Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm phong cách người dẫn chương trình trong the ellen degeneres show​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ MẠNH HÙNG

ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
TRONG THE ELLEN DEGENERES SHOW

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình
Mã số: 8210232.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Gia Lâm

HÀ NỘI-2020


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 12
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 12
5. Cấu trúc của luận văn:........................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI TALK SHOW TRÊN TRUYỀN
HÌNH MỸ ................................................................................................................ 15
1.1.Những tiền đề văn hóa - xã hội cho sự ra đời của thể loại talk - show trên
truyền hình Mỹ ......................................................................................................... 15
1.1.1. Đặc điểm thể loại: ...........................................................................................15
1.1.2 Sự ra đời và quá trình phát triển talk show truyền hình ở Mỹ.........................21


1.1.3 Tầm ảnh hưởng của talk show với văn hóa đại chúng Mỹ. .............................29
1.2. Những hình thức và chủ đề của talk show trên truyền hình Mỹ ........................ 33
1.2.1. Những hình thức của talk show ......................................................................33
1.2.2. Những chủ đề của talk show ...........................................................................36
1.3. Vai trò và sức ảnh hưởng của người dẫn chương trình (host) trong talk
show Mỹ ................................................................................................................... 38
1.3.1 Khái niệm về host (người dẫn chương trình) ...................................................38
1.3.2 Vai trị của host trong các chương trình talk show Mỹ ...................................39
1.3.3 Sức ảnh hưởng của các host ............................................................................41
Tiểu kết ..................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC CỦA THE ELLEN DEGENERES SHOW ............... 45
2.1. Sự ra đời và những thành công của The Ellen Degeneres Show ....................... 45
2.1.1. Sự ra đời của “The Ellen Degeneres show” ...................................................45


2.1.2. Q trình phát triển và những thành cơng của “The Ellen DeGneres show” 48
2.2 Chuyên mục-chủ đề và hình thức đặc biệt trong The Ellen DeGeneres Show ... 52
2.2.1. Chuyên mục và chủ đề tiêu biểu .....................................................................52
2.2.2 Hình thức đặc biệt của “The Ellen DeGeneres Show” ....................................64
Tiểu kết: .................................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT DIỄN NGÔN CỦA NGƯỜI
DẪN CHƯƠNG TRÌNH ELLEN DEGENERES ................................................ 72
3.1. Chiến lược diễn ngôn ......................................................................................... 72
3.2. Chiến thuật diễn ngôn ........................................................................................ 76
3.2.1 Giao tiếp ngôn từ .............................................................................................76
3.2.2 Giao tiếp phi ngôn từ .......................................................................................84
Tiểu kết ..................................................................................................................... 98
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101


1


MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Truyền hình là một loại hình truyền thơng đại chúng, xuất hiện từ đầu
thế kỉ thứ XX và phát triển mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ của khoa học công
nghệ. Ngày nay, truyền hình đã trở nên phổ biến trên tồn thế giới, tác động
trên nhiều phương diện đời sống: từ phổ biến kiến thức, định hướng dư luận,
giám sát xã hội, giáo dục, giải trí…
Trong các thể loại truyền hình, talk show (tạm dịch: trị chuyện trên phát
thanh/truyền hình) được xem là thể loại đặc biệt, có sức hút rất lớn đối với
công chúng. Theo định nghĩa của từ điển Cambridge: “Talk show là một
chương trình phát thanh hoặc truyền hình mà một nhóm người ngồi lại với
nhau để cùng thảo luận về một số chủ đề mà người dẫn chương trình đưa ra”.
(Trong luận văn, talk show được dùng với nghĩa: trị chuyện trên truyền hình).
Thơng thường, một chương trình talk show sẽ được dẫn dắt bởi một host
(người dẫn chương trình), khách mời là những người nổi tiếng hoặc những
chuyên gia trong lĩnh vực mà chủ đề buổi thảo luận đưa ra. Tùy theo định
dạng mà talk show có khán giả trực tiếp tham gia hoặc khơng, cũng như
khơng gian và thời gian diễn ra buổi trị chuyện đó. Những hình thức và chủ
đề của talk show rất đa dạng, cho phép khán giả, dù trực tiếp hay gián tiếp,
cảm thấy mình được tham gia, được lắng nghe, được bày tỏ, trao đổi hoặc
tranh luận. Vladimir Pozner, người được coi là sáng lập các chương trình talk
show ở Nga cho rằng “Talk show là một hình thức truyền hình dân chủ nhất
cho phép người dân bình thường trực tiếp tham gia vào một chương trình
truyền hình. Ngay cả truyền hình tương tác cũng sẽ khơng thay thế nó được”.
[38]


2


Thơng tin phong phú cập nhật, tính thực tế, tính bất ngờ và những cảm
xúc mạnh mẽ, thậm chí kịch tính…là những đặc điểm khiến talk show thu hút
người xem. Một trong những yếu tố lớn nhất làm nên thành cơng của một talk
show là vai trị của host (người dẫn chương trình). Vì định dạng của talk show
khá đơn giản, là kiểu chương trình mang tính cá nhân hóa nhất trên màn hình,
nên chương trình có thành cơng hay không chủ yếu dựa vào phẩm chất cá
nhân của người dẫn chương trình: sự thơng minh, sắc sảo, tài dẫn dắt, ứng
biến, sự hài hước, khả năng cuốn hút khiến người khác lắng nghe một cách
thích thú cũng như cá tính riêng của anh/chị ta…
Mỹ là quốc gia có nền cơng nghiệp truyền hình phát triển bậc nhất thế
giới. Truyền hình ở Mỹ xuất hiện từ thập niên 1930 của thế kỉ XX. Nhưng bắt
đầu phát triển mạnh từ thập niên 1950. Và thể loại talk show cũng xuất hiện từ
những ngày đầu của truyền hình Mỹ, song song tồn tại cùng với phát thanh.
Nói đến talk show trên truyền hình Mỹ, người ta vẫn hay nhắc đến gương mặt
tiên phong là Edward Murrow, người sáng lập chương trình Small World và
Person to Person trên kênh CBS vào cuối thập niên 1950 hoặc các chương
trình đàm thoại của nhà báo nổi tiếng Phil Donahue những năm 1963- 1967.
Từ những nhân vật tiên phong này và thành công của các chương trình họ
thực hiện, talk show trên truyền hình Mỹ bùng nổ. Vào thập niên 80 của thế kỉ
XX, hầu hết các kênh truyền hình ở Mỹ, từ tồn quốc đến các địa phương có
phân nửa thời lượng phát sóng là talk show. Đã có rất nhiều talk show đình
đám, gắn liền với những người dẫn chương trình tài năng, nổi tiếng không chỉ
ở Mỹ mà trên khắp thế giới như Johnny Carson, Jay Levo, Larry King, David
Letterman, Oprah Winfrey…Mỗi chương trình một màu sắc, một phong cách
riêng và có “tuổi thọ cao”. Có những chương trình kéo dài hơn 20 năm như
của Jonhny Carson, Larry King, Oprah Winfrey...khiến hàng triệu khán giả
vẫn luôn háo hức chờ đợi. Đặc biệt, những gương mặt này cũng như chương


