Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.38 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LƯU THỊ KIM YẾN

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ TỰ XỬ TRÍ
HEN PHẾ QUẢN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2017
SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LƯU THỊ KIM YẾN

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ TỰ XỬ TRÍ
HEN PHẾ QUẢN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2017
SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC MINH

NAM ĐỊNH – 2017


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN

“Đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí Hen phế quản của người bệnh điều
trị ngoại trú tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2017 sau can thiệp giáo
dục”
Mục tiêu: (1)“ Mô tả thực trạng nhận thức, thái độ, tự xử trí Hen phế quản của
người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2017 sau can
thiệp giáo dục”. (2)“ Đánh giá sự thay đổi nhận thức, thái độ, tự xử trí Hen phế quản
của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2017 sau
can thiệp giáo dục.”.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu can thiệp giáo dục sức
khỏe một nhóm có so sánh trước sau được xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS
16.0 nghiên cứu thực hiện trong 5 tháng từ tháng 1/2017 - 5/2017 trên 87 người bệnh
(NB) được lấy ngẫu nhiên có độ tuổi từ 19 đến 85 của 19 xã - phường tại thành phố
Tuy Hòa.
Kết quả: Sau can thiệp giáo dục: điểm trung bình nhận thức về bệnh Hen phế
quản đều tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp với p(2 - 1) < 0,001. Trước
can thiệp điểm nhận thức là 13,34 ± 4,34; ngay sau can thiệp 19,51 ± 1,85; sau can
thiệp 1 tháng 18,03 ± 2,41 p(3 - 1) < 0,001. Đối với thái độ của người bệnh đều


tăng sau can thiệp giáo dục: trước can thiệp điểm thái độ là 14,60 ± 2,59 với p(2 1) < 0,001 ; ngay sau can thiệp 16,45 ± 1,77; sau can thiệp 1 tháng 16,61 ± 1,96 với
p(3 - 1) < 0,001. Đối với tự xử trí hen phế quản của người bệnh đều tăng sau

can thiệp giáo dục: trước can thiệp điểm tự xử trí là 2,43 ± 1,33 với p(2 - 1) <
0,001 ; ngay sau can thiệp 4,83 ± 1,51; sau can thiệp 1 tháng 3,28 ± 1,117 với p(3 1) < 0,001.
Kết luận: Qua nghiên cứu trước khi can thiệp nhận thức, thái độ, tự xử trí
HPQ của NB chưa cao nhưng sau can thiệp giáo dục có sự thay đổi rõ rệt nhận thức
NB đã được nâng cao hơn.


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo Sau đại học và các quý thầy cô, các khoa - phịng - bộ mơn của trường đại học
Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q trình
học tập tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Cao Đẳng Y Tế Phú Yên và
Ban giám đốc bệnh viện Đa Khoa Phú Yên, phòng khám, phòng kế hoạch tổng hợp
cùng các trưởng trạm y tế xã - phường đã tạo điều kiện giúp đỡ để tơi có tơi có thể hoàn
thành tốt luận văn.
Đặc biệt với tất cả tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm
ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Minh (thầy thuốc nhân dân, cố vấn Hội Điều Dưỡng Việt
Nam) người thầy đã tận tình giúp đỡ, dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tơi
trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người bệnh, đặc biệt là sự ủng hộ giúp
đỡ từ gia đình, bạn bè, người thân đã động viên giúp đỡ nhiệt tình để tơi có thể hồn
thành tốt nghiên cứu này.

Học Viên

Lưu Thị Kim Yến


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Lưu Thị Kim Yến. Tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá sự thay đổi
nhận thức về tự xử trí Hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành
phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục”.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu và kết
quả thu được trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong một cơng
trình nghiên cứu nào khác. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính chính xác của
những thơng tin và số liệu đưa ra.

Phú Yên, ngày 20 tháng 09 năm 2017
Người làm nghiên cứu

Lưu Thị Kim Yến


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
1.1. Lịch sử về Hen phế quản ................................................................................... 4
1.2. Định nghĩa và mơ tả về Hen phế quản ............................................................... 5
1.3. Tình trạng mắc hen phế quản trên thế giới, Việt Nam và các tác động của
Hen phế quản ........................................................................................................... 9
1.4. Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài .................................................. 13
1.5. Nội dung của giáo dục tự xử trí HPQ của người bệnh theo hướng dẫn GINA
2016 .................................................................................................................... 14
1.6. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 15
1.7. Lựa chọn mơ hình can thiệp............................................................................. 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 18
2.3. Thiết kế nhiên cứu ........................................................................................... 18
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 19
2.4.1. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 19
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 20


2.6. Các biến số nghiên cứu .................................................................................... 23
2.7. Khái niệm thang đo, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và cách thức đo lường ........ 24
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 25

