Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.59 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN CỦA TỔNG CỤC HẢI
QUAN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Tình hình thu thuế nhập khẩu giai đoạn 1998-2009
Thuế là một khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Số thu ngân
hàng nhà nước luôn chiếm xấp xỉ 20% GDP; Trong đó số thu từ hàng hóa xuất
nhập khẩu chiếm khoảng 25% trong tổng thu ngân sách nhà nước; Riêng số thu
thuế nhập khẩu luôn chiếm khoảng 14% tổng thu ngân sách nhà nước. Chúng ta
xem Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Tỷ trọng số thu thuế nhập khẩu trong tổng thu Ngân sách
Nhà nước giai đoạn 1998-2009
Năm
Tổng thu
NSNN so với
GDP
Tỷ trong số thu từ
hàng hóa XNK trong
tổng thu NSNN
Tỷ trọng số thu thuế
nhập khẩu trong
tổng thu NSNN
1998 19.60% 23.10% 19.60%
1999 19.60% 26.50% 16.95%
2000 20.50% 20.90% 12.18%
2001 21.60% 22.10% 14.60%
2002 23.10% 25.50% 16.77%
2003 23.20% 23.80% 14.31%
2004 23.40% 21.30% 11.07%
2005 23.70% 26.71% 8.45%
2006 21.20% 30.73% 7.68%
2007 25.20% 29.55% 9.13%


2008 26.10% 28.80% 8.55%
2009 27.20% 27.80% 8.23%
Nguồn: Cục Tin học và Thống kê - Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế
Nhìn vào Bảng 2.1 trên, chúng ta thấy tổng thu ngân sách nhà nước so với
GDP giai đoạn 1998-2009 luôn chiếm trên 19%, có những năm đạt tới 27.2% (năm
2009) thấp nhất là năm 1998,1999 cũng đạt 19,6%.
Hình 2.1: Tỷ trọng số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu trong tổng thu
ngân sách nhà nước
Nguồn: Cục Tin học và Thống kê - Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế
Từ Hình 2.1 ta có thể nhận thấy số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu trong
tổng thu ngân sách nhà nước liên tục có thay đổi; Thấp nhất là chiếm 20,9% vào
năm 2000 và cao nhất lên tới 30.73% vào năm 2006. Dù có những thay đổi nhưng
số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu luôn giữ được ổn định. Đóng góp đáng kể vào
số thu chung của ngân sách nhà nước.
Hình 2.2: Tỷ trọng số thu thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách nhà
nước
Nguồn: Cục Tin học và Thống kê - Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế
Từ Hình 2.2 trên ta thấy số thu từ thuế nhập khẩu giai đoạn từ năm 1998 đến
năm 2002 có năm đạt tỷ lệ trên 16% trong tổng số thu ngân sách nhà nước. Tính
bình quân, số thu từ thuế nhập khẩu giai đoạn này là 16,02% trong tổng số thu
ngân sách nhà nước từ thuế, phí. [3]
Giai đoạn 2003-2009, với thành tích đạt được về tăng trưởng kinh tế cao
bình quân trên 7%, tỷ lệ huy động nguồn thu về thuế, phí và lệ phí đã không ngừng
tăng lên ( từ 74,444 tỷ đồng năm 1999 lên 287.900 tỷ đồng trong năm 2007). Mức
tăng trưởng thu ngân sách nhà nước bình quân trong kỳ là 15%. Nét nổi bật trong
chính sách kinh tế đối ngoại giai đoạn này là phải thực hiện cắt giảm thuế theo lộ
trình để thực hiện một số cam kết quốc tế đối với EU, CEPT/AFTA, Hoa Kỳ và cắt
giảm thuế đối với nhiều nhóm mặt hàng là tư liệu sản xuất cũng như việc chuyển
dịch điều tiết từ thuê nhập khẩu sang điều tiết bằng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
hàng hóa nhập khẩu. Cùng với việc ban hành các luật thuế mới được thực hiện từ

