Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu tình trạng trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ tại hải phòng năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.78 KB, 81 trang )

TÓM TẮT
Nghiên cứu về trầm cảm 185 người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ
trong thời gian từ tháng 5/2016 đến tháng 11/2016 tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện
Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng trầm cảm dựa trên thang điểm Beck
Depression Inventory (BDI) và các yếu tố liên quan đến trầm cảm.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: 87.57% người bệnh bị trầm cảm; trong đó có 24.1% người bệnh bị
trầm cảm nhẹ, 51.2% người bệnh bị trầm cảm vừa, 20.4% người bệnh bị trầm cảm
nặng, 4.3% người bệnh bị trầm cảm rất nặng. Người bệnh bị mắc các bệnh kèm theo
có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 3 lần so với người bệnh suy thận mạn lọc máu chu
kỳ không bị mắc các bệnh kèm theo. Người bệnh bị mắc các biến chứng có nguy cơ
bị trầm cảm cao gấp 5 lần so với người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ khơng bị
mắc các biến chứng. Có mối tương quan thuận giữa mức độ đau, mức độ mất ngủ
với mức độ trầm cảm. Có mối tương quan nghịch giữa mức độ hỗ trợ xã hội với
mức độ trầm cảm.
Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm chiếm đa số ở người bệnh suy thận mạn có lọc máu
chu kỳ, trong đó trầm cảm vừa chiếm tỷ lệ cao nhất. Có 6 yếu tố liên quan đến trầm
cảm: tuổi, các bệnh kèm theo, các biến chứng mắc phải, sự hỗ trợ xã hội, mức độ
đau, mức độ mất ngủ với trầm cảm
Từ khóa: suy thận mạn tính, lọc máu chu kỳ, trầm cảm, BDI


LỜI CẢM ƠN
Q trình học tập, nghiên cứu của tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
quý báu của nhiều tập thể, cá nhân. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin
chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trường Đại Học Điều Dưỡng
Nam Định.
Ban giám đốc, tập thể khoa Thận Nhân Tạo bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp
Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số liệu.


Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các nhà khoa học trong hội đồng
thông qua đề cương và hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp cao học. Các thầy cô đã
cho tôi những đóng góp q báu để hồn chỉnh luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Trương Tuấn Anh- người thầy đã
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt
q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người bệnh suy thận mạn có lọc
máu chu kỳ đã hợp tác và cho tôi những thông tin quý báu để nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các anh
chị em trong lớp cao học Điều Dưỡng khóa I đã động viên và giúp đỡ tôi trong học
tập, làm việc và hồn thành luận văn.

Hải Phịng, tháng 10 năm 2016

Vũ Thị Cẩm Doanh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này do bản thân tôi thực hiện tại
bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phịng trong thời gian tơi học cao học năm 20152017, tại trường đại học Điều Dưỡng Nam Định. Cơng trình này khơng trùng lặp
với bất kỳ cơng trình nào của các tác giả khác. Các số liệu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Cẩm Doanh


MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………….iii

MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ...............................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 4
TỔNG QUAN ......................................................................................................... 4
1.1. Đại cương suy thận mạn. ................................................................................. 9
1.1.1. Định nghĩa .................................................................................................... 9
1.1.2. Nguyên nhân................................................................................................. 9
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của suy thận mạn ............................................................ 10
1.1.4. Phân loại ..................................................................................................... 10
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ....................................................... 11
1.1.6. Các phương pháp điều trị suy thận mạn hiện nay ........................................ 13
1.2. Lọc máu chu kỳ ............................................................................................. 15
1.2.1. Đại cương ................................................................................................... 15
1.2.2. Kỹ thuật lọc máu chu kỳ ............................................................................. 15
1.2.3. Chỉ định, chống chỉ định ...............................Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Biến chứng ................................................................................................. 17
1.3. Trầm cảm ........................................................................................................ 4
1.3.1. Đại cương về trầm cảm ................................................................................. 4
1.3.2. Nguyên nhân................................................................................................. 4
1.3.3. Phân loại trầm cảm ...................................................................................... 5
1.3.4. Các giai đoạn của trầm cảm .......................................................................... 5



1.3.5. Triệu chứng .................................................................................................. 6
1.3.6. Điều trị trầm cảm ......................................................................................... 7
1.3.7. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn lọc máu chu
kỳ

................................................................................................................... 17

1.3.8. Tác động của trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ .................. 18
1.4. Phân tích một số yếu tố trong và ngoài nước ................................................. 19
1.4.1. Một số nghiên cứu trong nước .................................................................... 19
1.4.2. Một số nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 19
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 222
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 222
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 222
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................................... 22
2.1.2. Tiêu chuẩn lọai trừ ..................................................................................... 222
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 222
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 22
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .......................................................................... 22
2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.................................................... 23
2.2.5. Các biến số nghiên cứu ............................................................................... 24
2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................... 28
2.2.6.1. Đánh giá trầm cảm .................................................................................... 28
2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 29
2.2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ............................................................ 30
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 31
1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 31
2. Đánh giá trầm cảm............................................................................................. 33

2.1. Tỷ lệ trầm cảm ................................................................................................ 34
2.2. Mức độ trầm cảm ............................................................................................ 34


3. Các yếu tố liên quan .......................................................................................... 38
3.1. Yếu tố tác động đến tâm lý cá nhân ................................................................ 38
3.2. Yếu tố thực thể ............................................................................................... 41
3.3. Yếu tố hành vi ................................................................................................ 42
CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 44
BÀN LUẬN .......................................................................................................... 44
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 44
4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 44
4.2. Thực trạng trầm cảm ....................................................................................... 47
4.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ................................................................. 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 55
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BDI: Beck Depression Inventory
BMI: Body Mass Index
DSM: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, American
Psychiatric Association
ICD: International Classification of Diseases
MĐTC: Mức độ trầm cảm
NKF: National Kidney Foundation
OR: tỷ suất chênh

