Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Hoạch định chiến lược phát triển trường trung học kỹ thuật và nghiệp vụ hà nội đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***********

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HO ẠCH Đ ỊNH CHIẾN LƯỢC PH ÁT
TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT
VÀ NGHIỆP VỤ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THỊ LAN ANH

Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS. PHAN THỊ THUẬN

Hà Nội - 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế viết ra, không sao chép
của bất kỳ luận văn nào trước đó.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2008
VŨ THỊ LAN ANH
Khóa: CH 2006 - 2008



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

1.1. Các khái niệm

1

1.2. Quy trình hoạch định chiến lược

5

1.3. Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển tổ chức
là một cơ sở giáo dục đào tạo

11

1.4. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đào tạo
trung học và dạy nghề

25

1.5. Quy định chuẩn về định mức đào tạo trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề
1.6. Vài nét về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

27
28


CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu về Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội

35

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

35

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường

35

2.2. Phân tích thực trạng phát triển của Trường trung học Kỹ thuật
và Nghiệp vụ Hà Nội

36

2.2.1. Phân tích hiện trạng cơ sở vật chất

36

2.2.2. Phân tích hệ thống chương trình đào tạo

42

2.2.3. Phân tích hệ thống kiểm sốt chất lượng giảng dạy


50

2.2.4. Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức và đội ngũ giáo viên
52
2.2.5. Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và hoạt động tài chính
của nhà trường

58


2.2.6. Phân tích sự đánh giá của học sinh các hệ đào tạo về chương
Trình đào tạo, chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất

60

2.2.7. Phân tích sự ảnh hưởng của mơi trường kinh tế, luật pháp chính
sách đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo

63

2.2.8. Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện xã hội đến đào tạo trung
cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp

73

2.2.9. Phân tích sự phát triển của cơng nghệ đào tạo

74

2.2.10. Phân tích đối thủ cạnh tranh


77

2.2.11. Tóm tắt những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của
Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội
2.2.12. Phân tích chiến lược hiện có của nhà trường

79
82

CHƯƠNG 3 : HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG
HỌC KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015

3.1. Mục tiêu phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ
Hà Nội đến năm 2015

84

3.2. Giải pháp thực hiện mục tiêu

84

3.3. Các biện pháp đề xuất triển khai giải pháp

85

3.3.1. Giải pháp thứ nhất

85


3.3.2. Giải pháp thứ hai

92

3.3.3. Giải pháp thứ ba
100
3.3.4.Giải pháp thứ tư
103
3.3.5. Giải pháp thứ năm
108
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Tóm tắt nội dung luận văn thạc sỹ khoa học
Chuyªn ngành : Quản trị kinh doanh
Tên đề tài : Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật
và Nghiệp vụ Hà Nội.
Tác giả : Vũ Thị Lan Anh
Học viên lớp QTKD Khóa 2006 - 2008 - Trường Đại học Bách khoa Hà
nội
Hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phan Thị Thuận
Kết cấu luận văn gồm 3 chương với tổng cộng 111 trang không bao gồm
mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo. Chương 1 có 34 trang, chương 2
có 48 trang và chương 3 có 29 trang. Tổng cộng có 15 bảng biểu, số liệu và có 8
hình.
Về nội dung :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh
Trong chương này gồm có các nội dung chính l:

Khái niệm về chiến lược, yêu cầu và vai trò của chiến lược, phân loại chiến
lược phát triển tổ chức . Cũng trong chương này còn nói về quy trình hoạch định
chiến lược, phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển tổ chức đó là
phân tích về môi trường vĩ mô, phân tích môi trường ngành và phân tích nội bộ tổ
chức .
Chương 2 : Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược
Trong chương này dựa trên cơ sở lý thuyết của chương1 đi sâu vào phân
tích thực trạng phát triĨn cđa Tr­êng trung häc Kü tht vµ NghiƯp vơ Hà Nội
bao gồm :
- Phân tích hiện trạng cơ sở vật chất;
- Phân tích hệ thống chương trình đào tạo;
- Phân tích hệ thống kiểm soát chất lượng giảng dạy;
- Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức và đội ngũ giáo viên;
- Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và hoạt động tài chính;
- Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế, luật pháp chính sách đối
với sự phát triển Giáo dục - Đào tạo ;


- Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện xà hội đến đào tạo trung cấp nghề
và trung cấp chuyên nghiệp ;
- Phân tích sự phát triển của công nghệ đào tạo;
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau khi phân tích các nội dung trên, lập bảng tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, nguy cơ của Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội từ đó có
phương hướng hình thành chiến lược phát triển ở chương 3 .
Chương 3 : Hình thành chiến lược
Trong chương này, đầu tiên là hình thành mục tiêu chiến tổng quát trong
giai đoạn 2008 -2015 gồm có 3 mục tiêu :
- Mục tiêu 1 : Nâng cấp thành Trường Cao đẳng;
- Mục tiêu 2 : Đạt quy mô đào tạo vào năm 2015