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................... 25
2.10. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 26
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số.............................................................. 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 27
3.1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu........................................ 27
3.2. Nhận thức của người bệnh về bệnh HPQ ......................................................... 30
3.3. Thái độ của người bệnh đối với kiểm soát bệnh HPQ ...................................... 36
3.4. Nhận thức của người bệnh về tự xử trí HPQ .................................................... 39
3.5. Đánh giá sự thay đổi của người bệnh về nhận thức, thái độ và tự xử trí bệnh
HPQ .................................................................................................................... 44
Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................................... 49
4.1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu........................................ 49
4.1.1. Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo tuổi ............................................... 49
4.1.2. Phân bố giới tính của NB HPQ ................................................................. 49
4.1.3. Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo trình độ học vấn............................ 49
4.1.4. Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo nghề nghiệp .................................. 50
4.1.5. Đặc điểm về hút thuốc lá của người bệnh ................................................. 50
4.1.6. Hoàn cảnh phát hiện bệnh của người bệnh HPQ ....................................... 50
4.2. Thực trạng về nhận thức, thái độ, tự xử trí HPQ của người bệnh. .................... 51
4.2.1. Thực trạng nhận thức của NB về bệnh HPQ ............................................. 51
4.2.2. Thực trạng về thái độ của NB đối với kiểm soát HPQ............................... 52
4.2.3. Thực trạng nhận thức của người bệnh về tự xử trí HPQ ................................ 53
4.3. Thay đổi về nhận thức, thái độ và tự xử trí HPQ của người bệnh sau can
thiệp giáo dục. ........................................................................................................ 55
4.3.1. Thay đổi nhận thức của NB về bệnh HPQ ................................................ 55
4.3.2. Thay đổi về thái độ của người bệnh đối với kiểm soát HPQ ..................... 57


4.3.3. Thay đổi của NB về tự xử trí HPQ của người bệnh ................................... 59
4.4. Sự tương quan giữa kiến thức và thực hành tự xử trí HPQ trong thay đổi

nhận thức của người bệnh. ...................................................................................... 61
KẾT LUẬN............................................................................................................ 63
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng đồng thuận
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn người bệnh
Phụ lục 3: Bảng thang điểm đánh nhận thức, thái độ, tự xử trí Hen phế quản của
người bệnh
Phụ lục 4: Danh sách người bệnh tham gia vào nghiên cứu
Phụ lục 5: Biên bản bảo vệ luận văn Thạc sĩ
Phụ lục 6: Nhận xét luận văn thạc sĩ của phản biện 1
Phụ lục 7: Nhận xét luận văn thạc sĩ của phản biện 2
Phụ lục 8: Biên bản chỉnh sửa luận văn sau bảo vệ


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EURO (European Monetary Unit)

: Đơn vị tiền tệ châu Âu

GINA (Global Initiative for Asthma )

: Sáng kiến toàn cầu về Hen phế quản

HPQ


: Hen phế quản

NB

: Người bệnh

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

USD (United States dollar)

: Tiền đô la Mỹ

WHO (World Health Organization)

: Tổ chức y tế thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại mức độ HPQ theo GINA 2006...................................................7
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của NB HPQ .............................................................. 27
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới tính của NB HPQ ....................................................... 27

Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp....................................................................... 28
Bảng 3.4. Đặc điểm về hút thuốc lá của người bệnh .............................................. 29
Bảng 3.5. Đặc điểm kiến thức của người bệnh về đặc điểm bệnh HPQ .................. 30
Bảng 3.6. Đặc điểm kiến thức của người bệnh về yếu tố nguy cơ gây ra bệnh HPQ
............................................................................................................. 31
Bảng 3.7. Đặc điểm kiến thức của người bệnh về những triệu chứng thường gặp ở
bệnh HPQ ............................................................................................. 32
Bảng 3.8. Đánh giá kiến thức của người bệnh về triệu chứng của cơn HPQ cấp. ... 33
Bảng 3.9. Đặc điểm các yếu tố có thể cản trở đến việc kiểm soát /điều trị HPQ ..... 34
Bảng 3.10. Thay đổi điểm nhận thức về kiến thức của người bệnh HPQ (n=87) .... 35
Bảng 3.11. Đặc điểm thái độ của người bệnh đi khám bệnh ngay khi có những biểu
hiện nghi ngờ HPQ. .............................................................................. 36
Bảng 3.12. Đặc điểm thái độ của người bệnh đi điều trị khi phát hiện mình bị mắc
HPQ. .................................................................................................... 36
Bảng 3.13. Đặc điểm thái độ của người bệnh trong việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng
thuốc trong kiểm soát HPQ. .................................................................. 37
Bảng 3.14. Đặc điểm thái độ của người bệnh trong việc tái khám định kì trong kiểm
sốt HPQ. ............................................................................................. 37
Bảng 3.15. Thay đổi điểm nhận thức về thái độ của người bệnh HPQ (n=87) ........ 38
Bảng 3.16. Đặc điểm về thực hành khi phát hiện bị HPQ của người bệnh.............. 39
Bảng 3.17. Đặc điểm về thực hành khi phát hiện bị HPQ của NB .......................... 39
Bảng 3.18. Đặc điểm về sử dụng loại thuốc xịt của người bệnh HPQ. ................... 41
Bảng 3.19. Đặc điểm về việc dùng thuốc của người bệnh HPQ. ............................ 42
Bảng 3.20. Đặc điểm việc xử trí khi HPQ nặng lên của NB ................................... 43


vi

Bảng 3.21. Thay đổi điểm trung bình về phần thực hành phòng chống bệnh HPQ .....
............................................................................................................. 44

