Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.29 MB, 89 trang )


B ộ T ư PHÁP

B ộ• GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO



TRƯỜNG ĐẠI
HÀ •NỘI
• H Ọ C LUẬT




QUÁCH T H Ú Y QUỲNH

PHÁP LUẬT
VÈ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI



DO VI PHẠM HỢP ĐỊNG TRONG KINH DOANH
TH ựC
TRẠNG
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN



Chun ngành Luật Kinh tế



N G Ư Ờ I HƯỚNG DẪN: TS. PHAN CHÍ HIẾU

LUẬN
VĂN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC





HÀ NỘI - 2005


LỜ I CẢM Ơ N

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành của mình tới những người đã hết lịng
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành Luận văn của mình đúng thời hạn.
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy Phan Chí
Hiêĩt - người đã khơng tiếc thời gian và cơng sức hướng dẫn em trong quá
trình viết Luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn Khoa sau đại học Trường Đại
học Luật Hà Nội, các thầy cô giáo đã dạy dỗ truyền thụ kiến thức cho em
trong ba năm học vừa qua.
Tôi xin thành thực cảm ơn các bạn đồng nghiệp của tôi - những người đã hỗ
trợ tồi rất nhiều đ ể tồi có thể dành thời gian cho Luận văn, và gia đình tồi những người đã động viên và tạo mọi điêìi kiện đ ể tơi có th ể yên tâm hoàn
thành Luận văn này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2005



PHẦN M Ở Đ Ầ U
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm tài sản quan trọng, áp dụng
cho các hành vi vi phạm hợp đồng nói chung và vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm
hợp đồng.
Xuất phát từ vai trò của chế tài tiền tệ này mà pháp luật thực định của Việt
Nam đã có nhiều quy định khá chi tiết về bồi thường thiệt hại. Nhưng thực tế
áp dụng các quy định đó đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, đơn cử
như sự không thống nhất trong việc xác định các loại thiệt hại là thiệt hại thực
tế; những khó khăn trong tính tốn thiệt hại; các trường hợp miễn, giảm trách
nhiệm tài sản v.v... Thực tế đó đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu các quy định
của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, chỉ ra phương
pháp vận dụng các quy định pháp luật, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện
pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong kinh doanh.
Đề tài mang tính thời sự vì nước ta đang có những thay đổi lớn trong pháp luật
về họp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm họp đồng nói riêng.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về trách
nhiệm hợp đồng, trong đó có chế tài bồi thường thiệt hại. Có thể nêu một số
cơng trình như “Đổi mới và hoàn thiện chế độ trách nhiệm vật chất do vi
phạm hợp đồng kinh tế trong điều kiện mới ” (Luận văn thạc sỹ luật học của

tác giả Vũ Đức Vinh); "Trách nhiệm hợp đỏng theo quy định của Pháp lệnh
Hợp đồng kinh tế và Luật thương mại ” (Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả
Nguyễn Thị Dung); hoặc “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp


đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng” (Luận văn thạc sỹ luật
học của tác giả Nguyễn Văn Hảo).
Các cơng trình nói trên hoặc chỉ đề cập một cách khái quát về tất cả các hình
thức trách nhiệm hợp đồng nói chung dưới góc độ lý luận, hoặc nghiên cứu
chuyên sâu về hình thức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong một
lĩnh vực cụ thể, mà chưa có cơng trình nào đề cập chun sâu về một hình
thức trách nhiệm hợp đồng cụ thể là bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh.
3.

M ục
vụ• nghiên
cứu
• đích và nhiệm

o

Luận văn đặt mục đích nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về bồi thường
thiệt hại do vi phạm họp đồng trong kinh doanh; đánh giá thực trạng áp dụng
các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong
kinh doanh; từ đó trên cơ sở so sánh với kinh nghiệm của một số nước, đưa ra
các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam trong bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh. Từ mục đích trên, luận văn đặt ra
các nhiệm vụ nghiên cứu sau:



Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong kinh doanh nhằm làm rõ vị trí và những đặc trưng của chế tài
này so với các hình thức trách nhiệm hợp đồng khác và so với các loại
chế tài bồi thường thiệt hại khác;



Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh; đánh giá thực trạng áp
dụng các quy định đó trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng
trong kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ ra các khó
khăn, vướng mắc chúng ta đang gặp phải liên quan đến việc áp dụng các
quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong
kinh doanh;




Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh.

4.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật hiện hành về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng trong kinh
doanh nói riêng; nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật
của Việt Nam trong lĩnh vực, để chỉ ra các tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện.

Tuy nhiên, ở vào thời điểm Luận văn này được thực hiện, Dự thảo Bộ luật
Dân sự và Luật Thương mại sửa đổi đang được các cơ quan có thẩm quyền
tích cực hồn thiện để trình Quốc Hội thơng qua trong kỳ họp Quốc hội khóa
XI đầu năm 2005. Bởi vậy, các nội dung nghiên cứu của Luận văn luôn được
liên hệ, đối chiếu giữa các quy định hiện hành với các quy định trong Dự thảo.
5.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Để thực hiện Luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp luận là phép biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm nghiên cứu đánh giá các vấn đề pháp
lý trong mối liên hệ với các vấn đề kinh tế xã hội và chú trọng tới tính kể thừa
của nó. Ngồi ra, để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn còn sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh luật học, phương pháp phân tích thực tiễn, phương pháp
tổng hợp. Các phương pháp này sẽ giúp tìm hiểu về thực trạng các quy định
pháp ỉuật liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh, làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của các quy định pháp luật hiện
hành, những khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam so với thông lệ
quốc tế, trên cơ sở đó rút ra những kiến nghị.
6.

