Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại trung tâm ung bướu – bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 109 trang )

i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu mơ tả cắt ngang đƣợc thực hiện từ tháng 12/2018 đến tháng
08/2019 tại Trung tâm Ung Bƣớu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, có 380 ngƣời
bệnh ung thƣ đang đƣợc điều trị nội trú tham gia trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu
trúc với mục tiêu mơ tả thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và xác định một số
yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ngƣời bệnh ung thƣ điều trị nội
trú tại Trung tâm Ung Bƣớu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019. Số liệu
đƣợc nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: tỷ lệ ngƣời bệnh có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là 76,3%; trong đó:
nhu cầu về thơng tin là 88,2%; nhu cầu hỗ trợ chăm sóc là 66,6%; nhu cầu về giao
tiếp quan hệ là 80,0%; nhu cầu về hỗ trợ tinh thần chiếm 65,8%; nhu cầu hỗ trợ vật
chất là 69,7%. Thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho ngƣời bệnh là
83,9% trong đó: đáp ứng nhu cầu về thông tin là 92,1%; đáp ứng nhu cầu hỗ trợ
chăm sóc, giao tiếp quan hệ, nhu cầu hỗ trợ về tinh thần lần lƣợt là: 71,1; 81,8%;
81,8; đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ về vật chất là 60,3%. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố tình trạng hôn nhân
(OR=6,8; KTC 95%=1,7–27,9; p=0,007), nơi cƣ trú (OR=2,1; KTC 95%=1,01–
4,14; p=0,048) ảnh hƣởng đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ.
Kết luận: tỷ lệ ngƣời bệnh có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là 76,3% và thực trạng
đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là 83,9%; các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê
đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của đối tƣợng là tình trạng hôn nhân, nơi cƣ trú.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tơi xin có một số khuyến nghị đối với đơn vị
nhƣ sau: cần thiết lập đội ngũ chăm sóc giảm nhẹ tại đơn vị và ngƣời điều dƣỡng
cần đƣợc đào tạo bài bản về chăm sóc giảm nhẹ. Thành lập câu lạc bộ ngƣời bệnh
ung thƣ để tăng cƣờng gặp gỡ, trao đổi giúp ngƣời bệnh nâng cao chất lƣợng cuộc
sống. Tăng cƣờng cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp góp phần kết nối
nguồn lực, chăm sóc NB ở khía cạnh mối quan hệ xã hội…
Từ khóa: ung thư, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ,


ut

i n qu n, Thái Bình.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bản luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều
cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trƣớc hết, tôi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
của mình tới: PSG.TS Lê Thanh Tùng – ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
Hiệu, quý thầy cô của trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định đã luôn tâm huyết để
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô trong Hội đồng xét duyệt đề cƣơng và
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã góp ý, sửa chữa cho tơi hồn thiện nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng tồn thể các thầy cơ ở Trƣờng
Cao đẳng Y tế Thái Bình – Nơi tơi đang công tác đã cho phép và tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Ung Bƣớu – Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thái Bình đã tạo nhiều điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và
tinh thần để tơi hồn thành nhiệm vụ học tập.
Thái Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Thị Liên


iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Bình, 30 tháng 08 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Thị Liên


MỤC LỤC
TRANG
Tóm tắt nghiên cứu ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
ời cam đoan ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ iv
Danh mục bảng ........................................................................................................... v
Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hình v .............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Các khái niệm chính trong nghiên cứu ............................................................. 4
1.2. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ngƣời bệnh ung thƣ .................................... 14
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................... 24
1.4.

ột số thông tin về địa điểm nghiên cứu ....................................................... 26

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 27

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 27
2.4. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 27
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................................. 28
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................... 28
2.7. Các biến số nghiên cứu................................................................................... 29
2.8. Nội dung và các tiêu chuẩn đánh giá .............................................................. 32
2.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................................... 34
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.................................................................... 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng ....................................................................... 37
3.3. Thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ngƣời bệnh ................. 46


3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ .............................. 52
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 71
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng ....................................................................... 71
4.2. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ngƣời bệnh ung thƣ và thực trạng đáp ứng
nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở cơ sở y tế .............................................................. 74
4.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ .............................. 81
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 85
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 86
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra
PHỤ LỤC 3: Bảng kết quả kiểm định bộ công cụ
PHỤ LỤC 4: Danh sách đối tƣợng tham gia nghiên cứu



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. NB

Ngƣời bệnh

2. CSGN

Chăm sóc giảm nhẹ

3. UT

Ung thƣ

4. ĐD

Điều dƣỡng

5. ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

6. NC

Nhu cầu

7. CS


Chăm sóc

8. WHO ( World Health Oganization)

Tổ chức Y tế Thế giới

9. NVYT

Nhân viên y tế


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC......................................................................38
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh và điều trị của ĐTNC ......................................................40
Bảng 3.3. Nhu cầu thông tin của ĐTNC ...................................................................41
Bảng 3.4. Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của ĐTNC ........................................................42
Bảng 3.5. Nhu cầu giao tiếp quan hệ của ĐTNC ......................................................43
Bảng 3.6. Nhu cầu hỗ trợ về tinh thần của ĐTNC ....................................................44
Bảng 3.7. Nhu cầu hỗ trợ về vật chất của ĐTNC .....................................................45
Bảng 3.8. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ĐTNC...................................................45
Bảng 3.9. Thực trạng đáp ứng nhu cầu thông tin y tế của ĐTNC ............................46
Bảng 3.10. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của ĐTNC ......................47
Bảng 3.11. Thực trạng đáp ứng nhu cầu giao tiếp quan hệ của ĐTNC ....................48
Bảng 3.12. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tinh thần của ĐTNC .......................49
Bảng 3.13. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về vật chất của ĐTNC ....................50
Bảng 3.14. Thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ĐTNC .................51
Bảng 3.15. Mối liên quan của một số yếu tố đặc điểm chung, đặc điểm bệnh và điều
trị đến nhu cầu thông tin............................................................................................52

