Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường khu vực Vịnh Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

Ngô Mạnh Đạt

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
KHU VỰC VỊNH HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

Ngô Mạnh Đạt

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
KHU VỰC VỊNH HẠ LONG

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Mã số


: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa
Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và rèn luyện trong những năm
học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải - Trƣờng
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)
và PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải, Vụ trƣởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động
môi trƣờng - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; nguyên Trƣởng khoa Môi trƣờng Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), đã tận tình hƣớng
dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, cơ quan, bạn bè
đã ủng hộ tơi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019
Học viên

Ngô Mạnh Đạt



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 3
3. Nội dung luận văn .................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................ 4
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu................ 6
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khu vực Vịnh Hạ Long ............................. 6
1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực Vịnh Hạ Long ........................................ 20
1.3. Các nguy cơ suy thối mơi trƣờng Vịnh Hạ Long do áp lực phát triển ............ 25
1.3.1. Nguy cơ ô nhiễm .......................................................................................... 25
1.3.2. Nguy cơ đục nƣớc, bùn hóa và nơng hóa đáy vịnh ...................................... 26
1.3.3. Nguy cơ tai biến môi trƣờng......................................................................... 27
1.3.4. Nguy cơ khai thác quá mức và khai thác hủy hoại nguồn lợi ...................... 27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 28
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 28
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 28
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 28
2.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài ......................................................... 28
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu chung ................................................................... 29
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................... 30
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 32

i



3.1. Diễn biế n chấ t lƣơ ̣ng môi trƣờng khu vƣ̣c vinh
̣ Ha ̣ Long và vai trò của công
tác công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng ....................................................................... 32
3.1.1. Diễn biế n chấ t lƣơ ̣ng môi trƣờng Vịnh Hạ Long ......................................... 32
3.1.2. Nguy cơ gây ô nhiễm và suy thối mơi trƣờng Vịnh Hạ Long .................... 57
3.1.3. Hiện trạng công tác quản lý môi trƣờng Vịnh Hạ Long ............................... 61
3.1.4. Những tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng Vịnh Hạ Long ... 69
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng khu vực Vịnh Hạ Long ...... 72
3.2.1. Định hƣớng ................................................................................................... 72
3.2.2. Giải pháp chung ............................................................................................ 74
3.2.3. Các nhóm giải pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng khu vực Vịnh Hạ Long
đến năm 2030 ................................................................................................................ 77
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 90
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 93
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 97

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số đặc trƣng nhiệt độ tại Hồng Gai ....................................................... 12
Bảng 1.2. Độ ẩm tƣơng đối trung bình (%) .................................................................. 13
Bảng 1.3. Lƣợng mƣa lớn nhất, nhỏ nhất trong năm (mm) .......................................... 13
Bảng 1.4. Tốc độ gió trung bình các tháng và năm ...................................................... 14
Bảng 1.5. Độ lớn của thủy triều kỳ nƣớc cƣờng ........................................................... 15
Bảng 1.6. Trữ lƣợng than đã đƣợc tìm kiếm thăm dị vùng Hạ Long - Cẩm Phả ......... 16
Bảng 1.7. Tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng vùng Hạ Long - Cẩm Phả .......... 16
Bảng 1.8. Thống kê tàu hoạt động chở khách tham quan trên Vịnh Hạ Long.............. 23

Bảng 1.9. Nồng độ chất ô nhiễm nƣớc khu vực Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long ........... 25
Bảng 3.1. Tổng hợp nƣớc thải từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ............... 33
Bảng 3.2. Thống kê nƣớc thải ngành than .................................................................... 34
Bảng 3.3. Lƣợng phát sinh chất thải rắn và hiện trạng thu gom của Tp. Hạ Long và
Cẩm Phả ........................................................................................................................ 55
Bảng 3.4. Dự báo lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ....................................... 56

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long ................................... 7
Hình 1.2. Giá trị địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long ................................................... 9
Hình 1.3. Bản đồ đất khu vực nghiên cứu..................................................................... 11
Hình 1.4. Cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long ......................................................................... 19
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống quan trắc môi trƣờng tự động .............................................. 84