N hững kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu của Luận văn có một số điểm mới như sau:


Thứ nhất, Luận văn bước đầu làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến quan
hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh và nguồn luật
điêu chỉnh quan hệ này; lý giải và làm rõ bản chất pháp lý của chế tài này

trong hệ thống các chế tài hợp đồng;
Thứ hai, Luận văn góp phần chỉ ra các bất cập trong pháp luật hiện hành điều
chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh;
Thử ba, Luận văn đề xuất một số các kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật
về bồi thường thiệt hại đảm bảo thể hiện đúng và đầy đủ vai trò của chế tài
này trong thực tiễn thực hiện hợp đồng kinh doanh.
7.

Cơ cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong kinh doanh
Chương 2: Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh.


CHƯƠNG 1
N H Ữ N G VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÈ BÒI T H Ư Ờ N G THIỆT HẠI
DO VI PHẠM H Ợ P Đ Ồ N G TRO NG K IN H DOANH
1.1. Bồi thường thiệt hại - một hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng trong kinh doanh

1.1.1. Hợp đồng trong kinh doanh và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh
1.1.1.1 Hợp đồng trong kinh doanh
Hợp đồng là một khái niệm ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, là hình

thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hóa. Hợp đồng là hình thức để
các chủ thể trao đổi các lợi ích vật chất, hoặc hình thành các quan hệ lợi ích
với nhau. Tuy nhiên, bản thân sự thoả thuận của các bên trong đời sống xã hội
chưa phải là một quan hệ hợp đồng. Các thoả thuận chỉ có thể trở thành các
quan hệ hợp đồng, tức là được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện, khi
sự bày tỏ ý chí đó của các chủ thể phù hợp với ý chí N hà nước, các yêu cầu
của Nhà nước. Đó là các yêu cầu về: (i) về thẩm quyền giao kết hợp đồng của
các bên; (ii) về mục đích, đối tượng giao kết; (iii) về hình thức của sự thoả
thuận v.v..., nói gọn lại là các quy định của pháp luật về hợp đồng. Trong
khoa học pháp lý, một thoả thuận đáp ứng các yêu cầu nói trên được gọi là
một hợp đồng hợp pháp. Trong giao lưu dân sự, hợp đồng được định nghĩa
"là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chẩm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự ” (Điều 394 Bộ luật Dân sự). Khoa học pháp lý thừa nhận họp
đồng là một dạng hành vi pháp lý song phương hoặc đa phương, là cơ sờ phát
sinh nghĩa vụ, và có một số điểm đặc trưng sau:


Là một hành vi pháp lý, họp đồng trước hết là sự bày tỏ ý chí, nhưng
đặc trưng của hợp đồng là sự thống nhất ý ch ỉ và bày tỏ ỷ chí của
nhiều người, và mỗi bên đều nhằm đến những lợi ích riêng.


Nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí mà khơng được bên kia chấp nhận thì
khơng thể hình thành một quan hệ trao đổi lợi ích được. Quan hệ hợp đồng
địi hỏi phải có sự bày tỏ và thống nhất ý chỉ giữa các bên. Đặc điểm này cho
phép phân biệt hợp đồng với hành vi pháp lý đơn phương. Hành vi pháp lý
đơn phương là sự thê hiện ý chí của một người và qua đó làm phát sinh các hệ
quả pháp lý, ví dụ như hành vi lập di chúc, hành vi hứa thưởng

V .V ....


Ngoài

ra, sự bày tỏ ý chí này nhằm đến những lợi ích khác nhau cho các bên trong
quan hệ, trong khoa học pháp lý cũng có những hành vi pháp lý đa phương có
yếu tổ thống nhất ý chí của nhiều người ví dụ như một quyết định của một tổ
chức được biểu quyết thơng qua nhằm đạt đến một mục đích chung. Nhưng
điểm khác giữa hành vi pháp lý đa phương nói chung và họp đồng là ở chỗ
khi tham gia hợp đồng, mồi bên đều nhằm đến những lợi ích riêng, hợp đồng
là sự dung hịa các lợi ích đối lập nhau;


Hợp đồng có tính hiệu lực bắt buộc.

Sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí này làm phát sinh một hệ quả pháp lý đặc
biệt đó là nghĩa vụ hợp đồng. Như trên đã nói, vì sự thoả thuận ý chí của các
bên phù hợp với ý chí Nhà nước nên nó được Nhà nước thừa nhận, và có giá
trị thực hiện bắt buộc đối với các bên tham gia. Theo Corinne RENAULT BRAHINSKY, thì “Hiệu lực thực hiện bắt buộc là hệ quả pháp lý chủ yếu
của hợp đồng..., hợp đồng được xác lập hợp pháp có giá trị như luật đổi với
các bên giao kếf\[6 , tr. 77]. Khi các bên không thực hiện nghiêm chỉnh các
cam kết này, Nhà nước đảm bảo thực hiện nó bằng cách quy định về những
hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng. Những hậu
quả pháp lý bất lợi này, được gọi là trách nhiệm hợp đồng, mang những đặc
trưng của trách nhiệm pháp lý nói chung. Đặc điểm này sẽ được đề cập cụ thể
trong phần 1.1.1.2 dưới đây.
Khi quan hệ sản xuất hàng hố phát triển, tính chất của quan hệ hợp đồng trở
nên phức tạp hơn, đòi hỏi việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ này phải


