Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Chất lượng cuộc sống người mắc hội chứng mạch vành cấp sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện tỉnh khánh hòa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.96 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

DƯ THỊ NGỌC MỸ

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI MẮC HỘI CHỨNG
MẠCH VÀNH CẤP SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA
TẠI BỆNH VIỆN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

DƯ THỊ NGỌC MỸ

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI MẮC HỘI CHỨNG
MẠCH VÀNH CẤP SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA
DA TẠI BỆNH VIỆN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS: HUỲNH VĂN THƯỞNG

Nam Định- 2017


MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp ....................................................... 4
1.1.1. Khái niệm: ............................................................................................. 4
1.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp: ............................................................................. 4
1.1.3. Đau thắt ngực không ổn định ................................................................. 8
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ................................................................................. 8
1.1.5. Điều trị................................................................................................... 9
1.1.6. Kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da ................................................... 10
1.1.7. Tình hình mắc bệnh trên Thế giới và Việt nam..................................... 13
1.2. Tổng quan về chất lượng cuộc sống ............................................................ 14
1.2.1. Định nghĩa chất lượng cuộc sống ......................................................... 14
1.2.2. Tại sao cần đánh giá chất lượng cuộc sống? ......................................... 14
1.2.3. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống ............................................... 15
1.2.4. Ưu điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ SF- 36 ...................... 15

1.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ...................................... 16
1.3.1. Giới tính............................................................................................... 16
1.3.2. Hồn cảnh kinh tế ................................................................................ 16
1.3.3. Bệnh kèm theo ..................................................................................... 17


1.3.4. Hỗ trợ xã hội ........................................................................................ 17
1.4. Tình hình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở Thế giới và Việt nam ....... 17
1.4. Khung học thuyết........................................................................................ 21
1.5. Địa bàn nghiên cứu: .................................................................................... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: ............................................................................ 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: .............................................................................. 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................ 24
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................... 24
2.4. Cỡ mẫu: ...................................................................................................... 24
2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 25
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 25
2.7. Các biến số trong nghiên cứu ...................................................................... 25
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ............................................. 27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 29
2.10. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................. 30
2.11. Sai số và cách khắc phục........................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 31
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học ............................................................................. 31
3.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị hôi chứng mạch vành cấp sau can
thiệp mạch vành qua da ..................................................................................... 33
3.3. Mô tả hỗ trợ xã hội của người mắc hội chứng mạch vành cấp ..................... 36
3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau

can thiệp mạch vành qua da ............................................................................... 37
3.4.1. Liên quan giữa giới với chất lượng cuộc sống người người bệnh sau can
thiệp mạch vành qua da ................................................................................. 37
3.4.2. Liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế với chất lượng cuộc sống người bệnh
sau can thiệp mạch vành qua da ..................................................................... 39


3.4.3. Liên quan giữa bệnh kèm theo với chất lượng cuộc sống người bệnh sau
can thiệp mạch vành qua da ........................................................................... 41
3.4.4. Liên quan giữa hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống người bệnh sau
can thiệp mạch vành qua da ........................................................................... 42
Chương 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 44
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu .................................... 44
4.1.1. Tuổi và giới.......................................................................................... 44
4.1.2. Trình độ học vấn, địa chỉ, hoàn cảnh kinh tế, thời gian mắc bệnh và bệnh
kèm theo ........................................................................................................ 45
4.2. Chất lượng cuộc sống của người mắc hội chứng mạch vành cấp ................. 46
4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến chất lượng cuộc sống người mắc hội
chứng mạch vành cấp ........................................................................................ 48
4.3.1. Mối liên quan giữa giới với chất lượng cuộc sống người mắc hội chứng
mạch vành cấp ............................................................................................... 48
4.3.2. Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế với chất lượng cuộc sống người
mắc hội chứng mạch vành cấp ....................................................................... 49
4.3.3. Mối liên quan giữa bệnh kèm theo với chất lượng cuộc sống người mắc
hội chứng mạch vành cấp............................................................................... 50
4.3.2. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống người mắc
hội chứng mạch vành cấp............................................................................... 51
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 52
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Phiếu phỏng vấn chất lượng cuộc sống người bệnh mắc hội chứng
mạch vành cấp
PHỤ LỤC 2: Cách tính điểm cho bộ câu hỏi SF-36
PHỤ LỤC 3: Thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 4: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu


PHỤ LỤC 5: Biên bản chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn
PHỤ LỤC 6: Biên bản bảo vệ luận văn thạc sĩ
PHỤ LỤC 7: Nhận xét luận văn thạc sĩ của Phản biện 1
PHỤ LỤC 8: Nhận xét luận văn thạc sĩ của Phản biện 2


i

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của 100 người bệnh mắc hội chứng mạch vành
cấp sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện tỉnh Khánh hịa năm 2017
Mục tiêu: Mơ tả thực trạng chất lượng cuộc sống và tìm hiểu một số yếu tố
liên quan đến chất lượng cuộc sống của người mắc hội chứng mạch vành cấp sau
can thiệp mạch vành qua da
Phương pháp: mô tả cắt ngang, sử dụng bộ công cụ SF-36
Kết quả: Giới nam chiếm 63%, nữ chiếm 37%. Tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 67,24± 10,61. Điểm số các lĩnh vực sức khỏe của chất lượng cuộc
sống đều cao hơn 50 điểm. Điểm số trung bình của lĩnh vực sức khỏe là 63,65±
22,13, điểm số lĩnh vực sức khỏe tinh thần là 79,48± 19,02 và điểm số chất lượng
cuộc sống 71,57± 18,67. Sức khỏe thể chất của người bệnh giảm theo tuổi. Chất
lượng cuộc sống người bệnh mắc hội chứng mạch vành cấp sau can thiệp mạch
vành qua da có liên quan với giới tính và hỗ trợ xã hội với p< 0,05

Kết luận: Điểm số chất lượng cuộc sống ở mức cao. Giới tính liên quan tới
sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống chung. Và có sự liên quan giữa hỗ trợ từ
người khác, tổng hỗ trợ xã hội với sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống .
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, can thiệp mạch vành qua da, hội chứng
mạch vành cấp


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường
Đại học Điều Dưỡng Nam Định, phòng Đào tạo Sau Đại học và quý Thầy Cô giảng
viên trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, tận tình giảng dạy, hướng dẫn tơi
trong q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh
Hòa, Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, Khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện đa khoa
tỉnh Khánh Hòa đã giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, thu thập số liệu nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Huỳnh Văn Thưởng –
Phó giám đốc, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh
Hịa đã ln tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, trực tiếp chỉ bảo tôi trong q
trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các bệnh nhân, gia đình bệnh nhân đã cung cấp
thơng tin, tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, chồng, anh chị và bạn bè đã luôn nhắc
nhở, động viên, là chỗ dựa tinh thần cho tơi trong suốt q trình học tập và làm
khóa luận.
Nam Định, tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Dư Thị Ngọc Mỹ



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Dư Thị Ngọc Mỹ


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLCS

: Chất lượng cuộc sống

HCMVC

: Hội chứng mạch vành cấp

SF- 36

: Short form- 36


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới .......................... 31
Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn............................. 31
Bảng 3. 3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa chỉ, hoàn cảnh kinh tế, thời gian
mắc bệnh và bệnh kèm theo................................................................................... 32
Bảng 3. 4. Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh bị mạch vành cấp ......... 33
Bảng 3. 5. Điểm số trung bình của Sức khỏe thể chất, Sức khỏe tinh thần và Chất
lượng cuộc sống SF-36 .......................................................................................... 34
Bảng 3. 6. Điểm số trung bình của các lĩnh vực hỗ trợ xã hội ................................ 36
Bảng 3. 7. Hỗ trợ xã hội theo nhóm tuổi ................................................................ 36
Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa giới và điểm số các lĩnh vực của sức khỏe thể chất
(n=100) ................................................................................................................. 37
Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa giới với điểm số các lĩnh vực sức khỏe tinh thần
(n=100) ................................................................................................................. 38
Bảng 3. 10. Mối liên quan giữa giới với điểm số chất lượng cuộc sống (n=100) .... 38
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế và điểm số sức khỏe thể chất
(n=100) ................................................................................................................. 39
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế và điểm số sức khỏe tinh thần
(n=100) ................................................................................................................. 40
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế và điểm số chất lượng cuộc sống
(n=100) ................................................................................................................. 40
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa bệnh kèm theo và sức khỏe thể chất (n=100) ........ 41
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa bệnh kèm theo và sức khỏe tinh thần (n=100) ...... 41
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa tổng bệnh kèm theo và chất lượng cuộc sống
(n=100) ................................................................................................................. 42
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với sức khỏe thể chất (n=100).......... 42
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với sức khỏe tinh thần (n=100) ........ 43
Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống (n=100) ... 43



vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. 1. Khung lý thuyết chất lượng cuộc sống của Ferrans 1990 ..................... 21
Sơ đồ 1. 2. Khung nghiên cứu................................................................................ 23

