Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế của người dân trên địa bàn tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HÀ QUỐC KHOA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA
BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HÀ QUỐC KHOA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA
BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340101



Mã học viên:

58CH447

Quyết định giao đề tài:

642/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2019

Quyết định thành lập hội đồng:

635/QĐ-ĐHNT ngày 22/06/2020

Ngày bảo vệ:

27/6/2020

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ VIỆT HÙNG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định tham gia bảo hiểm y tế của người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” là

cơng trình do chính bản thân tơi nghiên cứu. Các số liệu, kết quả trình bày trong
luận văn này là do tôi thu thập và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài
nghiên cứu này.
Khánh Hòa, tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Hà Quốc Khoa

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Quý Thầy, Cô Trường Đại
học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong
suốt thời gian theo học tại trường.
Xin gởi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh
khóa 2018 và gia đình đã góp ý và động viên, cổ vũ tơi trong suốt q trình học tập.
Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của Lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm
xã hội tỉnh Ninh Thuận, các anh chị đồng nghiệp, các anh chị nhân viên đại lý thu đã
hỗ trợ tôi trong thời gian nghiên cứu tại Ninh Thuận.
Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hà Việt Hùng đã giảng dạy và hỗ
trợ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thành
đề tài, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến quý báu của thầy
cô, bạn bè. Chắc chắn, nghiên cứu này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được những thơng tin và sự đóng góp từ q thầy cơ, bạn đọc.
Trân trọng !

Khánh Hòa, tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Hà Quốc Khoa

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ.............................................................................. xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu...................................................................................................4
1.5.1. Về mặt lý luận .......................................................................................................4
1.5.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................................4
1.6. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.....6
2.1. Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng........................................................................6
2.1.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action model – TRA)................6

2.1.2. Mơ hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour) ..........................7
2.1.3. Các biến số TPB mở rộng......................................................................................7
2.2. Bảo hiểm y tế............................................................................................................7
2.2.1. Khái niệm, tính chất và sự cần thiết ......................................................................7
2.2.2. Tính chất ................................................................................................................9
2.2.3. Sự cần thiết của BHYT..........................................................................................9
2.2.4. Vai trò của BHYT ...............................................................................................10
v


2.2.5. Các loại hình BHYT............................................................................................11
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .....................................................................12
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................12
2.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................................16
2.4. Các giả thuyết tác động đến ý định tham gia BHYT của người dân tại tỉnh Ninh
Thuận.............................................................................................................................17
2.4.1. Ý định tham gia BHYT .......................................................................................17
2.4.2. Thái độ tham gia BHYT......................................................................................17
2.4.3. Ảnh hưởng xã hội................................................................................................18
2.4.4. Kiểm soát hành vi................................................................................................18
2.4.5. Quan tâm sức khỏe ..............................................................................................19
2.4.6. Trách nhiệm đạo lý – san sẻ rủi ro ......................................................................19
2.4.7. Kiến thức về BHYT ............................................................................................20
2.4.8. Yếu tố thay thế ....................................................................................................20
2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................20
Kết luận chương 2 .........................................................................................................21
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NINH THUẬN, NGÀNH BHXH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................22
3.1. Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận và ngành BHXH ..................................................22
3.1.1. Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận ...........................................................................22

3.1.2. Tổng quan về ngành BHXH................................................................................22
3.1.3. Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ chính của ngành
BHXH tỉnh Ninh Thuận ................................................................................................24
3.2. Thực trạng thực hiện BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thời gian qua..... 31
3.2.1. Nhận xét chung....................................................................................................31
3.2.2. Thực trạng cơng tác tổ chức KCB nói chung và KCB BHYT trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận....................................................................................................................32
3.2.3. Thực trạng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận .................................35
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................38
vi


3.3.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................38
3.3.2. Xây dựng thang đo ..............................................................................................39
3.3.3. Nghiên cứu chính thức ........................................................................................43
3.3.4. Các phương pháp phân tích dữ liệu.....................................................................44
3.3.5. Các bước phân tích dữ liệu..................................................................................45
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................46
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........47
4.1. Mơ tả mẫu...............................................................................................................47
4.1.1. Về giới tính ..........................................................................................................47
4.1.2. Về trình độ học vấn .............................................................................................48
4.1.3. Về thu nhập..........................................................................................................49
4.1.4. Về tuổi đời ...........................................................................................................50
4.1.5. Về công việc, nghề nghiệp ..................................................................................51
4.1.6. Cơ cấu mẫu theo quá trình tham gia BHYT và KCB bằng BHYT.....................52
4.2. Giá trị các chỉ báo quan sát thống kê mơ tả trung bình ..........................................54
4.3. Phân tích thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................56
4.3.1. Độ tin cậy của thang đo “Ý định tham gia BHYT”.............................................56
4.3.2. Độ tin cậy của thang đo “Thái độ đối với BHYT”..............................................56

