Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

thực trạng chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuậtnội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.52 KB, 31 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG
NG Đ
ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

--------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT
T NGHIỆP
NGHI
ĐIỀU DƯỠNG
NG CHUYÊN KHOA I

THỰC
C TRẠNG
TR
CHĂM SÓC VẬN ĐỘNG
NGƯỜII BỆNHSAU
B
PHẪU THUẬT NỘI SOI
TÁI TẠO
O DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP
P GỐI
G
TẠIBỆNH
NH VIỆN
VI
ĐA KHOA TỈNH HÀ NAM 2017


Họcviên:
H
NguyễnVănThảo
Giảng
ng viên hướng

dẫn: Th.sTrầnHữuHiếu
Chuyênngành: Đi
Điều dưỡng ngoại khoa

Nam Định – 2017


Em xin được bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Ths. Trần Hữu Hiếu
thầy đã dành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp đỡ em trong q trình học
tập và nghiên cứu để em hồn thiện chuyên đề một cách tốt nhất. Em cũng xin chân
thành cảm ơn tới Ban giám đốc BVĐK tỉnh Hà Nam, Tập thể CBCNVtại khoa chấn
thương cùng với những người bệnh tại khoa chấn thương của BVĐK tỉnh Hà Nam đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thu thập thơng tin, số liệu và
hồn thành chuyên đề. Cuối cùng em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới BGH trường
Cao Đẳng Y tế Hà Nam, gia đình và các đồng nghiệp của em những người đã ln quan
tâm, động viên khích lệ em trong xuốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn /.
Nam Định, ngày.....tháng ....năm 2017
Học viên

Nguyễn Văn Thảo


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................

1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN……………………...

3

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………….....

3

1.1. Giải phẫu của dây chằng chéo trước………………………….

3

1.2. Chức năngvàđặctínhsinhcơhọccủaDCCT.......................

4

1.3. Hậuquảcủađứtdâychằngchéotrước……………………....

5

1.4. Bệnhlýđứtdâychằngchéotrướckhớpgối…………………

5

1.5. Vậnđộngtrịliệu……………………………………………….


8

1.6. Quytrìnhtậpvậnđộngtrịliệucho NB sau PTNS táitạo DCCT

8

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN……………………………………………………

13

2.1. Tìnhhìnhbệnhlýđứt DCCT khớpgốiTrênThếgiới……….

13

2.2. Tìnhhìnhbệnhlýđứt DCCT khớpgối tai Việt Nam …………

15

CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

16

1. Thực trạng chăm sóc chế

16

ộvậnđộngchoNBsauPTNStáitạođâychằngchéotrướckhớpgốitại BVĐK
tỉnhHà Nam…………………....
2. Nhữngưuvànhượcđiểm………………………………………………


18

2.1. Về ưu điểm………………………………………………………...

18

2.2. Những điểm còn tồntại…………………………………………..

19

2.3. Nguyênnhân………………………………………………………

19

2.4. Đềxuấtmộtsốgiảipháp………………………………………...

21

KẾT LUẬN.............................................................................................

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................

25


DANH MỤC CHƯC VIẾT TẮT
Tênviếttắt


Tênđầyđủ

DCCT

Dâychằngchéotrước

PTNS

Phẫuthuậtnộisoi

PT

Phẫuthuật

DCCS

Dâychằngchéosau

NB

Ngườibệnh

ĐDV

Điềudưỡngviên

PHCN

Phụchồichứcnăng


BV

Bệnhviện


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1. Cácdâychằngchéocủakhớp………………………………..

3

Hình 2. Điểmbámvàsựthayđổicácbósợicủadâychằngchéotrước

3

Ảnh1 : NB tậplắc di độngxươngbánhchè………………………….

9

Ảnh 2: NB tậpvậnđộngcổchân,
tậpnângtoànbộchânlênkhỏimặtgiường………………………………………………
…………………

10

Ảnh 3: NB tậpđứngdậytỳnhẹxuốngchânđauvớitrọnglượngbằng 50%
trọnglượngcơthể………………………………………………..

11


Ảnh 4: BệnhviênđakhoatỉnhHà Nam……………………………..

17


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương khớp gối gây tổn thương đứt dây chằng chéo trước (DCCT) là
một thương tổn thường gặp mà nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn khi chơi thể thao,
tai nạn trong giao thông hoặc tai nạn lao động. Khi dây chằng chéo trước bị đứt
khớp gối bị mất vững, người bệnh đi lại khó khăn, làm giảm hoặc mất khả năng lao
động, sinh hoạt và các hoạt động thể thao, giải trí.Tình trạng mất vững khớp gối kéo
dài có thể dẫn đến các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, giãn các dây chằng
bao khớp và tổn thương sụn khớp, về lâu dài có thể gây thoái hoá khớp.để phục hồi
lại độ vững chắc của khớp gối và tránh các biến chứng trên thì chỉ định phẫu thuật
tái tạo dây chằng chéo trước là cần thiết[1], [2].
Các phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước đều nhằm mục đích
phục hồi lại dây chằng, làm cho khớp gối vững trở lại, trả lại chức năng và biên độ vận
động bình thường của khớp gối.Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật
nội soi mang lại kết quả phục hồi chức năng nhanh hơn, tốt hơn so với các phẫu thuật mở
khớp kinh điển.
Trong những năm gần đây phẫu thuật nội soi (PTNS) tái tạo DCCT đã có rất
nhiều tiến bộ.Tuy nhiên trong phẫu thuật (PT) cũng có các biến chứng, các biến chứng
này nếu không được theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm
trọng cho người bệnh (NB). Việc chăm sóc và theo dõi sauphẫu thuật nội soi (PTNS) tái
tạo dây chằng chéo trước(DCCT)khớp gối là một trong những việc làm quan trọng và
cần thiết góp phần vào thành cơng của PT. Để làm tốt cơng việc này, địi hỏi người điều
dưỡng phải có đủ kỹ năng, kiến thức để phát hiện sớm được các biến chứng, đồng thời
chăm sóc tốt người bệnh sauphẫu thuật PT. Chính vì vậy việc hỗ trợ, chăm sóc phục hồi
chức năng vận động cho NB là một vấn đề khơng thể thiếu trong chăm sóc tồn diện NB

