Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÚY AN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON SAU KHI LY HÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÚY AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON SAU KHI LY HÔN

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy An


ii

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Bộ luật dân sự Việt Nam 2015

: BLDS 2015

2. Luật hôn nhân và gia đình Việt : Luật HN&GĐ 2014

Nam năm 2014
3. Luật thi hành án dân sự Việt : Luật THADS
Nam 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
4. Luật Hôn nhân và gia đình Việt : Luật HN&GĐ 2000
Nam năm 2000
5. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP : Nghị định số 110/2013/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp,
hành chính tư pháp, hơn nhân và
gia đình, thi hành án dân sự, phá
sản doanh nghiệp, hợp tác xã
6. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP : Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP
Của Hội đồng Thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao số ngày 23
tháng 12 năm 2000 hướng dẫn
áp dụng một số quy định của
Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000
7. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP : Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
ngày 12/11/2013 Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn
xã hội; phịng, chống tệ nạn xã
hội; phòng cháy và chữa cháy;


iii

phịng, chống, chống bạo lực gia
đình

8. Nghị

định

126/2014/NĐ-CP : Nghị định126/2014/NĐ-CP

ngày 31/12/2014 Quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Hơn nhân và gia đình
9. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP : Nghị định số 70/2001/NĐ-CP
ngày 3/10/2001 của chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật
hơn nhân và gia đình


iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI
VỚI CON SAU KHI LY HÔN
1.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn ...... 9
1.2. Pháp luật hiện hành điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với
con sau khi ly hôn ........................................................................................................................ 13
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con ............................... 13
1.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục….13
1.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con trong việc thăm
nom con của người không trực tiếp ni con và gia đình của họ ................ 16
1.2.1.3. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con............................................ 19

1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con .................... 20
1.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục .... .20
1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ........................................... 24
1.2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc thay đổi người trực tiếp
nuôi con.. ....................................................................................................... 31
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ
ĐỐI VỚI CON SAU KHI LY HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi
ly hơn .................................................................................................................................................. 37
2.1.1. Những vấn đề cịn tồn tại trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con sau khi ly hôn .................................................................. 37
2.1.1.1. Những vướng mắc trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con .... 37


v

2.1.1.2. Vướng mắc về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực
tiếp nuôi con trong việc thăm nom con......................................................... 39
2.1.1.3. Vướng mắc về cấp dưỡng cho con ................................................... 42
2.1.2. Một số vụ việc điển hình ....................................................................... 53
2.1.2.1. Bản án số 485/2016/HNGĐ-PT về việc thay đổi người trực tiếp
nuôi con sau ly hôn .................................................................................... …53
2.1.2.2. Bản án số 1149/2015/HNPT Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con.. 58
2.1.2.3. Bản án số 03/2016/HNGĐ-ST ngày 22/4/2016 về việc tranh chấp
hôn nhân gia đình và yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con ............ ...64
2.2. Một số giải pháp đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ đối với con sau khi ly hơn ........................................................................ 66
2.2.1. Hồn thiện các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình trong về
nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con khi ly hôn .................................. 67

2.2.1.1. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con ....................................... 67
2.2.1.2. Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ...................................... 67
2.2.1.3. Về việc thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con ............ 71
2.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hơn nhân và gia
đình trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền của con khi cha mẹ ly hôn.... 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn
Gia đình là tế bào, nền tảng vững chắc của xã hội, chính ở nơi đây,
nhân cách của mỗi con người được hình thành, ni dưỡng và phát triển.
Trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con là mối quan hệ thiêng liêng,
quý giá nhất vì chính nhờ vào tình thương của cha, mẹ mà con cái được sinh
ra và lớn khôn. Hồ chủ tịch đã nhận định: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”1. Kết hôn là cơ sở, là tiền đề để
xác lập quan hệ vợ chồng và quan hệ gia đình theo quy định của pháp luật
nhằm xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Tuy
nhiên, không phải gia đình nào cũng đạt được điều đó, bởi khi cuộc sống gia
đình rơi vào bế tắc trầm trọng, mẫu thuẫn khiến đời sống chung không thể
tiếp tục kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được thì ly hơn là lối thốt
cho hai bên.
Nhưng hậu quả mà ly hôn để lại ảnh hưởng rất lớn tới vợ, chồng và đặc
biệt là đối với con cái. Ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ
chồng trước pháp luật, nhưng giữa cha và mẹ vẫn có mối ràng buộc với con
cái, đây chính là nội dung nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con sau khi
ly hôn mà pháp luật quan tâm điều chỉnh. “Cha mẹ có nghĩa vụ ni dạy con

