Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.22 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN
2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Phân lân nung chảy
Văn Điển
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
 Tên giao dịch: Van Dien fused magnesium phosphate Company
 Đơn vị quản lí: Trọng tài kinh tế TP Hà Nội
 Giám đốc công ty: ông Bùi Quang Lanh
 Trụ sở: Thị trấn Văn Điển- Huyện Thanh Trì- TP Hà Nội
 Lĩch vực kinh doanh chủ yếu sản xuất: sản xuất và kinh doanh phân bón
 Vốn điều lệ: 18.000.000.000đ
 Mã số thuế: 0100103143
 Tel: (04)68844689. Fax:(04)6884277
 Email:
 Website : www.vinachem.com.vn
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển ( trước đây là nhà máy phân lân Văn
Điển) là doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập từ năm 1960 và đi vào sản xuất
từ năm 1963. Sản phẩm của công ty bây giờ đã có mặt khắp cả nước, phục vụ phát
triển cây trồng bền vững, cho những mùa bội thu. Phân lân nung chảy Văn Điển có
chất lượng tốt, chủng loại phong phú, sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng từ
lúa, ngô, khoai, sắn, rau đậu….đến các loại cây công ngiệp như cao su, bông, lúa,
chè…và các loại cây ăn quả, cây rừng. Phân lân Văn Điển có đặc điểm nổi bật là
thích hợp với nhiều vùng đất, từ đất chua phèn , lầy thụt đến đất đồi trọc… Sử
dụng phân lân nung chảy Văn Điển còn có tác dụng cải tạo đất. Với các đặc tính
nổi trội mà các loại phân lân khác khó có thể bì kịp, phân lân nung chảy Văn Điển
đã được tặng những giải thưởng xứng đáng: Bông lúa vàng Việt N am và 2 huy
chương vàng hội chợ nông nghiệp quốc tế. Hơn 10 năm nay, sản phẩm của công ty
đã có mặt ở thị trường nhiều nước như Nhật Bản,Australia, Malaysia… . Tập thể,
cán bộ công nhân của công ty có thể tự hào và tự tin rằng bằng sức lao động sáng
tạo không ngừng, họ có thể đứng vững và phát triển vững chắc, góp phần vào sự
nghiệp phát triển nền sản xuất nông nghiệp của nước nhà.


2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất.
2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, công ty phân lân tổ chức mô
hình quản lí theo cơ cấu trực tuyến, đúng theo pháp luật hiện hành. Bộ máy lãnh đạo của
công ty bao gồm giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng.
- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm trước
nhà nước, trước tập thể và trước kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo quy
định của pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn. Giúp việc
cho giám đốc là phó giám đốc và kế toán trưởng.
- Phó giám đốc giúp cho giám đốc trong lĩnh vực được giám đốc phân công là
phụ trách các phòng: Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng tổ chức hành chính,
phòng chỉ đạo, phòng tổng hợp. Khi giám đốc vắng mặt, phó giám sẽ giải quyết
công việc theo sự uỷ quyền của giám đốc.
- Kế toán trưởng là người trực tiếp thực hiện pháp lệnh về kế toán thống kê và
điều lệ kế toán của công ty, phòng kế toán do trực tiếp giám đốc và kế toán trưởng
phụ trách.
Hiện nay công ty có 5 phong ban chức năng, bao gồm:
* Phòng tổ chức hành chính : gồm các bộ phận tổng hợp từ tổ chức – Lao
động – Tiền lương và hành chính quản trị, phòng có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao
động trong công ty về số lượng, trình độ tay nghề của từng phòng ban tổ chức sản
xếp, phòng có nhiệm vụ tổ chức, thực thi công việc hành chính khác như tiếp
khách, bố trí sắp xếp phòng làm việc cũng như trang thiết bị văn phòng khác.
* Phòng kế hoạch kinh doanh: là xương sống của công ty, có nhiệm vụ xây
dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tiếp thị và kinh doanh các mặt
hàng phân bón và tìm tòi những mẫu hàng nước ngoài như Trung Quốc, , Hàn
Quốc..., cùng với các bộ phận ngiệp vụ khai thác xây dựng các định mức về số
lượng, chất lượng sản phẩm cũng như chi phí bán hàng, đồng thời còn đảm nhận
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về cân đối vật tư hàng hoá phục vụ quá trình
kinh doanh của công ty.
*Phòng kinh tế : Công ty xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo đơn đặt