Bảng 3.16. Mối liên quan của một số yếu tố đặc điểm chung, đặc điểm bệnh và điều
trị đến nhu cầu hỗ trợ chăm sóc ...............................................................................55
Bảng 3.17. Mối liên quan của một số yếu tố đặc điểm chung, đặc điểm bệnh và điều
trị đến nhu cầu giao tiếp quan hệ ..............................................................................58
Bảng 3.18. Mối liên quan của một số yếu tố đặc điểm chung, đặc điểm bệnh và điều
trị đến nhu cầu hỗ trợ tinh thần .................................................................................61
Bảng 3.19. Mối liên quan của một số yếu tố đặc điểm chung, đặc điểm bệnh và điều
trị đến nhu cầu hỗ trợ về vật chất ..............................................................................64
Bảng 3.20. Phân tích hồi quy đơn biến về ảnh hƣởng của các đặc điểm chung, đặc
điểm bệnh và điều trị đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ.............................................67


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính của ĐTNC .............................................37
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của ĐTNC ...................................................39

Hình 1.1. Mơ hình CSGN trong ti n trình bệnh ..........................................................4
Hình 1.2. Tháp NC cơ bản củ con người phân cấp theo Maslow ...........................12
Hình 1.3. Mơ hình chăm sóc giảm nhẹ dựa vào thời gian ........................................15
Hình 1.4. Mơ hình chăm sóc giảm nhẹ dựa vào nhà cung cấp .................................16
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu.....................................................................25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thƣ (UT) là một trong những bệnh không lây nhiễm gây tử vong cao và
đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nƣớc

nghèo, các nƣớc đang phát triển. Hàng năm trên thế giới có khoảng hơn 10 triệu
ngƣời mắc bệnh UT. Tỷ lệ tử vong do UT cao thứ 2 sau các bệnh về tim mạch.
Theo số liệu mới nhất trên trang tỷ lệ trƣờng hợp mắc
UT hàng năm ở Việt Nam là 138,7/100.000 ngƣời, đứng ở 105 trên tổng số 179
nƣớc trong bản đồ UT quốc tế về tỷ lệ mắc, gánh nặng UT ngày càng gia tăng trên
phạm vi cả nƣớc và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội [63].
ắc bệnh UT là thách thức lớn đối với ngƣời bệnh (NB), gia đình và các
chun gia y tế do nó ảnh hƣởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội và kinh
tế [33]. Điều trị UT bên cạnh các phƣơng pháp cơ bản: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cần
có những biện pháp nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh (NB).
Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) là một trong các biện pháp giúp giải quyết toàn diện các
vấn đề cho ngƣời bệnh ung thƣ (NBUT). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
―CSGN là cách tiếp cận giúp cải thiện chất lƣợng cuộc sống của NB và gia đình NB,
những ngƣời đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến sự ốm đau, đe dọa
tính mạng thơng qua sự ngăn ngừa và giảm gánh nặng họ phải chịu đựng bằng cách
nhận biết sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác nhƣ thực thể, tâm
lý, xã hội, tinh thần‖ [11][61]. Khái niệm này đã nhấn mạnh nội dung của CSGN
không chỉ tập trung vào những vấn đề thực thể mà còn giải quyết những vấn đề về
tâm lý, xã hội và tâm linh. Mục đích cuối cùng là nâng cao tối đa chất lƣợng cuộc
sống cho NB và gia đình. Việc tích hợp CSGN vào chăm sóc (CS) NBUT đang trở
thành tiêu chuẩn của CS và việc đánh giá nhu cầu CSGN của NBUT đƣợc coi là bƣớc
đầu tiên trong việc cung cấp dịch vụ CS một cách phù hợp [29] .
Ngƣời bị bệnh UT có thể có nhiều nhu cầu (NC) cần phải đƣợc ngƣời điều
dƣỡng (ĐD) hỗ trợ cung cấp, vì vậy vai trị độc lập của ngƣời ĐD là vô cùng quan
trọng, nhằm đáp ứng các NC cho NBUT khi họ thiếu hiểu biết, thiếu sức mạnh về
thể chất, hoặc ý chí hành động cho bản thân trong việc thực hiện điều trị. Và nhƣ


2


vậy, ngƣời ĐD cần có sự đánh giá đúng đắn với tình trạng của từng NB để xác định
đƣợc các NC cần CSGN của họ [46]. Tuy nhiên hiện nay, CSGN là lĩnh vực mới ở
Việt Nam, chƣa có nhiều nghiên cứu để đánh giá nhu cầu CSGN cho NBUT.
Trung tâm Ung Bƣớu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là đơn vị điều trị
và chăm sóc NBUT cho tỉnh Thái Bình và một số tỉnh lân cận. Với quy mô 150
giƣờng kế hoạch, mỗi năm trung tâm đang thực hiện điều trị hơn bảy nghìn lƣợt NB
nội trú. Trung tâm cũng đang triển khai mơ hình CSGN cho NB, tuy nhiên chƣa xây
dựng đƣợc hệ thống đánh giá NC và thực trạng đáp ứng NC để làm cơ sở cho các
giải pháp can thiệp về mặt chuyên môn cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
Nhằm nâng cao hiệu quả CS và điều trị, sự hài lòng và chất lƣợng cuộc sống cho
NBUT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của
ngƣời bệnh ung thƣ điều trị nội trú tại Trung tâm Ung Bƣớu – Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thái Bình năm 2019”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

ô tả thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ngƣời bệnh ung thƣ điều

trị nội trú tại Trung tâm Ung Bƣớu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của
ngƣời bệnh ung thƣ điều trị nội trú tại Trung tâm Ung Bƣớu – Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thái Bình năm 2019.