có sự phân hố. Hợp đồng khơng cịn chỉ dừng lại ở những khế ước cổ truyền

mà đã trở thành một công cụ để tổ chức các giao dịch, tổ chức sản xuất, cung
ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Trong xã hội đã đến lúc hình thành một loại
quan hệ hợp đồng không chỉ đơn thuần là phương tiện trao đổi lợi ích vật chất
và hình thành quan hệ nghĩa vụ, mà cịn trở thành cơng cụ để các chủ thể thực
hiện các hoạt động nghề nghiệp nhàm mục đích sinh lời. Đó là hợp đồng kinh
doanh. Với tính chất đặc biệt của mình, loại hợp đồng này được điều chỉnh
bởi một quy chế pháp lý riêng nhằm tạo ra những đảm bảo về mặt pháp lý cho
hoạt động kinh doanh được tiến hành thuận lợi.
Trong pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay khơng có khái niệm hợp
đồng kinh doanh mà chỉ có khái niệm hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là
loại hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với
cá nhân có đăng ký kinh doanh, với mục đích kinh doanh sinh lợi và phải
được thể hiện bằng văn bản (Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế). So với hợp
đồng truyền thống - hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế được đặc trưng bởi ba
tiêu chí về chủ thể; mục đích và hình thức hợp đồng, và được điều chỉnh bời
các quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Cùng với sự phát triển của kinh
tế xã hội, việc phân định rạch ròi giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
bởi ba tiêu chí trên tỏ ra khơng cịn phù hợp, hạn chế khả năng điều chỉnh của
pháp luật đối với quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực quan hệ sản xuất kinh doanh.
Thứ nhất, pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận các hợp đồng ký kết giữa các chủ
thể mà có ít nhất một bên là pháp nhân là các hợp đồng kinh tế. Quy định này
dựa trên quan niệm rằng chỉ một số loại chủ thể nhất định mới được phép
thực hiện hành vi kinh doanh. Hành vi kinh doanh được định nghĩa là “việc
thực hiện một, một sổ hoặc tất cả các cơng đoạn của quả trình đầu tư từ sản
xuât đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ímg dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi” (Điều 3 Luật Doanh nghiệp 1999). Như vậy, trong thực tế các
chủ thê có thẩm quyền kinh doanh khơng chỉ là pháp nhân mà cịn có thê là


-


8

-

các cá nhân có đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp tư nhân, cơng ty hợp
danh, hộ gia đình, tổ hợp tác. Nhưng hợp đồng ký kết giữa các chủ thể này dù
với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng khơng thoả mãn tiêu chí về chủ thể
nên khơng coi là hợp đồng kinh tế, và áp dụng pháp luật dân sự để điều chỉnh.
Điêu này làm hạn chê quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, và hạn chế khả
năng điều chỉnh của pháp luật đôi với quan hệ kinh doanh.
Thử hai, khác với hợp đồng dân sự được ký kết với mục đích tiêu dùng, xuất
phát từ nhu cầu của cá nhân, hợp đồng kinh tế được ký kết với mục đích sản
xuất kinh doanh. Nội dung của hợp đồng là thực hiện các công việc sản xuất,
trao đơi hàng hóa dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thỏa
thuận khác có m ục đích sinh lợi với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình. Tuy nhiên việc xác định mục đích kinh doanh hay mục đích tiêu dùng
trong thực tế cũng cịn nhiều tranh luận, đơi khi gây khó khăn cho việc giải
quyết các tranh chấp.
Thứ ba, pháp luật hiện hành quy định hình thức của hợp đồng kinh tế phải là
văn bản tài liệu giao dịch, công văn điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng;
và coi đây là tiêu chí phân biệt loại hợp đồng này với hợp đồng dân sự. Quan
điểm này chịu ảnh hưởng của cơ chế kinh tế cũ, trong đó hợp đồng khơng chỉ
là một khế ước mà cịn là cơng cụ thực hiện kế hoạch của Nhà nước, cơng cụ
tổ chức nền kinh tế, vì vậy yếu tổ hình thức của hợp đồng rất được coi trọng.
Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, khi quyền tự do kinh doanh
ngày càng được mở rộng, ranh giới về mặt hình thức giữa hợp đồng dân sự và
họp đồng kinh tế ngày càng bị thu hẹp. Hơn nữa, Dự thảo Bộ luật Dân sự hiện
đã được sửa đổi theo hướng bổ sung rất nhiều quy định chi tiết và mang tính

nguyên tắc về hợp đồng. Theo đó hình thức của hợp đồng dân sự có thể là văn
bản, lời nói, hành vi cụ thể, và khái qt hơn là các thơng điệp dữ liệu nói
chung. Quy định này có tính khái qt cao và tiến bộ hơn hẳn so với quy định