4.3.3. Độ tin cậy của thang đo “ảnh hưởng xã hội” ......................................................57
4.3.4. Độ tin cậy của thang đo “hành vi kiểm soát” ......................................................57
4.3.5. Độ tin cậy của thang đo “quan tâm sức khỏe” ....................................................57
4.3.6. Độ tin cậy của thang đo “trách nhiệm đạo lý” ....................................................57
4.3.7. Độ tin cậy của thang đo “kiến thức về BHYT”...................................................58
4.3.8. Độ tin cậy của thang đo “yếu tố thay thế”...........................................................58
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................................58
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ........................................59
4.4.2. Phân tích EFA chung cho tất cả các biến độc lập ...............................................60
4.4.3. Tạo biến cho phân tích tương quan và hồi quy ...................................................62
4.5. Phân tích tương quan và hồi quy ............................................................................62
vii


4.5.1. Phân tích tương quan...........................................................................................62
4.5.2. Phân tích hồi quy.................................................................................................64
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................66
Tóm lược chương 4 .......................................................................................................70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TƯƠNG LAI ................................................................................................................71
5.1. Tóm lượt kết quả ....................................................................................................71
5.2. Đề xuất một số hàm ý ứng dụng nhằm phát triển BHYT trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận.............................................................................................................................71
5.2.1. Tăng cường công tác truyền thơng về chính sách BHYT ...................................71
5.2.2. Tăng cường cơng tác phối hợp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và phát triển đối tượng .....................................................................................72
5.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT...................................................................73
5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai....................74
5.4. Kết luận ..................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................76

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH: An sinh xã hội
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
EFA (Exploration Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
KCB: Khám chữa bệnh
SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê dùng trong
các ngành khoa học xã hội
UBND: Uỷ ban nhân dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa BHYT của Nhà nước tổ chức và thương mại ..................8
Bảng 3.1: Tổng hợp tình hình khám chữa bệnh BHYT qua các năm...........................35
Bảng 3.2: Tổng hợp tình hình tham gia BHYT các nhóm đối tượng qua các năm trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận................................................................................................35
Bảng 3.3: Thang đo Ý định tham gia BHYT ................................................................40
Bảng 3.4: Thang đo Thái độ đối với việc tham gia BHYT...........................................40
Bảng 3.5: Thang đo Ảnh hưởng xã hội ........................................................................40
Bảng 3.6: Thang đo Kiểm soát hành vi.........................................................................41
Bảng 3.7: Thang đo Quan tâm sức khỏe.......................................................................41
Bảng 3.8: Thang đo Trách nhiệm đạo lý.......................................................................42
Bảng 3.9: Thang đo Kiến thức về BHYT .....................................................................42

Bảng 3.10: Thang đo Yếu tố thay thế ...........................................................................43
Bảng 4.1: Các thông số thống kê mô tả của các biến quan sát .....................................54
Bảng 4.2: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Ý định tham gia BHYT” .....................56
Bảng 4.3: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Thái độ đối với việc tham gia BHYT” .......56
Bảng 4.4: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “ảnh hưởng xã hội” ...............................57
Bảng 4.5: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “hành vi kiểm soát”...............................57
Bảng 4.6: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “quan tâm sức khỏe” .............................57
Bảng 4.7: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “trách nhiệm đạo lý” .............................57
Bảng 4.8: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “kiến thức về BHYT” ...........................58
Bảng 4.9: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “yếu tố thay thế” ...................................58
Bảng 4.10: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc................................................59
Bảng 4.11: Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập ....................................................60
Bảng 4.12: Sự hình thành các nhân tố...........................................................................61
Bảng 4.13: Phân tích tương quan ..................................................................................63
Bảng 4.14: Phân tích hồi qui .........................................................................................64
Bảng 4.15: Hệ số Hồi quy của các nhân tố ...................................................................65
Bảng 4.16: Bảng so sánh mơ hình các nhân tố ảnh hường đến sự quan tâm của tác giả
với 2 nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đây ....................................................................67
x


