiệu khởi kiện về thừa
kế.
Ngoài hai cách hiểu trên, quyền thừa kế còn được hiểu ỉà một quan hệ
pháp luật dân sự là quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản với nhau
và giữa những người thừa kế với người khơng có quyền hưởng di sản. Quan hệ
thừa kế là một loại quan hệ pháp luật về di sản. Quan hệ này là hệ quả của
quan hệ sở hữu và đồng thời cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu của người
được thừa kế nhận di sản. Tính chất hai chiều của quan hệ thừa kế đã tạo điều

kiện cho sự hình thành các quan hệ về tài sản khác của các chủ thể tham gia
vào quan hệ thừa kế. Nếu giải quyết được triệt để quan hệ thừa kế thì sẽ củng


cố được mắt xích quan trọng trong chuỗi các quan hệ tài sản khác mà diện và
hàng thừa kế theo pháp luật đóng vai trị khơng thể thiếu trong quan hệ đó.
Nếu thừa kế là nhóm những quan hệ xã hội phát sinh ngay cả trong một
xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước và nó thuộc phạm trù kinh tế,
thì quyền thừa kế chỉ có thể phát sinh trong một xã hội có tư hữu, có nhà nước
và pháp luật. Khi nhà nước xuất hiện, bàng pháp luật nhà nước tác động đến
trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống, trong đó quyền
để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các chủ thể được nhà nước ghi
nhận và bảo đảm thực hiện. Trình tự dịch chuyển di sản được gọi là quyền thừa
kế. Nói cách khác, quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó
là xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế.
Quyền thừa kế được hiểu là một bộ phận của chế định thừa kế, do vậy nó
chứa đựng những yếu tố, tính chất, đặc điểm của một ché định pháp luật. Chế
định thừa kế bảo hộ quyền của cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của
họ trong việc để lại tài sản sau khi họ chết cho những người còn sống có quyền
hưởng thừa kế theo hình thức nhất định (theo di chúc hoặc theo pháp luật).
Quyền thừa kế gắn liền với quyền sở hữu tài sản của cá nhân, vì vậy Điều 58
Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và
quyền thừa kế của cơng dân

Các hình thức dịch chuyển di sản của một người

đã chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật là những
cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người được hưởng thừa kế hợp
pháp.
Quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như

một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hơn nhân
và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành
niên nhưng khơng có khả năng lao động. Luật thực định đã giải quyết triệt để
quan hệ của những người có quyền thừa kế theo pháp luật. Pháp luật tôn trọng
quyền để lại di sản và quyền thừa kế của công dân là động lực thúc đẩy lực


lượng sản xuất trong xã hội phát triển phù hợp với các thành phần kinh tế và
hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay. Củng cố sức mạnh trong khối đoàn kết
toàn dân trong từng quan hệ pháp luật dân sự cụ thể mà công dân là chủ thể
của quan hệ đó. Bảo đảm cơng bằng, dân chủ, văn minh trong từng quan hệ tài
sản nhất định. Diện thừa kế theo pháp luật được mở rộng là phù hợp với thực
tế của các quan hệ xã hội, loại bỏ sự áp đặt thiếu khách quan khơng tồn diện,
khơng phù hợp với đời sống xã hội và quan hệ huyết thống của những người
trong dòng tộc. Đặc biệt là các cháu nội, cháu ngoại, các chắt nội, chắt ngoại
được thừa kế theo hàng nhận dí sản thừa kế của người để lại di sản là ông nội,
ông ngoại, bà nội, bà ngoại đã minh chứng cho các nhận trên.
1.1.3. Thừa kế theo pháp luật
Pháp luật về thừa kế của Việt Nam cũng như pháp luật thừa kế của các
nước trên thế giới đều quy định hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di
chúc và thừa kế theo pháp luật. Việc dịch chuyển di sản cho những người thừa
kế theo di chúc là dựa trên cơ sở định đoạt ý chí của người lập đi chúc khi cịn
sống. Di chúc có thể được pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận hoặc chỉ
thừa nhận một phần... phụ thuộc vào những điều kiện có hiệu lực của di chúc
do pháp luật quy định.
V Trong thời kỳ đương đại, pháp luật thừa kế của các nước trến thế giới

cũng như của Việt Nam đều quy định và cho phép áp dụng hai hình thức thừa
kế để chia di sản trong trường họp cụ thể, nghĩa là được đồng thời áp dụng
trong việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. v