4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm chính trong nghiên cứu
1.1.1. Chăm sóc giảm nhẹ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): CSGN là phƣơng pháp giúp cải thiện
chất lƣợng cuộc sống của NB và các gia đình đang phải đối mặt với các bệnh tật đe
dọa đến tính mạng, thơng qua việc dự phịng và giảm đau bằng cách phát hiện sớm,
đánh giá toàn diện và điều trị giảm đau, các vấn đề về thể chất, tâm lý, xã hội và
tinh thần [61].
Theo Bộ Y Tế Việt Nam (2006): CSGN cho NB mắc bệnh đe dọa tính mạng
là sự kết hợp nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống của NB thơng
qua việc phịng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau, các vấn đề tâm lý và thực thể
khác thông qua việc tƣ vấn hỗ trợ nhằm giải quyết các vấn đề tâm lý – xã hội, tâm
linh mà NB và gia đình họ phải chịu đựng [2].
Nhƣ vậy, cả hai định nghĩa trên đều nhấn mạnh về cách đối phó với sự đau
đớn bằng cách phịng ngừa và làm giảm nó ở mọi dạng. CSGN tập trung không chỉ
vào những vấn đề thực thể mà còn những vấn đề về tâm lý, xã hội và tâm linh. Mục
đích cuối cùng là nâng cao tối đa chất lƣợng cuộc sống cho NB và gia đình.

Hình 1.1. Mơ hình CSGN trong tiến trình bệnh
( Nguồn: Bộ Y T - 2006)


5

1.1.1.1. Nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ
Dành cho tất cả những ngƣời mắc các bệnh đe dọa đến tính mạng.
Tiến hành ngay khi phát hiện bệnh và duy trì suốt quá trình diễn biến bệnh.
Phối hợp với các biện pháp điều trị đặc hiệu.
Tăng cƣờng việc tuân thủ các phƣơng pháp điều trị đặc hiệu và giảm bớt các

tác dụng khơng mong muốn của các phƣơng pháp điều trị đó.
Coi cuộc sống và cái chết là một tiến trình bình thƣờng của cuộc sống, khơng
cố đẩy nhanh hoặc trì hỗn cái chết. Hỗ trợ NB sống tích cực đến cuối đời.
Chăm sóc về tâm lý xã hội là yếu tố quan trọng trong CSGN.
Xây dựng mơ hình CSGN theo hình thức ―Nhóm chăm sóc đa thành phần‖
trong đó NB là trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế, gia đình NB, nhân viên
xã hội, ngƣời tình nguyện...
Thực hiện tại các cơ sở y tế, tại gia đình và cộng đồng [2].
1.1.1.2. Những đ i tượng cần được chăm sóc giảm nhẹ
Theo dữ liệu đƣợc lấy từ Ƣớc tính Sức khỏe Tồn cầu (Global Health
Estimates) của WHO năm 2011, các bệnh của ngƣời lớn (từ 15 tuổi trở lên) và trẻ
em (dƣới 15 tuổi) cần đƣợc CSGN là:
Bệnh cần CSGN cho ngƣời lớn bao gồm: Alzheimer và các chứng mất trí
khác, ung thƣ, bệnh tim mạch (trừ tử vong đột ngột), xơ gan, bệnh phổi tắc ngh n
mạn tính, đái tháo đƣờng, HIV/AIDS, suy thận, bệnh Parkinson, viêm khớp dạng
thấp, bệnh lao kháng thuốc.
Bệnh cần CSGN cho trẻ em: ung thƣ, bệnh tim mạch, xơ gan, dị tật bẩm sinh
(không kể bất thƣờng về tim), rối loạn miễn dịch và máu, HIV/AIDS, viêm màng
não, bệnh thận, rối loạn thần kinh và trẻ sơ sinh [60].
1.1.1.3. Khi nào cần cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ
Bất cứ khi nào đánh giá NB có vấn đề cần CSGN.
Xuyên suốt quá trình bệnh.
Đặc biệt khi liệu pháp điều trị đặc hiệu khơng cịn hiệu quả.
Sau khi NB qua đời: động viên, hỗ trợ gia đình.


6

1.1.1.4. Nội dung chăm sóc giảm nhẹ
Giảm đau và giảm các triệu chứng gây khó chịu.

Đánh giá cẩn thận liên tục, bao gồm cả những chẩn đoán phân biệt.
Hỗ trợ về tâm lý - xã hội, tinh thần cho NB và gia đình.
Tìm hiểu các giá trị, niềm hi vọng và nỗi sợ của NB.
Giúp NB và gia đình hiểu đƣợc chẩn đốn, tiên lƣợng bệnh một cách thích hợp.
Hỗ trợ tinh thần để giúp NB và gia đình đối mặt với bệnh tật.
Giúp NB hấp hối chuẩn bị trƣớc cái chết nếu thích hợp.
Hỗ trợ xã hội cho NB nghèo.
Tiên đoán và lập kế hoạch giải quyết những triệu chứng tiềm tàng và những
vấn đề tâm lý xã hội có thể xảy ra trong tƣơng lai.
Bảo vệ NB khỏi những can thiệp y tế khơng thích hợp hoặc khơng mong
muốn nhƣ những điều trị duy trì sự sống một cách quá mức [2].
1.1.1.5. V i trò củ điều dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ
Điều dƣỡng là một phần của nhóm làm việc bao gồm bác sỹ, nhân viên CS
sức khỏe khác và NB/gia đình.
Điều dƣỡng hiểu rõ về quá trình tiến triển của bệnh ở NB mắc phải các bệnh UT,
bệnh mạn tính hoặc các bệnh đe dọa tính mạng.
Điều dƣỡng có hiểu biết tốt về các vấn đề thực thể, tâm lý, tâm linh và xã hội
của NB và gia đình khi phải đối mặt với các bệnh đe dọa tính mạng.
Có khả năng xây dựng kế hoạch CS hiệu quả và năng động với sự hỗ trợ của
bác sỹ nhằm đảm bảo cho các kết quả lâm sàng tốt ở NB.
Giao tiếp tốt với NB và gia đình để giúp họ hiểu rõ về bệnh và biết cách tiếp
cận dịch vụ CS và hỗ trợ ngay tại bệnh viện và cả cộng đồng.
Đảm bảo việc đánh giá các NC của NB và gia đình đồng thời cung cấp các
dịch vụ CS và hỗ trợ đáp ứng đƣợc các NC cơ bản của họ.
Cung cấp hoặc tạo điều kiện cho chăm sóc ĐD tốt nhất tại tất cả các cơ sở
bao gồm điều trị tại bệnh viện và tại cộng đồng.


