Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi hàu thái bình dương (crassostrea gigas thunberg, 1793) theo hướng bền vững tại quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHỀ NI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas
Thunberg, 1793) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHỀ NI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas
Thunberg, 1793) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thuỷ sản

Mã số:

8620301



Quyết định giao đề tài:

1276/QĐ-ĐHNT ngày 06/12/2017

Quyết định thành lập HĐ:

1368/QĐ-ĐHNT 19/11/2018

Ngày bảo vệ:

01/12/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ ANH TUẤN
Chủ tịch Hội đồng:
PGS. TS. Nguyễn Đình Mão
Phịng đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HỊA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp phát triển nghề ni hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg,
1793) theo hướng bền vững tại Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho đến thời
điểm này.
Khánh Hòa, ngày 15 tháng 12 năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q
phịng ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Sau đại học, Viện Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành đề tài.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Lê Anh Tuấn đã giúp tơi hồn thành tốt đề
tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quảng Ninh, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Thống kê, Chi
cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Thủy sản, Phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Vân Đồn, phòng Kinh tế thành phố Cẩm Phả;
UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ sở nuôi hàu Thái Bình Dương trên địa bàn
nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp, trao đổi thông tin cho tôi trong thời
gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 15 tháng 12năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 4
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 5
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 8
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 9
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... 10
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. 11
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. Đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương.......................................................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại ....................................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo..................................................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm phân bố................................................................................................... 4
1.1.4. Một số yếu tố môi trường ...................................................................................... 5
1.1.5. Phương thức sống ................................................................................................... 5
1.1.6. Thức ăn và phương thức bắt mồi ........................................................................... 5
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................. 6
1.1.8. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................. 7
1.1.9. Tác nhân gây hại và bệnh của hàu ......................................................................... 7
1.2. Tình hình ni hàu Thái Bình Dương trên thế giới .................................................. 8
1.3. Tình hình ni hàu Thái Bình Dương tại Việt Nam .............................................. 10
1.4. Tình hình ni trồng thủy sản tại Quảng Ninh ....................................................... 12
1.4.1. Tình hình chung ................................................................................................... 12
1.4.2. Tình hình ni động vật thân mềm tại Quảng Ninh ............................................ 13
1.4.3. Tình hình sản xuất và cung ứng vật tư nuôi động vật thân mềm ........................ 15
1.5. Hiện trạng về công tác quản lý Nhà nước .............................................................. 16
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 18
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 18

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 18
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................................ 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 19
v


2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 19
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 19
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 20
2.3.3. Cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi hàu ......................... 21
2.3.4. Phương pháp phân tích, đánh giá......................................................................... 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 23
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu ..................................... 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 23
3.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 23
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................................. 23
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn và hải văn............................................................. 24
3.1.1.4. Nguồn lợi biển ................................................................................................... 25
3.1.2. Điều kiện về kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu ................................................. 26
3.1.2.1. Về kinh tế ......................................................................................................... 26
3.1.2.2. Về xã hội ........................................................................................................... 27
3.1.2.3. Vị trí, vai trị của ngành thủy sản đối với kinh tế tỉnh Quảng Ninh ................. 28
3.2. Hiện trạng về nghề ni hàu Thái Bình Dương ..................................................... 30
3.2.1. Diện tích bè ni .................................................................................................. 30
3.2.2. Các hình thức ni hàu TBD ............................................................................... 30
3.2.3. Chọn vị trí vùng nuôi ........................................................................................... 32
3.2.4. Nguồn gốc, chất lượng và mật độ thả giống ........................................................ 33
3.2.5. Mùa vụ và thời gian nuôi ..................................................................................... 34
3.2.6. Tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch, năng suất nuôi hàu TBD .................................... 35
3.2.7. Quản lý và chăm sóc ............................................................................................ 35

3.2.8. Tình hình tiêu thụ hàu TBD ................................................................................. 36
3.2.9. Thơng tin về giới tính của chủ hộ ni hàu TBD ................................................ 36
3.2.10. Độ tuổi và kinh nghiệm của hộ ni hàu TBD.................................................. 37
3.2.11. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi ..................................................................... 38
3.2.12. Hiệu quả kinh tế của nghề ni hàu Thái Bình Dương thương phẩm .............. 39
3.3. Hiện trạng về giám sát, vệ sinh an toàn thực phẩm hàu TBD tại Quảng Ninh ...... 42
3.3.1. Giới thiệu chung ................................................................................................... 42
3.3.2. Hoạt động giám sát hàu Thái Bình Dương .......................................................... 43
vi


3.3.3. Phương pháp lấy mẫu nước, mẫu hàu TBD ........................................................ 44
3.3.4. Hoạt động kiểm soát thu hoạch và cấp giấy chứng nhận xuất xứ ....................... 47
3.3.5. Xử lý kết quả phân tích, ra thơng báo, cảnh báo chế độ thu hoạch .................... 51
3.4. Giải pháp phát triển bền vững nghề ni hàu TBD ............................................... 51
3.4.1. Những khó khăn trong phát triển nuôi hàu TBD ................................................. 51
3.4.2. Nguyên nhân nghề nuôi hàu TBD ở Quảng Ninh phát triển chưa bền vững ...... 55
3.4.3. Một số giải pháp phát triển nghề nuôi hàu TBD tại Quảng Ninh theo hướng bền
vững ................................................................................................................................ 57
3.4.3.1. Giải pháp về con giống ..................................................................................... 57
3.4.3.2. Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................ 58
3.4.3.3. Giải pháp về giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàu TBD ............. 59
3.4.3.4. Giải pháp về công tác quy hoạch và quản lý Nhà nước ................................... 60
3.4.3.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư ............................................ 61
3.4.3.6. Giải pháp về tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm ............................ 62
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 65
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 65
4.2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66


vii


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATTP:

An toàn thực phẩm

ATTP:

An tồn thực phẩm

CNXX:

Chứng nhận xuất xứ

CQ:

Cơ quan

DT:

Diện tích

ĐVT:

Đơn vị tính

KHCN:


Khoa học cơng nghệ

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

KT - XH:

Kinh tế - xã hội

NS:

Năng suất

NT2MV:

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

PTNT:

Phát triển nơng thơn

QH:

Quy hoạch


SL:

Sản lượng

TB:

Trung bình

TBD:

Thái Bình Dương

UBND:

Uỷ ban nhân dân

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số hình thức ni hàu TBD phổ biến [21], [31], [29] ............................... 9
Bảng 1.2. Tình hình NTTS tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2017 ........................... 12
Bảng 1.3. Tình hình ni hàu TBD tại Quảng Ninh giai đoạn 2013-2017 .................... 14
Bảng 1.4. Tình hình ni nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Quảng Ninh năm 2017 .............. 15
Bảng 2.1. Phân bố mẫu điều tra ....................................................................................... 21
Bảng 3.1. Hiện trạng dân số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2016 [18] ...................... 27
Bảng 3.2. Hiện trạng lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2016 [18] .................. 28
Bảng 3.3. Ý kiến của hộ nuôi về chất lượng giống hàu TBD ......................................... 33
Bảng 3.4. Tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch và năng suất nuôi hàu TBD ............................ 35
Bảng 3.5.Thị trường tiêu thụ hàu TBD thương phẩm ..................................................... 36

Bảng 3.6. Độ tuổi, kinh nghiệm của chủ hộ nuôi hàu TBD ............................................ 37
Bảng 3.7. Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ ni ................................................... 38
Bảng 3.8. Thông tin về tham khảo kỹ thuật nuôi của các hộ nuôi hàu ........................... 39
Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi hàu TBD (1 ha bè treo) ....................... 40
Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi hàu TBD (1ha bè dây) ....................... 41
Bảng 3.11. Kết quả phân tích các chỉ tiêu ATTP giai đoạn 2013-2017 ........................ 48
Bảng 3.12. Khó khăn của hộ nuôi hàu hiện nay.............................................................. 52
Bảng 3.13. Kiến nghị của hộ nuôi hàu hiện nay ............................................................. 55
Bảng 3.14. Phương hướng phát triển của hộ nuôi hàu .................................................... 55

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái ngồi hàu Thái Bình Dương ................................................. 3
Hình 1.2. Cấu tạo bên trong của hàu Thái Bình Dương [23] ............................................... 4
Hình 1.3. Sản lượng hàu TBD tồn cầu (tấn) [27] ............................................................... 9
Hình 2.1. Vùng nghiên cứu huyện Vân Đồn và Cẩm Phả ................................................. 18
Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ........................................................................ 19
Hình 3.1. Nhiệt độ (trái) và lượng mưa (phải) trung bình tại Quảng Ninh [18]................ 24
Hình 3.2. Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp tỉnh Quảng Ninh 2010-2016 [18] ................ 29
Hình 3.3. Ni hàu theo hình thức treo bè tre .................................................................... 31
Hình 3.4. Ni hàu theo hình thức treo bè dây .................................................................. 32
Hình 3.5. Mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giám sát hàu TBD .............. 44
Hình 3.6. Lấy mẫu định tính và định lượng tảo [8] ........................................................... 45
Hình 3.7. Dụng cụ lấy mẫu nước [8] .................................................................................. 45
Hình 3.8. Mẫu nước định tính, định lượng ......................................................................... 46
Hình 3.9. Lấy mẫu hàu TBD thương phẩm ........................................................................ 47
Hình 3.10. Sơ đồ tổng hợp hoạt động cấp/cấp đổi giấy chứng nhận xuất xứ .................... 48
Hình 3.11. Cây vấn đề xác định nguyên nhân nghề nuôi hàu TBD chưa bền vững ......... 57


x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề ni hàu Thái Bình
Dương. Nghề nuôi hàu phát triển không ngừng trong vài năm trở lại đây đã giúp tạo công
ăn việc làm, gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững an ninh biển đảo.
Tuy nhiên nghề nuôi hàu cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức liên quan đến sự
thiếu hụt con giống chất lượng; bất cập trong quy hoạch, giám sát, quản lý chất lượng;thị
trường đầu ra khơng ổn định; kỹ thuật ni cịn lạc hậu; quy mô nuôi nhỏ lẻ; môi trường
ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
nghề nuôi hảu tại địa phương. Do đó, việc thực hiện "Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp phát triển nghề ni hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793)
theo hướng bền vững tại Quảng Ninh' là rất cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện tại 2
vùng nuôi là huyện Vân Đồn và thành phố Cẩm Phả. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các
tài liệu công bố bởi các cơ quan chức năng. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua
phương pháp điều tra qua phiếu. Nghiên cứu đã điều tra 134 hộ ni trên tổng số hộ ni
của tồn vùng. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển ni trồng thủy sản nói chung trong đó có nghề ni
hàu TBD trên biển. Nhìn chung, kỹ thuật nuôi hàu TBD vẫn chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm nên năng suất cịn thấp. Hàu được ni theo hai hình thức chính là ni dây trên
bè tre và ni treo dây. Quy mơ ni trung bình của mỗi hộ là 0,87±1,13 ha. Sau thời
gian nuôi 8 - 12 tháng, hàu đạt cỡ trung bình 70 ± 10 g/con, tỷ lệ sống đạt 27 ± 0,04%.
Năng suất đạt 9,43 ± 0,94 tấn/ha. Nguồn giống được mua từ ngoại tỉnh và nhập từ Trung
Quốc nên chất lượng con giống chưa được kiểm sốt, tỷ lệ sống cịn thấp. Năng suất
trung bình đạt 9,43 ± 0,94 tấn/ha. Nghề ni hàu hiện gặp một số khó khăn. Việc quy
hoạch chi tiết vùng ni hàu cịn chậm và nhiều bất cập. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu
trong tỉnh chưa phát triển trong các siêu thị, chuỗi nhà hàng lớn, khó đáp ứng được yêu
cầu xuất khẩu. Số hộ nuôi được giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng

nhận cịn thấp. Ngun nhân là do quy mơ nhỏ, chưa tham gia vào các tổ hợp tác, khó
khăn trong việc lấy mẫu và nguồn kinh phí xét nghiệm. Để nghề nuôi hảu TBD ở Quảng
Ninh phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững ngành chức năng địa phương và người
ni cần tiến hành đồng bộ sáu nhóm giải pháp gồm: nâng cao chất lượng con giống, cải
tiến kỹ thuật nuôi, tăng cường giám sát chất lượng hàu, thực hiện đồng bộ các giải pháp
về quy hoạch và quản lý, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến ngư, và
xi


tăng cường xây dựng các tổ sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Từ khóa: Hàu Thái Bình Dương, Crassostrea gigas, ni bền vững, an tồn thực
phẩm, Quảng Ninh.

xii


MỞ ĐẦU
Hàu Thái Bình Dương có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng phân bố rộng.
Chúng là loài ăn lọc, sử dụng thức ăn tự nhiên, kỹ thuật nuôi đơn giản và có chi phí
đầu tư thấp. Ngồi ra, hàu cịn có tác dụng làm sạch mơi trường. Hàm lượng dinh
dưỡng của hàu khá cao, thịt thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và
được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh thị trường tiêu thụ nội địa tốt, đối tượng này
cịn có tiềm năng thị trường xuất khẩu lớn.
Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi các đối tượng
hải sản với diện tích 1.500 km2, gồm 2.070 hịn đảo, nhiều eo vịnh kín gió. Theo chỉ
đạo của tỉnh, nghề ni trồng thủy sản địa phương sẽ phát triển theo hướng bền vững,
hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị
trường, tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt là ni trồng hải sản trên
biển; hình thành các vùng ni trồng thủy sản tập trung, có kết cấu hạ tầng đồng bộ;
ứng dụng cơng nghệ cao, ni an tồn sinh học cho năng suất sản lượng lớn, góp phần

bảo vệ mơi trường sinh thái, đảm bảo quốc phịng an ninh vùng biển đảo của tổ quốc.
Tuy nhiên, nhiều diện tích nuôi biển tiềm năng của tỉnh vẫn chưa được đưa vào
sử dụng. Nghề ni hàu cũng gặp phải nhiều khó khăn do chưa chủ động được con
giống, phải nhập từ các tỉnh khác với giá cao và chất lượng không ổn định. Một số hộ
nuôi phát triển không theo quy hoạch dẫn đến mật độ nuôi dày, ô nhiễm môi trường,
dịch bệnh bùng phát. Thêm vào đó là vấn đề về biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến
thất thường, khắc nhiệt, rét đậm, rét hại cộng thêm bão lũ đã gây thiệt hại lớn cho
người ni.
Với đặc tính là động vật ăn qua lọc, chúng lọc nước biển để lấy thức ăn là các
sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ, trong quá trình ăn lọc, hàu TBD có thể tích tụ các
độc tố sinh học từ tảo độc có trong mơi trường nước cũng như vi sinh vật gây bệnh và
các chất ô nhiễm. Các độc tố và chất ô nhiễm này không thể xử lý hay loại bỏ được
trong quá trình sơ chế, chế biến. Quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng
thực phẩm hàu TBD đều có ba mối nguy mất an tồn, đó là mối nguy vật lý, hóa học
và vi sinh. Khi thực phẩm hàu TBD mất an tồn chính là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây ra bệnh, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác khi
hàu TBD không được giám sát và cấp giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV, do đó khó
1


khăn trong việc truy xuất được nguồn gốc sản phẩm (khơng thể truy tìm q trình hình
thành và lưu thơng sản phẩm), thêm nữa cịn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị
trường lớn (siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại) do đó chỉ có thể bán
tại các chợ truyền thống, buôn bán nhỏ lẻ hoặc xuất theo đường tiểu ngạch nên giá bán
thường không ổn định hoặc bị ép giá.
Xuất phát từ thực tiễn trên và được sự đồng ý của trường Đại học Nha Trang
chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề
nuôi hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) theo hướng bền
vững tại Quảng Ninh”.
* Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng nghề nuôi hàu TBD và
giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm hàu TBD tại Quảng Ninh.
Đề xuất được các giải pháp phát triển nghề nuôi hàu TBD theo hướng phát triển
bền vững tại Quảng Ninh.
* Nội dung nghiên cứu:
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu.
2. Hiện trạng nghề ni hàu Thái Bình Dương.
3. Hiện trạng giám sát, bảo đảm an tồn thực phẩm hàu Thái Bình Dương tại
Quảng Ninh.
4. Giải pháp phát triển nghề nuôi hàu Thái Bình Dương theo hướng phát triển
bền vững.
* Nội dung nghiên cứu:
Ý nghĩa khoa học: Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp những thông tin khoa học về
hiện trạng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, hiện trạng giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm và
các giải pháp phát triển nghề ni hàu Thái Bình Dương theo hướng bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cũng cấp những cơ sở làm tiền đề cho các cơ quan quản
lý nuôi trồng thủy sản địa phương xây dựng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, quản lý
nhằm phát triển bền vững nghề ni hàu Thái Bình Dương tại Quảng Ninh.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương
1.1.1. Vị trí phân loại
Hàu Thái Bình Dương (TBD) được nhà khoa học người Thụy Điển Thunberg
phân loại vào năm 1793 và có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Anisomyarya

Họ: Ostreidae
Giống: Crasosstrea
Loài: Crassostrea gigas Thunberg (1793)
Tên tiếng Anh: Pacific oyster
Tên tiếng Việt: Hàu Thái Bình Dương
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Hình dạng bên ngồi: Hàu TBD là lồi có kích thước lớn nhất so với các loài
hàu trên thế giới, hàu thành thục có kích thước từ 8 - 15 cm [28].