hàng nên nhiệm vụ của phòng là làm những thủ tục nhập khẩu, uỷ thác nhập khẩu
như xuất khẩu khi có yêu cầu. Cung cấp các thông tin chính xác khi kí kết các hợp
đồng thương mai với nước ngoài.
* Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức theo dõi hạch toán mọi hoạt động kinh tế
tài chính diễn ra trong công theo đũng chế độ nhà nước quy định. Huy động mọi
nguồn vốn và sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh, thúc đẩy của công ty và thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước cung cấp tài chính cho các phòng ban có
liên quan.
*Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thu thập và tổng hợp, phân tích xử lý thông tin chính
xác và có hiệu quả theo yêu cầu của Giám đốc giúp Giám đốc trong việc xây dựng
đường lối chiến lược kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ tham gia thực hiện các hợp
đồng những dự án về sản xuất
2.1.2.2. Bộ máy trực tiếp sản xuất kinh doanh
Bộ máy trực tiếp sản xuất và kinh doanh của công ty gồm các tổ:
o nguyên liệu: nhận nguyên vật liệu để tạo ra những mã hàng yều cầu
o lò cao
Máy sấyTạo hạtMáy trộn
Nguyên liệu
Làm nguội
o xử lý khí thải
o Thành phẩm
Công ty phân lân nung chảy Văn Điển là một doanh nghiệp sản xuất phân lân
nung chảy phục vụ nông nghiệp. Toàn bộ thiết bị dây chuyền công nghệ là lò đứng
hay còn goị là lò cao do Trung Quốc đầu tư, nguyên nhiên vật liệu là quặng Apatit
Lào Cai, quặng Sà Vân Thanh Hóa cỡ hạt 25-80mm. Nhiên liệu dùng để sản xuất
là than cok cục phải nhập khẩu.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là sản phẩm phức tạp kiểu liên tục,
sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau.Sau khi nguyên liệu
được tập kết cho phù hợp với công thức rồi được chuyển tới máy trộn thùng quay,
tại đây nguyên liệu được trộn đều sau đó được chuyển sang khu vực tạo hạt, từ

máy tạo hạt sẽ được chuyển sang máy sấy thùng quay, sau khi phân bón được sấy
sẽ được sàn làm nguội, từ đây sản phẩm được bọc một áo đánh bóng, sau đó
chuyển sang khu vực đóng bao, cân điện tử
Ta có thể thấy quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty như sau:
nguyên vật liệu chính là tùy vào sản phẩm để cho lượng kali , ure dạng bột.
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Đổ vào hỗn hợp
Với mô hình tổ chức sản xuất – quản lý khá phức tạp, để có thể theo dõi cập
nhập thông tin kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời là một việc làm rất phức tạp, đòi
Thành
phầm
hỏi phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể phối hợp giữa các phần kế toán một cách
nhịp nhàng, tỉ mỉ. Chính vì vậy công tác kế toán của công ty được tổ chức theo
hình thức tập chung – phân cấp cụ thể.
Tại phòng tài vụ của công ty: có nhiệm vụ thu nhập, cập nhập thông tin kế
toán phát sinh hàng ngày, thông tin kinh tế được phân theo ba luồng chính. Thông
tin về các khoản thanh toán, vốn bằng tiền và công nợ phát sinh bằng tiền về nhập
xuất vật tư, thành phẩm cả ở công ty và các tổ, thông tin về tiêu thụ thành phẩm
hàng ngày. Tuỳ theo nhiệm vụ cụ thể mà kế toán có nhiệm vụ thu nhập và xử lý
thông tin theo phần việc của mình.
Các tổ chức không có kế toán viên mà chỉ có một nhân viên kinh tế, có nhiệm
vụ thu nhập, phân loại và xử lý chứng từ về vật tư, lao động và tiền lương, sản
phẩm hoàn thành nhập kho... Trên cơ sở chứng từ đã phân loại lập các phiếu để
tính giá thành của sản phẩm và lập bảng kê kèm theo các chứng từ gốc để định kỳ
gửi về phòng tài chính kế toán của công ty. Tại phòng tài vụ của công ty, nhân viên
kinh tế được phân công sẽ đã thực hiện các phần hành kế toán cụ thể.
2.1.3. Tình hình tài chính của công ty Phân lân nung chảy Văn Điển trong
những năm qua.
* Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2007(bảng 1 và bảng 2)
Bảng 2: CÁC HỆ SỐ PHẢN ÁNH KẾT CẤU NGUỒN VỐN