TC: Trầm cảm
TH: Tiểu học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thong
TC-CĐ-ĐH: Trung cấp- Cao đẳng- Đại học
SĐH: Sau đại học


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mức độ suy thận mạn theo NKF ............................................. 10
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi và giới .......................................... 31
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn ............................................ 31
Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp .................................................. 32
Bảng 3.4. Phân bố người bệnh theo thu nhập ........................................................ 32
Bảng 3.5. Phân bố người bệnh theo tình trạng hơn nhân ........................................ 32
Bảng 3.6. Phân bố người bệnh theo thời gian lọc máu ........................................... 33
Bảng 3.7. Phân bố người bệnh theo chỉ số khối ..................................................... 33
Bảng 3.8. Phân bố mức độ trầm cảm theo nhóm tuổi ............................................. 35
Bảng 3.9. Phân bố mức độ trầm cảm theo giới ....................................................... 35
Bảng 3.10. Phân bố mức độ trầm cảm theo trình độ học vấn.................................. 36
Bảng 3.11. Phân bố mức độ trầm cảm theo nghề nghiệp ........................................ 36
Bảng 3.12. Phân bố mức độ trầm cảm theo thời gian lọc máu ................................ 37
Bảng 3.13. Phân bố mức độ trầm cảm theo mức độ đau ......................................... 37
Bảng 3.14. Phân bố mức độ trầm cảm theo mức độ mất ngủ .................................. 38
Bảng 3.15. Phân bố mức độ trầm cảm theo mức độ hỗ trợ xã hội .......................... 38
Bảng 3.16. Liên quan giữa tuổi với trầm cảm ........................................................ 39
Bảng 3.17. Liên quan giữa giới và trầm cảm.......................................................... 39
Bảng 3.18. Liên quan giữa trình độ học vấn và trầm cảm ...................................... 39
Bảng 3.19. Liên quan giữa nghề nghiệp và trầm cảm ............................................ 39
Bảng 3.20. Liên quan giữa tình trạng hơn nhân và trầm cảm.................................. 40

Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian lọc máu và trầm cảm..................................... 40
Bảng 3.22. Liên quan giữa bị mắc các bệnh kèm theo và trầm cảm ....................... 41
Bảng 3.23. Liên quan giữa bị mắc các biến chứng và trầm cảm ............................ 42


DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo giới ..............Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trầm cảm................................................................................... 34
Biểu đồ 3.3. Mức độ trầm cảm............................................................................... 34
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa mức độ trầm cảm và mức độ hỗ trợ xã hội ....... 41
Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa mức độ trầm cảm và mức độ đau ..................... 42
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa mức độ trầm cảm và mức độ rối loạn giấc ngủ . 43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là hâụ quả cuối cùng của các bệnh thận, tiết niệu mạn tính làm
chức năng thận giảm sút dần dần tương ứng với số lượng nephron cuả thận bị tổn
thương dẫn đến xơ hóa và mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn gây nên
mức lọc cầu thận giảm, urê và creatinin máu tăng, rối loạn cân bằng nước điện giải,
rối loạn cân bằng kiềm toan và rối loạn các chức năng nội tiết khác của thận. Trong
quá trình tiến triển của suy thận mạn có từng đợt nặng lên và cuối cùng dẫn đến suy
thận mạn giai đoạn cuối, lúc này hai thận mất chức năng hồn tồn, địi hỏi phải
điều trị thay thế thận suy[4].
Một số nghiên cứu ở châu Âu, châu Á, Mỹ cho thấy trên thế giới hiện nay có
9-13% dân số mắc bệnh thận mạn tính ở các giai đoạn khác nhau[25]. Trong đó có
khoảng 1.5 triệu người suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế bằng lọc
máu chu kỳ ( hay còn gọi là chạy thận nhân tạo) và con số này ước tính sẽ tăng gấp

đôi vào năm 2020[3]. Theo số liệu thống kê gần đây của trung tâm quản lý cho ghép
tạng và các bệnh đặc biệt ở Iran, số lượng người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối
là 25000 người, trong đó 50% điều trị bằng lọc máu chu kỳ[14]. Ở Việt Nam, theo
thống kê năm 2013 cả nước có khoảng 20.000 người bệnh suy thận mạn giai đoạn
cuối đang được điều trị bằng lọc màng bụng và lọc máu chu kỳ.
Mặc dù lọc máu chu kỳ là một trong những phương pháp tốt nhất giúp người
bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên cũng kèm theo nhiều
biến chứng như: mắc các bệnh lý tim mạch, đau, nhiễm trùng, mệt mỏi, chán ăn,
mất ngủ…và rất tốn kém [24],[27]. Ở Úc, chi phí cho điều trị suy thận mạn giai
đoạn cuối đến năm 2020 ước tính 12 tỷ USD, chi phí hàng năm cho chạy thận nhân
tạo của mỗi người bệnh từ 50.000- 80.000 USD. Trong khi đó ở Uruguay, chi phí
hàng năm của lọc máu gần 23 triệu USD, chiếm 30% ngân sách của quỹ tài nguyên
quốc gia cho các liệu pháp chuyên nghành[13].
Theo nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế đã xác định trầm cảm là một
vấn đề tâm lý khá phổ biến ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu
chu kỳ [6],[31],[34]. Hiện nay trên thế giới ước tính có 350 triệu người mắc trầm


