Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.51 KB, 35 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở PHÚ THỌ.
I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ.
1. Đặc điểm tự nhiên.
Phú Thọ là tỉnh miền núi gồm 12 huyện, thành thị với 270 xã, phường , thị
trấn (trong đó có 8 huyện, 214 xã, thị trấn là miền núi ), Tổng diện tích tự nhiên là
3.465 Km
2
, dân số trung bình năm 1999 là1.264.967 người, bao gồm 21 dân tộc
anh em, trong đó dân tộc kinh là chủ yếu. Trong tổng số , nữ chiếm 51,4%; dân cư
đô thị chiếm 14,24% ; dân cư sống ở nông thôn chiếm 85,76%. Mật độ dân số
370,6 người/Km
2
. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khoảng 1,71%.
Về điều kiện tự nhiên, Phú Thọ có lợi thế về vị trí địa lý: Phú thọ nằm tiếp
giáp giữa vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, có vị trí địa lý mang
ý nghĩa trung tâmcủa tiểu vùng Tây- Đông Bắc, đó là yếu tố phát triển quan trọng
và là một trong những lợi thế tiềm ẩn cần được phát huy một cách triệt để phục vụ
cho phát triển KT- XH của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái; Phía
Tây và Nam giáp tỉnh Sơn La và Hoà Bình ; Phía Đông giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh
Phúc. Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh nằm ở vị trí “Ngã ba sông” , cửa ngõ
giao lưu kinh tế văn hoá, KH- KT giữa các tỉnh đồng bằngBắc bộ với các tỉnh miền
núi phía Tây, Đông Bắc, Phú thọ có mạng lưới giao thông thuận lợi bao gồm cả
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Trong tương lai khi quốc lộ 2, 70, 32 và đặc biệt
là khi cầu Trung Hà được xây dựng, cải tạo nâng cấp sẽ mở ra cơ hội mới cho Phú
Thọ trong việc giao lưu, hợp tác với các trung tâm kinh tế lớn, các tỉnh trung du,
miền núi và cả nước.
Phú Thọ tuy không thuộc tỉnh giàu tài nguyên, khoáng sản nhưng có một số
loại tài nguyên, khoáng sản có ý nghĩa tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp như
đá xây dựng, cao lanh....
Phú Thọ có tiềm năng du lịch như khu di tích Đền Hùng- trung tâm văn hoá
tâm linhcội nguồn của cả nước; có đầm Ao Châu, khu rừng nguyên sinhXuân Sơn


và nhiều di tích lịch sử với kiến trúc đẹp, phong phú. Nếu kết hợp các danh lam
thắng cảnh , di tích lịch sử kiến trúc trong tỉnh và mở tuyến nối với các tỉnh Bắc bộ
(nhất là Hà Nội , Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc) thì sẽ có được những tuyến du
lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
2. Đặc điểm kinh tế- xã hội.
Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cùng với cả nước, Phú thọ
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng XHCN. Có thể nói nền KT - XH trong 15 năm qua trải qua 2 giai
đoạn:
- Những năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986- 1990), nhiều nhà máy, xí
nghiệp , cơ sở dịch vụ thua lỗ, phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng. Hàng
nghìn cán bộ, công nhân nghỉ việc, nền KT- XH rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
- Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế dần ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao. Xuất hiện nhân tố mới ở nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất sử dụng nhân lực có linh hoạt hơn , đòi hỏi cao hơn về chất lượng, hợp lý
về cơ cấu ngành nghề.
Quá trình xây dựng và phát triển đã sớm tạo cho Phú Thọcó các cụm công
nghiệp ở Việt Trì - Phong Châu - Thanh Ba. Cùng với sự phát triển công nghiệp,
đã hình thành vùng nguyên liệu gắn với khu công nghiệp chế biến như : Chè,
Giấy... cơ sở nghiên cứu khoa học của TW thuộc các lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
công nghiệp do đó đã sớm hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cơ cấu
công nghiệp chiếm tỷ trọng cao tạo tiền đề rất cơ bản đối với cơ cấu công nghiệp -
nông lâm nghiệp - dịch vụ của tỉnh trong những năm tới.
Hiện nay , trên địa bàn tỉnh có 118 doanh nghiệpbao gồm : 42 doanh nghiệp
TW ; 60 doanh nghiệp địa phương ; 6 doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài ; 10
doanh nghiệp cổ phần hoá.
Công nghiệp tuy được hình thành sớm song phần lớn các doanh nghiệp địa
phương đề nhỏ bé, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, chất lượng và hiệu quả sản xuất thấp,
sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trườngthấp. Công nghiệp ngoài quốc

