Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho hệ hỗ trợ cảnh báo lũ lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.23 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
---------------------------------------------TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ngô Trà Mai

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO QUY
HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ LÀNG NGHỀ
Ở TỈNH HÀ TÂY (CŨ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
---------------------------------------------TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ngô Trà Mai

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO QUY
HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ LÀNG NGHỀ
Ở TỈNH HÀ TÂY (CŨ)

Chuyên ngành: Bảo vệ và sử dụng tài nguyên môi trường
Mã số: 62 85 15 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS. Lê Vân Trình
2. GS.TS. Trương Quang Hải



Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa....................................................................................................... i
Lời cam đoan ....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................... iii
Các chữ viết tắt .................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................... v
Danh mục các bảng.............................................................................................. vi
Danh mục các hình vẽ .......................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu............................................................. 2
4. Cơ sở tài liệu, phương pháp và các bước nghiên cứu ................................ 2
5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................. 6
6. Các luận điểm bảo vệ ............................................................................... 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................... 7
8. Cấu trúc luận án ....................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ ...... 9
1.1. Khái quát về làng nghề ............................................................................... 9
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển và vai trò của làng nghề ....................... 9
1.1.2. Khái niệm và tiêu chí nhận dạng làng nghề ..................................... 10
1.1.3. Những nghiên cứu về làng nghề ...................................................... 11
1.1.4. Đặc điểm làng nghề Hà Tây ............................................................ 16

1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 18
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường ........ 18
1.2.2. Mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch với quy hoạch bảo vệ
mơi trường ................................................................................................ 25
1.2.3. Phát triển bền vững làng nghề ......................................................... 29
1.2.4. Phát triển cộng đồng ........................................................................ 31
1.2.5. Biến đổi môi trường ........................................................................ 32
1.3. Quan điểm và tiếp cận nghiên cứu ............................................................ 33
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu........................................................................33
1.3.2. Tiếp cận nghiên cứu............................................................................36
Kết luận Chương 1 ............................................................................................... 38
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NĨ ĐẾN MƠI
TRƢỜNG LÀNG NGHỀ ............................................................................................ 39

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ....................................................... 39

v


2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ............................................................ 39
2.1.2. Truyền thống làng nghề .................................................................. 40
2.1.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội ............................................................... 43
2.1.4. Hiện trạng công tác quản lý đất đai và biến động sử dụng đất .......... 46
2.2 . Q trình sản xuất thủ cơng nghiệp và các nguồn gây ô nhiễm ............... 50
2.2.1. Sản xuất gia công kim loại làng nghề Phùng Xá .............................. 50
2.2.2. Sản xuất sơn mài làng nghề Duyên Thái .......................................... 56
2.3. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài
đến môi trƣờng tự nhiên .................................................................................... 60
2.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài
đến mơi trường khí ................................................................................... 60

2.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài
đến môi trường nước ................................................................................. 65
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài
đến môi trường đất .................................................................................... 73
2.4. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài đến
môi trƣờng kinh tế - xã hội ............................................................................... 77
2.5. Phân loại hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng làng nghề Phùng Xá và
Duyên Thái ........................................................................................................ 81
2.5.1. Cơ sở và nguyên tắc phân loại ......................................................... 81
2.5.2. Chỉ số chất lượng môi trường .......................................................... 82
Kết luận Chương 2 ............................................................................................... 89
Chƣơng 3. XU THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, DIỄN BIẾN MÔI TRƢỜNG
VÀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ............................................ 90

3.1. Dự báo xu thế phát triển kinh tế xã hội và diễn biến môi trƣờng ............. 90
3.1.1. Xu thế phát triển kinh tế xã hội........................................................ 90
3.1.2. Dự báo diễn biến môi trường ........................................................... 93
3.2. Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng làng nghề ................................................... 100
3.2.1. Các hướng chính trong QHBVMT làng nghề .................................. 101
3.2.2. Tiếp cận QHBVMT làng nghề Phùng Xá và Duyên Thái ................ 102
3.2.3. Mục đích và cơ sở QHBVMT làng nghề Phùng Xá và Duyên Thái . 103
3.2.4. Quy hoạch điểm công nghiệp Phùng Xá và Duyên Thái .................. 105
3.2.5. Quy hoạch hệ thống công nghệ xử lý chất thải làng nghề ................ 110
3.2.6. Quy hoạch phân tán tại làng nghề ................................................... 119
3.2.7. Quy hoạch đơn vị ở bền vững ......................................................... 124
3.2.8. Thuyết phục các cơ sở sản xuất di chuyển vào điểm cơng nghiệp
bằng phương pháp chi phí lợi ích ............................................................. 129
3.3. Các giải pháp quản lý môi trƣờng tại làng nghề hỗ trợ quy hoạch ......... 134
3.3.1. Giáo dục môi trường ....................................................................... 134
3.3.2. Quản lý môi trường ......................................................................... 134

