Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vưad và nhỏ NQD tại chi nhánh NHCT Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273 KB, 32 trang )

Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh
nghiệp vưad và nhỏ NQD tại chi nhánh NHCT
Hưng Yên
2.1. Tổng quan về NHCT Hưng Yên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Hưng Yên
Ngân hàng Công thương Hưng Yên là một ngân hàng thương mại quốc
doanh trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam. Trước năm 1988, Ngân hàng
Công thương Hưng Yên có tên gọi là Ngân hàng Nhà nước thị xã Hưng Yên.
Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,
năm 1988 với NĐ 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về bộ
máy tổ chức của NHNN Việt Nam, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã chuyển từ
mô hình Ngân hàng một cấp sang mô hình hai cấp. Vào tháng 8 năm 1988, chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước thị xã Hưng Yên đã được chuyển sang hoạt động theo
mô hình ngân hàng đa năng, với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng Công thương thị
xã Hưng Yên, trực thuộc Ngân hàng Công thương Hải Hưng.
Đến ngày 01/01/1997, khi tỉnh Hưng Yên được tái lập, Ngân hàng Công
thương thị xã Hưng Yên được nâng cấp thành chi nhánh Ngân hàng Công thương
Hưng Yên, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc; lúc này, cả chi nhánh
mới có 24 người, với nguồn vốn khoảng 15 tỷ đồng và dư nợ cho vay các thành
phần kinh tế khoảng 12 tỷ đồng, nguồn vốn dư thừa chuyển về NHCT Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên có địa chỉ giao dịch tại:
số 01 - đường Điện Biên - phường Lê Lợi - thị xã Hưng yên - tỉnh Hưng Yên;
ngoài trụ sở chính, chi nhánh còn có 01 phòng giao dịch tại: số 03 - đường Minh
Khai - phường Minh Khai - thị xã Hưng Yên và 01 chi nhánh cấp 2 tại thị trấn Bần
Yên Nhân - huyện Mỹ Hào.
Hưng Yên sau 8 năm tái lập đang từng bước chuyển mình, dần trở thành một
tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ
trở thành một tỉnh công nghiệp. Cùng với sự phát triển của tỉnh, Ngân hàng Công
thương Hưng Yên cũng đã có sự phát triển đáng khích lệ: từ một Ngân hàng có
tổng nguồn vốn huy động được là 15 tỷ đồng năm 1988, đến năm 2005, tổng
nguồn vốn huy động được của Ngân hàng đã lên tới trên 450 tỷ đồng; tổng dư nợ