Bảng 3.22. Sự thay đổi nhận thức về thái độ của NB HPQ .................................... 45
Bảng 3.23. Tương quan giữa nhận thức về kiến thức và nhận thức về thực hành tự
xử trí HPQ trước can thiệp giáo dục...................................................... 46
Bảng 3.24. Tương quan giữa nhận thức về kiến thức và nhận thức về thực hành về
bệnh HPQ của NB ngay sau can thiệp................................................... 47
Bảng 3.25. Tương quan giữa nhận thức kiến thức và nhận thức về thực hành về
bệnh HPQ của NB sau can thiệp 1 tháng............................................... 48


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết của mơ hình nghiên cứu ........................................ .....17
Sơ đồ 2.2. Nghiên cứu trước - sau............................................................................19
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm trình độ học vấn của người bệnh HPQ ............................... 28
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về hoàn cảnh phát hiện bệnh của người bệnh HPQ ............ 29
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi nhận thức về kiến thức của NB HPQ............................... 44
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi nhận thức về thực hành của NB HPQ .............................. 46


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là một bệnh mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế,
công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hiện nay, Hen phế quản khơng
cịn là vấn đề mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhưng vẫn luôn là chủ đề
nóng trong vấn đề sức khỏe của con người. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) có
235 triệu người mắc Hen phế quản trên thế giới vào năm 2013 và con số này có thể
tăng lên 334 triệu người trong vài năm tiếp theo [22]. Hàng năm có 180.000 người
chết con số này sẽ không dừng lại ở đây mà sẽ có thêm nhiều người chết vì Hen phế

quản đồng thời kéo theo tăng chi phí điều trị, Hen phế quản khơng cịn là vấn đề của
các nước phát triển nữa mà cả các nước đang phát triển và kém phát triển [34]. Tại
Việt Nam độ lưu hành Hen phế quản là 7% chung cả người lớn và trẻ em, số người
tử vong hàng năm không dưới 3000 người nhưng vẫn chưa phải là con số thống kê
đầy đủ nhất, kéo theo chi phí y tế trực tiếp trung bình/ người/ năm là 198 USD [9].
Ngun nhân chính của tăng tỷ lệ tử vong và nhập viện vì Hen phế quản là do
người bệnh khơng tự xử trí cơn Hen phế quản kịp thời hay xử trí khơng đúng cách,
nhưng việc phịng ngừa và tự xử trí đúng cách của người bệnh đối với Hen phế quản
vẫn còn nhiều hạn chế về nhận thức, thái độ và tự xử trí ở người bệnh Hen phế
quản, tuy nhiên 85% người bệnh có thể giảm triệu chứng, giảm tử vong nếu biết
cách phát hiện và tự xử trí Hen phế quản sớm [5]. Vì vậy nếu biết cách tự xử trí Hen
phế quản là vô cùng quan trọng, để giảm tỷ lệ tử vong cũng như tình trạng nặng hơn
của bệnh Hen phế quản thì cần phải có kiến thức và thực hành xử trí đúng, một
trong các hướng dẫn đó là từ tổ chức sáng kiến toàn cầu về Hen phế quản (GINA:
Global Initiative for Asthma) đã hướng dẫn một cách cụ thể nhất cho người bệnh.
GINA được đưa vào Việt Nam từ năm 2000 nhưng chỉ mới tập trung vào phần điều
trị cịn phần hướng dẫn tự xử trí cho người bệnh thì chỉ tới GINA 2014 mới thật sự
cụ thể và rõ ràng để người bệnh có thể kiểm soát Hen phế quản một cách hiệu quả
nhất. Cho tới nay phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung các khía cạnh của điều trị,
vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào tại Việt Nam cũng như tại các tỉnh thành
giới thiệu một cách đầy đủ và hệ thống về tự xử trí Hen phế quản ở người bệnh.


2
Tại tỉnh Phú Yên, theo thống kê của Sở Y Tế tỉnh Phú Yên năm 2015 tỉnh Phú Yên
có 843 người bệnh mắc Hen phế quản và có 3 người bệnh tử vong (điều trị nội trú),
đến năm 2016 có 901 người bệnh trong đó tử vong 1 người bệnh (điều trị nội trú) và
3 tháng đầu năm 2017 có 541 người bệnh mắc Hen phế quản tử vong 1 người bệnh
(điều trị nội trú). Các con số trên được tổng hợp gồm người bệnh được chẩn đoán
Hen phế quản điều trị nội trú và ngoại trú chưa có thống kê đầy đủ về người bệnh

điều trị nội và ngoại trú riêng biệt, đặc biệt người bệnh tử vong ngoại trú vẫn chưa
được thống kê. Mục tiêu của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Phú Yên từ 2015 đến 2025 có
70% người trưởng thành hiểu biết về bệnh Hen phế quản cũng như các nguyên tắc
phòng chống bệnh này, 50% người bệnh Hen phế quản được phát hiện và điều trị ở
giai đoạn sớm, 50% số người bệnh được điều trị đạt kiểm sốt hen trong đó 20% đạt
kiểm sốt hồn tồn [13]. Tại Phú n chỉ có một số nghiên cứu Hen phế quản ở trẻ
em về mặt lâm sàng mà chưa có nghiên cứu nào về vấn đề tự xử trí Hen phế quản
của người bệnh theo hướng dẫn của tổ chức Sáng kiến toàn cầu về Hen phế quản
hay một chương trình giáo dục sức khỏe nào về vấn đề Hen phế quản để nâng cao
nhận thức cho người bệnh, cũng như kiểm soát Hen phế quản một cách hiệu quả
nhất. Vì các lý do nêu trên nên chúng tôi tiến hành làm đề tài nghiên cứu “Đánh giá
sự thay đổi nhận thức về tự xử trí Hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú
tại thànhphố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục”.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhận thức, thái độ, tự xử trí Hen phế quản của người bệnh
điều trị ngoại trú tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2017 sau can thiệp giáo
dục.
2. Đánh giá sự thay đổi nhận thức, thái độ, tự xử trí Hen phế quản của người
bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2017 sau can thiệp
giáo dục.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử về Hen phế quản
Thời kỳ cổ đại