3.4. Xây dựng quy trình mẫu cho QHBVMT tại các làng nghề Hà Tây ........ 135
Kết luận Chương 3 ............................................................................................... 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


MỞ ĐẦU

Làng nghề là đơn vị cư trú, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc thù ở nước ta. Năm
2008, Việt Nam có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố tập trung tại vùng châu thổ sông Hồng. Hà Tây là nơi
phát triển mạnh nghề thủ công với 116 làng nghề truyền thống. Hoạt động kinh tế của các làng nghề đã đóng
góp vào thành tựu phát triển kinh tế chung, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và làm
suy giảm sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, vấn đề quy hoạch bảo vệ mơi trường (QHBVMT) với xử lý nước
thải, khí thải, thu gom rác thải của các làng nghề Hà Tây vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
QHBVMT là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng môi trường, phát triển bền
vững (PTBV) các làng nghề ở Hà Tây. Đây chính là hướng nghiên cứu của đề tài luận án “Nghiên cứu xác
lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề ở tỉnh Hà Tây (cũ)”.
Mục tiêu của luận án là: “Xác lập căn cứ khoa học cho QHBVMT và đề xuất các biện pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ở Hà Tây”.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, bốn nhiệm vụ được đặt ra:
1. Xác lập cơ sở lý luận về QHBVMT làng nghề;
2. Đánh giá hiện trạng môi trường và ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề đến môi trường;
3. Dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội và diễn biến môi trường khu vực nghiên cứu;
4. Đề xuất phương án QHBVMT và các giải pháp thực hiện.

1



Những luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Hoạt động sản xuất phân tán, công nghệ thủ công lạc hậu, quản lý thiếu chặt chẽ, không
xử lý chất thải trong suốt quá trình phát triển sản xuất là những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng ở làng nghề tái chế kim loại Phùng Xá và làng nghề sơn
mài Duyên Thái.
Luận điểm 2: QHBVMT làng nghề với hai loại hình: quy hoạch điểm công nghiệp và quy hoạch phân
tán được nghiên cứu điển hình ở Phùng Xá và Duyên Thái, là cơng cụ hữu hiệu góp phần đẩy mạnh sản xuất
và BVMT làng nghề.
Những điểm mới của luận án
- Xác lập được cơ sở khoa học cho việc QHBVMT làng nghề gia công kim loại Phùng Xá và sơn mài
Duyên Thái.
- Mơ hình QHBVMT làng nghề được đề xuất là một giải pháp mang tính tổng hợp để giải quyết những
vấn đề về phát triển kinh tế và BVMT. Đây là đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển hướng nghiên cứu
(phương pháp luận, nội dung, quy trình) QHBVMT cịn rất mới ở Việt Nam.
- Phát triển hướng tiếp cận địa lý định lượng qua công cụ kinh tế để so sánh hai hình thức: sản xuất phân
tán tại hộ gia đình và sản xuất tập trung tại điểm cơng nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào ranh giới lãnh thổ làng nghề gia công kim loại Phùng Xá, huyện Thạch
2


Thất và làng nghề sơn mài Duyên Thái, huyện Thường Tín.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1. Lý luận về quy trình, nội dung QHBVMT làng nghề có thể được vận dụng như một giải pháp quan trọng
đảm bảo phát triển kinh tế có gắn với khống chế ơ nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường làng nghề.
2. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích có thể được vận dụng trong nghiên cứu khía cạnh kinh tế và mơi
trường làng nghề.
3. Kết quả phân tích hiện trạng và QHBVMT ở Phùng Xá và Duyên Thái là tài liệu hữu ích đối với cơng
tác quản lý mơi trường và PTBV ở khu vực nghiên cứu.
Cơ sở tài liệu thực hiện luận án là các chương trình- dự án mà tác giả trực tiếp tham gia: Nghiên cứu, đề
xuất các biện pháp xử lý môi trường một số làng nghề thủ cơng mỹ nghệ tỉnh Hà Tây (2003-2005); Ơ nhiễm

mơi trường sông Nhuệ, sông Đáy, nguyên nhân, thực trạng và giải pháp (2005-2007); Nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ xử lý khí thải tại các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (2007-2009), của Trung tâm
Công nghệ Môi trường - Viện Vật lý.
Bổ sung vào nguồn dữ liệu là các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương như: An toàn và vệ sinh
lao động tại các làng nghề thủ công vùng đồng bằng sông Hồng, thực trạng và giải pháp (2004-2006); Môi
trường lao động - bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh tại các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tây
(2006-2008); Nghiên cứu điều kiện làm việc trong các cơ sở sản xuất làng nghề và đề xuất biện pháp cho
PTBV, do Viện Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động chủ trì mà tác giả là thành viên.
3