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1. Hệ số nợ = Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn 0,54 0,58
2. Hệ số VCSH = 1- hệ số nợ 0,46 0,42
Tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh,mặc dù hệ số nợ lớn hơn hệ
số vốn chủ sở hữu nhưng không đáng kể, năm 2006 là 0.08 còn năm 2007 là 0.14,
do đó doanh nghiệp vẫn có khả năng trả những món nợ khi đến hạn. Mặt khác hệ
số nợ của d VNĐ. Doanh nghiệp năm 2007 có tăng so với năm 2006, hệ số nợ tăng
42,213,784,309 với tỷ lệ 29% tăng cả về ngắn hạn và dài hạn với tỷ lệ tương đương
nhau (ngắn hạn: 30%, dài hạn:28%), điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã huy động
vốn bên ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất, nhưng điều đó cũng có nghĩa là
doanh nghiệp đang bị gánh nặng tài chính khi sử dụng vốn vay bên ngoài đặc biệt
là vốn ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, rủi ro tài chính sẽ tăng lên nếu
doanh nghiệp không thanh toán đúng hạn các khoản nợ đến hạn
* Phân tích kết quả kinh doanh năm 2006 và 2007 (bảng 3)
Sản phẩm tiêu thụ tăng so với năm trước, doanh thu tiêu thụ tăng từ
354,417,393,147 VNĐ lên 439,267,682,283 VNĐ , tỷ lệ tăng 19% Trong khi đó,
chi phí quản lí doanh nghiệp giảm rất lớn giảm 76.19%, chi phí bán hàng giảm
3%. Đây là một ưu điểm của công ty trong việc giảm tiết kiệm được chi phí mà
hiệu quả kinh tế không giảm đi như vậy doanh nghiệp đã thành công trong công tác
quản lý trong quá trình bán hàng và đặc biệt là trong quá trình sản xuất, không xảy
ra hiện tượng hư hỏng máy móc thiết bi, bớt xén nguyên nhiên vật liệu và lượng
cán bộ quản lý phù hợp với tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty. Lợi
nhuận trước thuế tăng 43%, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và có lãi.
* Phân tích khả năng thanh toán năm 2007 (bảng 4)
Bảng 4: CÁC HỆ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN NĂM 2006
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = tổng tài
sản/nợ phải trả
1,85 1,71
2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = tài sản lưu

động và đầu tư ngắn hạn/nợ ngắn hạn phải trả
1,95 1,83
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = vốn bằng tiền và
các khoản phải thu/nợ ngắn hạn phải trả
0,54 1,19
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán hiện thời
có giảm so với năm trước nhưng giảm không đáng kể, đó là do công ty đã vay vốn
thêm bên ngoài, đây là một chính sách huy động vốn hợp lí do công ty vẫn kinh
doanh có lãi. Các hệ số đều ở mức an toàn, hệ số khả năng thanh toán tổng quát và
hệ số khả năng thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tình hình tài
chính ổn định và khá an toàn. Mặc dù hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp
tăng so với năm ngoái với một lượng rất lớn tăng 65% điều này chứng tỏ doanh
nghiệp có khả năng trả những món nợ đến hạn, nhưng lượng tiền mặt tồn quỹ quá
lớn tăng 212% so với năm trước như vậy sẽ làm cho tiền mất khả năng sinh lời.
Doanh nghiệp nên chú ý điểm này.
* Phân tích khả năng sinh lời năm 2006 và năm 2007 (bảng 5)
Bảng 5: CÁC HỆ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI NĂM 2006 VÀ
2007
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = LN trước (sau) thuế/
doanh thu thuần
0.04 0.06
2. Tỷ suất sinh lời của tài sản = lợi nhuận trước lãi vay và
thuế/tổng tài sản
0.1 0.15
3. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = LN trước(sau)
thuế/vốn sản xuất kinh doanh bình quân
0.09 0.13
4. Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu = LN sau thuế/VCSH bình
quân

