Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA
NĂM 2017


NAM ĐỊNH - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH



NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA
NĂM 2017
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. BS. NGUYỄN THẾ DŨNG
Xác nhận của người hướng dẫn:

NAM ĐỊNH – 201


i

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của 135 người bệnh suy tim mạn tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Khánh Hịa năm 2017
Mục tiêu: Mơ tả thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Khánh Hòa năm 2017
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, sử dụng bộ công cụ SF36
Kết quả: Nam giới chiếm 45%, nữ giới chiếm 55%, tuổi trung bình của nghiên
cứu 66.6 ± 14.2 tuổi. Tám lĩnh vực chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn

phần lớn có điểm số trung bình thấp với 5/8 lĩnh vực có điểm số trung bình thấp dưới
50 điểm. Điểm số nhóm sức khỏe thể chất là 42.3 ± 17.1 điểm, điểm số nhóm sức khỏe
tinh thần là 49 ± 20.6 điểm, điểm số chất lượng cuộc sống chung của người bệnh suy
tim mạn là 45.6 ± 17.5 điểm. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn có
mối tương quan nghịch với yếu tố phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim Mạch
New York và yếu tố trầm cảm đồng thời có mối tương quan thuận với yếu tố hỗ trợ xã
hội.
Kết luận: Điểm số chất lượng cuộc sống chung của người bệnh suy tim mạn tại
Khánh Hòa năm 2017 khá thấp với 45.6 ± 17.5 điểm, trong đó điểm số nhóm lĩnh vực
sức khỏe tinh thần cao hơn nhóm lĩnh vực sức khỏe thể chất. Chất lượng cuộc sống
của người bệnh suy tim mạn có mối liên quan với các yếu tố phân độ chức năng suy
tim theo Hội Tim mạch New York, yếu tố trầm cảm và yếu tố hỗ trợ xã hội .
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, suy tim mạn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Với
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định, quý thầy cơ kính mến đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và hồn thành luận văn.
Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, Khoa Điều dưỡng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi đi học trong suốt 2 năm qua.
Nhân cơ hội này tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc đến thầy
hướng dẫn của tôi TS.BS Nguyễn Thế Dũng, người đã luôn bên cạnh tôi tận tâm
hướng dẫn, cho tơi những ý kiến q báu, khuyến khích, động viên tơi trong suốt
q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tơi xin cảm ơn tồn thể các bác sĩ, điều dưỡng tại khoa Nội Tim mạch Lão
học bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình thu thập số liệu tại khoa để tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tơi
những đóng góp q báu để hồn thiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè của tơi đã ln cùng nhau giúp đỡ,
đồn kết, động viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, có được thành quả như ngày hơm nay tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến bố mẹ, chồng con đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất
lẫn tinh thần trong suốt 2 năm tham gia học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn
này.
Nguyễn Thị Ngọc Nhung


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Ngọc Nhung, học viên lớp cao học Điều dưỡng Khóa
2 tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ
“Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh
suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2017” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thế Dũng. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc, số liệu nghiên
cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép, kết quả trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đây.

Nguyễn Thị Ngọc Nhung


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLCS

: Chất lượng cuộc sống

CLCS –SK

: Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe

BV

: Bệnh viện

ACC/AHA (American College of Cardiology /American Heart Association): Hội
Tim Mạch Mỹ
BDI (Beck Depression Inventory)

: Thang đo trầm cảm Beck

BP (Bodily Pain)

: Cảm nhận đau

CHQ (Chronic Heart Failure Questionnaire): Thang đo bệnh suy tim mạn
ESC (European Society of Cardiology) : Hội Tim mạch Châu Âu
GH (General Health)

: Sức khỏe chung


KCCQ (Kansas Cardiomyopathy Questionnaire): Thang đo bệnh lý cơ tim Kansas
MCS (Mental Component Summary)

: Thang đo sức khỏe tâm thần

MH (Mental Health)

: Sức khỏe tâm thần

MLHFQ (Minnesolta Living with Heart Failure Questionnaire): Thang đo đánh giá
sự ảnh hưởng của suy tim đến chất lượng cuộc sống
MSPSS (Multidimensional Scale of Perceived Social Support): Thang đo quy mô
đa chiều về nhận thức hỗ trợ xã hội)
NHP (Nottinghdam Health Profile)

: Thang đo sức khỏe Nottinghdam

NYHA (New York Heart Association)

: Hội tim mạch New York

PCS (Physical Component Summary)