doanh có biểu hiện sa sút.
Nông, lâm nghiệp được xác định là lĩnh vực quan trọng nhất để giải quyết
việc làm . Trong những năm qua Phú Thọ đã tập trung khai thác và sử dụng có
hiêu quả đất trống ,đồi núi trọc, diện tích hoang hoá, khả năng tăng vụ , tăng diện
tích đất nông nghiệp, tiềm năng kinh doanh đất rừng phục vụ nguyên liệu giấy, sử
dụng mặt nước ao hồ nuôi trồng thuỷ sản ,phát triển đàn gia súc gia cầm. Trong
điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, tỉnh đã chú trọng công tác đổi mới tổ chức, đổi
mới cơ chế quản lý . Đối với các lâm trường quốc doanh- những đơn vị nắm phần
lớn đất đai đồi rừng đã thực hiện giao đất, giao rừng cho người lao động, nông lâm
trường làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ sản xuất chế
biến, tiêu thụ sản phẩm . Đối với hợp tác xã nông nghiệp tuy công tác chuyển đổi
chưa làm được nhiều nhưng do chủ trương mở cửanên phần lớn các hợp tác xã đã
tự chuyển đổi về chất: Đất đai và các tư liệu sản xuất chủ yếu đều được giao lâu
dài cho nông dân, ban quản lý hợp tác xã tự thu gọn làm dịch vụ là chính... Nhờ có
cách làm đúng, kết quả về kinh tế làm tăng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư
nghiệp từ 721. 284 triệu (năm1995 ) lên 9.040 triệu đồng (năm 1999 ),về làm đã
tạo thêm nhiều chỗ làm mới, tăng thêm việc làm những lúc nông nhàn, giảm tỷ lệ
thiếu việc làm trong nông thôn từ 37,5% xuống còn 25,84% bình quân mỗi năm
giảm 0,41%.
Hệ thống cầu đường bến cảng, cơ khí vận tải đã và đang đổi mới cách nghĩ
cách làm , áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến để nâng cao
năng xuất, chất lượng, hiệu quả . Các tuyến đường , cây cầu , bến cảng đã và đang
được xây dựng , các phương tiện vận tải được đổi mới góp phần không nhỏ phục
vụ cho sưn nghiệp CNH- HĐH của tỉnh. Phong trào làm GTNT đã thực sự đổi mới
nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và phục vụ thuận lợi cho giao lưu kinh tế,
chính trị xã hội và sự đi lại của nhân dân.
Tốc độ tăng GDP trung bình toàn tỉnh trong 5 năm qua (1996 - 2000 ) là
8,3% năm, đây là tốc độ tăng GDP tương đối khá, thể hiện sự tăng trưởng rõ rệt
của Phú thọ. Tuy nhiên, thu nhập GDP bình quân đầu người còn thấp.
Biểu 1: Giá trị và cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ.

Chỉ tiêu 1990 1995 1999 1999/1990
I. Cơ cấu ngành
Công nghiệp- xây dựng
Nông lâm nghiệp.
Thương mại - dịch vụ
27,6
45,9
26,5
31,1
36,7
30,2
36
29,7
34,3
+ 8,4
- 16,2
+7,8
II. GDP/ người - - 2.427.012
Nguồn : Quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Phú Thọ.
Tỷ trọng của ngành CN- XD và TM- DV năm 1999 so với năm 1990 tăng
đáng kể, tỷ trọng ngành nônglâm nghiệp giảm mạnh. Cơ cấu kinh tế đang chuyển
dịch đúng hướng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thực hiện theo chủ
trương CNH- HĐH.
Do nền kinh tế có sự tăng trưởng khá, do thưc hiện các chương trình xoá đói
giảm nghèo, khuyến khích các cá nhân và gia đình phát triển sản xuất kinh doanh
giỏi, biết cách làm giàu ... nên đời sống của các tầng lớp dân cư tỉnh Phú Thọ ngày
càng được cải thiện . Tỷ lệ số hộ đói nghèo giảm : năm 1993 số hộ đói nghèo của
toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 26,7% đến năm 1999 giảm xuống còn 16,4%. Các chương
trình văn hoá xã hội như y tế, giáo dục đào tạo, kế hoạch hoá gia đình... được triển
khai kịp thời góp phần quan trọng thúc đẩy các hoạt động xã hộichuyển biến tích