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mơ hình hành động hợp lý (TRA) ........................................................................6
Hình 2.2: Mơ hình hành vi dự định (TPB) ......................................................................7
Hình 2.3: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT hộ gia đình ....21
Hình 3.1: Phân bố mẫu theo giới tính............................................................................47
Hình 3.2: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn ...............................................................48
Hình 3.3: Phân bố mẫu theo thu nhập hàng tháng ........................................................49
Hình 3.4: Phân bố mẫu theo độ tuổi ..............................................................................50
Hình 3.5: Phân bố mẫu theo cơng việc và nghề nghiệp ................................................51

Hình 3.6: Phân bố mẫu theo quá trình tham gia............................................................52
Hình 3.7: Phân bố mẫu theo quá trình chữa bệnh bằng BHYT.....................................53
Hình 3.8: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ..........................................................65
Hình 3.9: Đồ thị phần dư ...............................................................................................66

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
BHYT là chủ trương lớn của Đảng, là chính sách quan trọng của Nhà nước, là
trụ cột của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, được chỉ đạo thực hiện thông
qua nhiều Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp Luật. Tính đến Quý 2/2019 cả
nước có 84.005 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc là 89%;
Số người dân tham gia BHYT hiện nay trên địa bàn tỉnh là 535.494 người, tỷ lệ bao
phủ BHYT là 86,67% dân số của toàn tỉnh. Mục tiêu đến hết năm 2020 số người dân
tham gia BHYT dự kiến đạt 90%, phấn đấu cho các nhóm đối tượng cịn lại chưa tham
gia BHYT, mục tiêu chủ yếu là đối tượng hộ gia đình và học sinh – sinh viên. Để đạt
được mục tiêu này, cần xác định nhiều yếu tố liên quan đến ý định tham gia BHYT
của người dân, để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế, thúc
đẩy sự pháp triển toàn diện về BHYT và tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận.
Tác giả áp dụng theo quy trình nghiên cứu định lượng, kết hợp với nghiên cứu
định tính thơng qua việc phỏng vấn trực tiếp và khảo sát tại 06 huyện và 01 thành phố.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng. Thông tin kết quả
thu thập được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0. Với những phương pháp thống kê mô tả,
kiểm định thang đo, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha,
phân tích EFA, kiểm định mơ hình bằng phân tích tương qua và phân tích hồi quy.
Các kết quả chính xác định được 8 nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT đó
là: (1) Ý định tham gia BHYT; (2) Thái độ tham gia BHYT; (3) ảnh hưởng xã hội; (4)
Kiểm soát hành vi; (5) Quan tâm sức khỏe; (6) Trách nhiệm đạo lý – san sẻ rủi ro; (7)

Kiến thức về BHYT; (8) Yếu tố thay thế. Luận văn này tác giả xây dựng mơ hình các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận, so sánh mơ hình kết quả với các đề tài nghiên cứu trước đó về những thang đo.
Từ đó, các hàm ý chính sách sẽ được đề xuất, kiến nghị trong ngành BHXH Việt Nam.
Hạn chế của luận văn là mơ hình nghiên cứu chưa để ý đến các yếu tố nhân
khẩu học; thiết kế bản câu hỏi tác giả dùng chung cả đối tượng đã tham gia và chưa
tham gia BHYT nên khơng phân tích sự khác biệt của hai nhóm đối tượng lên kết quả
nghiên cứu. Có nhiều biến số chưa được nghiên cứu như giảm mức phí đối với đối
tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình, sự tin tưởng của người dân đối với
chính sách BHYT ở nước ta....
Từ khóa: BHYT, ý định tham gia, Ninh Thuận.
xii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
BHYT là chủ trương lớn của Đảng, là chính sách quan trọng của Nhà nước, là trụ
cột của hệ thống an sinh xã hội ở Nước ta hiện nay, khơng vì mục đích kinh doanh thu
lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và tất cả mọi người có trách nhiệm tham gia
theo quy định của Luật BHYT, nhằm đảm bảo trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Qua
hơn 20 năm hình thành và phát triển, kể từ khi Nghị định 299/HĐBT ngày 15/08/1992
của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế và Luật BHYT được Quốc
hội khóa XII, kỳ họp thứ 4, thơng qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực từ ngày
01/07/2009 đánh dấu bước phát triển và hồn thiện chính sách pháp luật về BHYT. Từ
đó, BHYT đã từng bước phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng góp phần
vào sự phát triển chung của cả nước trong thời kỳ hội nhập. Theo số liệu của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam thì số người tham gia BHXH khơng ngừng gia tăng, từ 5,6% dân số
của cả nước năm 1993 tăng lên 89% tính đến Qúi 2/2019. Các đối tượng như Người
nghèo, hộ gia đình cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống vùng có điều