Biểu đồ 3. 1. Điểm số chất lượng cuộc sống theo nhóm tuổi .................................. 34
Biểu đồ 3. 2. Điểm số lĩnh vực sức khỏe thể chất theo nhóm tuổi .......................... 35
Biểu đồ 3. 3. Điểm số lĩnh vực sức khỏe tinh thần theo nhóm tuổi ......................... 35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo trung tâm phịng ngừa và kiểm sốt bệnh (CDC) tại Mỹ có khoảng
610.000 người chết và cứ mỗi giây có 4 người chết do bệnh tim mạch mỗi năm.
Trong đó mạch vành cấp là bệnh phổ biến nhất và có số người tử vong cao trên
370.000 người hàng năm [18]. Hàng năm có khoảng 735000 người bị nhồi máu cơ
tim, trong đó 525.000 mới mắc bệnh [34]. Từ năm 1999 đến 2008, tỉ lệ bệnh nhồi
máu cơ tim và đau thắt ngực không ổn định tăng từ 51,5% lên 73% [13] trong tổng
số bệnh mạch vành nói chung và trở thành nguyên nhân chính gây tử vong [28]
Tại Châu Âu, theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có đến 600.000 bệnh nhân
tử vong do bệnh mạch vành và ước tính tỉ lệ mới mắc hội chứng mạch vành cấp
trong dân số từ 3,5% đến 4,1%. Còn ở một số nước Châu Á như Trung Quốc là
8,6%, Ấn Độ là 12,5% và các nước Châu Á khác là 8,3%[7]. Ở các quốc gia đang
phát triển thì dự tính bệnh mạch vành sẽ tăng 29% ở nữ và 48% ở nam trong
khoảng thời gian từ 1990 đến 2020[6]
Theo trung tâm phịng ngừa các bệnh mạn tính và nâng cao sức khỏe
(NCCDPHP, 2013), những người bệnh mạch vành nói riêng và hội chứng mạch

vành cấp nói chung đã để lại rất nhiều gánh nặng cho bản thân cũng như xã hội, làm
tiêu tốn của nước Mỹ đã tiêu tốn khoảng 47 tỉ đô la để chi trả cho chăm sóc sức
khỏe cho đối tượng này. Khơng những vậy người bệnh còn bị hạn chế một số hoạt
động thể chất như giảm khả năng chăm sóc bản thân: tự vệ sinh cá nhân, cơng việc
bị gián đoạn có thể phải nghỉ việc sớm.Và sau khi điều trị vẫn còn chịu ảnh hưởng
của những cơn đau ngực và phải dùng thuốc thường xun
Chính vì vậy, hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã không ngừng đưa ra các
khuyến cáo mới về chẩn đoán và điều trị Nhồi máu cơ tim/ đau thắt ngực không ổn
định. Và với những ưu điểm vượt trội hơn so với mổ bắc cầu nối chủ vành, can
thiệp động mạch vành qua da đã trở thành phương pháp được sử dụng thường
xuyên trong chiến lược tái thơng mạch vành[23].
Bên cạnh đó trung tâm phịng ngừa các bệnh mạn tính và nâng cao sức khỏe
cũng đã xuất bản chương trình phịng ngừa các bệnh mạn tính và nâng cao sức khỏe


2

đã cung cấp kiến thức, giáo dục sức khỏe nhằm giảm gánh nặng bệnh tât, giảm nguy
cơ mắc bệnh và mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Và
cũng có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực chất lượng cuộc sống bệnh mạch vành nói
chung và những bệnh mạch vành cấp có can thiệp động mạch vành nói riêng [24],
[43], [42], [21], [15], [47].
Tại Việt Nam, bệnh mạch vành đang trở thành một gánh nặng cho sức khỏe
cộng đồng ở nước ta. Trong các năm 1994, 1995, 1996 tỉ lệ này lần lượt là 3,4%,
5% và 6%; đến năm 2003 tỉ lệ này là 11,2%, năm 2005 là 18,8%, năm 2007 lên đến
24. Thống kê của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho thấy vào năm 2000 có
khoảng 3.222 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp [5]. Và phương pháp điều trị can
thiệp mạch vành qua da cho nhóm đối tượng này đã được sử dụng từ năm 1996,
ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế và được áp dụng rộng rãi, tại tỉnh khánh hịa năm
2009-2014 có 1.366 ca được thưc hiện can thiệp mạch vành qua da thành cơng[8]

Trong nhóm người bệnh có hội chứng mạch vành cấp, việc can thiệp động
mạch vành là một kỹ thuật tương đối đắt tiền [51]. Người bệnh có thể vẫn cịn đau
ngực sau can thiệp, sau khi can thiệp người bệnh sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc
và kéo theo đó là các tác dụng phụ cũng như chi phí điều trị tốn kém. Tình trạng
sức khỏe và chất lượng cuộc sống là lĩnh vực quan trọng cần lượng giá sau khi can
thiệp mạch vành qua da.[49]
Vì lý do đó chúng tơi chọn đề tài: “Chất lượng cuộc sống của người mắc
hội chứng mạch vành cấp sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện tỉnh
Khánh hịa năm 2017” nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị một cách toàn
diện hơn, đồng thời đề tài này còn bổ sung cho lĩnh vực điều dưỡng một cái nhìn
mới trong nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp
mạch vành.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1) Mô tả chất lượng cuộc sống của người mắc hội chứng mạch vành cấp sau
can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện tỉnh Khánh hòa năm 2017
2) Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc
hội chứng mạch vành cấp sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện tỉnh Khánh
hòa năm 2017