cực lành mạnh. Là một trong sáu tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học sớm
nhất toàn quốc, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng tăng . Chính
sách đối với thương binh , gia đình liệt sĩ , gia đình có công với nước được thực
hiện tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường, các
tệ nạn xã hội ngày càng giảm.
Một số thành tựu kinh tế - xã hội chủ yếu ( tính bình quân 1996- 2000 ):
- Tốc độ tăng GDP 8,3% năm (Cả nước 6,7%/ năm )
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,9%/ năm trong đó công nghiệp TW
tăn g10,8%, công nghiệp địa phương tăng 16,6%, công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 31,6%.
- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 4,55%/ năm , sản lượng lương thực
quy ra thóc đạt 36,8 vạ tấn , lương thực bình quân đầu người 288 kg.
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 8,06% / năm
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 65 triệu USD
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 đạt 1,2%
- Cơ bản xoá hộ đói , hộ nghèo còn 12%.
3. Đặc điểm về lao động .
Phú Thọ sau khi được tái lập vẫn là tỉnh có dân số đông so với các tỉnh trung
du miền núi khác.
Biểu 2. Dân số và biến động dân số.
Đơn vị :%
Chỉ tiêu Đơn
vị
1997 1998 1999 1999/19
97
Dân số trung bình
Tỷ lệ sinh thô dân
Người
%
1.237.499

21,97
1.251.156
20,29
1.264.967
17,71
+27.468
- 4,26
số
Tỷ lệ chết thô dân
số
Tỷ lệ tăng tự nhiên
%
%
4,99
16,98
4,87
15,42
4,16
13,55
- 0,83
- 3,43
(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ)

So với năm 1997 thì sau 2 năm dân số toàn tỉnh tăng 27,468 người, tỷ lệ tăng
dân số bình quân là 1,22% . tỷ lệ tăng dân số 3 năm 1997 - 1999 có xu hướng
giảm. Tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp hớno với tỷ lệ tăng tự nhiên về dân số
chứng tỏ di dân từ Phú thọ sang các tỉnh khác lớn hơn so với di dân từ các tỉnh
khác vào Phú thọ. Tỷ lệ sinh thô và chết thô ngày càng giảm là do các chính sách
đúng đắn được phổ biến tới từng người dân, các dịch vụ về y tế, văn hoá, giáo
dục ... ngày càng được nâng cao.

Nguồn lao động của tỉnh Phú Thọ rất dồi dào chiếm trên 50% so với dân số.
Số người trong độ tuổi lao động năm 1999 là 630,6 nghìn người chiếm 49,855 so
với dân số. Số người trong độ tuổi LĐ là 621,5 nghìn người chiếm 49,13% dân số.
Biểu 3. Dân số và nguồn lao động tỉnh Phú Thọ.
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1999/1997
SL % SL % SL % SL %
I Dân số trung bình 1237.499 1.215.156 1.264.967
II. Nguồn lao động LĐ
1.Số người trong độ
tuổiLĐ
a.Mất khả năng LĐ
b.Có khả năng LĐ
2.Sốngười ngoài tuổicó
tham gia lao động
a.Trên tuổi lao động
b.Dưới tuổi LĐ
643,4
614,6
12,5
602,4
41,0
35,0
6,0
52
49,
7
1,0
1
48,
7

3,3
2,8
0,5
655,
3
622,
6
9,6
614,
0
41,3
35,6
5,7
52,
4
49,
9
0,7
7
49,
1
3,3
2,8
5
0,4
6
662,
5
630.
6

9.1
621,
5
41,0
35,5
5,5
52,4
49,9
0,72
49,13
3,24
2,81
0,43
19,
1
16,
0
-3,4
19,
4
0
0,5
-0,5
+2,97
+2,60
-2,7
3,17
0
1,43
-8,33