Kết hợp với những đợt thực địa kéo dài, liên tục trong những năm 2006, 2007, 2008, lấy mẫu và phân
tích gần 100 mẫu mơi trường (đất, nước, khơng khí, chất thải rắn) ở hai làng nghề Phùng Xá và Duyên Thái
để đánh giá tác động môi trường, kiểm chứng và dự báo diễn biến môi trường khu vực.
Trên 10 bài báo, cơng trình khoa học của tác giả được công bố những năm 2004 - 2009, là những nghiên
cứu tập trung vào các vấn đề: ô nhiễm môi trường làng nghề, làng nghề và sức khỏe người lao động, cơng
nghệ xử lý chất thải, QHBVMT, kiểm tốn mơi trường được đưa vào sử dụng trong luận án.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát thực địa, bản đồ, toán học, hồi cứu quá
khứ - dự báo tương lai, dự báo nguồn thải theo hệ số ô nhiễm, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp thống kê.
Quá trình nghiên cứu của luận án: gồm 2 bước chính
Bước 1: Khảo sát, đánh giá, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hoạt động sản xuất
và những hệ quả về ô nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng ở các làng nghề, phân loại hiện trạng chất
lượng môi trường.
Bước 2: Dự báo sự phát triển làng nghề và mức độ ô nhiễm môi trường; Đề xuất phương án QHBVMT; Kiến
nghị các giải pháp thực hiện.
Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, cấu trúc luận án gồm 3 chương được trình
bày trên 149 trang với 47 bảng biểu, 39 hình vẽ và bản đồ minh họa.
Chƣơng 1
4



CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO NGHIÊN CỨU
QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ

1.1. Khái quát về làng nghề
Trên thế giới, từ những năm 20 của thế kỷ XX, đã có các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
“làng nghề”. Tiêu biểu như Bành Tử với “Nhà máy làng xã” (1922), N.H. Noace với “Mơ hình sản xuất làng
xã” và “Xã hội hóa nghề thủ cơng” (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World Crafts Council International)
được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ cơng truyền thống. Từ
đây, một số mơ hình tổ chức sản xuất đã được đề xuất và triển khai có hiệu quả như: “Hợp tác xã”(1970) ở
Triều Tiên; “mơ hình sản xuất thu nhỏ” (1974) ở Na Uy; “Một làng một sản phẩm” (OVOP - 1970) ở Nhật
Bản; “Một triệu Bạt cho một làng” và “Mỗi làng có một sản phẩm ” (1984) ở Thái Lan.
Ở Việt Nam, trước năm 1954, nghiên cứu sự phân bố, phong tục, tập quán, dân cư và điều kiện địa lý tự
nhiên của các làng nghề chủ yếu do các nhà địa lý và xã hội học Pháp thực hiện (Roland Bulteau, D.V.
Foune Deprat, Pierre Gourou...). Sau năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam (Nguyễn Mạnh Chu, Lê Thạc
Cán, Phí Văn Ba, Tồn Ánh...) và nhiều nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu về làng nghề. Một số hướng
nghiên cứu đáng quan tâm trong thời gian gần đây như: Làng nghề Việt và môi trường (Đặng Kim Chi,
1998); Hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường một số làng nghề Bắc bộ (Đăng Kim Chi và nnk 2000);
Kinh tế làng nghề (Hồng Hải, 1996); Mơ hình làng nghề nơng thơn (Hồng Kim Giao, 1996); Cơng nghệ
xử lý nước thải làng nghề (Trần Hiếu Nhuệ, 1998); Quy hoạch môi trường vùng ven đô Hà Nội trên cơ sở
tiếp cận sinh thái (Vũ Quyết Thắng, 2000).
5


Làng nghề Hà Tây hình thành và phân bố tập trung hai bên tả và hữu ngạn sông Hồng, sông Đáy, sông
Nhuệ với 282 làng/324 xã được phân chia làm 03 cụm: Cụm làng nghề lớn nhất ở phía Tây của tỉnh, trong
phạm vi huyện Phú Xuyên. Cụm làng nghề thứ 2 ở Chương Mỹ trên quốc lộ 6 gần tỉnh Hồ Bình. Cụm làng
nghề thứ 3 gồm một số làng nghề nằm ở phía Bắc của tỉnh, đó là các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ mơi trƣờng

a. Tình hình nghiên cứu quy hoạch mơi trường trên thế giới: Thuật ngữ “Environmental planning” (QHMT)
ra đời vào đầu những năm 70 và phổ biến vào những năm 90 của thế kỉ XX. Đây có thể xem như một ngành
khoa học mới và hiện nay còn nhiều quan điểm về tên gọi cũng như nội dung quy hoạch.
Theo Susan Buckingham - Hatfield và Bob Evans (1962), QHMT là quá trình hình thành, đánh giá và
thực hiện chính sách mơi trường. Baldwin (1984) chỉ ra rằng QHMT là “việc khởi thảo và điều hành các
hoạt động nhằm hướng dẫn, kiểm soát việc thu thập, biến đổi, phân bố và đổ thải một cách phù hợp”.
Ortolano (1984) quan niệm: “QHMT bao gồm sử dụng đất, quản lý chất tồn dư và kỹ thuật đánh giá tác
động môi trường”. Từ điển Môi trường và Phát triển bền vững, Alan Gilpin (1996) cho rằng: QHMT là sự
xác định các mục tiêu mong muốn về KT - XH đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy
trình quản lý để đạt được mục tiêu đó.
b. Tình hình nghiên cứu QHMT và QHBVMT ở Việt Nam: Trong Luật Bảo vệ Môi trường (2005) không đưa
ra khái niệm và phân biệt giữa QHBVMT và QHMT. Tuy nhiên trong điều 3, chương I và điều 50 chương