7


1.1.2. Ung thư
Ung thƣ có thể đƣợc định nghĩa là một bệnh trong đó một nhóm các tế bào
bất thƣờng phát triển khơng kiểm sốt đƣợc bằng cách coi thƣờng các quy tắc bình
thƣờng của phân chia tế bào. Những tế bào bình thƣờng liên tục bị phụ thuộc vào
các tín hiệu, các tín hiệu này quy định liệu các tế bào này s đƣợc phân chia, biệt
hóa thành một tế bào khác hay là chết đi. Tế bào UT phát triển một hệ thống tăng
sinh tự động từ những tín hiệu này, dẫn đến tăng trƣởng và tăng sinh khơng kiểm
sốt. Nếu khơng ngăn cản q trình này, các tế bào này tiếp tục tăng sinh, xâm lấn
và gây tử vong. Trên thực tế, gần 90% trƣờng hợp tử vong liên quan đến UT là do
khối u lây lan – hay còn gọi là di căn [34].
Trong bệnh UT, khối u ác tính hồn tồn khác với khối u lành tính. Đa số các
bệnh UT thƣờng có biểu hiện mạn tính, có q trình phát sinh và phát triển lâu dài
qua nhiều giai đoạn trừ một số nhỏ UT ở trẻ em tiến triển nhanh do đột biến gen từ
lúc bào thai. Các UT ngƣời lớn đều qua giai đoạn tiềm tàng có khi hàng chục năm, đặc
biệt là UT tuyến giáp, UT cổ tử cung, UT da... Khi khối u lớn phát triển nhanh mới có
các triệu chứng lâm sàng. Đau thƣờng là triệu chứng của bệnh UT ở giai đoạn cuối [6].
1.1.2.1. Nguyên nhân
Trên 80% tác nhân sinh UT là bắt nguồn từ môi trƣờng sống, trong đó hai tác
nhân lớn nhất là: 35% do chế độ ăn uống (gây nhiều loại UT đƣờng tiêu hóa) và
khoảng 30% UT do thuốc lá (gây UT phổi, UT đƣờng hơ hấp trên). Các tác nhân
khác bao gồm: Tia phóng xạ, bức xạ tử ngoại, virus, các loại hóa chất đƣợc sử dụng
trong công nghiệp, thực phẩm, chiến tranh, các chất thải ra mơi trƣờng nƣớc và
khơng khí là tác nhân của nhiều loại UT khác nhau… [4].
1.1.2.2. Phương pháp điều trị
Mỗi loại UT, mỗi giai đoạn bệnh có những phƣơng pháp điều trị khác nhau:
Điều trị phẫu thuật: thƣờng áp dụng cho UT ở các giai đoạn sớm, chƣa di căn.
Điều trị tia xạ: thƣờng áp dụng cho UT ở các giai đoạn tƣơng đối muộn hơn.
Thƣờng phối hợp với phẫu thuật làm thu nhỏ bớt khối u để dễ mổ (Tia xạ trƣớc mổ)
hoặc diệt nốt những tế bào u tại chỗ và hạch khu vực mà khi mổ nghi ngờ chƣa lấy



8

hết hạch (tia xạ sau mổ, trong lúc mổ...) hoặc áp dụng tia xạ cho những UT ở các vị
trí khơng thể mổ đƣợc.
Điều trị hóa chất: thƣờng áp dụng cho UT có tính chất tồn thân hoặc ở giai
đoạn muộn, có di căn xa. Những UT giai đoạn sớm nhƣng tính chất ác tính cao, dễ
di căn cũng sử dụng điều trị hóa chất để phịng ngừa và nâng cao hiệu quả điều trị.
Điều trị miễn dịch: là một trong những phƣơng pháp điều trị tồn thân [4].
1.1.2.3. Tình hình ung thư trên th giới
Theo ƣớc tính của WHO năm 2015, UT là nguyên nhân gây tử vong đầu tiên
hoặc thứ hai trƣớc 70 tuổi ở 91 trong số 172 quốc gia và đứng thứ ba hoặc thứ tƣ
trong 22 quốc gia khác [20]. Dữ liệu UT toàn cầu (GLOBOCAN 2018) công bố tại
Geneva, Thụy Sĩ, ngày 12 tháng 9 năm 2018 cho thấy gánh nặng UT toàn cầu đã
tăng lên 18,1 triệu trƣờng hợp mắc và 9,6 triệu ca tử vong do UT [31].
Ƣớc tính gần một nửa số ca mắc bệnh và hơn một nửa số ca tử vong vì UT
trên thế giới xảy ra ở châu Á vào năm 2018, một phần vì gần 60% dân số tồn cầu
cƣ trú ở đó. Châu Âu chiếm 23,4% tổng số ca mắc UT và 20,3% số ca tử vong do
UT; mặc dù chỉ chiếm 9% dân số toàn cầu; tiếp theo là 21% tỷ lệ mắc bệnh của
châu Mỹ và 14,4% tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới. Ngƣợc lại với các khu vực khác,
tỷ lệ tử vong do UT ở châu Á (57,3%) và châu Phi (7,3%) cao hơn so với tỷ lệ mắc
(lần lƣợt là 48,4% và 5,8%) do có sự phân bố các loại UT khác nhau. Năm 2018 dự
kiến ở Hoa Kỳ s có 1.735.350 trƣờng hợp UT mới và 609.640 trƣờng hợp tử vong
do UT. Trong đó, UT tuyến tiền liệt, phổi và UT đại trực tràng chiếm 42% trong tất
cả các trƣờng hợp ở nam giới. Đối với phụ nữ, 3 bệnh UT phổ biến nhất là vú, phổi
và đại trực tràng. Chỉ riêng UT vú đã chiếm 30% tất cả các chẩn đoán UT mới ở
phụ nữ [53].
Theo báo cáo của WHO năm 2018 các loại UT gặp phải phổ biến nhất theo
thứ tự là: UT phổi và UT vú (đều 2,09 triệu trƣờng hợp), UT đại trực tràng (1,8 triệu
trƣờng hợp), UT tuyến tiền liệt (1,28 triệu trƣờng hợp), UT da (1,04 triệu trƣờng hợp)