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ)
Nguồn LĐ tăng là do dân số trong độ tuổi LĐ tăng. Tỷ lệ lao động trong độ
tuổi có khả năng LĐ so với dân số có xu hướng tăn glà do mức sinh của Phú Thọ
những năm 1981, 1982, 1983 cao . Số người trong độ tuổi LĐ có khả năng LĐ
ngày càng tăng, mất khả năng LĐ ngày càng giảm.
Cơ cấu LĐ theo ngành vẫn còn lạc hậu, lao động trong ngành nông lâm
nghiệp vẫn chiếm tỷ trong cao, trong nông thôn còn 25,84% quỹ thời gian chưa sử
dụng hểttong khi tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp còn rất lớn.
Người lao động Phú thọ có tinh thần hiếu học, cần cù, năng động sáng tạo có
khả năng tiếp thu nhanh KH- KT, có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ lao động
công nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, với những chủ trương, định hướng phát triển KH-
KT đúng đắn , cùng với sự hoàn thiện từng bước cơ sở hạ tầng như giao thông,
điện, thông tin liên lạc, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, những thế mạnh,
tiềm năng đang được khai thác, sử dụng hợp lý. Đó là những điều kiện thuận lợi
cho tăng trưởng kinh tế, tạo mở việc làm và đào tạo nguồn nhân lực.Tuy nhiên Phú
Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, cân đối ngân sách chưa đủ chi, thu nhập bình quân đầu
người còn thấp hơn mức trung bình của cả nước , trình độ sản xuất chưa cao. Kinh
tế hàng hoá chưa phát triển, tập quánvà trình độ sản xuất của đại đa số dân cư còn
lạc hậu, mang tính tiểu nông. Những tồn tại này ảnh hưởng không ít dến sự phát
triển KT- XH, tạo mở việc làm và đào tạo nghề cho người lao động.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐÔNG TỈNH PHÚ
THỌ.
1. Phân tích quy mô, cơ cấu đào tạo nghề qua các năm.
1.1. Hệ thống đào tạo.
Cùng với sự phát triển KT- XH, trên địa bàn của tỉnh đã có hệ thống các
trường đào tạo (tuy chưa thật đầy đủ) cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công
nhân kỹ thuật và các cơ sở đào tạo nghề của TW và địa phương.
* Hệ thống các trường và đơn vị do TW quản lý.
- Trường cao đẳng hoá chất.

- Trường công nhân cơ điện I (Bộ NN và PTNT)
- Trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp 4 (Bộ NN và PTNT)
- Trường đào tạo nghề giấy (Tổng công ty giấy VN)
- Trường đào tạo nghề hoá chất( Tổng công ty phân bón và Hoá chất)
- Trường công nhân kỹ thuật xây dựng Việt Trì (Tông công ty XD sông
Hồng)
- Trung tâm dịch vụ việc làm quân khu II
- Cơ sở dạy nghề của trung tâm dịch vụ việc làm (Cục quản lý xe máy- Bộ
quốc phòng).
- Trung tâm công nghiệp thực phẩm.
* Các cơ sở dạy nghề do địa phương quản lý.
Thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2010, tỉnh đã triển
khai sắp xếp lại và phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề địa phương như sau:
- Trường dạy nghề tỉnh Phú thọ (Sở LĐTBXH )
- Trung tâm dich vụ việc làm Phú Thọ ( Sở LĐTBXH )
- Trung tâm dạy nghề Công đoàn (Liên đoàn LĐ tỉnh )
- Trung tâm xúc tiến việc làm thanh niên (Tỉnh đoàn TNCS)
- Trung tâm nâng cao kiến thức phụ nữ (Tỉnh hội phụ nữ )
- Trung học kinh tế và kỹ nghệ thực hành.
- Trung học nông lâm.
1.2 Phân tích quy mô đào tao qua các năm.
Phú Thọ là tỉnh có nguồn LĐ dồi dào, số người trong độ tuổi LĐ năm 1999
là 630,6 nghìn người chiếm 49,85% so với dân số. Số người trong độ tuổi LĐ có
khả năng LĐ là 621,5 nghìn ngwoif chiếm 49,1% dân số. Trong đó số người đang
làm việc trong nền KTQD là 596 nghìn người, cụ thể như sau:
Biểu 4: Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1999/199
7
1.Số người đang làm việc trong
nền KTQD

a.Nông lâm nghiêp, thuỷ sản
b.Công nhân xây dựng
c.Thưong mại dịch vụ
2.Học sinh trong độ tuổi LĐ
a.Học sinh chuyên nghiệp-nghề
b.Học sinh phổ thông
3.số người trong độ tuổi LĐ làm
nội trợ và chưa có việc làm.
582,9
469,2
62,0
50,2
43,3
8,4
34,9
17,2
589,4
4721,4
63,9
51,7
48,1
8,5
39,6
17,8
596,0
476,4
64,64
54,96
50
9,0