6


VI của Luật sử dụng thuật ngữ “QHBVMT” để chỉ ra các hành động quy hoạch hướng tới mục tiêu BVMT
cho các vùng đô thị và nông thôn.
Trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, QHBVMT được quan niệm "là những quy định về mục
tiêu và biện pháp BVMT trong thời gian nhất định nhằm duy trì cân bằng sinh thái và đồng thời vẫn đảm
bảo mục tiêu phát triển”.
Theo Nguyễn Thế Thôn (1998) “QHMT là xác định chức năng môi trường cho các phạm vi lãnh thổ
khác nhau, hài hòa với sự phát triển kinh tế, nhằm làm cho mơi trường khơng bị suy thối”; Theo Nguyễn
Cao Huần (2002) “QHBVMT là một vấn đề quan trọng đối với phát triển bền vững, là một phần của chiến
lược phát triển KT - XH. QHBVMT nhằm mục đích giải quyết mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát
triển vùng lãnh thổ’’
Như vậy, cho đến nay ở Việt Nam “Environmental planning” được hiểu theo nhiều cách khác nhau và
cùng song song tồn tại các thuật ngữ: QHMT, hoạch định môi trường và QHBVMT. Dù hiểu theo cách nào
thì QHMT - QHBVMT vẫn có nhiều điểm chung: Trong quy hoạch phát triển KT - XH phải xem xét các yếu
tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu BVMT; QHBVMT là một bộ phận

cấu thành của chiến lược phát triển KT - XH được xây dựng theo hướng PTBV. QHBVMT không thể tách rời
quy hoạch phát triển kinh tế; QHBVMT là dạng quy hoạch mang tính liên ngành; QHBVMT phải tơn trọng
các quyền và giải quyết nhu cầu của cộng đồng địa phương. Đây cũng là quan điểm của tác giả luận án và
được vận dụng trong QHBVMT một số làng nghề ở Hà Tây.
7


1.3. Quan điểm và tiếp cận nghiên cứu:
Các quan điểm nghiên cứu: Quan điểm hệ thống; Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm tiếp cận đa thời gian;
Quan điểm phát triển bền vững.
Tiếp cận địa lý theo: không gian, thời gian, tổng hợp và cụ thể.
Chƣơng 2
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ
VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA NĨ ĐẾN MƠI TRƢỜNG

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên: Hà Tây thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm của cả
nước, có mức tăng trưởng kinh tế 12- 16% năm (giai đoạn 2000 - 2005). Địa hình khu vực tương đối bằng
phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông
Hồng.
Xã Phùng Xá và Duyên Thái nằm ở hai huyện Thạch Thất và Thường Tín nơi có truyền thống tiểu thủ
công nghiệp, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km về phía Tây Nam và Đơng Nam, có nhiều
thuận lợi để phát triển kinh tế như vị trí địa lý, địa hình, giao thơng đường bộ - đường thuỷ và thế mạnh nghề
truyền thống.
Khí hậu của Phùng Xá và Duyên Thái được quy định bởi những đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng
Bắc Bộ: nhiệt đới gió mùa nóng ẩm có mùa đơng lạnh.
8


Chế độ thuỷ văn của Phùng Xá chịu ảnh hưởng chính của chế độ thuỷ văn sơng Đáy và sơng Tích;