Nếu như thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của một người
theo ý chí của người đó khi cịn sống cho người, hay tổ chức được chỉ định
bàng di chúc, thì người thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân và được pháp luật
quv định trong số những người có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Những người thuộc diện thừa
kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưư tiên


là theo hàng thừa kế. Hưởng di sản theo trật tự hàng thừa kế luôn tuân theo
điều kiện do pháp luật quy định, hàng trước loại trừ hàng sau trong việc hưởng
di sản. Tuy nhiên, người thuộc hàng thừa kế phải là người có quyền hưởng di
sản; những người bị loại trừ khỏi hàng thừa kế là người hoặc là đã chết trước
người để lại di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di
sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 674 BLDS năm 2005 quy định: “Thừa kế theo pháp luật là
thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự hàng thừa kế do pháp luật quy
định”. Thừa kế theo pháp luật vừa bảo đảm quyền đương nhiên của người có
tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những
người có quan hệ huyết thống, gia đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân
thuộc với người có tài sản để lại. Như vậy hình thức thừa kế theo pháp luật là
hình thức thừa kế truyền thống được bảo tồn trong suốt chiều dài lịch sử phát
triển của xã hội loài người nhằm củng cố cơ sở vật chất của mối quan hệ huyết
thống, gia đình - nền tảng của mọi xã hội.
Nếu thừa kế theo pháp luật, nhìn từ phương diện chủ quan, là quyền của
cá nhân để lại tài sản của mình cho những người có quan hệ huyết thống, gia
đình, quan hệ ni dưỡng hay quan hệ thân thuộc với người có tài sản để lại và
là quyền tự định đoạt của người thừa kế theo pháp luật (nhận hay từ chối nhận
di sản) cùng quyền được bảo vệ được hưởng di sản một cách bình đẳng, ngang^
nhau giữa những người thừa kế cùng hàng khi có sự kiện chết của 'một cá nhân
có để lại di sản nhưng khơng có di chúc hoặc tuy có di chúc nhưng người lập

di chúc chỉ định đoạt một phần tài sản để lại, di chúc không hợp pháp, di chúc
(hoặc một phần di chúc) khơng có hiệu lực pháp luật hoặc người thừa kế theo
di chúc khơng có quyền hưởng, từ chối quyền hưởng di sản (tồn bộ hay một
phần) hoặc khi có những người được thừa kế dĩ sản của người chết để lại
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.


Nếu nhìn từ phương diện khách quan, pháp luật thừa kế của Nhà nước ta
luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp của cơng dân trong suốt q
trình xây dựng và phát triển đất nước. Từ năm 1945 đến nay, quyền thừa kế
nói chung và thừa kế theo pháp luật của cơng dân nói riêng ngày càng quy định
cụ thể hơn và quyền đó được pháp luật bảo đảm thực hiện ngày một hiệu quả
hơn. Đặc biệt, diện những người thừa kế theo pháp luật đã được mở rộng phạm
vi trên cơ sở quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di
sản với những người thừa kế. Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật khơng
những bao gồm những người có nghĩa vụ giám hộ đương nhiên của nhau, mà
còn bao gồm những người theo quy định của pháp luật họ khơng có nghĩa vụ
giám hộ đương nhiên của nhau kể cả những người khơng có nghĩa vụ ni
dưỡng. Tuy nhiên, quyền thừa kế theo pháp luật của công dân chỉ là khả năng
khách quan để công dân thực hiện quyền dân sự của mình. Quyền thừa kế theo
pháp luật của cơng dân có được thực hiện hay khơng cịn tuỳ thuộc vào yếu tố
khác, trong đó có sự định đoạt ý chí của người thừa kế theo pháp luặt nhận di
sản hay từ chối nhận di sản.
I.I.3.I. Thừa kế theo hàng
Luật thực định các nước có quy định các hàng thừa kế song chưa có quy
định thế nào là hàng thừa kể. Tuy nhiên, khái niệm này cũng ít nhiềirđược đề
cập tới trong một số tài liệu chuyên khảo.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Đại học Luật Hẩ Nội, “Hàng
thừa kế là nhóm người có quan hệ cùng tỉnh chất gần gũi với người để lại di
sản thừa k ế ” [33, tr. 64]. Khái niệm này đã nêu bật vấn đề cơ bản là hàng thừa

