Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.58 KB, 45 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VƯƠNG ĐÌNH KHOA

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2018
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA I TÂM THẦN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Trương Tuấn Anh

NAM ĐỊNH - 2018


2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bầy tỏ lòng biết ơn đến q thầy cơ trong Ban giám
hiệu, phịng đào tạo sau đại học, Bộ môn Tâm Thần Kinh trường Đại Học Điều
Dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho em được học tập tại trường Đại học Điều
Dưỡng Nam Định để em được rèn luyện, phấn đấu và hồn thành chun đề tốt
nghiệp này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Trung ương
I, lãnh đạo phòng quản lý chất lượng và các chuyên viên phòng quản lý chất lượng
Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I cùng toàn thể các bác sỹ và điều dưỡng tại bệnh
viện Tâm Thần Trung ương I, nơi tôi công tác và làm việc đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.


Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến thầy
giáo Tiến sỹ Trương Tuấn Anh phó hiệu trưởng, trưởng bộ môn Tâm Thần Kinh
trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, người thầy đã trực tiếp giảng dạy, tận tâm
hướng dẫn em nhiệt tình, chỉ bảo và cung cấp tài liệu và những kiến thức quý báu
giúp em học tập và thực hiện chuyên đề này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy cô của trường Đại
học điều dưỡng Nam Định,đặc biệt là thầy cô ở Bộ môn Tâm Thần Kinh của trường
Đại Học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo điêu kiện cho em được học tập, rèn luyện
và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè,
nhưng người đã luôn luôn động viên, ủng hộ và đồng hành cùng tơi trong suốt q
trình học tập và thực hiện chuyên đề này.
Nam Định , ngày

tháng

Học viên

Vương Đình Khoa

năm 2018


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Các kết quả trong chuyên đề
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Nam Định, ngày

tháng

năm 2018

Học viên

Vương Đình Khoa

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................


4

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................. 3
2.1.Cơ sở lý luận ………………………………………………………………………...3
2.1.1. Khái niệm: ..................................................................................................... 3
2.1.2. Nguyên nhân và cơ chế động kinh: ................................................................ 3
2.1.3. Phân loại Động Kinh: .................................................................................... 5
2.1.4. Đặc điểm lâm sàng bệnh Động kinh:.............................................................. 6
2.1.5. Chẩn đoán...................................................................................................... 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………….………………………10
2.2.1. Điều trị ........................................................................................................ 10
2.2.2 Chăm sóc ...................................................................................................... 11
3. THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH TAI BỆNH VIỆN
TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2018 .......................................................... 19

3.1. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể : ....................................................... 20
3.1.1.Quá trình bệnh lý .......................................................................................... 20
3.1.2. Khám bệnh: ................................................................................................. 21
3.1.3. Chăm sóc ..................................................................................................... 23
3.1.4. Lúc nằm viện ............................................................................................... 26
3.1.5. Khi người bệnh ra viện trở về cộng đồng .................................................... 27
3.2. Một số ưu nhược điểm .................................................................................... 27
3.2.1. Ưu điểm ....................................................................................................... 27
3.2.2. Hạn chế........................................................................................................ 28
3.3. Nguyên nhân .................................................................................................. 28
3.3.1. Đối với nhân viên y tế:................................................................................. 28
3.3.2. Đối với người nhà người bệnh ..................................................................... 28
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I
NĂM 2018 ............................................................................................................ 30
3.1. Giải pháp về quản lý: ...................................................................................... 30
3.2. Giải pháp về cơ sở vật chất: ............................................................................ 30
3.3. Giải pháp kỹ thuật........................................................................................... 30


5

3.3.1. Đối với nhân viên y tế .................................................................................. 30
3.3.2. Với mạng lưới y tế cấp cơ sở ....................................................................... 30
3.3.3. Đối với gia đình người bệnh ........................................................................ 32
3.3.4. Đối với bệnh viện tâm thần TWI ................................................................. 32
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
PHỤ LỤC..................................................................................................................


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một bệnh được biết từ 500 năm trước công nguyên do nhà vật
lý học Hylap Hipporate viết cuốn sách đầu tiên về bệnh này. Họ gọi là bệnh “Trời
đánh”. Qua nhiều giai đoạn phát triển của Y học đến nay gọi là bệnh động kinh.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết Động kinh là bệnh
lý thường gặp chiếm ¼ tổng số bệnh lý Thần kinh nói chung và tỷ lệ động kinh
chiếm 0,5- 1% dân số. Tỷ lệ mới mắc trung binh hàng năm là 20-70 người trên
100.000 dân. Tỷ lệ trên có sự khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, giữa các


6

nước trong khu vực và giữa các vùng khác nhau trong mỗi nước. Theo Trần Văn
Cường (2001), tỷ lệ động kinh của Việt Nam là 0,35% dân số. Cao Tiến Đức điều
tra ở phường vạn phúc Hà Đông năm 2002, tỷ lệ động kinh là 0,42% dân số . Cao
Tiến Đức ( năm 1994) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân động kinh ở
296 bệnh nhân động kinh đã thấy ; trẻ em dưới 16 tuổi Chiếm 45,9% và từ 16 tuổi
trở lên chiếm 54,1%.
Lứa tuổi: đa số động kinh xảy ra ở trẻ em, khoảng 50% số bệnh nhân động
kinh dưới 10 tuổi và đến 75% số người động kinh dưới 20 tuổi . tuổi càng lớn thì tỷ
lệ bị động kinh càng thấp, nhưng đến tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ động kinh lại tăng lên
, tỷ lệ 1/1000 ( P.Loiseau, 1990). Theo Cao Tiến Đức(1994), tuổi tăng thì tỷ lệ mắc
bệnh động kinh giảm.
Giới: tỷ lệ bị động kinh ở nam và nữ tương đương nhau. Theo Cao Tiến Đức,
tỷ lệ nam/ nữ ở 136 bệnh nhân trẻ em là 53,7%/46,3%, ở 160 bệnh nhân người lớn
có sự khác biệt giữa nam va nữ: 63,1%/36,9% ( P < 0,05 )
Tính chất gia đình: khoảng 10% đến 25% bệnh nhân động kinh có yếu tố gia
đình ( cha, mẹ bị động kinh )
Hiện nay bệnh động kinh trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ lan rộng ra
các nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình

nghiên cứu về bệnh Động Kinh, việc chẩn đốn bệnh khơng khó, song vấn đề về
điều trị thì liên tục được cập nhật với sự gia đời của thuốc kháng Động Kinh nhiều
thế hệ đồng hành cùng việc điều trị thuốc thì vấn đề chăm sóc bệnh nhân Động
Kinh là rất quan trọng, có thể đưa lên hàng đầu trong bệnh lý Thần Kinh.Vì vậy
việc thiếu hiểu biết bệnh, kèm theo quan niệm sai lầm về bệnh như ngươi bệnh bị
coi như bỏ đi” không quan tâm chia sẻ đến người bệnh đi vào tiêu cực trong cuộc
sống và để lại nhiều di chứng đáng tiếc cho người bệnh, đem đến gánh nặng cho
gia đình và xã hội. Do vậy dẫn đến nhiều sai sót trong vấn đề chăm sóc , đối sử ,
gây ra hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân và những người xung quanh .Tại Bệnh viện
Tâm Thần Trung ương I, cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tâm thần nói
chung và người bệnh Động Kinh nói riêng, đang được Ban Giám Đốc ,Phịng Điều
Dưỡng cùng toàn thê nhân viên trong Bệnh viện đang dần hoàn thiện đầy đủ hơn
nữa để phục vụ công tác chăm sóc cho người bệnh tâm thần nói chung và người


7

bệnh Động Kinh nói riêng được tốt hơn nữa, để hướng tới sự hài lòng của người
bệnh, lấy “ Người bệnh làm trung tâm”
Nhằm đáp ứng tốt những vấn đề nêu ở trên chuyên đề chăm sóc người bệnh
Động Kinh tại bệnh viện tâm thần trung ương I được viết gồm hai mục tiêu sau:
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh Động Kinh tại Bệnh viện Tâm
thần Trung ương I năm 2018
2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh Động
Kinh tại Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I năm 2018


8


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm:
Động Kinh là một chứng bệnh hệ thân kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của
một số neuron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn
động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép,mắt trợn ngược, bất tỉnh,
mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ. Cơn động kinh bao gồm các triệu
chứng có thể thay đổi từ rất ngắn gọn và gần như không thể phát hiện đến các cơn
động kinh thời gian dài với chấn động mạnh mẽ. Trong động kinh, co giật co xu
hướng tái phát và khơng có ngun nhân tiềm ẩn ngay lập tức trong khi cơn co giật
xảy ra do một nguyên nhân cụ thể không được coi là triệu chứng bệnh động kinh.
2.1.2. Nguyên nhân và cơ chế động kinh:
2.1.2.1. Nguyên nhân:
Bệnh động kinh là bệnh của não, do các tổn thương ở não gây ra, vi thế tất cả
các căn nguyên gây ra tổn thương ở não đều là nguyên nhân gây động kinh. Đây là
một bệnh khá phổ biến với tỷ lệ trong dân chúng ở Việt Nam vào khoảng 0,33%.
Bệnh này còn được gọi với cái tên khác nhau như kinh phong, phong sù, kinh
giật….Biểu hiện bệnh khá phức tạp, từ những cơn co giật, mất ý thức đến những đợt
rối loạn hành vi.
Người ta chỉ thật sự chẩn đoán động kinh là co các cơn tái diễn. các cơn này
tương ứng với một đợt phóng điện bất bình thường của các neuron thần kinh nằm
trên một diện tích hay nhiều của vỏ não. Các triệu chứng thay đổi tùy theo vị trí và
diện tich vùng vỏ não bị ảnh hưởng. Nguyên nhân bệnh cũng đa dạng. Bệnh cũng
có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu lúc còn trẻ dưới 20 tuổi ( 80%
các trường hợp ). Nhiều nguyên nhân đươc cho có thể là nguồn gốc của những cơn
động kinh này, chẳng hạn khối u, sẹo sau chấn thương, dị dạng đủ loại, nhưng cũng
có cả yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân thường gặp.
- Tổn thương não trong giai đoạn bào thai, sang chấn sản khoa, chấn thương
đầu, u não , dị dạng mạch máu não, di chứng sau tai biến mạch máu não, nghiện
rượu…. một số tỷ lệ rất thấp động kinh liên quan đến di truyền.

- Do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng, hoặc trẻ ngủ trên
giường ngủ mơ lăn xuống đất đập đầu xuống đất gây chấn thương ở đầu. Những


9

chấn thương đó ln gây tổn thương cho não và cũng là nguyên nhân hay gặp của
bệnh động kinh.
- Một số trẻ khi sinh ra có một hay vài cái bướu trong não,bướu nay ngày
càng lớn và cuối cùng lên các cơn động kinh
- Di truyền, trong gia đình có ông bà , cha mẹ bị động kinh thì rất có thể con
cháu sau này cũng mắc bệnh động kinh.
2.1.2.2 . Cơ chế bệnh động kinh:
*Cơ chế bệnh sinh của động kinh:
- Cơ chế bệnh sinh của bệnh động kinh rất phức tạp mặc dù với sự phát triển
của khoa học các cơ chế này đang đươc dần làm sáng tỏ, đối với động kinh cục bộ
các hoạt động kịch phát xuất phát từ một vùng của não sẽ hoạt hóa các vịng nối
nơron ở những mức độ khác nhau làm hoạt động của động kinh lan ra các vùng của
não.Trong cơn động kinh toàn bộ người ta cho rằng có thể các nơron được hoạt
hóa, lan truyền và kiểm sốt nhờ một mạng lưới đặc hiệu nào đó, có rất nhiều lý
thuyết đưa nhưng có ba lý thuyết chính được chấp nhận là:
- Lý thuyết dưới vỏ trung tâm của Pefield và jasper ( 1950) : các phóng lực
động kinh xuất hiện đồng thời trên cả vùng lan tỏa của não chứ không phải từ một
ổ. Vùng này được xem như một não trung tâm bao gôm vùng dưới đồi, phần trên
thân não, gian não cùng hệ thống tiếp nối với hai bán câu đại não, trong đó hệ
thống lưới hoạt hóa đi lên đóng vai trị chủ chốt. Lý thuyết này giải thích được các
cơn toan bộ như mất ý thức, hoạt động điện não bất thường hai bên, đồng bộ cùng
một lúc.
- Lý thuyết vỏ não của Bancaud và Talairach ( 1960) : Hoạt động Động kinh
xuất phát lúc đầu từ một ổ trên vỏ não ( thường là thùy trán ), sau đó nhanh chóng