Dun Thái là sơng Tơ Lịch chảy qua, có tác dụng lớn trong việc tiêu nước.
Địa hình Phùng Xá và Dun Thái khá bằng phẳng, khơng có đồi núi, độ cao tuyệt đối từ 4,7 - 5,6m. Địa
hình khơng trũng nên chất gây ơ nhiễm khơng bị tích tụ ở một chỗ mà dễ bị phát tán.
Điều kiện kinh tế-xã hội: Theo báo cáo về hiện trạng kinh tế xã hội của hai xã năm 2008 thủ công
nghiệp là ngành thu hút số hộ tham gia đông nhất và cũng là ngành có doanh thu cao nhất: (1) Phùng Xá hiện
có 61 cơng ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, 652 cơ sở sản xuất, 530 hộ gia đình tham gia
nghề gia cơng kim khí, giá trị thu nhập ước tính đạt xấp xỉ 50 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2007 và đạt
105,6% kế hoạch; (2) Dun Thái có khoảng trên 10 cơng ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân,
798 hộ tham gia sản xuất sơn mài. Năm 1996 tổng thu nhập là 5,1 tỷ đồng, năm 2001 là 16,7 tỷ đồng, năm
2008 đạt 36,7 tỷ đồng.
2.2. Qui trình sản xuất thủ công nghiệp và các nguồn gây ô nhiễm
2.2.1. Sản xuất gia công kim loại làng nghề Phùng Xá
Nghề cơ kim khí Phùng Xá có lịch sử phát triển cách đây trên 300 năm. Sản phẩm của làng nghề là các
công cụ sản xuất; sắt - thép xây dựng; các sản phẩm: bản lề, của hoa, cửa sắt, vành xe. Quy trình sản xuất
gồm 07 cơng đoạn chính: Sắt thép phế liệu -> Nung -> Cán phôi -> Bán sản phẩm -> Mạ -> Chế tác, gia
công -> Thị trường.
2.2.2. Sản xuất sơn mài làng nghề Duyên Thái
9


Các sản phẩm sản xuất sơn mài rất phong phú và đa dạng từ các nguyên liệu đầu vào dùng để tạo ra
sản phẩm cho đến các mẫu mã kiểu loại sản phẩm đầu ra. Trước các mặt hàng tiêu thụ trong nước đơn
thuần có: tranh vẽ, bàn thờ, cháp, hộp, khay..., nhưng từ những năm 1990 trở lại đây do yêu cầu của thị
trường đòi hỏi các sản phẩm phải đa đạng, có giá trị nghệ thuật cao như: tranh khảm trai, tranh rán bạc,
bình và lọ hoa.
Quy trình sản xuất gồm 08 công đoạn: Gỗ, tre, nứa -> Làm nhẵn -> Đánh vải -> Mài -> Vẽ -> Đánh
bóng -> Lau xi -> Thành phẩm.
2.3. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài đến môi trƣờng tự nhiên
Cơ sở đánh giá hiện trạng mơi trường: khảo sát, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường theo hai mùa:
mùa mưa và mùa khô kết hợp hồi cứu số liệu nghiên cứu, thống kê trên địa bàn khu vực.

Tại Phùng Xá đặc trưng của ô nhiễm không khí là bụi (vượt TCCP 5-12 lần), các khí độc hại CO, SO2,
NOx (vượt TCCP 3-5 lần); đặc trưng của ô nhiễm nước thải là hàm lượng kim loại nặng: Fe, Cu, Zn (vượt
TCCP 3-5 lần), độ đục (vượt TCCP 5-7 lần), chất rắn lơ lửng (vượt TCCP 3-6) lần; đặc trưng của ô nhiễm
đất là: độ mùn trong đất giảm 4 lần trong vòng 10 năm từ 1997-2007; axit hoá: độ pH liên tục giảm theo từng
năm; lượng kim loại tích trữ trong đất ngày càng lớn (vượt TCCP 2-3 lần).
Tại Duyên Thái đặc trưng của ô nhiễm không khí là bụi (vượt TCCP 2-3 lần), các khí độc hại và hơi
dung mơi vượt TCCP 4-8 lần; đặc trưng của ô nhiễm nước thải là hàm lượng dầu, mỡ (vượt TCCP 3-5 lần),

10


độ màu cao, độ đục (vượt TCCP 3-5 lần), chất rắn lơ lửng (vượt TCCP 4-6) lần; đặc trưng của ô nhiễm đất
là: độ phì giảm, đất bị nhiễm dầu mỡ.
Các chỉ tiêu về chất lượng nước ngầm cũng đều vượt qua TCVS nước uống, đặc biệt đối với nước giếng
khoan; hàm lượng độ đục gấp 11 - 14 lần TCCP tại Phùng Xá; độ cứng vượt gần 3 lần TCCP tại Duyên Thái;
tổng chất rắn hoà tan cũng vượt gần 3 lần TCCP; asen gấp 2 lần TCCP; coliform vượt từ 78 đến 124 lần
TCCP.
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt và thủ công nghiệp lớn khoảng >80000 tấn/năm tại Phùng Xá và
khoảng 20.000 tấn/năm tại xã Duyên Thái, phần lớn không được thu gom, chuyển đến nơi quy định nên
thường được đổ ra ao, hồ, kênh mương, ven sông và lề đường làm giảm chất lượng đường giao thông và mỹ
quan làng xã.
2.4. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài đến môi trƣờng kinh tế - xã hội
Hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp là nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của hai làng
nghề nghiên cứu. Sản xuất tại làng nghề đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao
động, ngồi ra cịn thu hút một lực lượng lớn lao động mùa vụ, lao động dịch vụ cung ứng vật tư, tiếp thị góp
phần từng bước giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Sức khỏe cộng đồng: Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở Phùng Xá và Duyên Thái đã và đang
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường, làm suy thối chất lượng sống.