Hình 1.1. Đặc điểm hình thái ngồi hàu Thái Bình Dương
Cơ thể hàu được bao bọc bởi hai vỏ cứng chắc, vỏ hàu TBD tương đối lớn và
không đều nhau giữa hai vỏ. Cơ khép vỏ có hình bầu dục, trên bề mặt phần trước bụng
và phần lưng của vỏ thường có những hốc lõm sâu. Màu vỏ ngoài hơi trắng vàng và có
những sọc màu nâu, phía trong vỏ có màu trắng sữa. Hàu sống ở các thủy vực khác
3


nhau có hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau. Nếu hàu sống riêng rẽ trên nền đáy
mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài. Nếu phân bố trên nền đáy cứng, có vỏ hình ống, nhẵn, vỏ
trái trịn hơn, vỏ lõm sâu. Khi hàu phân bố tập trung, vỏ có hình dạng méo mó [31].
Hình thái bên trong: Những nếp gấp trong xúc tu của màng áo có dạng hình
nón và gấp 4 lần chiều rộng, những nếp gấp giữa thì có 2 lớp trong và ngồi. Lớp trong
hình nón và chiều dài bằng 3-5 lần chiều rộng, lớp ngoài có dạng hình chủy. Tồn bộ
xúc tu có màu ngà hoặc hơi vàng với những chấm nâu hoặc đen. Mang có màu ngà và
số lượng sợi ít (13  2). Tim có màu ngà và hơi vàng, ruột có màu đen [31].

Hình 1.2. Cấu tạo bên trong của hàu Thái Bình Dương [23]
1. Tim; 2. Cơ khép vỏ; 3. Hậu môm; 4 . Vỏ phải; 5. Xoang nước ra; 6. Mang; 7. Màng áo
phải; 8. Màng áo trái; 9. Ruột; 10. Dạ dày; 11. Tuyến sinh dục; 12. Bản lề; 13. Miệng


1.1.3. Đặc điểm phân bố
Đa số các loài hàu có phạm vi phân bố rất rộng, chúng có mặt khắp nơi trên thế
giới từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới. Ví dụ lồi hàu đá Ấn Độ Saccostrea cucullata
phân bố từ vùng biển Tây Châu Phi, Ấn Độ và Philipine. Trong khi đó, hàu Thái Bình
Dương Crasostrea gigas là lồi bản địa, có nguồn gốc từ Nhật Bản nhưng được di
chuyển và lan rộng ra nhiều quốc gia như Pháp, Trung Quốc (du nhập vào đầu và cuối
những năm 70 của thế kỉ 20), Anh, bờ tây nước Mỹ (vào những năm 1950) và hiện nay
chúng được nghiên cứu để du nhập và phát triển nuôi tại bờ đông Ca-na-đa, Bra-xin,
Hàn Quốc, Úc (những năm 1960) và Niu-Di-Lân vì mục đích ni và vì sự phát tán
ngẫu nhiên bởi những tàu bn lớn. Cho nên có thể nói hàu TBD là loài phân bố toàn
4


cầu [23], [27].
Hàu TBD là loài phân bố từ vùng triều thấp đến độ sâu 40m, sống bám trên bề
mặt đá, rễ cây hay vỏ nhuyễn thể khác, thích nghi với khoảng độ mặn thích hợp là 2025‰, tuy vậy hàu TBD cũng có thể sống ở độ mặn nhỏ hơn 10‰ và lớn hơn 35‰.
Hàu TBD cũng là loài rộng nhiệt, chúng có thể sống từ nhiệt độ -1,80C đến 35 0C,
nhiệt độ thích hợp nhất là trong khoảng nhiệt độ 20-280C [28].
1.1.4. Một số yếu tố môi trường
Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tồn bộ q trình sống của sinh vật. Mỗi
lồi sinh vật có một phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất định, vượt quá phạm vi này thì sự
sống của chúng bị giảm sút, thậm chí có khi bị chết. Hàu TBD thích nghi rộng với sự
dao động nhiệt độ từ -1,8°C đến +35°C . Nhiệt độ đẻ trứng thường trên 20°C nhưng
cũng có ít trường hợp từ 15 - 18°C.
Độ mặn: Tương tự như nhiệt độ, độ mặn cũng là yếu tố môi trường ảnh hưởng
đến hoạt động sống của thủy sinh vật trong đó có hàu TBD. Hàu TBD có thể sinh
trưởng và phát triển bình thường trong khoảng độ mặn 10-35‰, thích hợp nhất là từ
20-28‰. Tuy nhiên hàu TBD cũng có thể xuất hiện ở những vùng nước có độ mặn
dưới 10‰ và trên 35‰ nhưng sinh trưởng chậm.
1.1.5. Phương thức sống

Hàu TBD có phương thức sống thay đổi theo giai đoạn phát triển của cá thể.
Trứng hàu sau khi đẻ một thời gian ngắn được thụ tinh và phát triển thành ấu trùng
quay (ấu trùng Trochophora), sau đó chuyển sang giai đoạn ấu trùng đĩa bơi (ấu trùng
Veliger). Từ ấu trùng đĩa bơi đến lúc sống bám phải trải qua giai đoạn sống phù du,
thời kỳ này dài ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Các nhà khoa học khi nghiên cứu
về hàu TBD tại Hàn Quốc cho thấy tại nhiệt độ 19-200C giai đoạn phù du của hàu kéo
dài 3 tuần và ở nhiệt độ 270C giai đoạn phù du của hàu kéo dài là 10 ngày. Sau thời kỳ
sống phù du, ấu trùng biến thái chuyển sang giai đoạn sống bám. Chúng thường sống
bám cố định vào bất kỳ vật thể cứng nào như đá, vỏ động vật thân mềm, san hô chết...,
giai đoạn này thường kéo dài 1-2 ngày, chân mất đi, sống cố định trong suốt đời sống
của chúng [23], [31].
1.1.6. Thức ăn và phương thức bắt mồi
5