năm 2005 là gần 453 tỷ đồng, trong khi năm 1988 mới chỉ có 12 tỷ đồng; về nhân
sự thì năm 2005 có 77 người, trong khi năm 1988 mới chỉ có 24 người.
Như vậy sau gần 20 năm hoạt động , Ngân hàng Công thương Hưng Yên đã
có sự phát triển rất đáng khích lệ. Ngân hàng đang phấn đấu trở thành một trong
những Ngân hàng mạnh trong hệ thống NHCT Việt Nam, đồng thời là một Ngân
hàng có thị phần lớn trong các Ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các loại hình dịch vụ chủ yếu của NHCT Hưng
Yên
2.1.2.1. Chức năng của NHCT Hưng Yên
Năm 1997, khi tỉnh Hưng Yên được tái lập, NHCT Hưng Yên đã được thành
lập theo quyết định số 13/NHCT – QĐ ngày 17/12/1996 của chủ tịch Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam về việc thành lập NHCT Hưng Yên.
Theo Quyết định số 306649 do Sở Kế hoạch đầu tư Hưng Yên cấp ngày
07/01/1997, Ngân hàng Công thương Hưng Yên có tên giao dịch là: chi nhánh
Ngân hàng Công thương Hưng Yên; địa chỉ giao dịch: số 01 - đường Điện Biên -
phường Lê Lợi - thị xã Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên; Số điện thoại: 0321.862.710;
số Fax: 0321.862.228.
Ngân hàng Công thương Hưng Yên là một doanh nghiệp Nhà nước, là một
thành viên của NHCT Việt Nam, có chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo
luật doanh nghiệp Nhà nước, theo các quy định của pháp luật, và theo điều lệ tổ
chức, hoạt động của NHCT Việt Nam. Chức năng của Ngân hàng Công thương
Hưng Yên là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế trong
xã hội để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế có nhu cầu vốn, đáp ứng được
mọi yêu cầu của Ngân hàng và pháp luật đề ra.
Xuất phát từ yêu cầu CNH, HĐH đất nước và nhu cầu bức xúc về phát triển
kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh; đồng thời, trên
cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng Công thương Hưng Yên đã bám sát
các mục tiêu phát triển của tỉnh, kế hoạch sản xuất của các thành phần kinh tế, chủ
động phân tích, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các dự án, phương án khả thi để
mở rộng cho vay nhằm hỗ trợ, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Chi nhánh đã đa dạng hoá sản phẩm, đa phương hoá và mở rộng các mối quan hệ
với khách hàng, chi nhánh đã hoạt động theo phương châm: “sự thành đạt của
khách hàng là sự thành đạt của chính mình”.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hưng Yên là một đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam; vì vậy, Chi nhánh cần
phải hoàn thành các chỉ tiêu mà Ngân hàng Công thương Việt Nam giao cho. Mặt
khác, Ngân hàng Công thương Hưng Yên cũng là một doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên, nên cũng phải thực hiện một số yêu cầu để góp phần vào
sự phát triển của tỉnh
2.1.2.3. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng Công thương Hưng Yên
- Huy động các loại tiền gửi không kì hạn, có kì hạn bằng đồng Việt Nam và
các loại ngoại tệ như: USD, EURO...
- Nhận mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền trong nước và chuyển tiền kiều
hối.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay hộ
sản xuất và các thành phần kinh tế..
- Nhận kiểm đếm, đóng gói, phân loại các loại tiền; nhận cất trữ các loại đồ
có giá như: vàng, bạc, đá quý...
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên ngoài trụ sở chính còn
có một Chi nhánh cấp 2 và một phòng giao dịch.
Tại trụ sở chính, gồm có 06 phòng được tổ chức theo mô hình quản lý trực
tuyến. Mô hình này có sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và chức năng đối với
từng cán bộ và từng phòng; tuy nhiên, giữa các nhân viên, các phòng vẫn có sự
phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sự hoạt động thống nhất và nhịp nhàng giữa các bộ
phận trong guồng máy làm việc của chi nhánh.
Sơ đồ kết hợp giữa các phòng của Ngân hàng Công thương Hưng Yên
NHCT Hưng Yên có bộ máy tổ chức khá gọn nhẹ, có 1 Giám đốc quản lý

trực tiếp 3 phòng quan trọng và 1 chi nhánh ở Mỹ Hào; 1 Phó giám đốc chịu trách
nhiệm quản lý 3 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch số 03.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Hưng Yên
Phòng nguồn vốn
Phòng
kiểm tra
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng
kế toán
Phòng
kinh doanh
Phòng tiền tệ kho quỹ

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hưng Yên trong 3 năm qua
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn
Trong thời gian qua, Ngân hàng Công thương Hưng Yên đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả huy động vốn của NHCT Hưng Yên giai đoạn 2003-2005 (bảng 2)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 % tăng, giảm
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
2004/2003 2005/2004

Tổng NV
huy động
304 100 330 100 451 100 8,6 36,6
Giám đốc
Phòng
tiền tệ
kho
quỹ
Chi
nhánh
Mỹ
Hào
Phòng
kiểm
soát
Phòng
kế toán
Phòng
giao
dịch
số 03
Phó giám đốc
Phòng
nguồn
vốn
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tổ