41,0
16,5
+13,1
+7,2
+2,64
+4,94
+6,7
+0,6
+6,1
- 0,7
(Nguồn :Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ )
Qua số liệu trên ta thấy:
Đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng :tăng tỷ trọng LĐ trong
ngàng công nghiệp - xây dựng từ 10,64% (62,0/582,9) năm 1997 lên 10,86%
(64,64/596,0 )năm 1999, ngành thương mại dịch vụ từ 8,73 năm 1997 lên 9,3 năm
1999, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm nghiệp từ 80,5% năm 1997
xuống còn 79,8% năm 1999. Cơ cấu lao động đang chuyển dịchtheo hướng tích
cực (mặc dù còn chậm ) tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển thực hiện theo
chủ trương CNH-HĐH .
Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 16
- 35 đây là nhóm có ưu thế về sức khỏe, sức vươn lên, năng động và sáng tạo . Về
lâu dài đó là một thế mạnh nếu chúng ta có những chính sách đào tạo đúng đắn và
hợp lý. Ngược lại, sẽ là một bất lợi về mặt kinh tế do những khó khăn về mặt việc
làm, giáo dục đào tạo, xã hội ...
Trong thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây Phú thọ đã có nhiều cố
gắng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ năm 1996 đến năm
1999toà tỉnh đã đào tạo được gần 30 ngàn người để bổ xung cho nguồn nhân lực.
Như vậy, bình quân mỗi năm tỉnh đào tạo được khoảng 7000 ngàn người có trình
độ chuyên môn kỹ thuật. Số được đào tạo đã góp phần nâng tỷ lệ lao động đã qua
đạo tạo từ 15,4% năm 1996 lên 18,2% năm 1999 .

Quá trình phát triển sớm tạo cho Phú thọ có các cụm công nghiệp ở Việt Trì
- Phong Châu - Thanh Ba. Tỉnh có nhiều thế mạnh như giấy, nguyên liệu giấy, hoá
chất và nhiề ngành nghề khác. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty lớn như : Công ty
giấy Bãi Bằng, Công ty Super hoá chất Lâm Thao, Công ty giấy Việt Trì v.v..đòi
hỏi đào tạo nghề phaỉo chú trọng, quan tâm và coi đó là mũi nhọn để đáp ứng yêu
cầu của thị trường lao động.
Biểu 5 : Quy mô đào tạo nghề của các trường qua các năm.
(Đơn vị người)
Tên trường 1997 1998 1999 1999/1997
SL %
1- Trường đào tạo nghề giấy
2- Trường đào tạo nghề hoá chất
3- Trường CNKT Lâm nghiệp 4
4- Trường cao đẳng hoá chất
5- Các trường khác
6- Tổng số
526
870
638
300
3.950
6.484
545
800
1.47
5
320
4.26
0
7.40

0
840
1.104
1.312
350
4.822
8.428
+ 314
+ 234
+ 674
+ 50
+ 872
+ 1944
+ 59,7
+ 26,9
+ 105,6
+ 16,7
+ 22,1
+ 29,9
(Nguồn : Phòng đạo tạo nghề - Sở TBXH tỉnh Phú Thọ)
Quy mô đào tạo của các trường trong tỉnh những năm qua tăng nhanh nhất là
những trường đào tạo về nghề giấy, hoá chất, lâm nghiệp... là những ngành kinh tế
quan trọng và mang tính chiến lược của tỉnh. Quy mô đào tạo năm1999 so với năm
1997 : Trường đào tạo nghề giấy tăng 59,7% (314 người), Trường đào tạo nghề
hoá chất tăng 26,9% (234 ngưòi ; Trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp 4, tăng
105,6% (674 người ). Đây là mức tăng quy mô tương đối lớn của các trường nhằm
giải quyết nhu cầu bức xúc về công nhân kỹ thuật tron gthời điểm hiện tạivà tương
lai. Tuy nhiên , quy mô đào tạo vẫn còn nhỏ bé chưa đáp ứng yêucầu về công nhân
ký thuật của các ngành nghề . Quy mô đào tạo chỉ tăng ở một số ngành nghề còn
lại tăng rất chậm thậm chí không tăng dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu làm hạn chế sự

phát triển.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục qua các năm ở các ngành nghề nhất
là trong ngành công nghiệp - Xây dựng tăng 3,3 % (từ 45,3% năm 1997 lên 48,6%
năm 1999) và ngành thương mại - dịch vụ tăng 3,2 % ( từ 51,1 năm 1997 lên 54,3
% năm 1999) . Tuy nhiên , với nông lâm nghiệp , thuỷ sản tỷ lệ lao động qua đạo
tạo đã quá thấp lại không mở rộng quy mô tương xứng trong khi tiềm năng phát
triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản còn rất lớn.