lan ra toàn bộ bán cầu.
- Lý thuyết hệ lưới vỏ não của Gloor ( 1970) : lý thuyết này là sự kết hợp của
hai lý thuyêt trên. Dựa trên các kết quả thu được trên thực nghiệm tác giả thấy có sự
tham gia quan trọng, tự phát của đồi thị và vỏ não trong cơn động kinh toàn bộ. Các
mạng lưới nơron thần kinh tham gia vào cơ chế động kinh bao gồm: mạng lưới khởi
phát, mạng lưới lan truyền, mạng lưới kiểm soát. Nhờ sự hiểu biết về hoạt động của
các mạng lưới này chúng ta sẽ giải thích được tại sao cơn động kinh có thể dừng lại


10

được và tại sao khoảng cách giữa các cơn lại có thể dài như vậy, tuy nhiên nếu
mạng lưới kiểm sốt khơng hoạt động được sẽ dẫn đến trạng thái động kinh.
* Cơ chế của cơn Động kinh :
Khi có biến đổi bất thường các dòng ion qua màng tế bào và sự mất cân bằng
giữa các hệ thống ức chế và hưng phấn của mạng lưới nơron gây ra tăng hoạt động
đồng bộ của một quần thể neuron tạo ra phóng lực kịch phát và đồng bộ của quần
thể neuron này, sau đó lan truyền của các phóng lực động kinh phụ thuộc vào vị trí
ổ động kinh, các đường tham gia dẫn truyền các xung đột. Cuối cùng là kết thúc các
phóng lực do các yếu tố hạn chế lan truyền và làm ngưng các hoạt động Động kinh
bao gơm sự tích tụ các chất chuyển hóa trong tế bào sau cơn Động kinh, các tế bào
thân kinh đều hình sao, các chất dẫn truyền thần kinh ức chế và một số chất ưc chế
tiểu não.
2.1.3. Phân loại Động Kinh:
Phân loại động kinh có vai trị quan trọng, khơng những trong thực hành lâm
sàng thần kinh mà cịn góp phần tạo lên sự thống nhất trong nghiên cứu Động kinh
trên tồn thế giới.
Bệnh động kinh có nhiều loại, với những triệu chứng khác nhau.
Phân loại theo dạng động kinh:



Thể động kinh toàn thân



Thể động kinh cục bộ



Thể động kinh kịch phát Rolado

Phân loại theo nguyên nhân:


Động kinh nguyên phát ( vơ căn): khơng tìm được tổn thương thực thể

của não trong tiền sử và hiện tại, có thể do di truyền


Động kinh triệu chứng ( thứ phát ) : có các tổn thương thực thể ở não:

như chấn thương não, u não
Phân loại theo tiêu chuẩn y khoa quốc tế ( năm 1981 )
Dựa trên triệu chứng lâm sàng và điên não đồ thay vì trên sinh lý hay cơ thể
học
Ι . Động kinh cục bộ
A. Động kinh cục bộ đơn giản


11


- Không bị ảnh hưởng ý thức
- Triệu chứng cơ vận động
- Triệu chứng giác quan
- Triệu chứng hệ thần kinh tự quản
- Triệu chứng tâm thần
B. Động kinh cục bộ phức tạp
- Ý thức bị ảnh hưởng
- Động kinh cục bộ đơn giản ban đầu, tiếp sau là mất ý thức
- Mất ý thức ngay từ đầu
C. Động kinh cục bộ: - Động kinh toàn thân
1.Động kinh cục bộ đơn giản – Động kinh toàn thân
2.Động kinh cục bộ phức tạp- Động kinh toàn thân
3. Động kinh cục bộ đơn giản – Động kinh cục bộ phức tạp – Động kinh toàn
thân
II. Động kinh toàn thân
A.Vắng ý thức
1.vắng ý thức thường
2. vắng ý thức bất thường
B. Động kinh giật cơ
C.Động kinh giật rung
D.Động kinh co cứng
E. Động kinh co cứng – giật rung
F.Động kinh không co cứng
III. Các dạng động kinh không phân loại được.
Năm 1997 các bác sỹ chuyên khoa thần kinh đưa ra các phương pháp phân
loại mới, nhưng chưa hoàn chỉnh và hiện nay, cách phân loại của năm 1981 vẫn còn
thịnh hành
2.1.4. Đặc điểm lâm sàng bệnh Động kinh:
Chẩn đoán động kinh là một chẩn đốn lâm sàng và phải dựa trên cơ sở

mơ tả chi tiết về những sự kiện mà bệnh nhân đã trải qua ở giai đoạn trước, trong và
sau cơn, nhưng quan trọng hơn cả là sự mô tả của người chứng kiến cơn. Chẩn đoán