nói chung và trong chăm sóc NB sau PTNS tái tạo DCCT khớp gối nói riêng.
Hướng dẫn tập vận động cho người bệnh là một can thiệp điều trị bắt buộc sau
PTNS tái tạo DCCT có ý nghĩa rất quan trọng để giải quyết các biến chứng sau phẫu
thuật, quyết định tới 40% sự thành công của ca phẫu thuật.Hướng dẫn tập vận động cho
NB địi hỏi sự kiên trì, tận tụy của thầy thuốc, sự cố gắng hợp tác cao của NB và sự quan
tâm giúp đỡ của gia đình người bệnh.Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về PTNS tái tạo


DCCT khớp gối,nhưng rất ít đề tài cũng như chuyên đề nghiên cứu về chăm sóc người
bệnh sau PTNS tái tạo DCCT khớp gối, đặc biệt là hướng dẫn chế độ tập vận động cho
người bệnh sau PT.
Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích giúp cho việc điều trị, chăm sóc người
bệnh được tốt hơnchúng tơi đã chọn chuyên đề “ Thực trạng chăm sóc vận người
bệnh sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Hà Nam năm 2017” với hai mục tiêu sau:
1.Mô tả thực trạng chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuậtnội soitái tạo
dây chằng chéo trước khớp gối tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2017.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng chăm sóc vận động
sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Hà Nam.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Giải phẫu của dây chằng chéo trước.
Dây chằng chéo trước đóng một vai trị rất quan trọng trong hoạt động của khớp
gối, nhờ vào đặc tính sinh học và vai trị của nó.

Hình 1. Các dây chằng chéo của khớp*Nguồn: Theo Netter,F.(1997).[10].
Dây chằng chéo trước được tạo bởi một dải tổ chức liên kết có tỷ trọng cao, được căng từ

lồi cầu đùi ngoài tới mâm chày trong.DCCT có chiều dài khoảng 25 - 35mm và đường
kính là 9 - 11mm[2].

Hình 2. Điểm bám và sự thay đổi các bó sợi của DCCT*Nguồn: Theo Anika chhabra
(2006)[9].


DCCT được chia thành 2 bó là bó trước trong và bó sau ngồi.Bó trước trong bao
gồm những sợi bám vào vùng trung tâm của điểm bám ở xương đùi và chạy xuống bám
vào vùng trước trong của điểm bám ở mâm chày và bó sau ngồi bao gồm những bó cịn
lại bám vào vùng sau ngồi của điểm bám ở mâm chày.Khi khớp gối vận động gấp từ 00
đến 1400, bó trước trong sẽ căng dần và bó sau ngồi sẽ bị chùng lại.Có nghĩa là khi
khớp gối duỗi các bó sợi trước trong bị chùng lại, các bó sợi sau ngồi căng có tác dụng
tích cực giữ cho xương chày không bị trượt ra trước.Ngược lại khi khớp gối gấp các bó
sợi trước trong căng và các bó sợi sau ngoài sẽ chùng.Như vậy khi khớp gối vận động
các bó sợi của DCCT sẽ có độ căng rất khác nhau.Điều này giải thích tại sao trong chấn
thương có những trường hợp đứt bán phần hoặc đứt khơng hồn tồn dây chằng chéo
trước[2], [3].
1.2. Chức năng và đặc tính sinh cơ học của dây chằng chéo trước.
1.2.1.Chức năng.
+ Giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước so với lồi cầu đùi (Chức năng này là quan
trọng nhất).
+ Kiểm sốt sự chuyển động của bao khớp phía bên ngồi ở tư thế duỗi gối cùng với sự
phối hợp của dây chằng bó ngồi và dây chằng chéo sau(DCCS).
+ Phối hợp cùng với bao khớpdây chằng bó ngồi, DCCS giới hạn sự chuyển động ra
ngoài của xương chày khi ở tư thế gấp gối.
+ Kiểm sốt động tác xoay ngồi, xoay trong của xương chày ở tư thế duỗi gối khi phối
hợp với dây chằng bó ngồi, dây chằng bó trong và DCCS.
+ Giữ cho khớp gối không gấp quá mức khi phối hợp với DCCS, lồi cầu đùi và hai sụn
chêm.

+ Phối hợp với DCCS, bao khớp phía sau, hai dây chằng bên, dây chằng khoeo chéo, lồi
cầu đùi và hai sụn chêm có tác dụng giữ cho khớp gối không duỗi quá mức.
+ Cùng với DCCS,bắt chéo nhau tạo thành trục kiểm soát chuyển động xoay, chuyển
động trước sau của mâm chày so với lồi cầu đùi đồng thời giữ chặt hai mặt khớp[2].
1.2.2.Đặc tính sinh cơ học của dây chằng chéo trước.
+ Khả năng chịu tác động của lực căng giãn: Lực căng tối đa làm đứt dây chằng, lực
căng này có thể lên đến 2000N đối với dây chằng bình thường.