thành những cơng dân có ích cho xã hội..”2 , bởi vậy, khi ly hôn các bậc làm
cha làm mẹ cần phải thấy rõ được quyền và nghĩa vụ của mình đối với con
cái. Các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn về nguyên tắc
không thay đổ so với trong thời kỳ hơn nhân, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa

1

Hồ Chí Minh (2002),(9), Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 222

2

V.L. Lê Nin (1972), (30), , V.L. Lê Nin toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 473


2

vụ trong việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã
thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng
lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Tuy nhiên, sau khi ly hơn cha
mẹ khơng cùng ở với nhau trong một nhà, nên con cái chỉ có thể sống chung
với một bên. Bên khơng trực tiếp ni dưỡng vẫn có nghĩa vụ thực hiện đầy
đủ việc chăm sóc, ni dưỡng đối với con, nhưng do sự kiện ly hơn, nên
quyền và nghĩa vụ này có cách thực hiện khác nhau.
Quan hệ cha, me và con không chỉ phát sinh dựa trên quan hệ huyết
thống mà còn được phát sinh trên cơ sở chăm sóc, ni dưỡng của cha mẹ đối
với con. Trong lời mở đầu Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã
khẳng định: để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần
được trưởng thành trong mơi trường gia đình, trong bầu khơng khí hạnh phúc,
u thương và thông cảm.
Mặt khác, hiện nay, theo sự phát triển kinh tế thị trường, sau khi ly hôn

nhiều bậc cha mẹ chỉ biết chăm chú vào làm ăn hoặc xây dựng hạnh phúc
mới, mà không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình như: để con cho
người thân nuôi dưỡng, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, khơng thăm
nom, chăm sóc, giáo dục con đầy đủ. Mặc dù pháp luật đã quy định, sau ly
hôn cha hoặc mẹ khơng trực tiếp ni con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều người đã cố tình “phớt lờ” trách nhiệm
này, hoặc chỉ cấp dưỡng được vài tháng đầu rồi biệt tăm, để cấp dưỡng trở
thành một món nợ khó địi, khiến những đứa trẻ vốn đã thiếu hụt về mặt tình
cảm, nay cịn thiếu hụt về đời sống vật chất.
Như vây, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn là
vấn đề đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, nhưng cho đến nay vẫn thu hút
sự quan tâm của toàn xã hội. Đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn” được chọn làm


3

luận văn thạc sỹ, với mong muốn đóng góp những quan điểm của bản thân
cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như giải
quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết các
tranh chấp về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hơn, góp
phần bảo vệ quyền lợi của người con trong cuộc không cịn đầy đủ tình cảm
của cha và mẹ, ổn định chế độ hơn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu pháp luật về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con khi
ly hôn là một mảng đề tài được khá nhiều nhà nghiên cứu, thuộc nhiều lĩnh
vực quan tâm, trong khoa học luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng. Việc
thực hiện quyền của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn là một cơ sở pháp lý
quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của con cái nói chung và trẻ em nói
riêng, giúp các con có một cuộc sống ổn định khi khơng cịn được sống đầy