+ Sinh viên Cao đẳng

: 3.000

+ Sinh viên trung cấp

: 3.500

+ Häc sinh trung cÊp nghỊ : 3.000
Tỉng sè sinh viên quy đổi : 6.250 học sinh ( học sinh nghề và trung cấp
chuyên nghiệp tính bằng 50% số học sinh cao đẳng ).
- Mục tiêu 3 : Đào tạo đa ngành, đa nghề.
Dựa trên những phân tích ở chương 2 để hình thành những giải pháp ( 5
giải pháp ) nhằm thực hiện các 3 mục tiêu đà đề ra. Sau đó đề xuất các biện pháp
để thực hiện các giải pháp.
Kết luận : Từ cơ sở lý thuyết, phân tích căn cứ hình thành chiến lược đến
hình thành chiến lược trong luận văn đà nêu đều xuyên suốt và có sự liên hệ giữa
cơ sở lý thuyết và thực tế để xây dựng được chiến lược phát triển cho Nhà trường.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế nên chắc chắn trong luận
văn còn nhiều hạn chế, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô
và các bạn học viên khác.
Hà nội, tháng 09 - 2008
Vũ Thị Lan Anh


SUMMARIZE THE CONTENTS OF MASTER
OF SCIENCE THESIS
Department: Business Administration
Title : Plan for the strategic development of the Hanoi Secondary
School Technology and Vocation.

Author : Vu Thi Lan Anh, student of Business Administration,
Term: 2006 – 2008
Research supervisor: Professor Phan Thi Thuan, Ph.D.
The thesis has 3 chapters with a total of 111 pages excluding introduction,
conclusion, table of contents, references. Chapter 1 has 34 pages, chapter 2 has
48 pages, and chapter 3 has 29 pages. There is a total of 15 tables of indexes,
data, and 8 pictures.
CONTENTS:
Chapter 1 : Basic theory of strategic plan for business.
This chapter will have the following contents :
Concept of strategy, requirement and role of strategy, classification of the
strategy for the development of the organization. This chapter also deal with the
procedures of a strategic plan, the analysises of basic forms of organizational
development meaning analysis of macroscopic environment, analysis of field
environment, and analysis of the organization itself.
Chapter 2 : Analysis of the bases of the plan for development of the Hanoi
Secondary School of Technology and Vocation.
This chapter further develop the theory in chapter 1 to analyze the actual state
of development of the Hanoi Secondary School of Technology and Vocation by :
- Analyzing the material facilities;
- Analyzing the program of professional education;
- Analyzing the structure of the organization and the staff of teachers;
- Analying the training activities and the financial activities;
- Analyzing the affects of economic environment and the national policies
on the development of education and training;


- Analyzing the affects of social conditions on vocational training and
professional education;
- Analyzing the development of the technique of training;

- Analyzing the competition rivals.
After anlyzing the matters above, I develop an outline of strength, weakness,
opportunities, and threats (SWOT) of the Hanoi Secondary School of Technology
and Vocation to form a strategy for the development of the school in chapter 3.
Chapter 3 : Forming a strategy.
This chapter deal with the overall objectives. The period from 2008 to 2015
will have three objectives:
- Objective 1 : upgrade the school to the level of community college;
- Objective 2 : meet the professional education goal by the year 2015;
+ community college students: 3,000
+ secondary school students: 3,500
+ vocational students:

3,000

The total number of converted students will be 6,250 (the number of
vocational students and secondary school students will equal to 50% of the
number of community college students).
- Objective 3 : develop multiple fields of vocational and education training.
The analysises in chapter 2 will lead to the solutions (five solutions) to
implement the three above mentioned objectives. Afterwards, I shall propose the
methods to implement these solutions.
Conclusion: From the theoretical and analytical bases of the development of a
strategy, there is a link between theory and implementation of a strategy for the
development of the school. However, due to the limited time and skills, no
doubts, there will be a number of shortcomings in the thesis; all suggestions and
contributions from teachers and collegues will be deeply appreciated.
Hanoi, September of 2008
Vu Thi Lan Anh



Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu :
Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam chúng ta muốn phát
triển, muốn ngang hàng với các nước trong khu vực, ngoài việc đầu tư cho
các ngành kinh tế mũi nhọn thì đầu tư cho giáo dục là điều khơng thể thiếu.
Các ngành kinh tế muốn phát triển thì điều kiện đầu tiên cần thiết đó là con
người, người lao động có được đào tạo bài bản, nắm vững được kỹ năng nghề
nghiệp mới có thể làm cho các ngành sản xuất của nền kinh tế phát triển
được.
Xác định được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần
thứ IX đã đề ra ‘’Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đâu, là nền tảng và
động lực đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước’’.
Với mong muốn được góp một phần sức lực bé nhỏ của mình vào sự
nghiệp phát triển của Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội, tôi
mạnh dạn chọn đề tài ‘’Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học
Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015’’ làm đề tài nghiên cứu cho
mình .
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn :
Hình thành chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp
vụ Hà Nội đến năm 2015.
3. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu của luận văn :
Đối tượng nghiên cứu là Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà
Nội ;
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động đào tạo , cơ sở vật chất, chương trình
giảng dạy và những yếu tố mơi trường tác động đến hoạt động của Trường
trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu :

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

1


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Phương pháp so sánh , tổng hợp và phân tích hệ thống .
5. Kết cấu luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các tài liệu tham khảo nội dung luận văn
được thể hiện trong 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược
Chương 2 : Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược
Chương 3 : Hình thành chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật
và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