11



-

Đối với các bệnh liên quan đến xương - tỷ lệ ở Phùng Xá (22%) cao hơn hẳn so với ở Duyên Thái
(16%), do đặc thù việc tái chế kim loại thuộc lĩnh vực lao động nặng.

-

Đối với các bệnh ngoài da tại Phùng Xá tỷ lệ này là 10% nhưng tại xã Duyên Thái là 16%, do việc sản
xuất sơn mài thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại.

2.5. Phân loại hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng làng nghề Phùng Xá và Duyên Thái
Cơ sở phân loại hiện trạng chất lượng môi trường là: (i) Phân tích hiện trạng sản xuất gia cơng tái chế
kim loại và sơn mài (ii) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội; (iii) Số liệu khảo sát thực địa và kết quả phân tích
mơi trường.
Hiện trạng chất lượng mơi trường phân theo chỉ số EQI (Environmental Quality Index) có số đo từ 0 - 10.
Kết quả tính tốn thể hiện theo hai mùa và phân theo 4 cấp độ: Vùng ơ nhiễm nặng có EQI< 3,5 nằm chủ yếu
trong ranh giới hành chính thơn Vĩnh Lộc xã Phùng Xá; vùng ơ nhiễm trung bình là khu vực quanh thơn Vĩnh
Lộc và làng Hạ Thái có EQI 3 - 5; khu vực được quy hoạch Điểm cơng nghiệp, hành chính của hai xã mức ơ
nhiễm nhẹ có EQI 5 - 7; khu vực tiếp giáp với sản xuất nông nghiệp mơi trường tương đối sạch có trọng số < 7.
Chƣơng 3
XU THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DIỄN BIẾN MÔI TRƢỜNG VÀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG LÀNG NGHỀ

3.1. Dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội và diễn biến môi trƣờng

12



Luận án sử dụng nhiều phương pháp dự báo, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp “Dự báo nguồn
thải theo hệ số ô nhiễm”, tiến hành theo 4 bước:
Bước 1: Nghiên cứu, phân tích các dự án quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010
và 2020 để xác định áp lực môi trường. Bước 2: Nghiên cứu, phân tích, xác định hiệu quả của các dự án "đáp
ứng", xử lý ô nhiễm, BVMT của khu vực nghiên cứu đến năm 2010 và 2020. Bước 3: áp dụng phương pháp
"Hệ số ô nhiễm" để dự báo các nguồn thải ô nhiễm môi trường đến năm 2010 ở Phùng Xá và Duyên Thái.
Bước 4: Thừa nhận quy luật biến đổi ô nhiễm môi trường tỷ lệ thuận với lượng chất thải ô nhiễm để dự đốn
mức độ ơ nhiễm mơi trường tương lai.
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN MƠI TRƯỜNG

Phát
triển
KT XH đa
ngành
Năm
thứ n

Dân số
Khơng
khí
Nước
Rừng
Sinh
thái
Hệ thống
MTA

Quan
trắc


Biến
đổi số
lượng

Bộ
chỉ
thị
mt

Biến đổi
chất
lượng
A’  A
n1  n

Đánh giá

* Tốt hơn
* Xấu hơn

* Tương tự
13

* Tăng lên

* Hiệu quả kinh tế
So sánh
* mơi
Gi¶m
sót

* Chất lượng
trường

Dân số
Khơng
khí
Nước
Rừng
Sinh
thái
Hệ thống
MTA

Phát
triển
KT XH đa
ngành
Năm
thứ n


Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu diễn biến mơi trƣờng
3.1.1. Xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất khu vực nghiên cứu tăng bình quân 13 -16% năm (giai đoạn 2005 - 2010) và 10 11% năm (giai đoạn 2011 - 2020).
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế từ năm 2010 - 2020
TT

I

II


Chỉ số
Phùng Xá
Tổng giá trị
lượng
Tổng sản lượng
GDP
Duyên Thái

sản

Đơn vị

2010

2015

2020

Tỷ đồng

76

116

175

Triệu tấn
Triệu đồng


36
15,650

52
24

74
35

14


Tổng giá trị
lượng
Tổng sản lượng
GDP

Tỷ đồng

56

85

125

Triệu cái
Triệu đồng

3
12450


4,2
22

5.1
33

sản

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông - lâm
nghiệp nhằm phát huy lợi thế các tiểu vùng, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp cho toàn khu vực.
3.1.2. Dự báo diễn biến môi trƣờng
a. Dự báo diễn biến môi trường khí
Bảng 3.2. Dự báo tải lƣợng bụi và khí thải tại khu vực nghiên cứu khi có biện pháp xử lý và không xử
lý đến năm 2020 (đv: tấn)
Thông số
Ngành sx
Phùng Xá
Giao thông
Thủ công nghiệp
Tổng chưa xử lý
Khoảng
Đã xử lý mức cao nhất
Duyên Thái
Giao thông
Thủ công nghiệp
Tổng chưa xử lý