đủ cùng cha mẹ.
Đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp
độ khác nhau, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghĩa vụ và quyền
của cha mẹ đối với con sau khi ly hơn như sau:
Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Giáo trình Luật HN&GĐ,
Đại Học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; Nguyễn Ngọc
Điện (2002) , Bình luận khoa học hơn nhân và gia đình Việt Nam, tập 1, Nxb
Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh; Tưởng Duy Lượng (2001), Bình Luận một số
án Dân sự và Hơn nhân &gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Đinh
Mai Phương (2006); Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002) Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn và Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Ngồi ra cịn một số Giáo trình và bình luận
khoa học về Luật HN&GĐ; hầu hết các cơng trình này chỉ mới chỉ dừng lại ở


4

việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật HN&GĐ về nhân thân
hoặc về tài sản, về cấp dưỡng nói chung giữa vợ chồng với con sau khi ly
hơn, ít đề cập đến thực tiễn việc áp dụng và thi hành các quy định của pháp
luật về vấn đề trên.
Nhóm luận văn, luận án chuyên ngành Luật: Một số cơng trình nghiên
cứu khoa học tiêu biểu như: Chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ – Vấn
đề lý luận và thực tiễn, luận án tiến sĩ luật học của tác giả Ngô Thị Hường,
trường Đại học Luật Hà Nội, 2006. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu
tổng quát các quy định của pháp luật HN&GĐ liên quan đến chế định cấp
dưỡng cũng như đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của Luật
HN&GĐ về cấp dưỡng. Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật Hơn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Viết Thái,
Đại học luật Hà Nội, 2013. Trong đề tài này tác giả đã đưa ra và phân tích

những hậu quả pháp lý liên quan đến quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa
cha, me và con sau khi ly hôn, một số vướng mắc bất cập và hướng giải
quyết. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi giải quyết hậu quả pháp
lý của ly hơn, khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Thanh Nga, Đại học Luật Hà
Nội, 2016. Khóa luận đi sâu vào phân tích các quy định mới của pháp luật
Hơn nhân và gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với
con, từ đó tập trung vào bảo vệ quyền lợi của người con sau khi ly hôn.
Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong điều kiện kinh tế xã hội hiện
nay, Luận văn thạc sĩ luật học của Lý Thị Thanh Xn (2013)… Các cơng
trình này chỉ mới dừng lại ở góc độ nêu ra những quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ đối với con cái khi ly hơn, mà chưa có cơng trình nào đi sâu vào phân tích
rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và đặc biệt là thực tiễn thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đó sau khi ly hơn.


5

Tóm lại, cho đến nay dù đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về
nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn và các cơng trình đó
đang vẫn cịn nghiên cứu khái qt hoặc chủ yếu tập trung về một mảng cụ
thể của mối quan hệ này như: cấp dưỡng, thay đổi người ni con…. Nhưng
chưa có một cơng trình nào nghiên đi sâu vào phân tích về lý luận, đặc biệt là
thực tiễn thực hiện các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly
hơn. Chính vì lý do đó, tơi đã chọn đề tài này để nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc,
toàn diện về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đổi với con sau khi ly hôn”, luận văn được xây dựng nhằm phân tích
các nhóm đối tượng nghiên cứu: hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về

quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con sau khi ly hơn trong đó tập trung
chủ yếu vào quy định của pháp luật Hơn nhân và gia đình 2014 như: nghĩa vụ
và quyền trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng giáo dục con, quyền và nghĩa vụ
thăm nom con, cấp dưỡng cho con… thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật trong hoạt động xét xử, thực tiễn thi hành án.
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định của Luật HN&GĐ
2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con sau khi ly hơn: Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật thi hành án
dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tình hình giải quyết các tranh chấp
các vụ án HN&GĐ tại Tòa án nhân dân trên cả nước về thay đổi người nuôi
con, tranh chấp về cấp dưỡng, thay đổi mức cấp dưỡng.