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
1.1.1. Khái niệm:
Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) là nhóm bệnh liên quan đến tình trạng

thiếu máu cơ tim cấp gồm: Đau thắt ngực không ổn định. Nhồi máu cơ tim cấp
không ST chênh lên. Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên
1.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp:
Là 1 biến cố do hậu quả của chết tế bào cơ tim liên quan đến thiếu máu cơ
tim (chứ không phải do chấn thương hay viêm cơ tim.)
a) Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên:
HCMVC không ST chênh lên thường xảy ra do giảm cung oxy và/hoặc tăng
nhu cầu oxy của cơ tim trên mạch vành bị xơ vữa và có hẹp ít nhiều. Người ta đã
xác định được 5 q trình sinh lý bệnh có thể tham gia vào sự hình thành HCMVC
khơng ST chênh lên là:
- Nguyên nhân thường gặp nhất là do giảm tưới máu cơ tim gây ra bởi tình trạng
hẹp mạch vành do huyết khối.
- Nguyên nhân thứ hai là do tắc nghẽn “động”: ví dụ co thắt mạch vành gây đau thắt
ngực Prinzmental
- Nguyên nhân thứ ba: do tắc nghẽn cơ học tiến triển dần: ví dụ xơ vữa động mạch
vành tiến triển nhanh hay tái hẹp sau nong mạch vành.
- Nguyên nhân thứ tư: Do bóc tách động mạch vành
- Nguyên nhân thứ năm: Đau thắt ngực không ổn định thứ phát: do tăng nhu cầu
oxy (nhịp tim nhanh, tăng huyết áp) và/hoặc giảm cung (thiếu máu).
- Ở một số bệnh nhân, HCMVC khơng ST chênh lên có thể do nhiều cơ chế cùng
tham gia vào
b) Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên:
- Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên thường xảy ra khi có tình trạng mạch vành đã
bị xơ vữa trước đó bị huyết khối làm tắc nghẽn hoàn toàn một cách đột ngột Những


5

yếu tố tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của tổn thương mạch máu là hút
thuốc lá, tăng huyết áp và tích tụ lipid.

- Khối lượng cơ tim bị tổn thương do tắc mạch vành phụ thuộc vào: (1) vùng cơ
tim được nuôi bởi mạch máu bị tắc; (2) mạch máu có tắc hồn tồn hay khơng; (3)
thời gian tắc mạch; (4) lượng máu nuôi vùng cơ tim tổn thương nhờ tuần hoàn bàng
hệ; (5) nhu cầu oxy của cơ tim; (6) những yếu tố nội tại giúp cho sự ly giải cục
huyết khối một cách tự nhiên; (7) mức độ tưới máu cơ tim ở vùng nhồi máu sau khi
mạch vành thượng mạc đã được tái thông. Khi cơ tim bị thiếu máu nuôi kéo dài,
hoại tử cơ tim bắt đầu sau khoảng 20 phút- 45phút. Hoại tử hoàn toàn sau 2-4 giờ
hay lâu hơn tuỳ trường hợp.
- Các biến chứng:
+ Rối loạn chức năng thất: thay đổi sớm nhất là rối loạn chức năng tâm trương.
Điều này xảy ra trong cả thiếu máu và nhồi máu cơ tim và cần một vùng nhỏ bị nhồi
máu cũng đủ để gây rối loạn đổ đầy. Khi cơ tim hoại tử ≥ 20% khối lượng cơ tim,
chức năng tâm thu thất trái sẽ bắt đầu suy. Choáng tim thường xảy ra khi hoại tử ≥
40% khối lượng cơ tim.
+ Loạn nhịp tim: do vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ bị tăng tính kích thích và sự xuất
hiện tượng vào lại ở vùng thiếu máu cục bộ. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng góp
phần vào là tình trạng tăng cathecholamine, rối loạn điện giải.
+ Rối loạn dẫn truyền: do phù nề mô dẫn truyền, hay hoại tử vĩnh viễn các đường
dẫn truyền
c) Triệu chứng lâm sàng
* Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên:
Triệu chứng cơ năng:
- Đau ngực: Là triệu chứng thường gặp nhất. Đau có tính chất ở trong sâu và do
tạng. Bệnh nhân thường mô tả cảm giác đè nặng, nghiền hay xoắn vặn. Đơi khi đau
được mơ tả là đau nhói như dao đâm hay rát bỏng. Nói chung, đặc điểm đau ngực
giống như trong cơn đau thắt ngực ổn định nhưng thường xảy ra khi nghỉ tĩnh, với
mực độ nặng hơn và thời gian kéo dài hơn (>20phút). Đau ngực đôi khi xảy ra khi