: Thang đo sức khỏe thể chất

PF (Physical Functioning)

: Hoạt động thể chất

QLQ-SHF (Quality of Life in Severe Heart Questionnaire): Thang đo về chất lượng

cuộc sống bệnh suy tim nặng
RE (Role Emotional)

: Vai trò tâm thần

RP (Role Physical)

: Vai trò thể chất

SF (Social Functioning)

: Hoạt động xã hội

SF36 (36 items short form health survey) : Thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn
SIP (Sickness Impact Profile)

: Thang đo đánh giá tác động của bệnh tật


v

VT (Vitality)

: Cảm nhận sức sống

WHO (World Health Organization)

: Tổ chức Y tế thế giới

WHO ICF (World Health Organization International Classification of Functioning

disability and health)

: Phân loại quốc tế của Tổ chức Y tế Thế

giới về chức năng người khuyết tật và sức khỏe


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York ...................... 5
Bảng 1.2. Triệu chứng, dấu hiệu suy tim mạn .......................................................... 5
Bảng 1.3. Các thang đo chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim......................... 11
Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi................................................................. 36
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ................................... 37
Bảng 3.3. Đặc điểm tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu ....................... 38
Bảng 3.4.Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu........................................ 39
Bảng 3.5. Tình trạng bệnh kèm theo của đối tượng nghiên cứu .............................. 40
Bảng 3.6. Điểm số 8 lĩnh vực chất lượng cuộc sống .............................................. 40
Bảng 3.7. Điểm số sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống
chung (SF36) ......................................................................................................... 41
Bảng 3.8. Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn theo nhóm
tuổi ........................................................................................................................ 41
Bảng 3.9. Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn theo giới ... 42
Bảng 3.10. Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn theo tình
trạng làm việc ........................................................................................................ 42
Bảng 3.11. Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn theo trình độ
học vấn .................................................................................................................. 43
Bảng 3.12. Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn theo tình
trạng hơn nhân ....................................................................................................... 44

Bảng 3.13. Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn theo hoàn
cảnh sống .............................................................................................................. 45
Bảng 3.14. Mức độ trầm cảm của người bệnh suy tim mạn .................................... 45
Bảng 3.15. Đặc điểm trầm cảm của người bệnh suy tim mạn theo giới .................. 46
Bảng 3.16. Đặc điểm trầm cảm của người bệnh suy tim mạn theo tình trạng làm
việc........................................................................................................................ 46
Bảng 3.17. Điểm số hỗ trợ xã hội của người bệnh suy tim mạn ............................. 46


vii

Bảng 3.18. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của người bệnh suy tim mạn theo tình trạng hơn
nhân ...................................................................................................................... 47
Bảng 3.19. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của người bệnh suy tim mạn theo hoàn cảnh
sống ....................................................................................................................... 48
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi với chất lượng cuộc sống của người bệnh
suy tim mạn ........................................................................................................... 49
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa yếu tố NYHA với chất lượng cuộc sống của người
bệnh suy tim mạn .................................................................................................. 49
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa yếu tố trầm cảm với chất lượng cuộc sống của người
bệnh suy tim mạn .................................................................................................. 50
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của
người bệnh suy tim mạn ........................................................................................ 50
Bảng 3.24. Mối tương quan giữa các biến độc lập lên chất lượng cuộc sống .......... 51


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Mơ hình chất lượng cuộc sống của Ferrans ........................................... 20
Sơ đồ 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................. 23
Sơ đồ 2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 26
Biểu đồ 3. 1. Phân bố bệnh theo giới ..................................................................... 36
Biểu đồ 3.2.Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ......................... 37
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu ......................... 38
Biểu đồ 3.4. Phân độ chức năng suy tim theo hội Tim mạch New York của đối
tượng nghiên cứu ................................................................................................... 39


MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
1.1. Tổng quan về bệnh suy tim mạn ....................................................................... 4
1.2. Tình hình mắc bệnh suy tim trên Thế giới và Việt Nam ................................... 6
1.3. Tổng quan về chất lượng cuộc sống ................................................................. 8
1.4. Tình hình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim ở
Thế giới và Việt Nam ............................................................................................ 13
1.5. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống .............................................. 17
1.6. Khung lý thuyết.............................................................................................. 20
1.7. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 25

2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.4. Các biến số nghiên cứu................................................................................... 28
2.5. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................. 29
2.6. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 34
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 34
2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cấch khắc phục ......................................... 35