2


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.1. Các khái niệm :
1.1.1. Khái niệm về chiến lược :
Khái niệm chiến lược xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ, có nguồn gốc từ
quân sự xuất phát từ “strategos” có nghĩa là vai trị của vị tướng trong qn

đội. Sau đó nó phát triển thành “nghệ thuật của các tướng lĩnh” – nói đến các
kỹ năng hành xử và tâm lý của tướng lĩnh. Đến khoảng năm 330 trước Công
nguyên thời Alexander Đại đế, chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị, để
khai thác các lực lượng đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn
cục. Rất nhiều nhà lý luận quân sự như Tôn Tử, Alexander, Napoleon… đã đề
cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ bản của
chiến lược là một bên đối phương có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ
mạnh hơn, đơng hơn - nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận
địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình.
Theo thời gian và tính ưu việt của nó, chiến lược đã được phát triển
sang các lĩnh vực khoa học khác như : chính trị, kinh tế, văn hố, cơng nghệ,
mơi trường, xã hội ….
Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, chiến lược phát triển muộn hơn
vào nửa đầu thế kỷ 20 . Đến những năm 50 xuất hiện một số các chủ trương, ý
tưởng hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở
phân tích các tiềm lực tài nguyên. Vào giai đoạn này môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp đã chứng kiến những biến đổi lớn :
Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

3


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

- Sự phát triển nhanh chóng của một xã hội tiêu dùng, cung vượt xa
cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, khó tính hơn dẫn đến tính
chất cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
- Xu thế quốc tế hoá các giao dịch kinh tế phát triển mạnh, trao đổi
hàng hố thơng qua xuất nhập khẩu, đầu tư cơng nghiệp trực tiếp ra nước
ngồi, các cơng ty liên doanh, liên kết kinh doanh phát triển mạnh. Xuất hiện

các công ty đa quốc gia với quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực hình
thành các tập đồn kinh tế dưới nhiều hình thức.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những ứng dụng của khoa học
công nghệ vào sản xuất và quản lý diễn ra với tốc độ cao. Đặc biệt là sự phát
triển của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… và sự
ứng dụng của chúng trong các ngành công nghiệp đã làm đảo lộn hành vi,
cách suy nghĩ của nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội. Chu kỳ sống của sản
phẩm ngày càng ngắn, mức độ rủi ro trong kinh doanh tăng cao.
- Nguồn tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng và môi trường bị khai
thác cạn kiệt dẫn đến những cuộc khủng hoảng trong những lĩnh vực này.
Những lý do nêu trên đã làm cho môi trường kinh doanh có nhiều biến
động, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, phương thức cạnh tranh đa dạng,
phạm vi cạnh tranh ngày càng lớn… Trong điều kiện như vậy các tổ chức
kinh tế đã nhận thấy rằng quản lý nội bộ trước đây đã đưa họ đến thành cơng
thì nay chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ để một doanh nghiệp thành công giờ
đây phụ thuộc nhiều vào khả năng phản ứng của nó trước những biến đổi của
mơi trường. Trong điều kiện đó, quản lý chiến lược đã xuất hiện như một cứu
cánh trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Quản lý chiến lược là quản lý hành
vi ứng xử của doanh nghiệp với môi trường, xuất hiện trong điều kiện có cạnh
tranh. Mục đích của quản lý chiến lược là nhằm tạo ra ưu thế cho doanh
nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Quản lý chiến lược là một nội dung quan
trọng của quản trị doanh nghiệp nói chung, là biện pháp đảm bảo sự phát triển
lâu dài của doanh nghiệp.

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

4


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015


Tuỳ theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về
chiến lược kinh doanh .
Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Michael Porter cho rằng : “ chiến lược
kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng
thủ”.
Theo cách coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của khoa học
quản lý, Alfred Chandler cho rằng : “ Chiến lược kinh doanh là việc xác định
các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách,
chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục
tiêu cơ bản đó”.
Theo cách tiếp cận kế hoạch hố James B. Quinn cho rằng : “ chiến
lược kinh doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục
tiêu chính, các chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể
kết dính lại với nhau”. Và theo Wiliam J. Glueck : “ chiến lược kinh doanh là
một kế hoạch mang tính thống nhất, tính tồn diện và tính phối hợp được thiết
kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.
Như vậy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là tập hợp
thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của các
đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh :
Chiến lược kinh doanh là chiến lược nhằm đảm bảo sự thành công của
doanh nghiệp. Mục tiêu tối thiểu của mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để tiếp
tục tồn tại, sự yếu kém nội tại hoặc việc kinh doanh kém hiệu quả có thể giữ
cho sự tồn tại của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định nhưng sự sa sút
về vị trí so với đối thủ cạnh tranh có thể gây nguy cơ ngay lập tức cho sự tồn
tại của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có thể kiểm sốt hoạt động của
doanh nghiệp do vậy việc quản lý lành mạnh đối với một doanh nghiệp khơng
cịn tồn tại nữa.
Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008