0.21 0.29
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006, diều này là
do trong năm 2007 có nhiều khoản chi phí giảm như chi phí tài chính (giảm 8%),
chi phí bán hàng giảm 3% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 76.19 % nhưng
giá vốn hàng bán lại tăng 21% làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng ít, nhưng tốc độ tăng
của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ của doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu tăng năm 2007 là 0.29 và năm 2006 là 0.21, tỷ suất sinh lời tăng tương đối,
tăng 0.04% điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay rất hiệu quả, kinh
doanh có lãi đảm bảo khả năng thanh toán và nếu có tốc độ tăng trưởng như hiện
nay công ty sẽ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng trong tương lai.
* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và tài sản (bảng 6)
.
Bảng 6: CÁC CHỈ SỐ VỀ HOẠT ĐỘNG
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Số quay vòng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bình
quân
5.03 6.76
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360/số vòng quay
hàng tồn kho
71.57 53.25
Vòng quay các khoản phải thu = doanh thu (thuần)/số dư
bình quân các khoản phải thu
6.9 7.86
Kì thu tiền trung bình = 360/vòng quay các khoản phải thu 52.17 45.8
Vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần/vốn lưu động
bình quân

2.26 2.22
Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360/ số vòng quay
vốn lưu động
159.29 162.16
Các chỉ số về hoạt động nhìn chung là tương đối cao. Vòng quay hàng tồn
kho tăng, điều này là do hàng tồn kho năm 2007 giảm 19% so với năm 2006, trong
khi giá vốn hàng bán tăng 21%, tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân tăng chậm
hơn so vơí giá vốn hàng bán do chi phí đầu trong năm tăng rất nhiều. Việc hàng
tồn kho giảm đã cho ta thấy được năng suất sản xuất của công ty trong năm 2007 ta
tăng nhiều so với năm 2006 và doanh nghiệp thực sự là nơi đáng tin cậy cho nhà
nông, sản phẩm của doanh nghiệp đã đảm bảo về chất lượng và giá cả đáp ứng nhu
câu sử dụng của người sư dụng. Điều này được thấy trong việc dù chi phí đầu vào
tăng cao, giá vốn hàng bán cũng tăng hơn năm trước nhưng vòng quay các khoản
phải thu cũng tăng. Vòng quay các khoản phải thu tăng không chỉ do doanh thu
bán hàng, doanh thu tài chính tăng mà do các khoản phải thu trung bình giảm rất
lớn, giảm 112% chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã làm rất tốt công tác tiêu thụ
sản phẩm, mặc dù doanh nghiệp có chính sách trả chậm nhưng có thể không sử
dụng đến, như vậy giá cả hợp lý phù hợp với sức mua của người dân, đây lại là
người có khả năng chi trả thấp nhất. Dù giá cả có tăng nhưng sản phẩm vẫn được
người dân lựa chọn, điều này thì chỉ có thể có được do chất lượng sản phẩm tôt,
phù hợp với nhiều loại khí hậu, nhiều loại đất. Vòng quay vốn lưu động giảm
0.04% nhưng điều này do doanh nghiệp để tiền mặt vào quỹ nhiều. Mặc dù doanh
thu trong năm tăng 19% nhưng nếu doanh nghiệp có biện pháp để sử dụng vốn tiền
mặt tồn quỹ một cách hiệu qủa thì doanh thu năm 2007 còn tăng nhiều hơn nữa
2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty phân lân nung chảy Văn Điển
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của công ty phân lân
nung chảy Văn Điển
2.2.1.1. Thuận lợi
- Thứ nhất, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty là rộng rãi. Phân bón là một
thành phần không thể thiếu được trong nông nghiệp. Cây trồng muốn phát triển thì