+ Biến dạng đàn hồi của DCCT là hiện tượng dây chằng trở lại trạng thái như ban đầu
khi lực tác động bị triệt tiêu. Johnsoncho thấy DCCT có khả năng giãn và đàn hồi
khoảng 20 - 25% độ dài so với dây chằng nguyên thủy.Nếu lực tác động lớn làm cho dây
chằng giãn, khơng cịn khả năng trở lại nguyên trạng ban đầu khi lực tác động bị triệt
tiêu, khi đó dây chằng bị giãn khơng hồi phục.
+ Độ chắc là khả năng chống lại lực tác động gây ra sự biến dạng của dây chằng. Trong
quá trình vận động dây chằng chéo trước có thể chịu lực tới 2000N, nó chịu khoảng 4
triệu chu kỳ lực một năm. DCCT nhanh chóng phục hồi độ chắc và chiều dài sau khi lực
tác động theo chu kỳ ngưng lại, lực đề kháng của hệ thống xương - dây chằng – xương
giảm dưới tác động giảm của lực có chu kỳ. Vì vậy dây chằng dễ bị đứt trong trường hợp
động tác lặp đi lặp lại nhiều lần.
1.3. Hậu quả của đứt dây chằng chéo trước.
Khi dây chằng chéo trước bị đứt sẽ dẫn tới hiện tượng mâm chày trượt ra trước so
với lồi cầu đùi, gây hậu quả: Khớp gối mất vững chắc khi hoạt động, rách sụn chêm, tổn
thương sụn khớp gây thoái hoá khớp gối và tổn thương dây chằng bao khớp[2].
1.4. Bệnh lý đứt dây chằng chéo trước khớp gối.
1.4.1. Khái niệm.
DCCT nằm trong khớp gối, chức năng chính là đảm bảo độ vững của khớp gối.
Khi dây chằng chéo trước bị đứt sẽ gây ra lỏng gối, tổn thương sụn chêm kèm theo, nếu
không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng
của khớp gối và gây ra thoái hoá khớp sau này[2].

1.4.2. Cơ chế tổn thương
Từ đặc điểm giải phẫu và cấu trúc của DCCT và mối liên hệ với các thành phần
xung quanh nhiều tác giả đã giới thiệu các cơ chế tổn thương DCCT.
- Cơ chế gây tổn thương DCCT theo Micheal Stobel[trích 16]
+ Tư thế dạng - gấp - xoay ngoài của xương chày so với xương đùi.
+ Tư thế dạng - gấp - xoay trong của xương chày so với xương đùi.
+ Khi gối duỗi quá mức.
+ Khi gối gấp 90o lực tác động mạnh vào trước sau xương đùi hoặc xương chày
tùy vào sự sai khớp của xương chày ra trước hoặc ra sau mà đứt DCCT hoặc DCCS.
- Cơ chế chấn thương theo mơ tả của Neyret[trích 16]


Neyret chia ra hai nhóm là chấn thương khơng tỳ và chấn thương có tỳ
+ Chấn thương khơng tỳ:
- Xương chày xoay trong hay xương đùi xoay ngoài khi bàn chân cố định ở mặt
đất.
- Khi gối duỗi quá mức.
- Cơ tứ đầu co mạnh đột ngột
+ Chấn thương có tỳ:Đây là nguồn gốc của hầu hết các tổn thương DCCT và
thường có tổn thương các thành phần khác phối hợp với mức độ khác nhau phụ thuộc lực
tác động.
- Khi gối gấp - dạng - xoay ngoài
- Khi gối gấp - khép - xoay trong
- Khi gối duỗi quá mức với lực tác động mặt trước khớp gối
- Khi gối gấp 90o với lực tác động vào xương chày hoặc xương đùi, xương chày
trượt ra trước sẽ làm tổn thương DCCT.
1.4.3. Nguyên nhân.
Có khoảng 70% tổn thương dây chằng chéo trước do nguyên nhân chấn thương
gián tiếp, trong khi khoảng 30% do chấn thương trực tiếp. Thường xảy ra ở những
trường hợp sau.

- Đang chạy, dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng (tổn thương gián tiếp).
+ Tổn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra trong các tình huống:
-Chấn thương trực tiếp vào mặt trước gối, hay gặp trong những pha va chạm trong tình
huống cản bóng, tai nạn giao thông (tổn thương trực tiếp).
- Xoay người sang phía đối diện trong lúc bàn chân giữ nguyên (tổn thương gián tiếp).
- Cú nhảy cao, rơi một chân tiếp đất trong tư thế không thuận (tổn thương gián tiếp)[2].
1.4.4. Triệu chứng lâm sàng.
* Sưng và đau vùng gối.
Người bệnh (NB) có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó
gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù NB có điều trị hay khơng thì tình trạng sưng đau
cũng dần tự hết.
* Lỏng gối.
- NBcó cảm giác chân yếu khi đi lại.


- Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng.
- Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã.
- Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác trẹo gối, sụp gối.
- Lên cầu thang cảm giác khơng thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống
cầu thang[2].
* Teo cơ.
Đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng ngày càng yếu, nhất là
khi cơ đùi teo nhiều. Teo cơ dễ xẩy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng,
học sinh… Tuy nhiên với vận động viên thể thao, triệu chứng lỏng gối thường biểu hiện
không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo mặc dù dây chằng chéo trước
đã đứt hồn tồn.
*Các nghiệm pháp giúp chẩn đốn.
Các nghiệm pháp được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện giúp chẩn đoán tổn
thương dây chằng chéo trước như: Dấu hiệu ngăn kéo trước, dấu hiệu Lachman, dấu hiệu
Pivot shift đều dương tính.

1.4.5. Điều trị bảo tổn (không phẫu thuật).
Những trường hợp điều trị bảo tồn, tập phục hồi chức năng đóng vai trị quan
trọng.Đeo nẹp chỉnh hình thực sự khơng cần thiết. Tuy nhiên, khi tổn thương dây chằng
chéo trước có các tổn thương khác kèm theo thì nên phẫu thuật. Về lâu dài, khớp gối
lỏng sẽ làm tăng cao khả năng thối hóa khớp sớm hơn.
* Chỉ định bảo tồn:
+ Đứt khơng hồn tồn dây chằng chéo trước, gối vững
+ Đứt hồn tồn dây chằng chéo trước ở bệnh nhân:
- Khơng có triệu chứng, hoặc khơng có nhu cầu chơi thể thao hoặc sẽ từ bỏ chơi thể
thao.
- Ít hoạt động, người già.
- Trẻ em nhỏ (còn sụn phát triển).
1.4.6. Điều trị bằng phẫu thuật.
*Các phương pháp phẫu thuật.