5


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Một chiến lược kinh doanh tốt là chiến lược trong đó một cơng ty có
thể chiếm được lợi thế chắc chắn so với đối thủ cạnh tranh với chi phí có thể
chấp nhận được. Tìm kiếm một cách thức hành động đó là nhiệm vụ cụ thể
của nhà chiến lược. Làm thế nào để chuẩn bị hành động nhằm giành thắng lợi
trong cạnh tranh. Phương pháp thông thường mà các doanh nghiệp chuẩn bị
chiến lược được gọi là kế hoạch hoá chiến lược hay hoạch định chiến lược.
Hoạch định chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạt được mục
tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một điều hết sức quan trọng
và cần thiết. Mục đích của việc hoạch định chiến lược kinh doanh là “dự kiến
tương lai trong hiện tại”. Dựa vào chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý có
thể lập các kế hoạch cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên q trình đó phải có
sự kiểm sốt chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững
mạnh, luôn cần đến khả năng điều hành linh hoạt, sự dụng được các nguồn
lực vật chất, tài chính và con người thích ứng.
Hoạch định chiến lược kinh doanh thực chất để trả lời 4 câu hỏi quan
trọng :
1. Hiện nay doanh nghiệp đang ở đâu?
2. Doanh nghiệp muốn đi đến đâu?
3. Doanh nghiệp sẽ đến đó bằng cách nào?
4. Làm thế nào để kiểm sốt được tiến triển của doanh nghiệp?
1.1.3. Hoạch định chiến lược phát triển tổ chức :
Tổ chức là một thực thể có từ 2 người trở lên có chung mục đích hoạt
động, hoạt động của tổ chức này có thể nhằm mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi
nhuận. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và ngày càng được mở rộng, các

nhà lãnh đạo của mọi tổ chức phải hoạch định chiến lược phát triển cho tổ
chức của mình.
Chiến lược phát triển một tổ chức đưa ra các mục tiêu phát triển
của tổ chức và đề ra các giải pháp cụ thể có tính chất hệ thống, phù hợp

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

6


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

với xu thế biến động của môi trường nhằm phối hợp các nguồn lực để đạt
được các mục tiêu đã đề ra.
Việc xây dựng chiến lược phát triển một tổ chức hay chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp có những ưu điểm và những khó khăn sau :
* Về mặt ưu điểm, nó giúp cho tổ chức thấy rõ được hướng đi của
mình, giúp cho nhà lãnh đạo, nhà quản lý xem xét và xác định nên đi theo
hướng nào và khi nào đạt được đến mục tiêu cụ thể nhất định .
Do điều kiện môi trường luôn biến đổi nên tạo ra những cơ hội và
nguy cơ bất ngờ, vì vậy hoạch định chiến lược giúp cho nhà quản lý nhằm vào
các cơ hội và nguy cơ trong tương lai để phân tích và dự báo, nhờ đó nắm bắt
và tận dụng tốt hơn những cơ hội, giảm bớt các rủi ro liên quan đến điều kiện
môi trường.
Nhờ hoạch định chiến lược những quyết định của nhà quản lý sẽ chuẩn
xác hơn, phối hợp tốt hơn các nguồn lực đã xác định trong việc thực hiện
những mục tiêu đã đề ra .
Nhưng để có chiến lược các tổ chức cũng vấp phải những khó khăn
như : Xây dựng chiến lược mất nhiều thời gian và công sức, các kế hoạch
chiến lược lập ra thường mang tính chủ quan, cứng nhắc trong khi mơi

trường thì thường xun biến động, nếu khơng điều chỉnh, bổ sung kịp thời
sẽ dẫn đến việc thực hiện chiến lược mà không đạt những mục tiêu đã đặt ra.
Chiến lược phát triển tổ chức cũng giống như chiến lược kinh doanh,
bao gồm phân tích căn cứ hình thành chiến lược và hình thành chiến lược
nhưng khác ở chỗ khi hình thành chiến lược cho tổ chức khơng nhất thiết
phải sử dụng ma trận SWOT, khi hình thành chiến lược bộ phận chỉ cần đề
xuất mục tiêu và đề xuất giải pháp thực hiện mục tiêu cũng được .

1.2. Quy trình hoạch định chiến lược :
Thơng thường chiến lược được hiểu như là kết quả của một quá trình
hoạch định hợp lý được dàn xếp một cách cẩn thận nếu khơng muốn nói là bị
chi phối bởi nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Quá trình hoạch định
chiến lược có thể chia thành các bước sau :
Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

7


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

1.
2.
3.
4.

Hình thành các mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp ;
Phân tích mơi trường bên ngồi để nhận dạng các cơ hội và đe doạ;
Phân tích nội bộ tổ chức để nhận dạng các điểm mạnh và điểm yếu;
Lựa chọn các chiến lược trên cơ sở tìm kiếm các nguồn lực, khả
năng và năng lực cốt lõi và phát triển nó để hoá giải các nguy cơ, tận

dụng các cơ hội từ mơi trường bên ngồi;
Nhiệm vụ phân tích bên trong và bên ngồi doanh nghiệp và sau đó lựa