hiện hành của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Luật Thương mại. Trong bối
cảnh đó, tiêu chí về hình thức tiến tới sẽ khơng cịn là một tiêu chí quan trọng
khi phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế.
Với những hạn chế nói trên, trong thực tế hiện nay có xu hướng mở rộng khái
niệm hợp đồng kinh tế. Họp đồng kinh tế cần được hiểu theo nghĩa là một
cơng cụ để các chủ thể có thẩm quyền kinh doanh tổ chức hoạt động nghề
nghiệp của mình. Với ý nghĩa này, Luận văn sử dụng khái niệm hợp đồng
kinh doanh và định nghĩa nó như sau: Hợp đồng trong kinh doanh là sự thỏa
thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về
việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt
động kinh doanh.
Hợp đồng trong kinh doanh là một khái niệm được chúng tôi tạm thời sử dụng
trong phạm vi Luận văn nhằm định vị đối tượng nghiên cứu của mình, mà
khơng nhằm mục đích xây dựng một khái niệm pháp lý hoặc học thuật mới
thay cho khái niệm hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành. Loại hợp đồng
này không giới hạn trong phạm vi hợp đồng kinh tể mà có thể là bất kỳ một
hợp đồng nào thoả mãn ba đặc điểm: (i) v ề chủ thể: Có ít nhất một bên phải
là chủ thể kinh doanh; (ii) v ề mục đích: Bên chủ thể kinh doanh ký hợp đồng
để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình; (iii) v ề hình thức: Có thể là
văn bản, lời nói, hành vi hoặc thơng điệp dữ liệu nói chung.
Do có những đặc trưng khác biệt so với hợp đồng dân sự, mà quy chế pháp lý
điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong kinh doanh nói chung và bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh hói riêng sẽ có những điểm đặc
thù. Trong các phần tiếp theo của Luận văn chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu, và
phân tích các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong

kinh doanh.


-

10

-

1.1.1.2 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh
Trách nhiệm hợp đồng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khoa học
pháp lý. Nhưng khơng có văn bản pháp luật nào đưa ra một định nghĩa đầy đủ
về khái niệm này nên có nhiều cách hiểu khác nhau về nó. Có quan điểm cho
rằng "trách nhiệm" đồng nghĩa với "nghĩa vụ" và như vậy trách nhiệm hợp
đông trước hêt là việc phải thực thi các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, và sau
đó là việc phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi khi vi phạm các nghĩa vụ
hợp đồng. Cách hiểu thứ hai cho rằng thuật ngữ "trách nhiệm" sử dụng ở đây
hiểu theo nghĩa là “hậu quả bất lợi” (một sự trừng phạt). Như vậy trách nhiệm
pháp lý phát sinh từ quan hệ hợp đồng là trách nhiệm do vi vi phạm các nghĩa
vụ theo hợp đồng. Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai vì cho rằng khơng
thể đồng nhất khái niệm trách nhiệm và nghĩa vụ. Trong Bộ luật Dân sự phân
biệt cụ thể "Nghĩa vụ dân sự" là việc một hoặc nhiều chủ thể phải làm hoặc
không được làm một cơng việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác
(Điều 285 Bộ luật Dân sự); và "Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ" là
việc người có nghĩa vụ mà khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa
vụ thì phải chịu trách nhiệm trước người có quyền (Điều 308 Bộ luật Dân sự).
Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ nhiều căn cứ mà trong đó hợp đồng là căn
cứ đầu tiên (Điều 286 Bộ luật Dân sự), và tương ứng như vậy, trách nhiệm
dân sự cũng có thể phát sinh từ nhiều căn cứ mà việc vi phạm hợp đồng là
một trong số đó. Theo Từ điển Luật học thì, trách nhiệm dân sự gồm:

1- Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, tức là trách nhiệm do không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng;
2- Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, tức là trách nhiệm do các
hành vi tội phạm hoặc hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho
người khác [24, tr. 529]
Như vậy, "trách nhiệm dân sự trong hợp đồng" hay "trách nhiệm hợp đồng"
đều chỉ là một, và đều được hiểu là trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Luận


-11

-

văn sẽ sử dụng khái niệm trách nhiệm hợp đồng với ý nghĩa này, và định
nghĩa khái niệm này như sau: Trách nhiệm hợp đồng là việc một bên trong
quan hệ hợp đồng phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi do việc họ đã
không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng các nghĩa vụ họp đồng (nói
cách khác là vi phạm họp đồng).
Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm họp đồng nói riêng đều là các
loại trách nhiệm pháp lý và vì vậy đều mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của
trách nhiệm pháp lý, đó là:


Chì phát sinh khi có các căn cứ do pháp luật quy định;



Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng;




Mang lại những hậu quả pháp lý bất lợi cho các chủ thể bị áp dụng, có
thể là các hạn chế về tài sản và nhân thân;



Có mục đích giáo dục và phịng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, do một số đặc thù của quan hệ pháp luật hợp đồng nói chung và
hợp đồng trong kinh doanh nói riêng như đã đề cập trong phần 1.1.1.1, trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh có một số đặc trưng riêng cho
phép phân biệt nó với các loại trách nhiệm pháp lý khác, đó là:
Thứ nhất, về thẩm quyền áp dụng

v ề cơ bản, các chế tài hợp đồng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng dựa trên yêu cầu của bên có quyền lợi bị
vi phạm. Tuy nhiên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh cịn
có thê do một cơ quan tài phán phi chính phủ, ví dụ trọng tài viên hoặc cơ
quan trọng tài quốc tế, phán quyết áp dụng cho các hành vi vi phạm. Sở dĩ
như vậy vì trong quan hệ kinh doanh, yếu tố thời gian đóng vai trị rất quan
trọng, các nhà kinh doanh phải quyết định nhanh chóng để chớp lấy cơ hội
kinh doanh, dó đó thủ tục áp dụng cho loại hợp đồng này cần đơn giản, thuận
tiện.