2

cảm, khoảng hơn 800.000 người chết vì tự tử do trầm cảm mỗi năm. Có khoảng 35% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt nhưng chỉ 25% trong số đó được điều
trị kịp thời và đúng phương pháp [34]. Lên đến 50% người bệnh suy thận mạn, đặc
biệt suy thận mạn lọc máu chu kỳ trên thế giới có các biểu hiện khác nhau của trầm
cảm. Trầm cảm sau khi tăng huyết áp là bệnh phổ biến thứ 2 liên quan đến bệnh
thận mạn tính giai đoạn cuối [18]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Trí và
Lê Việt Thắng năm 2011, tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn lọc máu chu
kỳ là 89.33% [6]. Hơn nữa, người bệnh bị trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự tử
nhiều hơn, có rối loạn lo âu nhiều hơn những người bệnh không trầm cảm do vậy
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn có lọc
máu chu kỳ [23],[31]. Theo thống kê của Sở Y Tế Hải Phịng năm 2010, trên địa bàn

thành phố có 75 máy lọc thận với trên 500 người bệnh suy thận đang điều trị và chưa có
nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề trầm cảm ở nhóm người bệnh này. Với mong muốn
tìm hiểu về thực trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh suy
thận mạn lọc máu chu kỳ ở Hải Phòng, để có thơng tin giúp cho cơng tác chăm sóc nói
riêng và cơ quan quản lý y tế nói chung xây dựng kế hoạch quản lý, hỗ trợ, điều trị và
chăm sóc kịp thời cho người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ, do vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình trạng trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn có lọc máu
chu kỳ tại Hải Phòng năm 2016” nhằm 2 mục tiêu:


3

MỤC TIÊU
1. Đánh giá thực trạng trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu
kỳ tại Hải Phòng năm 2016.
2. Xacs định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh suy thận
mạn có lọc máu chu kỳ tại Hải Phòng năm 2016.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ hiện nay đang là
vấn đề “thời sự” trên thế giới. Tuy nhiên, để hiểu rõ về suy thận mạn và các hậu quả
của nó- là một trong những căn nguyên dẫn đến trầm cảm thì không phải ai cũng
nắm được. Do vậy chúng tôi khái quát một số vấn đề trọng điểm về suy thận mạn,
lọc máu chu kỳ ở người bệnh suy thận mạn và các mối quan hệ giữa trầm cảm và
suy thận mạn.

1.1. Trầm cảm
1.1.1. Đại cương về trầm cảm
Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa: “trầm cảm là một rối loạn tâm thần
thường gặp, đặc trưng bởi buồn phiền, mất hứng thú hoặc niềm vui, có cảm giác tội
lỗi, ngủ không yên giấc, chán ăn, mệt mỏi, kém tập trung”[34]
Trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia hay dân
tộc nào.Trầm cảm biểu hiện khác nhau từ những biến động tâm trạng bình thường
và phản ứng cảm xúc ngắn ngủi với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Đặc biệt là khi mắc bệnh thời gian dài và với mức độ vừa hoặc nặng, trầm cảm có
thể trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Trầm cảm có thể làm cho người
bị ảnh hưởng phải chịu đựng rất nhiều và hoạt động không hiệu quả tại nơi làm
việc, tại trường học cũng như tại gia đình. Nghiêm trọng hơn, trầm cảm có thể dẫn đến
tự tử. Trên thế giới có hơn 800.000 người chết do tự tử mỗi năm và đây là nguyên nhân
thứ hai gây tử vong ở 15-29 tuổi [34].Hàng năm, ở Mỹ có khoảng 6.7% (hơn 16 triệu
người) mắc trầm cảm và đây được coi là căn bệnh tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ
[19].Gánh nặng của trầm cảm đang gia tăng trên toàn cầu. Rào cản đối với việc chăm
sóc hiệu quả bao gồm một thiếu nguồn lực, thiếu đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo
chuyên sâu, và sự kỳ thị xã hội gắn liền với các rối loạn tâm thần.
1.1.2. Nguyên nhân[21]


5

Mặc dù các nhà khoa học đều đồng ý rằng trầm cảm là do rối loạn chức năng
não, tuy nhiên ngun nhân chính xác cịn rất nhiều tranh cãi. Nhiều khả năng, trầm
cảm là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường và tâm lý.
1.1.3. Phân loại trầm cảm [21]
-

Trầm cảm nội sinh (do tự phát): thể trầm cảm này có thời kỳ đầu tiến triển


từ vài tuần đến vài tháng với các hiện tượng mất ngủ, mệt mỏi, giảm khí sắc, lo lắng
đến sức khỏe và tương lai; thời kỳ tồn phát có 3 triệu chứng đặc trưng là ức chế
cảm xúc, ức chế tư duy và ức chế vận động. Trầm cảm nội sinh có đặc điểm là biểu
biện nặng lên vào buổi sáng và nhẹ đi về buổi tối, tiến triển thường xuất hiện từng
giai đoạn, giữa các giai đoạn khí sắc bình ổn hồn tồn, khơng làm biến đổi nhân
cách và khơng đi đến sa sút tâm thần. Ngồi thể lâm sàng điển hình đã nêu trên, cịn
có các thể lâm sàng khơng điển hình được ghi nhận như: trầm cảm sững sờ, trầm
cảm kích động, trầm cảm nghi bệnh, trầm cảm ám ảnh, trầm cảm hoang tưởng, trầm
cảm ẩn, trầm cảm ở trẻ em....
-