12

gồm 3 mục đích: để xác định chẩn đốn động kinh, phân loại dạng cơn động kinh và
nếu có thể để xác định nguyên nhân động kinh.
2.1.4.1. Cơn co cứng, co giật toàn thể (generalized tonic-clonic seizures)
Động kinh co cứng, co giật là những cơn được biết sớm nhất cũng là thể động
kinh nặng nề nhất. Chúng cũng là trạm cuối cùng của những dạng cơn động kinh
khác và cũng là những hành vi và biểu hiện sinh lý tột cùng của chứng động kinh.
Cơn co cứng, co giật chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các loại cơn.
- Tiền triệu: cơn có thể có hoặc khơng có các triệu chứng báo trước như đau
đầu, tính tình thay đổi, hay cáu kỉnh, thiếu tập trung, giật rung cơ... Một số cơn có
thể biết được các yếu tố gây ra như giấc ngủ hoặc kích thích ánh sáng. Những triệu
chứng này do kích thích trực tiếp vỏ não hoặc gián tiếp do thay đổi sinh lý dẫn đến
sự thay đổi ngưỡng như thay đổi tính tình hoặc đau đầu.
- Các giai đoạn của cơn: trên lâm sàng cơn co cứng, co giật diễn biến khá
điển hình với 3 giai đoạn kế tiếp nhau. Cơn kéo dài khoảng 40 - 70 giây hoặc lên tới
90giây.
+ Đôi khi cơn động kinh được bắt đầu bởi sự co cứng của các cơ hầu họng
gây ra “một giọng thét lên, chói tai và hoang dã” (Gowers 1881), ngay lập tức phối
hợp với mất ý thức, tay thường gấp, cịn chân thì duỗi, sau khoảng 10 đến 20 giây
+ Giai đoạn co giật kéo dài 1 - 2 phút. Khởi đầu co giật toàn thân, tiến tới co
giật khối cơ gấp thành từng nhịp lúc đầu chậm sau nhanh dần, cuối cơn giật thưa rồi
ngừng hẳn. Tình trạng ngừng hơ hấp đi kèm dẫn đến biểu hiện tím tái, ngừng hơ
hấp tới cuối thì được đánh dấu bằng nhịp thở vào sâu. Sự rối loạn thực vật biểu hiện
rõ (nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, giãn đồng tử, tăng tiết đờm dãi). Đái dầm cũng
thường xảy ra ở lúc kết thúc cơn.

+ Giai đoạn doãi mềm kéo dài vài phút đến vài giờ. Các cơ dỗi mềm hồn
tồn, bệnh nhân nằm n, ngủ sâu hoặc thở ồn ào, ý thức thu hẹp, sau đó ý thức
phục hồi dần. Thường gặp bệnh nhân ngủ mê mệt kéo dài vài giờ và tỉnh dậy không
nhớ các sự việc đã xảy ra trong cơn.
- Ở giai đoạn sau cơn, bệnh nhân thường than phiền vì đau đầu và đau mỏi
mình mẩy, đơi khi liên quan với sự tăng nhẹ các men cơ trong máu (dấu hiệu sinh
hóa giántiếp của cơn).


13

- Cơn khơng điển hình có thể chỉ có pha co cứng hoặc co giật do bệnh nhân
đang điều trị thuốc chống động kinh.
2.1.4.2. Cơn vắng ý thức (absence seizure)
Sự đa dạng về biểu hiện lâm sàng cùng với tính chất xảy ra thường xun và
sự hồ hợp với hình ảnh điện não đã làm cơn vắng ý thức trở thành một ví dụ điển
hình của sự liên quan với điện sinh học.
- Lâm sàng: đặc điểm của cơn động kinh mang tính chất tự phát, thường xảy
ra ở trẻ em. Mất ý thức riêng rẽ là triệu chứng duy nhất tạo nên bệnh cảnh lâm sàng.
Trong cơn động kinh bệnh nhân ở tư thế bất động với cái nhìn trống rỗng, vẻ mặt
ngơ ngác, gián đoạn hoạt động đang làm dở trong khoảng từ 2 đến 5 giây. Sau cơn,
bệnh nhân tiếp tục hoạt động bình thường và khơng biết mình bị lên cơn.
- Cơn vắng ý thức có thể biểu hiện mất ý thức đơn thuần hoặc kết hợp với
giật cơ, tăng giảm trương lực cơ, hoạt động tự động hoặc các rối loạn thực vật.
- Cơn vắng ý thức điển hình thường là các cơn động kinh mang tính tự phát,
đặc biệt là xảy ra ở trẻ em và đáp ứng tốt với điều trị. Tỷ lệ lành tính ở 48% và có
xu hướng mạn tính ở 52% bệnh nhân, khoảng 57,5% vắng ý thức có thời gian ổn
định 15 năm và 36% bệnh nhân chuyển sang động kinh co cứng co giật. Như vậy,
mặc dù cơn vắng ý thức có tiên lượng tốt nhưng việc chuyển thành cơn co cứng co
giật là phổ biến và cơn khởi phát càng muộn, càng có nguy cơ chuyển thành các thể

động kinh khác.
2. 1.4.3.Cơn động kinh cục bộ
Cơn động kinh cục bộ là do tổn thương khu trú tại vùng dưới vỏ và vùng vỏ
não. Mỗi cơn có một cách biểu hiện riêng biệt, liên quan mật thiết tới các vùng chức
năng của vỏ não và dưới vỏ. Cơn có thể biểu hiện bằng các triệu chứng mà ta quan
sát được như cơn co giật cục bộ; cũng có những cơn chỉ biểu hiện bằng những thay
đổi chủ quan của bệnh nhân như cơn rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác,
mất vận ngôn tạm thời.
- Cơn động kinh cục bộ vận động đơn giản: biểu hiện bằng triệu chứng vận
động đơn thuần ở một phần cơ thể và không kèm theo mất ý thức.
- Cơn động kinh cục bộ có hành trình Bravais - Jackson (BJ): cơn thường bắt
nguồn từ một ngọn chi hoặc mặt, khởi đầu của cơn có thể biểu hiện bằng hiện tượng
co rút hoặc yếu tạm thời, thời gian khoảng 10 - 30 giây, tiếp đó là co giật tăng dần


14

về tần số và cường độ, hiện tượng co giật được lan ra khắp nửa thân. Trong lúc còn
giật cục bộ thì bệnh nhân khơng mất ý thức, khi co giật lan sang nửa thân bên kia
bệnh nhân bắt đầu mất ý thức và có cơn động kinh tồn thể gần giống như cơn co
cứng co giật. Sự lan rộng của cơn co giật giống như một vết dầu loang nên được gọi
là cơn hành trình BJ.
2.1.4.4. Cơn cục bộ tồn thể hố
- Khởi đầu cục bộ, cơn bắt đầu ở một phần cơ thể, không kèm theo mất ý
thức. Có thể khởi đầu cục bộ đơn giản hoặc cục bộ phức tạp tiển triển thành tồn thể
hố thứ phát, biểu hiện bằng co giật cả hai bên cơ thể và mất ý thức.
- Đây là dạng cơn cần phải phân biệt với cơn co cứng co giật toàn thể.
2.1.5. Chẩn đoán
2.1.5.1. Chẩn đoán xác định
Bệnh nhân thường đến khám ngồi cơn, chẩn đốn dựa vào sự hỏi bệnh tỷ