Thử hai, về tính chất của trách nhiệm
Trong quan hệ hợp đồng kinh doanh, yếu tố lợi ích vật chất là yếu tố hàng
đầu, vì mục đích của hợp đồng là mục đích sinh lời. Vì thế các hình thức trách
nhiệm áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng cũng có đặc trưng là tính tài
sản. Các chế tài hợp đồng đều là những hậu quả bất lợi về mặt tài sản đối với

người bị áp dụng. Bên vi phạm hợp đồng phải dùng tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình để bồi hồn tổn thất vật chất cho phía bên kia dưới hình thức
tiền phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại; hoặc bên vi phạm phải gánh chịu
những tổn thất về vật chất để có thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
như chi phí để thực hiện đúng hợp đồng, các tổn thất không thu hồi được do
hợp đồng bị hủy bỏ hoặc đình chỉ.
Thứ ba, về lĩnh vực phát sinh
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh chỉ phát sinh trong lĩnh
vực ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh. Các loại trách nhiệm dân sự nói
chung có thể phát sinh trong các giao dịch dân sự không phải là hợp đồng,
như hành vi dân sự đơn phương, chiếm hữu sử dụng được lợi về tài sản khơng
có căn cứ pháp luật v.v... Trách nhiệm hợp đồng chỉ phát sinh trong quá trình
ký kết và thực hiện hợp đồng. Bởi lẽ nếu hợp đồng chưa được ký kết và đi
vào thực hiện thì sẽ khơng đặt ra vấn đề hiệu lực của họp đồng, và khơng có
căn cứ để xác định hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng không
đầy đủ các nghĩa vụ họrp đồng. Hơn nữa, loại hợp đồng được xem xét tới ở
đây chỉ là các hợp đồng kinh doanh như đã giới thiệu trong phần 1.1.1.1.
Thứ tư, về mục đích áp dụng
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh không chỉ nhằm mục
đích giáo dục và phịng ngừa vi phạm pháp luật như trách nhiệm pháp lý nói
chung, mà mục đích cao nhất của nó là khơi phục lợi ích vật chất và hạn chế
tổn thất cho bên có quyền lợi bị vi phạm. Điều này xuất phát từ bản chất của
quan hệ hợp đồng kinh doanh là quan hệ mang tính chất đền bù ngang giá, khi


-

13

-


hợp đồng bị vi phạm, điều mà các bên quan tâm nhất là lợi ích vật chất của
mình sẽ được đáp ứng ra sao thông qua việc thực hiện các hình thức trách
nhiệm hợp đồng.
Với bốn đặc trưng trên, trách nhiệm hợp đồng phân ra thành nhiều hình thức
khác nhau với mục đích và căn cứ áp dụng khác nhau. Các hình thức này hay cịn gọi là các chế tài - có thể áp dụng độc lập hoặc đồng thời, để cho
phép đạt được mục đích chung của trách nhiệm họp đồng.
1.1.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh
Theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế và Luật Thương mại, có 4
hình thức trách nhiệm hợp đồng, đó là


Buộc thực hiện đúng hợp đồng;



Hủy hợp đồng;



Phạt vi phạm;



Bồi thường thiệt hại.

Dự thảo 9 Luật Thương mại sửa đổi dự kiến trình Quốc hội thông qua trong
kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI vào đầu tháng 5 năm 2005 (sau đây gọi là Dự
thảo Luật Thương mại sửa đổi) bổ sung thêm hai loại chế tài nữa là:



Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;



Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Ngồi ra, Dự thảo cịn cho phép các bên có quyền thoả thuận áp dụng các chế
tài khác ngoài các chế tài do luật quy định với điều kiện các chế tài đó khơng
vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 294 Dự thảo
Luật Thương mại). Điều 295 Dự thảo Luật Thương mại phân biệt hành vi vi
phạm hợp đồng thành vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản, và việc phân
loại này là căn cứ để áp dụng các loại chế tài.


-

14

-

Là các hình thức trách nhiệm hợp đồng, bốn loại chế tài này đều mang nhữnơ
đặc điểm chung của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh. Tuy
nhiên, từng loại chê tài lại có những đặc điêm riêng biệt. Việc tìm hiểu cặn kẽ
về từng loại chế tài không nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, vì
vậy ở đây, chúng tơi sẽ chỉ giới thiệu khái quát về các loại chế tài này, những
đặc trưng riêng có của các loại chế tài đó về điều kiện và mục đích áp dụng,
từ đó góp phần làm rõ bản chất pháp lý của chế tài bồi thường thiệt hại trong
phần 1.1.3 dưới đây.
ỉ. 1.2.1 Buộc thực hiện đủng hợp đồng

Chế tài này được quy định trong các điều 223, 224, 225 Luật Thương mại.
Theo đó, buộc thực hiện đúng họp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm
thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được
thực hiện. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế khơng có quy định buộc thực hiện
đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng v.v... là các hình thức chế tài.
Nhưng chúng tơi cho rằng, theo tinh thần của Điều 31, 32, và 34 Pháp lệnh
Hợp đồng kinh tế thì các hành vi như “khơng nhận sản phẩm hàng hố cơng
việc khơng đúng chất lượng u cầu kỹ thuật”, hay “yêu cầu sửa chữa sai sót
trước khi nhận”, “yêu cầu giảm giá hoặc đổi sản phẩm khác” v.v... có thể
được hiểu ỉà hành vi buộc bên có vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng hoặc
hành vi tạm ngừng thực hiện hợp đồng do vi phạm của một bên.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ có thể thực hiện được khi bên bị vi phạm
đã thỏa thuận được với bên vi phạm về hành vi buộc thực hiện đúng hợp
đồng, như thỏa thuận về giảm giá hoặc sửa chữa hàng hóa sản phẩm khơng
đúng chất lượng, hoặc thỏa thuận về việc bên bị vi phạm sẽ tự sửa chữa sai
sót về chất lượng của hàng hóa (Điều 31 Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế).
Mục đích của chế tài này là đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã ký
kết, đảm bảo cho các bên đạt được lợi ích mà họ mong muốn từ việc thực
hiện hợp đồng. Bởi vì khi tham gia quan hệ hợp đồng, các bên đều nhằm đạt


-

15

-

được nhũng lợi ích vật chất nhất định từ việc thực hiện hợp đồng đó, trong
nhiều trường hợp tiền phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại không thể thay
thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng.