chức
hành
chính
- TGDN 53 17,4 67 20,3 146 32,4 26,4 118
- TG dân

251 82,6 263 79,7 305 67,6 4,8 16
+ TGTK 222 73 232 70,3 266 59 4,5 14,7
+ GTCG 29 9,6 31 9,4 39 8,6 6,9 25,8
Qua bảng trên ta thấy:
- Tổng nguồn vốn huy động hàng năm liên tục tăng và tăng mạnh trong năm
2005; năm 2004 tăng 26 tỷ nhưng đến năm 2005 đã tăng tới 121 tỷ đồng; trong đó,
TGDN tăng tới 79 tỷ đồng
- Tốc độ tăng trưởng về tổng nguồn vốn huy động của NHCT Hưng Yên
trong giai đoạn 2003-2005 khá cao và liên tục tăng, đặc biệt là trong năm 2005;
trong đó:
+ Tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động là 36,6%, cao gấp 4 lần
tốc độ tăng trưởng của năm 2004, mặc dù năm 2005 là một năm đầy khó khăn,
thách thức.
+ TGDN có tốc độ tăng trưởng khá “ngoạn mục” khi tăng 118%.
- Mặt khác, cơ cấu tổng nguồn vốn huy động cũng thay đổi theo hướng tích
cực: tỷ trọng của TGDN liên tục tăng; nếu như năm 2004, TGDN mới chỉ chiếm
20,3% thì đến năm 2005 đã chiếm 32,4% (tức là chiếm gần 1/3 tổng nguồn vốn mà
Ngân hàng huy động được). Điều này tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng chủ
động hơn trong việc điều chỉnh các mức lãi suất cho vay, giảm lãi suất đầu vào, từ
đó hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp với mức lãi suất thấp; do vậy đã nâng cao sức
mạnh cạnh tranh của mình so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh.
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn
Với tổng nguồn vốn huy động được khá lớn, NHCT Hưng Yên đã cho vay
đối với nền kinh tế với tổng dư nợ năm 2005 đạt 452.864 triệu đồng.

Trong những năm gần đây, với chủ trương thu hút nguồn lực từ các thành
phần kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng
giảm tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực đang ngày càng năng động hơn; đã
và đang hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh; đây là lực lượng kinh doanh năng động, bao gồm các hộ kinh doanh cá
thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH.
Trong những năm qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh: KTNQD
chiếm 48%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 39%; vì vậy, NHCT Hưng
Yên cũng đã quan tâm hơn tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thuộc 2
khu vực kinh tế này.
Nhìn vào các số liệu của bảng 3 dưới đây ta thấy:
- Doanh số cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang có xu hướng
tăng nhanh và đang trở thành khách hàng chiến lược của Ngân hàng. Nếu như năm
2004, doanh số cho vay đối với khu vực KTNQD tăng 13,8 % so với năm 2003; thì
đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 32,8 %, một tốc độ tăng trưởng khá cao, thể
hiện sự quan tâm của Ngân hàng đối với các khách hàng thuộc khu vực kinh tế
này.
- Tổng doanh số thu nợ năm 2004 giảm vì năm 2004 là một năm đầy khó
khăn không chỉ đối với kinh tế Việt Nam mà còn đối với kinh tế thế giới với nguy
cơ về đại dịch cúm gia cầm có thể trở thành đại dịch và Việt Nam có tỷ lệ lạm phát
cao (trên 8,4%); song đến năm 2005, doanh số thu nợ đã tăng 18,9%.
- Cơ cấu dư nợ tín dụng đang có xu hướng tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài
hạn. Vì vậy, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa tới việc chuyển đổi kỳ hạn nợ, quản
lý kỳ hạn nợ để không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Tình hình sử dụng vốn của NHCT Hưng Yên giai đoạn 2003-2005 (bảng 3)
Đơn vị: Triệu đồng
CÁC CHỈ TIÊU

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
I. Doanh số cho vay 347.015 480.657 650.642
A. Phân theo thời gian
1. Ngắn hạn 319.119 450.489 529.625
2. Trung, dài han 27.896 30.168 121.017
B. Phân theo thành
phần kinh tế
1. KTQD 173.105 142.842 78.406
2. KTNQD 173.910 337.815 572.236
II. Tổng doanh số thu
nợ
300.191 398.963 575.290
A. Phân theo thời gian
1. Ngắn hạn 265.150 362.653 451.342
2. Trung, dài han 30.041 36.310 123.948
B. Phân theo thành
phần kinh tế
1. KTQD 153.650 170.453 236.240
2. KTNQD 146.541 228.510 339.050
III. Tổng dư nợ cho vay 325.820 377.513 452.865
A. Phân theo thời gian
1.Dư nợ ngắn hạn 154.060 241.896 320.179
2.Dư nợ trung, dài han 171.760 135.617 132.686
B. Phân theo thành
phần kinh tế
1. KTQD 192.081 164.469 6.635
2. KTNQD 103.739 213.044 446.230
IV. Nợ quá hạn 1.097 1.377 133
1. KTQD 0 1049 0
2. KTNQD 1.097 328 133