3


trình của họ đã chi phối đời sống chính trị, văn hóa Mỹ, trở thành những biểu
tượng cho văn hóa đại chúng, cho nền cơng nghiệp truyền hình Mỹ.
Trong những năm gần đây, truyền hình Mỹ có nhiều talk show lớn, đặc
sắc. Kế thừa những kinh nghiệm và tinh hoa của cơng nghiệp truyền hình vốn
có, cùng những đổi mới, sáng tạo với cách làm truyền hình hiện đại, các talk
show Mỹ có sức lan tỏa mang tính tồn cầu, đáng để học hỏi và tham khảo.
Tiêu biểu trong số đó là The Ellen DeGeneres Show - talk show truyền hình
của nghệ sĩ hài nổi tiếng Ellen Degeneres.
Ellen Lee DeGeneres sinh ngày 26-1-1958 tại bang Louisiana (Mỹ). Bà
là một nghệ sĩ đa tài: một diễn viên hài, nhà văn, nhà sản xuất truyền hình.
Trước khi trở thành người dẫn chương trình nổi tiếng, Ellen đã được u thích
bởi tài năng diễn hài độc thoại và được bình chọn là “người hài hước nhất
nước Mỹ” [30]. Bà cũng là tác giả và nhà sản xuất sitcom truyền hình đình
đám mang tên mình là Ellen (1994-1998). Sau khi cơng khai mình là người
đồng tính trên các phương tiện truyền thơng năm 1997, Ellen đối mặt với sự
tẩy chay và bị thất nghiệp. Tháng 9 năm 2003, bà quay trở lại với talk show
truyền hình The Ellen DeGeneres Show và nhanh chóng gặt hái thành công.
The Ellen DeGeneres Show là talk show giải trí, tập trung vào khán giả
phụ nữ độ tuổi từ 25 đến 54. Ngồi chun mục chính trị chuyện với những
người nổi tiếng, chương trình kết hợp đan xen nhiều tiểu mục như biểu diễn
nghệ thuật, trò chơi, tương tác, tặng quà khán giả, gặp gỡ những người truyền
cảm hứng, những câu chuyện nhân văn, v.v…Chương trình phát sóng ban
ngày, có thời lượng từ 38 - 42 phút, từ thứ Hai đến thứ Sáu, khung giờ 15:00
– 16:00, phát trên các kênh truyền hình thuộc hệ thống NBC Universal. [19]
Ellen DeGeneres tạo dấu ấn là người có phong cách đặc biệt trong thể
loại talk show giải trí mang tính đại chúng. Bà là tác giả format chương trình,

nhà sản xuất kiêm người dẫn chương trình. Với lối dẫn dắt hài hước, thơng
minh, gần gũi, dun dáng cùng cá tính riêng, bà đã chinh phục đông đảo

4


khán giả và khách mời, gặt hái thành công vang dội. Vì thế, từ các ngơi sao
giải trí, các chính trị gia, doanh nhân nổi tiếng nhất thế giới cho đến những
người lao động bình thường, tất cả đều hào hứng tham gia chương trình của
bà. Bên cạnh tạo niềm vui cho khán giả, chương trình của Ellen cịn giúp thay
đổi cuộc sống của hàng triệu người.
Chương trình của bà, qua 17 mùa phát sóng (từ 2003 đến nay) đã thu hút
4.2 triệu người xem mỗi tập và 150 triệu người theo dõi và tương tác hàng
ngày trên các kênh mạng xã hội như Youtube, Facebook, Twitter, Instagram
[19] liên tục trong nhiều năm, chương trình nằm trong danh sách 3 talk show
có tỉ lệ người xem cao nhất nước Mỹ. The Ellen DeGeneres Show cũng đoạt
tổng cộng 59 giải Daytime Emmy Adward (giải thưởng danh giá dành cho các
chương trình truyền hình phát sóng ban ngày được ưa thích tại Mỹ) ở nhiều
hạng mục. Trong đó, bao gồm: 4 lần đoạt giải Talk show xuất sắc (2004,
2005, 2006, 2007), 6 lần đoạt giải Talk show giải trí xuất sắc vào các năm:
2010, 2011, 2013, 2014, 2015, 2017. Riêng cá nhân Ellen giành 20 giải
People’s Choice Adward (Sự lựa chọn của công chúng), cùng nhiều giải
thưởng danh giá cho các hoạt động chuyên môn và từ thiện. Năm 2016, Ellen
vinh dự nhận Huân chương Tự do Tổng thống (Presidential Medal of
Freedom) do tổng thống Barack Obama trao tặng [19]
The Ellen DeGeneres Show được xem là hình mẫu cho cách làm truyền
hình hiện đại, từ khâu format chương trình đến sản xuất, quảng bá hình ảnh
mang tính tồn cầu. Sự năng động, nhạy bén của Ellen và ekip của bà còn thể
hiện ở việc đi đầu trong cơng nghệ tích hợp kĩ thuật số, kết nối mạng xã hội
để phù hợp với sự dịch chuyển của cơng nghiệp truyền hình. Qua 18 mùa phát

sóng, sức hút của chương trình vẫn rất lớn nên Đài NBC vẫn tiếp tục thực
hiện chương trình cho các mùa tiếp theo.
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn The Ellen DeGeneres Show làm đề
tài luận văn để nghiên cứu về phong cách của người dẫn chương trình Ellen

5


DeGeneres. Chúng tôi hi vọng, những nghiên cứu này sẽ đúc rút được kinh
nghiệm sáng tạo của người dẫn chương trình nổi tiếng này, khả dĩ ứng dụng
vào việc sản xuất các talk show truyền hình giải trí tại Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về talk show truyền hình
Những vấn đề lịch sử phát triển, đặc điểm thể loại, vai trò của talk show
cũng như tầm ảnh hưởng của host (người dẫn chương trình) trong đời sống
văn hóa đã được nhiều học giả nước ngồi trong lĩnh vực truyền thơng tìm
hiểu, nghiên cứu qua hàng chục đầu sách, các bài báo trên các tạp chí chuyên
ngành cũng như tài liệu giảng dạy tại các trường đại học.
Nghiên cứu về lịch sử phát triển của talk show nói chung và talk show
truyền hình Mỹ nói riêng, trước hết phải kể đến cơng trình của Bernard M.
Timberg (2002), Television Talk: A history of the TV Talk show (Tạm dịch:
Trò chuyện trên truyền hình: Lịch sử của talk show truyền hình). Cơng trình
364 trang là những nghiên cứu chun sâu của tác giả này về lịch sử ra đời
của thể loại talk show trên truyền hình Mỹ từ sơ khai cho đến những năm
2000. Timberg cũng đưa ra cách phân loại và sắp xếp quá trình phát triển của
talk show theo các giai đoạn. Mỗi giai đoạn gắn liền với những thay đổi về
cơng nghệ truyền hình, những cột mốc văn hóa – xã hội, ảnh hưởng đến sự
hình thành, phát triển và kết thúc của nó cũng như tiền đề cho giai đoạn tiếp
theo.
Điểm thú vị là trong mỗi giai đoạn phát triển của talk show Mỹ, tác giả