và UT dạ dày (1,03 triệu trƣờng hợp). Cũng theo báo cáo này, các loại UT có số
trƣờng hợp tử vong cao nhất thuộc về UT phổi với 1,76 triệu ca tử vong, tiếp đến là


9

UT đại trực tràng với 862.000 ngƣời tử vong, UT dạ dày với 783.000 ngƣời tử vong,
UT gan với 782.000 ngƣời tử vong và UT vú với 627.000 ngƣời tử vong [65].
Một nghiên cứu của Mary Joanne Verhoef và cộng sự thực hiện trên 420 NB
mắc UT lại cho kết quả UT đƣờng tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao hơn cả so với các loại UT
khác với 27,6%, sau đó là UT phổi (16,7%)… UT vú chiếm 8,8% trong số các loại
UT gặp phải ở các đối tƣợng tham gia nghiên cứu [57].
Nghiên cứu khác của Merchant với cỡ mẫu lớn (57.378 NBUT) cho kết quả:
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại UT là UT đại trực tràng (53,0%), UT tụy
(23,0%), UT dạ dày (13,0%) và UT buồng trứng (11,0%). Trong đó 13,0% số NBUT
trong nghiên cứu nhập viện trong khoảng 1 năm cuối đời [44].
iên quan đến giới tính, cơ quan Nghiên cứu UT Quốc tế (IARC) ƣớc tính rằng
một phần năm đàn ơng và một phần sáu phụ nữ trên toàn thế giới s phát triển UT trong
suốt cuộc đời của họ, và một phần tám đàn ông và một phần mƣời một phụ nữ s chết vì
bệnh UT. Một số yếu tố dƣờng nhƣ đang thúc đẩy sự gia tăng này, đặc biệt là dân số tồn
cầu đang gia tăng và già hóa và sự gia tăng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ UT liên
quan đến phát triển kinh tế và xã hội. Đối với các nền kinh tế đang phát triển nhanh
chóng, dữ liệu cho thấy sự thay đổi từ các bệnh UT liên quan đến nghèo đói hoặc nhiễm
trùng sang các bệnh liên quan đến lối sống điển hình hơn ở các nƣớc công nghiệp [66].
Dữ liệu năm 2018 cũng cho thấy các quốc gia có Chỉ số phát triển con ngƣời
(HDI) cao có tỷ lệ mắc UT cao gấp 2-3 lần so với các quốc gia có HDI thấp hoặc
trung bình. Các bệnh UT hàng đầu trên tồn cầu cũng đã thay đổi so với dữ liệu
năm 2012 [66].
1.1.2.4. Tình hình ung thư ở Việt Nam
Theo số liệu của Ghi nhận UT tồn cầu (G OBOCA ) và ƣớc tính của ghi

nhận UT Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng
94.000 ngƣời tử vong vì UT. Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ
chết vì bệnh UT do WHO cơng bố tháng 5/2018, Việt Nam đứng ở vị trí 78. Theo
số liệu này, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nƣớc thuộc top 2 của bản đồ UT (50
nƣớc cao nhất thuộc top 1) [64].


10

Còn theo số liệu mới nhất trên trang tỷ lệ
trƣờng hợp mắc UT hàng năm ở Việt Nam là 138,7/100.000 ngƣời. Theo đó, Việt
Nam đứng ở 105 trên tổng số 179 nƣớc trong bản đồ UT quốc tế về tỷ lệ mắc [63].
Các quốc gia có tỷ lệ mắc UT tƣơng tự nhƣ Việt Nam bao gồm Indonesia, Thái Lan,
Cambodia, Myanmar... Các quốc gia có tỷ lệ mắc UT thấp hơn Việt Nam bao gồm
Ấn Độ, Brazil, Ai Cập…Các nƣớc cùng khu vực có tỷ lệ mắc UT cao hơn Việt Nam
bao gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada, Úc.
Trong đó 5 bệnh UT phổ biến nhất ở Việt Nam bao gồm:
Ung thƣ phổi: Ƣớc tính mỗi năm có 20.659 ca mắc mới và 17.583 NB tử
vong do UT phổi. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển của UT phổi,
ƣớc tính chiếm khoảng 90% các trƣờng hợp. Nguy cơ mắc UT phổi ở một ngƣời hút
thuốc một gói/ngày trong 40 năm gấp 20 lần so với ngƣời chƣa bao giờ hút thuốc.
Các yếu tố nguy cơ khác gồm ơ nhiễm khơng khí, bức xạ ion hóa…Nhiều thống kê
cho thấy tỉ lệ tử vong do UT phổi ở vùng thành thị cao hơn ở nông thôn [1].
Ung thƣ dạ dày: UT dạ dày là căn bệnh đứng hàng thứ hai ở nam giới sau
UT phổi và thứ ba ở nữ giới sau UT vú và cổ tử cung. Theo số liệu thống kê, năm
2000 số ca bị UT dạ dày tại nƣớc ta là 5.711 trƣờng hợp, sau đó tăng gấp đơi là
10.394 ca vào năm 2010. Và ƣớc tính đến năm 2020 số NB bị UT dạ dày s là
11.502 ca. Việt Nam thuộc khu vực có tỷ lệ mắc UT dạ dày cao, với tỷ lệ mắc UT
dạ dày ở nam là 21,8 và ở nữ là 10,0 trên mỗi 100.000 dân [13].
Ung thƣ gan: Số ca mới mắc UT gan ở cả 2 giới trong năm 2018 là 25.335