2.1.4.3. Bảng cân đối vốn kinh doanh của NHCT Hưng Yên năm 2005(bảng 4)
CÂN ĐỐI VỐN KINH DOANH (Ngày 31/12/2005) (Đơn vị: Triệu đồng)
TÀI SẢN NỢ (DƯ CÓ)
NGUỒN VỐN
TIỀN VNĐ NGOẠI TỆ
QUY VNĐ
TỔNG
CỘNG
A. VỐN HUY ĐỘNG 300.585 150.370 450.955
1. Tiền gửi doanh nghiệp 141.440 4.267 145.707
- Tiền gửi không kỳ hạn 133.070 3.389 136.459
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 3.419 0 3.419
- Tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 248 0 248
- Tiền gửi khác 4.703 878 5.581
2. Tiền gửi tiết kiệm 132.026 133.694 265.720
- TGTK không kỳ hạn 2.607 1.822 4.429
- TGTK kỳ hạn dưới 12 tháng 67.700 38.645 106.345
- TGTK có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 57.249 76.321 133.570
- TGTK có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 4.470 16.906 21.376
3. Phát hành các công cụ nợ 24.966 12.409 37.376
- Kỳ phiếu 20.030 9.074 29.104
- GTCG kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 1.745 0 1.745
- GTCG dài hạn khác 3.191 3.335 6.526
4. Tiền gửi của các TCTD 2.153 0 2.153
B. THANH TOÁN VỐN 358.854 262.946 621.800
1. Tài khoản điều chuyển vốn 186.385 115.084 301.469
- Trong đó điều chuyển vốn kế hoạch 146.230 0 146.230
2. Thanh toán khác 172.469 147.862 320.331
C. TÀI SẢN NỢ KHÁC 60.657 5.149 65.806
1. Quỹ của TCTD 36 0 36

2. Các giao dịch mua bán ngoại tệ 0 3.130 3.130
3. Tài sản nợ khác 60.621 2.019 62.639
- Hao mòn TSCĐ 5.943 0 5.943
- Lãi cộng dồn dự trả 4.214 2.019 6.233
- Các khoản phải trả 1.1256 0 1.126
- Thu nhập 47.792 0 47.792
- Các tài sản nợ khác 1.545 0 1.545
TỔNG CỘNG 720.095 418.466 1.138.561
TÀI SẢN CÓ (DƯ NỢ)
SỬ DỤNG VỐN
TIỀN VNĐ NGOẠI TỆ
QUY VNĐ
TỔNG CỘNG
A. DỰ TRỮ VÀ THANH TOÁN 24.913 3.160 28.073
1. Tiền mặt và Ngân phiếu thanh toán 8.968 3.160 12.128
2. Tiền gửi tại NHNN 15.945 0 15.945
B. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀ CHO VAY 414.683 50.491 465.174
1. Cho vay ngắn hạn 273.769 46.410 320.179
2. Cho vay trung hạn 39.985 2.288 42.272
3. Cho vay dài hạn 80.476 0 80.476
4. Cho vay tài trợ uỷ thác 9.937 0 9.937
C. THANH TOÁN VỐN 212.390 364.123 576.513
1. Tài khoản điều chuyển vốn 39.921 216.261 256.182
- Trong đó điều chuyển vốn kế hoạch 0 101.179 101.179
2. Thanh toán khác 172.469 147.862 320.331
D. TÀI SẢN CÓ KHÁC 68.109 692 68.801
1. Các giao dịch mua bán ngoại tệ 3.130 0 3.130
2. Tài sản có khác 64.979 692 65.671
- TSCĐ 14.476 0 14.476
- Lãi cộng dồn dự thu 12.070 625 12.695