6

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trong giới hạn cho phép về dung lượng, đề tài tập trung đi vào phân
tích, bình luận, đánh giá những vấn đề lý luận trực tiếp về nghĩa vụ và quyền
của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Đi sâu vào trọng tâm là nêu và phân
tích về thực tiễn áp dụng pháp luật, những điểm còn hạn chế của pháp luật, từ
đó có những đề xuất nhằm hồn thiện pháp luật về hơn nhân và gia đình của
Việt Nam, nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn việc quyền và nghĩa vụ giữa cha
mẹ và con cái sau khi ly hơn.
Đề đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
-

Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ


đối với con sau khi ly hôn.
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của Luật HN&GĐ

2014 và các văn bản pháp luật có liên quan về quan hệ giữa cha mẹ và con
cái khi cha mẹ ly hôn như Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thi
hành án dân sự số 64/2014/QH13.
-

Tìm hiểu một cách có hệ thống và hồn chỉnh những quy định pháp

luật Việt Nam và đặc biệt tập trung vào trọng tâm chính là Luật HN&GĐ
2014 về nghĩa vụ và quyền của nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đổi với con
sau khi ly hôn.
-

Thực tiễn áp dụng pháp luật, những vướng mắc và bất cấp trong quá

trình áp dụng, thực hiện pháp luật.
-

Trên cơ sở những tìm hiểu về lý luận và những quy định của pháp luật

cũng như tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật, luận văn mạnh dạn đề xuất


7


một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ và
quyền của cha mẹ đổi với con sau khi ly hôn ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các phương pháp
nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng trong đề tài bao gồm phương pháp
phân tích để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp…nhằm đánh giá sự phù hợp của pháp
luật Việt Nam để điều chỉnh vấn đề nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đổi với con
sau khi ly hôn; phương pháp thống kê, tổng hợp nhằm thống kê các số liệu và
đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con khi ly hôn để giải quyết vấn đề ly hơn trước cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về vấn đề
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hơn theo pháp luật hơn
nhân gia đình Việt Nam. Thơng qua những nghiên cứu và phân tích đánh giá
của luận văn có thể thấy ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn do luận văn
mang lại như sau:
Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu một cách tổng thể về lý luận và thực
tiễn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn làm rõ được
quy định của pháp luật dân sự nói chung cũng như pháp luật hơn nhân gia
đình nói riêng quy định về vấn đề này.
Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã rút ra được một số
những khó khăn vướng mắc đang gặp phải trong thực tiễn áp dụng và thi hành


8

pháp luật do những quy định của luật chưa thật sự rõ ràng và đầy đủ dẫn đến

tình trạng có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Chính vì vậy trong khuôn
khổ luận văn cũng đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, tạo ra
một khung pháp lý chuẩn để việc giải quyết vấn đề này được thuận tiện dễ
dàng hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có hai chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con sau
khi ly hôn
Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
sau khi ly hôn và một số giải pháp


9

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI
VỚI CON SAU KHI LY HÔN
1.1.

Khái niệm quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con sau khi ly

hơn
Dưới góc độ pháp luật, cha, mẹ, con là những chủ thể của quan hệ pháp
luật hôn nhân gia đình. Pháp luật quy định cho họ những nghĩa vụ và quyền
mà họ được hưởng và phải tuân theo khi tham gia quan hệ pháp luật hơn nhân
gia đình nói chung, quan hệ giữa cha, mẹ và con nói riêng. Sự kiện cha mẹ ly
hôn không làm thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ và quyền đối với con, tuy
nhiên phương thức các nghĩa vụ và quyền đối với con có nhiều sự thay đổi.3

Vậy nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ đối với con khi ly hơn là gì? Trước hết,
cần tìm hiểu khái niệm quyền và khái niệm nghĩa vụ.
Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp
luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó, cá
nhân, tổ chức được hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng ai ngăn cản, hạn
chế; Dưới góc độ pháp lý: Quyền là những việc mà một người được làm mà
không bị ai ngăn cản, hạn chế.4
Cũng theo từ điển luật học thì nghĩa vụ là “việc phải làm theo bổn phận
của mình” 5. Thuật ngữ nghĩa vụ được dùng trong đời sống hằng ngày là sự
xử sự mà một người phải thực hiện vì một hay nhiều người khác, nhưng sự
thực hiện đó khơng đặt dưới sự đảm bảo của nhà nước bằng pháp luật. Pháp