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diễn biến hàm lƣợng COD trong nƣớc suối Lộ Phong ............................ 35
Biểu đồ 3.2. Diễn biến hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc suối Lộ Phong .......................... 35
Biểu đồ 3.3. Diễn biến hàm lƣợng TSS trong nƣớc suối Lộ Phong ............................. 36
Biểu đồ 3.4. Diễn biến hàm lƣợng TSS tại Suối Lộ Phong, thành phố Hạ Long năm
2018 ............................................................................................................................... 36
Biểu đồ 3.5. Diễn biến hàm lƣợng Fe tại suối Lộ Phong, thành phố Hạ Long năm
2018 ............................................................................................................................... 37
Biểu đồ 3.6. Diễn biến hàm lƣợng COD trong nƣớc suối Moong Cọc Sáu ................. 38
Biểu đồ 3.7. Diễn biến hàm lƣợng TSS trong nƣớc suối Moong Cọc Sáu ................... 38

Biểu đồ 3.8. Diễn biến hàm lƣợng TSS tại suối Moong Cọc 6, TP Cẩm Phả năm
2018 ............................................................................................................................... 39
Biểu đồ 3.9. Diễn biến hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc sông Mông Dƣơng.................... 39
Biểu đồ 3.10. Diễn biến hàm lƣợng TSS trong nƣớc sông Mông Dƣơng .................... 40
Biểu đồ 3.11. Diễn biến hàm lƣợng NH4+ tại sông Mông Dƣơng, TP Cẩm Phả năm
2018 ............................................................................................................................... 41
Biểu đồ 3.12. Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng trung bình đợt tại khu vực chịu tác
động của các hoạt động khoáng sản .............................................................................. 43
Biểu đồ 3.13. Diễn biến nồng độ SO2 trong khơng khí tại khu vực chịu tác động của
hoạt động khoáng sản .................................................................................................... 43
Biểu đồ 3.14. Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí tại khu vực chịu tác động của
hoạt động khống sản .................................................................................................... 44
Biểu đồ 3.15. Diễn biến độ ồn trung bình tại khu vực chịu tác động của hoạt động
khống sản ..................................................................................................................... 44
Biểu đồ 3.16. Hàm lƣợng kim loại nặng trung bình trong đất tầng mặt bị ảnh hƣởng
bởi khai thác than vùng KTTĐBB ................................................................................ 52
Biểu đồ 3.17. Hàm lƣợng kim loại nặng trong đất tầng mặt bị ảnh hƣởng bởi khai
thác nƣớc khoáng vùng KTTĐBB ................................................................................ 53

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTMT

: Bộ tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng


CLMT

: Chất lƣợng môi trƣờng

CTR

: CTR

CN

: Công nghiệp

CLN

: Chất lƣợng nƣớc

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trƣờng

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

: KCN

LV


: Lƣu vực

NTTS

: Nuôi trơng thủy sản

MT

: Mơi trƣờng

ƠNMT

: Ơ nhiễm mơi trƣờng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QTMT

: Quan trắc môi trƣờng

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp


UBND

: Ủy ban nhân dân

WQI

: Chỉ số chất lƣợng nƣớc

WTO

: Tổ chức thƣơng mại thế giới

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, có diện tích
1.553km2, với 1.969 hịn đảo, trong đó có 95% là đảo đá vôi.
Khu vực di sản thiên nhiên thế giới có diện tích 434km2 gồm 775 hịn đảo, với
các giá trị nổi bật:
Giá trị cảnh quan: Vịnh Hạ Long là một vùng biển đảo rộng lớn với hàng
ngàn đảo đá mn hình mn vẻ nhơ lên từ mặt nƣớc cùng vô số hang động đẹp,
độc đáo và kỳ lạ luôn biến đổi theo góc nhìn và thời gian.
Giá trị điạ chất, địa mạo: Vịnh Hạ Long là một điển hình trên Thế giới về quá
trình phát triển cảnh quan địa mạo karst nhiệt đới, trải qua gần 500 triệu năm với
các q trình tích tụ trầm tích, tạo đồng bằng cổ, vận động tạo sơn, uốn nếp, biển
tiến, biển thoái, mài mịn, hịa tan đá vơi bởi nƣớc. Nơi đây chứa đựng nhiều hệ tầng
trầm tích thành phần cacbonat và lục nguyên với nhiều di tích cổ sinh vật dƣới dạng