- Các khoản phải thu 529 67 596
- Chi phí 36.305 0 36.305
- Tài sản có khác 1.599 0 1.599
TỔNG SỐ 720.095 418.466 1.138.561
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD của NHCT Hưng
Yên
2.2.1. Khái quát về các DNVVN NQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
2.2.1.1. Tình hình kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây
Hưng Yên thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần sân bay Nội Bài, Cát
Bi; gần cảng Hải Phòng, Cái Lân; có tuyến đường quốc lộ 5A và 39 chạy qua; sắp
tới còn có tuyến đường cao tốc 5B (Hà Nội - Hải Phòng) chạy qua; cầu Thanh Trì
đang xây dựng cùng với cầu Chiều Dương và cầu Yên Lệnh sẽ tạo lên các huyết
mạch giao thông quan trọng nối tỉnh với các tỉnh khác. bên cạnh đó, hệ thống giao
thông trong tỉnh cũng tương đối hoàn chỉnh, và luôn được quan tâm nâng cấp, cải
tạo; phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Những yếu tố thuận lợi trên đã
tạo điều kiện để Hưng Yên có được những kết quả tích cực trong những năm qua.
Trong giai đoạn 2000-2005, kinh tế Hưng Yên đã đạt được nhiều thành tựu đáng
ghi nhận:
- Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,28%/năm.
- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư có sự chuyển biến tích cực
và rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp
giảm, hạ tầng kinh tế - xã hội đang từng bước được cải thiện. Năm 2000, cơ cấu
kinh tế là: công nghiệp, xây dựng chiếm 27,77%; nông nghiệp chiếm: 41,47%;
dịch vụ chiếm 30,76%; đến năm 2005, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm:
38%; nông nghiệp: 30,5%; dịch vụ: 31,5%.
- Công nghiệp phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất
công nghiệp bình quân tăng 26,7%/năm. Tỉnh đã tiếp nhận 410 dự án đầu tư (trong
đó có 354 dự án trong nước và 56 dự án nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là:
1.223 triệu USD; trong đó có 160 dự án đã đi vào hoạt động).
- Ngành thương mại, dịch vụ thời gian qua đã có bước phát triển khá toàn

diện; bình quân tăng 15%/ năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tăng bình quân
20,5%/ năm; các loại hình dịch vụ được mở rộng.
- Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng đáng kể, trung bình tăng
30,7%/năm, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: may mặc, giầy da, điện tử…
Với những bước phát triển đang ghi nhận về kinh tế - xã hội, tỉnh Hưng Yên
đang là một tỉnh thu hút nhiều dự án đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành,
các doanh nghiệp phát triển. Là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh, với
mục tiêu hướng tới khách hàng chiến lược là các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ, NHCT Hưng Yên cũng đã tận dụng được những
thuận lợi trên để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Tuy có nhiều thuận lợi song kinh tế Hưng Yên trong năm qua cũng gặp
không ít khó khăn.
- Năm 2005 vừa qua là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới với
sự xuất hiện trở lại của dịch cúm gia cầm, giá dầu mỏ có thời điểm tăng lên tới hơn
72 USD/thùng. Trong nước, dịch cúm gia cầm cũng xảy ra trên diện rộng; rét đậm,
rét hại kéo dài ở các tỉnh phía Bắc trong đầu năm; hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều
nơi.
- Trong năm qua, giá các mặt hàng nhập khẩu như: sắt thép, hoá chất, xăng
dầu, máy móc, nguyên vật liệu…đều tăng khá mạnh, khiến cho chỉ số giá tiêu dùng
tăng cao, gây sức ép lên lạm phát; làm cho nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và
hộ gia đình tăng. Mặt khác, lạm phát ở mức cao khiến cho mức lãi suất thực gần
như bằng 0; làm cho các tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy
động vốn; đồng thời, do kinh tế có nhièu biến động khá phức tạp khiến cho các
doanh nghiệp rất thận trọng trong các quyết định đầu tư của mình.
- Trên địa bàn tỉnh, do có một đàn gia cầm khá lớn, vào thời điểm dịch cúm
gia cầm đang trong giai đoạn rất nguy hiểm, có thể bùng phát thành đại dịch, Hưng
Yên cũng đã xuất hiện một số ổ dịch. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Trung Ương
cùng với sự chủ động, cố gắng của địa phương, Hưng Yên đã kiếm soát được các
điểm phát sinh ổ dịch.
Những khó khăn trên đã tác đến hoạt động của tất cả các ngành, các lĩnh vực

kinh tế; trong đó có ngành Ngân hàng và NHCT Hưng Yên cũng đã gặp phải
không ít khó khăn do những biến động về kinh tế - xã hội trong nước và trên địa
bàn tỉnh nhà.
Mặt khác, trên địa bàn của tỉnh có 4 chi nhánh của các NHTMQD là: NHCT
Việt Nam, NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Ngoại thương, và NH
NN&PTNT; ngoài ra còn có chi nhánh của các NHTM cổ phần là: NHTMCP Sài
Gòn thương tín, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Kỹ thương và QTDND. Sự tồn tại
của các chi nhánh này tạo nên một sức ép cạnh tranh rất lớn, buộc NHCT Hưng
Yên phải tìm ra các biện pháp để có thể đứng vững trên địa bàn và phát triển.
2.2.1.2. Tình hình hoạt động của các DNVVN NQD trên địa bàn tỉnh
Bảng 5

×