Sự phong phú trong hiểu biết về giải phẫu và chức năng của DCCT ngày càng
phát triển dẫn đến sự đa dạng trong các phương pháp phẫu thuật tạo hình. Có thể phân
chia các phương pháp tạo hình DCCT theo nhiều tiêu chí khác nhau như:
+ Theo cách thức tạo đường hầm.
+ Theo kỹ thuật cố định dây chằng.
+ Theo cấu trúc giải phẫu của dây chằng hay còn gọi là theo nguyên lý phẫu thuật (kỹ
thuật 1 bó hay kỹ thuật 2 bó).
1.5. Vận động trị liệu.
1.5.1. Định nghĩa.
Vận động trị liệu là thực hiện các vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực
của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh và
phục hồi chức năng (PHCN).
1.5.2. Mục đích
- Giảm thiểu hoặc phịng ngừa khiếm khuyết.

- Cải thiện, phục hồi hoặc tăng cường chức năng thể chất.
- Phòng ngừa hoặc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe.
- Tăng cường sức khỏe, tăng khả năng thích ứng của cơ thể và sự thoải mái về tinh thần.
1.5.3. Các loại bài tập thường áp dụng:
- Tập vận động thụ động: Là vận động được thực hiện bởi người điều trị, hoặc dụng cụ
cơ học. Trong bài tập này, khơng có sự co cơ chủ động của phần chi thể được tập.
- Tập vận động chủ động có trợ giúp:Là tập vận động chủ động có trợ giúp là bài tập vận
động do chính người bệnh tự thực hiện (tự co cơ), nhưng để thực hiện động tác một cách
hồn chỉnh cần phải có sự trợ giúp của một lực bên ngoài (bằng tay hoặc dụng cụ cơ
học).
- Tập vận động chủ động: Tập vận động chủ động là vận động được thực hiện bởi chính
người bệnh (NB) tự co cơ khơng cần sự trợ giúp.
1.6. Quy trình tập vận động trị liệu cho NB sau PTNS tái tạo DCCT.
1.6.1. Trước khi thực hiện bài tập.
- Người bệnh được thơng báo, giải thích rõ về mục đích của bài tập.
- Bác sỹ đánh giá độ vững của khớp gối sau mổ, sự teo cơ, cơ lực, mức độ đau khi vận
động, tầm vận động khớp để đưa ra bài tập cụ thể.


- Bác sỹ làm mẫu, giải thích các động tác tập cho từng NB quan sát
Lưu ý Bài tập gồm những giai đoạn như sau.(Bài tập được thực hiện dưới sự giám sát
của bác sỹ phẫu thuật).
* Ngàythứ nhất sau phẫu thuật:
- Tập lắc, di động xương bánh chè.

Ảnh 1: NB tập lắc di động xương bánh chè
- Mang nẹp đùi cẳng chân cố định sau mổ: Tập dạng và khép chân, tập nâng toàn bộ chân
lên khỏi mặt giường, tập vận động cổ chân trong nẹp.



Ảnh 2: NB tập vận động cổ chân, tập nâng toàn bộ chân lên khỏi mặt giường.
- Tập co cơ tĩnh trong nẹp: Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng bàn chân.
- Tháo nẹp ngày 3-4 lần, tập gấp duỗi gối chủ động có trợ giúp, gấp gối < 600.
- Đeo nẹp liên tục cả ngày và đêm.
- Bệnh nhân có thể ngồi dậy trên giường.
- Kê cao chân phẫu thuật khi nằm nghỉ.
* Ngày 2 sau phẫu thuật:
- Tiếp tục tập các bài tập trên như ngày thứ nhất.
- Mang nẹp: NB có thể tập ngồi, tập đứng dậy tỳ nhẹ xuống chân đau với trọng lượng
bằng 50% trọng lượng cơ thể.
- Sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.


Ảnh 3: NB tập đứng dậy tỳ nhẹ xuống chân đau với trọng lượng bằng 50% trọng lượng
cơ thể
* Ngày 3 sau phẫu thuật:
- Tiếp tục tập các bài tập như ngày 1, 2 với cường độ tăng dần.
- Tập vận động chủ động có kháng trở các khớp tự do tại chân phẫu thuật.
- Bệnh nhân đi lại, sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
* Sau 1 tuần phẫu thuật:
- Có thể gấp gối đến 90o.
- Chịu trọng lượng trên chân phẫu thuật với cường độ tăng dần đến 100% trọng lượng
cơ thể.
- Nếu khớp gối sưng đau tăng lên, ngưng tập, chườm lạnh khớp gối.
- Mang nẹp cố định gối 4 tuần.
- Sử dụng nạng nách 4-6 tuần.
- Sang tuần thứ 2: Khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 900, sức cơ tứ
đầu đùi phải đủ mạnh.
* Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4:
- Tăng cường tập vận động thụ động gối để gối gấp dần tối đa đến 1200.

- Tăng cường tập nâng chân, tập gấp duỗi gối chủ động tư thế ngồi (chưa có lực cản) để
tăng sức cơ tứ đầu đùi.
- Tập đứng dồn 100% trọng lượng lên chân phẫu thuật.
- Tập đạp xe đạp tại chỗ khơng có lực cản.
- Tập sức cơ tứ đầu đùi bằng cách dùng lực cản ở cẳng chân khi khớp gối duỗi dần từ
900 đến 600.
+ Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: Tầm vận động khớp gối là 1200và có thể đứng được
trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.