đã mơ tả kĩ lưỡng các chương trình nổi bật gắn với tên tuổi của những người
dẫn chương trình nổi tiếng. Những thành công cũng như phong cách từng cá
nhân được Timberg phân tích, đánh giá và tổng hợp từ nhiều nguồn. Có thể
xem đây là một cơng trình đáng tham khảo khi tìm hiểu lịch sử phát triển của
thể loại talk show truyền hình Mỹ [35]

6


Dona L. Halper (2009), Icons of talk: The media mouths changed
America (Tạm dịch: Những biểu tượng của các chương trình trị chuyện:
truyền thơng nói đã thay đổi người Mỹ) cũng là một cơng trình đáng tham
khảo khi bàn về lịch sử phát triển của talk show truyền hình Mỹ [23]. Cuốn
sách đã cung cấp một cái nhìn tổng quan cũng như thông tin cụ thể về sự ra
đời, phát triển và cả những thành tựu của thể loại Talk show trên truyền hình
Mỹ. Cơng trình nghiên cứu này chia làm 2 phần: Phần 1 tìm hiểu về lịch sử ra
đời của thể loại Talk show bắt đầu từ giai đoạn khai sinh ở thập niên 1920 &
1930 của thế kỉ trước. Talk show truyền hình bắt nguồn từ các chương trình
trị chuyện trên sóng phát thanh, đã biến chuyển và dần bước sang truyền hình
như thế nào. Sự phát triển của cơng nghệ và những sự kiện đời sống chính trị,
xã hội Mỹ đã tạo ra những “cú hích” để các chương trình truyền hình phát
triển ra sao. Tác giả cũng phân tích những tác động ngược trở lại của các
chương trình talk show đã định hướng, dẫn dắt cơng chúng và tạo nên “văn
hóa đại chúng” Mỹ. Trong đó, đã manh nha sự phân tầng xã hội rất rõ nét từ
những giai đoạn đầu tiên khi có hàng loạt các kiểu loại chương trình dành cho
những đối tượng khán giả khác nhau, với những cách tiếp cận khác nhau,
phong cách khác nhau. Sự đa dạng đó cũng tạo nên tính đa sắc cho thể loại
talk show ở một xã hội đa văn hóa và ln vận động, cởi mở như xã hội Mỹ.
Nghiên cứu về đặc trưng thể loại talk show truyền hình, Carmen Gregori
Signes (2000) với A Genre based approach to daytime talk on Television

(Tạm dịch: Tiếp cận về mặt thể loại với các chương trình trị chuyện truyền
hình phát sóng ban ngày) [33]. Cơng trình phân tích các số liệu, biểu đồ, cấu
tạo chương trình, kịch bản, cách đặt câu hỏi, chủ đề…của một số chương trình
talk show bình dân dành cho đối tượng là khán giả nữ. Từ những phân tích đó,
tác giả đi đến những nhận định về đặc điểm của các chương trình talk show có
tính đại chúng, phát vào khung giờ ban ngày dành cho phụ nữ, nhất là phụ nữ
nội trợ, vốn rất phổ biến trên các kênh truyền hình Mỹ

7


Ở một cách tiếp cận khác, “Television Talk show & Cultural
Hierachines” (Tạm dịch: Các chương trình trị chuyện truyền hình và những
giai tầng văn hóa”) của Jason Mittell là những khám phá thú vị về tính biến
thể, linh hoạt, gây tranh cãi cũng như tính đa dạng của các talk show trên
truyền hình. Tác giả tiến hành khảo sát khán giả dựa trên bảng câu hỏi về thói
quen, sở thích, cảm nhận, đánh giá, mong muốn…của họ khi xem các talk
show truyền hình. Dựa trên kết quả số liệu thu nhận được, tác giả đã chỉ ra
mối quan hệ giữa những nhà sản xuất các chương trình talk show và nhu cầu
của khán giả, đưa ra phân loại, đánh giá các chương trình với những “giai
tầng văn hóa” khác nhau, những điểm nhìn khác nhau hết sức thú
vị.[27,pg.36-45]
Trong giáo trình Thể loại báo chí [11 và Giáo trình báo chí truyền hình
[14], talk show được giới thiệu nằm trong nhóm giao lưu – gặp gỡ của thể
loại truyền hình. Các giáo trình này chỉ điểm qua những nét đặc trưng cơ bản
của talk show chứ chưa phải là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về
mặt thể loại.
Nghiên cứu về sức mạnh, tầm ảnh hưởng của các talk show truyền hình
và vai trị của host (người dẫn chương trình) cũng là khía cạnh được nhiều
nhà nghiên cứu tìm hiểu. Gini Graham Scott với cơng trình mang tên Can We

Talk? The power and influence of talk show (Tạm dịch: Chúng ta có thể nói
gì? Sức mạnh và tầm ảnh hưởng của trị chuyện truyền hình. Cuốn sách đi sâu
vào tìm hiểu đặc điểm thể loại talk show và những ảnh hưởng xã hội của nó.
Tác giả của sách, tiến sĩ Scott là một chuyên gia về truyền thông đồng thời
cũng là một người dẫn chương trình phát thanh ở Mỹ. Bằng nghiên cứu và trải
nghiệm thực tiễn, bà đã đưa ra đúc kết mang tính phổ quát cho câu hỏi: Tại
sao và làm thế nào mà các chương trình talk show và người dẫn chương trình
lại trở nên hấp dẫn, đầy quyền lực và dẫn dắt cơng chúng? Trong cơng trình
nghiên cứu của mình, tiến sĩ Scott đã phân chia làm hai phần nối kết nhau:

8


Phần 1 là các chương trình talk show trên sóng phát thanh. Phần 2 là talk
show trên truyền hình. Trong phần 2, tác giả đi vào phân tích và cung cấp
những dữ liệu về sự ra đời của talk show truyền hình, những tác động của nó
đến đời sống xã hội và văn hóa đại chúng Mỹ qua một số giai đoạn xã hội.
Trong đó, tác giả giới thiệu một số tên tuổi người dẫn chương trình truyền
hình nổi tiếng như Batbara, Oprah, Ricki…gắn với các chương trình mà họ
dẫn dắt. Tuy nhiên, trong phần 2 tác giả không hệ thống chặt chẽ và đầy đủ
như phần 1 cũng như những nhân định của tác giả, phần lớn mang tính chủ
quan như tác giả tự nhận trong sách. [32, pg. 181]
Ở phần trên, chúng tơi có đề cập đến cơng trình Icons of talk: The media
mouths changed America của Dona L. Halper. Điểm đặc sắc của cơng trình
nghiên cứu này, theo chúng tôi, nằm ở phần 2 và cũng là phần chính, làm nổi
bật những “Icons of talk” (Những biểu tượng của các chương trình trị
chuyện”). Tác giả đã giới thiệu danh sách gồm 20 gương mặt đại diện, những
người dẫn chương trình talk show nổi tiếng nhất ở Mỹ ở trong lĩnh vực phát
thanh và truyền hình. 20 gương mặt này được sắp xếp theo từng giai đoạn, từ
thập niên 1920 của thế kỉ XX đến những năm 2000. Đó là những cái tên như:

Steve Allen, Johnny Carson, James Dobson, Don Francisco, Herb Jepko,
Larry King, Jay Levo, David Letterman, Rush LimBaaugh, Joe Pyne, Randi
Rhodes, Critina Saralegui, Laura Schlessinger, Ed Schultz, Tavis Smiley,
Tom Snyder, Jerry Spinger, Howard Stern, Jerry William, Oprah Winfrey
[23,pg.79-347].
Donna L. Halper cho rằng, 20 gương mặt này làm nên diện mạo của các
talk show Mỹ. Từng gương mặt được giới thiệu đầy đủ về tiểu sử, quá trình
hoạt động, phong cách riêng cùng những đóng góp, thành tựu của họ. Qua
danh sách này, người đọc có thể thấy được vai trò, tầm ảnh hưởng to lớn
những những người dẫn chương trình đối với khán giả.

9


Tìm hiểu về người dẫn chương trình truyền hình, năm 2006, Lê Thị
Phong Lan đã thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài Ngơn ngữ của người dẫn
chương trình truyền hình. Trong đó, tác giả chủ yếu nghiên cứu vấn đề sử
dụng ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình về ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp, các dạng thức câu hỏi, phong cách nói, một số kĩ năng đối
thoại…Tác giả cũng tìm hiểu một số đặc điểm về cách sử dụng ngơn ngữ của
ba người dẫn chương trình nổi tiếng: Larry King (Mỹ), Tạ Bích Loan, Kim
Ngân (Việt Nam). Tuy nhiên, cơng trình này chủ yếu đề cập đến cách thức tổ
chức cũng như vấn đề sử dụng ngơn ngữ của người dẫn chương trình ở
phương diện kĩ năng [9]
Ngồi những cơng trình nghiên cứu chun sâu ở những mức độ khác
nhau kể trên cịn có những bài báo ngắn giới thiệu những talk show cụ thể
như: Talk Việt Nam (VTV1), Đối thoại trẻ và Cất cánh (VTV6), Khách của
VTV3 (VTV3), Giá trị thật và Trò chuyện cuối tuần (HTV7) …
2.2. Về Ellen DeGeneres và “The Ellen DeGeneres show”
Ellen DeGeners là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất nước Mỹ. Talk

show của bà cũng là chương trình truyền hình giải trí hàng đầu nước Mỹ nên
đã có hàng trăm bài báo tại Mỹ và nhiều nước khác giới thiệu, đánh giá, phân
tích những đặc điểm của nó. Ngồi ra, The Ellen DeGeneres Show cũng được
dùng như ví dụ tiêu biểu để nghiên cứu về mặt truyền thông ở các trường đại
học. Chẳng hạn như trong giáo trình truyền thơng Televising queer women
(tạm dịch: Những phụ nữ có giới tính khác biệt trong lĩnh vực truyền hình)
của đại học Harvard, Ellen DeGeneres được nhà nghiên cứu Candace Moore
dành hẳn một chương gồm 14 trang để phân tích những những đóng góp của
bà trong trong lĩnh vực truyền hình Mỹ hiện đại cũng như một số nét cá tính
riêng của người dẫn chương trinh mang giới tính khác biệt số đơng
[16,pg.18]. Trong một cơng trình nghiên cứu khác mang tên Queer TV in 21st
century (Tạm dịch: Truyền hình của những người giới tính khác biệt trong thế

10


kỉ 21) Cylo Patric R.Hart đã giới thiệu Ellen DeGeneres như một người dẫn
chương trình tiên phong, người đã đi từ thất bại khi cơng khai giới tính thật
cho đến thành công bằng sự sáng tạo và bản lĩnh mạnh mẽ [24, pg.59]
Một số bài báo chuyên ngành cũng nghiên cứu chương trình The Ellen
DeGeneres ở một số khía cạnh. Chẳng hạn Agnesia Eka Putri Febriani trong
bài báo “Cử chỉ và biểu hiện nét mặt được thể hiện trong The Ellen show”
đăng trên tạp chí Language Horizon đã chỉ ra một số đặc điểm về ngôn ngữ
cơ thể mà Ellen dùng trong Talk show qua 16 cử chỉ của bà [21]. Bên cạnh đó,
Adam Buckman trên chuyên mục Television NewsDaily của MediaPost ngày
05.05.2016 có bài “Ellen DeGeneres ứng dụng kĩ thuật số cho việc phổ biến
nội dung The Ellen DeGeneres show phân tích hiệu quả truyền thơng của việc
ứng dụng kĩ thuật số để quảng bá các chương trình truyền hình mà Ellen và
các cộng sự của bà thực hiện [17].
Tại Việt Nam, Ellen và chương trình The Ellen DeGeneres Show cũng

đã được giới thiệu trên một số bài báo, tạp chí như “Ellen Degeneres, ngơi sao
đồng tính tài năng” [7], “Hành trình trở thành nữ MC quyền lực nhất nước
Mỹ của Ellen Degeneres” [12], “Ellen lắm lời nhưng rất dun” [8], “Vì sao
Ellen Degeneres được u thích” [1]
Từ các cơng trình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy thể loại talk show
truyền hình được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu ở nhiều góc độ và
khía cạnh khác nhau. Ellen DeGeners và chương trình mang tên bà cũng được
giới thiệu, tìm hiểu như một trường hợp tiêu biểu cho sự thành cơng của một
chương trình giải trí mang tính đại chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có
cơng trình nghiên cứu chun sâu nào về chương trình này cũng như đặc điểm
phong cách dẫn chương trình của Ellen DeGeneres.Vì thế chúng tơi chọn đề
tài “Đặc điểm phong cách người dẫn chương trình trong The Ellen DeGeneres
show” với hi vọng có những khảo sát hệ thống những điểm đặc sắc, những
thành cơng của Ellen trong vai trị người kiến tạo nội dung đồng thời cũng là