Bụi


SO2

NOx

CO

Chì

6,2
780
786,2
750-850
80

2,8
94
96,8
90-100
9

41,2
1245
1286
1250-1350
120

284,1
13680
13964
14000

1400

3,0
5,5
8,5
8,5-9
0,9

4,54
642
646,54

2,1
102
104,1

29,7
1468
1497,7

202,9
15000
15202

2,8
7,5
10,3

15



Khoảng
Đã xử lý mức cao nhất

600-700
65

100-110
11

1500
150

10-11
1,1

15000-16000

1600

Tải lượng các chất gây ơ nhiễm khơng khí của vùng nghiên cứu sẽ có biến động theo hướng gia tăng của
sản lượng sản xuất. So sánh kết quả đo đạc mơi trường khí năm 2006-2007, cho thấy nếu không thực hiện
các biện pháp hạn chế ơ nhiễm trong vịng 15 năm tới lượng bụi và khí thải sẽ tăng lên từ 1,2 - 1,6 lần so với
hiện nay.
b. Dự báo diễn biến môi trường nước
Bảng 3.3. Dự báo tải lƣợng ô nhiễm nƣớc Phùng Xá và

Dun Thái đến năm 2020 (Đv: tấn)

Ƣíc tÝnh t¶i l-ợng ô nhiễm

Cỏc loi
nc thi

SS

BOD

K.l nng

Nts

Pts

KXL

SXL

KXL

SXL

KXL

SXL

KXL

SXL

KXL


SXL

I. Phựng Xỏ
Sinh hot
1100
TCN
2850
Ngun khỏc
1300
II. Duyên Thái

400
700
600

1170
230
360

700
70
300

1,2
1850
120

0,8
350

140

360
18
130

100
12
100

40
8
20

12
6
18

Sinh hoạt
TCN

900
2450

300
500

975
160


400
50

1,2
412

700
90

300
28

70
15

50
16

18
8

Nguồn khác

800

400

420

300


120

80

155

120

32

22

(1) KXL: Không xử lý, SXL: sau xử lý

16


Theo dự báo, trong trường hợp triển khai không tốt các biện pháp xử lý nước thải, thuỷ vực tại đơn vị
nghiên cứu sẽ tiếp nhận khối lượng nước thải 8 -10 triệu m3 năm 2020 với tải lượng ô nhiễm lớn: kim loại ở
Phùng Xá, mầu và dung môi ở Duyên Thái, hữu cơ trong nước thải sinh hoạt.
c. Dự báo diễn biến chất thải rắn: Theo dự báo, lượng rác sinh hoạt, rác công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
đến năm 2020 khoảng trên 10000 tấn/năm ở Phùng Xá và 52000 tấn/năm ở Duyên Thái, sẽ được thu gom
khoảng 95%. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom này còn phụ thuộc vào năng lực quản lý và việc cấp kinh phí cho
Cơng ty vệ sinh mơi trường của từng địa phương.
3.2. Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng làng nghề
Định hướng phát triển cho các làng nghề khu vực nghiên cứu: (i) Giữ vững và phát triển làng nghề
truyền thống. (ii) Bảo vệ, duy trì và tiếp tục phát huy thế mạnh trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp. (iii)
Không ngừng nâng cao mức sống người dân. (iv) Cải thiện và tiến tới đảm bảo môi trường sống trong sạch.
Tiến hành QHBVMT theo hai hướng khơng gian chính: Quy hoạch sản xuất tập trung theo cụm công nghiệp

nhỏ và quy hoạch sản xuất phân tán trong làng nghề.
3.2.1. Quy hoạch điểm công nghiệp Phùng Xá và Duyên Thái
Điểm công nghiệp được quy hoạch để tập trung các cơ sở sản xuất nghề, nhằm phát triển sản xuất, hợp
lý hoá kinh doanh, thu hút nguồn nhân lực, khắc phục ô nhiễm môi trường do sản xuất nhỏ lẻ.
Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng đất trong quy hoạch
Hạng mục sử dụng đất

TT
17

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %


1
2
3

Đất xây dựng cơ sở sản xuất, điều
hành, kho bãi, xử lý chất thải
Đất làm đường giao thông, hàng rào
Đất cây xanh, ngoại cảnh
Tổng cộng