* Từ tuần thứ 5 đến hết tuần thứ 6:
- Tập gấp gối tích cực hơn để tăng tầm vận động của khớp.
- Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 900 đến 400 và ngược lại,
tốc độ tăng dần theo thời gian.
- Tập bước lên và bước xuống một bậc thang.
- Tập sức mạnh cơ đùi bằng cách tập nâng đùi với tạ hoặc bao cát hoặc chun khi khớp
gối gấp 900 với trọng lượng tăng dần.
- Day mềm sẹo mổ, tập di động xương bánh chè.
* Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10:
- Tăng cường các bài tập trên để đạt được biên độ gấp duỗi khớp gối thụ động bình
thường.
- Bỏ nẹp, tập đi bộ tích cực và tập dáng đi bình thường.
- Tập bước lên và bước xuống đến 2-3 bậc thang.
- Tập nhún đùi với tầm vận động gấp duỗi gối tăng lên và tốc độ tăng dần.
- Tập chạy trên đường bằng phẳng.
* Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 16:
- Tăng cường các bài tập trên.
- Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
- Tập gấp duỗi gối chủ động phải đạt biên độ bình thường.
- Vào tuần thứ 16 tầm vận động duỗi chủ động phải đạt duỗi hoàn toàn.

* Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6:
- Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
- Tập chạy tốc độ tăng dần, tập lên xuống bậc thang tích cực hơn.
* Tháng thứ 7:
- Bắt đầu làm quen các mơn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp, từ tháng thứ 8
trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật, tập
luyện và thi đấu thể thao bình thường.
1.6.2. Sau khi thực hiện bài tập
- Hướng dẫn NB nghỉ ngơi, chườm đá sau khi tập luyện, hướng dẫn NB day vùng mổ
nhằm mục đích làm mềm sẹo, tránh sẹo sơ cứng gây chèn ép các nhánh thần kinh cảm
giác.


* Lượng giá:
- Người bệnh được theo dõi thường xuyên.
- Chân phẫu thuật vận động tốt.
- NB khơng cịn lo lắng về tình trạng bệnh.
- Dấu hiệu sinh tồn ổn định.
- Can thiệp y lệnh an toàn.
- NB và gia đình biết cách tập vận động.
- Tư vấn GDSK liên quan đến chế độ tập vận động cho NB
Tư vấn giáo dục sức khỏe 1 lần/ngày và khi NB ra viện: Hướng dẫn, tư vấn cho
NB và gia đình cách chăm sóc, tập luyện, vệ sinh cá nhân, chế độ ăn trong thời gian nằm
viện và sau khi ra viện, tái khám định kỳ theo hẹn. Người điều dưỡng viên (ĐDV) cần
thiết phải hướng dẫn và tư vấn cho NB sau mổ PTNS tái tạo DCCT những vấn đề cơ bản
để đề phịng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
+ Giai đoạn đầu sau phẫu thuật 2 tuần NB được tái khám: Sau đó cứ 1 tháng được tái
khám 1 lần cho đến khi NB trở lại hoạt động bình thường.
+ Cung cấp những thơng tin, chẩn đốn xác định, phương pháp mổ, tình trạng bệnh khi
xuất viện.

+ Hướng dẫn cho NB và gia đình cách chăm sóc, hỗ trợ NB luyện tập.
+ Hướng dẫn bằng tờ rơi và chế độ tập luyện tại nhà.
+ Chế độ vận động: Tập khoảng 10 động tác mỗi giờ.
+ Đeo nẹp 6-8 tuần (khi nằm ngủ, nghỉ ngơi có thể tháo nẹp).
+ Cung cấp các triệu chứng và biến chứng trước và sau PT để NB tái khám ngay nếu có.
+ Chế độ ăn: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết tránh việc kiêng cữ quá mức chỉ trừ
những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể.
+ Không nên dùng: Bia, rượu, thuốc lá, trà, cà phê…
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Tình hình bệnh lý đứt DCCT khớp gối Trên Thế giới
Nội soi khớp được bắt đầu từ năm 1918, Takagi là người đầu tiên nội soi khớp
gối trên tử thi bằng ống soi bàng quang. Đến năm 1920, ông mới sử dụng ống nội soi
khớp để luyện tập và quan sát các thành phần trong khớp gối. Tuy nhiên những dụng cụ


đầu tiên này không thể cho phép các phẫu thuật viên thời đó luyện tập các động tác và
điều trị các thương tổn trong khớp.
Một học trò của Takagi, Watanabe (1921 - 1994) là người có cơng rất lớn trong
các bước phát triển kỹ thuật nội soi khớp. Ông đã chế tạo ra rất nhiều thế hệ ống nội soi
có thể quan sát rõ ràng các thành phần trong khớp. Năm 1957, ông đã xuất bản cuốn
Atlas về nội soi khớp gối và một bộ phim về nội soi khớp.Nhờ bộ phim này, các phẫu
thuật viên đã áp dụng thành công kỹ thuật nội soi khớp gối ở nhiều nước trên thế giới.
Cùng với sự phát triển kỹ thuật của người Á đông, một số tác giả phương tây
Kreuscher, Burman và Bicher cũng đã tiến hành nội soi kiểm tra trong khớp gối.Burman
đã nhận định rằng nội soi khớp là phương pháp rất có giá trị và ơng đã dự báo trong
tương lai nội soi khớp sẽ rất phát triển trong cả chẩn đoán và điều trị.Năm 1962, trường
hợp cắt sụn chêm bán phần qua nội soi đầu tiên đã được Watanabe tiến hành.
Mc Ginty J.B. là người đã ứng dụng kỹ thuật điện tử để chuyển hình ảnh nội soi
trong khớp lên màn hình, giúp cho các phẫu thuật viên quan sát, đánh giá và xử lý các
tổn thương chính xác và thuận lợi hơn. Đặc biệt ngày nay xuất hiện các thế hệ màn hình