11


người dẫn chương trình. Hi vọng rằng, luận văn này là cơ sở cho việc tìm
hiểu, áp dụng vào việc sản xuất các chương trình talk show giải trí tại Việt
Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu là The Ellen DeGeneres Show trong bối cảnh talk
show trên truyền hình Mỹ
3.2. Phạm vi nghiên cứu là những đặc trưng thể loại, đặc điểm nội dung và
hình thức thể hiện cùng phong cách của người dẫn chương trình Ellen
DeGeneres trong The Ellen DeGeneres Show
Phạm vi khảo sát: Theo thống kê trên trang tv.com của Công ty truyền
thông Mỹ CBS Interactive [20], từ 8.9.2003 đến 20.12.2019, The Ellen
DeGeneres Show đã có 17 mùa với 2.486 tập. Giữa khối lượng đồ sộ như thế,

chúng tôi chọn ra để khảo sát 19 tập đặc biệt (Special episodes), bao gồm
những tiểu mục nhỏ trong các tập này, chia thành các nhóm chủ đề sau:
- Trò chuyện với người nổi tiếng: Michelle Obama, Bill Gate, Taylor
Swift, Briney Spear, BTS, Steve Harvey (6 tập)
- Những câu chuyện nhân văn, những nhân vật truyền cảm hứng (5 tập)
- Gặp gỡ các em bé tài năng (3 tập)
- Các trò chơi độc đáo (5 tập)
Các khảo sát, phân tích sau đây liên quan đến nội dung của các tập này
đều được trích xuất từ Ellentube [20]
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài là xác định đặc điểm phong cách
người dẫn chương trình trong The Ellen DeGeneres Show dựa trên đặc trưng
thể loại và ngơn ngữ truyền hình, chúng tơi chọn các phương pháp nghiên cứu
sau:
Talk show là một thể loại truyền hình với những đặc điểm riêng trong
cấu tạo, cách thức thể hiện, đặc biệt là vai trò của người dẫn chương trình

12


trong mối tương tác với khách mời, khán giả. Vì thể, chúng tôi chọn phương
pháp chuyên ngành để tiếp cận và tìm hiểu đặc trưng thể loại của nó
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành. Trước hết là cách tiếp cận văn hóa học bởi truyền hình là loại hình
truyền thơng đại chúng, talk show là sản phẩm văn hóa đại chúng nên cần có
cách tiếp cận trên cơ sở văn hóa học. Ngồi ra, nghiên cứu phong cách người
dẫn chương trình là đề cập đến diễn ngôn, bao gồm cả chiến lược và chiến
thuật thực thi với những hình giao tiếp ngơn từ và phi ngơn từ (lời nói, giọng
điệu, hành vi, cử chỉ cơ thể….) cho nên cũng cần có cách tiếp cận ngơn ngữ
học

5. Cấu trúc của luận văn:
Ngồi Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
thể hiện ở 3 chương:
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI TALK SHOW TRÊN
TRUYỀN HÌNH MỸ
Chương này gồm 3 mục tương ứng với 3 nội dung: Những tiền đề văn
hóa - xã hội cho sự ra đời của thể loại talk show trên truyền hình Mỹ; Những
hình thức và chủ đề talk show trên truyền hình Mỹ; Vai trị và sức ảnh hưởng
của người dẫn chương trình (host) trong talk show Mỹ
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC CỦA THE ELLEN DEGENERES SHOW
Chương này xem xét talk show The Ellen DeGeneres Show ở các
phương diện lịch sử và cấu trúc, nội dung và hình thức. Đó là: Sự ra đời và
q trình phát triển của The Ellen DeGeneres Show từ 9.2003 đến nay, khảo
sát một số đặc điểm về hình thức sản xuất, nội dung chương trình, những cải
tiến, tỉ suất người xem, các giải thưởng qua các giai đoạn, …; Những chủ đề
và hình thức đặc biệt trong The Ellen DeGeneres Show (khảo sát qua 19 tập
đặc biệt với các chuyên mục: trò chuyện với người nổi tiếng, các câu chuyện
truyền cảm hứng, gặp gỡ các em bé tài năng, chơi trò chơi).

13


CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT DIỄN NGÔN CỦA
ELLEN TRONG THE ELLEN DEGENERES SHOW
Chương này tập trung khảo sát hai vấn đề: Chiến lược diễn ngôn của Ellen
Degeneres và các chiến thuật thực thi qua 2 phương diện: giao tiếp ngôn từ
(verbal communication) và giao tiếp phi ngôn từ (nonverbal communication)

14



CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI TALK SHOW TRÊN
TRUYỀN HÌNH MỸ

1.1 Những tiền đề văn hóa - xã hội cho sự ra đời của thể loại talk - show
trên truyền hình Mỹ
1.1.1. Đặc điểm thể loại:
Truyền hình có thể được xem là một sáng tạo vượt bậc về truyền thơng
của thế kỉ XX. Sự xuất hiện của truyền hình đã làm thay đổi cách chúng ta
quan sát, mô tả và tiếp nhận thế giới. Ra đời sau báo in, phát thanh và cả điện
ảnh, truyền hình đã kế thừa và tích hợp những thế mạnh của các loại hình này
trong việc chuyển tải thơng tin. Truyền hình sử dụng hình ảnh tĩnh và động,
âm thanh và cả chữ viết. Tính tích hợp, hay cịn gọi là đa phương tiện (kênh
lời, kênh ảnh, kênh chữ) đã tạo một ưu thế và xác lập chỗ đứng vững chắc của
truyền hình giữa các phương tiện truyền thông khác. Đặc biệt, khi nhân loại
bước vào kỷ nguyên số, truyền hình đã trở thành nhân tố quan trọng trong xu
hướng truyền thông hội tụ (Media convergence). Truyền thơng hội tụ có sự
tích hợp các ngành cơng nghiệp trun thơng khác nhau (máy tính, in ấn,
truyền hình, phát thanh), tạo ra sự dịch chuyển thói quen của đối tượng độc
giả [25]
Truyền hình, với những đặc điểm riêng về cách truyền thơng nên có lượng
khán giả khổng lồ. Khán giả của truyền hình cũng khơng bị giới hạn, vì vậy
chưa có loại hình truyền thơng nào mang tính đại chúng và có tầm ảnh hưởng
sâu rộng đến xã hội như truyền hình. Nó cũng là sản phẩm của khoa học kĩ
thuật và phát triển công nghệ. Những cải tiến về kĩ thuật qua nhiều thập kỉ đã
từng bước hoàn thiện và nâng cao khả năng truyền tải hình ảnh, âm thanh của
truyền hình cũng như cách thức mà nó được thể hiện.
Trong phạm vi của luận văn tìm hiểu về truyền hình Mỹ cũng như tìm