1.1.2.2 Hủy hợp đồng
Chế tài này được quy định tại các Điều 235, 236 và 237 Luật Thương mại, và
Điều 314, 315, 316 Dự thảo Luật Thương mại. Theo đó, huỷ hợp đồng là việc
bãi bỏ hoàn toàn hoặc một phần việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Căn cứ để áp dụng chế tài này là “ ...việc vi phạm của bên kia là điều kiện để
hủy hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận”. Như vậy, để có thể áp dụng chế tài
này, ngay khi thỏa thuận về hợp đồng, các bên đã phải có thỏa thuận về các
điều khoản mà theo họ nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của
hợp đồng. Có thể đó là những điều khoản nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp
đồng của phía bên kia được tiến hành bình thường, hoặc những điều khoản
mà một phía coi là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của họ như vi

phạm nghĩa vụ thanh toán (Điều 63 Luật Thương mại), vi phạm nghĩa vụ giao
hàng (Điều 65 Luật Thương mại).
Có thể thấy rằng, mục đích của chế tài này ngồi việc trừng phạt bên vi phạm,
thì quan trọng hơn là nhằm hạn chế sự tổn hại vật chất có thể xảy ra đối với
bên bị vi phạm nếu như họ tiếp tục phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận
trong hợp đồng trong khi phía bên kia đã có hành vi vi phạm.
1.1.2.3 Phạt vi phạm
Chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh mang tính chất của chế tài
phạt bội ước trong quan hệ hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, trong khi phạt vi
phạm trong dân sự chỉ là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với mức
phạt không lớn (không quá 5% tổng giá trị hợp đồng theo Bộ luật Dân sự;
hoặc theo thỏa thuận giữa các bên theo Dự thảo Bộ luật dân sự) thì phạt do vi
phạm hợp đồng kinh doanh, là một chế tài tiền tệ mang V nghĩa là bù đẳp tổn


-

16


-

thất tối thiếu CỈO hành vi vi phạm hợp đồn 2, gâv ra, với các mức phạt đối với
từng hành vi vi phạm được quy định rất đầy đủ và rõ ràng.
Mục đích của chê tài này khơng chỉ là trừng phạt bên có hành vi vi phạm,
phịng ngừa hành vi vi phạm và giáo dục ý thức tuân thủ các cam kết trong
họp đồng như phạt vi phạm trong dân sự, mà cịn góp phần bù đắp các tổn
thất vật chất mà bên có quyền lợi bị vi phạm đã phải gánh chịu.
1.1.2.4 Bồi thường thiệt hại
Cũng có mục đích trừng phạt bên có hành vi vi phạm như chế tài phạt vi
phạm và chế tài hủy hợp đồng, cũng có mục đích phịng ngừa vi phạm và giáo
dục ý thức pháp luật, nhưng khác với ba chế tài trên, bồi thường thiệt hại
nhằm tới mục đích quan trọng nhất là bồi hồn, bù đắp, khơi phục lợi ích vật
chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Có thể nói rằng, bồi thường thiệt hại là
chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm đảm bảo lợi ích của các bên khi hợp
đồng bị vi phạm. Chính vì thế, chế tài này có thể áp dụng cho hầu hết các

hành vi vi phạm hợp đồng. Chế tài này có những bản chất pháp lý hồn tồn
khác so với ba loại chế tài trên, cả về tính chất, căn cứ áp dụng, mục đích áp
dụng. Các đặc trưng này sẽ được làm rõ trong phần 1.1.3 dưới đây.
1.1.3. Các đặc trưng pháp lý của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh
1.1.3.1 Khải niệm
Trong các hình thức trách nhiệm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là một hình
thức trách nhiệm thơng dụng nhất. Trong Luật La Mã cổ, đã coi quyền khiếu
nại đòi bồi thường thiệt hại (reparatio damni) là một trong những nội dung cơ
bản của quan hệ nghĩa vụ và là một “phương tiện đặc biệt để bảo vệ quyền sở
hữu” [33, tr. 81 và tr. 109]. Điều 310 Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ luật Dân sự) quy định:



-

17

-

1 - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
tinh thần.
2 - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù
đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm
nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn
chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút....
Trong quan hệ hợp đồng kinh doanh, với tính chất đền bù ngang giá, người ta
chỉ chấp nhận bồi thường các thiệt hại về vật chất, còn các thiệt hại về tinh
thần, ví dụ như tổn hại uy tín danh dự của thương hiệu về nguyên tắc không
được chấp nhận bồi thường.
Mặc dù có rất nhiều các điều luật quy định về chế tài bồi thường thiệt hại
nhưng trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế khơng có định nghĩa như thế nào là
bồi thường thiệt hại mà chỉ ghi nhận rằng “ ...trong trường hợp có thiệt hại thì
phải bồi thường thiệt hại” (Khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế).
Theo quy định của khoản 1 Điều 229 Luật Thương mại “Bồi thường thiệt hại
là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra”.
Có thể thấy rằng có sự khác biệt giữa cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự và
Luật Thương mại về bồi thường thiệt hại. Bộ luật Dân sự định nghĩa bồi
thường thiệt hại dưới góc độ của một loại trách nhiệm pháp lý, một loại chế
tài hợp đồng. Theo cách tiếp cận này, bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ của bên

có hành vi vi phạm đối với bên bị vi phạm, phải bù đắp các tổn thất vật chất
cho bên vi phạm. Còn Luật Thương mại tiếp cận bồi thường thiệt hại dưới góc
độ quyền yêu cầu của bên bị vi phạm đối với bên có hành vi vi phạm. Theo
quan điểm của chúng tôi, cách tiếp cận này chưa phản ánh đúng bản chất của
bồi thường thiệt hại với tư cách là một chế tài hợp đồng. Trong Dự thảo Luật
Thương mại quy định “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi hồn