ngày 1/1/1999 nhằm thực hiện cải cách cơ bản chính sách thuế phù hợp với điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thuế nhập khẩu cũng đã được sửa đổi, bổ
sung. Biểu thuế đã được xây dựng lại theo hướng đơn giản mức thuế suất, chi tiết
hơn dòng hàng theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Biểu thuế nhập khẩu từ
chỗ bao gồm 29 mức thuế suất, với mức thuế suất danh nghĩa là 16,11% xuống còn
18 mức thuế suất danh nghĩa là 15,3%. Vì vậy, tỷ trọng số thu thuế nhập khẩu
trong tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn này đã giảm xuống so với trước
song bình quân vẫn đạt 10,12%.Tuy nhiên, nếu tính chung cả số thu thuế giá trị gia
tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu thì tỉ trọng số thuế từ hàng
hóa xuất, nhập khẩu vẫn không ngưng tăng lên, với mức huy động bình quân trong
giai đoạn này là 26,41% trong tổng số thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí và lệ
phí.
Theo lộ trình cam kết song phương với các đối tác thương mại lớn như
AFTA, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và mức thuế suất trần theo cam kết khi
gia nhập WTO vai trò động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước của thuế nhập
khẩu tuy có giảm về thuế suất do thực hiện các cam kết cắt giảm thuế, nhưng do
kim ngạch nhập khẩu tăng, sự gia tăng về hoạt động giao dịch thương mại nên vẫn
sẽ tiếp tục là nguồn thu quan trọng.
2.2. Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế
2.2.1. Tình hình gian lận về thuế nhập khẩu
* Với mục đích trốn thuế nhập khẩu bằng việc khai báo giá trị hàng hóa
thấp các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi:
- Thông đồng với đối tác bán hàng để lập hóa đơn, hợp đồng hạ thấp trị giá
hàng hóa so với giá trị thực;
- Khai báo thấp về chất lượng hàng hóa hoặc đánh đồng tên hàng nhưng chất
lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn;
- Khai báo mã hàng hóa có thuế suất bằng không, hàng thuộc diện không
phải nộp thuế như hàng cho tặng, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo, khuyến mại, hàng
viện trợ...
- Hiện nay, các tập đoàn kinh tế lớn sẽ tính toán chiến lược để thâm nhập sản

phẩm hàng hóa vào thị trường Việt nam kể cả việc họ chấp nhận giảm giá thành
sản phẩm để tiếp cận sản phẩm của mình với người tiêu dùng và đương nhiên họ sẽ
đưa ra một số điều kiện cho người nhập khẩu như khuyến mại để chiếm thị phần
nên giá khai báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan có thể là giá thực tế mà
người nhập khẩu đã thanh toán, nhưng vô tình họ đang tiếp tay một cách gián tiếp
cho người xuất khẩu trốn thuế Nhà nước bằng cách bán rẻ hoặc cho thêm hàng
khuyến mại mà không phải nộp thuế cho nhà nước do chính sách ưu đãi của Việt
nam.
- Nhà nhập khẩu chỉ định là đại lý độc quyền sản phẩm tại Việt nam nên
người xuất khẩu đã đưa ra các điều kiện làm không thể xác định được trị giá thật
của hàng hóa. Hoặc kết thúc năm tài chính người nhập khẩu sẽ chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài cho các Tập Đoàn...
- Lợi dụng các quy định để hưởng lãi suất ưu đãi đặc biệt để trốn thuế( giả
mạo C/O form D).
Đặc biệt trong loại hình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch, với đặc thù loại
hình này là hàng hóa không cần hợp đồng mua bán, việc gian lận về giá diễn ra rất
phức tạp, dễ xảy ra móc nối tiêu cực giữa hải quan làm thủ tục và doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức này để gom hàng hóa tại nước ngoài,
sau đó tạo Công ty giả để làm hợp đồng, hóa đơn hạ thấp trị giá hàng hóa.
Thủ đoạn mới phát hiện: Làm hóa đơn, chứng từ, giả chữ ký của công chức
và con dấu của cơ quan Hải quan
Qua công tác kiểm tra trị giá khai báo, cục Hải quan địa phương đã phát hiện
nhiều lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo thấp, bất hợp lý đặc biệt là những lô hàng
nhậy cảm có thuế suất cao như: Ô tô, xe gắn máy, ngoài ra còn có các mặt hàng
điện, điện tử, linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy
Thực tế thời gian qua cho thấy, đi đôi với nỗ lực của cơ quan Hải quan và
việc chấp hành tốt nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều
doanh nghiệp làm ăn chân chính, thì cũng có không ít doanh nghiệp tìm đủ mọi
cách để chây ỳ nợ thuế, trốn tránh nghĩa vụ thuế để rồi đi tới xin xóa nợ hoặc bỏ
trốn.