15



hiểu sự hình thành talk show trên truyền hình Mỹ, chúng tôi chỉ xin nêu ra ở đây
những thông tin cơ bản và khái quát

Chiếc tivi điện tử đầu tiên ở Mỹ đã được chế tạo thành công vào ngày
7/9/1927 do Philo Taylor Farnsworh, một nhà phát minh người Mỹ mới 21
tuổi thiết kế. Fransworth đã bắt đầu nghiên cứu một hệ thống có thể bắt được
và phát đi những tín hiệu có hình ảnh động bằng dạng sóng như radio. Trước
Farnsworth đã có Boris Rosing, nhà khoa học Nga đã phát kiến truyền hình
ảnh theo kiểu như vậy nhưng phát minh của nhà khoa học trẻ người Mỹ tiến
bộ hơn ở chỗ sử dụng những chùm electron để quét hình ảnh, một nguyên bản
sơ khai của chiếc Tivi hiện đại ngày nay [11]
Từ cột mốc ngày 7/9/1927 Philo Farnswoth phát minh ra chiếc tivi điện
tử cho đến chiếc tivi thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các
showroom ở Mỹ vào những năm 1950 là cả một chặng đường của những tìm
tịi, kế thừa và phát triển những sáng tạo khoa học công nghệ. Và cũng vậy, từ
chiếc tivi đen trắng đến chiếc tivi màu những năm 60, từ công nghệ truyền
dẫn analog đến digital như hiện nay cũng là những giai đoạn của sáng tạo và
áp dụng công nghệ.
Cũng như đối với điện ảnh, người Mỹ, với sự nhạy bén vốn có, đã biến
truyền hình trở thành ngành công nghiệp phát triển vượt bậc, tác động đến xã
hội Mỹ cũng như toàn cầu. Và cũng từ đó, những sáng tạo về nội dung, hình
thức thể hiện của truyền hình Mỹ cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất truyền
hình ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các định dạng chương trình như trị
chuyện truyền hình, trị chơi truyền hình, truyền hình thực tế…của truyền
hình Mỹ đã được mua bản quyền, mô phỏng theo trên khắp thế giới.
Trong các hình thức chương trình truyền hình, talk show là một hình
thức sớm xuất hiện và cực kì phát triển trên truyền hình Mỹ. Vậy talk show là
gì? thuật ngữ talk show được định nghĩa thế nào?

Theo Amy Tikkaren: “Talk show là chương trình phát thanh hoặc

16


truyền hình mà ở đó, một nhân vật lừng danh phỏng vấn những người nổi tiếng và
các khách mời khác. Chẳng hạn, các chương trình đêm muộn của Johnny Carson,
Jay Leno, David Letterman hoặc Conan O’Brien đậm tính giải trí, trình diễn âm
nhạc hoặc hài kịch. Những chương trình khác tập trung vào chính trị, tranh luận các
vấn đề xã hội, các chủ đề nhạy cảm hoặc trị liệu cảm xúc [34]

Trong định nghĩa khác, Hellen Wood và Jilly Kay đã miêu tả talk show
như loại chương trình xoay quay trò chuyện với những người nổi tiếng, thảo
luận của các chuyên gia hoặc những người bình thường trong trường quay có
sự tham gia của khán giả [37]
Thời điểm ra đời của talk show cũng được Jay Parrent nhắc đến: “Talk
show là dạng chương trình quan trọng của phát thanh và truyền hình từ thời
điểm sơ khai. Trên truyền hình, những chương trình sớm nhất như Meet the
Press đã được phát sóng từ năm 1947” [28]
Vấn đề thể loại cũng thường có sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu về
việc xem talk show như là một genre (thể loại) hay program (chương trình)?
Trong cơng trình nghiên cứu A history of the TV Talk show, Bernard M.
Timberg đã phân biệt thuật ngữ television talk và talk show. Theo ông, “Phạm
vi của television talk rộng hơn talk show. TV talk bao hàm tất cả các chương
trình có yếu tố “trị chuyện” trên truyền hình, chẳng hạn các chương trình dạy
nấu ăn, điểm sách, mua sắm…hoặc ngay cả cuộc thi hoa hậu Mỹ, bình luận
điều tra chính trị...Cịn talk show thì ngược lại, trong phạm vi hẹp hơn, tập
trung vào cấu trúc của tính “đàm thoại” tự thân [35]
Ở Việt Nam, thuật ngữ talk show bằng tiếng Việt vẫn chưa có sự thống
nhất trong cách gọi. Có các cách gọi khác nhau như “trị chuyện truyền hình”,

“đàm thoại truyền hình” hay “giao lưu truyền hình” khi nói về talk show
truyền hình. Theo nghiên cứu của Lê Thị Phong Lan trong luận văn Ngôn ngữ
của người dẫn chương trình truyền hình, talk show được các nghiên cứu
chuyên ngành và Đài truyền hình Việt Nam xếp vào nhóm “Giao lưu – gặp

17


gỡ”. Nhóm này bao gồm nhiều tiểu loại như: Phỏng vấn, bình luận, đàm luận,
tọa đàm, phát biểu truyền hình. Cách gọi tên giao lưu – gặp gỡ cũng được Đài
truyền hình Việt Nam sử dụng trong cách sắp xếp, bố cục chương trình, gọi
tên trong các nguồn giấy tờ [9, tr.17].
Tuy nhiên, việc sử dụng chính thuật ngữ tiếng Anh như game show, talk
show vẫn phổ biến hơn là dùng phần chuyển ngữ thay thế. Tính quốc tế hóa
của thuật ngữ này cũng phổ biến trên khắp thế giới, vì thế, có thể dùng talk
show như một cách gọi thống nhất. Tuy nhiên, làm thế nào phân biệt các
chương trình có yếu tố trị chuyện trên truyền hình với talk show về mặt thể
loại? Timberg đã đưa ra 4 yếu tố cần phải có trong một chương trình talk
show. Đây cũng là căn cứ để phân loại cũng như xác định chương trình đó có
phải là một talk show hay khơng
Thứ nhất, đó là vai trị của host (người dẫn chương trình). Đó có thể là
một người hoặc một nhóm. Host là nhân vật trung tâm, người đặt câu hỏi cho
khách mời và khán giả tham gia vào buổi trị chuyện và cũng đóng vai trị dẫn
dắt tồn bộ câu chuyện. Host cũng được xem là “linh hồn” của chương trình,
quyết định tính thành bại của chương trình. Hầu hết các talk show nổi tiếng ở
Mỹ, tên của host cũng gắn với tên chương trình như The Larry King show,
The Oprah show…Chúng tơi sẽ phân tích kĩ hơn vai trị của host ở mục 1.3
dưới đây
Thứ hai, là tính “đang diễn ra” của cuộc trò chuyện. Timberg dùng cụm từ
the present tense (thì hiện tại) để nhấn mạnh đặc điểm này. Dù là một chương

trình trực tiếp, thu lại hoặc phát lại thì talk show phải ln ln đảm bảo cảm
giác câu chuyện đang diễn ra trong hiện tại. Trong khơng gian trường quay,
người dẫn chương trình trị chuyện với khán giả trực tiếp trong trường quay
và cả khán giả xem qua màn hình cảm xúc ngay lúc đó (a moment in time).
Cảm giác được “nhúng mình” vào câu chuyện ngay tại thời điểm đó ln là
cảm giác đặc biệt với người xem. Người dẫn chương trình nói chuyện với