3

Hà Thị Mai Hiên (2003), Giáo trình luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo
Đại học Huế, tr. 260
4
Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb từ điển Bách khoa, Nxb. Tư pháp, tr. 648
5
Viện Khoa học Pháp lý, ltdd chú thích 4, tr. 560


10

luật khơng buộc người đó phải thực hiện, họ thực hiện nghĩa vụ hồn tồn
theo lương tâm của mình để làm tròn bổn phận làm người.Ở phương diện này,
nghĩa vụ được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức.
Khái niệm nghĩa vụ đặt trong mối quan hệ với quyền là hai khái niệm
đi song song cùng nhau, có mối quan hệ qua lại. Một công dân muốn được
đảm bảo thực hiện quyền thì tự mình cũng phải thực hiện những nghĩa vụ

tương ứng nhất định. Trong quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình khái niệm
quyền và nghĩa vụ khơng nằm ngồi quy luật đó, nghĩa là quyền của cha mẹ
đồng thời cũng là nghĩa vụ của họ đối với con. Đây là một trong những đặc
điểm của quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn theo quy
định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Như vậy, có thể hiểu nội dung pháp
luật về nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ đối với con sau khi ly hôn là những
việc mà cha mẹ thực hiện đối với con theo thoả thuận giữa cha mẹ hoặc theo
quyết định của Toà án ngay sau khi chấm dứt hôn nhân nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người con trong mối quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ
và con.
Sau khi ly hôn, cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ và quyền của mình đối
với con, để đảm bảo sự phát triển, cân bằng cuộc sống của trẻ khi khơng được
sống trong tình u thương của cha và mẹ. Sở dĩ như vậy vì con có một giai
đoạn là trẻ em – đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Cơng ước
Quốc tế về quyền trẻ em hiện có trên 190 nước tham gia, trong đó có Việt
Nam. Cũng vì con chỉ ở độ tuổi nhất định mới được xem là trẻ em nên có
nhiều nghĩa vụ và quyền của cha mẹ có tính chất có thời hạn. Khi đến tuổi
thành niên hoặc sớm hơn, một số nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ sẽ chấm dứt.
Ví dụ cha mẹ chỉ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra mà không phải bồi thường thiệt
hại do con đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự gây ra. Nếu người con


11

đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự và cha mẹ thực hiện chức
năng giám hộ thì nội dung quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con cũng đã có
nhiều thay đổi.
Nghĩa vụ và quyền giữa cha, mẹ và con được pháp luật hơn nhân gia
đình, luật dân sự điều chỉnh. Trong đó, luật hơn nhân và gia đình có nhiều

thay đổi cụ thể, mang tính đặc thù hơn về quyền giữa cha, mẹ và con. Đặc
biệt, luật HN&GĐ 2014 quy định các quyền của cha mẹ và con đồng thời là
nghĩa vụ của họ. Chính vì thế, Luật dùng rất nhiều thuật ngữ “nghĩa vụ và
quyền” thay cho việc chỉ dùng “nghĩa vụ” hoặc “quyền”. Như vậy, trong
quyền có nghĩa vụ và ngược lại, nghĩa vụ cũng nhằm thực hiện quyền. Điểm
này là điểm khác biệt rất lớn so với cổ luật, vì trong cổ luật, cha mẹ chỉ có
quyền mà khơng có nghĩa vụ với con cái, do đó pháp luật khơng bảo vệ được
quyền lợi của con. Không những thế, việc dùng “nghĩa vụ và quyền” thay cho
“quyền và nghĩa vụ” đã nhấn mạnh hơn tầm quan trong của các nghĩa vụ, đặc
biệt là nghĩa vụ của cha mẹ với con cái.
Nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ đối với con sau khi ly hôn là một nội
dung quan trọng trong pháp luật hơn nhân và gia đình, bởi lẽ quy định này là
sự dung hòa giữa thực trạng phát triển xã hội và truyền thống phát triển đạo
đức của dân tộc. Quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau
khi ly hơn có ý nghĩa về cả mặt xã hội và pháp lý.
Ý nghĩa xã hội: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn
được pháp luật quy định, nhà nước quản lý, các chủ thể của quan hệ này, bao
gồm cha, mẹ, con sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền
của mình, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với con là trẻ em. Khơng ai có thể
phủ nhận vai trị của trẻ em đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Đồng thời đó cũng
là đối tượng cần sự quan tâm, cả về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, nhà
trường và xã hội. Trong đó, gia đình, đặc biệt là cha mẹ là yếu tố chính quyết