Để phân tích tình trạng thất thu thuế nhập khẩu, chứng ta hãy nghiên cứu sơ
qua số liệu về nợ đọng thuế nhập khẩu qua các năm:
Bảng 2.2: Tỷ trọng số thuế nợ đọng trong tống số thu thuế nhập khẩu
Năm Số thuế nợ đọng
Số thu từ hàng hóa nhập
khẩu
2001 3755 27800
2002 4709 34500
2003 3068 35105
2004 3207 42300
2005 2850 49800
2006 3200 58627
2007 3068 85700
2008 4380 125136
2009 5130 132000

Đơn vị: Tỷ VND
Nguồn: Cục Tin học và Thống kê - Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế
Hình 2.3 So sánh tình hình nợ đọng so với số thu từ thuế đối với hàng
nhập khẩu
Nguồn: Cục Tin Học và Thống kê- Tổng Cục Hải quan, Tổng cục Thuế.
Chi tiết về số nợ thuế nhập khẩu lũy kế tính đến cuối năm 2009 là 4365 tỷ
đồng, cụ thể như sau: [8]
-Nợ thuế của các doanh nghiệp thua lỗ là 760 tỷ đồng;
-Nợ thuế của các doanh nghiệp giải thể, phá sản là 615 tỷ đồng;
-Nợ thuế của các doanh nghiệp mất tích, bỏ trốn là 435 tỷ đồng;
-Nợ thuế do chính sách thay đổi là 875 tỷ đồng;
-Nợ thuế của các doanh nghiệp chây ỳ là 745 tỷ đồng;
-Nợ thuế của các doanh nghiệp chờ xóa nợ theo quy định 115 tỷ đồng;
-Nợ thuế của các doanh nghiệp chờ giải quyết miễn thuế, xét miễn thuế là

615 tỷ đồng;
-Nợ thuế của các doanh nghiệp được phép giãn nợ là 45 tỷ đồng.
Theo số liệu thu ngân sách năm 2008, số nợ đọng thuế nhập khẩu chiếm
khoảng 5,24 % số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu. Số nợ đọng đến cuối năm 2009
tuy có giảm về số tương đối nhưng về số tuyệt đối vẫn không giảm nhiều, do phần
lớn các khoản nợ này nằm trong số nợ khó có khả năng thu hồi, trong đó số nợ
thuế của các doanh nghiệp kinh doanh lắp ráp, sản xuất xe máy là tương đối lớn.
Thực tế cho thấy, tống số lượt doanh nghiệp nợ thuế có khoảng 8268 lượt
doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 24% tổng số doanh
nghiệp nợ và doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác chiếm 76%; chiếm khoảng
gần 50% số doanh nghiệp thường xuyên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, kể từ khi thực hiện luật doanh
nghiệp năm 1999, hàng năm số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không
ngưng tăng lên, bình quân mỗi năm tăng lên khoảng 20% so với năm trước. Trong
đó, số doanh nghiệp đăng ký tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng lên
tương ứng. Trước năm 1999 cả nước mới có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp hoạt
động xuất nhập khẩu, thì đến cuối năm 2009 con số này lên đến gần 74000 doanh
nghiệp. Trên thực tế chỉ có khoảng 26.000 doanh nghiệp thương xuyên hoạt động
xuất nhập khẩu, số còn lại chỉ đăng ký để thực hiện chức năng xuất nhập khẩu khi
tìm kiếm được khách hàng hoặc có cơ hội nhập khẩu một lần để rồi nợ thuế, trốn
thuế. Sở dĩ có sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu như vậy là do điều kiện được phép kinh doanh xuất nhập khẩu khá
thông thoáng, doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh những mặt hàng mà
nhà nước không cấm.
Sự thông thoáng nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hoạt động
xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho mọi thành phần kinh tế tham gia tiếp cận, tìm kiếm
và mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm, góp phần giải phóng sức sản xuất...
Đó là tiền đề và động lực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên,
trong thực tế đã có sự thiếu phối hợp đồng bộ trong việc tổ chức quản lý từ khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp, đến quá trình kinh doanh, chấp hành pháp luật,