6


gắng sức nhưng khác với cơn đau thắt ngực là khơng giảm khi nghỉ ngơi. Vị trí đau
thường ở giữa ngực (sau xương ức), và/ hoặc thượng vị, lan lên cánh tay. Những vị
trí lan khác có thể là bụng, lưng, hàm dưới, cố. Đau có thể lan cao đến vùng chẩm
nhưng không lan quá vùng dưới rốn.
- Triệu chứng kèm: yếu, vã mồ hôi, buồn nôn, lo lắng.
- Triệu chứng khác: Một số trường hợp nhồi máu cơ tim cấp khơng có đau ngực.
Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân bị đái tháo đường, phụ nữ hay người lớn
tuổi. Ở người lớn tuổi, nhồi máu cơ tim cấp cịn có thể biểu hiện bởi tình trạng khó
thở đột ngột diến tiến đến phù phổi cấp. Những biểu hiện khác ít gặp hơn ở người
lớn tuổi (có thể kèm hay không với đau ngực) là rối loạn tri giác, cảm giác yếu mệt,
xuất hiện rối loạn nhịp tim, thuyên tắc ngoại biên và tụt huyết áp không giải thích
được.
Triệu chứng thực thể:
- Tồn thân: Bệnh nhân tỏ vẻ lo lắng, xanh, vã mồ hôi, lạnh đầu chi. Mạch huyết áp
có thể bình thường trong nhiều ca nhưng có khoảng 1/2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ
tim cấp thành trước có biểu hiện tăng hoạt tính giao cảm (nhịp tim nhanh và /hoặc
tăng huyết áp). Ngược lại, ½ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thành dưới có biểu hiện
cường phó giao cảm (nhịp tim chậm và/hoặc tụt huyết áp). Thân nhiệt có thể bắt
đầu tăng trong vịng 24-48 giờ sau khởi phát nhồi máu. Nhiệt độ đo ở trực tràng có
thể lên đến 38,3 đến 38,9 độ C. Sốt thường giảm hết sau 4,5 ngày.
- Tại tim: Mỏm tim có thể khó sờ. Nghe tim có thể phát hiện T1 mờ. T2 tách đơi
nghịch đảo khi có blốc nhánh trái hay chức năng thất bị suy nặng. T4 thường hiện
diện nhưng ít giá trị chẩn đốn. T3 thường nghe được khi có suy chức năng thất hay
do hở van hai lá hay thơng liên thất. Có thể có âm thổi giữa tâm thu hay cuối tâm
thu ở vùng mỏm tim thoáng qua do rối loạn chức năng bộ máy van hai lá. Ở những
bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên xun thành thì cịn có thể nghe
được tiếng cọ màng tim
* Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên



7

- Triệu chứng chủ yếu là đau ngực, thường ở sau xương ức, đôi khi ở thượng vị, lan
đến cổ, vai trái và cánh tay trái. Những dạng tương đương của đau thắt ngực như
khó thở, khó chịu ở thượng vị có thể gặp và thường xảy ra ở phụ nữ.
- Khám thực thể giống như trong đau thắt ngực ổn định và có thể khơng phát hiện gì
bất thường cả. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim một vùng rộng hay bị
nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên rộng, triệu chứng thực thể sẽ giống như
trong bệnh cảnh Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên
d) Cận lâm sàng
Điện tâm đồ: đây là xét nghiệm quan trọng, cần làm ngay, so sánh với điện tâm đồ
cũ và nên đo nhiều lần để theo dõi diễn tiến.
* HCMVC không ST chênh lên:
- ST chênh xuống (≥ 0,5mV), ST chênh lên thoáng qua và /hoặc T chuyển âm. Sự
thay đổi sóng T có độ nhạy cao với thiếu máu cơ tim nhưng độ đặc hiệu thấp trừ khi
sóng T chuyển âm sâu (≥ 0,3mV) và mới xuất hiện.
* Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên:
- Động học điển hình của ST và T: Biểu hiện sớm nhất là sự xuất hiện sóng T
dương cao nhọn trên ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp. Kế đến là ST chênh lên dạng
vịm. Sóng R cao và rộng thường thấy ở những chuyển đạo có ST chênh lên và T
cao nhọn trong giai đoạn tối cấp. Kế đến là sóng Q xuất hiện Theo thời gian, ST sẽ
dần trở về đẳng điện; sóng R cụt dần; sóng Q ngày càng sâu thêm; và sóng T
chuyển âm.
- Một số trường hợp nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có thể khơng xuất hiện sóng
Q. Người ta nhận thấy khơng có sự liên hệ giữa việc xuất hiện sóng Q và hoại tử
xuyên thành.
- Ở các chuyển đạo đối diện vùng nhồi máu thường xuất hiện hình ảnh soi gương.
- Ngồi ra, có 2 trường hợp HCMVC cũng được xếp vào nhồi máu cơ tim cấp ST
chênh lên là mới xuất hiện blốc nhánh trái và nhồi máu cơ tim cấp thành sau.