Trầm cảm tâm căn (do căn nguyên tâm lý): đây là thể trầm cảm có trạng thái

phản ứng của một nhân cách yếu đối với một môi trường sống không thuận lợi. Đặc
điểm biểu hiện lâm sàng không sâu sắc như trầm cảm nội sinh, bệnh nhân ít có ý
tưởng bị buộc tội, chúng mang sắc thái loạn cảm như cơn khóc, cơn than vãn về nỗi
khó khăn, nỗi bất hạnh, cho rằng mình là nạn nhân. Thể trầm cảm này gồm 2 nhóm
chính khơng đồng nhất là trầm cảm phản ứng và trầm cảm tâm căn. Trầm cảm phản
ứng là một thể của loạn thần phản ứng với một hoạt động tâm thần có thể làm rối
loạn đến mức mất tính tồn vẹn, tính thống nhất; có những rối loạn về hoạt động
nhận thức, ý thức, tiếp xúc, hành vi. Trầm cảm tâm căn có triệu chứng của bệnh tâm
căn như khí sắc trầm, giảm hứng thú, dễ cảm động; lo lắng về bệnh tật, về những
điều khơng may có thể xảy ra.
-

Trầm cảm triệu chứng (do các bệnh khác sinh ra): có đặc điểm lâm sàng từ

nhẹ đến nặng, chúng tồn tại trong một giai đoạn hay kéo dài trong quá trình bệnh
tiến triển. Trầm cảm diễn biến tùy theo sự tiến triển của bệnh chính, cường độ của

tác nhân gây hại và sức phản ứng của cơ thể. Các hội chứng có thể gặp là hội chứng


6

trầm cảm paranoid và hội chứng trầm cảm không điển hình. Hội chứng trầm cảm
paranoid có các triệu chứng buồn rầu, sợ hãi, kích động, lo âu, ảo tưởng lời nói,
hoang tưởng bị tội; có thể kèm theo rối loạn ý thức, mê sảng, lú lẫn, kích động
giống động kinh và thường tăng lên về đêm. Hội chứng trầm cảm khơng điển hình
có các triệu chứng kích động lo âu như than khóc kèm theo các ý tưởng nghi bệnh,
loạn cảm giác bản thể như khó chịu ở những vùng khác nhau. Trầm cảm triệu chứng
có thể gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh cúm, các bệnh thực tổn của não
như xơ vữa động mạch não, các bệnh nội tiết như bệnh Cushing và ngay trong cả
quá trình điều trị với loại thuốc steroide.
1.1.4. Các dạng trầm cảm
- Trầm cảm nặng
- Trầm cảm có loạn thần: Những người mắc bệnh này thường có các triệu
chứng của bệnh trầm cảm nặng cùng các triệu chứng loạn thần, chẳng hạn như:
+ Sinh ra ảo giác (nhìn thấy ảo giác hoặc nghe thấy ảo thanh).
+ Chứng Paranoia (lý giải hoàn toàn sai lệch các hành vi, cử chỉ, lời nói của người
khác, các biểu hiện bình thường đều được quy kết cho là làm nhục hay đe dọa.
+ Hoang tưởng
- Trầm cảm liên quan đến thai nghén: Thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh
- Trầm cảm theo mùa: Trầm cảm theo mùa là một kiểu trầm cảm nặng
thường xảy ra nhất trong những tháng mùa đông, khi ngày ngắn và con người nhận
được ít ánh sáng mặt trời hơn bình thường.
- Trầm cảm ở người rối loạn lưỡng cực: Bệnh nhân mắc chứng rối loạn
lưỡng cực thay đổi nhanh chóng từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc
ức chế (trầm cảm)
- Các dạng trầm cảm khác: Hội chứng tiền kinh nguyệt, trầm cảm tái diễn…

1.1.5. Triệu chứng của rối loạn trầm cảm [29]
- Triệu chứng của rối loạn trầm cảm điển hình bao gồm:
+ Cảm xúc bị ức chế: Người bệnh cảm thấy chán nản, buồn rầu vô hạn, nhìn nhận
quá khứ, hiện tại và tương lai với màu sắc ảm đạm, thê lương. Nét mặt người bệnh


7

biểu lộ sự ủ rũ, thường rơm rớm nước mắt. Kèm theo cảm xúc buồn chán, người
bệnh thường cảm thấy uể oải, chân tay rời rã, khó chịu, bất an.
+ Tư duy bị ức chế: Quá trình liên tưởng chậm chạp, dịng tư duy bị trì trệ, nói nhỏ
một cách chậm chạp. Người bệnh có thể có ý nghĩ tự ti, hoang tưởng tự tội và có thể
có ý tưởng tự sát.
+ Hành vi bị ức chế: Bệnh nhân ngồi im một chỗ rất lâu, đi lại chậm chạp. Đôi khi
có bệnh nhân có cơn kích động trầm cảm: khóc lóc thổn thức, gào thét và có thể có
hành vi tự sát. Ngồi ra, có thể kèm theo các rối loạn khác như: chú ý trì trệ, trí nhớ
giảm, có thể có ảo giác, hoang tưởng. Về cơ thể, bệnh nhân chán ăn, không ăn, gầy
yếu.
- Rối loạn trầm cảm khơng điển hình: Bao gồm các thể trầm cảm
+ Rối loạn trầm cảm thực vật: Các rối loạn thực vật nổi lên, đôi khi át cả những rối
loạn cảm xúc. Các rối loạn thực vật như: cơn vã mồ hôi, cơn mạch nhanh, đánh
trống ngực, cơn đau vùng trước tim, các cơn đau khơng xác định vị trí, nơn mửa,
khơ miệng, táo bón.
+ Rối loạn trầm cảm mất cảm giác tâm thần: Nổi bật và đơn độc là giải thể nhân
cách và tri giác sai thực tại.
+ Rối loạn trầm cảm nghi bệnh: Cảm giác nặng nề về có bệnh cơ thể .
+ Rối loạn trầm cảm ám ảnh: Có ám ảnh sợ đa dạng
1.1.6. Chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10
- Ba triệu chứng điển hình:
+ Khí sắc trầm bất thường rõ rệt cả ngày, trong nhiều ngày, không bị chi phối bởi