12

định đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Hiện nay, khi quy định về nghĩa
vụ và quyền giữa cha, mẹ và con sau khi ly hôn, luật HN&GĐ ghi nhận
nguyên tắc bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền lợi cho con. Do đó, quy định về nghĩa
vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn là việc làm cần thiết nhằm

nâng cao trách nhiệm của cha mẹ, tạo điều kiện cho việc đảm bảo các nghĩa
vụ và quyền cơ bản của trẻ em. Mặt khác, những quy định tiến bộ của pháp
luật về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hơn cịn bảo vệ
con tránh việc con thiếu thốn tình cảm của cha mẹ dẫn đến trầm cảm, tự kỷ,
mặc cảm. Hoặc khơng có sự bảo vệ của cha, mẹ mà rơi vào các tệ nạn xã hội:
bị người xấu dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội, nghiện các trò chơi điện
tử, nghiện ma túy, hay bị lạm dụng tình dục, đặc biệt là vấn đề ấu dâm đang
nổi cộm hiện nay. Việc quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ nhằm đảm
bảo về vật chất cho con có thể phát triển thể chất và học tập như bạn bè đồng
trang lứa và phát triển về tinh thần nhằm tạo điều kiện cho con được sống
trong tình yêu thương và quan tâm của cả người cha lẫn người mẹ.
Ý nghĩa pháp lý: khơng chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội, quy định về nghĩa
vụ và quyền giữa cha, mẹ đối với con sau khi ly hơn cịn có ý nghĩa về mặt
pháp lý. Trước hết là đảm bảo quyền cho các chủ thể, đồng thời cũng chỉ ra
các nghĩa vụ tương ứng mà mỗi chủ thể phải gánh chịu. Hiện nay, khi Việt
Nam tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em, việc nội luật hóa các quy
định của cơng ước vào pháp luật quốc gia là rất cần thiết. Có thể thấy các quy
định của Luật hơn nhân và gia đình hiện nay, trong đó có quy định về nghĩa
vụ và quyền của cha mẹ đối với con đã tạo cơ sở cho việc bảo vệ các quyền
cơ bản của trẻ em nói chung, con cái trong gia đình nói riêng. Việc quy định
này liên quan đến nhiều nội dung khác của pháp luật hơn nhân gia đình là:
giao con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi,
khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình cho ai ni
dưỡng, giáo dục, chăm sóc, và người khơng được giao ni dưỡng, chăm sóc,


13

giáo dục con trực tiếp có quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục và vấn đề cấp
dưỡng ni con như thế nào.

Việc trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng con là nghĩa vụ và quyền
của cha mẹ, không phụ thuộc vào quan hệ hơn nhân của cha mẹ có tồn tại hay
không.
1.2.

Pháp luật hiện hành điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối

với con sau khi ly hôn
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con
1.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong
việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con. Khoản 1 Điều 81 Luật HN&GĐ
2014 đã quy định về vấn đề này như sau: “Sau khi ly hơn, cha mẹ vẫn có
quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con chưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng
lao động và khơng có tài sản để tự ni mình...”
Đối với người trực tiếp nuôi con, là người cùng chung sống với con
nên các nghĩa vụ và quyền của họ trong việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục
con nói chung khơng thay đổi so với trước khi ly hôn như: quyền đại diện cho
con ( Điều 73), bồi thường thiệt hại do con gây ra ( Điều 74); quyền quản lý
tài sản riêng của con ( Điều 76); quyền định đoạt tài sản riêng của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự ( Điều 77);… họ
nên cố gắng dành thời gian, tình cảm và sự quan tâm nhiều hơn tới con khi
con không được sống chung với cha hoặc mẹ là những người không trực tiếp
nuôi con để bù đắp những thiếu hụt tình cảm cho con. Cụ thể, người trực tiếp
nuôi con sẽ thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục
con theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Luật HN&GĐ 2014.