có độ phân giải cao, giúp cho quan sát và xử lý tổn thương cực kỳ chính xác.
Cùng với những tiến bộ về dụng cụ quan sát trong nội soi, các dụng cụ chuyên
biệt để xử lý các thương tổn cũng được ra đời và khơng ngừng hồn thiện, ví dụ như bộ
định vị khoan đường hầm trong tái tọa DCCT và DCCS, dụng cụ để dọn, các tổ chức
phần mềm trong khớp, dụng cụ để mài xương và các dụng cụ để cắt hoặc khâu sụn chêm
bị rách...
Theo thống kê tại Australia, tổn thương DCCT chiếm khoảng 1,5% số người bị
chấn thương. Tỷ lệ bị đứt DCCT khớp gối gặp 1/3000 người dân ít nhất bị đứt 1 lần
trong đời.
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 200.000 người bị tổn thương dây chằng chéo trước,
trong hơn nửa số đó phải điều trị bằng phẫu thuật. Khoảng 50% những tổn thương dây
chằng chéo trước có kèm theo các tổn thương khác như rách sụn chêm, bong sụn khớp,
tổn thương dây chằng chéo sau và phù tủy xương.

2.2. Tình hình bệnh lý đứt DCCT khớp gối tai Việt Nam.


Ở Việt Nam chưa có thống kê về tỷ lệ đứt DCCT, nhưng với tỷ lệ tai nạn giao
thông và lao động cao như hiện nay thì con số ước tính cũng khá cao. Cùng với sự thành
cơng của các phương pháp PT nội soi tái tạo DCCT thì các tác giả trên thế giới cũng như
các tác giả trong nước đều cho rằng để đạt được mục đích điều trị, q trình chăm sóc và
tập PHCN sau PT có vai trị rất quan trọng. Theo Hồng Tùng và Ngơ văn Toàn (2011)
việc tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi không theo hướng dẫn của
bác sỹ có nguy cơ kết quả xấu gấp 10,2 lần so với tập có hướng dẫn. Hồng Xn Thắng
(2005) áp dụng chương trình tập luyện của Shelbourne KD và Nitz nhưng có điều chỉnh
và kiểm sốt để phù hợp với điều kiện của Việt Nam thấy rằng cùng được áp dụng nhiệt
trị liệu (paraffine) và điện sung trong giai đoạn bất động khớp gối (2 tuần đầu) sau PTNS
tái tạo DCCT khớp gối, thì nhóm được tập vận động trị liệu ngay có mức độ phục hồi
chức năng tốt hơn. Đứt DCCT nếu để lâu khơng điều trị có thể dẫn đến teo - yếu cơ tứ
đầu đùi, đau, thối hố khớp, giảm chức năng chi thể, vì vậy việc tái tạo DCCT là cần

thiết và nên làm sớm nhằm phục hồi lại độ vững chắc của khớp, lập lại chức năng, biên
độ vận động bình thường của khớp gối, tránh các biến chứng. Bệnh viện Thể Thao Việt
Nam ước tính hàng năm bệnh viện tiến hành khoảng 400 -500 ca phẫu thuật này. Để góp
phần nâng cao chất lượng điều trị thì vấn đề chăm sóc và hướng dẫn cho NB tập PHCN
sau phẫu thuật trong quá trình nằm viện, đặc biệt hai tuần đầu, đóng vai trị rất quan
trọng để đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
- Bệnh viện 19-8Bộ công an bắt đầu thực hiện kỹ thuật này từ cuối năm 2009, đến nay đã
PT cho trên 400 người bệnh bị đứt DCCT trong đó 105 người bệnh được khám lại trên
142 người bệnh phẫu thuật sau 2 năm, số còn lại đang được tiếp tục theo dõi.
- Theo Trần Hoàng Tùng, trong 9 năm (từ 2005 – 2013) tại Viện Chấn thương Chỉnh
hình bệnh viện Việt Đức Hà nội thực hiện 1541 ca phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng
chéo trước khớp gối. Trong số này chỉ tính riêng trong 3 năm khoa chấn thương chỉnh
hình 2 được thành lập (2011 – 2013) và phát triển các kỹ thuật chấn thương chỉnh hình
chuyên sâu, khoa chấn thương chỉnh hình 2 đã mổ 1476 ca nội soi khớp gối.
- Năm 2005, Hà Đức Cường trong luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Đại học Y khoa Hà
Nội đã báo cáo kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT bằng gân cơ bán gân và gân cơ
thon, cố định mảnh ghép bằng vít chèn trong đường hầm đùi chột tại bệnh viện Việt Đức
- Hà Nội. Kết quả rất khả quan, nhưng số lượng chưa nhiều và thời gian theo dõi ngắn.


- Năm 2006, tại hội nghị lần thứ 7 của Hội Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam, Nguyễn
Văn Hỷ báo cáo 22 trường hợp được phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân cơ
bán gân chập bốn, cố định mảnh ghép bằng nút treo gân ở đường hầm đùi với thời gian
theo dõi 6 tháng, kết quả đạt tốt và rất tốt ở cả 22 trường hợp. Tuy nhiên chiều dài của
mảnh ghép gân cơ bán gân chập 4 chỉ dài khoảng 5 - 6cm, do vậy phần mảnh ghép nằm
trong 2 đường hầm quá ngắn (khoảng 1,0 - 1,5cm) sẽ không đảm bảo độ vững chắc để
tập phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật.
- Năm 2009, trong luận án Tiến sĩ y học Trương Trí Hữu đã báo cáo 115 trường hợp
được phẫu thuật tái tạo DCCT bằng mảnh ghép 4 dải của gân chân ngỗng, cố định bằng
vít chèn trong đường hầm đùi chột với kết quả phục hồi tốt 91,2%.