Bệnh Hen phế quản (HPQ) được biết đến từ rất lâu trên thế giới khoảng 5000
năm trước đây. Khoảng 300 năm trước công nguyên các nước Trung Quốc, Ai Cập,
Hi Lạp HPQ đã được nói đến trong các tài liệu y văn cổ bởi các nhà y học cổ đại.
Từ năm 2700 trước công nguyên người ta đã sử dụng ma hoàng để chữa bệnh
(Ephdra) đặc biệt là khó thở. Đến năm 400 trước cơng ngun Hypocrat đã đề xuất
và giải thích từ “ Asthma” có nghĩa là HPQ để mơ tả một cơn khó thở kịch phát có
biểu hiện khị khè. Thế kỷ thứ I sau công nguyên Cleusus đã nêu các thuật ngữ như
“Dyspnea” và “Asthma”, đến thế kỷ thứ II Aretanus mô tả rõ hơn về HPQ, ông ta
cho rằng HPQ là một bệnh mạn tính có chu kì, có sự ảnh hưởng từ bên ngoài như
thời tiết thay đổi và là việc gắng sức [11]. Năm 1615, Van Helmont đã thông báo
các trường hợp hen bị ảnh hưởng từ phấn hoa. Đến năm 1698 đã có sự tiến bộ vượt
bậc hơn từ y học triệu chứng khó thở được giải thích là do co thắt phế quản bởi
Jonh Floyer. Năm 1777 J.Cullen đã chú ý tới cơn khó thở về đêm có liên quan đến
thời tiết và di truyền.
Thời kỳ cận và hiện đại
- Năm 1860 nhà nghiên cứu Laennec phát hiện khởi phát cơn hen là do lông
mèo. Năm 1873 Blackley đã nói về hen và một số bệnh do phấn hoa. Vào năm
1914, Widal đưa ra thuyết dị ứng về HPQ. Đặc biệt quan trọng là Hội nghị lần thứ
nhất về HPQ tổ chức năm 1932 đã đánh dấu bước ngoặc mở đường cho nhiều hội
nghị khác và các cơng trình nghiên cứu tiếp theo quan tâm nhiều hơn về HPQ. Sau
hội nghị này (từ năm 1936-1945) người ta đã tìm ra Serotonin, vai trò của
Acetycholin, kháng Histamin và các thuốc điều trị HPQ khác. Sau này người ta
quan tâm nhiều hơn đến cơ chế bệnh lý của HPQ như vai trò của tuyến ức, tế bào


5
lympho B và T từ năm 1962 – 1972 qua nghiên cứu của Burnet, Miller, Roitt.
Ishizaka (1967) phát hiện ra vai trò của IgE trong khởi phát HPQ [11].
- Tổ chức sáng kiến toàn cầu về HPQ (GINA) được thành lập vào năm 1993
bởi Tổ chức Y tế Thế giới và viện Tim mạch - Phổi - Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ

để phát triển một chiến lược toàn cầu để quản lý và ngăn ngừa bệnh HPQ. Nguồn
tài chính của GINA dựa vào việc bán các sản phẩm là các tài liệu hướng dẫn về
HPQ, đã cung cấp nền tảng cho nhiều hướng dẫn của các quốc gia. Họ có các
chuyên gia quốc tế đến từ đơn vị chăm sóc cơ bản, cao cấp và chuyên sâu, và được
cập nhật hàng năm sau khi xem xét các chứng cứ. Các hội nghị về HPQ lần lượt
được tổ chức nhiều nước trên thế giới tạo cơ hội cho các nước này có thể tiếp cận
những nghiên cứu mới nhất trong dự phòng và điều trị HPQ hiệu quả hơn. Năm
2007 Hội nghị được tổ chức tại Việt Nam. Năm 2014, một phiên bản lớn của báo
cáo GINA được xuất bản đã tạo nên tiến bộ trong bằng chứng không chỉ về bệnh
hen và điều trị của nó, mà cịn làm thế nào để cải thiện việc thực hiện các khuyến
nghị dựa trên bằng chứng trong thực hành lâm sàng. Báo cáo năm 2014 GINA (tiếp
tục cập nhật trong năm 2015) chuyển sang cách tiếp cận "sách giáo khoa" để cung
cấp cho bác sĩ lâm sàng cũng như người bệnh với bằng chứng về các chiến lược để
kiểm soát các triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ HPQ, trong một định dạng thực tế,
thực hành làm trung tâm [30]. Tổ chức y tế thế giới đã cảnh báo toàn thế giới phải
quan tâm đến bệnh HPQ và lấy ngày 3 tháng 5 (từ năm 2000) là ngày thế giới chống
HPQ.
1.2. Định nghĩa và mô tả về Hen phế quản
- Định nghĩa theo Chương trình quốc tế phịng chống hen (2002): HPQ là bệnh
lý viêm mạn tính đường thở (phế quản) có sự tham gia của nhiều loại tế bào, nhiều
chất trung gian hố học cytokin... Viêm mạn tính đường thở, sự gia tăng đáp ứng
phế quản với các đợt khò khè, ho và khó thở lặp đi lặp lại, các biểu hiện này nặng
lên về đêm hoặc sáng sớm, tắc nghẽn đường thở lan toả có thể thay đổi theo thời
gian và hồi phục được. Hội lồng ngực Hoa Kì (1975) cho rằng: “Hen là một bệnh