Chương 3: KẾT QUẢ.................................................................................................. 36
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ........................................................... 36
3.2. Thống kê mô tả các biến số nghiên cứu .......................................................... 40
3.2.1.Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn .................................. 40
3.2.2. Đặc điểm trầm cảm của người bệnh suy tim mạn .................................... 45
3.2.3. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của người bệnh suy tim mạn ............................... 46
3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến chất lượng cuộc sống ........................... 49
3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi với chất lượng cuộc sống của người
bệnh suy tim mạn .............................................................................................. 49
3.3.3.Mối liên quan giữa yếu tố trầm cảm với chất lượng cuộc sống của
người bệnh suy tim mạn .................................................................................... 50
3.3.4. Mối liên quan giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của
người bệnh suy tim mạn .................................................................................... 50
3.3.5. Mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
người bệnh suy tim mạn .................................................................................... 51
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 52
4.1.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ........................................................ 52
4.2. Thống kê mô tả các biến số nghiên cứu .......................................................... 56
4.2.1. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn .................. 56
4.2.2. Đặc điểm trầm cảm của người bệnh suy tim mạn .................................... 60
4.2.3. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của người bệnh suy tim mạn ............................... 61
4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến chất lượng cuộc sống ........................... 62

4.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi với chất lượng cuộc sống của người
bệnh suy tim mạn .............................................................................................. 62
4.3.2. Mối liên quan giữa yếu tố phân độ chức năng của suy tim theo Hội
Tim mạch New York với chất lượng cuộc sốngcủa người bệnh suy tim mạn .... 63
4.3.3. Mối liên quan giữa yếu tố trầm cảm với chất lượng cuộc sốngcủa
người bệnh suy tim mạn .................................................................................... 64


4.3.4. Mối liên quan giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sốngcủa
người bệnh suy tim mạn .................................................................................... 65
4.3.5. Hồi quy đa biến giữa các yếu tố độc lập với chất lượng cuộc sống của
người bệnh suy tim mạn .................................................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 70
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU
BIÊN BẢN CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ
BIÊN BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
BIÊN BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BIÊN BẢN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp do bất kỳ rối loạn nào về cấu
trúc hoặc chức năng làm suy yếu chức năng đổ đầy máu hoặc tống máu của tâm thất

và là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh về tim nên hiện nay suy tim đã trở thành
một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng toàn cầu với tỷ lệ mắc, tái nhập viện và tử vong
cao. Tỷ lệ mắc suy tim ở các nước Châu Âu là 0,4 – 2%, còn ở các nước khu vực
Châu Á tỷ lệ này cao hơn khá nhiều với 1,26 - 6,7% [39], [52]. Theo Desai (2012)
[21] có khoảng trên 50% người bệnh suy tim tái nhập viện trong vòng 6 tháng kể từ
khi xuất viện, điều này đã làm tăng gánh nặng kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và
xã hội. Các nước phát triển phải mất 1-2% tổng ngân sách y tế cho bệnh suy tim
mỗi năm [19]. Tại Việt Nam suy tim cũng đang là mối quan tâm ngày càng tăng bởi
Việt Nam cũng đang đi vào thời kỳ già hóa dân số cùng với nó là sự gia tăng các
bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh tim mạch trong đó có suy tim mạn.
Người bệnh suy tim mạn thường xuyên mệt mỏi, khó thở, ho, phù với mức
độ ngày càng tăng không chỉ làm hạn chế các hoạt động thể lực, làm giảm sức lao
động, gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như làm hạn chế
tham gia các hoạt động trong gia đình, bạn bè và xã hội mà tuổi thọ cũng bị suy
giảm khá thấp với tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở mức 75% [6]. Chính vì vậy, tùy thuộc
vào sự tiến triển của suy tim mạn mà chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim
mạn suy giảm ở các mức độ khác nhau một cách đáng kể
Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh suy
tim như nghiên cứu của Aburuz (2016) [10], của Hoekstra (2013) [34], của Demir
và Unsar (2011) [20], của Sacmcoman (2010) [51] tất cả đều cho thấy điểm số chất
lượng cuộc sống của người bệnh suy tim ở mức thấp và người suy tim trẻ tuổi có chất
lượng cuộc sống tốt hơn người lớn tuổi. Ngoài yếu tố tuổi, chất lượng cuộc sống
của người bệnh suy tim còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác: bệnh kèm theo,
mức độ suy tim, trầm cảm có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ngược lại
hỗ trợ xã hội có thể tác động tích cực cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh
suy tim.