18


hàng triệu người mà như thể đang trò chuyện với mỗi người và ngược lại.
Điều này tạo cảm giác từng khán giả được tham gia vào câu chuyện, được
lắng nghe, được chia sẻ, được bày tỏ. Chính vì thế, về mặt tâm lý, cảm giác
thân thuộc, chờ đợi…chương trình mình u thích, người dẫn chương trình
mình mến mộ đã giữ chân những triệu fans (người hâm mộ) trung thành, với
những talk show có tuổi đời hàng chục năm
Thứ ba, talk show như là một sản phẩm truyền hình có tính cạnh tranh
gay gắt với các hình thức truyền thơng khác cũng như ngay giữa các talk
show với nhau. Huyền thoại Johnny Carson, người dẫn chương trình có thâm
niên cao nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ với 30 năm (1962 -1992) dẫn dắt
talk show The tonight show starring Johnny Carson đã nói đùa trong chương
trình cuối cùng trong sự nghiệp: “Khi chúng tơi bắt đầu chương trình này, dân
số tồn thế giới là 3 tỷ 100 triệu người. Mùa hè năm nay là 5 tỉ 500 triệu
người, quý vị thấy đó, dân số tăng đến 2 tỷ 400 triệu người. Và một con số
thông kê đáng kinh ngạc là một nửa trong số 2 tỷ 400 triệu người đó chẳng
bao lâu nữa sẽ có chương trình trị chuyện đêm khuya của riêng họ”. Câu nói
đùa này của Carson phản ánh một thực tế: Ngay cả khoảnh khắc cuối cùng
của sự nghiệp lừng lẫy sau 30 năm, trong con mắt của Carson, lĩnh vực mà
ông theo đuổi vẫn đầy cạnh tranh và thách thức. Tính cạnh tranh gay gắt này,
làm nên giá trị của những tên tuổi kiệt xuất vượt lên hàng trăm đối thủ khác,

tạo nên giá trị cho thương hiệu của talk show mang tên của người dẫn chương
trình đó và cá nhân họ.
Thứ tư, đó là đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp đứng sau hậu trường.
Xem chương trình, chúng ta chỉ thấy hình ảnh của người dẫn chương trình và
các khách mời, khán giả tham gia. Nhưng đằng sau hậu trường, mỗi một
chương trình là cơng sức của cả một tập thể với rất nhiều bộ phận. Chương
trình cuối cùng của Carson có 55 thành viên trong bộ phận sản xuất cùng phối
hợp thực hiện, bao gồm: nhóm viết kịch bản, nhóm sản xuất, thiết kế, hóa

19


trang, thiết kế trang phục, kĩ thuật hiện trường…Ekip hùng hậu này nối kết
với nhau qua nhiều khâu và phối hợp nhịp nhàng để cùng sản xuất ra chương
trình. Các talk show càng lớn, càng nổi tiếng càng có sự đầu tư trong ekip
thực hiện chương trình chuyên nghiệp.
Theo Timberg, dù người dẫn chương trình và chương trình có thể thay
đổi theo thời gian, các định dạng chương trình cũng có thể biến đổi đa dạng,
nhưng lịch sử hơn 50 năm qua của talk show, những yếu tố cốt lõi như 4 yếu
tố kể trên vẫn không thay đổi [35, pg.5]
Cũng nghiên cứu về định dạng của chương trình (performing talk),
trong

chương

2

cuốn

sách


Television

talk

shows:

Discource,

Peformance,Spectacle (2000) của Andrew Tolson, Louamann Haarman chỉ ra
4 yếu tố để nhận diện một chương trình talk show đó là: Hosts (người dẫn
chương trình), guests (khách mời tham gia), studio audiences (khán giả
trường quay) và focus for talk (tập trung vào cuộc trị chuyện) [36, pg.32].
Người dẫn chương trình là người đưa ra chủ đề, dẫn dắt buổi trò chuyện cùng
với khách mời. Khán giả ở đây vừa là khán giả trực tiếp trong trường quay,
tham gia vào câu chuyện, thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối các ý kiến
được đưa ra. Khán giả cũng có thể tham gia bằng cách đặt câu hỏi, trả lời câu
hỏi hoặc phát biểu ý kiến. Khán giả gián tiếp xem qua màn ảnh nhỏ cũng có
“cảm giác” được tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Họ cảm thấy được lắng
nghe, được chia sẻ, được bày tỏ quan điểm… Đây là đặc điểm riêng của talk
show so với các thể loại khác và nó cũng quy định tính đại chúng cũng như
“hình thức dân chủ” của talk show [39]
Xét ở góc độ format (định dạng), talk show có cấu tạo đơn giản, các
talk show cổ điển có hình thái như một tam giác: người dẫn – khách mời –
khán giả trong phòng thu. Câu hỏi và câu trả lời. Mỗi thành phần tham gia
đều có vai trị riêng. Mơ hình đơn giản này là “sự tập hợp kết hợp các kĩ thuật
báo chí và kĩ thuật sân khấu” [38]. Điều này lý giải vì sao talk show dễ sản