8

1.1.3. Đau thắt ngực không ổn định
Đau thắt ngực không ổn định được định nghĩa là đau thắt ngực hay dạng tương
đương có 1 trong 3 đặc điểm sau:
- Cơn đau xảy ra lúc nghỉ tĩnh, thường kéo dài >20 phút
- Cơn đau thắt ngực tăng dần (về thời gian, cường độ )
- Cơn đau thắt ngực mới khới phát (trong vòng 1 tháng) và mức độ nặng
Bảng: Phân độ đau thắt ngực theo Hội tim mạch Canada (CCS)
Nhóm Mơ tả
I

Hoạt động bình thường khơng gây đau ngực, chỉ đau ngực khi hoạt động
thể lực mạnh.

II

Giới hạn nhẹ hoạt động thể lực bình thường. Đau thắt ngực khi đi bộ trên 2
dãy nhà và leo trên 1 tầng gác.

III

Giới hạn đáng kể hoạt động thể lực. Đau thắt ngực khi đi bộ 1-2 dãy nhà và
leo 1 tầng gác.

IV

Khó khăn khi thực hiện bất cứ hoạt động thể lực nào, đau thắt ngực có thể

xảy ra cả khi nghỉ.

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ
- Các yếu tố nguy cơ thay đổi được.
Tăng huyết áp: làm phì đại cơ tim, giảm khả năng phân bố oxy và cung cấp
máu cho động mạch vành, còn làm cho các phân tử lipid dễ dàng lắng đọng vào
động mạch vành gây xơ vữa động mạch.
Rối loạn lipid máu: Nồng độ cholesterol toàn phần, chất béo trung tính có liên
quan với tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.
Thuốc lá: đối với động mạch vành, thuốc lá gây co thắt động mạch vành lớn,
hư tổn nội mạch động mạch vành, tăng tính đơng máu, làm giảm HDL (cholesterol
có lợi), giảm lượng oxy từ phổi tới cơ tim.
Đái tháo đường : Đái tháo đường có thể xúc tiến sinh Nhồi máu cơ tim thông
qua các khâu: gây tổn thương nội mạc ở thành mạch vành, làm tăng lượng
cholesterol có hại gây tăng xơ vữa động mạch vành và tăng huyết áp.


9

Stress: Các stress gây nên sự gia tăng catecholamin, yếu tố giao cảm với sự
tăngadrenalin máu gây co thắt mạch vành.
- Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được.
Tuổi: thường xảy ra ở người lớn tuổi: nam ≥45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi, đặc biệt là
người sử dụng cocaine, người có bệnh đái tháo đường type 1, bệnh nhân có tăng
cholesterol và những người có tiền sử gia đình bị bệnh mạch vành sớm.
Giới: Tỉ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch ở nam giới cao hơn phụ nữ ở lứa
tuổi 40 - 70.
Gia đình: tiền sử gia đình bị bệnh mạch vành sớm làm tăng nguy cơ của một cá
nhân về bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim, chẳng hạn như: di truyền, những
thói quen không tốt: hút thuốc lá, khẩu phần ăn nhiều chất béo.

1.1.5. Điều trị
a) Chiến lược điều trị
Theo khuyến cáo của AHA/ACC chiến lược điều trị bao gồm [10], [4], [28]:
- Nhanh chóng phân tầng yếu tố nguy cơ.
- Chống ngưng kết tiêu cầu, chống đông và điều trị nội khoa cơ bản.
- Chiến lược điều trị bảo tồn hoặc can thiệp sớm.
- Điều trị lâu dài.
b) Chăm sóc và điều trị nội khoa [10], [4], [9]
Các biện pháp chăm sóc và điều trị nội khoa bao gồm:
- Điều trị chống thiếu máu cơ tim. Các thuốc được sử dụng bao gồm: Các nitrate,
morphine sulfate, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh Calci.
- Điều trị chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu. Các thuốc được sử dụng bao
gồm: aspirin, clopidogrel, ticlopidin, heparin không phân đoạn, heparin trọng
lượng phân tử thấp, các thuốc kháng trực tiếp Thrombin và các thuốc kháng thụ
thể GP IIb/IIIa tiểu cầu.
c) Vấn đề điều trị can thiệp động mạch vành
Hiện nay, xu hướng can thiệp động mạch vành sớm đã được chứng minh
mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, lợi ích thực sự chỉ đối với nhóm nguy cơ cao. Đối


10

với nhóm nguy cơ vừa thì tùy thuộc vào kinh nghiệm và trang thiết bị của cơ sở y tế
mà quyết định can thiệp ngay hay khơng. Riêng nhóm nguy cơ thấp thì nên điều trị
nội khoa trước sau đó đánh giá lại khả năng gắng sức để quyết định
Theo khuyến cáo hiện nay, chỉ định chụp động mạch vành để can thiệp cho
người bệnh đau thắt ngực không ổn định được áp dụng cho các đối tượng sau [4],
[12], [28]:
- Đau ngực tái phát, đau ngực trở lại khi có vận động nhẹ.
- Tăng Troponin T hoặc Troponin I.