TH Ừ V I Ị IM

I


-

18

-

những tôn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Quy
định này tỏ ra phù hợp hơn với bản chất của chế tài này, vì thế trong phạm vi
của luận văn, chúng tơi sẽ sử dụng thuật ngữ bồi thường thiệt hại với cách tiếp
cận đó, và cụ thể hố khái niệm này như sau:
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh là việc một bên
trong hợp đồng p h ải bù đắp các tồn thất thực tế do hành vi không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản hợp đồng
của mình gây ra cho phía bên kia.
ỉ. 1.3.2 Các đặc trimg pháp lý của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh
Các đặc trưng pháp lý của chế tài bồi thường thiệt hại sẽ là các căn cứ cho

phép chúng ta phân biệt nó với các loại chế tài khác theo quy định của pháp luật
hiện hành, và phân biệt nó với một số hình thức trách nhiệm bồi thường khác.
(ì)

Bồi thường thiệt hại do vỉ phạm hợp đằng trong kinh doanh ph át
sinh trong lĩnh vực kỷ kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh

Là một hình thức trách nhiệm hợp đồng, bồi thường thiệt hại cũng có đặc
trưng giống như các hình thức trách nhiệm hợp đồng nói chung, đó là chỉ phát
sinh trong lĩnh vực ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh. Đặc điểm này
cho phép phân biệt bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh với một số hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác, như sau:
So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
Các hình thức bồi thường khác như bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản,
tính mạng, sức khoẻ của người khác, bồi thường thiệt hại do danh dự nhân
phẩm uy tín bị xâm phạm, bồi thường thiệt hại do thi hành công vụ v.v..., là
những hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phát sinh
dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định, khác với căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh.


So với bồi thường thiệt hại do vỉ phạm một sổ loại họp đồng khác như họp
đồnọ, lao động, hợp đồng dân sự
Lĩnh vực phát sinh trách nhiệm này cũng là căn cứ cho phép phân biệt bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh với bồi thường thiệt
hại do vi phạm một số loại hợp đồng khác như hợp đồng lao động, hợp đồng
dân sự. Việc khẳng định như thế nào là hợp đồng kinh doanh đã được nói rõ
trong phần 1.1.1 ở trên. Những đặc trưng của hợp đồng kinh doanh cũng là cơ
sở để các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh có đặc trưng khác hơn so với bồi thường thiệt hại do vi

phạm hợp đồng khác, ví dụ như các quy định về xác định mức bồi thường, về
vai trò của yếu tố lỗi, về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại v.v...
Cuối cùng, cần lưu ý rằng, hợp đồng là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh phải là hợp đồng hợp
pháp và có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng khơng hợp pháp cũng có thể làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng hình thức trách nhiệm này
được coi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì nó khơng phát
sinh từ các nghĩa vụ do các bên thoả thuận với nhau. Trường hợp này được
gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu.
(iỉ)

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh là một
chế tài tiền tê

Như trên đã nói, tính chất tài sản là đặc trưng của trách nhiệm hợp đồng nói
chung. Là một hình thức trách nhiệm hợp đồng, bồi thường thiệt hại cũng
mang đặc trưng này, và có thể nói, tính chất tài sản của trách nhiệm hợp đồng
thể hiện tập trung nhất ở loại chế tài này. Điều này thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Một /à, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh chỉ chấp
nhận bồi thường các thiệt hại về vật chát
Trong khi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chấp nhận bồi thường cả các
tổn hại về vật chất và các tổn hại về tinh thần (Điều 609 Bộ luật Dân sự) thì


-

20

-


bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh chỉ chấp nhận bồi
thường các tổn thất vật chất. Điều 29 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định
“Các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp với nhau về việc không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế”.
Hai là, về cách thức áp dụng chế tài và mức độ bù đắp lợi ích vật chất
Mặc dù cùng mang tính chất tài sản, nhưng trong chế tài bồi thường thiệt hại,
cách thức thực thi trách nhiệm là bên vi phạm hợp đồng phải dùng các tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình để bù đắp các tổn thất vật chất mà hành vi vi
phạm của mình đã gây cho bên có quyền lợi bị vi phạm. Trong khi đó, chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng và huỷ hợp đồng, mặc dù cũng đem lại những
hậu quả vật chất bất lợi nhất định cho người bị áp dụng, nhưng khơng có việc
người vi phạm dùng phải tiền và tài sản của mình để trả cho người bị vi phạm.
Hai chế tài này được thực hiện thơng qua các quyền u cầu của bên có quyền
lợi bị vi phạm, buộc bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện hợp đồng; hoặc tuyên
bố bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ hợp đồng.
So với phạt hợp đồng, cùng là chế tài tiền tệ, bồi thường thiệt hại cũng thể
hiện rõ tính chất tài sản hơn, xét ở mức độ bất lợi về mặt tài sản mà bên bị áp
dụng phải gánh chịu, cũng như ở mức độ thoả mãn lợi ích vật chất mà nó đem
lại cho bên có quyền lợi bị vi phạm. Phạt vi phạm, hay còn gọi ỉà bồi thường
thiệt hại được xác định trước, với các mức phạt và khung phạt đã được xác
định trước phụ thuộc vào giá trị hợp đồng, chỉ mang tính chất bồi thường
những tổn thất tối thiểu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Trong khi đó,
nguyên tắc bồi thường thiệt hại là tồn bộ và kịp thời, và thiệt hại thực tế
khơng bị giới hạn bởi giá trị hợp đồng. Có những trường hợp số tiền bồi
thường thiệt hại còn lớn hơn cả giá trị hợp đồng đã ký kết. Pháp luật không
xác định một khung giá bồi thường mà chỉ giới hạn số tiền bồi thường thiệt
hại trong các loại thiệt hại thực tế. Ngoài ra, phạt vi phạm khác biệt cơ bản
với bồi thường thiệt hại ở chỗ số tiền bồi thường thiệt hại không được xác