trong đó có pháp luật về thuế. Doanh nghiệp đăng ký và được phép đi vào hoạt
động, còn hoạt động, còn hoạt động tốt hay xấu như thế nào? hiệu quả ra sao? Quá
trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp... không có theo dõi đánh giá hoặc
đánh giá thiếu đầy đủ; mỗi cơ quan quản lý chỉ chịu trách nhiệm phần việc của
mình, ví dụ: cơ quan kế hoạch- đầu tư cấp phép chỉ biết cấp phép, cơ quan thuế, cơ
quan hải quan chỉ biết thu thuế,... Trong khi đó, có những doanh nghiệp từ khi bắt
đầu thành lập đã có sẵn ý đồ trốn thuế, nợ thuế, bán hóa đơn ra ngoài để thu lợi
hoặc trốn tránh nghĩa vụ thuế khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Do vậy, theo
điều tra thì cứ khoảng 100 doanh nghiệp được phép thành lập, đăng ký kinh doanh
thì có đến 35-40 doanh nghiệp thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho cơ quan
thuế, cơ quan hải quan biết.
Qua phân tích số liệu thống kê, cho thấy số nợ đọng thuế như các khoản nợ
xấu, gồm nợ thuế do thô lỗ không có khẳ năng thanh toán, nợ thuế của doanh
nghiệp giải thể, nợ thuế của các doanh nghiệp không có địa chỉ đang có xu hướng
gia tăng, hiện chiếm khoảng 19% tổng số nợ thuế, nợ phạt; nợ có khả năng thu
chiếm trên 80%, nhưng phần nhiều lại rơi vào một số trường hợp phức tạp như nợ
do chứng từ chậm luân chuyển, nợ của một số doanh nghiệp chây ỳ nếu không thu
hồi được nợ đọng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu kịp thời sẽ còn ảnh hưởng đến
việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách nhà nước.
Trên thực tế, việc thu hồi nợ đọng thuế là rất khó khăn. Sau nhiều đợt phát
động chiến dịch thu hồi nợ đọng thuế nhưng tình hình vẫn rất ít chuyển biến. Việc
thực hiện quyết liệt các biện pháp như phê phán trên báo, kiểm soát liên thông tài
khoản với ngân hàng, lập các đội đòi nợ đọng thuế... nhưng hiệu quả thu hồi nợ
đọng thuế của cơ quan hải quan là không đáng kể, số thuế nợ đọng cũ giải quyết
chưa xong thì số nợ đọng mới lại phát sinh. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp lợi
dụng chính sách khoanh nợ, xóa nợ trong thời gian chờ cổ phần hóa để trốn tránh
nghĩa vụ thuế. Vì theo quyết định số 172/2001/QĐ- TTG ngày 05 tháng 11 năm
2001 về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân
sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn
nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do

nguyên nhân khách quan thì Doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần,
còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nếu đã áp dụng các biện
pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng, mà doanh nghiệp vẫn còn khó khăn không có
khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước thì được
xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
2.2.1.1. Gian lận trong việc áp mã số thuế để xác định thuế suất của hàng hóa:
Theo quy inh hi n h nhđ ệ à : Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy
định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt
và thuế suất thông thường:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương
mại với Việt Nam (Nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương
mại thông báo). Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự
khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư
số 45/2007/TT-BTC ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính.
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và
không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông
thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo
đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo hướng dẫn về phân
loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hiện hành khác.
Lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự tính thuế trong quá trình thông quan, nhiều
doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mô tả sai hàng hoá trên tờ khai Hải quan, đưa
hàng hoá từ mã số có thuế suất cao về mã số có thuế suất thấp để gian lận trốn
thuế.