ca, chiếm 15,4% tổng số ca UT [64]. Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ UT gan ở nam
giới luôn cao hơn phụ nữ là vì ngồi ngun nhân mắc viêm gan virus thì đàn ông
thƣờng có thói quen uống rƣợu, hút thuốc lá... Và đây chính là 2 nguyên nhân hàng
đầu dẫn tới bệnh.
Ung thƣ đại/trực tràng: Số ca mới mắc UT đại/ trực tràng ở cả 2 giới trong năm
2018 là 14.733 ca, trong đó số ca mắc mới ở nam giới là 7.607 ca (chiếm 8,4% tổng số
ca UT), số ca mắc mới ở nữ giới là 7.126 ca (chiếm 9,6% tổng số ca UT) [8, 64].


11

Ung thƣ vú: UT vú là loại UT phổ biến nhất ở phụ nữ, theo số liệu ghi nhận
UT năm 2010, UT vú đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung
bình trong cả nƣớc là 29,9/100.000 dân. Ƣớc tính năm 2020, con số này là
38,1/100.000 dân [8].
1.1.3. Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tƣợng tâm lý của con ngƣời; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, môi trƣờng sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi ngƣời
có những NC khác nhau [6].
Có một số NC cơ bản phổ biến đối với tất cả mọi ngƣời. Những NC này
đƣợc phân loại theo thứ tự ƣu tiên. Tuy nhiên khi một số NC cần thiết đƣợc thỏa
mãn con ngƣời s chuyển đến NC khác ở mức cao hơn [16].
1.1.3.1. M i liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng
Nguyên tắc ĐD xuất phát từ việc đáp ứng NC cho NB. Khi bị bệnh tật, ốm
yếu NB không tự đáp ứng đƣợc các NC hàng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ
trợ của ngƣời ĐD. Nhu cầu của con ngƣời vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy
nhất nên ngƣời ĐD cần có kế hoạch CS riêng biệt cho từng NB.
Nhu cầu của con ngƣời tuy cơ bản giống nhau nhƣng mức độ và tầm quan
trọng đối với từng NC ở từng ngƣời có khác nhau. Hơn nữa trong cùng một con

ngƣời cũng có khác nhau, NC này có thể mạnh hơn NC khác và thay đổi mức độ ƣu
tiên theo từng giai đoạn của cuộc sống. ĐD cần nhận biết đƣợc các NC ƣu tiên của
NB để lập kế hoạch CS cho NB thích hợp.
Để ngƣời ĐD có thể lập kế hoạch CS phù hợp với NB, cần có sự tham gia của NB
vì: Chăm sóc xuất phát từ NC của NB, NB hiểu rõ NC của họ trừ trƣờng hợp hôn mê, tâm
thần...Khi lập kế hoạch CS ngƣời ĐD cần tham khảo ý kiến NB và gia đình họ để tạo cho
họ có cơ hội tham gia tích cực vào q trình điều trị, CS, phục hồi sức khỏe. ĐD cần tạo ra
mơi trƣờng CS thích hợp để NB đƣợc thoải mái, mau chóng lành bệnh [16].
Nhƣ vậy, ngƣời ĐD phải đánh giá đúng những NC của từng NB để từ đó có
kế hoạch CS thích hợp.


12

1.1.3.2. Nhu cầu củ con người
Nhu cầu cơ bản của con ngƣời phân cấp theo Maslow [16].

Hình 1.2. Tháp NC cơ bản của con người phân cấp theo Maslow
Nhu cầu về thể chất ( NC sinh học ): Là nền tảng của hệ thống phân cấp NC và
đƣợc ƣu tiên hàng đầu. NC về thể chất bao gồm: Oxy, thức ăn, nƣớc uống, bài tiết, vận
động, ngủ, nghỉ ngơi... Các NC này cần đƣợc đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống.
Nhu cầu n tồn và được bảo vệ: Nội dung NC an toàn và đƣợc bảo vệ bao
gồm an tồn cả về tính mạng và tinh thần. An tồn về tính mạng là bảo vệ cho con
ngƣời tránh đƣợc các nguy cơ đe doạ cuộc sống. An toàn về tinh thần là tránh đƣợc
mọi sự lo lắng, sợ hãi. Muốn giúp NB tránh khỏi nguy hiểm, ngƣời ĐD phải biết rõ
tính chất đặc điểm của từng NB để có thể dự phịng và xử trí đƣợc những tai biến có
thể xảy ra cho NB trong q trình điều trị, CS.
Nhu cầu về tình cảm và quan hệ (NC xã hội): Khi hai NC trên của con ngƣời
đã đƣợc thoả mãn thì NC tình cảm và quan hệ s trở nên rõ ràng hơn.


ỗi cá nhân

dù khoẻ mạnh hay bệnh tật đều mong mỏi tình cảm của bạn bè, làng xóm, gia
đình... do đó ngƣời ĐD ln biểu lộ thái độ thân thiện đúng mức với NB, quan tâm
đáp ứng thoả mãn NC tình cảm cho NB.
Nhu cầu được tơn trọng: Sự tơn trọng tạo cho con ngƣời lịng tự tin và tính
độc lập. Khi sự tơn trọng khơng đƣợc đáp ứng thì họ có cảm giác cơ độc, tự ti. ĐD
đáp ứng NC này của NB bằng cách quan tâm đến tâm tƣ, nguyện vọng của NB, chú
ý lắng nghe và tôn trọng ý kiến của NB.


