Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.98 KB, 26 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu
tư Tài chính Dầu khí.
Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí là công ty thành viên
của Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam được cấp phép thành lập tại
Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 23/UBCK- GP ngày 14 tháng
12 năm 2007 do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.
Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí được thành lập là một
công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập và chịu trách nhiệm hữu hạn, tồn tại
và hoạt động theo Pháp luật hiện hành và Điều lệ của Công ty đã được ban hành.
Công ty được phép sử dụng con dấu riêng, được phép phân cấp quản lý cán bộ
công nhân viên và áp dụng các hình thức trả lương theo chế độ chính sách lương
thưởng của Công ty đã được Hội đồng quản trị của công ty phê duyệt.
Hiện nay Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí đang lập và
phát triển 02 quỹ đầu tư là quỹ PVFC1 và quỹ PVFC2:
- Quỹ Dầu khí năng lượng (PVFC1) là một trong những sản phẩm đầu tiên
của Công ty. Chiến lược đầu tư của quỹ là đầu tư tăng trưởng và đa dạng hoá, tập
trung vào các cổ phiếu trong ngành Dầu khí năng lượng có tốc độ tăng trưởng đạt
lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển lâu dài. Quỹ cũng có thể đầu tư ra nước
ngoài tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước.
- Quỹ đầu tư bất động sản (PVFC2) tập trung vào lĩnh vực bất động sản, chú
trọng vào phân đoạn thị trường đang phát triển gồm du lịch khách sạn cao cấp, xây
dựng văn phòng, khu thương mại…
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty
Công ty được thành lập với mục tiêu tiến hành các hoạt động kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm thu lợi nhuận cho các Cổ đông, tạo việc làm và
thu nhập cho người lao động trong Công ty. Trong phạm vi mà Pháp luật cho phép,
Công ty sẽ có ngành, nghề kinh doanh chính như sau:
- Lập và quản lý quỹ (quỹ công chúng, quỹ thành viên và các loại quỹ khác
theo quy định của Pháp luật).
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.


- Tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, mua bán, thâu tóm công ty; tư vấn về quản
lý kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, nghiên cứu
thị trường, phân tích thị trường.
- Thực hiện các hoạt động đầu tư bao gồm cả đầu tư chứng khoán và các
công cụ tài chính, đầu tư và quản lý các dự án bất động sản… và các loại tài sản
khác, và theo giấy phép hoạt động của từng Quỹ.
- Huy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào
Việt Nam, các khoản tín thác hay uỷ thác khác cả các nhà đầu tư là tổ chức và cá
nhân ở trong và ngoài nước.
- Thực hiện các hoạt đông khác mà pháp luật cho phép.
Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí đang cố gắng phấn đấu
và phát triển theo chiến lược kinh doanh đã được đề ra, cụ thể là:
- Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu: Từng bước thực hiện chiến
lược quảng bá thương hiệu bằng cách đặt mục tiêu doanh thu từng thời kỳ song
song với việc đưa hình ảnh ra thị trường. Mục tiêu là trong các năm tiếp theo hình
ảnh của công ty sẽ dần quen thuộc trên thị trường kinh doanh tài chính, được đối
tác trong nước và quốc tế ghi nhận.
- Chiến lược khách hàng: Xây đựng các quy trình công tác nhanh chóng, tạo
điều kiện thuận lợi tối ưu trong công tác phục vụ khách hàng. Tuân thủ chặt chẽ
tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
- Chiến lược xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
đầy đủ và cập nhật, hệ thống máy móc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao nhằm
mang lại tính ưu thế trong hoạt động phân tích, thống kê, dự đoán và dự báo.
- Chiến lược sản phẩm: Xây dựng các sản phẩm nền tảng và sản phẩm
thương hiệu.
Sứ mệnh của Công ty năm 2015:
• Trở thành một trong ba công ty quản lý quỹ hàng đầu của Việt Nam.
• Hiện đại hoá công nghệ hệ thống thông tin.
• Đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp.
• Hoạt động theo mục đích tối đa hoá lợi ích cho các nhà đầu tư, tạo uy tín