6
mãn tính quá mẫn đường thở và nhiều nguyên nhân khác nhau biểu hiện bằng kéo
dài thời gian thở ra, có thể khỏi tự nhiên hoặc do điều trị” [2]. Tại Pháp, Charpin
(1984) đã định nghĩa: “HPQ là một hội chứng của những cơn khó thở về đêm, hội

chứng tắc nghẽn và tăng phản ứng phế quản do nhiều yếu tố kích thích và đặc biệt
là do Achetylcholin [11]. Định nghĩa này được nhiều người chấp nhận vì khá rõ
ràng, chi tiết.
- Theo GINA 2016 thì định nghĩa như sau: “HPQ là một bệnh lý đa dạng,
thường có đặc điểm là viêm đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi sự hiện
diện bệnh sử có các triệu chứng hơ hấp như khị khè, khó thở, nặng ngực và ho, các
triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự giới hạn luồng
khí thở ra dao động”[23].
Phân loại và nguyên nhân
- Hen phế quản dị ứng
+ Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn: Dị ứng nguyên hô hấp: thường
là bụi nhà, các loại bọ nhà, bụi chăn đệm, các lơng móng các lồi gia súc như chó,
mèo, chuột, thỏ v.v...; phấn hoa, cây cỏ, hay nghề nghiệp trong các xưởng dệt. Dị
ứng nguyên là thuốc Aspirine, kháng viêm không steroide, Pennicilline; trứng, một
số phẩm nhuộm màu và chất giữ thực phẩm.
+ Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn: Vi khuẩn thường gặp là
streptococcus pyogenes, streptococcus pneumoniae, staphylococcus aureus... Virus:
Thường gặp là virus hợp bào hô hấp, parainfluenza, cúm. Nấm: Như nấm
Cladosporium hay Alternaria, các nấm mốc.
- Hen phế quản không do dị ứng: Di truyền: Tiền sử gia đình, liên quan đến
kháng ngun hịa hợp tổ chức HLA. Gắng sức khi làm việc. Thời tiết đặc biệt là
khơng khí lạnh. Rối loạn nội tiết trong thời kỳ trưởng thành, thời kỳ trước kinh
nguyệt, lúc mang thai, thời kỳ mãn kinh. Yếu tố tâm lý tâm trạng lo âu, mâu thuẫn
cảm xúc, chấn thương tình cảm.


7
Bảng 1.1. Phân loại mức độ HPQ theo GINA 2006 [25]
Mức độ hen
Bậc1

Nhẹ/không

Triệu chứng
- < 1 lần/ tuần

Triệu chứng về

Lưu lượng

Dao động

đêm

đỉnh (PEF)

PEF

=< 2 lần/ tháng >=

- Khơng có triệu chứng và

giá trị lý

thường xuyên bình thường giữa các cơn
Bậc 2
Nhẹ dai dẳng

80% <20%

thuyết


- >= 1 lần/tuần nhưng <1 > 2 lần/ tháng

>=

80% 20-30%

lần/ngày

giá trị lý

- Cơn cấp có thể ảnh

thuyết

hưởng đến hoạt động thể
lực.
Bậc 3
Trung bình
dai dẳng
Bậc 4
Nặng dai
dẳng

- Có hàng ngày

>1 lần/tuần

60-80%


>30%

Thường xuyên

<= 60%

>30%

- Cơn cấp ảnh hưởng đến
hoạt động thể lực
- Cơn kéo dài liên tục.
- Hạn chế hoạt động thể
lực
-Thường

xuyên

dùng

SABA và corticoid
Cơ chế bệnh sinh và triệu chứng lâm sàng cơn HPQ điển hình
Hen phế quản xảy ra qua 3 quá trình:
- Viêm phế quản: Là quá trình cơ bản trong cơ chế HPQ bắt đầu từ khi dị ứng
nguyên lọt và cơ thể tạo ra phản ứng dị ứng thơng qua vài trị của kháng thể lgE.
Những tế bào gây viêm phế quản bao gồm tế bào mast, bạch cầu đa nhân (ái toan, ái
kiềm, trung tính), đại thực bào phế nang, bạch cầu đơn nhân, lympho bào và tiểu
cầu phóng thích các chất trung gian hóa học gây viêm như histamine,
serotonine, bradykinine, thromboxane, prostaglandine, leucotriefne, PAF và một số
interleukine.