chọn chiến lược thường được coi là việc xây dựng chiến lược. Mỗi chu kỳ
hoạch định chiến lược bắt đầu bằng một bản tuyên bố sứ mệnh và các mục
tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. Tiếp theo bản báo cáo sứ mệnh là các phân
tích bên trong, bên ngồi, lựa chọn chiến lược. Quá trình kết thúc với việc
thiết kế cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát cần thiết để thực thi chiến lược
đã lựa chọn. Một số tổ chức duyệt lại quá trình này hàng năm, mặc dù điều
này chưa hẳn đã đưa tổ chức đến việc lựa chọn một chiến lược mới cho mỗi
năm. Trong nhiều trường hợp kết quả đơn giản là xác nhận một lần nữa một
chiến lược và cấu trúc là hoàn toàn đúng đắn. Trong nhiều tổ chức kết quả của
quá trình hoạch định chiến lược hàng năm được sử dụng như là đầu vào cho
quá trình hoạch định ngân sách của năm tiếp theo. Như vậy, hoạch định chiến
lược định hướng phân bổ nguồn lực trong tổ chức.
1.2.1. Sứ mệnh và các xác định các mục tiêu chủ yếu :
Bước đầu của quá trình hoạch định chiến lược là xác định sứ mệnh và
các mục tiêu chủ yếu của tổ chức. Sứ mệnh và mục tiêu chủ yếu của tổ chức
cung cấp một bối cảnh để xây dựng các chiến lược. Sứ mệnh trình bày lý do
tồn tại của tổ chức và chỉ ra nó sẽ làm gì. Các mục tiêu chủ yếu xác định
những gì mà tổ chức hy vọng đạt được trong phạm vi trung và dài hạn. Hầu
hết các tổ chức theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, đạt được năng lực vượt trội để
dẫn đầu gồm mục tiêu định lượng và định tính.
1.2.2. Phân tích căn cứ xây dựng chiến lược :

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

8



Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Trước khi hình thành chiến lược, nhà quản trị phải tiến hành một loạt
các phân tích giúp cho việc xây dựng chiến lược có căn cứ khoa học. Trong
q trình phân tích có thể sử dụng một số cơng cụ đánh giá các yếu tố từ mơi
trường bên ngồi, đánh giá các yếu tố bên trong. Các vấn đề cần phải phân
tích để làm căn cứ kế hoạch hoá chiến lược, bao gồm :
1. Phân tích mơi trường kinh tế :
Phân tích môi trường kinh tế cho nhà quản trị thấy rõ những nguy cơ
hay cơ hội cho tổ chức của mình. Môi trường kinh tế ảnh hường đến hoạt
động của tổ chức thể hiện qua những đặc trưng sau :
- Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế sẽ làm phát sinh thêm các nhu
cầu mới cho sự phát triển các ngành kinh tế ( cơ hội ). Nhưng mối đe doạ mới
là xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh.
- Tỷ lệ lạm phát tăng làm ảnh hưởng đến việc kiểm sốt chi phí, khả
năng sinh lợi, đến hiệu quả của đầu tư, gây bất lợi cho doanh nghiệp .
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng tạo cho doanh nghiệp cơ hội thuê lao động
nhưng nguy cơ kèm theo sẽ là sự xuất hiện và gia tăng của các dịch vụ cạnh
tranh.
- Xu hướng đầu tư nước ngoài tăng lên tạo cơ hội phát triển cho nhiều
ngành kinh doanh do có thêm vốn đầu tư, thêm công nghệ mới tiên tiến
nhưng lại có nguy cơ đe doạ cạnh tranh về chất lượng, giá cả sản phẩm dịch
vụ .
- Thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người tăng hoặc giảm
mang lại cơ hội gia tăng nhu cầu hoặc giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân
ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp .
Ảnh hưởng của sự thay đổi chính trị, pháp luật :
Sự ổn định hay khơng ổn định về chính trị, sự thay đổi luật pháp, chính
sách quản lý vĩ mơ có thể gây sức ép hay tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận thức được những cơ

hội hay nguy cơ đối với từng sự thay đổi.
Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

9


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Ảnh hưởng của sự thay đổi về công nghệ :
Công nghệ là yếu tố mơi trường có ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh
doanh của ngành và nhiều doanh nghiệp . Sự biến đổi của công nghệ làm biến
mất nhiều ngành nghề nhưng cũng làm xuất hiện nhiều lĩnh vực mới hoàn
thiện và tiên tiến hơn . Trong các ngành như điện tử, tin học, công nghệ sinh
học … doanh nghiệp phải rất quan tâm đến sự thay đổi và tiến bộ công nghệ,
phải quan tâm đầu tư vốn cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ
để hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố này . Đứng trước những sự thay đổi về
yếu tố công nghệ của ngành, doanh nghiệp phải nhận thức được đây là nguy
cơ hay cơ hội cho mình để có thể vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
Ảnh hưởng của điều kiện văn hoá xã hội :
Đối với quản trị chiến lược thì yếu tố văn hoá, xã hội là yếu tố nhạy
cảm và hay thay đổi. Lối sống của người dân thay đổi nhanh chóng theo xu
hướng du nhập những lối sống mới dẫn đến thái độ tiêu dùng cũng thay đổi.
Trình độ dân trí ngày một cao hơn do vậy địi hỏi của người tiêu dùng về chất
lượng, sự phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức và chức năng của
sản phẩm sẽ ngày một cao. Đây chính là một thách thức đối với các nhà sản
xuất. Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một mơi trường văn hố – xã hội
nhất định, doanh nghiệp và mơi trường này có mối liên hệ chặt chẽ và tác
động qua lại lẫn nhau. Mơi trường văn hố – xã hội có ảnh hưởng đến các
quyết định chiến lược như : chiến lược sản phẩm, chiến lược giá .
Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên :

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố địa lý, khí hậu , mơi trường
sinh thái. Đe doạ từ những sự thay đổi của khí hậu ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó việc dự đốn trước những yếu tố thay
đổi của khí hậu thời tiết làm cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa ra
những quyết định thực thi kế hoạch chiến lược của mình. Mơi trường tự nhiên
đang bị xâm hại nặng nề là thách thức đối với đa số các doanh nghiệp kinh
Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

10


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

doanh ở nhiều ngành nghề đó là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cạn
kiệt, mức độ ô nhiễm gia tăng, thiên tai liên tiếp ở khắp nơi trên thế giới …
2. Phân tích mơi trường ngành :
Mơi trường ngành chứa đựng tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
các hoạt động của doanh nghiệp trong ngành. Một ngành sản xuất bao gồm
nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ
giống nhau hoặc có thể thay thế được. Điều mà các nhà quản trị quan tâm là
xác định được những cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp mình qua phân
tích các đối thủ cạnh tranh trong môi trường ngành .
Nội dung phân tích mơi trường ngành bao gồm :
1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có;
2. Phân tích áp lực của khách hàng;
3. Phân tích áp lực của nhà cung ứng ;
4. Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế ;
5. Phân tích các đối thủ tiềm ẩn .
Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có :
Cường độ cạnh tranh đặc trưng bởi số lượng đối thủ cạnh tranh và tỷ trọng

đối thủ ngang sức có những điểm nào mạnh hơn, điểm nào yếu hơn? Đánh giá
chung bằng hệ thống điểm thì doanh nghiệp đứng vị trí thứ mấy ? Làm gì để
vươn lên vị trí trội hơn? Một loạt các câu hỏi trên phải được trả lời.
Phân tích áp lực của khách hàng đối với doanh nghiệp :
Doanh nghiệp cũng cần phân tích khách hàng bằng việc trả lời các câu hỏi
sau :
Những khách hàng nào là quan trọng nhất ? Số lượng hàng hố do những
khách hàng đó tiêu thụ chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số, nếu khách
hàng này từ bỏ cơng ty thì sẽ gây thiệt hại cho cơng ty như thế nào? Liệu có
đối thủ nào cản trở khách hàng trung thành với ta, và họ sử dụng thủ đoạn
nào? Phải làm gì để giữ được khách hàng hiện có và phát triển thêm?

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

11


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Những câu hỏi trên được trả lời góp phần làm cho tất cả căn cứ hoạch định
chiến lược đầy đủ hơn.
Phân tích áp lực của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp :
Phân tích quyền lực của nhà cung cấp nào gây sức ép nhiều nhất đối với
công ty giúp cho doanh nghiệp có được những chiến lược ứng xử linh hoạt
một khi đã có những sự chuẩn bị trước. Việc phân tích này bắt đầu bằng
những câu hỏi : Nhà cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ nào có quyền lực
mạnh nhất đối với công ty. Nếu nhà cung cấp (chẳng hạn: Ngân hàng) không
hữu hảo đối với công ty? Nếu họ gây cản trở bằng việc nâng giá dịch vụ hay
sản phẩm, hoặc thay đổi điều kiện cung cấp thì gây thiệt hại cho cơng ty như
thế nào? Họ sẽ làm những gì đối với mình và tại sao? Cơng ty phải làm gì để

khơng bị lệ thuộc vào nhà cung cấp có quyền lực đó hoặc để nhà cung cấp tạo
điều kiện cung cấp tốt nhất cho công ty ?
Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế:
Liệu có sản phẩm nào trên thị trường làm cho người tiêu dùng bỏ thói quen
mua hàng của mình khơng? Vì sao người tiêu dùng thích sản phẩm đó? Có
bao nhiêu loại hàng hoá tương tự như thế cản trở sự tăng trưởng của công ty?
Làm thế nào để sản phẩm thay thế sản phẩm suy yếu hoặc không gây cản trở
cung ứng hàng ra thị trường của doanh nghiệp? Những câu hỏi như thế cũng
không nên bỏ qua. Không những thế, cần có câu trả lời sau khi phân tích.
Phân tích đối thủ tiềm ẩn :
Doanh nghiệp phải xác định được những đối thủ nào sẽ xuất hiện, nó có bị
cản trở xâm nhập thị trường từ phía các đối thủ khác khơng? Có thể làm gì để
cản trở đối thủ này ? Doanh nghiệp cũng cần xác định vị thế cạnh tranh của
mình với các đối thủ tiềm ẩn.
3. Phân tích nội bộ :
Những nhà phân tích nội bộ sẽ góp phần tạo nên một hệ thống căn cứ
hoạch định chiến lược hồn chỉnh, khơng bỏ qua một căn cứ nào.
Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