- Có sự mới chênh xuống đoạn ST.
- Đau ngực tái phái kèm theo suy tim hoặc hở hai lá nặng lên.
- Đã có nghiệp pháp gắng sức (+) với nguy cơ cao trước đây.
- EF < 40%.
- Huyết động không ổn định.
- Nhịp nhanh thất bền bỉ.
- Đã từng can thiệp động mạch vành trong vịng 6 tháng.
- Có tiền sử mổ làm cầu nối chủ vành.
1.1.6. Kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da
Can thiệp mạch vành qua da là một kỹ thuật dùng một loại ống thông nhỏ
(catheter) để đưa một bóng nhỏ vào lịng động mạch vành bị tắc, rồi nong và đặt
Stent (giá đỡ) để làm tái thơng dịng máu. Khơng giống với phẫu thuật bắc cầu nối
chủ vành cần phải mở lồng ngực, can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ
bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa catheter vào động mạch ở đùi hay cổ tay.
Người bệnh được gây tê tại vùng chọc, nên nhìn chung, thủ thuật này khơng gây
đau hơn một lần lấy máu làm xét nghiệm. Người bệnh vẫn tỉnh táo trong suốt quá
trình thực hiện thủ thuật. Thời gian thực hiện thủ thuật thường trong vòng 1 giờ và
phần lớn người bệnh có thể về nhà sau 1 - 2 ngày tính từ khi kết thúc thủ thuật.
Chụp và can thiệp nong, đặt Stent động mạch vành qua da giải quyết tình trạng
hẹp tắc trong động mạch vành, giúp tưới máu cho cơ tim tốt hơn trong mọi điều
kiện hoạt động gắng sức của bệnh nhân và do đó, cho phép người bệnh có thể hoạt


11

động trở lại mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực. Trong trường hợp nhồi máu cơ
tim, cùng với việc điều trị bằng thuốc tối ưu, thủ thuật này là một biện pháp giúp tái
tưới máu động mạch vành để hạn chế bớt vùng cơ tim tổn thương do thiếu máu,
đồng thời cũng giúp phòng tắc hẹp tái phát, hạn chế cơn đau thắt ngực trở lại.
Chỉ định can thiệp Động mạch vành cấp cứu:

- Chỉ định nhóm I:
+ Chỉ định chung: Can thiệp động mạch vành thì đầu cho các người bệnh nhồi máu
cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên hoặc block nhánh trái mới xuất hiện trên điện tim,
khi có thể tiến hành can thiệp động mạch vành trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi
phát đau ngực.
+ Các chỉ định đặc biệt:
● Nếu người bệnh đến bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát đau ngực và
nếu thời gian kể từ khi người bệnh đến viện đến khi được dùng thuốc TSH là:
● Trong vòng 01 giờ: nên can thiệp động mạch vành thì đầu.
● Trên 1 giờ nên dùng thuốc TSH loại chọn lọc với fibrin.
● Nếu các triệu chứng kéo dài trên 3 giờ thì nên can thiệp động mạch vành thì đầu
càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vịng 90 phút kể từ khi người bệnh nhập viện
● Người bệnh NMCT cấp có đoạn ST chênh lên hoặc có sóng Q hoặc block nhánh trái
trên ECG trong vịng 36 giờ, sốc tim, tuổi < 75, tái tưới máu có thể tiến hành trong
vòng 18 giờ kể từ khi sốc tim.
● Can thiệp thì đầu càng sớm càng tốt cho người bệnh suy tim nặng và/hoặc phù phổi
(Killip III) trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát đau ngực.
- Chỉ định nhóm II:
+ Người bệnh NMCT cấp có đoạn ST chênh lên hoặc có sóng Q hoặc block nhánh
trái trên ECG trong vòng 36 giờ, sốc tim, tuổi ≥ 75, tái tưới máu có thể tiến hành
trong vịng 18 giờ kể từ khi sốc tim. Các người bệnh có thể trạng tốt, phù hợp với
can thiệp tưới máu và đồng ý làm thủ thuật can thiệp.
+ Có thể can thiệp động mạch vành thì đầu cho các người bệnh bị NMCT cấp có
đoạn ST chênh lên từ 12- 24 giờ và có ≥ 1 đặc điểm sau:


12

● Suy tim ứ huyết nặng.
● Tình trạng huyết động hoặc điện học khơng ổn định.