Ngoài ra,trong thực tế, để trốn thuế, doanh nghiệp cố tình khai báo sai mã số
của hàng hoá nhập khẩu; lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên
gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó
có thể phân biệt bằng cảm quan để kê khai vào mã số có thuế suất thấp.
Theo thống kê, gian lận, trốn thuế qua việc khai sai mã số thường xảy ra đối
với những mặt hàng có sự chênh lệch về thuế là hàng điện tử, điện lạnh, sắt thép,
thực phẩm, hàng tiêu dùng... Tình trạng doanh nghiệp gian lận trốn thuế bằng thủ
đoạn nhập nhằng trong khai báo hải quan, như: khai báo sai mặt hàng hoặc tính
chất mặt hàng để được áp mã số thuế thấp; nhập nhiều, khai ít… cũng diễn ra phổ
biến. Có những lô hàng, do khai báo sai mặt hàng dẫn đến chênh lệch thuế vài trăm
triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng. Điển hình có lô hàng thép, trị giá trên 550.000
USD của Công ty TNHH Thương mại- sản xuất Nguyễn Minh. Công ty này khai
báo nhập khẩu lô hàng thép lá có thuế suất 0%, thực tế kiểm tra, hàng thực nhập là
loại thép có thuế suất 4,5%, dẫn đến chênh lệch thuế trên 400 triệu đồng. Hay như
lô hàng gốm sứ nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Huy Hân, Đội
kiểm soát Hải quan đã phát hiện công ty này nhập khẩu hàng sai khai báo và hàng
không khai báo với số lượng lớn, gồm tổng cộng 17.000 cái tách uống trà, 8.000
cái quần và hàng sai khai báo hải quan gồm gần 22.000 sản phẩm gốm sứ các loại.
Trị giá lô hàng vi phạm ước tính khoảng gần 270 triệu đồng, gian lận gần 200 triệu
đồng tiền thuế. Hay việc một doanh nghiệp tại Hà Nội nhập khẩu 26.000 tấn thép
cuộn chứa chất Bo từ Trung Quốc nhưng khai là thép hợp kim, nhằm hưởng thuế
nhập khẩu 0%. Việc gian lận thuế nhập khẩu thép này sẽ khiến giá thép nhập khẩu
rẻ hơn, doanh nghiệp sản xuất thép trong nước không thể cạnh tranh được, và nguy
cơ phải ngừng sản xuất rất có thể xảy ra. Trong khi đó, theo quy định, thép có chứa
chất Bo cũng giống như thép xây dựng nhập khẩu thông thường phải chịu thuế suất
nhập khẩu 12%. Vụ việc được Hiệp hội Thép Việt Nam phát hiện và trình báo cơ
quan chức năng điều tra, truy thu thuế. Ngay sau đó liên Bộ Tài chính và Công
thương đã kiểm tra, xác minh, phát hiện gian lận và thống nhất truy thu thuế loại
thép này ở mức 15% và truy thu cả những lô thép đã nhập khẩu.
Thậm chí nhiều trường hợp, doanh nghiệp đã cố tình tháo bỏ một số bộ phận