phải cung cấp chất khoáng cho nó, mà chất khoáng chứa nhiều nhất ở trong phân
bón hóa hoc. Mặt khác Việt Nam được coi là nước sử dụng phân bón nhiều nhất
trong số các nước Đông Nam á, sau đó đến Thái Lan, Philipin…Nhu cầu về phân
bón rất lớn không chỉ trong nước mà còn ở các nước trong khu vực và trên thế giới,
vì vậy mà thị trường tiêu thụ rất lớn.
- Thứ hai, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có bề dầy kinh nghiệm nhiều
năm sản xuất, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt họ rất gắn bó
với công ty nên tạo ra một khối đoàn kết, một bầu không khí thoải mái trong công
việc, thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Thứ ba, một yêu tố quan trọng là công ty có uy tín trong kinh doanh, sau
nhiều năm hoạt động công ty thiết lập được đội ngũ các bạn hàng đáng tin cậy, gắn
bó với công ty trong nhiều năm. Nhờ những cố gắng của mình nên công ty luôn
được các khách hàng tín nhiệm.
2.2.1.2. Khó khăn
- Thứ nhất, khó khăn trước hết là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Các
đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc. Phân
lân Ninh Bình…đặc biệt là của Trung Quốc, Thái Lan….với mẫu mã đẹp, giá lại rẻ
. Tuy nhiên, sản phẩm của công ty vẫn có thể đứng vững trên thị trường do chất
lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp và có nhiều nét riêng biệt đặc trưng của phân lân
nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Thứ hai, về nhân lực: Công ty còn thiếu những cán bộ có trình độ và nghiệp
vụ chuyên nghiệp. Kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường chưa nhiều.
- Thứ ba, những biến động của giá cả thị trường nguyên vật liệu đầu vào như
giá than, chí vận chuyển tăng cao gây khó khăn cho công ty trong việc định giá bán
sao cho phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng, đảm bảo khả năng cạnh trạnh
với các doanh nghiệp khác trong ngành và kinh doanh có lãi.
- Thư tư, trong kỹ thuật sản xuất còn nhiều vấn đề phải giải quyết để nâng cao
hơn nữa năng suất lao động, hạ giá thành.
2.2.2. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty phân lân nung chảy Văn Điển
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và bán các sản phẩm phân bón phục

vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, việc tiêu thụ sản phẩm có nhiều
nét đặc trưng.
- Về thị trường tiêu thụ: thị trường lớn nhất của công ty Phân lân nung chảy
Văn Điển là thị trường trong nước, sản phẩm của công ty có mặt hầu hết các tỉnh
miền Bắc,Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Ngoài thị trường trong nước là thị
trường chính, công ty còn xuất khẩu sang thị trường ÚC, Nhật Bản, Malaixia, Đài
Loan..
- Về số lượng sản xuất: số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào thời vụ nông
nghiệp , đồng thời cũng căn cứ vào nhu cầu thị trường trong từng thời kì.
- Về chất lượng: sản phẩm của công ty phần lớn là tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu ra nước ngoài nên chất lượng phải đảm bảo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Vì
vậy việc sản xuất được tiến hành trên dây chuyền hiện đại, yêu cầu về chất lượng
sản phẩm và độ an toàn cao nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được công ty
thực hiện rất chặt chẽ.
Để thực hiện việc nhập kho thì khi các sản phẩm đi qua các công đoạn sản
xuất đều được kiểm tra kĩ lưỡng. Đối với các bán thành phẩm khi chuyển từ khâu
nọ sang khâu kia đều được kiểm tra 100% và bộ phận KCS phân xưởng cứ cách 3
giờ lại kiểm tra các chỉ số kĩ thuật trên dây chuyền để thông báo cho khâu sản xuất
kịp điều chỉnh. Khi thành thành phẩm rồi thì các phân xưởng tiến hành kiểm tra
một lần nữa. Sau 2 ngày nung, sấy, đóng gói, đóng bao bì, phòng KCS thực hiện
kiểm tra theo các tiêu chuẩn đã định sẵn, từ đó tiến hành nhập kho.
Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty Phân lân nung chảy Văn điển có tính ổn
định giữa các quý, nhưng vẫn có tính chất mùa vụ.
2.2.3. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì hàng năm các doanh nghiệp
phải lập nhiều kế hoạch như: kế hoạch sản lượng, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế
hoạch vốn, kế hoạch tiền lương, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm... Tất cả các kế hoạch
này tập hợp thành kế hoạch sản xuất – kế hoạch kĩ thuật – kế hoạch tài chính của
doanh nghiệp. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nằm trong mảng kế hoạch tài chính của
doanh nghiệp và có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thực chất là việc dự đoán trước số lượng sản
phẩm sẽ được sản xuất và tiêu thụ trong kì, đơn giá bán sản phẩm trong kì kế
hoạch và doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt trong kì kế hoạch để doanh nghiệp
chủ động trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Căn cứ lập kế hoạch: để đảm bảo cho kế hoạch được chính xác và có khả
năng thực hiện được thì việc lập kế hoạch của công ty căn cứ vào các đơn đặt hàng,
các hợp đồng đã kí kết trước thời điểm lập kế hoạch và nhu cầu thị trường. Kế
hoạch tiêu thụ từng quý được lập căn cứ và kế hoạch tiêu thụ năm và được điều
chỉnh cho phù hợp tình hình phát sinh trong từng quý.
Đơn giá kế hoạch được xây dựng trên dơn giá tiêu thụ sản phẩm của sản phẩm
năm trước, có điều chỉnh theo tình hình thị trường sản xuất của năm kế hoạch.
- Thời điểm lập kế hoạch: công ty tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả
năm là vào tháng 11 năm báo cáo.
Trong năm 2007 công ty sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau và sản phẩm
được chia thành 2 loại chính: các loại phân lân đơn (Phân lân nung chảy Văn Điển
và Phân lân Supe-Tecmo) và 8 loại chính phân tổng hợp đa yếu tố
. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của công ty được lập
như sau (bảng 7). Trong phạm vi bài chuyên đề này em chỉ xin đề cập đến kế
hoạch tiêu thụ của những sản phẩm chính, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu
tiêu thụ của công ty.
- Sản phẩm chính: Phân lân, phân supetecmô, phân đa yếu tố
- Cột số lượng tiêu thụ năm 2007 là số lượng tiêu thụ năm 2007 được tập hợp
từ “sổ chi tiết tiêu thụ” năm 2006 của công ty.
- Cột số lượng tiêu thụ trong kì được lập căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã
kí kết và căn cứ vào nhu cầu thị trường năm kế hoạch.
- Cột số lượng sản xuất ra trong kì được lập dựa trên kế hoạch tiêu thụ trong
năm, dựa vào số dự toán về dư đầu kì và nhu cầu đột xuất của khách hàng.
- Cột số lượng tồn cuối kì đư bằng cách lấy cột tồn đầu kì cộng cột số lượng
sản xuất trong kì trừ đi tiếp cột tiêu thụ trong kì.
- Cột đơn giá kế hoạch là do công ty dự kiến căn cứ vào đơn giá săn phẩm