vững mạnh.
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban lãnh đạo Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
được tổ chức chế độ của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị có quyền và trách
nhiệm quản lý tất cả các hoạt động chính của Công ty.Tiếp đến là Ban Kiểm soát.
Đứng đầu ban điều hành Công ty là Tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc
là Phó Tổng giám đốc. Tiếp theo là Kế toán trưởng có trách nhiệm lãnh đạo đội
ngũ nhân viên phụ trách về các lĩnh vực gồm kế toán và quản lý tài chính. Tiếp sau
là các bộ phận phòng ban chức năng: Ban Phát triển kinh doanh, ban Đầu tư,
phòng Pháp chế & KTKSNB, phòng Hành chính tổng hợp và phòng Tài chính kế
toán.
Hội đồng quản trị
Ban Kiểm soát
Tổng giám đốc
Ban Kiểm soátPhó Tổng giám đốc
Ban phát triển kinh doanhBan Đầu tư Phòng pháp chế & KTKSNBPhòng hành chính tổng hợpPhòng Tài chính kế toán
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Qua việc xem xét sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí ta nhận thấy chức năng chung của các bộ
phận như sau:
Hội đồng quản trị: Có quyền và trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động
chính của Công ty, và sẽ quyết định tất cả những vấn đề quan trọng liên quan đến
Công ty.
- Ban Kiểm soát: là cơ quan có thẩm quyền giám sát tất cả các hoạt động và
công việc kinh doanh của Công ty. Ban Kiểm soát sẽ hoạt động độc lập với Hội
đồng quản trị và các cán bộ quản lý.
- Tổng giám đốc: là đại diện theo pháp luật của Công ty đối với các vấn đề
có liên quan đến hoạt động và quản lý Công ty. Nghĩa vụ của Tổng giám đốc bao

gồm việc thực thi các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức và điều hành các
hoạt động hàng ngày của Công ty phù hợp với các cơ cấu và thông lệ quản lý hiện
đại.
- Phó Tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty, được
Tổng giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một số phòng ban.
- Kế toán trưởng: có trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ chuyên viên phụ trách các
lĩnh vực gồm kế toán và quản lý tài chính.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn trong Công ty
Các phòng ban chức năng: có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp và triển khai một
cách hiệu quản các công việc thuộc lĩnh vực do phòng ban mình đảm nhiệm, từ đó
đảm bảo thực hiện tốt mọi hoạt động của Công ty, làm cơ sở để Ban Tổng giám
đốc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.3.2.1. Ban Phát triển kinh doanh
* Chức năng: Ban Phát triển kinh doanh thực hiện chức năng tham mưu,
giúp việc Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc huy động vốn, nghiên cứu phân
tích tổng hợp và quản lý danh mục đầu tư.
* Nhiệm vụ:
- Công tác huy động vốn: Ban PTKD chịu trách nhiệm về hoạt động huy
động vốn trong và ngoài nước để thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ
đại chúng và quỹ thành viên, Công ty đầu tư chứng khoán và hoạt động huy động
vốn cho nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của PVFC Capital.
- Nghiên cứu phân tích tổng hợp: Ban PTKD chịu trách nhiệm thực hiện
công tác nghiên cứu, phân tích tổng hợp hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn và
quản lý danh mục đầu tư. Cụ thể xây dựng tài liệu quỹ đầu tư, xây dựng sản phẩm
danh mục đầu tư, thực hiện công tác nghiên cứu, phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích
ngành, phân tích xu hướng thị trường nhằm cung cấp thông tin cho bộ phận quản
lý danh mục đầu tư và các nhà đầu tư.
- Quản lý danh mục đầu tư: Dựa trên các sản phẩm do bộ phận Nghiên cứu
phân tích xây dựng và danh sách khách hàng do bộ phận Huy động vốn cung cấp,
xây dựng dự thảo Hợp đồng và các hồ sơ liên quan trình cấp có thẩm quyền phê