mỉ, sự mơ tả chính xác các cơn và sự tìm tòi những dấu vết còn lại trên người bệnh
nhân như các sẹo do cơn gây nên…
Về lâm sàng cần bám sát định nghĩa về động kinh và các loại cơn động kinh
đã mơ tả ở trên.
Tiêu chuẩn chẩn đốn động kinh là lâm sàng kết hợp với điện não đồ
2.1.5.2. Chẩn đốn phân biệt
Ngất
Trước cơn ngất thường có chóng mặt, huyết áp hạ. Bệnh nhân thường mất ý
thức ngắn, không có triệu chứng thần kinh. Cần kiểm tra tim mạch cẩn thận.
Cơn co giật phân ly (Hysteria)
Cơn thường xảy ra trước đông người, bệnh nhân thường biết trước nên chọn
chỗ để lên cơn. Cơn kéo dài, khơng có mất ý thức, cơn giật hỗn độn không thành
nhịp. Khám thần kinh thấy mọi chức năng bình thường. Điện não đồ hồn tồn bình
thường.
Co giật do hạ calci máu
Cơn hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Biểu hiện là co cơ và rung giật cơ cục bộ
hoặc toàn bộ, đặc biệt là co các cơ ở bàn tay tạo tư thế bàn tay sản khoa, có dấu hiệu
Chvostek và nghiệm pháp gây co thắt cơ ở bàn tay khi garô tay khoảng 10 - 15
phút. Xét nghiệm máu thấy calci máu giảm.


15

Cơn hạ đường huyết
Cơn thường xảy ra lúc đói, bệnh nhân tốt mồ hơi, ngã xuống, hơn mê, có khi
co giật. Các triệu chứng xảy ra chậm, không đột ngột như cơn động kinh. Thử
đường huyết thấy hạ. Cho uống nước đường hoặc tiêm dung dịch glucose 30% vào
tĩnh mạch, bệnh nhân tỉnh lại nhanh chóng.
Cơn giật do sốt ở trẻ em
Cơn xảy ra mỗi khi bệnh nhân có sốt cao do ngun nhân nào đó, loại cơn

này khơng phải là động kinh, nhiệt độ hạ xuống là hết cơn co giật.
2.1.5.3. Chẩn đoán nguyên nhân
Tiến hành các phương pháp chẩn đốn hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính sọ
não, chụp cộng hưởng từ… Tỷ lệ bất thường trên phim chụp cắt lớp phụ thuộc chặt
chẽ vào cách chọn bệnh nhân và thể điện não - lâm sàng của bệnh nhân động kinh.
Kết quả bất thường tăng lên rất nhiều ở các bệnh nhân mà khám thần kinh ngoài
cơn thấy có dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc bất thường thành ổ trên bản ghi điện
não.
Chụp cộng hưởng từ đã tạo thuận lợi cho thăm dò trước phẫu thuật các loại
động kinh cục bộ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Điều trị
Kể từ khi phát hiện tác dụng chống động kinh của bromua (1912) đã xuất
hiện rất nhiều loại thuốc đặc trị cho từng loại cơn động kinh. Điều trị nội khoa là cơ
bản, chủ yếu là dùng thuốc uống nhằm mục đích cắt cơn động kinh càng sớm càng
tốt.
* Nguyên tắc chung
Nguyên tắc chung: chẩn đoán đúng loại cơn, chọn đúng thuốc, thăm dò liều
lượng tùy cơ thể người bệnh.
- Thuốc dùng từ liều thấp đến liều cao, tăng dần liều lượng đến khi cắt cơn,
duy trì liều có tác dụng. Đa số các bệnh nhân chỉ dùng một loại thuốc nhất định đã
được hiệu quả lâm sàng. Thuốc dùng đường uống là chủ yếu.
- Thuốc phải được dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định. Bệnh nhân
không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột; không được cắt thuốc đột
ngột vì dễ xảy ra trạng thái động kinh.


16

- Nếu đã tăng đến liều tối đa của một thuốc mà vẫn khơng cắt được cơn thì

thay bằng thuốc khác. Hạn chế việc dùng hai hay nhiều thuốc chống động kinh cùng
một lúc. Cần chú ý tương tác thuốc khi dùng phối hợp các thuốc chống động kinh.
- Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc gây ra để khắc phục.
- Tuỳ theo từng trường hợp, ngoài việc sử dụng thuốc thì bệnh nhân phải có
chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi và giải trí thích hợp. Một chế độ điều
trị toàn diện, giữ cho bệnh nhân có thời gian học tập và nghỉ ngơi ổn định, tránh các
điều kiện thuận lợi gây cơn, bố trí cơng việc và nghề nghiệp hợp lý để phịng tránh
các tai nạn thứ phát xảy ra khi lên cơn.
2.2.2. Chăm sóc
2.2.2.1. Vai trị của chăm sóc
Việc chăm sóc bệnh nhânđộng kinh đặc biệt hơn so với bệnh lý khác vì ngồi
việc chăm sóc điều dưỡng cịn phải theo dõi và chăm sóc bệnh nhân có cơn động
kinh. Vì vậy vấn đề chăm sóc cần kịp thời, nhanh chóng , phải chính xác khi người
bệnh có cơn động kinh để tránh xảy ra các tai biến gây nguy hiểm cho người bệnh
và những người xung quanh.
2.2.2.2. Quy trình điều dưỡng
Quy trình điều dưỡng là hàng loạt các hoạt động theo kế họach đã được định
trước nhằm ngăn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khăn của người bệnh và thỏa
mãn các nhu cầu của người bệnh trong mọi hòan cảnh.
Nhận định
Chúng ta phải hiểu rằng động kinh là ,một bệnh lý mãn tính kéo dài nhưng
cơn động kinh xảy ra lại đột ngột cấp tính, xảy ra trong khỏang thời gian ngắn, do
vậy việc xử trí cũng địi hỏi phải khẩn trương, kịp thời và toàn điện.
Để nhận định người bệnh được tốt thì người điều dữơng cần phải dựa vào kĩ
năng giao tiếp hỏi bệnh để thu thập thông tin dữ liệu, sau đó thăm khám lâm sàng (
dựa vào bốn kỹ thuật nhìn, sờ, gõ, nghe), cuối cùng ghi lại nhưng thơng tin dữ liệu
mà mình thu thập được. Trường hợp người bệnh hôn mê, trẻ em, hoặc người bệnh
loạn thần khơng giao tiếp được thì hỏi người nhà người bệnh dể thu thập các thơng
tin.
- Phần hành chính :

+ Họ và tên , tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ,ngày giờ vào viện.