hóa thạch và hệ thống các hang động có tuổi từ 700.000 - 11.000 năm vẫn đang
trong quá trình phát triển.
Giá trị đa dạng sinh học: Hạ Long là một khu vực có sự đa dạng sinh học cao
với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển đảo nhiệt đới: rừng mƣa nhiệt đới,
rừng ngập mặn, bãi triều lầy khơng có rừng ngập mặn, bãi cát triều, rong cỏ biển,
rạn san hô, hang động và tùng áng. Thiên nhiên Vịnh Hạ Long độc đáo và đa dạng
đã tạo điều kiện cho rất nhiều loài sinh vật quý hiếm sinh sống và phát triển, đặc
biệt có những lồi đặc hữu trên Vịnh Hạ Long nhƣ Giềng Hạ Long, Thiên Tuế Hạ
Long, Cọ Hạ Long, Nhài Hạ Long…
Giá trị lịch sử - văn hóa: Vịnh Hạ Long là một trong những cái nơi của ngƣời
Việt Cổ với ba nền văn hóa nối tiếp nhau: Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long cách ngày
nay từ 18.000 tời 3.500 năm. Nơi đây còn là nơi lƣu trữ nhiều di tích lịch sử, văn
hóa, di chỉ khảo cổ, nét văn hóa truyền thống, những lễ hội, tập tục đặc sắc của ngƣ
dân Hạ Long qua nhiều đời.

1


Với những giá trị đặc biệt vô giá nhƣ vậy, Vịnh Hạ Long đƣợc Bộ Văn hố
Thơng tin xếp hạng Di sản danh thắng cấp Quốc gia vào năm 1962; Năm 1994,
trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức
tại Thái Lan, Vịnh Hạ Long đƣợc UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế
giới bởi giá trị cảnh quan theo tiêu chí (iii) của Cơng ƣớc Quốc tế về Bảo vệ Di sản
Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Năm 2000, lần thứ hai, Vịnh Hạ Long đƣợc
UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo theo
tiêu chí (i) của Cơng ƣớc Quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế
giới. Năm 2012, sau cuộc vận động bình chọn, Vịnh Hạ Long chính thức đƣợc Tổ
chức New Open World công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của
Thế giới. Điều đó đã khẳng định giá trị ngoại hạng mang tính tồn cầu của Vịnh Hạ
Long.

Ngồi những giá trị đặc biệt đó, Vịnh Hạ Long cịn có tiềm năng to lớn để phát
triển các ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ: giao thông cảng biển, du lịch, đánh bắt và
nuôi trồng thủy hải sản.
Đƣợc xác định là một trọng điểm kinh tế, một đàu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc; Quảng Ninh là tỉnh nằm trọn vẹn trong chƣơng trình “hai hành lang,
một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do đó Quảng Ninh nói chung,
vùng biển Đơng Bắc nói riêng khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
các ngành kinh tế mà cịn có ý nghĩa đối với vấn đề an ninh quốc phòng.
Thành tựu về kinh tế - xã hội mà tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc hơn chục năm
qua là rất khả quan. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng kinh tế - xã hội đang tạo áp lực đối
với mơi trƣờng nói chung và mơi trƣờng Di sản thiên nhiên thế giới nói riêng; nơi
đây hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về áp lực ô
nhiễm môi trƣờng. Đây là một vấn đề nhức nhối đang đƣợc các ngành, các cấp đặc
biệt quan tâm và tìm kiếm các giải pháp nhằm bảo vệ Di sản và môi trƣờng biển
Vịnh Hạ Long để cho Vịnh Hạ Long luôn là điểm đến lý tƣởng của khách du lịch,
để Vịnh Hạ Long mãi xứng đáng với danh hiệu Di sản Thiên nhiên Thế giới.