kế theo pháp luật ln ln bao gồm những người có quan hệ gần gũi với
người để lại di sản. Tuy nhiên hiểu như thế nào là nhóm người có quan hệ cùng
tính chất gần gũi khơng phải là vấn đề đơn giản. Nhiều quan điểm thừa nhận
những người cùng một bậc trong quan hệ với người để lại di sản là những
người có quan hệ cùng tính chất gần gũi. Nhưng những người thuộc về các bậc


khác nhau có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người để lại di sản hay
không? Trong cùng một hàng thừa kế cha, mẹ, vợ, chồng và con của người để
lại di sản; ông bà nội, ngoại và các anh chị em ruột của người để lại di sản; các
cụ, bác, chú, cậu, cơ, dì ruột có phải là những người có quan hệ cùng tính chất
gần gũi?... Họ là những người có quan hệ hơn nhân hoặc quan hệ huyết thống
với nhau, những người trong dòng tộc lại thuộc các bậc khác nhau, có khi là
quan hệ huyết thống trực hệ, có khi là quan hệ huyết thống bàng hệ,... Chính
vì như vậy nên khơng dễ dàng có được một quan điểm thống nhất.
Theo cuốn Từ điển Luật học - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa: “ Trong
trường hợp khơng có di chúc thì hàng thừa kế là thứ tự ưu tiên hưởng di sản
theo quy định của pháp luật” [37, tr. 182-183]. Định nghĩa đã hàm chứa trong
đó yêu cầu phân chia những người thuộc diện thừa kế thành các hàng thừa kế
khác nhau với mức ưu tiên hưởng di sản khác nhau. Quan điểm này vẫn cịn
điểm chưa đầy đủ đó là: Đâu chỉ có trường hợp khơng có di chúc thì vấn đề
thừa kế theo pháp luật mới đặt ra. Nhiều trường hợp, mặc dù người thừa kể có
để lại di chúc nhưng di chúc đó khơng được thực hiện hoặc khơng thực hiện
được thì việc phân chia di sản thừa kế cũng phải được tiến hành theo hình thức
thừa kế theo pháp luật. Như vậy khái niệm này đã không bao quảt hết các
trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Tác giả Phùng Thị cẩm Châu trong cơng trình nghiên cứu về thừa kế lại
đưa ra khái niệm “Hàng thừa kế là một nhỏm người thừa kế theo pháp luật có
quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản. Các hàng thừa kế được sắp xếp
theo một trật tự tuyệt đối trên nguyên tắc những người ở hàng thừa kế trước có

mối quan hệ thân thích gần gũi hơn với người để lại di sản so với những người
ở hàng thừa kế sau. Việc hưởng di sản của hàng thừa kế trước loại trừ quyền
hưởng di sản của hàng thừa kế sau
Theo quan điểm cá nhân, xét trên binh diện chung nhất, tôi cho rằng thừa
kế theo hàng là một nhóm người thừa kế theo pháp luật và pháp luật quy định