17

+ Lý do vào viện : lý do người bệnh đến khám bệnh.
+ Bệnh sử: diễn biến của bệnh đợt này.
+ Tiền sử bệnh: Các bệnh đó mắc trước đây, gia đình có ai mắc bệnh liên
quan đến động kinh?
+Người bệnh đó được khám, chẩn đóan điều trị ở đâu chưa?
+ Người bệnh có tn thủ điều trị hay khơng, và kết quả điều trị như thế
nào?
+ Có sử dụng các chất kích thích khơng : rượu, bia, thuốc lá…
+ Thói quen sống hàng ngày, có tập thể dục thể thao khơng?
- Tồn trạng:
+ Tri giác: Dựa vào thang điểm Glasgow để đánh giá mức độ hôn mê của
bệnh nhân .
+ Da, niêm mạc: Nhợt, hồng, tím…
+ Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp…
+ Thể trạng : nặng bao nhiêu kg
+ Tâm lý người bệnh
- Tình trạng về thần kinh, tâm thần
+ Cơn giật : mấy cơn trên một ngày, mỗi cơn kéo dài bao lâu, giật bắt đầu từ
đâu.
+ Sau cơn giật bệnh nhân có tỉnh khơng, vã mồ hơi, có nhớ gì trước đó
khơng ?
Có bị liệt sau cơn hay nơn khơng?
+ Có tê bì tay chân, liệt :
+ Có kèm theo nói khó khơng
+ Có nuốt nghẹn, sặc khơng?

+ Có cơn loạn thần khơng
+ Có đau đầu, nơn khơng?
+ Có liệt các dây thần kinh sọ não khơng?
+ Đại tiểu tiện có tự chủ khơng?
- Tình trạng tim mạch:
+ Huyết áp: trong cơn giật cao hay thấp
Ngồi con giật bình thường hay thấp


18

+ Nhịp tim: Trong cơn nhịp tim thường cao hơn
Ngoài cơn giật: bình thường, cao hay thấp
- Tình trạng hơ hấp :
- Tần số thở / phút : Trong cơn thường bệnh nhân thở nhanh hơn 30 – 40l /
phút, ngồi cơn
+ Kiểu thở : Thở ngực, thở bụng
+ Rì rào phế nang: Rõ hay giảm
+ Xuất tiết đờm dãi: trong cơn nhiều hay ít
+ Có khả năng ho khạc hay khơng
+ Bệnh nhân tự thở hay phải có sự trợ giúp cuả máy thở qua ống nội khí
quản, mở khí quản…
- Tình trạng tiêu hóa:
+ Bệnh nhân tự ăn uống được hay đặt sonde dạ dày ( do hôn mê hoặc rối loạn
nuốt), hoặc phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
+ Bệnh nhân có nơn, căng chướng bụng hoặc đau bụng khơng?
+ Đại tiện mấy lần / ngày, có tự chủ khơng? Trong cơn có đại tiển tiện khơng
tự chủ khơng?
- Tình trạng tiết niệu, sinh dục:
+ Tiết niệu: Tiểu tiện có tự chủ khơng? Màu sắc, số luợng nước tiểu 24 giờ.

Bệnh nhân được đóng bỉm hay đặt sonde tiểu …
+ Sinh dục: Có viêm nhiễm khơng ? Có liên quan đến các vấn đề sinh dục
như cường dương, xuất tinh sớm…
- Tình trạng nội tiết: Có mắc các bệnh như đái tháo đường , suy hoặc cường
giáp, suy tuyến yên…
- Cơ, xương, khớp : Xưng đau các khớp khơng ? Có bị tai nạn trong hoặc sau
cơn động kinh, đau các khớp…
- Hệ da : Khô, ẩm, lạnh…có sẩn ngứa, loét, ban đỏ, có tổn thương da trong
các cơn giật không?
- Vệ sinh cá nhân: Quần áo, đầu tóc, móng tay, móng chân có sạch sẽ
khơng?
- Tham khảo hồ sơ:


19

+ Dựa vào chẩn đốn chun khoa: động kinh tồn thể, động kinh cục bộ,
trạng thái động kinh, động kinh cơn mau…
+ Các xét nghiệm cận lâm sàng: Huyết học, sinh học, vi sinh, độc tố có bất
thường khơng.
+ Các thăm dò chức năng khác: Điện não, chụp CT scanner sọ não , chụp
MRI sọ não
Chẩn đoán điều dưỡng và kết quả mong đợi
Là quá trình tổng hợp sau khi điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh khám và
tham khảo hồ sơ bệnh án, từ đó mơ tả đầy đủ được bệnh tật cụ thể của từng người
bệnh .
Những chuẩn đốn có thể gặp ở người bệnh động kinh :
Trong cơn – bệnh nhân cắn phải lưỡi liên quan đến cơn tăng trương lực, co
cứng.



Kết quả mong đợi : người bệnh không cắn vào lưỡi

– Người bệnh bị cản trở thơng khí –liên quan đến các hơ hấp co cứng và
tăng tiết đờm dãi khi cơn động kinh kéo dài


Kết quả mong đợi:người bệnh được cấp cứu kịp thời không bị cản trở

khơng khí
- Nguy cơ mất tính tồn vẹn của da liên quan đến chà sát trong cơn co giật


Kết quả mong đợi :Người bệnh khơng bị mất tính toàn vẹn của da

trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện
- Nguy cơ chấn thưong đến sự thay đổi trạng thái tâm thần


Kết quả mong đợi : Người bệnh không bị thưong trong thời gian nằm

điều trị tại bệnh viện.
Ngoài cơn:
- Hạn chế vận động liên quan đến liệt


Kết quả mong đợi : Duy trì tưói máu các vùng liệt

- Nuốt khó liên quan đến tổn thương các dây thần kinh sọ não



Kết qủa mong đợi : người bệnh được đảm bảo dinh dưỡng qua sonde

dạ dày
-

Giao tiếp bằng lời bị ảnh huởng liên quan đến cản trở ngôn ngữ.