12


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Nhà chiến lược phân tích uy tín sản phẩm, năng lực sản xuất, các nguồn
lực tài chính, nhân lực, trình độ cán bộ quản lý, trình độ cơng nghệ hiện có
của doanh nghiệp để xác định vị trí của mình mới có thể đưa ra chiến lược
kinh doanh phù hợp với khả năng và có hiệu quả nhất.
1.2.3. Các bước hình thành Chiến lược :
Hình thành Chiến lược là quá trình thiết lập sứ mệnh kinh doanh, thực

hiện điều tra nghiên cứu để xác định các mặt mạnh và yếu bên trong và các cơ
hội nguy cơ bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn xây dựng và lựa chọn
những chiến lược thay thế. Điểm khác biệt giữa lập kế hoạch chiến lược và
quản trị chiến lược là quản trị chiến lược thì bao gồm cả việc thực hiện và
đánh giá chiến lược. Ở đây thuật ngữ “Hình thành chiến lược” được dùng thay
cho “Lập kế hoạch chiến lược”.
Trong giai đoạn này, thực hiện tuần tự các công việc sau :
1. Đề xuất mục tiêu chiến lược;
2. Đề xuất chiến lược bộ phận;
3. Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược bộ phận;
4. Đề xuất các biện pháp để triển khai giải pháp đưa ra kế hoạch hành động;
5. Tính hiệu quả kinh tế của biện pháp;

1.3. Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển tổ
chức là một cơ sở giáo dục đào tạo :
Giáo dục là một hệ thống các hoạt động đào tạo và giảng dạy ở trường học
nhằm trang bị kiến thức và phát triển kỹ năng cho con người (Từ điển Oxford).
Đào tạo là một loạt các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị
cho người học, người lao động nhận thức, kỹ năng tay nghề và động lực thực
hiện công việc.
Đào tạo và giáo dục là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ
gắn kết với nhau. Giáo dục có tính bao trùm hơn, chung hơn, mang tính chất

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

13


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015


định hướng. Còn đào tạo chỉ là một lĩnh vực của giáo dục, đào tạo giúp trang
bị cho con người các nhận thức và kỹ năng thực tiễn tốt hơn trong các cơng
việc. Ích lợi của cơng tác đào tạo khơng chỉ dừng lại ở chỗ trang bị cho người
lao động các kỹ năng nghề nghiệp hiện tại mà còn phát triển họ lên một nấc
cao hơn để đảm nhiệm được những công việc quan trọng hơn trong tương lai.
Nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các tồn tại trước mắt
và vượt qua những thử thách trong tương lai.
Trong bối cảnh tồn cầu hố và áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong
nền kinh tế thị trường, các trường đào tạo nói chung và các doanh nghiệp đã
và đang không ngừng cải tiến để tăng cường sức mạnh, nâng cao chất lượng
trên các mặt về sản phẩm và dịch vụ. Đối với các trường đào tạo phải gắn
mục tiêu đào tạo với phát triển kinh tế xã hội nhằm đào tạo ra đội ngũ người
lao động có chất lượng cao.
Công tác đào tạo, khi được tiến hành tốt sẽ mang lại khơng chỉ cho nhà
trường mà cịn mang lại cho các doanh nghiệp những người sử dụng lao động
và bản thân người lao động những lợi ích cụ thể: Bằng kỹ năng, tay nghề
được đào tạo bài bản, ứng dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ
giúp cho người lao động làm việc với năng suất chất lượng cao hơn dẫn đến
chi phí nhân cơng trong giá thành sản phẩm dịch vụ giảm, tăng khả năng sinh
lợi cho doanh nghiệp, cải thiện trình độ lao động xã hội, tạo động lực phát
triển… Bên cạnh các lợi ích trên, cơng tác đào tạo cịn mang đến người lao
động một số lợi ích khác, nhưng tựu chung lại cũng là lợi ích của nhà trường
đào tạo và các doanh nghiệp và của tồn xã hội, khơng những thế cơng tác
đào tạo cịn cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm và các cá nhân giúp người
lao động định hướng bằng cách đào tạo chuyển giao hoặc hỗ trợ phát triển
nhằm cải thiện kỹ năng bản thân, tạo khơng khí học tập, tạo sự gắn kết, tạo sự
phát triển và hợp tác.
Mục tiêu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu đào tạo của mỗi lĩnh vực, nhưng
tất cả đều thể hiện sự mong muốn được trang bị nhiều kỹ năng cũng như nhận
Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008


14


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

thức mới cho những nguời lao động để tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường trong các điều
kiện xác định.
Để có một chiến lược phát triển cơ sở đào tạo người ta phải phân tích
nhiều tiêu chí như cơ sở vật chất, quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo, chất
lượng đào tạo, uy tín của cơ sở đào tạo …
1.3.1. Nội dung các phân tích thực trạng cơ sở đào tạo :
Phân tích thực trạng cơ sở bao gồm các nội dung phân tích sau :
1.3.1.1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ sở đào tạo :
Cơ sở vật chất-kỹ thuật trong một cơ sở đào tạo bao gồm:
* Đất đai, quyền sử dụng đất đai, vật kiến trúc, đường xá nội bộ
* Nhà làm việc: Dùng cho văn phòng làm việc, cho bộ phận quản lý
* Nhà học:
- Phòng học lý thuyết: là phòng học dùng cho giảng dạy và học tập lý
thuyết, được bố trí bàn ghế bảng viết phục vụ cho các bài học lý thuyết thơng
thường.
- Phịng học đa phương tiện : cũng giống như phòng học lý thuyết
nhưng lắp đặt các phương tiện truyền thơng, ở đó diễn ra tương tác đa chiều
hay còn gọi là tương tác đa phương tiện giữa người dạy và người học.
Đối với những trường công nghệ, đa ngành đa lĩnh vực. Các môn học
cơ sở và chun ngành đều mang tính kỹ thuật và cơng nghệ, mơ tả cấu trúc,
mơ hình, ngun lý hoạt động của các thiết bị, ... vì vậy các bài giảng cần phải
minh hoạ bằng sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, phim ảnh, thí nghiệm, mơ hình, mơ
phỏng ngun lý làm việc của các thiết bị, một dây chuyền sản xuất mà

khơng thể quan sát được trong điều kiện của phịng học thông thường.
Với mỗi nội dung dạy học cần chọn phương pháp dạy và học phù hợp,
mỗi phương pháp dạy học cần có những phương tiện dạy học tương ứng.