2


Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng mơi trƣờng để đề xuất một số giải pháp
nhằm bảo vệ môi trƣờng Vịnh Hạ Long là việc làm hết sức cần thiết, xuất phát từ
những lý do đó, tơi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
quản lý môi trường khu vực Vịnh Hạ Long”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng môi trƣờng khu vực Vịnh Hạ Long và vùng
lân cận tác động đối với môi trƣờng Vịnh.
- Đánh giá, dự báo các nguồn, yếu tố gây áp lực đối với môi trƣờng khu vực
Vịnh.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng khu vực Vịnh Hạ

Long.
3. Nội dung luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu về khí hậu - thủy văn: đƣợc đề cập một cách chung nhất trong
các nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1975) về khí hậu Việt Nam,
đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Ninh; các số liệu quan trắc về khí hậu - thủy, hải văn
tại các trạm Hồng Gai, Bãi Cháy, Cô Tô.
- Nghiên cứu về địa chất, địa mạo: đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm trong các
cơng trình nghiên cứu về những nét cơ bản địa chất cấu trúc của phần Bắc, Trung và
Nam Đông Dƣơng của các nhà địa chất Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX.
Trong khoảng thời gian trƣớc năm 2000 cịn có một số nghiên cứu địa mạo
mang tính khái quát: địa mạo thềm lục địa Đông Dƣơng và các vùng kế cận của Lƣu
Tỳ và đồng nghiệp năm 1986. Các báo cáo về thềm biển ở Việt Nam trong đó có
các hệ thống giồng cát ở đồng bằng Nam bộ của Vũ Văn Phái (1982), Nguyễn Thế
Thơn (1986),…Về đặc điểm q trình bồi tụ ở bờ biển Việt Nam của Nguyễn Xuân
Trƣờng (1982). Bên cạnh đó là những nghiên cứu về địa mạo Di sản thế giới Vịnh
Hạ Long của IUCN.
- Nghiên cứu về thảm thực vật: Vịnh Hạ Long có một thảm thực vật tự nhiên
đa dạng và phong phú. Những nghiên cứu về thực vật của khu vực Hạ Long - Cẩm
Phả đƣợc đề cập chung nhất trong các cơng trình nghiên cứu về một số đặc điểm cơ
bản của hệ thực vật và những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam (Trần Ngũ
Phƣơng, 1970; Lê Trần Chấn và nnk, 1999; Thái Văn Trừng, 1999; Phan Nguyên

Hồng, 1999. Và đƣợc nghiên cứu cụ thể hơn trong “ Điều tra nghiên cứu các hệ sinh
thái thực vật thành phố Hạ Long và vùng phụ cận” của Vũ Quang Côn & nnk
(1999); “Thực vật tự nhiên vịnh Hạ Long” của Nguyễn Tiến Hiệp & Ruth Kiew
(2000); các nghiên cứu, điều tra của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)...
- Nghiên cứu về mơi trường: Hiện nay có nhiều di sản thiên nhiên thế giới
đang bị suy thoái do sức ép từ các hoạt động của cộng đồng dân cƣ sinh sống phía
ngồi các di sản. Vì vậy vấn đề mơi trƣờng của các di sản đã và đang đƣợc các nhà