- Năm 2009, Lê Quý Hùng nghiên cứu trên 38 bệnh nhân tại bệnh viện Thể Thao Việt Nam
được phẫu thuật tái tạo DCCT bằng gân cơ bán gân và cơ thon, cố định chốt ngang theo kiểu
Transfix đạt kết quả hồi phục tốt chức năng khớp gối đến 94%, phục hồi lại khả năng tham
gia thể thao 98%, tham gia lại như mức độ trước chấn thương 83%, khơng có kết quả xấu.
- Năm 2009, Đặng Hoàng Anh nghiên cứu tại viện 103 trong luận án Tiến sĩ với 47 BN
tái tạo DCCT sử dụng gân chân ngỗng, cố định mảnh ghép bằng vít chèn từ ngoài vào ở
đường hầm xương đùi và xương chày cho kết quả tốt và rất tốt 95,6%.
-Năm 2011, Nguyễn Bá Ngọc trong luận văn Thạc sĩ y học đã nghiên cứu trên 42 bệnh
nhân tại bệnh viện 103 được phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT bằng mảnh ghép gân cơ
bán gân và gân cơ thon tự thân, cố định bằng nút treo gân đạt kết quả tốt và rất tốt
97,2%.
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Thực trạng chăm sóc chế độ vận động cho người bệnh sau PTNS tái tạo DCCT
khớp gối tại BVĐK tỉnh Hà Nam.
Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hà Nam hoạt động từ năm 1954. Hiện tại là Bệnh
việnđa khoa hạng I,là BV tuyến đầu của tỉnh và trực thuộc Sở Y tế Hà Nam với quy mơ
610 giường bệnh, có 727 cán bộ cơng nhân viên. Bệnh viện có 41 khoa phịng gồm 27
khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sàng, 09 phịng ban chức năng với tổng diện tích trên 4
ha. Trong những năm qua BV đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, phát triển về chuyên
môn kỹ thuật và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ NB. Trung bình một ngày BV có
khoảng 500 - 700 bệnh nhân điều trị nội trú và 600 đến 800 lượt bệnh nhân đến khám


ngoại trú. BV được trang bị các thiết bị y tế, máy móc hiện đại để phục cho cơng tác
khám chữa bệnh như máy chụp cắt lớp, máy chụpXquang, máy siêu âm,hệ thống máy
sinh hóa tự động, giường đa năng phục vụ hồi sức cấp cứu,hệ thống máy nội soi, siêm
âm đảm bảo phục vụ khám chữa bệnh cho nhândân trong tỉnh và các tỉnh xung quanh.

Ảnh 4: Bệnh viên đa khoa Hà Nam
Khoa Chấn thương là một trong những khoa lớn của bệnh viện được trang bị đầy

đủ tranh thiết bị hiên đại phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe NB, được biên chế với chỉ
tiêu 56 giường bệnh, đội ngũ cán bộ cong nhân viên gồm có: 01 thạc sỹ, 06 bác sỹ,
23điều dưỡng viên (ĐDV) (trong đó 06 ĐDV đại học chiếm tỷ lệ 26,1%, 07 ĐDV cao
đẳngchiếm tỷ lệ 30,4%, 10 ĐDV trung họcchiếm tỷ lệ 43,5%,).Chức năng điều trị của
khoa chấn thương là khám và điều trị nội trú, chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị phẫu
thuật và chăm sóc hậu phẫu các bệnh lý về chấn thương sọ não, cột sống, lồng ngực,
mạch máu,tham gia giảng dạy và là cơ sở đào tạo cho sinh viên trường Đại học Y Dược
Thái Bình, trường Đại học Điều dưỡng Nam định và trường Cao đẳng Y tế Hà Nam.Đối
với cơng tác chăm sóc NB tại khoa thì chăm sóc vận động người bệnh sau PTNS tái tạo
DCCT khớp gối là một trong những chăm sóc mà điều dưỡng tại khoa đang thực hiện:


-Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Nam đã áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây
chằng chéo trước để phục vụ người bệnh từ năm 2014.Năm 2016 đã thực hiện phẫu thuật
cho 13 bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước, 6 tháng đầu năm 2017 đã thực hiện phẫu
thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho 08 bệnh nhân.
- Vận động đúng sau phẫu thuật NS tái tạo DCCTsẽ giúp cho người bệnh tránh được
nhiều biến chứng như: yếu cơ, teo cơ, đau, thoái hoá khớp, giảm chức năng chi thể.
- Hầu hết điều dưỡng đã nhận thức được tầm quan trọng của tập vận động cho người
bệnh sau phẫu thuậtNS tái tạo DCCT, chính vì vậy đa số người bệnh được hướng dẫn
vận động sau phẫu thuật dưới sự hướng dẫn trực tiếp của điều dưỡng viên.
- Người bệnh được ĐDV hướng dẫn tập vận động và phát giấy hướng dẫn tập vận động
cho NB để NB và gia đình biết cách tập luyệntheo hướng dẫn.
- Chỉ có vài trường hợp NB được mời chuyên khoa Phục hồi chức năngđến tập vận động
do phẫu thuật NS tái tạo DCCT là phẫu thuật thường quy tại khoa Chấn thương nên hầu
hết ĐD đã biết cách tập luyện cho NB. Còn những người bệnh được mời chuyên khoa
PHCN là những người bệnh nặng, teo cơ trước mổ và có những bệnh lý kèm theo.
- Người bệnh tập theo chế độ tăng dần từ thấp đến cao.
- NB sau PT NS tái tạo DCCT ổn định, ra viện sau 5 -7 ngày điều trị.
- Khi xuất viện người bệnh về nhà đa số tự tập theo hướng dẫn và tái khám theo lịch hẹn

2. Những ưu và nhược điểm
2.1. Về ưu điểm.
- ĐDV không chỉ thực hiện y lệnh của Bác Sỹ mà chủ động trong cơn tác chăm sóc, tư
vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người
bệnh.
- Sự phối hợp tốt giữa Bác sỹ và điều dưỡng nên cơng việc chăm sóc bệnh nhân ln
được chu đáo ít xảy ra sai sót.
- Điều dưỡng tận tình, chu đáo trong chăm sóc người bệnh.
- Bệnh viện đã thực hiện tốt Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều
dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.
- Cán bộ nhân viên trong BV thường xuyên được học tập nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh.