ngoại cảnh và tồn tại ít nhất 2 tuần.
+ Giảm rõ rệt sự quan tâm và thích thú hoặc khơng thấy hài lịng với những hoạt
động dễ chịu hàng ngày.
+ Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi
rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ.
- Bẩy triệu chứng thường gặp:
+ Giảm khả năng tư duy hoặc giảm tập trung, do dự, khơng quyết đốn.


8

+ Giảm tự trọng và giảm tự tin.
+ Những ý tưởng bị tơi và khơng xứng đáng.
+ Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan.
+ Có ý tưởng và hành vi tự sát bất kỳ dang nào.
+ Rối loạn giấc ngủ bất kỳ dạng nào.
+ Ăn không ngon miệng cùng với sự biến đổi trọng lượng tương ứng
- Chẩn đoán các mức độ trầm cảm

STT

Mức độ
Triệu chứng

Trầm cảm nặng
TC nhẹ

TC vừa

Không loạn thần Có loạn thần


1

Triệu chứng chính

≥2

≥2

Cả 3

Cả 3

2

Triệu chứng phụ

≥2

3- 4

≥4

≥4

3

Mức độ nặng của

Khơng có


Khơng có





Khơng có

Khơng có





Khơng có

Khơng có

Khơng có



≥ 2 tuần

≥ 2 tuần

≥ 2 tuần

≥ 2 tuần


triệu chứng
Ý định và hành vi
tự sát
Hoang tưởng, ảo
giác/ Ảo giác
4

Thời gian

1.1.7. Điều trị trầm cảm [4][8]
Đối phó với trầm cảm là một “cuộc chiến trường kỳ”, có thể kéo dài vài
tháng đến vài năm.
Trong trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ, các bác sỹ khuyên nên sử dụng các
tâm lý trị liệu như: đối thoại, tập thể dục, thư giãn nghỉ ngơi, xoa bóp bấm huyệt,
châm cứu. Ở Việt Nam còn sử dụng các thảo dược giúp giảm lo âu, căng thẳng như
vỏ cây hợp hoan, hồng táo, rau rút, tâm sen…


9

Trong trường hợp trầm cảm mức độ vừa và nặng, cần thiết điều trị kết hợp
thuốc và tâm lý trị liệu. Có khoảng 30 loại thuốc chống trầm cảm, chủ yếu nằm
trong 4 nhóm sau:
- Tricyclics (thuốc chống trầm cảm ba vòng)
- MAOIs (thuốc ức chế enzyme Monoamine oxidase)
- SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin)
- SNRIs (thuốc ức chế tái hấp thu trên Serotonin và Noradrenaline).
Một số thuốc chống trầm cảm (SSRI và SNRI) làm tăng các chất kích thích
hoạt động thần kinh trong não, trong khi một số khác (thuốc chống trầm cảm 3 vòng

và MAOI) làm kéo dài hoạt động của những chất này. Thuốc chống trầm cảm được
dùng ít nhất 14 ngày mới có hiệu quả và sau 8 tuần mới có tác dụng hồn tồn. Tuy
nhiên các thuốc này cũng có những tác dụng phụ như khô miệng, rối loạn thị giác,
chóng mặt, ngủ gà, táo bón, tiểu khó. Các triệu chứng này có thể gia tăng khi điều
trị lâu dài và phần lớn chúng đều gây lệ thuộc thuốc. Dùng quá liều có thể gây rối
loạn nhịp tim, co giật, hơn mê, có khi chết. Do đó, khi điều trị trầm cảm, người bệnh
cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sỹ và không được tự ý ngừng thuốc.
1.2. Đại cương suy thận mạn.
1.2.1. Định nghĩa
Theo NKF-DOQI (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (K/DOQI) of
The National Kidney Foundation (NKF)) : “Bệnh thận mạn là tổn thương thận kéo
dài ≥ 3 tháng bao gồm bất thường về cấu trúc và chức năng của thận, có hoặc khơng
kèm giảm độ lọc cầu thận, biểu hiện bằng bất thường về bệnh học hoặc các xét
nghiệm của tổn thương thận (bất thường xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc hình ảnh
học thận) hay độ lọc cầu thận < 60 ml/ phút/ 1.73 m2 da ≥ 3 tháng có hay khơng
kèm tổn thương thận”[20].
Suy thận mạn là sự giảm dần độ lọc cầu thận (3 hay 6 tháng cho đến nhiều
năm) và khơng hồi phục tồn bộ chức năng của thận: rối loạn nước điện giải, thăng
bằng kiềm toan, ứ đọng các sản phẩm azote máu [4]…
1.2.2.