cuối năm 2006 và tình hình biến động giá trên thị trường.
- Cột doanh thu dự kiến được tính bằng cách nhân số sản phẩm ở cột tiêu thụ
trong kì với số liệu tương ứng ở cột đơn giá k hoạch.
Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007 thể hiện qua (bảng 7) như sau:
Về sản lượng:
Phân lân dự kiến tiêu thụ được 186,345 tấn, doanh thu 193,193,551,440 VND.
Nhưng thực tế doanh nghiệp tiêu thụ tăng 13.95% so với kế hoạch. Điều này không
những làm cho doanh nghệp hoàn thành nhiều kế hoạch đề ra mà làm cho doanh
thu của doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó là sản phẩm chủ đạo trong công ty với
một thị trường rộng lớn không những ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước
ngoài thì với tỷ lệ tăng này hơi ít so với tiềm lực mà công ty có được.Theo em thì
số lượng tiêu thụ phải tăng với tỷ lệ trên 50% so với kế hoạch
+ Phân supetecmô công ty dự kiến sẽ tiêu thụ được 695 tấn, doanh thu
697,381,765 VND. Nhưng trên thực tế doanh nghiệp tiêu thụ tất 25%. Có thể nói
rằng mặc dù sản xuất không nhiều nhưng lượng phân supetecmô vẫn tiêu thụ với
một lượng lớn hơn dự kiến của công ty. Chứng tỏ sản phẩm này đã đáp ứng cho
các loại cây trồng vì loại phân này không phải loại cây nào cũng thích hợp. Công
ty cần tăng cường hơn nữa việc sản xuất loại phân này và có thể là sản phẩm có thể
xuất khẩu hoặc có thể sự dụng cho nhiều loại cây trồng.
+ Phân đa yếu tố là phân có số lượng lớn với nhiều chủng loại, mỗi loại
thích hợp cho từng loại cây nên rất dễ dàng cho nhà nông chọn lựa phù hợp với

×