Biểu 5 : Tỷ lệ lao động qua đào tạo của các ngành.
Chỉ tiêu đơn vị 1997 1998 1999 1999/199
7
1. Tổng số lao động
2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
- Công nghiệp - xây dựng
- Thương mại - dịch vụ
- Nông lâm thuỷ sản
Nghìn người
%
%
%
%
643,4
16
45,3
51
6,9
655,
3
17
46,7

52
7,3
662,5
18,2
48,6
54,2
7,9
+ 19,1
+ 2,2
+ 3,3
+ 3,2
+ 1,0
(Nguồn : Thực trạng lao động - việc làm năm 1999.)
Lực lượng lao động nông ngiệp Phú thọ hiện có đến 478.000 người chiếm
79,8% lực lượng lao động của tỉnh . Số lao động đã được đào tạo kỹ thuật rất ít, tỷ
lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 0,9% nếu tính cả số lao động nông nghiệp
được tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật thì mới đạt tỷ lệ 7,9%. Bên cạnh việc đào tạo
cán bộ có trình độ trung cấp, ngành nông nghiệp đã tổ chức hệ thống khuyến nông
từ tỉnh đến huyện làm nhiệm vụ tập huấn chuyển giao kiến thức cho nông dân.
Biểu 7 : Báo cáo kết quả tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
(Đơn vị : Lượt người)
Ngành nghề 1998 1999 2000
1. Trồng trọt
2.Chăn nuôi
3. Thú y
6.214
3.434
130
8820
4.327

90
13.458
5.374
160
4. Bảo vệ thực vật
5. Thuỷ sản
6. Lâm nghiệp
7. Khuyến nông
8. Dự án PTNTMN đào
tạo theo các chuyên đề
2.730
828
1.450
102
6.580
15.441
740
1.724
209
6.700
9.996
1.380
2.488
500
6.621
(Nguồn sở nông nghiệp phát triển nông thôn Phú Thọ)
Ngoài ra còn tổ chức đào tạo cho các đối tượng người tàn tật, người có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn gần 1000 người, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đào tạo theo
hình thức kèm cặp truyền nghề cho gần 120 người gồm các ngành nghề : mộc, nề,
thủ công mỹ nghệ, may mặc, ... công tác truyền nghề, kèm cặp nâng cao tay nghề ở

các làng nghề truyền thống tạo điều kiện, phát triển các làng nghề góp phần phân
công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tỷ lệ sử dụng
thời gian lao động trong năm của lao động tại địa phương, giảm thất nghiệp trá
hình. Tuy nhiên quy mô đào tạo này còn nhỏ bé và mang tính chất tự giác, tự phát
chứ chưa có hệ thống tổ chức đào tạo, kèm cặp, truyền nghề mang tính hệ thống
khoa học và hiệu quả.
1.3 Phân tích cơ cấu chất lượng đào tạo qua các năm .
Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trong những năm qua nói chung và đội ngũ
công nhân kỹ thuật nói riêng chưa hợp lý. Số công nhân kỹ thuật và thợ có tay
nghề cao còn quá ít . đã thế việc sử dụng và bố trí lại chưa hợp lý. Do vậy không
những phát huy được tốt hơn mà ngày càng mai một đội ngũ này.
Biểu 8 : Cơ cấu đào tạo qua các năm.
Chỉ tiêu 1997 1998 1999
1. Lao động trong độ tuổi có khả
năng lao động.
Trong đó: có CMKT.
2. Tỷ trọng lao động có CMKT
+ CĐ, ĐH, trên ĐH
+ THCN
+ CNKT
602,4
100,8
16
16,3
32,6
51,1
614,0
104,38
17
16,6

32,4
51
621,5
113,1
18,2
17
31
52

×