nhóm người đó theo từng giai đoạn lịch sử, những người trong cùng hàng thừa
kể có quyền ngang nhau trong việc nhận di sản của người chết để lại, việc
hưởng di sản của hàng thừa kế trước loại trừ quyền hưởng di sản của hàng thừa
kế sau.
Theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005, có ba hàng thừa kế theo
pháp luật. Quy định về ba hàng thừa kế đã nhằm bảo đảm quyền thừa kế của
những người có quan hệ huyết thống khơng những là các con, mà cịn bảo vệ
quyền của các cháu nội, cháu ngoại, chắt nội, chắt ngoại của người để lại di
sản. Như vậy, kể từ khi BLDS năm 2005 được ban hành, thì cháu, chắt của
người là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các cụ nội, cụ ngoại thuộc hàng
thừa kế thứ hai, thứ ba của những người đó sau khi chết
1.1.3.2. Mối liên hệ giữa thừa kế theo trình tự hàng và thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị là việc một người theo quy định của pháp luật được thay
thế vị trí của một người đã chết để hưởng di sản thừa kế của một người khác
chết sau đó. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Trường Đại học Luật
Hà Nội thì: Thừa kế thế vị là: "Thừa kế bằng việc thay vị trí để hưởng thừa
kế". [33, tr. 125].
Điều 677 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp con của người
»

đế lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di

sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng
nếu còn sống
Theo quy định trên thì thừa kế thế vị được hiểu là con thay thế vị trí của
bố hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc
cụ nội, cụ ngoại, nếu bố, mẹ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với những
người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại


thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của người đó được hưởng nếu
cịn sống.
Quy định của pháp luật về thừa kế thế vị là bảo vệ trực tiếp quyền lợi của
cháu hoặc chắt để có thể thừa kế di sản của ông, bà hoặc các cụ, tránh tình
trạng di sản của ơng, bà hoặc cụ của cháu, chắt lại do người khác hưởng.
BLDS năm 2005 quy định về thừa kế thế vị có những điểm mới so với quy
định trong BLDS năm 1995: Các cháu nội, cháu ngoại, chắt nội, chắt ngoại
được thừa kế thế vị trong trường họp cha hoặc mẹ của họ chết cùng một thời
điểm với ông bà nội, ông bà ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại. Quy định như vậy
thể hiện đúng bản chất của thừa kế thế vị là việc cháu hoặc chắt "thế chân" bố,
mẹ hoặc ông, bà để hưởng thừa kế thế vị và rất phù họp với thực tế, bảo đảm
được quyền thừa kế thế vị của các cháu, các chắt.
Trên cơ sở đó, BLDS năm 2005 quy định những trường hợp sau đây
được thừa kế thế vị:
- Cháu được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông, bà: Khi bố, mẹ chết
trước hoặc cùng một thời điểm với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì con
thay thể vị trí của người bố, mẹ để hưởng di sản của ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết.
- Chắt được thừa kế thế vị hưởng di sản của cụ: Khi ông, bà chết trước
hoặc cùng một thời điểm với cụ, cha hoặc mẹ chết sau ông, bà nhưng vẫn chết
trước hoặc cùng một thời điểm với cụ thì con của người cha hoặc người mẹ đã
chết đó (tức ỉà chắt của người để lại di sản) được hưởng nếu còn sống vào thời

điếm người để lại di sản chết.
Trong thừa kế thế vị, mối quan hệ giữa người được thừa kế thế vị với
người để lại di sản là cháu đối với ông bà nội, ông bà ngoại; chắt đối với cụ
nội, cụ ngoại. Phần di sản mà cháu hoặc chắt thay thế bố, mẹ họ được hưởng
tương ứng với phần di sản mà người bố, người mẹ của người thừa kế thể vị
đưẹyc hưởng từ di sản của ông, bà hoặc cụ.

THƯ VI ỄN
TRƯỜNG ĐẠI HOC LÙẲĨ HA NỘI
PHỎNG DỌ C _

JQẾ(£


Theo tính chất bắc cầu thì quan hệ huyết thống có thể cịn có các thế hệ
sau chắt là chút... Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện hành mới chỉ quy định
thừa kế thế vị đến đời chắt.
1.2.

Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế theo pháp

luật của cháu, chắt
1.2.1. Giai đoạn trước năm 2005
Mặc dù thừa kế đã được đề cập trong triều đại nhà Lý, tuy nhiên khi đó
chưa có bất kỳ quy định nào về hàng thừa kế. Tới thế kỷ thứ XV, dưới triều đại
nhà Lê, Bộ luật Hồng Đức quy định khi cha mẹ chết khơng có chúc thư hoặc
chúc thư khơng họp pháp thì di sản được chia theo pháp luật. Mặc dù chưa thật
rõ ràng nhưng theo tinh thần của các Điều 374, 375, 376, 380, 388 và một số
điều khoản khác, có thể thấy pháp luật quy định hai hàng thừa kế:
- Hàng thừa kế thứ nhất là các con (con trai, con gái, con vợ cả, con vợ

lẽ, con nàng hầu; con nuôi cũng được thừa kế nếu trong văn tự nhận ni có
ghi rõ cho thừa kế điền sản).
- Hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc người thừa tự.
Pháp luật quy định hai hàng thừa kế nhưng khơng cơng nhận sự bình
đẳng hưởng quyền thừa kế của những người trong cùng một hàng như: Trong
hàng thừa kế thứ nhất thì phần di sản nhận được của các con vợ cả là như
nhau, phần di sản nhận được của các con vợ lẽ cũng bằng nhau nhưng kém
phần của các con vợ cả; con nuôi thừa kế bằng nửa phần của con đẻ...
Thời pháp thuộc, trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam được xây dựng
theo khn mẫu luật của Cộng hồ Pháp, có cải biên cho phù hợp với bối cảnh
kinh tế - xã hội của Việt Nam đang bị chia làm ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và
Nam kỳ. Tại ba kỳ có ba Bộ luật: An Nam pháp quy giản yếu (năm 1833), Dân
luật Bắc kỳ (năm 1931), Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (năm 1936, 1938, 1939).
Theo quy định của Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ thì quyền thừa
kế trước hết thuộc về các con của người để lại di sản; nếu con khơng cịn và có


cháu thì cháu được thế vị nhận di sản của ông, bà. Lần đầu tiên trong pháp luật
dân sự Việt Nam đã quy định thừa kế thế vị, theo quy định tại các điều từ Điều
337 đến Điều 343 Dân luật Bắc kỳ và từ Điều 332 đến Điều 338 Hoàng Việt
Trung kỳ hộ luật đều quy định: "Các con của người để lại di sản; con trai, con
gái được chia đều nhau. Nếu có người con nào chết trước thì con cháu của
người ẩy thế vị

Có thể nói, đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện quy định

về thừa kế thế vị trong pháp luật dân sự quy định về thừa kế.
Sau thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945, đất nước ta bước vào
kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, trước yêu cầu
cấp bách của việc xoá bỏ các tàn tích của chế độ phong kiến trong lĩnh vực dân

sự, Sắc lệnh số 97/SL, ngày 22/5/1950 được ban hành sửa đổi một số quy lệ và
chế định trong dân luật. Theo tinh thần Điều 9, Điều 10 sắc lệnh chỉ có một
hàng thừa kể theo pháp luật, gồm: vợ goá hoặc chồng goá, các con của người
để lại di sản.

v ề thừa kế thế vị, sắc lệnh còn quy định cho người đang là con nuôi của
người khác lại chết trước cha, mẹ đẻ, thì các con của người đó được thừa kế
thế vị. Mặc dù Sắc lệnh sổ 97 đã quy định một số nguyên tắc về thừa kế nhưng
trường họp nào được thừa kế theo pháp luật vẫn chưa đề cập.
Nhằm khắc phục tình trạng cịn thiếu văn bản pháp luật về thừa kế, dựa
trên thực tiễn xét xử, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1742-NBC ngày
18/9/1956, trong đó diện thừa kế có mở rộng hơn nhiều. Tuy chưa có quy định
cụ thể về hàng thừa kế, nhưng tại Điều 4, Điều 5 của Thơng tư thì thứ tự thừa
kế theo pháp luật bước đầu được xác định:
- Thứ tự thứ nhất gồm có: Vợ hoặc chồng và các con của người chết (là
những người được hưởng di sản trước những người thân thuộc khác của người
để lại di sản);
- Thứ tự thứ hai gồm có: Cha mẹ của người để lại di sản; sau cha mẹ đến
các hàng thừa kể khác.