-21

-

định trước, trong khi mức phạt vi phạm là dựa vào dự đoán của các bên khi ký
hợp đồng hoặc dựa vào sự dự liệu của pháp luật về mức tổn thất tối thiểu mà
hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra.
(iii) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh chỉ có thể
áp dụng khi đã có thiệt hại thực tế xảy ra
Như đã nói trong phân (1.1.1.1), như mọi hình thức trách nhiệm pháp lý khác,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh chỉ
phát sinh khi có đủ bốn căn cứ là: Hành vi vi phạm; Thiệt hại thực tế; Yếu tố
lỗi của người có hành vi vi phạm; và Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm và thiệt hại thực tể. Tuy nhiên, trong khi ba hình thức trách nhiệm hợp
đồng nói trên chỉ cần căn cứ thứ nhất - hành vi vi phạm hợp đồng- là đã có
thể áp dụng, thì bồi thường thiệt hại chỉ có thể áp dụng khi có thiệt hại thực tế
xảy ra. Điều này xuất phát từ mục đích áp dụng của chế tài này, nếu khơng có
thiệt hại xảy ra thì khơng thể có căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại cho
bên có quyền lợi bị vi phạm. Tuy nhiên, cũng có những biệt lệ khi áp dụng
nguyên tắc này, ví dụ như: Điều 1145 Bộ luật Dân sự Pháp quy định “Trong
trường hợp nghĩa vụ khơng làm một việc, thì chỉ riêng việc vi phạm nghĩa vụ
ấy cũng đủ để người vi phạm phải bồi thường thiệt hại”[23, tr. 314]. Ỏ đây,
chỉ bản thân hành vi không thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm đã đủ đê coi
là đương nhiên gây ra thiệt hại cho bên có quyền, bởi lẽ đối tượng của hợp
đồng chính là hành vi chứ khơng phải một đối tượng vật chất khác, nên việc
không thực hiện hành vi được coi như đã gây ra thiệt hại cho bên có quyền.
(iv)

Mục đích áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vỉ phạm hợp đồng
trong kinh doanh


Là một chế tài hợp đồng, ngồi mục đích củng cố kỷ luật họp đồng, đảm bảo
quyền tự do hợp đồng như các loại chế tài khác. Mục đích quan trọng nhất
của chế tài bồi thường thiệt hại, và là cơ sở để pháp luật quy định chê tài này
là môt loại chế tài có phạm vi áp dụng thường xuyên nhất, đó là nó tạo khả


-

2 2

-

năng đảm bảo lợi ích một cách tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ
hợp đồng. Đối với bên bị vi phạm, chế tài bồi thường thiệt hại là một biện
pháp hữu hiệu nhất nhàm khôi phục lợi ích vật chất, bù đắp các tổn thất mà họ
phải gánh chịu do hành vi vi phạm của phía bên kia. Bên bị vi phạm được bồi
hồn tối đa tổn thất bằng cách tính tốn một cách khoa học và họp lý về tất cả
các giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi đáng lẽ được hưởng từ việc thực hiện
hợp đồng. Đối với bên vi phạm, mặc dù bồi thường thiệt hại là một chế tài
mang tính chất trừng phạt với họ nhưng vẫn tính tốn để đảm bảo lợi ích
chính đáng cho họ. Điều này thể hiện ở các quy định về miễn giảm trách
nhiệm, về nghĩa vụ chứng minh tổn thất, nghĩa vụ hạn chể thiệt hại của bên bị
vi phạm. Với các chủ thể liên quan, chế định bồi thường thiệt hại cũng góp
phần đảm bảo lợi ích cho các chủ thể khác trong nền kinh tế. Với việc quy
định tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba do
hậu quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng gây ra, cũng là một loại thiệt hại
mà bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường (Điều 21 Nghị
định 17), pháp luật đã tạo ra một đảm bảo thực tế cho lợi ích của các chủ thể
khác có liên quan tới hợp đồng.

1.2. Sự điều chỉnh pháp luật đối vói bồi thường thiệt hại do vi phạm họp
đồng trong kinh doanh

1.2.1. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong kinh doanh
Khái niệm nguồn của một lĩnh vực pháp luật là tổng hợp tất cả các văn bản
pháp luật và các hình thức khác chứa đựng quy phạm pháp luật liên quan đến
lĩnh vực đó. Các văn bản luật liên quan đến hợp đồng kinh doanh nói chung
và quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh nói
riêng rất đa dạng, bao gồm từ các quy định cơ bản về quyền tự do kinh doanh
trong Hiến pháp, đến các văn bản luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn
thi hành.


×