14


Về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng: Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền
ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và
khơng có tài sản để tự ni mình.
Nghĩa vụ và quyền giáo dục con
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho
con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong mơi trường gia đình đầm
ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà
trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền
tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc
giáo dục con khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết được.
Quy định này trong Luật HN&GĐ 2014 về quyền được chăm sóc, giáo
dục của con và trách nhiệm của các chủ thể là hoàn toàn phù hợp với quy định
trong Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo đó, khoản 1 Điều 28
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định: “gia đình,
nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học
hết chương trình phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao
hơn”. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cịn quy định trách nhiệm
khơng những của cha mẹ mà còn bao gồm cả nhà trường, nhà nước và xã hội
cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để chăm sóc, giáo dục trẻ; điều 5 Luật này
đã khẳng định: “việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của
gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và cơng dân”.
Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con được đặt ra đối
với người trực tiếp nuôi con khi con thuộc các đối tượng: con chưa thành
niên, con thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao



15

động và khơng có tài sản để tự ni mình. Đây là những đối tượng yếu thế,
luôn cần sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ được pháp luật quy định rõ tại
khoản 1 Điều 81 Luật HN&GĐ 2014.
Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhân thân, cha mẹ
cịn có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của con. Sau khi ly hôn, quyền và
nghĩa vụ giữa cha mẹ không thay đổi, cả người cha và người mẹ vẫn có quyền
định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự. Khi người con dưới 15 tuổi muốn định đoạt tài sản riêng
của mình cần có sự đồng ý của cả người cha và người mẹ, cha mẹ có quyền
định đoạt tài sản của con vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì
phải xem xét nguyện vọng của con ( Điều 77 Luật HN&GĐ 2014). Trường
hợp con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ
trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản
của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Hậu quả của ly hôn dẫn đến việc con chỉ được sống cùng với người
trực tiếp nuôi con nên việc chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục con chủ yếu do
người trực tiếp nuôi con thực hiện; người không trực tiếp ni con do khơng
có điều kiện ở cùng con nên mặc dù đây là nghĩa vụ và quyền của họ nhưng
việc thực hiện chắc chắn sẽ không tiến hành thường xun được. Pháp luật
hơn nhân và gia đình hiện nay không quy định người trực tiếp nuôi con phải
đảm bảo một mức sống nhất định cho con mà theo đó, việc chăm sóc, ni
dưỡng con như thế nào sẽ phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức thu nhập
của người trực tiếp nuôi con cũng như mức cấp dưỡng của người không trực
tiếp nuôi con. Vợ chồng tuy đã ly hôn nhưng hai bên vẫn là cha mẹ của con,
việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con vẫn phải do hai bên thực hiện, hai
bên phải cùng nhau bàn bạc về cách thức, phương pháp nuôi dạy con để con