2


Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề này và kết quả cũng đã
cho thấy điểm số chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim giảm ở hầu hết các lĩnh
vực [2],[4],[23].
Do vậy, để hướng tới mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh
suy tim nói chung cũng như người bệnh suy tim mạn nói riêng điều cần thiết phải
thực hiện thêm các nghiên cứu khác để tìm hiểu thực trạng chất lượng cuộc sống
cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
suy tim. Điều đó sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hiểu rõ và đưa ra
các giải pháp phù hợp trong chăm sóc người bệnh tồn diện cả về thể chất lẫn tinh
thần mà cụ thể là hỗ trợ các yếu tố tích cực và loại bỏ các yếu tố tiêu cực.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hịa là bệnh viện hạng I có cơ sở vật chất,
trang thiết bị hiện đại với nhiều chuyên khoa sâu trong đó có khoa Tim Mạch Lão
Học cùng với đội ngũ y bác sỹ có trình độ tay nghề cao đã thu hút số lượng người
bệnh suy tim đến khám, điều trị ngày càng tăng. Nhằm đánh giá thực trạng chất
lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tại Khánh Hịa cũng như tìm hiểu yếu
tố tác động mạnh nhất đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thực trạng chất lượng cuộc sống và một
số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Khánh Hòa năm 2017".


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hịa năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2017.



4

Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh tim mạch là một nhóm các rối loạn về tim và mạch máu bao gồm bệnh
mạch vành, bệnh mạch máu não, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh
thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – 2016
[61], bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới, ước tính có
17,7 triệu người chết vào năm 2015; trên 75% các trường hợp tử vong do bệnh tim
mạch xảy ra ở các nước có thu nhập thấp, trung bình. Suy tim mạn là một trong
những bệnh tim mạch phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh cao ở hầu hết các nước trên thế
giới. Nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng con người trên
tồn thế giới bởi vịng xốy ngày càng đi xuống của các triệu chứng. Vì vậy, người
bệnh suy tim mạn thường xuyên bị hạn chế các hoạt động thể lực, khó khăn trong
sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng về tâm lý xã hội, khó khăn trong các mối quan hệ
và hoạt động xã hội, tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình xã hội và làm suy giảm
nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của họ.
1.1. Tổng quan về bệnh suy tim mạn
1.1.1. Định nghĩa suy tim mạn
Theo Hội Tim Mạch Châu Âu năm 2016 (ESC) [47]: Suy tim mạn là một hội
chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình (khó thở, phù chân và mệt
mỏi) có thể đi kèm với các dấu hiệu (tĩnh mạch cổ nổi, ran phổi và phù ngoại vi)
gây ra bởi bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim mạch, dẫn đến cung lượng tim
giảm và/hoặc áp lực trong tim cao lúc nghỉ hoặc khi gắng sức/stress.
1.1.2. Phân độ chức năng suy tim
* Phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim mạch New York
Phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim mạch New York (NYHA) [62]
thường được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi trong các thử nghiệm lâm sàng.
Hệ thống phân loại này bao gồm độ I, độ II, độ III, độ IV bằng cách xem xét những

hạn chế trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.


5

Bảng 1.1. Phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York
Phân độ

Biểu hiện triệu chứng

suy tim

Có bệnh tim nhưng không hạn chế về vận động thể lực, các vận động

Độ I

thơng thường khơng gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.
Độ II

Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Người bệnh khỏe khi nghỉ ngơi.

Độ III

Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù người bệnh khỏe khi nghỉ
ngơi nhưng khi vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng

Độ IV

Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên ngay khi nghỉ ngơi.


1.1.3. Các triệu chứng và dấu hiệu của suy tim mạn
Các triệu chứng, dấu hiệu của suy tim mạn theo Hội Tim Mạch Châu Âu năm 2016
(ESC) [47]:
Bảng 1.2. Triệu chứng, dấu hiệu suy tim mạn
Triệu chứng
Điển hình

Ít điển hình

Dấu hiệu
Đặc hiệu

Ít đặc hiệu

- Khó thở tư thế

- Ho về đêm

- Tĩnh mạch

- Tăng cân (> 2 kg/tuần)

- Khó thở kịch

- Cảm giác sưng

cổ nổi

- Giảm cân. Suy mòn


phát về đêm

phồng

- Phản hồi

- Tiếng thổi tim.