- Người bệnh khi đến viện được tiếp đónchu đáo và giải quyết các thủ tục nhanh chóng
giúp cho người bệnh giảm bớt lo lắng, yên tâm điều trị.
- Người bệnh đến khám và điều trị tại viện luôn nhận được sự hướng dẫn, quan tâm tận
tình, chu đáo của các nhân viên y tế. Việc thực hiện thuốc, chế độ tập luyện do ĐDV
thực hiện và luôn luôn dưới sự giám sát của bác sỹ, điềuđó giúp cho cơng tác điều trị đạt
kết quả cao và giảm thiểu tối đa những biến trứng ngồi mong muốn.
2.2. Những điểm cịn tồn tại.
- Nhận thứcvề tầm quan trọng của tập phục hồi chức năng khớp sau PTcủa người bệnh
còn hạn chế, chủ quan.
- Việc quản lý người bệnh còn chưa thật sự hiệu quả do người bệnh còn thiếu kiến thức
về tình trạnh bệnh của mình dẫn đến khơng tn thủ chế độ trong điều trị, lo lắng.
- Kỹ năng tư vấn về chế độ tập sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp
gối của một số ĐDV cịn hạn chế.
- Do BV chưa có phịng tư vấn riêng vì vậy cơng tác tư vấn cho NB chưa mang lại hiệu
quả cao. Do ngại tư vấn, trao đổi trước mặt các bệnh nhân khác.
- ĐDV có ít thời gian giành cho công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB.

- Một số ĐD trẻ kinh nghiệm cơng tác cịn ít, giao tiếp với người bệnh chưa được tốt,
kiến thức về bệnh còn hạn chế, thiếu kiến thức về kỹ năng truyền thơng/giao tiếp (lắng
nghe, giải thích, hướng dẫn, động viên…) do đó trong cơng tác tư vấn GDSK cho người
bệnh còn chưa đạt được như mong muốn.
2.3. Nguyên nhân chưa làm được
2.3.1. Yếu tố từ phía người bệnh.
- Ý thức của NB về việc tuân thủ chế độ điều trị còn chưa tốt đặc biệtlà người bệnh sau
PTNS tái tạo DCCT khớp gối. Có NB quan niệm sau PT chỉ cần dùng thuốc, thay băng
vết mổ, ăn uống tốt là được không cần phải tập vận động sau phẫu thuật.
- Một số NB phẫu thuật đứt DCCT khớp gối khi điều trị tại khoa thực hiện tập vận động
sau PT khá tốt, nhưng sau khi ra việnthì lạikhơng có điều kiện để tập luyện do nhiều yếu
tố như hồn cảnh gia đình, áp lực cơng việc,chủ quan.
2.3.2. Các yếu tố từ phía nhân viên y tế.
Nguồn lực tại khoa.


-Khoa chấn thương có 23 ĐDV. Mỗi ngày có khoảng 15 ĐDV trực tiếp chăm sóc Người
bệnh, số ĐDV cịn lại làm cơng tác hành chính, phịng khám, quản lý đồ vải, thủ thuật,
tiếp đón người bệnh và nghỉ trực nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu Điều dưỡng
chăm sóc người bệnh nên cơng tác chăm sóc cho NB còn chưa đạt được hiệu quả cao.
- Số lượng NB đơng, ln trong tình trạng q tải ĐDV phải kiêm nhiệm rất nhiều công
việc khác như thay quần áo cho NB, gửi và lấy dụng cụ của khoa hàng ngày, đưa, đón tất
cả các NB đi làm xét nghiệm CLS .........
- Một số ĐDVchưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình, tồn tâm tồn ý cho cơng việc.
Thủ tục hành chính.
- Điều dưỡng sau khi thực hiện y lệnh của bác sỹ phải thực hiện nhiều công việc khác
như ghi chép hồ sơ bệnh án, lên sổ lĩnh thuốc, làm thủ tục cho người bệnh ra viện, trách
nhiệm nặng nề và phải đền tiền nếu để cho người bệnh trốn viện… dẫn đến tình trạng
điều dưỡng khơng có thời gian để tập trung cho cơng tác chăm sóc vận động cho người
bệnh.

Sự quan tâm, động viên của lãnh đạo khoa và sự phối hợp giữa các khoa, phịng,
đồng nghiệp.
- Để cơng tác chăm sóc người bệnh đạt kết quả tốt, ngồi trình độ chun mơn cũng như
ý thức, năng lực của người điều dưỡng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như cơ
sở vật chất, trang thiết bị, môi trường làm việc.... trong đó phần quan trọng khơng kém là
sự quan tâm sát sao, động viên khích lệ kịpthời của lãnh đạo bệnh việnvàkhoa. Bên cạnh
đó lãnh đạo bệnh viện và khoa cũng cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, công
bằng, bệnh viện đảm bảo được đời sống cho cán bộ điều dưỡng để an tâm công tác.
2.4. Đề xuất một số giải pháp
Nhằm cải thiện công tác chăm sóc để hồi phục hồn tồn chức năng khớp, đồng
thời trả lại khả năng lao động và sinh hoạt cho người bệnh sau phẫu thuật nội soi tái tạo
dây chằng chéo trước khớp gối tại BVĐK tỉnh Hà Nam tôi mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp sau:
2.4.1.Đối với Bệnh viện:
- Tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
- Đào tạo kỹ thuật viên phục hồi chức năng cho khoa.


×