4


khoa học trên thế giới rất quan tâm. Đã có rất nhiều dự án, cơng trình nghiên cứu
nhằm bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long nhƣ:
+ Dự án Bảo tàng sinh thái Hạ Long (theo Việt báo - 15/07/2006): Xây dựng
phƣơng pháp tiếp cận mới nhất đối với việc quản lý Di sản, phát triển bền vững tài
nguyên môi trƣờng và bảo tồn văn hóa, lịch sử ở khu vực Di sản thế giới. Dự án
Bảo tàng Sinh thái giúp Vịnh Hạ Long hịa hợp với các cộng đồng xung quanh
thơng qua việc phát huy các nguồn tài nguyên của khu vực Di sản, góp phần phát
triển cộng đồng, giáo dục mơi trƣờng một cách tổng quan.
+ Dự án bảo vệ môi trƣờng du lịch biển Vịnh Hạ Long do Viện nghiên cứu
phát triển du lịch - Tổng cục du lịch thực hiện từ năm 2005 - 2008. Dự án đã phân
tích diễn biến về môi trƣờng tự nhiên trong 3 năm thông qua các chỉ tiêu về chất
lƣợng môi trƣờng môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc ven bờ, nƣớc biển, nƣớc sinh
hoạt, nƣớc ngầm, mơi trƣờng khơng khí, chất thải rắn, nƣớc thải tác động đến môi
trƣờng du lịch biển Vịnh Hạ Long. Dựa trên kết quả phân tích đó dự án đã chỉ ra
những nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng và xây dựng các tiểu dự án bảo vệ môi trƣờng
du lịch biển Vịnh Hạ Long.
+ Dự án bảo vệ Mơi trƣờng Vịnh Hạ Long (Tạp chí Mơi trƣờng - 30/05/2011):
do Ban chỉ đạo quản lý môi trƣờng Vịnh Hạ Long phối hợp với Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức và quản lý, đƣợc khởi động từ 14/4/2010. Dự án

nhằm thực hiện tăng cƣờng năng lực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản
lý môi trƣờng cho du lịch bền vững tại khu vực Hạ Long, hƣớng tới mục tiêu tổng
thể của việc bảo tồn môi trƣờng Vịnh Hạ Long và các vùng phụ cận. JICA cũng đã
tiến hành nghiên cứu, quan trắc về môi trƣờng khu vực Vịnh Hạ Long, thống kê
những hoạt động ảnh hƣởng đến môi trƣờng khu vực Hạ Long nhƣ khai thác than,
phát triển khu cơng nghiệp.
+ Bên cạnh đó là các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm địa hố mơi trƣờng,
chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc - trầm tích ven bờ và hiện trạng ô nhiễm khá nhiều, tập
trung vào các khu vực cửa sông, vũng vịnh và các khu du lịch trọng điểm trên dải
ven biển Việt Nam của nhiều nhà khoa học: Lƣu Văn Diệu (1991 - 1993), Nguyễn

5


Chu Hồi và nnk (1995 - 1996), Võ Văn Lành và nnk (1996), Phạm Văn Lƣợng và
nnk (1996, 1997), Phạm Văn Ninh và nnk (1996, 1998), Nguyễn Hữu Cử và nnk
(1995), Phí Văn Chín và nnk (1994), Đỗ Hồi Dƣơng (1992), Đào Mạnh Tiến
(1998), Mai Trọng Nhuận và Đào Mạnh Tiến (1996, 1997),…
- Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường: đƣợc đề cập đến trong Quy hoạch
môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh (Phạm Ngọc Đăng và nnk, 2003); Quy hoạch bảo vệ
môi trƣờng vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hƣng đến năm 2010 và định hƣớng đến
năm 2020 (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, 2006); Lập quy hoạch bảo vệ môi trƣờng
tổng thể và một số vùng trọng điểm Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng, 2008); Quy hoạch Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh và Quy
hoạch Môi trƣờng Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Sở Tài ngun và
Mơi trƣờng, 2014).
Tuy đã đạt một số kết quả tốt, nhƣng trong lĩnh vực điều tra, đánh giá tài
nguyên môi trƣờng vùng di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long còn một số tồn tại nhƣ:
Phần lớn các đề tài là các nghiên cứu mang tính chất chuyên ngành, nội dung
nghiên cứu chỉ chuyên sâu theo từng lĩnh vực riêng biệt nhƣ thủy sản, địa chất,

khoáng sản, hải dƣơng học, hàng hải, du lịch… mà chƣa có đƣợc nghiên cứu một
cách hệ thống đồng bộ theo quan điểm tổng hợp, liên ngành, phát triển bền vững.
Để giải quyết đƣợc các hạn chế nêu trên, trong đề tài của luận văn, tác giả sẽ
tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung những
yếu tố tài ngun, mơi trƣờng, liên kết tổng hợp các tài liệu để có đƣợc một giải
pháp tổng thể bảo tồn vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long.
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khu vực Vịnh Hạ Long
a. Vị trí địa lý
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, đƣợc xác
định trong tọa độ: 106°59' - 107°21' kinh độ Đông; 20°44' - 20°56' vĩ độ Bắc.