Nguyên nhân[1]


10

- Bệnh lý trước thận: cao huyết áp, bệnh mạch máu thận…
- Bệnh tại thận: viêm cầu thận, viêm bể thận, bệnh thận do đái tháo đường..
- Bệnh lý sau thận: sỏi thận…
Nguyên nhân suy thận mạn khác nhau giữa các nước và các khu vực. Ở Mỹ và

Anh, nguyên nhân gây suy thận mạn chủ yếu là do bệnh đái tháo đường và tăng
huyết áp. Trong khi đó ở Trung Quốc, Việt Nam nguyên nhân hàng đầu là do viêm
cầu thận.
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của suy thận mạn
Để giải thích cơ chế sinh bệnh học của suy thận mạn, đã có nhiều giả thuyết
được đưa ra và thuyết nephron nguyên vẹn đã trở thành cơ sở lý luận về mặt sinh
bệnh học của suy thận mạn [2]. Người ta thấy rằng, khi số lượng nephron chức năng
giảm 75% thì mức lọc cầu thận giảm 50% so với mức bình thường, lúc này mới
xuất hiện các triệu chứng của suy thận mạn. Quá trình tiến triển của bệnh từ khi có
bệnh thận mạn tính đến khi suy thận giai đoạn cuối trung bình là 10 năm, cũng có
thể chỉ 5 năm hoặc 20 năm. Suy thận tiến triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào
nguyên nhân và các đợt tiến triển nặng của bệnh.
1.2.4. Phân loại
Bảng 1.1. Phân loại mức độ suy thận mạn theo NKF
Giai đoạn

Mức lọc cầu thận

Triệu chứng

Giai đoạn 1

Bình thường: ≥ 90ml/p

Chưa có triệu chứng của suy thận

Giai đoạn 2

Giảm nhẹ: 60-89 ml/ph


Chưa có biểu hiện lâm sàng và sinh hóa
của suy thận

Giai đoạn 3

Giảm vừa: 30-59 ml/ph

Xuất hiện các rối loạn sinh hóa của suy
thận mạn như tăng nồng độ ure và
creatinin máu, số lượng hồng cầu và
nồng độ hemoglobin giảm nhẹ. Biểu
hiện lâm sàng mờ nhạt, có thể có ăn
khơng ngon miệng, mệt mỏi.

Giai đoạn 4

Giảm nặng: 15-29 ml/ph

Biểu hiện đầy đủ các rối loạn sinh hóa


11

của suy thận mạn. Triệu chứng lâm
sàng biểu hiện rõ như da xanh nhợt,
buồn nôn, nôn, chán ăn, suy tim ứ
huyết, thiểu niệu.
Giai đoạn 5

Giảm rất nặng: <15 ml/ph Tình trạng người bệnh nặng, cần điều

trị thay thế thận.

1.2.5.

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng [1]

1.2.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Trong giai đoạn đầu của suy thận mạn, các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn dễ
bị bỏ qua. Giai đoạn muộn, triệu chứng lâm sàng biểu hiện rầm rộ, người bệnh
thường đến khám vì đợt cấp của suy thận mạn.
- Da: thường có màu xám nhợt do thiếu máu và ứ đọng các sản phẩm chuyển
hóa, có thể có ngứa do lắng đọng calci gợi ý có cường chức năng tuyến cận giáp thứ
phát.
- Phù, đái ít: Đái ít thường gặp trong đợt cấp của suy thận mạn, lượng nước
tiểu dưới 500ml/24h.
- Triệu chứng về máu:
+ Mức độ thiếu máu tương ứng với mức độ nặng của suy thận mạn, suy thận
càng nặng thiếu máu càng nhiều. Đặc điểm của thiếu máu là chỉ thiếu dòng hồng
cầu, số lượng bạch cầu và tiểu cầu bình thường.
+ Xuất huyết: có thể gặp chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu đường
tiêu hóa. Nếu có chảy máu đường tiêu hóa thì làm suy giảm chức năng thận nhanh.
- Triệu chứng tiêu hóa: giai đoạn đầu người bệnh thường chán ăn, buồn nơn
và nơn, giai đoạn cuối có thể ỉa chảy, lt niêm mạc miệng và đường tiêu hóa
- Triệu chứng tim mạch: Thường gặp các biến chứng như tăng huyết áp, suy
tim ứ huyết, vữa xơ động mạch, bệnh cơ tim và van tim, viêm màng trong tim, các
rối loạn nhịp tim.


12


+ Tăng huyết áp: gặp khoảng 80% số người bệnh suy thận mạn bị tăng huyết
áp, tăng cả trị số tâm thu và tâm trương. Tăng huyết áp có thể vừa là nguyên nhân
vừa là biểu hiện của suy thận mạn, đơi khi rất khó phân biệt trên lâm sàng.
+ Suy tim: Suy tim có thể do tăng huyết áp, do giữ nước, giữ muối hoặc do
thiếu máu.
+ Viêm màng ngồi tim khơ hoặc có dịch khi ure máu tăng q cao. Khi có
tiếng cọ màng ngồi tim là dấu hiệu báo tử vong trong vịng 1-14 ngày nếu khơng được
lọc máu hay điều trị tích cực.
- Hội chứng tăng ure máu: là triệu chứng gặp trong đợt cấp của suy thận mạn
hoặc giai đoạn cuối của suy thận mạn. Biểu hiện:
+ Thần kinh: người bệnh lơ mơ, vật vã, tiền hơn mê, có thể co giật, rối loạn
tâm thần, cuối cùng đi vào hôn mê sâu.
+ Tim mạch: mạch nhanh, tăng huyết áp, suy tim hoặc trụy mạch, tiếng cọ
màng ngoài tim do ure máu cao là biểu hiện cuối cùng của suy thận mạn và thường
là dấu hiệu báo tử vong trong vịng 1- 14 ngày nếu khơng được lọc máu ngồi thận.
+ Hơ hấp: rối loạn nhịp thở kiểu toan máu: thở nhanh, sâu, nhịp thở
kussmaul hoặc cheyne- stokes. Có thể có tiếng cọ màng phổi.
+ Tiêu hóa: chán ăn, buồn nơn, nơn, ỉa lỏng, lưỡi đen.
+ Xuất huyết: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa.
+ Các biểu hiện khác: ngứa khi có lắng đọng canxi dưới da (đây là triệu
chứng gợi ý cường cận giáp thứ phát), chuột rút thường về đêm do rối loạn canxi
máu, hạ thân nhiệt, viêm thần kinh ngoại vi.
1.2.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Mức lọc cầu thận giảm: mức lọc cầu thận bình thường là 120ml/p. Khi
mức lọc cầu thận giảm dưới 50% thì bắt đầu có biểu hiện suy thận. Mức lọc cầu
thận càng giảm nhiều thì mức độ suy thận càng nặng.
- Nito phi protein tăng cao trong máu: chủ yếu là tăng ure máu và creatinin máu.
- Điện giải đồ máu:



13

+ Natri máu bình thường là 140mmol/l. Natri máu thường giảm khi mức lọc
cầu thận < 20ml/p.
+ Kali máu bình thường (4.5mmol/l) hoặc giảm. Kali máu tăng cao là biểu
hiện của đợt cấp suy thận mạn có kèm theo thiểu niệu hoặc vơ niệu.
+ Canxi máu giảm (caxi máu bình thường là 2.5 mmol/l)
+ Phospho máu tăng (phosphor máu bình thường là 1mmol/l).
- PH máu giảm ở giai đoạn 3, 4
- Xét nghiệm nước tiểu:
+ Protein niệu bao giờ cũng có. Tùy theo nguyên nhân suy thận mạn mà protein
nhiều hay ít. Nếu do tổn thương cầu thận, protein niệu thường nhiều: 2- 3g/24h; do thận
hư: protein niệu >3.5g/24h; do viêm thận, bể thận: protein niệu <1g/24h.
+ Hồng cầu niệu gặp trong suy thận mạn do sỏi tiết niệu (thường có kèm theo
đái máu đại thể), hoặc do viêm cầu thận (đái máu vi thể).
+ Bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu: gặp trong suy thận mạn do viêm thận bể
thận mạn. Có khi nước tiểu đục (đái mủ).
+ Ure niệu và creatinin niệu giảm theo mức độ suy thận. Bình thường ure
niệu là 20- 30g/24h, creatinin niệu là 1.0- 1.5g/ 24h.
- Thăm dị hình thái qua siêu âm: thận thường teo nhỏ, mất ranh giới giữa
nhu mô và đài bể thận.
1.2.6. Các phương pháp điều trị suy thận mạn hiện nay
Áp dụng các biện pháp điều trị dành cho người bệnh suy thận mạn phụ thuộc
vào giai đoạn hay nói cách khác là mức độ nặng, nhẹ của suy thận mạn. Trong giai
đoạn sớm của suy thận mạn điều trị bao gồm chế độ dinh dưỡng, thuốc, điều trị
nguyên nhân. Những biện pháp điều trị này được gọi là điều trị bảo tồn, với mục
đích làm chậm suy thận mạn diễn tiến đến giai đoạn cuối. Trong giai đoạn cuối của
suy thận mạn cần thiết phải phối hợp giữa điều trị bảo tồn và các biện pháp gọi là
điều trị thay thế thận suy như lọc màng bụng, lọc máu chu kỳ, ghép thận [4].
1.2.6.1. Điều trị bảo tồn[1]

- Chế độ ăn:


14

+ Hạn chế đạm tùy theo độ suy thận, dung protein có giá trị sinh học cao như
thịt nạc, trứng, sữa.
Suy thận độ I và II: 0.6g protein/kg cân nặng/ ngày.
Suy thận độ IIIa: 0.5g protein/kg cân nặng/ ngày.
Suy thận độ IIIb: 0.4g protein/kg cân nặng/ ngày.
Suy thận độ IV: 0.2g protein/kg cân nặng/ ngày.
+ Năng lượng: 35- 40kcalo/kg/ngày. Nguồn cung cấp năng lượng từ các loại
khoai, củ, dầu mỡ, đường, mật. Hạn chế chất béo ở người có xơ vữa động mạch
hoặc tăng cholesterol máu.
+ Vitamin: nguồn cung cấp là các loại rau quả ít dạm, khơng chua như bí,
các loại cải, dưa chuột, mía, dưa hấu, na…khi có vơ niệu hoặc thiểu niệu hay tăng
kali máu thì bỏ rau, quả.
+ Nước và muối: lượng nước đưa vào bằng lượng nước tiểu hàng ngày (trừ
khi có mất nước). Hạn chế muối và mì chính 1- 2g/ngày. Nếu có phù và tăng huyết
áp thì giảm muối và mì chính.
- Thuốc:
+ Lợi tiểu.
+ Thuốc hạ huyết áp.
+ Thuốc chống thiếu máu.
+ Chống nhiễm khuẩn.
+ Thuốc điều trị các bệnh kèm theo như đái tháo đường, lupus ban đỏ.
1.2.6.2. Điều trị thay thế thận suy[1]
Hầu hết người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế bằng lọc
máu hoặc ghép thận. Việc xác định sớm những người bệnh cần điều trị thay thế là quan
trọng, bởi vì việc chuẩn bị chu đáo có thể giảm tỷ lệ bệnh tật và cũng cho phép người

bệnh và gia đình chuẩn bị tâm lý tốt. Chỉ định điều trị thay thế thận suy khi nức lọc cầu
thận< 10ml/phút. Việc lựa chọn biện pháp điều trị thay thế nào: lọc máu (lọc máu chu kỳ
hoặc lọc màng bụng) hoặc ghép thận dựa vào các tiêu chí như nguyên nhân gây bệnh,
các bệnh đi kèm, tình trạng tim mạch, điều kiện kinh tế xã hội...