kiện kính tế khó khăn - đặt biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi... và các đối tượng đang
hưởng chính sách xã hội được Nhà nước trích ngân sách để mua thẻ BHYT nên các
đối tượng này dễ dàng tiếp cận dịch vụ BHYT trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản
thân và cộng đồng. Quyền lợi trong KCB BHYT ngày càng mở rộng, góp phần vào
việc thực hiện mục tiêu cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo
ASXH và tiến tới BHYT toàn dân năm 2020.
Nghị quyết 21-NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính Trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác BHYT giai đoạn 2012 – 2020. Quốc hội ban hành Nghị
quyết số 68/2013/QH 13 ngày 29/11/2013 về đẩy mạnh chính sách, pháp luật, tiến tới
tồn dân và thơng qua Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 về sửa đổi một số điều
của Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Chính phủ đã ra Quyết định
1167/QĐ-TTg ngày 28/06/2016 thay thế Quyết định số 1584/QĐ-TTg về việc điều
chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2016-2020 lên 90% dân số có tham gia BHYT.
Căn cứ vào đó, Chính phủ giao cho tỉnh Ninh Thuận năm 2016 đạt 76,5% và năm
2020 là 90% dân số tham gia BHYT.
1


Có thể nói rằng, chính sách BHYT là chính sách quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, y học, chính trị của Việt Nam hiện nay. Đảng và
Nhà nước khẳng định rằng, sức khỏe là vốn quý của con người, là nguồn nhân lực
quan trọng và tài sản quý giá của một quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng là
tạo ra nguồn năng lượng để phục vụ cuộc sống, phục vụ công việc và phục vụ xã hội.
Bước đầu chính sách BHYT đã mang lại những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt đã
làm được bản chất cơ bản là chăm sóc sức khỏe người dân trên nguyên tắc san sẻ rủi
ro mang tính cộng đồng cao và mang lại quyền lợi cho những người tham gia.
Tuy nhiên, với những thành tựu đạt được thì những khiếm khuyết cũng được bộc
lộ dần, một bộ phận người dân khơng tin tưởng vào chính sách BHYT , cơ quan
BHXH thì lại chưa có nhiều biện pháp để cải thiện, đối với cơ sở khám chữa bệnh
(KCB) thì chưa thật sự là người trung gian hồn hảo trong cung cấp dịch vụ khám

chữa bệnh đến người mua.
Nay tác giả có đủ các điều kiện thuận lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhằm góp
phần chung sức xây dựng một chính sách BHYT hồn thiện hơn. Để tìm ra những
nguyên nhân chưa làm thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của người dân trong việc
KCB bằng thẻ BHYT trong thời gian tới đây, việc nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận” là
công việc cần phải thực hiện nhằm mục đích hồn thiện chính sách BHYT trên lộ trình
tiến tới BHYT tồn dân.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích “các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia Bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia BHYT bao gồm: Ý định tham gia, Thái độ đối với việc tham gia BHYT,
ảnh hưởng của xã hội đối với việc tham gia BHYT, Kiểm soát hành vi, Sự quan tâm
đến sức khỏe, Trách nhiệm đạo lý-san sẻ, Kiến thức về BHYT, yếu tố thay thế.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định tham gia BHYT của
người dân ở tỉnh Ninh Thuận.
2


- Đánh giá thực trạng việc tham gia BHYT và khả năng tham gia BHYT của
người dân ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua.
- Đề xuất các hàm ý ứng dụng để phát triển các đối tượng tham gia BHYT ở tỉnh
Ninh Thuận, nhằm tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2020.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ý định tham gia BHYT và các nhân tố ảnh hưởng đến
động cơ này của người dân tỉnh Ninh Thuận.

- Phạm vi nghiên cứu: Các đối tượng nghiên cứu được phân bổ khắp trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận, tập trung vào những địa phương có tỷ lệ người dân tham gia BHYT
còn thấp. Thời gian nghiên cứu: 8 tháng, từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020,
nghiên cứu này tập trung vào các biến số tâm lý của người dân và hoạt động của cơ
quan BHXH tỉnh Ninh Thuận, bỏ qua các nhân tố về môi trường.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng là người dân được chia theo 7 nhóm, đại diện
gần hết các đối tượng theo quy định của chính sách BHYT. Cụ thể là nhóm : 1) Người
lao động trong các doanh nghiệp ; 2) Cán bộ không chuyên trách thôn, khu phố; 3) Cán
bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan Nhà nước; 4) Hộ gia
đình làm nghề nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp; 5) Hộ nghèo, hộ cận nghèo được Nhà nước
hỗ trợ một phần mức đóng BHYT; 6) Cơng việc kinh doanh, bn bán nhỏ lẻ; 7) Nghề
khác; Các thành phần đối tượng trên có đủ năng lực để trả lời các câu hỏi điều tra. Đề tài
dự kiến thu thập một mẫu đại diện gồm 300 người dân làm cơ sở nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu như trên, đề tài thực hiện dựa trên
cơ sở các mơ hình liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm, dịch
vụ của người tiêu dùng, của khách hàng do các học viên, các nhà khoa học đã công bố
trong và ngoài nước, các lý thuyết về hành vi và các tài liệu có liên quan khác.
Nghiên cứu này được thực hiện thơng qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ thơng
qua phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với
kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn cá nhân. Mục đích của nghiên cứu này nhằm
khám phá các biến số mới và dùng để điều chỉnh, bổ sung thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân.
3


- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn người dân đã
và chưa tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình tại tỉnh Ninh Thuận.

- Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
+ Phân tích thống kê mô tả mẫu thu thập.
+ Kiểm định độ tin cậy các thang đo: bằng hệ số Cronbach Alpha để phát hiện
những chỉ số không đáng tin cậy trong q trình nghiên cứu.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: bóc tách, sắp xếp các chỉ báo đo lường các
khái niệm, biến tiềm ẩn.
+ Kiểm định mơ hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất bằng phân tích hồi quy.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Với nội dung và kết quả nghiên cứu như đã thực hiện, đề tài đã có những ý nghĩa
về những mặt sau:
1.5.1. Về mặt lý luận
Kết quả của nghiên cứu góp phần củng cố và bổ sung cơ sở lý thuyết về những
nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân theo hộ gia đình.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu là một trong những đóng góp thực tiễn cho ngành BHXH nói chung
và tỉnh Ninh Thuận nói riêng trong việc mở rộng, phát triển đối tượng tham gia
BHYT, góp phần tiến tới BHYT toàn dân.
- Từ kết quả nghiên cứu, ngành BHXH sẽ biết được những yếu tố nào có ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân. Đồng thời làm rõ thực trạng tham
gia BHYT trong thời gian qua, phân tích những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết và
đề xuất các hàm ý ứng dụng giúp định hướng giải quyết vấn đề, và phát triển đối tượng
tham gia BHYT trong thời gian tới.
1.6. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận, mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
Nội dung chính của chương là tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu, các cơ sở
lý thuyết về BHYT và cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng gồm: Thuyết
hành động hợp lý (TRA) và Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), trên cơ sở đó đề xuất
mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

4


Chương 3: Một số đặc điểm hoạt động của ngành BHYT tỉnh Ninh Thuận
và phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ đề cập đến quá trình hình thành, phát triển ngành BHXH tỉnh
Ninh Thuận, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ được giao; làm rõ thực trạng
tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời tập trung vào việc trình
bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp sử dụng để đáp ứng mục tiêu nghiên
cứu nhằm đánh giá cảm nhận của người dân tham gia BHYT về các nhân tố, cả
thuận lợi và khó khăn, ảnh hưởng đến ý đinh tham gia BHYT ở Ninh Thuận.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả tiến hành phân tích đặc điểm mẫu điều tra với số mẫu
hợp lệ đủ điều kiện để đưa vào phân tích. Đồng thời tiến hành kiểm định các thang đo,
mơ tả, phân tích các nhân tố tác động đến ý định tham gia BHYT của người dân trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Phân tích hệ số Cronbach’s alpha, EFA và kiểm định mơ
hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất bằng phân tích hồi quy. Ở chương này
cũng bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố và ảnh hưởng của chúng đến mức độ
và ý định tham gia BHYT của người dân. Từ đó, đề xuất các giải pháp cải thiện dịch
vụ y tế cũng như phát triển đối tượng trong thời gian tới. Kiến nghị để chính sách
thực sự làm thỏa mãn nguyện vọng người dân, đảm bảo ASXH trong tương lai.
Chương 5: Kết luận - Hạn chế của đề tài – Nghiên cứu tương lai
Nêu lên mục đích của đề tài, kết quả đạt được có ý nghĩa trong thực tiễn, những
hạn chế trong quá trình thực hiện và đưa ra những hạn chế cho các nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng

2.1.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action model – TRA)
Mơ hình TRA được xây dựng từ năm 1967 được hiệu chỉnh và mở rộng từ đầu
những năm 1970 bởi Ajzen và Fishbein (1980). Mơ hình TRA giải thích các hoạt động
phía sau hành vi, mơ hình này cho thấy ý định hành vi là yếu tố dự đoán tốt nhất về
hành vi tiêu dùng thực sự. Nếu nhà nghiên cứu người tiêu dùng chỉ muốn quan tâm
đến việc dự đốn hành vi tiêu dùng, họ có thể đo lường ý định hành vi một cách trực
tiếp. Nhưng nếu nhà nghiên cứu quan tâm hơn nữa về sự hiểu biết của các yếu tố cơ
bản góp phần đưa đến ý định hành vi thì phải xem xét các yếu tố dẫn đến là thái độ
và chuẩn chủ quan của khách hàng.
Thái độ của khách hàng trong mô hình TRA được định nghĩa là việc đo lường
niềm tin của con người đối với một đối tượng. Con người có thái độ ưa thích nói
chung đối với đối tượng mà họ đánh giá tích cực và họ có thái độ khơng thích đối
với những đối tượng mà họ đánh giá tiêu cực. Để hiểu rõ được ý định hành vi, cần
phải đo lường thành phần chuẩn chủ quan của người tiêu dùng. Chuẩn chủ quan có
thể được đo lường một cách trực tiếp thông qua việc đo lường cảm xúc của người
tiêu dùng về phía những người có liên quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) sẽ
nghĩ gì đến ý định hành vi của họ, những người này thích hay khơng thích, đây là
sự phản ánh việc hình thành thái độ chủ quan của họ.Trước khi tiến đến hành vi mua
thì ý định mua đã được hình thành trong suy nghĩ của người tiêu dùng. Vì vậy, hành
vi được tạo ra từ ý định, được quyết định bởi thái độ của mỗi người đối với việc thực
hiện hành vi và các chuẩn mực chủ quan (Fishbein và Ajzen, 1975).

Thái độ

Ý định hành vi
Chuẩn chủ quan
Hình 2.1: Mơ hình hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)
6


Hành vi


2.1.2. Mơ hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour)
Ajzen (1985) đã mở rộng mơ hình hành động hợp lý (TRA) bằng cách đưa thêm
các điều kiện khác vào mơ hình đó là xét đến sự kiểm soát hành vi cảm nhận nhằm phản
ánh nhận thức của người sử dụng về các biến bên trong và bên ngồi đối với hành vi.

Hình 2.2: Mơ hình hành vi dự định (TPB)
(Nguồn: Ajzen, 1991)
Trong mơ hình này, Fishbein và Ajzen bổ sung thêm kiểm soát hành vi cảm nhận,
mà cho biết khả năng của con người về việc thể hiện hay khơng thể hiện hành vi khi bị
kiểm sốt. Con người khơng có khả năng hình thành ý định mạnh mẽ để thực hiện hành
vi nếu họ tin rằng họ khơng có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ có thái độ tích cực.
2.1.3. Các biến số TPB mở rộng
Một số nhà nghiên cứu đã mở rộng các biến số khác ngoài các biến TPB gốc như
các cảm nhận hành vi xã hội (Astrom & Rise, 2001; Berg, Jonsson & Conner,
2000;Louiset al. 2007), rủi ro cảm nhận, thói quen (Verbeke và Vackier, 2005), hành
vi quá khứ (Honkanen và ctv, 2009)…. để giải thích cho ý định hành vi.
2.2. Bảo hiểm y tế
2.2.1. Khái niệm, tính chất và sự cần thiết
2.2.1.1. Bảo hiểm
Là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người dân khi không
may rủi ro, tại nạn bệnh tật thông qua việc đóng thường xun một khoản tiền được
gọi là phí bảo hiểm cho tổ chức nhà nước hoặc tư nhân.
2.2.1.2. Bảo hiểm y tế
Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về BHYT, nhưng mục đích chung
đều giống nhau, đó là huy động nguồn tài chính để chi trả chi phí KCB cho người tham
gia BHYT khi bị ốm đau, bệnh tật.
7



Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì BHYT là một bộ phận cấu thành của
hệ thống ASXH quốc gia có mục đích chung là bảo vệ cuộc sống của các thành viên
trong xã hội: BHYT là công cụ bảo vệ xã hội đối với các thành viên của mình thơng
qua hàng loạt các biện pháp cơng cộng nhằm chống lại tình cảnh khốn khó về kinh tế
và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn trong lao động, , tàn tật, tuổi già, tử vong, thất nghiệp sự cung cấp về
chăm sóc y tế và cả cung cấp các khoản tiền trợ cấp cho các gia đình có nhiều con.
Tại Đức, nước có bộ Luật lâu đời nhất trên thế giới, khái niệm như sau: “BHYT trước
hết là một tổ chức cộng đồng đồn kết, tương trợ lẫn nhau, có nhiệm vụ gìn giữ sức khỏe,
khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của người tham gia BHYT”.
Theo quan điểm của Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (Organíation for
Economic Development and Cooperation - OECD), thì BHYT có thể được định nghĩa
là cách để phân phối rủi ro tài chính liên quan tới sự thay đổi chi phí chăm sóc sức
khỏe cá nhân bằng cách tổng hợp chi phí theo thời gian thơng qua thanh tốn trước
(OECD, 2004)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định BHYT có vai trị quan trọng trong đời
sống kinh tế xã hội. Trong tuyên bố Alma-Ata năm 1978 có đề cập BHYT là: Sức khỏe
cho mọi người, còn WHO quan niệm BHYT là loại hình bảo hiểm khơng kinh doanh,
khơng vì mục đích lợi nhuận, được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ quyền con người".
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam 1 xuất bản năm 1995: “BHYT là loại bảo hiểm
do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và
cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”
Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa BHYT của Nhà nước tổ chức và thương mại
Tiêu chí
Mức phí

BHYT Nhà nước tổ chức
Theo khả năng đóng góp của

mỗi người (theo thu nhập)
Mức hưởng
Theo nhu cầu chi phí KCB
thực tế. Khơng phụ thuộc
mức đóng
Vai trị của nhà nước Có sự hỗ trợ của nhà nước

Bảo hiểm thương mại
Theo nguy cơ rủi ro ốm đau của đối
tượng tham gia bảo hiểm
Theo số tiền mà cá nhân đóng góp
khi tham gia bảo hiểm (đóng nhiều
hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít)
Khơng có sự hỗ trợ tài chính từ
phía nhà nước
Hình thức tham gia Bắt buộc
Tự nguyện
Mục tiêu hoạt động Vì chính sách xã hội. Khơng Kinh doanh là chính. Hoạt động vì
vì mục đích kinh doanh
mục tiêu lợi nhuận
8


2.2.1.3. BHYT tồn dân
BHYT tồn dân hướng tới sự cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện chia
sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao
động với trẻ em và người già.Vì vâỵ, tồn dân được hiểu là tồn bộ người dân của một
quốc gia đều được tham gia BHYT vào hệ thống BHYT của một quốc gia. BHYT toàn
dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia BHYT.
2.2.2. Tính chất

BHYT ra đời trên cơ sở chia sẻ rủi ro. Do đó, tính chất cộng đồng xã hội tương
thân, tương ái đùm bọc lẫn nhau được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra để phát triển hệ thống
ytế, chia bớt gánh nặng về bệnh tật của bản thân mỗi người và xã hội và góp phần ổn
định chính trị của một quốc gia thì sự ra đời của chính sách BHYT là sự cần thiết.
Nhưng nhìn ở một góc độ BHYT là một loại sản phẩm thì có nó những tính chất sau:
+ Về mặt tế xã hội: các quốc gia trên thế giới phải công nhận rằng sự nghèo khổ
của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro,…gây ra, đây không chỉ là trách nhiệm của
một cá nhân ai, hay một tập thể nhỏ nào đó, mà nó là trách nhiệm của Nhà nước, của
cộng đồng và tồn xã hội. Vì vậy, BHYT có tính chất quan trọng trong lĩnh vực an
sinh xã hội của một quốc gia.
+ BHYT là một loại hàng hóa: nhìn ở góc độ kinh tế, BHYT là loại hàng hóa
có giá trị sử dụng giúp con người bảo vệ sức khỏe, giảm gánh nặng tài chính. Ln có
sự cạnh tranh với nhiều loại hình BHYT khác.
2.2.3. Sự cần thiết của BHYT
Trong q trình lao động, sinh hoạt con người ln phải chịu ảnh hưởng , sự tác
động của môi trường xung quanh. Và trong thời đại cơng nghiệp hố hiện đại hoá như
hiện nay, con người phải chịu ảnh hưởng của những thứ do chính mình gây ra. Đó là
nền sản xuất công nghiệp đã phá vỡ môi trường sinh thái, tác động mạnh đến sức khoẻ
của con người, nên ốm đau bệnh tật là điều khó tránh khỏi.
Ở nước ta, chiếu tranh đi qua để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ của nhân dân, cơng việc chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân là
việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định BHYT là loại hình
bảo hiểm mang tính nhân đạo và cộng đồng sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái
với tính thần và truyền thống của người Việt Nam “lá lành đùm lá rách”
Khi nước ta chuyển sang nến kinh tế thị trường được mở rộng, chi phí khám chữa
bệnh ngày càng tăng. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải có nhiều giải pháp để giải
9


quyết những vấn cấp thiết trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Từ đó,