8
- Co thắt phế quản: Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và
vai trị của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không
cholinergic không adrenergic.
- Tăng phản ứng phế quản: Xảy ra sau khi dị ứng nguyên vào cơ thể, qua tác
động của các tế bào gây viêm. Đây là một trạng thái bệnh lý không đặc hiệu cho hen
phế quản.
Triệu chứng lâm sàng cơn HPQ điển hình
- Giai đoạn khởi phát: Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban
đêm, nhất là nửa đêm về sáng; thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức ăn, gắng sức, khơng khí lạnh, nhiễm virus
đường hơ hấp trên, v.v... Các tiền triệu như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước
mắt, ho từng cơn, bồn chồn v.v... nhưng không phải lúc nào cũng có.
- Giai đoạn lên cơn: Sau đó, cơn khó thở xảy ra, khó thở chậm, khó thở kỳ thở
ra xuất hiện nhanh, trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp phụ
nổi rõ, có thể có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và toàn thân. Nhịp thở chậm,
tiếng thở rít kéo dài. Đứng xa có thể nghe tiếng rít hay sị sè của bệnh nhân. Nghe
phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. Cơn khó thở dài hay ngắn tùy theo từng bệnh
nhân.
- Giai đoạn lui cơn: Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giản dần, bệnh nhân ho
khạc đàm rất khó khăn, đàm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Lúc này nghe
phổi phát hiện được nhiều ran ẩm, một ít ran ngáy. Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn
hen đã hết.
- Giai đoạn giữa các cơn: Giữa các cơn, các triệu chứng trên khơng cịn. Lúc
này khám lâm sàng bình thường. Tuy nhiên nếu làm một số trắc nghiệm như gắng
sức, dùng acetycholine, thì vẫn phát hiện tình trạng tăng phản ứng phế quản [1].
Triệu chứng hen phế quản
- Bệnh nhân có thể có hắt hơi , sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn



9
ngủ. Bắt đầu khó thở với khó thở chậm khó thở ở thì thở ra (giai đoạn đầu), thở có
tiếng cò cữ bệnh nhân phải ngồi dậy để thở. Bệnh nhân vã mồ hơi, mệt nhọc, nói
ngắt qng. Cơn khó thở có thể kéo dài 10-30 phút có khi kéo hơn thậm chí kéo dài
cả ngày khơng dứt. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm
dãi, đờm dãi màu trong quánh và dính càng khạc được nhiều càng dễ chịu. Hết cơn
bệnh nhân nằm ngủ được, cơn hen thường xảy ra về ban đêm hoặc khi thay đổi thời
tiết, trong cơn khó thở cánh mũi phập phồng, rút lõm cơ hõm ức, co kéo các cơ gian
sườn thậm chí bệnh nhân phải há miệng ra để thở. Lồng ngực bệnh nhân căng, có
thể tím ở đầu chi sau đó là mặt và tồn thân. Mạch nhanh có khi đến 120-130 lần/
phút, nhịp xoang, có khi loạn nhịp ngoại tâm thu, huyết áp tăng, gõ lồng ngực trong,
nghe rì rào phế nang giảm, ran rít, ran ngáy khắp hai phế trường [7].
- Theo GINA 2016: Triệu chứng điển hình là thở khị khè, khó thở, tức ngực,
ho. Những người bị HPQ thường có nhiều hơn một triệu chứng, các triệu chứng xảy
ra thay đổi theo thời gian và thay đổi cường độ thường xảy ra hoặc nặng hơn vào
ban đêm hoặc thức dậy. Các triệu chứng thường được kích phát bởi vận động, cười,
dị ngun hoặc khơng khí lạnh, xuất hiện hoặc trở nặng khi nhiễm virut [3],[23].
1.3. Tình trạng mắc Hen phế quản trên thế giới, Việt Nam và các tác động của
Hen phế quản
Trên thế giới và Việt Nam
- Trên thế giới: Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển kéo theo đó là tình
trạng bệnh tật cũng tăng cao. Điển hình là bệnh HPQ chỉ có 160 triệu người mắc
vào năm 2005 theo thống kê của WHO thì hiện nay con số này khoảng 235 triệu
người (năm 2013), theo ước tính sẽ nhảy vọt lên 400 triệu người vào năm 2025
[10],[22],[33]. Các con số này nói lên sự báo động về HPQ mặc dù đã có nhiều tổ
chức ra đời, nhiều cơng trình nghiên cứu quan tâm đến. Tại Australia vào năm 2013
hơn 2 triệu người bị HPQ, có 37.700 người nhập viện trong 2013-2014 chẩn đốn
chính là HPQ, tỷ lệ nhập viện là 165 trên 100.000 dân [16]. Tại Mỹ theo trung tâm
kiểm soát dịch bệnh, trong 14 người có 1 người mắc bệnh HPQ hiện có 24 triệu