Giống như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, thức ăn của hàu TBD
có sự khác nhau giữa giai đoạn ấu trùng và khi trưởng thành. Khi cịn trong giai đoạn
sống trơi nổi, ấu trùng hàu ăn chủ yếu các loại vi tảo biển như Isochrysis sp.,
Chaetoceros sp., Nannochloropsis sp.,…. Trong khi đó thức ăn của hàu trưởng thành là
những hạt nhỏ lơ lửng trong nước như thực vật phù du, vi khuẩn, các loại tảo đáy,
động vật phù du, mùn bã hữu cơ và những chất hịa tan trong nước như amino acid,
muối khống (đặc biệt là muối calci rất cần thiết cho sự hình thành vỏ). Thực vật phù
du (phytoplankton) chủ yếu là tảo Silic: Melosira, Coscinodiscus, Navicula, Nitzschia,
Chaetoceros, Biddulphia, Skeletonema, Cyclotella, Rhizosolema, Thalassiotrix…;
Động vật phù du (zooplankton) bao gồm ấu trùng giun nhiều tơ, ấu trùng copepoda,
rotifer….. [23], [29], [26].
Hàu TBD khơng có phương thức bắt mồi chủ động, chúng bắt mồi bị động
trong q trình hơ hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hơ hấp nước có trong
mang theo thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn được giữ lại ở mang bởi dịch
nhờn được tiết ra từ các tiêm mao. Các hạt thức ăn có kích thước nhỏ sẽ được dịch

nhờn của các tiêm mao quấn dần về phía miệng. Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao
khơng giữ được sẽ bị dịng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang, tập trung ở mép màng áo
và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù hàu TBD bắt mồi thụ động nhưng với cách bắt
mồi như vậy, chúng có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước phù hợp [25], [26].
Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của hàu là thủy triều, lượng thức
ăn, độ pH, nhiệt độ và độ mặn. Khi thủy triều lên cao, cường độ bắt mồi tăng và khi
thủy triều xuống cường độ bắt mồi giảm. Dựa vào yếu tố trên do đó khi chọn bãi ni
hay khi ương giống hàu người ta thường chọn vùng có nước chảy hay nước thủy triều
ra vào để đảm bảo thức ăn được mang đến cho hàu thường xun. Trong mơi trường
có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp và ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao. Khi
các yếu tố mơi trường (nhiệt độ, độ mặn…) trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt
mồi cao và khi các yếu tố mơi trường ngồi khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi
thấp [23], [25], [29], [26].
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của hàu khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển trong vòng đời. Khi
còn nhỏ, hàu sinh trưởng nhanh về kích thước, sau đó sinh trưởng nhanh về khối
6


lượng. Sự sinh trưởng của hàu phụ thuộc và điều kiện ngoại cảnh, trong đó nhiệt độ là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của hàu. Ở vùng nhiệt đới có nhiệt
độ ấm, tốc độ sinh trưởng của hàu rất nhanh và vùng ơn đới thì ngược lại. Vào mùa
đông, khi thời tiết giá lạnh phần vỏ dường như khơng phát triển. Hàu TBD có tốc độ
sinh trưởng nhanh (có thể sinh trưởng hơn 75mm trong vòng 12 tháng đầu tiên). Tuy
nhiên tại vùng nước Wadden Sea (Đan Mạch) hàu có thể sinh trưởng đạt 100mm sau
12 tháng ni đầu tiên. Hàu TBD có thể sống tới 10 năm và đạt cỡ trung bình khoảng
150 – 200mm [23], [26].
1.1.8. Đặc điểm sinh sản
Đa số các loài hàu đều có hiện tượng thay đổi giới tính trong vòng đời. Chúng
thường tham gia sinh sản lần đầu tiên như là con đực và sau đó chuyển thành con cái.

Các yếu tố môi trường đặc biệt là yếu tố thức ăn có thể ảnh hưởng đến giới tính của
hàu. Trong điều kiện thức ăn dồi dào, hàu đực có xu hướng chuyển giới tính thành con
cái và ngược lại khi mơi trường nước có nguồn thức ăn nghèo về số lượng và thành
phần loài chúng chuyển thành đực, một số ít cá thể lưỡng tính [23].
Việc đẻ trứng của hàu TBD phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thường diễn
ra vào những tháng mùa xuân và mùa hè. Nhiệt độ đẻ trứng của hàu TBD dao động
trong khoảng 22- 25°C, còn của hàu C. virginica là từ 17 - 20oC. Hàu TBD tham gia
sinh sản lần đầu sau khoảng một năm (kích thước hàu khoảng 70 - 100mm) và một cá
thể hàu cái có thể sản sinh ra khoảng 30 - 40 triệu trứng trong một lần đẻ. Việc đẻ
trứng thường được tác động bởi các yếu tố môi trường như sự dồi dào của thức ăn và
sự nâng lên của nhiệt độ. Quá trình thụ tinh diễn ra trong môi trường nước [23].
1.1.9. Tác nhân gây hại và bệnh của hàu
Tác nhân gây hại đối với hàu TBD bao gồm các yếu tố vô sinh (nhiệt độ, độ
mặn, pH...) và yếu tố hữu sinh bao gồm các sinh vật cạnh tranh vật bám, sinh vật đục
khoét, sinh vật ký sinh, các loài tảo độc. Tuy nhiên hàu cũng có khả năng tự bảo vệ
nhờ vỏ, khi gặp kẻ thù chúng khép vỏ lại [28], [32].
Cũng như các lồi thủy sản nói chung, hàu TBD thường gặp một số bệnh sau
đây: (1). Bệnh ký sinh trùng: Bệnh thường gặp do trùng đục hàu Nhật Bản
Ceratostoma inomatum, giun dẹt Pseudostylochus ostreopagus và chân chèo ký sinh
Mytilicota orientalis gây ra; (2). Bệnh do Virus: Từ năm 1960 tại vịnh Chesapeake
7