- Giảm dung nạp

- Khó thở khị khè

gan – tĩnh

- Phù ngoại biên. Ran phổi

gắng sức

- Ăn mất ngon

mạch cửa

- Tràn dịch màng phổi

- Mệt mỏi, tăng

- Lẫn lộn

- Tiếng tim


- Nhịp tim nhanh

thời gian để hồi

- Trầm cảm

thứ 3

- Mạch không đều. Thở nhanh

phục sau khi

- Đánh trống ngực

- Diện đập

- Nhịp thở Cheyne Stokes

gắng sức, phù

- Choáng váng

mỏm tim

- Gan to. Cổ trướng. Chi lạnh.

chân

- Ngất


lệch

- Thiểu niệu. Huyết áp kẹp


6

1.1.4. Chẩn đoán suy tim mạn
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam về chẩn đoán điều trị suy tim
mạn cập nhật năm 2015 [8]:
- Chẩn đoán suy tim tâm thu phải có 3 tiêu chuẩn:
+ Triệu chứng cơ năng điển hình: khó thở khi gắng sức hoặc lúc nghỉ
ngơi, mệt mỏi, uể oải, phù mắt cá chân.
+ Triệu chứng thực thể điển hình: nhịp tim nhanh, khó thở nhanh nông,
ran ẩm đáy phổi, tràn dịch màng phổi, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù ngoại biên.
+ Phân suất tống máu thất trái giảm.
- Và chẩn đoán suy tim tâm trương phải có 4 tiêu chuẩn:
+ Triệu chứng cơ năng điển hình của suy tim: khó thở khi gắng sức hoặc
lúc nghỉ ngơi và mệt mỏi, uể oải, phù mắt cá chân.
+ Triệu chứng thực thể điển hình của suy tim: nhịp tim nhanh, khó thở
nhanh nơng, ran ẩm đáy phổi, tràn dịch màng phổi, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù
ngoại biên.
+ EF bảo tồn: phân suất tống máu thất trái bình thường hoặc giảm nhẹ và
thất trái không dãn
+ Tổn thương cơ timvà/hoặc rối loạn chức năng tâm trương thất trái
1.2. Tình hình mắc bệnh suy tim trên Thế giới và Việt Nam
Theo Cowie (2015) [19] thế giới hiện có hơn 26 triệu người trưởng thành
đang sống chung với căn bệnh suy tim. Trong suốt nhiều thập kỷ từ năm 1970 đến
nay tỷ lệ suy tim không hề giảm mà có xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc, tỷ lệ nhập viện
và tỷ lệ tử vong. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Hội Tim mạch Châu Âu

năm 2016 (ESC) [47] tỷ lệ suy tim tại các nước phát triển khoảng từ 1 – 2%. Guo và
cộng sự (2013) [30] cũng chỉ ra khu vực Châu Á trong những năm gần đây cùng với
tốc độ phát triển về kinh tế thì tỷ lệ bệnh tim mạch nói chung và tỷ lệ suy tim nói
riêng tăng khá cao vào khoảng 1,3 - 6,7%. Riêng tại Mỹ, nghiên cứu của
Heidenreich và cộng sự (2013) [32] cho thấy tỷ lệ suy tim tính đến năm 2012 là
2,4% ước tính tỷ lệ này sẽ tăng lên 3% vào năm 2030.


7

Người bệnh suy tim có tỷ lệ tái nhập viện tương đối cao, theo Desai (2012)
[21] trên 50% người bệnh suy tim phải tái nhập viện trong vòng 6 tháng kể từ khi
xuất viện. Cowie (2015) [19] cũng chỉ ra có khoảng 24% người bệnh tái nhập viện
trong vịng 30 ngày sau khi xuất viện và tỷ lệ này tăng 46% trong vịng 60 ngày.
Theo Hồ Huỳnh Quang Trí (2013) [6] mặc dù trong những năm gần đây với
những cải tiến trong thuốc điều trị và chăm sóc tiên lượng của bệnh suy tim mạn có
cải thiện hơn nhưng tỷ lệ sống sót sau 5 năm cũng chỉ ở mức 75%. Triển vọng cho
người bệnh suy tim vẫn còn thấp khi so sánh tỷ lệ sống của người bệnh suy tim với
người bệnh ung thư vú, người bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Theo Mozaffarian
(2016) [43] tỷ lệ tử vong do suy tim ở Mỹ năm 2013 ước tính khoảng hơn 300.000
người, tỷ lệ người bệnh suy tim tử vong sau 30 ngày nhập viện điều trị là 10,4%,
sau 1 năm điều trị là 22%, sau 5 năm điều trị là 42,3%.
Gánh nặng tài chính của bệnh suy tim khơng chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân,
gia đình mà cịn cho cả hệ thống y tế và nền kinh tế quốc gia. Ponikowski và cộng
sự (2014) [46] cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh suy tim ở Bắc Mỹ, Tây
Âu và châu Mỹ La Tinh chiếm khoảng 1 – 3% tổng chi phí y tế, tại Đức tổng chi
phí y tế cho bệnh suy tim là 2,9 tỷ EURO. Điều này đã trở thành một thách thức lớn
cho hệ thống y tế và cản trở sự phát triển kinh tế của tất cả các nước đặc biệt là ở
các nước đang phát triển.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu

Á, trong những năm gần đây dân số Việt Nam không ngừng gia tăng và chuyển dịch
theo hướng già hóa dân số kèm theo đó là sự gia tăng các bệnh mạn tính khác như
tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì… đã tạo điều kiện phát triển bệnh suy tim. Do
đó, suy tim đã trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không chỉ ở các nước
nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2010) [7] tiến hành trong thời gian 5
năm từ 2003 – 2007 tại Viện Tim mạch Việt Nam, suy tim là một trong 5 nhóm
bệnh nhập viện nhiều nhất với tỷ lệ 19,8% trong đó có 23171 lượt người bệnh suy


8

tim nam nhập viện điều trị chiếm tỷ lệ 51,3% và 22005 lượt người bệnh suy tim nữ
nhập viện điều trị chiếm tỷ lệ 48,7%.
Hiện tại, Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ suy tim, tuy
nhiên nếu dựa vào mức tăng dân số năm 2014 là 90 triệu người và tỷ lệ mắc bệnh
suy tim của Châu Á (1,26 – 6,7%) [52] thì Việt Nam sẽ có khoảng 1.113.400 đến
6.030.000 người bị suy tim. Suy tim làm giảm hoặc mất hẳn sức lao động, ảnh
hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của người bệnh và là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến tử vong. Người bệnh suy tim giai đoạn cuối phải thường xuyên nhập
viện. Do đó, suy tim có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh; là
gánh nặng cho cá nhân, gia đình và hệ thống Y tế Việt Nam.
1.3. Tổng quan về chất lượng cuộc sống
1.3.1. Định nghĩa chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống người bệnh suy
tim
Tổ chức Y tế thế giới (1997) [57] định nghĩa "Chất lượng cuộc sống là sự
nhận thức cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống phù hợp với văn hóa và giá trị
mang tính chất hệ thống ở nơi mà họ đang sống và liên quan đến mục tiêu, sự kỳ
vọng, trình độ và mối quan tâm của họ".
Sprangers MA (2009) định nghĩa chất lượng cuộc sống là "Một cấu trúc đa

chiều bao gồm ít nhất ba lĩnh vực rộng lớn về thể chất, tâm lý, và hoạt động xã hội
bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và/hoặc điều trị của một người. Hoạt động thể chất
thường được định nghĩa là khả năng thực hiện một loạt các hoạt động của cuộc
sống hàng ngày, cũng như triệu chứng thể chất do bản thân bệnh tật hoặc do điều
trị. Chức năng tâm lý dao động từ căng thẳng tâm lý nghiêm trọng đến một ý nghĩa
tích cực của hạnh phúc và cũng có thể bao gồm chức năng nhận thức. Chức năng
xã hội đề cập đến khía cạnh số lượng và chất lượng của các mối quan hệ xã hội và
tương tác vào hội nhập xã hội" [55].
Theo Ferrans (2005) chất lượng cuộc sống bao gồm ảnh hưởng của sức khoẻ,
bệnh tật cũng như việc điều trị bệnh đến chất lượng cuộc sống và loại trừ các khía
cạnh khác khơng liên quan đến sức khoẻ như văn hố, chính trị hoặc xã hội [24].