duyệt để chào khách hàng; thực hiện đầu tư mua bán theo tiêu chí danh mục đầu tư
đã được đưa ra; thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin thị trường cổ phiếu, trái
phiếu để kịp thời cập nhật số liệu đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư.
1.3.2.2. Ban Đầu tư
* Chức năng: Ban Đầu tư là đơn vị trực thuộc bộ máy điều hành của Công ty
Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Tài chính dầu khí có chức năng tham mưu và giúp
việc cho Ban Lãnh đạo Công ty trong việc thực hiện triển khai,quản lý sau đầu tư
các hoạt động đầu tư Công ty.
* Nhiệm vụ:
- Tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
- Thực hiện đầu tư dự án, đầu tư cổ phần, đầu tư trái phiếu và đầu tư các
loại chứng từ có giá khác và thực hiện quản lý sau đầu tư đối với các dự án, doanh
nghiệp thành lập mới mà PVFC Capital tham gia góp vốn đầu tư.
- Thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin, kết hợp với bộ phận quản lý
danh mục đầu tư trong việc cơ cấu lại danh mục.
- Thực hiện báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất các thông tin, số liệu
liên quan đến công tác đầu tư của Ban.
- Thực hiện các thủ tục cử người đại diện phần vốn của PVFC Capital tại
các dự án, doanh nghiệp.
- Tiến hành cập nhật thông tin, văn bản pháp lý, theo dõi, phân tích các
thông tin liên quan đến giá cổ phần, thông tin phát sinh của doanh nghiệp, của dự
án... mà PVFC Capital đang tham gia đầu tư, có báo cáo định kỳ Ban Lãnh đạo
Công ty và hỗ trợ cung cấp thông tin cho các phòng , ban khác của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
* Nhiệm vụ cụ thể:
- Bộ phận Đầu tư Dự án là bộ phận thuộc Ban Đầu tư có chức năng tham
mưu giúp việc cho Giám đốc Ban thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực đầu tư vào các
dự án.
- Bộ phận Đầu tư chứng từ có giá là bộ phận thuộc Ban Đầu tư có chức năng
tham mưu giúp việc cho Giám đốc Ban trong việc triển khai các hoạt động đầu tư

trái phiếu, cổ phiếu và các chứng từ có giá khác.
1.3.2.3. Phòng Pháp chế & KTKSNB
* Tư vấn pháp lý trong các hoạt động kinh doanh và quản lý:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý cho Ban Tổng Giám đốc hoặc các đơn vị của
công ty trong việc tổ chức, quản lý nội bộ và thực hiện kinh doanh đúng pháp luật
và các quy định của Công ty.
- Cho ý kiến pháp chế về các dự thảo văn bản quản lý, chỉ đạo kinh doanh,
quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, thanh
lý hợp đồng... do các phòng/ban xin ý kiến theo quy định;
- Cập nhật và phổ biến, lưu trữ và quản lý các văn bản pháp luật liên quan đến
hoạt động của PVFC Capital.
* Thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
- Giám sát và triển khai thực hiện hoạt động kiểm soát tuân thủ trong công ty
quản lý quỹ:
- Xây dựng và triển khai các hoạt động tuân thủ theo Bộ đạo đức nghề nghiệp
Công ty
- Hỗ trợ các CBNV hiểu, cam kết và tuân thủ Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Công ty
- Lưu trữ các báo cáo tuân thủ của CBNV theo quy định của pháp luật và lập
báo cáo tuân thủ gửi các cấp quản lý khi được yêu cầu
* Các hoạt động kiểm soát nội bộ khác:
- Xây dựng hệ thống quy chế, quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ tuân thủ
theo các quy định của nhà nước và của Tổng Công ty, Tập đoàn.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ và thực hiện các kế hoạch đó
theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Công ty, Ban Kiểm soát và HĐQT.
1.3.2.4. Phòng Hành chính tổng hợp
* Chức năng: Phòng HCTH là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và
giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong việc chỉ
đạo, quản lý và điều hành hoạt động của Công ty bao gồm: công tác hành chính,
quản trị, công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị và tài sản, công tác tổ chức và phát