10
người Mỹ mắc bệnh HPQ đây là 7.4% người lớn và 8,6% trẻ em. HPQ ngày càng
tăng kể từ đầu những năm 1980 ở tất cả các độ tuổi, giới tính và các nhóm chủng
tộc. Mỗi năm, bệnh HPQ gây ra hơn 14 triệu lượt tới khám bác sĩ và 439.000 nằm
viện và thời gian nằm viện HPQ trung bình là 3,6 ngày [14].
- Tại Việt Nam: Việt Nam là một trong những nước mắc HPQ với tỷ lệ khá
cao khoảng 5% đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tỷ lệ nhập viện
nghỉ làm việc do HPQ trong năm là 26% (các nước trong khu vực là 15%) và là
nước kiểm soát HPQ tương đối thấp ở châu Á và khu vực Đông Nam Á (7,6%) với
tỷ lệ 2,9% [19],[21].
Tác động tới kinh tế, sức khỏe và cuộc sống, công việc
- Tại Australia đã chi 655 triệu đô (năm 2013) cho HPQ [16]. Tại Mỹ: Chi phí
hàng năm của bệnh HPQ là khoảng 56 tỷ USD. Nhập viện ở lại là phần lớn nhất của
các chi phí. Chi phí gián tiếp, như trả mất khỏi bệnh hoặc tử vong là 5.9 tỷ USD.
Người Mỹ đã chi khoảng 10 tỉ USD một năm để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng
trên thị trường cho những người bị bệnh HPQ và dị ứng như máy hút bụi, làm sạch
khơng khí, giường, đồ chơi, sàn, và nhiều hơn nữa. Trong năm 2011 có khoảng 8
triệu phụ nữ bị tấn cơng bởi bệnh HPQ đã có gần 65% các ca tử vong HPQ tổng thể
[14]. Tại châu Âu tổng chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân là 1583 Euro và đã
được chủ yếu là do chi phí gián tiếp (tức là mất ngày và ngày làm việc, không hoạt
động làm việc liên quan đến 62,5%). Dự kiến tổng chi phí trong dân số từ 30-54
tuổi của 11 quốc gia châu Âu là 4,3 tỷ Euro (19,3 tỷ Euro khi mở rộng đến dân số
toàn châu Âu từ 15 tuổi đến 64 tuổi). Tổng chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân
dao động từ 509 Euro (kiểm soát hen suyễn ) đến 2.281 Euro (bệnh khơng kiểm sốt
được) [20]. Tại châu Á: chi phí trực tiếp cho mỗi bệnh nhân hàng năm dao động từ
108 USD cho Malaysia, 1010 USD cho Hồng Kơng. Nhìn chung, tổng mỗi bệnh
nhân chi phí trực tiếp tương đương với 13% của bình qn đầu người tổng sản
phẩm trong nước và 300% chi phí y tế bình quân đầu người [21].

- Tại Việt Nam: người bệnh phải chi trung bình 184 USD hàng năm (năm


11
2006) và tăng lên 198 USD chi phí y tế trực tiếp trung bình/ người/ năm ở người
bệnh hen (2010) [14],[17].
Tác động đến sức khỏe và cuộc sống, công việc
Tại Mỹ: Trong năm 2008, hơn một nửa số trẻ em và một phần ba số người lớn
phải nghỉ học hoặc làm việc do HPQ. Đối với người lớn, bệnh HPQ là một trong
những nguyên nhân hàng đầu của thiếu việc làm và có ít việc làm, người lớn bỏ lỡ
hơn 14 triệu ngày làm việc mỗi năm. Trong số trẻ em độ tuổi 5 - 17, HPQ là một
trong những nguyên nhân hàng đầu của nghỉ học, trong năm 2013 chiếm hơn 13,8
triệu ngày nghỉ học [15]. Ngoài ra HPQ cịn gây nên tình trạng mất ngủ do cơn hen
và giảm năng suất làm việc, mặt khác là tăng mức độ lo âu, trầm cảm và sợ hãi [18].
Tại Australia trong 2011, NB có sức khỏe giảm sút thường gặp ở người bị bệnh
khơng có điều kiện kinh tế, mặc khác HPQ can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của
khoảng một phần ba (34%) của những người có điều kiện. Tỷ lệ người HPQ bị ảnh
hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ trong 4 tuần nghiên cứu luôn cao ở mức 30
- 40% trong tất cả các nhóm tuổi: những người ở độ tuổi 75 và hơn là nhóm bị ảnh
hưởng tồi tệ nhất (44%) và những người trong độ tuổi 35 - 44 và 45 - 54 là nhóm ít
nhất bị ảnh hưởng (27% và 27% tương ứng). HPQ cũng là bệnh mãn tính cao thứ tư
làm người bệnh phải nghỉ làm việc, nghỉ học theo một nghiên cứu trong 12 tháng
(18,4%), sau bệnh tâm thần (31,2%), ung thư (30,9%) và bệnh thận (19,3%). Tỷ lệ
những người cần thời gian nghỉ việc, nghỉ học do hen cao nhất ở nhóm trẻ tuổi
(42,4% ở người bệnh HPQ tuổi từ 0 - 14, và 21,8% người bệnh HPQ tuổi từ 15 25) [17].
Tỷ lệ người bệnh tử vong do HPQ và tình hình kiểm sốt HPQ
Tại Mỹ theo thống kê tử vong ở người lớn (13,7 triệu) gấp gần 7 lần so với trẻ
em (2,6 triệu) chết do bệnh HPQ. Tỷ lệ tử vong bệnh HPQ cao nhất ở những người
có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên (37,2 triệu) và thấp nhất từ 0 - 4 tuổi (1,9 triệu) [15].
Mỗi ngày có 10 người Mỹ chết vì bệnh HPQ, và 3630 nguời chết vì hen mỗi năm,