● Có bằng chứng vẫn còn thiếu máu cơ tim.
● Đặt stent cho người bệnh NMCT cấp có tỷ lệ thành cơng rất cao trong khi tỷ lệ
biến chứng rất thấp ngay cả khi thực hiện trên những người bệnh có nguy cơ cao.
● Dịng chảy động mạch vành sẽ tăng lên sau khi mở thơng động mạch thủ phạm, từ
đó ngăn chặn q trình tái cấu trúc xấu gây giãn thất trái.
Các loại stent
Stent có thể được phân loại tùy thuộc vào thành phần cấu tạo (ví dụ: bằng kim loại
hay bằng polymer), cấu trúc (ống mắt lưới hay dây xoắn), phương thức đặt (tự nở hay
nở sau bơm bóng), tự hấp thu và phủ thuốc (không phủ thuốc, phủ thuốc thụ động như
là heparin, hoặc hoạt chất sinh học như sirolimus hoặc paclitaxel).
Sau một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của sự bít hẹp sau đặt Stent là việc
nong và đặt Stent gây thương tổn nội mạch vành, làm tăng sản tế bào tân nội mạc. Để
chống lại sự tăng sinh này, Stent phủ thuốc ra đời. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược
phẩm Mỹ chỉ công nhận 2 loại Stent phủ thuốc, đó là Cordis CYPHER (phủ thuốc
Sirolimus) và Boston Scientific TAXUS (phủ thuốc Paclitaxel).
Bóng phủ thuốc sẽ được đưa đến chỗ Stent tái hẹp và được nong với áp lực tăng
dần cho đến khi lòng mạch được mở rộng, sau đó giữ nguyên áp lực nong bóng trong
một khoảng thời gian thích hợp để thuốc thấm vào thành mạch và gây ra tác dụng tại
chỗ.
Stent phủ thuốc Paclitaxel được thiết kế rất đặc biệt để phân phát thuốc vào mạch
máu. Trên Stent có hàng trăm lỗ nhỏ, mỗi lỗ như một “bồn chứa” chất đầy thành phần
polymer-thuốc, giúp kiểm soát tốt hơn tốc độ tiết thuốc và hướng thuốc tiết ra. Một đặc
điểm khác là nhờ sử dụng polymer có đặc tính tái hấp thu sinh học để phân phối thuốc,
nên sau vài tháng polymer khơng cịn, Stent trở thành một dụng cụ kim loại đơn thuần.
Nhờ vậy mà loại bỏ được hiện tượng máu cục gây thuyên tắc mạch máu do tiếp xúc
thường xuyên với polymer.


13


1.1.7. Tình hình mắc bệnh trên Thế giới và Việt nam
- Thế giới
Theo CDC tại Mỹ có khoảng 610.000 người chết và cứ mỗi giây có 4 người
chết do bệnh tim mạch mỗi năm. Trong đó mạch vành cấp là bệnh phổ biến nhất và
có số người tử vong cao với trên 370.000 người hàng năm[18]. Hàng năm có
khoảng 735000 người bị nhồi máu cơ tim, trong đó 525000 mới mắc bệnh[34]. Từ
năm 1999 đến 2008, tỉ lệ bệnh nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực không ổn định
tăng từ 51,5% lên 73%[13] trong tổng số bệnh mạch vành nói chung và trở thành
ngun nhân chính gây tử vong[28]
Năm 2004, nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ,
châu Âu và thế giới, số người tử vong do hội chứng mạch vành cấp chiếm 35% và
số người tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm 83% tổng số chết ở tuổi trên 65 tuổi
tại Mỹ. Tổ chức y tế thế giới tiên đoán rằng tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành sẽ
tăng 120% ở giới nữ và 137% ở giới nam trong 20 năm tới. Tỉ lệ tử vong do bệnh
tim mạch tăng nhanh ở lứa tuổi trên 75 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh hội chứng mạch vành
cấp tại Mỹ chiếm 6% trong số 6% này thì người mắc bệnh nhồi máu cơ tim chiếm
60%. Đến 2010 thi có 1,41 triệu người phải nhập viện do hội chứng mạch vành
cấp[29]
Năm 2009 tại new Zealand tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành cấp chiếm hơn
một nửa số người tử vong ở nước này và thổi nhĩ kỳ bệnh tim mạch là nguyên
nhân chính gây tử vong. [17]
Tại Châu Âu, theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có đến 600.000 người
bệnh tử vong do bệnh mạch vành và ước tính tỉ lệ mới mắc bệnh mạch vành cấp
trong dân số từ 3,5% đến 4,1%. Còn ở một số nước Châu Á như Trung Quốc là
8,6%, Ấn Độ là 12,5% và các nước Châu Á khác là 8,3%[7]. Ở các quốc gia đang
phát triển thì dự tính bệnh mạch vành sẽ tăng 29% ở nữ và 48% ở nam trong
khoảng thời gian từ 1990 đến 2020[6]
- Việt Nam



×