15

1.3.

Lọc máu chu kỳ

1.3.1. Đại cương
Lọc máu chu kỳ là phương pháp thông qua bầu lọc đào thải một số sản phẩm
của q trình chuyển hóa các chất, trong đó có ure, creatinin và một số chất điện
giải ra ngồi cơ thể [2].
Từ năm 1960, lọc máu chu kỳ đã được áp dụng cho người bệnh suy thận mạn
giai đoạn cuối. Cho đến nay, đây được coi là một trong những phương pháp hiệu
quả giúp người bệnh giai đoạn cuối kéo dài tuổi thọ và sử dụng rộng rãi trên thế
giới [7].
Khoa thận nhân tạo bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng được thành lập
năm 2011, cho đến nay đã có 55 máy lọc máu, điều trị khoảng 160 người bệnh suy
thận mạn lọc máu chu kỳ hàng tháng với trên 1000 lượt lọc máu, đáp ứng nhu cầu
cho người bệnh trong toàn thành phố
1.3.2. Kỹ thuật lọc máu chu kỳ[7]
1.3.2.1. Nguyên tắc chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo được thực hiện bằng máy lọc máu theo cơ chế khuếch
tán thụ động và siêu lọc:
- Khuếch tán thụ động: xảy ra khi xuất hiện sự chênh lệch nồng độ của một
chất giữa máu người bệnh và dung dịch thẩm tách. Chỉ có các chất tan có trọng

lượng phân tử thấp và nước mới có thể đi qua màng bán thấm do đó tế bào hồng cầu
khơng bị mất đi.
- Siêu lọc đảm bảo cho chất lỏng dư thừa được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua
sự chênh lệch áp suất, chuyển dịch chất lỏng từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp
suất thấp.
1.3.2.2. Bộ lọc
Thận nhân tạo gồm 3 thành phần chính: bộ lọc, đường tạo dịch lọc và dẫn
vào bộ lọc, đường máu tuần hoàn ngồi cơ thể qua bộ lọc.
Có 2 loại bộ lọc: bộ lọc sợi rỗng và bộ lọc tấm. Hiện nay, người ta dùng bộ
lọc sợi rỗng vì lượng máu mồi ít hơn (60-90ml so với 100-120ml ở bộ lọc tấm).


16

Việc dùng lại bộ lọc cho người bệnh suy thận mạn đang được áp dụng rộng
rãi ở các trung tâm lọc máu do quả lọc đắt, dùng lại sẽ giảm giá thành và tốt hơn,
cịn giảm hoạt tính bổ thể, giảm tỉ lệ những phản ứng dạng phản vệ đối với màng
(giảm hội chứng dùng lần đầu) và giảm tỉ lệ chết cho người bệnh lọc máu.
1.3.2.3. Dịch lọc
Thành phần dịch lọc bicarbonate như sau (mmol/l): natri 137-143, kali 0 – 4,
clo 100 – 110, canxi 0 – 3.5, magiê 0.75 – 1.5, acetate 2 – 4.5, bicarbonate 30 – 35,
glucose (mg/dl) 0 – 0.25. Dùng đệm bicarbonat thay acetat để ít xảy ra hạ huyết áp
khi lọc máu. Nồng độ natri trong dịch lọc thấp hay gây nên tụt huyết áp, rét run,
nôn, tái nhợt...trong lúc lọc nên nồng độ natri dịch lọc được chỉnh lên cao để tạo độ
chênh thẩm thấu, cân bằng ngược với độ chênh thẩm thấu do urê tạo ra.. Dịch lọc
chứa 200 mg% glucose để giữ nồng độ tối ưu cho glucose máu.
1.3.2.4. Hệ thống phân phối máu
- Hệ thống phân phối máu bao gồm hệ tuần hoàn ngoài cơ thể trong máy thận
nhân tạo (bơm máu, hệ thống ống dẫn máu và rất nhiều điểm cảnh báo an toàn...).
Tốc độ bơm máu thay đổi từ 200-400 ml/phút.

- Có ba cách lấy máu chạy thận nhân tạo: nối thông động-tĩnh mạch, ghép
động-tĩnh mạch, lấy qua ống thông (catheter). Nối thông động-tĩnh mạch thường
làm ở tĩnh mạch đầu với động mạch quay vùng cổ tay để động mạch hoá tĩnh mạch
đầu, tạo thuận lợi cho việc chọc hút máu bằng kim to. Biến chứng hay gặp nhất tại
chỗ nối thông là nghẽn mạch do tăng sinh nội mạc làm hẹp lòng tĩnh mạch.
1.3.2.5. Hoạt động của thận nhân tạo
Máu của người bệnh được chống đông bằng heparin, được bơm vào bộ lọc từ
200-400 ml/phút, dịch lọc được làm nóng lên 37oC và bơm vào khoang đối diện với
máu theo chiều ngược lại, với tốc độ 500-800 ml/phút để hệ số thanh lọc urê từ 200350 ml/phút, β2 microglobulin từ 20-25 ml/phút. Hiệu quả của việc lọc phụ thuộc
vào tốc độ máu, dịch lọc qua bộ lọc và đặc tính của bộ lọc. Thời gian lọc máu được
xác định dựa vào độ lớn của hệ số thanh thải urê trong cuộc lọc, trọng lượng người
bệnh, chức năng còn lại của thận, chế độ protein ăn vào, mức độ chuyển hoá, dị hoá,


×