20



Kết qủa mong đơị : Người bệnh có thể giao tiếp trở lại khi ra viện

- Không tham gia các hoạt động xã hội liên quan đến quan niệm sai lạc về
bệnh tật.


Kết quả mong đợi :Người bệnh được cung cấp đầy đủ các thông tin về

bệnh và tham gia các hoạt động xã hội.


Gia đình lo lắng liên quan đến nguyên nhân chưa biết về bệnh.
Kết quả mong đợi: Gia đình được cung cấp đầy đủ thơng tin về bệnh

và yên tâm điều trị bệnh.
-


Không tuân thủ y lệnh về thuốc liên quan đến thiếu kiến thức về tác dụng

của thuốc và uống thuốc đúng liều.


Kết quả mong đợi : người bệnh được tư vấn đầy đủ , không bỏ thuốc ,

tuân thủ nghiệm ngặt điều trị.
Lập kế hoạch chăm sóc
Qua nhận định, người điều dưỡng cần phải phân tích tổng hợp các dữ liệu để
xác định nhu cầu cần thiết của người bệnh từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể đề
xuất các vấn đề ưu tiên ( là các dấu hiệu liên quan đến tính mạng người bệnh ). Vấn
đề nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau, tùy từng trường hợp người bệnh
cụ thể nhưng trên nguyên tắc chính xác, cụ thể, dễ hiểu, có thể thay đổi theo từng
thời kỳ của bệnh. Và luôn phải phối hợp với chỉ định của bác sỹ, phù hợp với chế
độ chính sách của bệnh viện và phải truyền đạt tới cả người bệnh và người nhà
người bệnh. Với những người bệnh có cơn co giật liên tục và kéo dài phải duy trì
bằng thuốc an thần kinh thì ta chăm sóc như một người bệnh hơn mê. Cịn những
người bệnh tỉnh táo, đi lại bình thường sau cơn co giật thì ta có thể kết hợp với
người nhà người bệnh chăm sóc đơn giản hơn , chủ yếu là theo dõi cơn giật ( khi
nào, cường độ, thời gian…) và quá trình tuân thủ điều trị thuốc.
* Theo dõi:
- Trong cơn co giật
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp 30p/lần , 1h/lần hay 3h/lần tùy
tình trạng của người bệnh.
+ Thời gian co giật bao lâu
+ Mấy cơn giật trong ngày
Khi giật có kèm theo biểu hiện gì



21

+ Có mất ý thức trong cơn khơng.
+ Mắt mồm, đầu có giật khơng.
+ Đại tiện có mất tự chủ khơng , có cắn vào lưỡi khơng ?
- Sau cơn giật:
+ Dấu hiệu sinh tồn : 2h/lần , 2lần / ngày tùy tình trạng người bệnh.
+ Người bệnh có tỉnh táo khơng ?
+ Có Vã mồ hơi, mệt khơng ?
+ Có nhớ những gì xảy ra khơng ?
+ Có rối loạn ngơn ngữ khơng ?
+ Có tổn thương da khơng ?
- Tình trạng Glasgow của người bệnh
- Người bệnh thở theo máy hay chống máy?
- Các biến chứng
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Dấu hiệu, triệu chúng bất thường có thể xảy ra.
* Can thiệp y lệnh:
- Làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tổng phân tích nước tiểu, vi sinh…
- Làm điện não, siêu âm, chụp MRI sọ não , CT scanner…
- Thuốc: tiêm, tuyền , uống…
- Thực hiện các thủ thuật đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, phụ bác sỹ đặt ống nội
khí quản, mở khí quản, phối hợp cấp cứu người bệnh .
* Vệ sinh cá nhân trong ngày:
- Vệ sinh mắt
- Vệ sinh răng miệng.
- Vệ sinh da.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục.
* Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong ngày: 6 bữa ( sữa hoặc cháo ) / ngày (
trường hợp đang dùng an thần duy trì ). Cịn tỉnh táo thì 3bữa/ ngày tùy trường hợp

cụ thể.
* Tư vấn giáo dục sức khỏe cho gia đình người bệnh:
Đối với người bệnh động kinh vấn đề tư vấn là hết sức quan trọng vì nó giúp
cho người bệnh và người nhà người bệnh hiểu được bệnh , nguyên nhân gây bệnh,


22

từ đó có thể chăm sóc người bệnh tốt, tuân thủ điều trị thuốc và không bỏ thuốc, tái
khám định kỳ , có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý , có cuộc sống bình
thường. Khơng những thế tư vấn còn giúp cho người bệnh và gia đình người bệnh
biết cách xử trí khi có cơn động kinh .
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Là các can thiệp của điều dưỡng nhằm tăng cường, duy trì và phục hồi sức
khỏe cho người bệnh , đáp ứng các nhu cầu về tinh thần cũng như về thể chất của
người bệnh . Các can thiệp cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch
chăm sóc và được ghi rõ thời gan thực hiện.
Các vấn đề theo dõi cần được ghi đầy đủ, chính xác và báo cáo kịp thời cho
bác sĩ xử trí
* Theo dõi :
- Trong cơn giật:
+ Đo huyết áp: thường tăng cao từ 170- 180/100-110 mmHg, hoặc tụt quá
thấp , hoặc mất không đo được . Cần báo bác sĩ xử lý
+ Nhịp thở: Tăng nhanh từ 30-35nhịp/phút.
+ Thời gian cơn giật kéo dài bao lâu: 30 giây , 1 phút , 2 phút , 5 phút …
+ Giật từ bên trái, phải hay từ mắt, miệng trước
+Người bệnh có mất ý thức hay gọi hỏi biết
+ Có đại tiểu tiện ra quần khơng ?
+ Được đè lưỡi kịp thời hay cắn vào lưỡi
Chú ý: Những điều cần làm khi có cơn :