phát triển tốt nhất có thể. Đặc biệt, người trực tiếp ni con do có điều kiện


16

gần gũi với con nên phải chú ý tạo môi trường gia đình đầm ấm, vui vẻ; làm
gương tốt cho con về mọi mặt. Mặt khác, phải cùng với người không trực tiếp
nuôi con phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tôt chức trong việc giáo
dục con để con được giáo dục tốt, phải hướng dẫn con chọn nghề, định hướng
tương laic ho con, tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
1.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom
con của người khơng trực tiếp ni con và gia đình của họ
Việc thăm nom con là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp
nuôi con, tuy nhiên việc thăm nom con cịn liên quan đến người trực tiếp ni
dưỡng con và gia đình của họ. Do đó, họ vẫn có những quyền và nghĩa vụ
nhất định, cụ thể:
Về quyền: khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ 2014 đã quy định rõ: “cha,
mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây
ảnh hưởng xấu đến việc trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con thì
người trực tiếp ni con có quyền u cầu Tịa án hạn chế quyền thăm nom
con của người đó”. Quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con
rất có ý nghĩa đối với người đó, nhằm bù đắp thiếu thốn tình cảm của con do
khơng được chung sống cùng với cha, mẹ của mình dưới một mái nhà. Tuy
nhiên, khi người không trực tiếp nuôi con lợi dụng việc thăm nom để cản trở
hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục
con lại tạo ra ảnh hưởng không tốt đến con. Do đó, pháp Luật HN&GĐ 2014
quy định quyền u cầu Tịa án hạn chế quyền thăm nom của người không
trực tiếp nuôi con để quyền lợi của con được đảm bảo, khơng bị xâm phạm
bởi chính người cha hay người mẹ của mình.

Bên cạnh quy định quyền, Luật hơn nhân và gia đình 2014 cũng quy
định nghĩa vụ cho người trực tiếp nuôi con: cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng


17

các thành viên gia đình khơng được cản trở người khơng trực tiếp ni con
trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ( Khoản 2 Điều
83). Cha mẹ ly hôn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của các con,
khi đó con khơng được sống cùng với cha mẹ như trước kia được nữa mà chỉ
được ở với một bên. Để đảm bảo cho con có thể học tập, sinh hoạt bình
thường, khơng làm xáo trộn cuộc sống của con thì cha, mẹ trực tiếp ni con
có quyền u cầu người khơng trực tiếp ni con cùng các thành viên gia đình
tơn trọng quyền được ni con của mình (Khoản 1 Điều 83 Luật HN&GĐ
2014).
Bên cạnh đó, quyền thăm nom con là một quyền nhân thân của người
không trực tiếp nuôi con nên không ai được cản trở, người trực tiếp nuôi con
và những người khác có nghĩa vụ tơn trọng quyền này. Đối với bên không
trực tiếp nuôi con và người thân của bên không trực tiếp nuôi con (như bố,
mẹ, ông, bà, anh, chị, em…) thì việc tiếp xúc, gặp gỡ con chỉ có thể thực hiện
qua việc thăm nom. Do đó, trong vấn đề thăm nom con, pháp luật đã quy định
rất chặt chẽ để vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người khơng trực tiếp
ni con cũng như gia đình,đồng thời đảm bảo ý nghĩa của chính quyền này.
Việc Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị,
em với nhau cũng là hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 2, Luật
Phịng, chống bạo lực gia đình 2007.
Khi bị một bên cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hơn. Người khơng trực
tiếp chăm sóc con có thể thực hiện như sau:
1, Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến

thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
2, Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để
minh chứng tình trạng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con


18

3, Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho t.hi hành vấn đề thăm
nom, chăm sóc con chung theo án Tịa.
Sau đó, cơ quan Thi hành án mời các bên đến làm việc, người trực tiếp chăm
sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con, khơng
gây khó nữa. Nội dung này được ghi vào biên bản, có ký tên đóng dấu của cơ
quan thi hành án.
Nhưng nếu người trực tiếp chăm sóc con khơng thực hiện đúng những
gì đã thỏa thuận thì bên khơng trực tiếp chăm sóc được quyền gửi đơn đến
Tòa án xin thay đổi người trực tiếp ni con. Với những chứng cứ và quy
trình đã làm, Tịa án có thể chấp nhận u cầu của người nộp đơn, quyết định
cho thay đổi người nuôi con một cách thuyết phục.
Nếu người nuôi con không thi hành việc cho thăm con thì người kia có quyền
làm đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp không tự nguyện thi hành, có thể bị
cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ
sung 2014.
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống
tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó
Điều 53 quy định về Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong
quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và
chồng; giữa anh, chị, em với nhau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành
vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ

và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết
định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Như vậy, nếu người ni con cố tình ngăn cản việc thăm ni con của người
cịn lại sau khi ly hơn thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử
phạt hành chính từ 100.000đ – 300.000đ .


×