13

Nhu cầu tự hoàn thiện (tự thể hiện): Là mức cao nhất trong hệ thống phân
loại nhu cầu của

aslow.

aslow đánh giá chỉ 1% dân số đạt đến mức tự hoàn

thiện, khẳng định bản thân. Nhu cầu tự hoàn thiện diễn ra trong suốt cuộc đời, nó
chỉ xuất hiện khi các NC dƣới nó đƣợc đáp ứng trong một chừng mực nhất định.
Các NC cơ bản càng đƣợc đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự
hoàn thiện ở mỗi cá thể. Ngƣời điều dƣỡng phải đánh giá đúng những NC của NB
để từ đó có kế hoạch CS thích hợp [16] [43].
Nhu cầu cơ bản và Học thuyết điều dƣỡng của Virginia Henderson
Virginia Henderson mô tả mục tiêu của ĐD là cố gắng giúp ngƣời bệnh đạt
đƣợc tính độc lập càng sớm càng tốt. Học thuyết Henderson chỉ ra 14 nội dung CS
cơ bản cho con ngƣời bao gồm:
Đáp ứng các NC về hô hấp.

Giúp đỡ NB về ăn uống, dinh dƣỡng.
Giúp đỡ NB về bài tiết.
Giúp đỡ NB về tƣ thế vận động và luyện tập.
Đáp ứng NC ngủ và nghỉ ngơi.
Giúp NB mặc và thay quần áo.
Giúp NB duy trì thân nhiệt.
Giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Giúp NB tránh đƣợc mọi nguy hiểm trong khi nằm viện.
Giúp NB trong giao tiếp.
Giúp NB thoải mái về tinh thần và tự do tín ngƣỡng.
Giúp NB lao động, để tránh mặc cảm là ngƣời vô dụng.
Giúp NB trong các hoạt động vui chơi giải trí.
Giúp NB có thơng tin, kiến thức về y học [16].


14

1.2. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ngƣời bệnh ung thƣ
Chăm sóc giảm nhẹ là biện pháp CS cho những ngƣời mắc các bệnh không
thể chữa khỏi với mục tiêu giúp họ giảm bớt nỗi đau về thể xác, giải quyết và hỗ trợ
các dấu hiệu và triệu chứng thực thể cũng nhƣ tƣ vấn nhằm giải quyết các vấn đề
tâm lý – xã hội, tâm linh cho NB và gia đình.
Nhu cầu CSGN chƣa bao giờ lớn nhƣ hiện nay. Tại khu vực Tây Thái Bình
Dƣơng, Châu Âu và Đông Nam Á tập trung gần 3/4 số ngƣời trƣởng thành cần
đƣợc CSGN trong suốt cuộc đời. Ngƣời trƣởng thành cần CSGN do mắc bệnh
khơng ác tính tiến triển chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là UT và HIV/AIDS [60]. Tỷ
lệ ngƣời mắc bệnh UT đang gia tăng trên toàn thế giới và ở những nơi hạn chế về
nguồn lực thì CSGN vẫn là phƣơng thức điều trị chính tại các cơ sở y tế.
Tích hợp CSGN sớm vào chăm sóc NBUT đang trở thành tiêu chuẩn chăm
sóc [29]. Vì vậy việc đánh giá nhu cầu CSGN của NBUT đƣợc coi là bƣớc đầu tiên

trong việc cung cấp dịch vụ CS một cách phù hợp. Trên toàn cầu, hơn 20,4 triệu
ngƣời cần các dịch vụ CSGN hàng năm. Phần lớn những ngƣời này (19 triệu) là
ngƣời trƣởng thành, với 34% trong số họ đƣợc chẩn đoán mắc bệnh UT [22]. Việc
tích hợp này đã và đang phát triển nhƣ một xu hƣớng tất yếu trong q trình chăm
sóc NB.
Thực tế cho thấy sự kết hợp chuyên sâu giữa CSGN vào điều trị UT thƣờng
quy làm tăng chất lƣợng cuộc sống, sự hài lòng và giảm đi sự trầm cảm, lo âu của
NBUT khi đƣợc so sánh với điều trị UT đơn độc [36]. Vì vậy, vấn đề đặt ra khơng
phải là nên tích hợp CSGN vào lĩnh vực UT hay không, mà là làm thế nào để tối ƣu
hóa q trình này một cách phù hợp với thực tiễn nhất. Q trình phức tạp này địi
hỏi sự phối hợp của các chuyên gia UT và những ngƣời trực tiếp tham gia vào việc
chăm sóc NBUT, để giúp giải quyết các các câu hỏi:
Những đối tƣợng nào nên nhận đƣợc sự CSGN?
Khi nào thì nên giới thiệu CSGN cho NB?
Chăm sóc giảm nhẹ ở mức độ nhƣ thế nào s phù hợp?
Chăm sóc giảm nhẹ cho NB phù hợp nhất khi nào?


15

Hiện nay, trên thế giới đang có những mơ hình CSGN tích hợp vào điều trị UT
rất hiệu quả. Tùy theo quy mô của hệ thống y tế, nguồn lực, đặc điểm các NC riêng
biệt của NBUT thì những mơ hình này có thể đƣợc tiến hành độc lập hoặc kết hợp
nhiều mơ hình với nhau, đặc biệt là mơ hình khái niệm và mơ hình lâm sàng [36].
1.2.1. Các mơ hình chăm sóc giảm nhẹ
1.2.1.1. Mơ hình khái niệm
Mơ hình khái niệm rất hữu ích giúp cho các nhà quản lí, bác sĩ, ĐD, NB có
thể hiểu đƣợc cơ chế các mơ hình tích hợp CSGN vào CS và điều trị UT tiêu chuẩn
hoạt động nhƣ thế nào, giúp so sánh các nguy cơ và thuận lợi giữa các phƣơng pháp
CS khác nhau. Các mơ hình khái niệm thƣờng phác thảo tầm nhìn về sự tƣơng tác