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

15


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Các nhà tâm lý học đã chứng minh được rằng trong quá trình dạy học,
nếu người học vận dụng được càng nhiều giác quan trong quá trình tìm hiểu
lĩnh hội kiến thức thì hiệu quả giáo dục càng cao.
Theo cuốn sách "Phương tiện dạy học" của Tô Xuân Giáp, NXB Giáo
dục, 1997, mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình truyền thơng :
Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học đạt được : 20% qua nghe được; 30%
qua nhìn được; 50% qua nghe nhìn được; 80% qua nói được; 90% qua nói
được và làm được.
Với đa phương tiện, người học vận dụng được nhiều các giác quan
trong quá trình học. Do vậy, ngày nay đa phương tiện đã trở thành một yếu tố
quan trọng trong phương pháp giảng dạy hiện đại.
- Phịng thí nghiệm : Là nơi được lắp đặt các máy móc hoặc các dụng
cụ chuyên dùng cho thí nghiệm, các ngun liệu các chất hố học phục vụ cho
các bài học thí nghiệm hoặc cho nghiên cứu khoa học
- Phòng thư viện và các hệ thống kết nối trực tuyến trong và ngoài
nước:
+ Là nơi được thiết kế với các giá sách, tủ sách đặt các sách vở, báo trí,
tạp chí và các tài liệu học tập khác cho người dạy và người học tìm hiểu và
nghiên cứu học tập.

+ Kết nối trực tuyến qua hệ thống Internet : Đây chính là thư viện
khổng lồ nhất, là kho tri thức của nhân loại. Tại đây được lắp đặt hệ thống
máy vi tính được kết nối với hệ thống Internet, người dạy và người học có
thể khai thác thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, nhiều nhất, rẻ nhất và
hiệu quả nhất.
- Ký túc xá học sinh : Bao gồm các phòng cho học sinh ở, sinh hoạt và
tự học .
- Đối với các cơ sở dạy nghề ngồi những điều kiện kể trên cần có điều
kiện quan trọng sau :

Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

16


Hoạch định chiến lược phát triển Trường trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2015

Xưởng thực hành : Đây là nơi quan trọng nhất của một cơ sở đào tạo
nghề bởi một người thợ được đào tạo ra không phải chỉ nắm được lý thuyết về
nghề nghiệp mà phải có tay nghề đạt một trình độ bậc thợ nhất định. Xưởng
thực hành chính là nơi để học sinh luyện tay nghề, thông thường thời gian học
thực hành nhiều gấp 2 lần thời gian học lý thuyết. Tại xưởng thực hành học
sinh được làm quen với việc : Lắp đặt các máy móc, thiết bị làm mẫu, vận
hành các máy móc thiết bị để nhằm mục đích làm quen thậm chí rèn luyện
cho các kỹ năng sử dụng vận hành máy móc, thiết bị một cách thuần thục.
Máy móc thiết bị có thể mơ phỏng tất cả hệ thống nhưng thu nhỏ, hoặc một
phần quan trọng của hệ thống có tính chất phức tạp được trích ra để dùng cho
các bài tập thực hành mà qua đó học sinh có thể nắm được hoạt động của cả
một hệ thống. Qua xưởng thực hành học sinh được thực tập, rèn luyện để trở
thành một người thợ chuyên nghiệp đạt trình độ bậc thợ nhất định trong

ngành nghề được đào tạo.
Phân tích cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đào tạo là phân tích sự đáp
ứng của cơ sở vật chất của nhà trường so với chuẩn và các trường tương tự .
1.3.1.2. Chương trình đào tạo :
Chương trình đào tạo là yếu tố căn bản, vơ cùng quan trọng trong một
cơ sở đào tạo. Chương trình đào tạo là khối lượng kiến thức, tiêu chuẩn nghề
được viết ra thành một chương trình được giảng dạy trong một thời gian quy
định. Trong đó bao gồm mục đích, nội dung, phương pháp giảng dạy và học
tập sao cho trong q trình học sinh được học đi đơi với hành. Một chương
trình đào tạo được biên soạn cơng phu, cập nhật được sự tiến bộ khoa học kỹ
thuật ở trong nước và trên thế giới đó chính là tài sản lớn nhất của cơ sở đào
tạo, nó giống như một dây chuyền sản xuất hiện đại, phù hợp với ngành nghề
sản xuất mà doanh nghiệp sản xuất nào cũng mơ ước được sở hữu. Để có một
chương trình đào tạo hấp dẫn người học, đảm bảo đào tạo ra những người lao
động thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có tri thức, nắm được tiến bộ khoa học
Vũ Thị Lan Anh – Luận văn thạc sỹ CHQTKD 2006-2008

17


×