cấu thành của máy móc, thiết bị vận tải để khai báo hàng hóa thuộc dạng chưa
đồng bộ để tránh thuế hàng đồng bộ. Đối với trường hợp hàng hoá là nguyên chiếc
có thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn thuế suất thuế nhập khẩu của các chi tiết tháo
rời thì doanh nghiệp nhập khẩu không đầy đủ các chi tiết rời của một sản phẩm
(nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ trong từng lô hàng nhập khẩu
nhưng lại là đồng bộ qua nhiều lô hàng nhập khẩu) để được phân loại theo từng chi
tiết linh kiện...
Từ các vụ gian lận thuế nhập khẩu cho thấy, khi không kiểm soát chặt chẽ
các hành vi gian lận thuế sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Thứ
nhất, gian lận thuế khiến ngân sách Nhà nước mất đi nguồn thu rất lớn. Giải pháp
kích cầu với một khoản tiền lớn mà Chính phủ đang thực hiện chủ yếu lấy từ ngân
sách nhà nước. Trong khi đó, thuế là nguồn thu chính của ngân sách. Gian lận và
thất thu thuế nhiều khiến thâm hụt ngân sách tăng cao hơn. Thứ hai, gian lận thuế
sẽ khiến các ngành hàng cùng loại phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh, nhẹ
thì bị sụt giảm lượng bán ra, thu hẹp sản xuất, nặng thì sụp đổ cả một ngành sản
xuất trong nước, kéo theo nhiều lao động mất việc làm.
Câu hỏi được đặt ra là hiện có bao nhiêu mặt hàng đang diễn ra tình trạng
gian lận thuế? Số thất thu thuế là bao nhiêu? Theo Bộ Tài chính, mỗi năm, số tiền
mà Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế phát hiện sai phạm, truy thu thuế lên tới
hàng nghìn tỷ đồng, trong đó có một phần không nhỏ gian lận thuế từ hoạt động
xuất nhập khẩu. Đây mới chỉ là thống kê chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết thực tế.
Tình trạng gian lận thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng diễn biến tinh
vi, phức tạp. Trong đó, gian lận thông qua khai báo mã số và xuất xứ hàng hóa là
hai hình thức phổ biến và có dấu hiệu gia tăng. Đây là thực tế đáng lo ngại, nhất là
trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay. Bởi Việt Nam đã hội nhập
khu vực và nền kinh tế thế giới, theo đó nhiều dòng thuế được cắt giảm và mức ưu
đãi khác nhau. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng để trục lợi, thực hiện hành vi bất
chính.
2.2.1.2. Gian lận trong việc xác định giá tính thuế:
Trong điều kiện chưa áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO (trước 2004),

Việt Nam sử dụng bảng giá tối thiểu, bảng giá kiểm tra để làm công cụ chủ yếu
chống gian lận thương mại qua giá. Điều đó có nghĩa là hàng hoá nhập khẩu sẽ
được xác định giá tính thuế trên cơ sở so sánh với giá tối thiểu. Giá tính thuế sẽ
luôn luôn cao hơn hoặc bằng mức giá tối thiểu đã quy định. Trong trường hợp hàng
không có giá tối thiểu thì sẽ so sánh giá nhập khẩu với giá kiểm tra do cơ quan Hải
quan xây dựng. Như vậy, với quy định hiện hành, nếu doanh nghiệp nhập khẩu
hàng hoá với giá cao hơn giá tối thiểu thì họ sẽ tìm cách khai báo thấp hơn hoặc
bằng giá tối thiểu để giảm bớt số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Còn nếu
doanh nghiệp thực sự nhập khẩu hàng hoá với giá thấp hơn giá tối thiểu thì lại phải
nộp thêm một khoản nữa vào số thuế mà lẽ ra doanh nghiệp phải nộp cho Nhà
nước.
Để đạt được mục đích cục bộ, doanh nghiệp thường dàn xếp để ngụy tạo
hợp đồng nhập khẩu có đầy đủ các điều khoản như quy định nhưng với giá nhập
khẩu thấp hơn, thậm chí thấp hơn rất nhiều, so với giá thực tế mà họ phải trả.
Trong khi đó, với hệ thống pháp lý hiện hành, cơ quan Hải quan chưa có đủ thẩm
quyền kiểm tra tính chính xác, trung thực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Do vậy,
mặc dù đảm nhận vai trò là “tấm lưới” sàng lọc và ngăn ngừa gian lận thương mại
qua giá nhưng hệ thống bảng giá tối thiểu, bảng giá kiểm tra hiện hành vô hình
chung lại trở thành lá chắn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không trung thực
gian lận trị giá, và ngược lại trở thành rào cản đối với hoạt động kinh doanh của
những doanh nghiệp trung thực. Rõ ràng, cơ chế quản lý theo giá tối thiểu đã bộc
lộ những sơ hở và bất hợp lý, và vẫn không thể giải quyết được tình trạng gian lận
giá ngày càng phổ biến.
Từ ngày 01/01/2006, ngành Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa
đổi, bổ sung. Theo đó, phương pháp quản lý hàng hoá xuất, nhập khẩu chuyển từ
“tiền kiểm sang hậu kiểm” trên cơ sở phương pháp quản lý Hải quan hiện đại dựa
trên kỹ thuật quản lý rủi ro, hàng hoá được phân luồng kiểm tra căn cứ vào các tiêu
chí quản lý rủi ro và các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn. Đây là sự chuyển
biến mang tính cách mạng của ngành Hải quan, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động