Mỹ đã phát hiện ra hàu bị bệnh do virus Herpes. Hàu nhiễm virus thường có màu
trắng; (3). Bệnh do Vi khuẩn: Năm 1967 Colwell đã xác định loài Pseudomonas
enalia gây bệnh chết hàng loạt cho hàu giống ở Mỹ, năm 1977 Sinderman đã phát hiện
thêm Vibrio anguilarium và Vibrio angullarum cũng gây chết hàng loạt cho hàu nuôi ở
giai đoạn sau hàu giống; (4). Bệnh do protozoa: Trong tất cả các nguyên nhân gây tử
vong lớn cho hầu thì bệnh do protozoa Minchinianelsoni là nguy hiểm nhất; (5). Bệnh
trứng: Bệnh chỉ xảy ra đối với Crassostrea gigas; (6). Thuỷ triều đỏ: Là sự phát triển

quá mức (hiện tượng nở hoa) của một số lồi tảo, điển hình là Chaetoceos,
gymnodinium, gonyaulax, ceratium, prorocentrumn...trong đó lồi gây độc hại nhất là
Gymnodinium. Thủy triều đỏ gây chết hàu, thêm vào đó nó làm thịt hàu nhiễm độc tố
nên không thể sử dụng làm thực phẩm [17], [22], [24], [27].
1.2. Tình hình ni hàu Thái Bình Dương trên thế giới
Hàu TBD có tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng thích nghi rộng với các điều
kiện mơi trường, do vậy hàu Thái Bình Dương đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến
trên phạm vi toàn cầu, được lựa chọn ở nhiều nước trên thế giới. Trong khi hàu có
nguồn gốc ở Nhật Bản, được nuôi trồng trong nhiều thế kỷ và giới thiệu rộng rãi ở
nhiều nơi khác, đáng kể nhất với bờ biển phía tây của Hoa Kỳ từ những năm 1920 và
Pháp bắt đầu vào năm 1966. Hàu TBD dường như đã và đang trở thành đối tượng ni
chính để thay thế các loài bản địa do việc khai thác quá mức hoặc dịch bệnh. Các nước
có nghề ni hàu TBD phát triển đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Mỹ,
Canada, Mexico, Pháp, Úc. Bên cạnh các nước có nghề ni hàu phát triển nêu trên,
hàu TBD cịn được nuôi ở các quốc gia khác như: Ecuador, Belize, Costa Rica, Puerto
Rico, Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ và Braxin, Israel, Philippines và Malaysia,
Romania và Ukraine, Seychelles, Fiji, Polynesia thuộc Pháp, Guam, Palau, Samoa và
Vanuatu [30].
Theo báo cáo của FAO (2014) sản lượng ni hàu TBD tồn cầu đạt 625.925
tấn, trong khi sản lượng hàu khai thác chỉ chiếm 30.000 tấn. Đất nước có sản lượng
hàu Thái Bình Dương lớn nhất đó là Trung Quốc 3.948,817 tấn; Hàn Quốc 284.856
tấn; Thái Lan 26.508 tấn; Mỹ 31.529 tấn; Pháp 82.000 tấn, Italy 10.000 tấn. Với sản
lượng như trên cho thấy vị trí, vai trị của con hàu TBD đối với nghề nuôi biển ngày
càng được các nước trên thế giới quan tâm, nó có xu hướng là lồi chiếm ưu thế toàn

8


cầu, mở ra triển vọng phát triển về nhu cầu thị trường ngày càng cao, với công nghệ
sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm ngày một tiên tiến, hiện đại [32].


Hình 1.3. Phân bố hàu TBD trên thế giới [53]

Hình 1.3. Sản lượng hàu TBD tồn cầu (tấn) [27]
Về hình thức ni: Hiện nay trên thế giới có hai hình thức ni hàu TBD: Ni
truyền thống và ni tiên tiến. Hình thức ni truyền thống có ba dạng: Ni treo trên
mặt đáy, nuôi trên đá và nuôi treo trên cọc. Hình thức ni tiên tiến gồm hai dạng:
Ni treo và ni rời [21], [31], [29].
Mỗi hình thức ni có những ưu nhược điểm riêng được thể hiện cụ thể qua
Bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1. Một số hình thức ni hàu TBD phổ biến [21], [31], [29]
STT
Hình thức ni
1
Ni truyền thống
1.1 Ni treo trên mặt đáy: Khu
vực ni phải có đáy cứng, chất
đáy là sỏi để giống khơng bị
chìm trong bùn hoặc trong cát.
Vùng ni lựa chọn ở vị trí có
thủy triều lên xuống
1.2 Ni trên đá: Lựa chọn các bãi
đá ven biển hoặc chuyển các

Ưu điểm
- Dễ thực hiện
- Chi phí đầu tư thấp

Nhược điểm
- Chiếm diện

tích lớn, năng
suất khơng cao.

Tiết kiệm thời gian, kinh - Chiếm diện
phí do ni hàu từ con tích lớn, năng

9


STT

1.3

Hình thức ni
hịn đá từ trên núi xuống để hàu
bám vào và phát triển
Nuôi treo trên cọc: Sử dụng
các cọc xi măng, tre, gỗ…dài
1,2 -1,8 m cắm ở các vùng có
sóng gió yên tĩnh. Ở Úc, cọc
sau khi đã lấy giống, được gác
trên giàn.