9

Tóm lại, dựa vào các định nghĩa khác nhau về chất lượng cuộc sống thì chất
lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn là nhận thức chủ quan của người bệnh
suy tim mạn về sức khỏe của họ thông qua các hoạt động hàng ngày được xác định
ở lĩnh vực sức khỏe thể chất, nhận thức tinh thần, tâm lý và hoạt động xã hội bị ảnh
hưởng bởi các triệu chứng suy tim mạn gây sự hạn chế về mặt thể lực, căng thẳng
tâm lý và giảm các mối quan hệ xã hội.
1.3.2. Ảnh hưởng của suy tim đến chất lượng cuộc sống
Đối với người bệnh suy tim mạn khi bệnh tiến triển nặng chất lượng cuộc
sống của họ suy giảm rõ rệt so với những người khỏe mạnh nói chung và so với
những người bệnh mắc các bệnh mạn tính khác nói riêng. Suy tim mạn có tác động
tiêu cực đến tất cả các khía cạnh thể chất, tâm lý, tình cảm, xã hội và đời sống tinh
thần của người bệnh.
Theo Zambroski (2005) [63] các triệu chứng lâm sàng thường xuyên xuất
hiện ở người bệnh suy tim như khó thở, mệt mỏi, phù, ho… làm người bệnh khơng
cịn đủ sức khỏe tham gia lao động cũng như làm hạn chế các hoạt động trong sinh

hoạt hàng ngày và trong những trường hợp nặng suy tim giai đoạn 3, 4 họ cũng
không thể thực hiện các hoạt động tự chăm sóc cho bản thân mà phải phụ thuộc vào
người thân trong gia đình. Ngồi ra người bệnh cịn phải tuân thủ chế độ ăn nghiêm
ngặt hạn chế muối, hạn chế nước uống… Chính điều đó đã gây nhiều trở ngại cho
cuộc sống của người bệnh suy tim mạn, họ thường gặp khó khăn trong cơng việc,
cuộc sống gia đình và mất dần khả năng tự lực, tự kiểm soát bản thân, từ đó làm
chất lượng sống của người bệnh suy tim mạn suy giảm một cách trầm trọng ở nhiều
mức độ khác nhau phụ thuộc vào quá trình tiến triển của suy tim mạn.
Theo Hồ Huỳnh Minh Trí (2013) [6] chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy
tim không những bị suy giảm bởi những triệu chứng về thể chất mà còn bị ảnh
hưởng bởi những vấn đề tâm lý: người bệnh suy tim hay gặp các vấn đề như lo âu,
trầm cảm; bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ của thuốc điều trị: ho khan, đau
đầu, chóng mặt, rối loạn nhịp tim… cũng như bị ảnh hưởng bởi những hạn chế về
mặt xã hội. Người bệnh suy tim mạn thường rút dần khỏi những hoạt động xã hội


10

cũng như các mối quan hệ xã hội hàng ngày, họ hạn chế tham gia các sự kiện của
gia đình, bạn bè. Họ không dám đi chơi xa do yếu mệt, lo lắng và dần mất đi các
quan hệ bạn bè, xã hội dẫn đến bị cô lập. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình, bạn bè có thể bị rạn nứt do chưa thích ứng với những thay đổi bệnh tật của
người bệnh. Khi bệnh tình nặng lên, họ trở nên phụ thuộc vào người thân và trở
thành gánh nặng cho gia đình.
Ngồi ra, theo Dunderdale (2005) [22] tình trạng suy tim mạn ngày càng tiến
triển theo chiều hướng nặng dần đã làm cho người bệnh thường có nhận thức và lo
lắng về khả năng chết sớm của bản thân điều này dẫn đến trầm cảm, rối loạn giấc
ngủ, lo âu. Theo Gottlieb và cộng sự (2009) [29] trầm cảm làm tăng các triệu chứng
của suy tim, làm giảm khả năng vận động thể chất cũng như giảm khả năng tuân thủ
thuốc điều trị và do đó suy giảm chất lượng cuộc sống là một vấn đề gắn liền với

người bệnh suy tim mạn.
1.3.3. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim
Theo Trần Kim Trang (2012) [5] trong vòng 20 năm qua đã có rất nhiều
thang đo chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe. Các thang đo này có thể chia
thành 2 nhóm: nhóm thang đo chung có thể sử dụng cho nhiều đối tượng người
bệnh khác nhau và nhóm thang đo riêng cho từng nhóm bệnh cụ thể, các thang đo
này tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: thể chất, tinh thần và xã hội.
Vấn đề chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn đã được các nhà
nghiên cứu trên thế giới sử dụng nhiều thang đo khác nhau để đo lường. Theo
Dunderdale và cộng sự (2003) [22] các thang đo chất lượng cuộc sống thường được
sử dụng cho người bệnh suy tim gồm:


11

3 Bảng 1.3. Các thang đo chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim
Nhóm thang đo chung

Nhóm thang đo riêng

NHP : Nottinghdam Health Profile

QLQ-SHF: Quality of Life in Severe Heart

(Thang đo sức khỏe Nottinghdam)

Questionnaire (Thang đo chất lượng cuộc
sống trên bệnh suy tim nặng )

SIP : Sickness Impact Profile


CHQ: Chronic Heart Failure Questionnaire

(Thang đo tác động của bệnh tật)

(Thang đo bệnh suy tim mạn)

SF36 : 36 items short form health

MLHFQ: Minnesota Living with Heart

survey (Thang đo sức khỏe với 36

Failure Questionnsaire (Thang đo đánh giá

câu hỏi ngắn)

sự ảnh hưởng của suy tim đến chất lượng
cuộc sống)

* Nhóm thang đo chung
Theo nghiên cứu tổng hợp của Dunderdale và cộng sự (2005) [22]; Trần Kim
Trang (2012) [5]; Hồ Huỳnh Quang Trí (2013) [6]:
- Thang đo sức khỏe Nottinghdam(NHP)là thang đo mô tả cảm nhận đau của
người bệnh về bệnh tật của họ. Ưu điểm: thang đongắn gọn, đơn giản nhưng có
nhược điểm là quá chú trọng “đau” một triệu chứng không điển hình ở người bệnh
suy tim.
- Thang đo tác động của bệnh tật (SIP) là thang đo chung được sử dụng rộng
rãi trong đau thắt ngực. Thang đo này tập trung vào đo lường tác động của bệnh tật
đến các hoạt động hàng ngày hơn là tâm lý, cảm xúc.Thang đonày có nhược điểm

này là khá dài, gây khó khăn khi phỏng vấn cũng như thiếu nhạy cảm với những
thay đổi của triệu chứng bệnh suy tim. Cả 2 thang đo sức khỏe Nottinghdam (NHP)
và thang đo tác động của bệnh tật (SIP) đều khơng thích hợp trong nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim.
- Thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn (SF36) là thang sức khỏe đa chiều,
cho phép đo đầy đủ các lĩnh vực sức khỏe. Thang đo này có ưu điểm thích hợp cho
các thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh suy tim mạn nhưng có nhược điểm khó áp
dụng cho người bệnh lớn tuổi.


12

* Nhóm thang đo riêng
Thang đo bệnh suy tim mạn (CHQ) có 20 mục tập trung vào 3 vấn đề: khó
thở, mệt và chức năng cảm xúc. Theo Dunderdale và cộng sự (2005) [22] thang đo
này chưa được nghiên cứu nhiều trên người bệnh suy tim. Ngoài ra, thang đo này
cịn có nhược điểm là khá phức tạp, phải được thực hiện bởi một người phỏng vấn
đã được huấn luyện kỹ.
Thang đo chất lượng cuộc sống trên bệnh suy tim nặng (QLQ – SHF) gồm
có 26 mục cho phép đo lường các hoạt động thể lực, sự hài lòng với cuộc sống cùng
các yếu tố xã hội và cảm xúc. Theo Hồ Huỳnh Quang Trí (2013) [6] thang đo này
có ưu điểm nhạy với những thay đổi nhỏ của chất lượng cuộc sống ở người bệnh
suy tim mạn nhưng lại có nhược điểm chưa phân biệt mức độ nặng khác nhau của
người bệnh suy timnên cần được nghiên cứu thêm.
Thang đo chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim Minnesota (MLHFQ)
gồm 21 mục đánh giá cảm nhận của người bệnh về ảnh hưởng của suy tim trên khía
cạnh thể chất, kinh tế xã hội và tâm lý. Theo Hồ Huỳnh Quang Trí (2013) [6] thang
đo có ưu điểm dễ hiểu dễ sử dụng nhưng thang đo này không cho phép phân biệt rõ
giữa các mức độ nặng khác nhau của suy tim.
Tóm lại, mỗi loại thang đo chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim đều

có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của Garratt năm
1994 [27] đã kết luận rằng thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn là công cụ phù
hợp để sử dụng trong các thử nghiệm suy tim. Năm 2001, Sneed và cộng sự [54] đã
nghiên cứu đánh giá 3 công cụ đo lường chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim
và kết luận thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn là thang đo tốt hơn để phân biệt
các khía cạnh thể chất và tinh thần của chất lượng cuộc sống. Do đó, chúng tơi chọn
thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn (SF36) để sử dụng trong nghiên cứu này.
* Ưu điểm của thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn (SF36)


×