Vê thừa kê thê vị: Các cháu nội, cháu ngoại của người đê lại di sản được
thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu chết trước ông bà.
Hiến pháp năm 1959 được ban hành đã chính thức ghi nhận quyền thừa
kế tài sản tư hữu của cơng dân (Điều 14) nhưng lúc này vẫn chưa có pháp luật
dân sự hoàn thiện. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn xét xử, ngày 27/8/1968 Thông
tư số 594/TT - NCLP của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh
chấp về thừa kế được ban hành trong đó quy định về thừa kế thế vị như sau:
“ Trong hàng thừa kế thứ nhất, nếu người con lại chết trước người để lại di sản
thì con cháu của người này được thay mặt bổ, mẹ mình đã chết trước


Cũng

theo Thông tư 594/TT- NCLP, con nuôi và bố mẹ nuôi được thừa kế theo pháp
luật của nhau ở hành thừa kế thứ nhất, nhưng người đang làm con nuôi của
người khác lại khơng có quyền thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ và của
những người cùng huyết thống khác. Theo đó con của người đang là con nuôi
của người khác không được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông bà nội, ông bà
ngoại trong trường hợp cha mẹ đẻ của họ chết trước ông bà. Ngược lại nếu con
ni chết trước cha mẹ ni thì con của người con ni đó được thừa kế thế vị
hưởng di sản của ông, bà nhận nuôi cha hoặc mẹ họ.
v ề hàng thừa kế, Thông tư quy định hai hàng:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ goá (vợ cả goá, vợ lẽ goá) hoặc chồng goá,
các con đẻ, các con nuôi, bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi;
- Hàng thừa kế thứ hai: Anh chị em ruột và anh chị em ni, ơng bà nội
và ngoại.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định việc phân chia di sản được thực
hiện theo nguyên tắc những người thừa kế ở hàng đầu được hưởng tồn bộ di
sản; nếu khơng có những người thừa kế ở hàng này hoặc tuy có nhưng họ đều
từ chối quyền hưởng di sản thì những người thừa kế ở hàng tiếp theo được
hưởng di sản.


Thơng tư sổ 81/TT-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tịa án nhân dân Tối
cao hướng dẫn đường lối giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản có quy
định đầy đủ hơn những trường họp thừa kế theo pháp luật và lần đầu tiên thừa
kế thế vị của con nuôi được đề cập đến trong Thông tư này: "Người con nào
(kể cả con ni) chết trước người để thừa kế thì các con của người đỏ (tức là
cháu của người đế thừa kế) sẽ hưởng phần thừa kế của bố, mẹ mình (thừa kế
thế vị)". So với các văn bản trước thì Thơng tư số 81/TT-TANDTC có quy

định về thừa kế thế vị có sự khác biệt cơ bản là chỉ quy định cháu được thừa kế
thé vị.
Pháp lệnh thừa kế được ban hành ngày 30/8/1990 là văn bản pháp luật
điều chỉnh riêng về lĩnh vực thừa kế ở nước ta. Nội dung của Pháp lệnh thừa kế
đã mở rộng phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật và được
xép thứ tự theo ba hàng thừa kế:
- Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
- Hàng thứ hai: Ơng nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết;
- Hàng thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột.
Quyền thừa kế thế vị được ghi nhận trong một điều luật riêng và được
củng cố bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế hơn những văn bản quy định về
thừa kế thể vị trước đó, Điều 26 Pháp lệnh thừa kế quy định: “Trong trường
hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được
ỉmởng phần di sản mà cha, mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng
chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của chắt được hưởng nếu còn sổng