xuất nhập khẩu hàng hoá, vừa đảm bảo quản lý Nhà nước về Hải quan trong tình
hình mới. Đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn cho ngành Hải quan, đặc biệt
là đối với lực lượng làm công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận
chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (kiểm soát Hải quan).
Từ khi Việt nam thực hiện Hiệp định trị giá GATT, doanh nghiệp tự khai
báo, tự xác định trị giá tính thuế. Lợi dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên,
không ít doanh nghiệp đã khai báo giá tính thuế hàng hóa thấp hơn thực tế, nhằm
gian lận số thuế phải nộp.
Hiện tại theo thống kê khoảng 80% lô hàng được thông quan ngay và chỉ có
20% lô hàng phải kiểm tra thực tế Theo thống kê của Trung tâm Phân tích phân
loại (PTPL) ngành hải quan, qua tiếp nhận, xử lý hơn 40.000 mẫu hàng hóa XNK
theo yêu cầu của các đơn vị hải quan, kết quả PTPL đã làm thay đổi khoảng 60%
mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng. Trong đó, Trung tâm đã thay đổi mã
số theo hướng tăng thuế suất là khoảng 25-30%; giảm thuế suất 8-10%, còn lại là
thay đổi mã số khác, nhưng không thay đổi thuế suất. Như vậy, trên thực tế, có
khoảng hơn 10.000 mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế so với khai báo của chủ
hàng. Đặc biệt, có những mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế suất từ 0% lên 30
hoặc 40%.
Ông Văn Bá Tín, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải
quan TP Hà Nội) cho biết, 90% trường hợp kiểm tra tại trụ sở DN sau khi thông
quan đều có vấn đề liên quan đến giá tính thuế. Thực tế này cho thấy, tình trạng
khai báo sai trị giá tính thuế hàng hóa đang diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho
ngành hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Các hành vi gian lận thường được các doanh nghiệp thực hiện dưới các hình
thức sau:
- Dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan Hải quan (GTT22) để khai
báo trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao
dịch thực tế, sau đó khai thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại,
tương tự đã nhập khẩu trước đó.
- Khai thấp trị giá đối với lô hàng nhập “thử”, tức nhập để thăm dò thái

độ của cơ quan Hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian
ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan Hải quan chưa kịp xác
minh, xử lý, tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng
ký kinh doanh.
- Lợi dụng việc được trừ các khoản được trừ: Đây chính là điểm để các
doanh nghiệp lợi dụng tối đa khoản được trừ để khai báo hải quan. Không ít doanh
nghiệp lợi dụng quy định "việc giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp
hàng lên phương tiện vận chuyển và có số liệu, chứng từ hợp lệ" (Hiệp định trị giá
GATT) để tách khoản giảm giá này ra khỏi hóa đơn. Ví dụ: khi biết cơ sở dữ liệu
của hải quan chấp nhận trị giá tính thuế một chiếc xe máy X là 1.000 USD thì
doanh nghiệp sẽ hợp thức hóa hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại và tờ
khai trị giá đều có giá 1.000 USD. Việc khai báo trùng khớp này sẽ tránh được
nghi ngờ và tham vấn giá từ phía hải quan. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các

×