2
2.1

Nuôi tiên tiến
Nuôi treo trên bè: Hàu giống
bám trên các vật bám (vỏ
nhuyễn thể, nhựa), vật bám

được đục lỗ và treo trên các
dây. Độ dài ngắn của dây tùy
thuộc vào độ sâu của vùng nuôi
và khả năng tải của bè.

2.2

Ni treo trên dây: Các dây
hầu cũng có thể treo trên các
sợi dây nilong đường kính 15 20mm, mỗi dây dài từ 100m200m, có khoảng 50 phao hình
quả bóng để làm nổi.

3.3

Ni hàu rời: Hàu được ni
trong các khay và túi lưới được
treo trên bè hoặc gác trên giàn.
Ni rời có thể bắt đầu ngay từ
hàu giống trong trại giống với
cỡ mắt lưới của túi và khay
khác nhau.

Ưu điểm
giống tự nhiên

Nhược điểm
suất không cao

Khi thủy triều xuống, hầu - Chiếm diện
được phơi nắng hàng ngày tích lớn, năng

đã hạn chế được các loại suất không cao
sống cộng sinh như sun,
hầu đá… và hạn chế các
loài ký sinh trùng trong
thịt hầu.
- Thiết kế đơn giản, dễ áp
dụng.
- Hàu có tốc độ sinh
trưởng nhanh, tỷ lệ sống
cao.
- Việc quản lý, chăm sóc,
thu hoạch thuận lợi, tận
dụng tối đa diện tích mặt
nước và thu được năng
suất sinh học vùng nước
cao nhất
- Thiết kế đơn giản, dễ
làm
- Việc quản lý, chăm sóc,
thu hoạch thuận lợi, tận
dụng tối đa diện tích mặt
nước và thu được năng
suất sinh học vùng nước
cao nhất.
- Dễ quản lý, thu hoạch và
có năng suất cao. Do phân
cỡ được ngay từ khi đưa
giống vào túi, khay nên
hầu sinh trưởng đều và
nhanh hơn.

- Tránh được các loại
cộng sinh khác, có thời
gian phơi nắng nên vỏ hầu
sạch, hình thức đẹp.

- Tuổi thọ thấp
- Chi phí đầu tư
lớn so với ni
truyền thống

- Tuổi thọ cao
hơn so với ni
treo trên bè
- Chi phí đầu tư
lớn so với ni
truyền thống.

- Chi phí đầu tư
lớn nhất so với
các hình thức
ni trên.

1.3. Tình hình ni hàu Thái Bình Dương tại Việt Nam
Năm 1967, các chuyên gia Trung Quốc đã nuôi thử nghiệm hàu cửa sông tại
Sông Chanh, Yên Hưng, Quảng Ninh. Đến năm 1972, trong chương trình hỗ trợ phi
10


chính phủ, một tổ chức của Nhật Bản đã cử chuyên gia sang giúp Việt Nam cũng nuôi
hàu cửa sông theo phương pháp vớt giống ngoài tự nhiên ở vùng nước Yên Hưng (nay

đổi tên thành thị xã Quảng Yên), tỉnh Quảng Ninh. Từ những năm đầu của thập niên 90
nghề nuôi hàu dân gian xuất hiện tại nhiều nơi như Long Sơn, Cần Giờ, Quảng Ninh,
Huế….nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân ven biển, góp phần xóa đói giảm
nghèo [23].
Sản lượng hàu ni của Việt Nam tăng khá nhanh từ 792 tấn năm 2002 lên
2.743 tấn năm 2007 và 25.000 tấn năm 2014. Trong đó hàu được nuôi chủ yếu tại các
tỉnh Quảng Ninh và Bà Rịa -Vũng Tàu với sản lượng lần lượt là 900 tấn và 1.364 tấn
năm 2007, chiếm tới 88,9% tổng sản lượng hàu ni tồn quốc. Hiện nay sản lượng
hàu ni đạt khoảng 2 triệu tấn/năm và có chiều hướng tăng mạnh. Điều này cho thấy
khả năng tiêu thụ mặt hàng hàu TBD ngày càng tăng [23].
Từ năm 2008, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã nghiên cứu và ứng
dụng thành công công nghệ hàu bám đơn từ Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Ca-na-đa. Cho đến nay,
Viện đã sản xuất được khoảng 30 triệu con giống đơn và nuôi thử nghiệm tại nhiều địa
phương như đầm Nha Phu, vịnh Văn Phong (Khánh Hịa), đầm Nại (Ninh Thuận),
Sơng Cầu (Phú n), đầm Thị Nại, Đề Gi (Bình Định), Quảng Nam, Bến Tre, Tiền
Giang…. Hàu giống mang đi nuôi được các địa phương đánh giá cao ở 3 khía cạnh:
Hình dáng đẹp, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, người tiêu dùng, đặc biệt
người tiêu dùng nước ngoài, thực khách trong các nhà hàng sang trọng rất ưa chuộng
hàu đơn.
Năm 2012 đến tháng 6/2014, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I tiếp tục
thực hiện dự án Hồn thiện cơng nghệ sản xuất giống và ni thương phẩm hàu Thái
Bình Dương (Crassostrea gigas) nhằm sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu TBD
trên quy mô lớn. Đối với công nghệ sản xuất giống hàu, dự án đạt tỷ lệ sống từ hàu ấu
trùng đến hàu giống cấp 1 là 15,26%, tỷ lệ sống từ giống cấp 1 lên giống cấp 2 đạt
87,1% [12].
Năm 2014, nhóm tác giả Đào Trần Tấn Đào, Tạ Ngọc Hưng, Trương Thị Bích
Hồng đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ ương (1, 3, 5 và 7 con/ml) lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hàu tam bội TBD giai đoạn ấu trùng Veliger đến
spat (15 ngày tuổi). Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ thích hợp cho ương ấu trùng
11