1 . Để người bệnh nằm tại chỗ, đầu nghiêng sang một bên , tìm vật mềm kê
đầu cho người bệnh tránh đập đầu.
2 . Nhanh chóng đưa canyn Mayo vào miệng người bệnh để tránh người bệnh
cắn vào lưỡi hoặc tụt lưỡi
3 . Nới lỏng quần áo, kêu mọi người tránh xa bệnh nhân cho thống khí
4 . Di chuyển các đồ vật sắc nhọn, phích nước nóng , đồ gây nguy hiểm ra xa
người bệnh
5 . Cho người bệnh thở oxy 5 đến 10 / phút ( nếu cần )
6 . Quan sát người bệnh cho đến khi hồi phục
Những điều khơng được làm khi có cơn


23

1 . Khơng di chuyển người bệnh , trói giữ người bệnh
2 . Không cố cậy miệng, nhét vật cứng vào miệng người bệnh
3 . Khơng xoa , bóp dầu cho người bệnh
4 . Không cho người bệnh ăn uống khi chưa tỉnh hồn tồn.
Đánh giá, chăm sóc
- Các triệu chứng lâm sàng hết hoặc giảm nhiều
- Người bệnh tiếp xúc được, ăn, ngủ, đi lại bình thường
- Chấp hành nội quy tốt
- Có thể lao động, cơng tác tốt được những phải tiếp tục đièu trị củng cố tại
nhà
- Quản lí và chăm sóc lâu dài cho bệnh nhân tại cộng đồng


24

3. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH TẠI

BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2018

Bệnh viên Tâm Thần Trung ương I, được thành lập vào ngày 7/6/1963 ban
đầu là trạm chăm sóc cán bộ miền nam tập kết ra bắc, sau nay đổi tên là Bệnh viện
Tâm Thần Trung ương I. Bệnh viện gồm 18 khoa, bao gồm 13 khoa lâm sàng, 05
khoa cận lâm sàng và 05 tổ phục vụ cho công tác xã hội, với đội ngũ nhân viên la
558 cán bộ viên chức trong đó 01 PGS, 05 Tiến sỹ, 10 Bác sỹ chuyên khoa II, 18
Thạc sỹ, 35 Bác sỹ chuyên khoa I và 28 cán bộ đại học khác, Điều dưỡng là 257
người. Trong những năm vừa qua Bệnh viện đã triển khai một số kỹ thuật phục vụ
cơng tác chẩn đốn và phục vụ người bệnh như: Máy Doler siêu âm xuyên sọ, máy
siêu âm 3 chiều,máy sắc khí và máy sắc khí lỏng, máy điện não vi tính và các máy
móc hiện đại khác.Trình độ cán bộ cơng nhân viên chức trong Bệnh viện đã được
nâng cao rât nhiều , cán bộ viên chức thường xuyên được học tập và nâng cao
chuyên môn để đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh
tại Bệnh viện. Trên thực tế cơng tác chăm sóc bệnh nhân tâm thần nói chung và
chăm sóc người Bệnh Động kinh tại Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I nói riêng
vẫn con mang tính chất chăm sóc tập chung và phụ thuộc vào gia đình người bệnh
chưa tìm hiểu và lắm bắt tâm tư của người bệnh và gia đình người bệnh va cũng
chưa có quy trình chuẩn chăm sóc riêng cho người bệnh Động Kinh tại Bệnh viện
tâm thần trung ương I và đây cũng là vấn đề cần được quan tâm . Sau đây là một
trường hợp cụ thể về chăm sóc người bệnh Động Kinh tại bệnh viện tâm thần trung
ương I.
* Vấn đề chăm sóc chung cho người bệnh động kinh nằm viện điều trị:
- Người bệnh Động Kinh cần được sự đồng cảm, chia sẻ giúp đỡ của nhân
viên y tế.
- Mọi thành viên trong gia đình cần biết rằng Động Kinh không phải là một
bệnh tâm thần.
- Động viên, an ủi người bệnh và tạo điều kiện cho người bệnh lạc quan.



25

- Ăn uống điều độ, theo dõi và quản lí sát bệnh nhân.
- Khi có dấu hiệu bất thường (Co giật, co giật liên tục), báo cáo bác sĩ.
3.1. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể :
1 . Họ và tên bệnh nhân: ĐINH VĂN DŨNG
2 . Tuổi: 36
3 . Giới tính : Nam
4 . Dân tộc : Kinh
5 . Nghề nghiệp : ở nhà
6 . Địa chỉ: Thị trấn huyện phúc yên – Tỉnh vĩnh phúc
7 . Ngày vào viện : 3/6/2018
8 . Lý do vào viện : co giật liên tục
9 . Chẩn đoán : Động kinh
3.1.1. Quá trình bệnh lý
Theo lời kể của bố bệnh nhân kể lại. Bệnh nhân là con thứ 2/4 trong gia
đình, tiền sử sản khoa đẻ thường, thai 3.2kg đẻ ra khóc ngay. Qúa trình phát triển
thể chất và tâm thần hồn tồn bình thường, học song lớp 8, do học kém nên nghỉ
học, chưa xây dựng gia đình. Năm 1996 xuất hiện cơn co giật toàn thân (giật chân
tay, sùi bọt mép, mắt trợn ). Trong và sau cơn bệnh nhân không biết gi hết, sau cơn
bệnh nhân rất mệt và đái dầm ra quần. Mỗi tuần có từ 3-4 cơn, mỗi cơn kéo dài 1-2
phút. Sau đó tăng dần, ngày nào cũng xuất hiện co giật. Bệnh nhân đã được gia
đình đưa đi điều trị nhiều lần tại Bệnh viện Tâm Thần tỉnh và Bệnh viện Tâm Thần
Trung ương I và được chẩn đoán là động kinh, uống thuốc Gardenal 100mg ngày 1
viên và uống vào 20h tối hàng ngày, bệnh đỡ và thuyên giảm, gia đình xin ra viện
và xin đơn mua thuốc về nhà uống. Đến năm 2003 thấy cơn co giật thưa dần gia
đình đã cho bệnh nhân uống thuốc giảm đi và rồi cắt hẳn khơng cho uống thuốc
nữa. Sau đó cơn giật lại xuất hiện và dầy lên, có ngày lên tới 6 cơn co giật, co giậy
toàn thân (giật chân tay, sùi bọt mep, mắt trợn), trong cơn bệnh nhân đái dầm ra
quần, không biêt gi hết, sau cơn bệnh nhân rất là mệt. Thấy vậy gia đình đưa đi

khám và điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương I với chẩn đoán là Động Kinh


×