BHYT được ra đời, hình thành và phát triển. Chỉ có BHYT mới đáp ứng tính chất huy
động sự đóng góp của số đơng người khoẻ mạnh để bù đắp cho số ít người ốm đau,
bệnh tật, giúp nhiều gia đình giảm bớt gánh nặng về tài chính và vượt qua được khó
khăn khi không may ốm đau, bệnh tật.
Nhà nước ta trong một thời kỳ dài đã sử dụng tiền ngân sách nhà nước lo cho
việc chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay, khả năng đó đã hạn chế dần vì nhu cầu chữa
bệnh ngày càng tăng, chi phí y tế ngày càng cao. Trong khi đó, cơ sở vật chất ngành y
tế ngày càng giảm sút, cần phải sửa chữa và có thêm các phương tiện để điều trị hữu
hiệu. Để khắc phục được điều này, cần sớm thực hiện BHYT toàn dân. Từ những vấn
đề trên cho thấy BHYT ra đời là sự cần thiết vì nó đáp ứng được nguyện vọng của đa
số người dân trong toàn xã hội.
2.2.4. Vai trị của BHYT
BHYT có vai trị như sau:
BHYT chính là biện pháp để xố đi sự bất cơng giữa người giàu và người nghèo,
để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia BHYT.
BHYT ra đời góp phần giáo dục cho tất cả người dân trong xã hội tính nhân đạo
theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là giúp giáo dục cho trẻ em ngay
từ khi cịn nhỏ tuổi về tính cộng đồng thơng qua loại hình học sinh - sinh viên và được
chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại nhà trường.
BHYT góp phần đề phịng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. BHYT cịn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế.
BHYT làm tăng chất lượng KCB và quản lý y tế thông qua hoạt động quỹ đầu tư.
BHYT giúp cho người tham gia BHYT khắc phục khó khăn, ổn định tài chính khi
khơng may gặp phải rủi ro bệnh tật.
BHYT góp phần đề phịng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. BHYT cịn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế.
BHYT có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Sự
biểu hiện phát triển của một đất nước thường thể hiện thông qua nhiều tiêu chí, trong
đó chỉ tiêu phúc lợi xã hội là một trong những chỉ tiêu quan trọng.
Như vậy, BHYT ra đời khơng những giúp cho người tham gia BHYT khắc phục

khó khăn về kinh tế khi rủi ro ốm đau xảy ra, mà còn giảm bớt gánh nặng cho ngân
10


sách Nhà nước, góp phần đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng và công bằng
trong khám chữa bệnh, ổn định chính trị và phát triển đất nước.
2.2.5. Các loại hình BHYT
2.2.5.1. BHYT thương mại
BHYT thương mại, mang tính kinh doanh, hoạt động có lợi nhuận theo Luật kinh
doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010.
2.2.5.2. BHYT bắt buộc
BHYT bắt buộc, là loại hình bảo hiểm bắt buộc tồn dân, mang tính cộng đồng
chia sẻ, nhằm đảm bảo cho mọi cơng dân đều được chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục
đích lợi nhuận và được Nhà nước tổ chức thực hiện theo Luật BHYT số 25/2008/QH12
ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13
ngày 13/06/2014.
2.2.5.3. BHYT hộ gia đình và một số nội dung theo Luật BHYT Việt Nam
Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT. Các đối tượng tham gia
BHYT thành 06 nhóm, tuỳ thuộc vào sự đóng góp, hỗ trợ của các bên tham gia, gồm:
Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng (Người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động khơng xác định thời hạn, có xác định thời hạn
từ đủ 03 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập và
người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương, cán bộ công chức, viên chức, người
hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của Pháp luật);
Nhóm 2: nhóm do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng (hưu trí, mất sức, tai nạn lao
động, thất nghiệp,…);
Nhóm 3: Nhóm do ngân sách nhà nước đóng (người nghèo, bảo trợ, trẻ em,
người dân tộc thiểu số, người dân tại các xã đặc biệt khó khăn,…);

Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (Người thuộc hộ gia
đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều, học sinh – sinh viên, người
thuộc hộ gia đình nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống
trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ)
Nhóm 5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình (là người có tên trong sổ hộ
khẩu, sổ tạm trú, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, chức sắc, chức việc, nhà
tu hành);
11


×