hàu tam bội TBD là 3 con/ml nhằm đảm bảo tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống cũng như
tận dụng tốt thể tích bể ương [12].
Năm 2017, Trung tâm giống hải sản cấp I Ninh thuận đã “Nghiên cứu ứng dụng
quy trình sinh sản nhân tạo giống hàu cửa sơng (Crassostrea rivularis) và hàu Thái
Bình Dương (Crassostrea gigas) tại Ninh Thuận”. Kết quả cho thấy hàu Thái Bình
Dương thích nghi và phát triển tốt trong ao đất. So với hàu bản địa, hàu Thái Bình
Dương dễ chăm sóc, quản lý, vỏ mỏng nhưng ruột lớn, hình dáng đẹp nên được khách
hàng ưu chuộng. Chính vì vậy người dân quanh đầm Nại đã bắt đầu phát triển mơ hình
ni hàu Thái Bình Dương trong ao.
Ở Việt Nam, hàu TBD được ni với nhiều hình thức khác nhau nhưng tập
trung vào hình thức ni bám. Với hình thức này, hàu được ni trong lồng treo trên
bè tại nhiều địa phương như Hải Phịng và Khánh Hịa. Ngồi ra, hàu cịn được ni
đơn trong ao đất ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam.
1.4. Tình hình ni trồng thủy sản tại Quảng Ninh
1.4.1. Tình hình chung
Nghề ni trồng thủy sản của Quảng Ninh đã có sự phát triển đáng kể về diện
tích, sản lượng, cơng nghệ, đối tượng ni, hình thức ni và quy mơ ni hướng đến
sản xuất hàng hóa và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nơng nghiệp.
Bảng 1.2. Tình hình NTTS tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2017
Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2013

Năm
2014


Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

20.667
17.260
3.407
8.416

TTBQ
%/năm
20.690 20.645
0,67
17.284 17.459
0,95
3.406
3.186 -0,81
8.742
9.663
4,97

I
1
2

3

Diện tích
Ni mặn, lợ
Nước ngọt
Nuôi lồng, bè

ha
ha
ha
ô lồng

20.100
16.809
3.291
7.958

20.100
16.638
3.462
8.385

II

Sản lượng

tấn

33.550


39.226

46.287

50.000

54.245

12,76

1

Nuôi mặn, lợ

tấn

25.069

30.426

36.187

40.061

43.738

14,93

2


Nước ngọt

tấn

8.481

8.800

10.100

9.939 10.507

5,50

III

Năng suất

Tấn/ha

1,67

1,95

2,24

2,42 2,63

12,02


1

Nuôi mặn, lợ

Tấn/ha

1,49

1,83

2,09

2,32 2,51

13,93

2

Nước ngọt

Tấn/ha

2,58

2,54

2,96

2,92 3,30


6,35

TT

Nguồn [13], [14], [15], [16], [17].

12


Về diện tích ni trồng thủy sản: Diện tích NTTS của tỉnh giai đoạn 2013-2017,
có xu hướng tăng nhẹ, bình qn tăng 0,67%/năm. Năm 2017, tổng diện tích NTTS
tồn tỉnh là 20.645 ha, trong đó, diện tích ni mặn lợ 17.459 ha (chiếm 84,6% tổng
diện tích NTTS tồn tỉnh), diện tích ni nước ngọt của tỉnh là 3.186 ha (chiếm 15,4%
tổng diện tích ni tồn tỉnh).
Về sản lượng ni trồng thủy sản: Sản lượng NTTS của tỉnh trong thời gian qua
liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2013-2017, tốc độ tăng bình quân đạt
12,76%/năm; cụ thể, năm 2013 sản lượng NTTS đạt 33.550 tấn, đến năm 2017 sản
lượng tăng lên đạt 54.245 tấn, gấp 1,6 lần so với năm 2013; Sản lượng NTTS chủ yếu
là nuôi mặn, lợ chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần hàng năm. Nếu năm 2013 sản lượng
ni mặn, lợ chiếm 74,7% thì đến năm 2017 chiếm 80,6% tổng sản lượng NTTS toàn
tỉnh; sản lượng ni nước ngọt có tốc độ tăng trưởng nhẹ, trung bình khoảng
5,5%/năm.
Về năng suất ni trồng thủy sản: Năng suất NTTS của tỉnh có xu hướng tăng
qua các năm. Năm 2013, năng suất NTTS của tỉnh đạt 1,67 tấn/ha thì đến năm 2017
tăng lên 2,63 tấn/ha (tăng bình quân 12,02%/năm). Trong đó năng suất ni mặn lợ đạt
13,93 tấn/ha; năng suất nuôi nước ngọt năm 2017 của tỉnh là 6,35 tấn/ha.
1.4.2. Tình hình ni động vật thân mềm tại Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng diện tích bãi triều, mặt nước biển, có nhiều
vũng vịnh, kín gió với các yếu tố mơi trường thích hợp để phát triển ni trồng thủy
sản trong đó có nghề ni hàu TBD. Tuy mới được đưa vào nuôi trong những năm gần

đây, song hàu TBD đã trở thành đối tượng ni chính và được người dân ven biển lựa
chọn là đối tượng nuôi chủ lực, hàu cho năng suất, sản lượng cao, góp phần giải quyết
cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ven biển.
Trong giai đoạn 2013-2017 diện tích ni hàu TBD trên địa bàn tỉnh tuy giảm
nhẹ, song sản lượng lại tăng từ 3.396 tấn năm 2013 đến năm 2017 đã tăng lên 6.964
tấn, điều này chứng tỏ vị trí vai trị của hàu TBD trong cơ cấu đối tượng nuôi biển.
Hiện nay hàu TBD được nuôi chủ yếu tại huyện Vân Đồn và thành phố Cẩm Phả, đây
là hai địa phương có điều kiện thuận lợi về các yếu tố mơi trường, có diện tích ni
lớn và có phong trào ni phát triển mạnh mẽ so với các huyện, thị xã, thành phố trên

13


×