20



xuất, giá thành rẻ nhưng nếu thành công sẽ thu lợi nhuận lớn và có lượng
khán giả khổng lồ.
Trong quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn, các chương trình talk
show đã liên tục biến đổi về mặt thể loại. Rất nhiều talk show kết hợp giữa
thơng tin và tính giải trí, tích hợp rất nhiều kĩ thuật báo chí và trình diễn sân
khấu, tạo nên sự đa dạng và đơi khi xóa nhịa những ranh giới về mặt thể loại.
Đây vừa là điểm độc đáo, vừa tạo ra sự tranh cãi của talk show
1.1.2 Sự ra đời và quá trình phát triển talk show truyền hình ở Mỹ
Talk show truyền hình có mối liên hệ mật thiết với talk show truyền
thanh. Nó chính là sự kế thừa, chuyển tiếp về mặt hình thức thể hiện cũng như
bước ngoặt trong cơng nghệ truyền thơng. Cũng giống như trước đó, radio
(truyền thanh), là một bước phát triển của truyền thông so với báo in, tạp chí.
Sóng phát thanh khơng chỉ có thể truyền trực tiếp sự kiện đến công chúng, tạo
cảm giác gần gũi hơn khi giúp người ta nghe được âm thanh của sự kiện,
giọng nói của người tham gia sự kiện thì truyền hình nâng cao thêm, khơng
chỉ giúp cơng chúng nghe mà cịn trơng thấy sự kiện diễn ra. Phát thanh tích
hợp những đặc điểm báo chí thì truyền hình ngày càng hồn thiện nó hơn.
Tuy nhiên, đó là một quá trình phát triển kéo dài hơn 3 thập kỉ với những thay
đổi của kinh tế, văn hóa và cơng nghệ.
Bước chuyển tiếp của talk show truyền hình từ talk show truyền
thanh tại Mỹ đã manh nha xuất hiện từ cuối thập niên 40 thế kỉ trước. Người
Mỹ đã sớm nhìn ra tương lai tươi sáng của cơng nghệ truyền hình. Mùa hè
năm 1948, theo kết quả nghiên cứu của công ty George Gallup (Công ty
chuyên nghiên cứu thị trường) cho thấy có 354,000 tivi được lắp đặt trên toàn
nước Mỹ. Đây thực sự là con số phát triển ấn tượng [23]. Thời điểm đó, vẫn
chưa có máy điều hịa, hệ thống đèn theo cơng nghệ thời đó nóng khủng
khiếp, người dẫn chương trình và khách mời xuất hiện trước ống kính truyền
hình trong trường quay trơng giống như đang ở trong phịng xơng hơi. Và chỉ


21


mới có 9 thành phố trên tồn nước Mỹ có hệ thống thu phát sóng truyền hình.
Tuy nhiên, đó được xem là bước phát triển quan trong đầu tiên cho nền cơng
nghiệp truyền hình rực rỡ sau này.
Cuối thập niên 40 và nửa đầu thập niên 50 được các nhà nghiên cứu
xem là giai đoạn chuyển tiếp của talk show phát thanh sang truyền hình. Một
số ngơi sao dẫn chương trình talk show trên sóng phát thanh đã sớm nhận ra
tiềm năng phát triển của truyền hình và họ đã sẵn sàng cho sự chuyển dịch.
Đâu tiên là hai người dẫn chương trình kì cựu: Barry Gray và Jack Eigen đã
quyết định thử sức với “phiên bản truyền hình” từ thành công của các talk
show truyền thanh của họ trước đó. Nối gót sau đó là hàng loạt những ngơi
sao truyền thanh như Louise Morgan, Don McNeill, Athur Godfrey, Tex
McCrary, Jinx Falkenburg, Mike Wallace…Có người thích ứng và thành
cơng, có người thất bại và bỏ cuộc.
Những ngôi sao truyền thanh gặp thất bại khi bước sang “địa hạt” mới
như Tex Mc Crary, Jinx Falkenburg… là do họ vẫn giữ nguyên cách làm với
các chương trình phát thanh, khơng thoải mái trước ống kính. Đặc biệt là việc
sử dụng những format kịch bản cũ (vốn chỉ tập trung cho phần nghe), khơng
phù hợp với truyền hình… Ngược lại, những tên tuổi như Athur Godfrey,
Mike Vallace…gặt hái được thành công nhờ sự linh hoạt, biết thay đổi cho
phù hợp với những yêu cầu của truyền hình, từ hình ảnh xuất hiện, phong thái
dẫn dắt, cách trò chuyện tương tác với khách mời và khán giả cho đến những
cải tiến về kịch bản, nội dung và sáng tạo riêng trong chương trình. Điển hình
là Arthur Godfrey, ngơi sao phát thanh buổi sáng của đài CBS. Ơng ra mắt hai
chương trình truyền hình ăn khách là Arthur Gogfrey’s Tanlent Scouts và
Arthur Godfrey and his friends. Mike Wallace cũng thành công với Mike &
Buff show. Sau đó là những tên tuổi mới như Edward R. Murrow, Steve
Allen. Hai nhân vật này vừa duy trì việc dẫn chương trình trên hệ thống phát

thanh, vừa dẫn các chương trình truyền hình cùng lúc. Điều này cũng phản

22


ánh thực tế tồn tại song song của talk show trên hệ thống phát thanh lẫn
truyền hình.
Talk show trên truyền hình Mỹ có q trình phát triển lâu dài, trải qua
nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những biến đổi, đặc điểm riêng tùy
thuộc vào sự thay đổi của cơng nghệ, kinh tế chính trị và văn hóa. Các nhà
nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất cách phân chia về từng giai đoạn cụ thể
của lịch sử phát triển vì có những hệ tham chiếu và tiêu chí khác nhau. Ở đây,
chúng tôi tham khảo một số cách phân chia mà chúng tơi thấy có tính hệ
thống và hợp lý hơn cả.
Trong The history of television talk show (Tạm dịch: Lịch sử của thể loại
đàm thoại truyền hình) của Bernard M. Timberg, tác giả chia quá trình phát
triển của Talk show truyền hình Mỹ từ thập niên 50 đến năm 2000 thành 5
giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ 1948 – 1962: Đây là giai đoạn sơ khai của việc sản
xuất các chương trình truyền hình nói chung và talk show nói riêng. Timberg
gọi là “Giai đoạn của những nhà sáng lập” để chỉ quá trình thử nghiệm, kiến
tạo và định hình các chương trình truyền hình Mỹ. Từ năm 1948, việc sản
xuất và kinh doanh tivi thương mại ở Mỹ thực sự bùng nổ. Nếu năm 1948,
thống kê cho thấy chỉ 3.8 triệu hộ gia đình ở Mỹ sở hữu tivi thì 5 năm sau,
con số này là 38.9 triệu hộ gia đình, chiếm 78.6% dân số Mỹ. Cuối năm
1959, 90% người Mỹ có tivi trong nhà. Thị trường sản xuất truyền hình trong
giai đoạn sơ khai đã thu được những con số lợi nhuận đầy hứa hẹn. Chỉ trong
năm 1951, đã có 77.1 triệu đơ la tiền quảng cáo sản phẩm trên truyền hình
Có 7 gương mặt được xem là những người tiên phong, sáng lập ra các
chương trình truyền hình là: Murrow, Godfrey, Garroway, Francis, Allen,

Parr và Wallace. Hầu hết họ là những gương mặt dẫn chương trình talk show
kì cựu trên Đài phát thanh. Khi chuyển sang lĩnh vực truyền hình, họ từng
bước xây dựng chương trình riêng với rất nhiều thuận lợi: Có sẵn tên tuổi,

23


×