triển mạng lưới, công tác nhân sự, đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực,
tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác an toàn vệ sinh
lao động, bảo hộ lao động, công tác thư ký, trợ lý Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng
Quản trị, công tác đối ngoại, công tác văn thư lưu trữ, công tác lập kế hoạch, công
tác quản trị CNTT.
* Nhiệm vụ:
- Công tác hành chính: Phối hợp với Công đoàn Công ty chăm sóc sức khoẻ
cho cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân
viên toàn Công ty; quản lý công tác lễ tân, khánh tiết, đưa đón và tiếp khách của
Công ty; Thực hiện việc đặt vé máy bay, bố trí ăn ở cho CBCNV đi công tác.
- Công tác quản trị: Đầu mối tổ chức và chuẩn bị cơ sở vật chất cho các sự
kiện khai trương, động thổ, kỷ niệm, khánh thành, lễ ra mắt, hội nghị, hội thảo của
Công ty, Văn phòng Giao dịch, Chi nhánh trực thuộc; Đảm bảo tốt và đầy đủ cơ sở
vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ, bảo trì và bảo dưỡng các
trang thiết bị Công ty, đảm bảo Văn phòng Công ty luôn hoạt động tốt, sạch đẹp
gọn gàng.
- Công tác đầu tư, mua sắm trang thiết bị tài sản: là đầu mối triển khai và
quản lý tình hình hiện trạng của các tài sản thiết bị được mua sắm.
- Công tác thư ký, trợ lý Ban tổng giám đốc và công tác đối ngoại của Công
ty: Đầu mối xây dựng, lên kế hoạch công tác cho Ban Tổng giám đốc; kiểm tra đôn
đốc nhắc nhở các đơn vị thực hiện nhiệm vụ do Ban Tổng giám đốc giao phó; ban
hành các văn bản theo ý kiến chỉ đạo của Ban Tổng giám đốc; thực hiện công tác
thư ký, kiểm tra kiểm soát các văn bản trình ký Ban Tổng giám đốc.
- Công tác tổ chức: tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác quản lý nhân lực,
tổ chức nhân sự, tuyển dụng và đào tạo cán bộ.
- Công tác nhân sự, tiền lương, chế độ chính sách: hàng năm lập quỹ lương, tổ
chức phân phối sử dụng quỹ lương thưởng, lập bảng lương hàng tháng cho cán bộ
nhân viên, thực hiện các chế độ chính sách theo quy chế của Công ty và quy định
của pháp luật hiện hành.
- Công nghệ thông tin: thực hiện công tác quản trị mạng và trang thiết bị

CNTT.
1.3.2.5. Phòng Tài chính kế toán
* Chức năng: là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng
Giám đốc Công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền
vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty.
* Nhiệm vụ:
- Hạch toán: ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh.
- Lập các Báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo cho khách
hàng, nhà đầu tư.
- Kế toán thanh toán (nội bộ và bên ngoài).
- Tính toán phân bổ doanh thu chi phí
- Kiểm soát nội bộ phòng (hạch toán, báo cáo,…)
- Quản lý quỹ tiền mặt
- Phối hợp với phòng Hành chính quản trị xây dựng kế hoạch tài chính định kỳ
cho từng đơn vị, tính toán kết quả kinh doanh tháng quý năm của các đơn vị trực
thuộc.
- Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, khả năng sinh lời của các hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc các công việc liên quan đến phân phối lợi nhuận, sử
dụng các quỹ, phân phối quỹ tiền lương.
- Thẩm định tài liệu, số liệu trình Tổng Giám đốc phê duyệt kế hoạch thu chi
tài chính, các dự án sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, công cụ lao động,
các định mức chi phí và chi tiêu tài chính.

×