Điểm tiến bộ của Pháp lệnh là: Pháp lệnh thừa kế đã quy định mở rộng
số lượng hàng thừa kế, những người được hưởng di sản trong từng hàng cũng
ít nhiều thay đổi. Tại hàng thừa kế thứ nhất, người đang là con ni của người
khác được bình đẳng với những người con khác của người để lại di sản trong
việc hưởng di sản thừa kế của cha đẻ, mẹ đẻ. Đây là điểm khác biệt cơ bản với
Thông tư số 81 và trước đó là Thơng tư 594 (người đã là con nuôi chỉ được
nhận di sản thừa kế từ cha ni, mẹ ni mà khơng có quyền hưởng thừa kế
của cha đẻ, mẹ đẻ). Đặc biệt, hàng thừa kế thứ ba đã bao gồm những người

thừa kế lần đầu tiên được pháp luật dưới chế độ mới quy định, đó là cụ nội, cụ
ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người
chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột.
Họ đều là những người có quan hệ huyết thống bàng hệ hoặc trực hệ với người
để lại di sản.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, những quy định về quyền thừa kế của
công dân đã được pháp điển hoá trong BLDS đầu tiên của nước ta năm 1995.
Chế định thừa kế trong BLDS năm 1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của
Pháp lệnh thừa kế. Do có sự kế thừa, tính thống nhất và toàn vẹn về những
trường hợp thừa kế theo pháp luật, nội dung Điều 24 Pháp lệnh thừa kế được
sửa đổi, bổ sung thêm trường hợp thừa kế theo pháp luật, được quy định tại
Điều 678 BLDS năm 1995: "Những người thừa kế theo di chúc đều chết ừ-ước
hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc”. Có thể nói cho đến thời điểm này,
BLDS là thành tựu lớn nhất của 50 năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự
Việt Nam hiện đại. Quyền thừa kế theo pháp luật của công dân được quy định
trong BLDS là bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở nước ta.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Qua 10 năm thi hành BLDS năm 1995, thực tiễn xét xử cho thấy những
quy định của pháp luật về thừa kế đã đi vào cuộc sống. Nhưng, do xã hội phát
triển nên có nhiều văn bản pháp luật khác được ban hành như: Luật HN&GĐ




năm 2000, Luật đất đai năm 2003, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam..., dẫn
đến những bất cập nhất định, đó là những quan hệ liên quan đến tài sản, quyền
sử dụng đất và những quan hệ khác có liên quan đến thừa kế. Vì vậy, BLDS
năm 2005 ra đời đã bổ sung, chỉnh sửa một số quy định của BLDS năm 1995
cho phù họp và có hiệu quả điều chỉnh cao hơn.
Để bảo đảm quyền của người thừa kế được chuyển di sản của họ cho

những người thừa kế gần nhất, Điều 641 đã bổ sung thêm một trường họp
được quyền hưởng thừa kế là thừa kế thế vị quy định tại Điều 677 - Đó là con
hoặc cháu của người để lại di sản chết cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì cháu hoặc chắt vẫn hưởng di sản do người chết để lại. Đồng thời trong
thừa kế theo hàng tại Điều 676 BLDS năm 2005 cũng được bổ sung: Cháu ruột
của người chết mà người chết là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại trong
hàng thừa kế thứ hai; Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ
ngoại trong hàng thừa kế thứ ba. Việc bổ sung những trường hợp này nhằm
bảo vệ triệt để hơn nữa quyền lợi của cháu, chắt của người để lại di sản thừa
kế.
Mặc dù có những quy định khác nhau về thừa kế theo hàng và thừa kế
thế vị qua các thời kỳ lịch sử, tính liên tục tạo thành truyền thống của pháp luật
dân sự Việt Nam. BLDS 2005 là sự tiếp tục kế thừa, nâng cao, hoàn thiện
trong điều kiện mới của đất nước. Thừa kế theo pháp luật có nhiều thay đổi
qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và xung quanh vấn đề này còn rất nhiều điều
cần nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.
1.3.

Cháu, chắt thừa kế theo pháp luật được quy định trong pháp

luật của một số nước
Nhằm làm rõ tính độc lập về hiện tại của pháp luật Việt Nam quy định về
thừa kế nói chung và quyền thừa kế của các cháu nội, cháu ngoại, chắt nội,
chắt ngoại của người để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các


×