nhiều người bệnh trong số các trường hợp tử vong có thể tránh được nếu được chăm


12
sóc và điều trị kịp thời [14]. Tại Australian có 389 người tử vong do HPQ trong
năm 2013 (0,3% của tất cả các trường hợp tử vong) tỷ lệ tử vong là 1,5 trên 100.000
dân [16].
Tình hình kiểm sốt HPQ
Một cuộc khảo sát năm 2012 của 2686 người dân Úc từ 16 tuổi trở lên bị bệnh
HPQ thấy rằng trên 45% những người bị HPQ hiện tại không được kiểm sốt tốt.
Hơn một nửa của nhóm này khơng được sử dụng một ống hít để ngăn ngừa bệnh,
hoặc sử dụng nó thường xuyên [17]. Một khảo sát y tế thế giới tiến hành trong 2002
- 2003 ước tính rằng 3- 6% của 4,2 tỷ dân của châu Á - Thái Bình Dương bị mắc
HPQ, nghiên cứu về thực trạng kiểm sốt Hen phế quản châu Á - Thái Bình Dương
44% số người được hỏi thì có ít nhất một lần cấp cứu đến cơ sở y tế để điều trị bệnh
HPQ ở trong năm [19]. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong cao nhất do HPQ là ở các nước châu
Á - Thái Bình Dương mặc dù giá cả thuốc phải chăng được đánh giá cao hiệu quả
trong việc quản lý bệnh HPQ được đưa ra từ năm 1990, phần lớn các bệnh nhân trên
toàn thế giới bao gồm cả trong các nước châu Á - Thái Bình Dương khơng kiểm
sốt tốt HPQ [24]. Nhìn chung 7,6% số bệnh nhân được khảo sát có bệnh HPQ đã
được kiểm sốt tốt, với tỷ lệ cao nhất ở Singapore (14%) và thấp nhất ở Ấn Độ (0%)
và Trung Quốc (2%), những bệnh nhân hen khơng kiểm sốt tốt sử dụng nhiều
thuốc HPQ, nhiều lần cấp cứu hoặc nhập viện do HPQ gây ra [24]. Tại Việt Nam
hầu hết các trường hợp có triệu chứng dai dẳng nặng hơn so với các nước trong khu
vực, tỷ lệ người bệnh HPQ được kiểm soát ở Việt Nam là 2,9% tương đối thấp so
với các nước Đông Nam Á và châu Á [19].
Tổ chức GINA
Tổ chức Sáng kiến toàn cầu về HPQ (GINA) được thành lập vào năm 1993
bởi Tổ chức Y tế Thế giới và viện Tim mạch, Phổi và Huyết học quốc gia Hoa Kì
để phát triển một chiến lược tồn cầu để quản lý và ngăn ngừa bệnh HPQ. Mục tiêu

của GINA: thứ nhất nâng cao nhận thức do HPQ và những hậu quả cho sức khỏe
cộng đồng của mình. Thứ hai: đẩy mạnh việc xác định các nguyên nhân gây nên gia


13
tăng bệnh hen. Thứ ba: đẩy mạnh nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh hen và
môi trường. Thứ tư: giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do hen. Thứ năm: cải thiện
quản lý của bệnh hen. Thứ sáu: cải thiện tính sẵn sàng và khả năng tiếp cận điều trị
hen hiệu quả. GINA gồm nhiều chuyên gia hàng đầu về bệnh HPQ khắp nơi trên thế
giới. Bao gồm Hội đồng quản trị có 14 chuyên gia đầu ngành và 87 thành viên là
các giáo sư, bác sĩ hàng đầu của các nước trên thế giới đến từ các bệnh viện, các
trường đại học lớn. Người quản lý GINA hiện nay là: Bà Rebecca Decker có trụ sở
tại bang Wisconsin của Mỹ, GINA khuyến khích phổ biến và thơng qua các báo cáo
về quản lý hen qua việc sử dụng các cấu trúc chăm sóc y tế hiện có trong từng nước
và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu HPQ. Hội họp định kỳ 2 lần trong một
năm để chia sẻ thông tin về các chương trình giáo dục sức khỏe, quản lý bệnh HPQ,
phịng ngừa và giúp phổ biến các chương trình quản lý GINA. Hiện nay, Việt Nam
có 2 thành viên trong tổ chức GINA là Giáo sư Nguyễn Năng An và phó Giáo sư Lê
Thị Tuyết Lan.
1.4. Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Hen phế quản ngày càng tăng trên thế giới khơng có giới hạn giữa các quốc
gia hay chủng tộc cũng khơng cịn là vấn đề của các nước phát triển như các thập kỉ
trước nữa mà chuyển sang các nước trung bình và có nhu nhập thấp. Nhận thấy vấn
đề đó các bác sĩ hàng đầu về hơ hấp đã thành lập nên tổ chức sáng kiến toàn cầu về
HPQ là GINA để giúp cộng đồng người bệnh cũng như các bác sĩ có thể xử trí và
ngăn ngừa một cách hiệu quả.
- Một số nghiên cứu ở nước ngoài:
+ Varalakshmi Manchana và cộng sự (2014) đã làm nghiên cứu về “Tác động
của can thiệp giáo dục về tự chăm sóc xử trí HPQ cho bệnh nhân hen người lớn”.
Kết quả kiến thức của người bệnh từ 10% đã tăng lên là 77.5% trong việc tự xử trí

HPQ [33].
+ Rajanandh và cộng sự (2014) đã làm nghiên cứu về “Tác động của các dược
sĩ cung cấp giáo dục bệnh nhân về kiến thức, thái độ, thực hành và chất lượng cuộc
sống trong HPQ của bệnh nhân ở một bệnh viện miền Nam Ấn Độ” với 297 NB.


×