cần thiết giữa bác sĩ và các nhóm CSGN, đặc biệt liên quan đến vấn đề thời gian và
vai trò của các bên. Trong mơ hình này bao gồm các loại mơ hình dựa trên thời
gian, dựa vào nhà cung cấp dịch vụ và mơ hình dựa vào vấn đề.
Mơ hình dựa vào thời gian (Time-based model)
Mơ hình dựa vào thời gian đƣợc sử dụng để mơ tả q trình tích hợp CSGN
từ lúc đƣợc chẩn đoán UT cho đến lúc NB chết [30]. Mơ hình này thích hợp cho
q trình điều trị UT, bao gồm việc kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ tâm lí trong tất
cả các giai đoạn của bệnh UT, kể cả giai đoạn cuối của cuộc đời. Nhƣ vậy, mơ hình
này khơng chỉ là mơ hình chữa bệnh UT mà còn tập trung vào độ hài lòng của NB.

Hình 1.3. Mơ hình chăm sóc giảm nhẹ dựa vào thời gian


16

Mơ hình dựa vào nhà cung cấp
Mơ hình này tập trung vào việc cung cấp dịch vụ CSGN dựa theo mức độ
phức tạp của tình trạng NB ở các tình huống cụ thể. Mức độ chuyên môn CSGN
đƣợc chia theo ba mức độ: cơ bản, trung bình, chuyên sâu. Tuy nhiên, mơ hình này
cũng đặt ra nhiều mối quan tâm nhƣ các bác sĩ và điều dƣỡng CSGN tham gia đến
mức nào ở cấp độ CS cơ bản, và việc cung cấp các dịch vụ CS cấp độ Trung bình và
chun sâu sẵn có đến mức nào [59].

Hình 1.4. Mơ hình chăm sóc giảm nhẹ dựa vào nhà cung cấp
Mơ hình dựa vào các vấn đề ung thư
Mơ hình dựa vào các vấn đề UT tập trung vào các sự cố diễn ra hàng ngày
liên quan đến bệnh UT và việc hỗ trợ CS nhƣ kiểm soát các vấn đề đau đớn, mệt
mỏi, buồn nôn, trầm cảm và suy sụp tinh thần. Đây là mơ hình đƣợc ƣu tiên sử
dụng, đặc biệt là dùng trong những cơ sở y tế hạn chế CSGN, nó giúp tối đa hóa
nguồn lực, nhân lực ít ỏi mà mang lại hiệu quả lớn nhất [21].

1.2.1.2. Mơ hình lâm sàng
Mơ hình lâm sàng áp dụng các ngun lí của mơ hình khái niệm vào các
trƣờng hợp lâm sàng khác nhau. Mơ hình này cung cấp các dữ liệu thực tế về tính
khả thi, sự hiệu quả của CSGN trong môi trƣờng điều trị cụ thể. Mơ hình này giúp


17

những ngƣời thực hiện nhận biết các trở ngại và thuận lợi cho việc kết hợp CSGN
vào quá trình điều trị UT. Hai mơ hình lâm sàng thơng dụng trong tích hợp điều trị
UT là mơ hình CSGN ngƣời bệnh nội trú và ngoại trú.
Mơ hình chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh nội trú
Mơ hình này đƣợc thiết kế dành cho NBUT điều trị nội trú với việc cung cấp
CS chuyên sâu bởi các chuyên gia CSGN. Các chuyên gia này cùng với các cơ sở
điều trị nội trú s giải quyết các gánh nặng bệnh tật lớn và nhận biết các mục tiêu
CS đƣợc rõ hơn. Các nghiên cứu mô tả về CSGN ở NB nội trú đã chứng minh đƣợc
nhiều lợi ích trong việc kiểm sốt triệu chứng và thỏa mãn NC đƣợc CS của NB
[27,50]. Mặc dù nhu cầu CSGN cho NB nội trú rất cao, nhƣng mức độ nghiêm
trọng của căn bệnh và việc cận kề cái chết làm hạn chế các ảnh hƣởng của việc can
thiệp CSGN. Việc tƣ vấn cho NB nội trú thƣờng không phù hợp để mở rộng ra môi
trƣờng điều trị ngoại trú do sự hạn chế về nguồn lực cho việc cung cấp dịch vụ
CSGN ngoại trú [42].
Mơ hình chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ngoại trú
Đối với NBUT điều trị ngoại trú, CSGN đƣợc cung cấp bởi nhiều ngƣời.
Việc kết hợp CSGN vào môi trƣờng ngoại trú đã cải thiện sự hài lòng của NB và
giảm gánh nặng gây ra bởi các triệu chứng rất tốt [45].

ô hình này cũng cho phép

tăng sự tƣơng tác giữa các bác sĩ và các nhóm CSGN, giúp nâng cao các kỹ năng và

tạo nền tảng cho sự hợp tác giữa các chuyên nghành với nhau. Tuy nhiên việc triển
khai mô hình CS ngoại trú vẫn cịn nhiều khó khăn, trong đó việc tƣ vấn cho NB
ngoại trú địi hỏi rất nhiều thời gian và cơng sức, vì vậy để áp dụng một mơ hình
CSGN ở mơi trƣờng ngoại trú cần có một đội ngũ tốt và sẵn sàng.
Chăm sóc giảm nhẹ đã phát triển trong vài thập kỷ qua. Điều quan trọng là
việc cung cấp dịch vụ CSGN khơng cịn giới hạn là vào những giai đoạn cuối cùng
của cuộc đời mà đƣợc khuyến khích cung cấp sớm hơn trong điều trị bệnh để cải
thiện bệnh và kết quả CS. Nhận thấy giá trị gia tăng của CSGN, nhiều tổ chức trong
nƣớc và quốc tế, nhƣ WHO, Hiệp hội UT Hoa Kỳ đều thúc đẩy sự tham gia CSGN
sớm bên cạnh chăm sóc UT tiêu chuẩn [35].


×