3,590

47

3,136

1,020
7,750

40
13
100

Quy hoạch điểm công nghiệp Phùng Xá với diện tích 7,25 ha được chia làm 285 ô đất với diện tích mỗi
ô là 175 - 200m2 cho th để sản xuất; Tồn bộ diện tích điểm cơng nghiệp Dun Thái chia thành 11 lơ
trong đó: Đất cho thuê sản xuất: 81.901 m2 chiếm 69,9%; Đất giao thông nội bộ, cây xanh: 35.286 m2 chiếm
30,1%.
3.2.2. Quy hoạch công nghệ xử lý chất thải làng nghề
Xử lý chất thải tại Phùng Xá: Khí thải là nguồn gây ơ nhiễm chính tại làng nghề tái chế kim loại. Nguồn phát
thải chủ yếu từ lò luyện kim loại; các hơi dung mơi và khí từ q trình gia cơng cơ khí khác.
Đối với các cơ sở sản xuất lớn bắt buộc phải di chuyển vào khu cơng nghiệp, lượng khí thải lớn, nhiều
thành phần độc hại như hơi chì, nhơm, đồng… cần lắp đặt hệ thống Xyclon tách bụi và bố trí các tháp rửa có
dung dịch hấp thụ là nước hoặc các dung mơi hố học để đảm bảo chất lượng khơng khí.
Nước thải tái chế kim loại có hai loại hình chính:
Nước thải mạ điện: đặc điểm chính của dịng thải mạ là lượng nước thải khơng lớn, nguồn thải không tập
trung và chế độ thải gián đoạn. Để đạt được hiệu quả trong việc xử lý, cần tiến hành tách dòng thải cơ sở mạ
18


điện xử lý riêng, tránh lan truyền ô nhiễm cho các nguồn thải khác. Nước thải mạ cần tách Zn2+ bằng sữa vơi
Ca(OH)2 hay xút (NaOH) để trung hồ và phản ứng tạo kết tủa. Hoá chất dùng để trung hồ là CaO hoạt tính đi
từ ngun liệu chính là vơi tơi. Sự trung hồ nước thải diễn ra đồng thời với sự lắng xuống của kết tủa các
ion kim loại. Nước thải sau khi lắng có pH ổn định và hàm lượng các kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép được
thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải xưởng cán: Việc xử lý nước thải này là tách dầu và chất lơ lửng, do vậy áp dụng phương pháp xử
lý cơ học là đơn giản và kinh tế. Nước thải từ quá trình sản xuất được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các

tạp chất thơ và rác có trong dịng chảy. Tại bể tách dầu do có tỷ trọng nhẹ hơn nên dầu mỡ trong nước thải
được tách ra. Đồng thời do thời gian lưu tương đối lớn nên các chất lơ lửng có trong nước sẽ được lắng và
giữ lại trong bể.
Xử lý chất thải tại Hạ Thái:
Khí thải: Giảm bớt lượng sơn và dung môi sử dụng bằng kỹ thuật gia công sơn, thay đổi dung môi sơn
bằng chất pha loãng.
Đối với nước thải sản xuất sơn mài: Khống chế ô nhiễm tại các nguồn thải, xây bể hoặc hố thu tại các
cơng đoạn có nước thải sản xuất; Các bể phải xây gờ bao quanh, có nắp đậy và lắp đặt tấm chắn; Phân luồng
dòng thải với mục đích tách riêng dịng thải có nồng độ bẩn cao; Xử lý làm sạch toàn bộ lượng nước thải sản
xuất trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

19


Nước thải làng nghề Duyên Thái được đề xuất xử lý theo phương án: Làm sạch bằng phương pháp hoá
lý bậc I với biện pháp trung hoà - keo tụ và xử lý sinh hố hiếu khí. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý, đạt
tiêu chuẩn TCVN 5942 - 2005 và được thải ra nguồn tiếp nhận.
3.2.3. Quy hoạch phân tán tại làng nghề
Quy hoạch đơn vị ở bền vững cấp xã Duyên Thái theo dạng tập trung hướng tâm trong đó hạt nhân là
đơn vị ở.
Cây xanh
Quảng trường
Công viên
Trường TH
Trường THCS
UBND
Công sở
Bưu điện TT
Thư viện
Thương mại

Dịch vụ
Chợ
Bến xe
TT vui chơi

Vườn dạo, Nhà
trẻ, Mẫu giáo Sân
chơi

Trung tâm
nhóm ở

Trung tâm
đơn vị ở

Khụng gian m

Y t, bu in
nh, bn xe buýt

Trung tâm
nhóm ở

40 - 50ha
7.000 - 8.000 dân

20


Hình 3.2. Mơ hình đơn vị ở cấp xã Dun Thái

Quy hoạch đơn vị ở bền vững cấp xã Phùng Xỏ theo dng di
Nhóm ở

Trung tâm
đơn vị ở

Trung tâm
nhóm ở

Giao thông
trong đơn vị ở

R400 - 500m
Giao thông
đô thị

R400 - 500m
Ranh giới
đơn vị ở

Nhóm ở

Trung tâm
nhúm

Giao thông
trong đơn vị ở

Trung t©m
đơn vị ở


Hình 3.3. Mơ hình đơn vị ở cấp xã Phùng Xá
Quy hoạch đơn vị ở cấp hộ gia đình:
Đường giới hạn khơng gian


C
Đ2

C
Đ1
C
Đ3


C
C Đ1 21
Đ2 C
Đ3



C
Đ2

C
CĐ1




C
Đ1

C
C


×