6


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long
Giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km², Vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn
đảo lớn nhỏ, trong đó vùng lõi có diện tích 434km2, gồm 775 hịn đảo. Phía Bắc và
Tây Bắc kéo dài từ Thị xã Quảng Yên qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết
phần biển đảo huyện Vân Đồn, phía Đơng Bắc giáp Vịnh Bái Tử Long, phía Tây
Nam giáp quần đảo Cát Bà, phía Đơng Nam và phía Nam hƣớng ra Vịnh Bắc Bộ.
Nằm trên trục tam giác tăng trƣởng phía bắc Hà Nội - Hải Phịng - Quảng
Ninh, là đầu mối giao thông giữa các tuyến đƣờng giao thông thủy và bộ quan
trọng: đƣờng 18A, 18B, đƣờng 10,… có cảng Cái Lân là cảng nƣớc sâu duy nhất ở

7


miền Bắc, khu vực di sản Vịnh Hạ Long có ý nghĩa kinh tế nội vùng Đông Bắc,
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và ý nghĩa liên thơng quốc tế về đƣờng thủy,

đƣờng bộ và đƣờng không trong tƣơng lai (sân bay quốc tế Vân Đồn).
Khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long đƣợc giới hạn trong địa giới khu
vực Hạ Long - Cẩm Phả, phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ,
phía đơng giáp huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hồnh Bồ và Yên Hƣng. Nằm
ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, khu vực di sản Vịnh Hạ Long có các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản
và tài nguyên du lịch.
Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả có sự phân hóa địa hình rất rõ nét từ núi thấp đến
đồi, đồng bằng hẹp ven biển, bãi triều và các vũng, vịnh kín ven bờ biển Đơng. Sự
phân hóa địa hình kết hợp với nền nhiệt ẩm phong phú của khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa chịu sự chi phối của biển đã tạo ra các hệ sinh thái đa dạng và giàu có: thảm
thực vật rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới ẩm, thảm thực vật ngập mặn phong phú,
các hệ sinh thái san hô, cỏ biển,... Điều kiện tự nhiên đã rất ƣu ái cho Hạ Long, tạo
ra nhiều cảnh quan độc đáo, hấp dẫn, có ý nghĩa về sinh thái, kinh tế và mơi trƣờng.
Với vị trí địa lý nhƣ trên, khu vực di sản Vịnh Hạ Long có vai trò quan trọng
trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, chiến lƣợc phát triển Vịnh
Bắc Bộ và chiến lƣợc hai hành lang, một vành đai với Trung Quốc (Vân Nam, Côn
Minh và Quảng Tây).
b. Điều kiện địa chất, địa hình và thổ nhƣỡng
Địa chất
Về cấu trúc địa chất, khu vực Vịnh Hạ Long nằm trong phạm vi đới duyên hải,
chịu vận động nghịch đảo, tạo sơn cách đây khoảng 340 đến 285 triệu năm, bao
gồm các thành tạo có tuổi từ Ordovic đến Đệ Tứ, trong đó chủ yếu là các đá trầm
tích và trầm tích phun trào.
Nét nổi bật nhất là các trầm tích hạt thô nhƣ cát kết, cuội kết chiếm tỷ trọng
lớn trong các hệ tầng và các thành tạo phun trào ở đây chủ yếu có thành phần axit.

8



Đặc điểm đó tạo nên tính sắc sảo của địa hình các dãy núi và khả năng tạo vỏ phong
hố sét bị hạn chế.
Có các hệ tầng: Hệ tầng Tấn Mài (O3 - S tm), Hệ tầng Bắc Sơn (C - P bs), Hệ
tầng Bãi Cháy (P3 bc), Hệ tầng Hà Cối (J1-2 hc), Hệ tầng Hòn Gai (T3n - r hg).

Vết trượt một dạng địa hình Kast

Vết tích uốn nếp

Hình 1.2. Giá trị địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long
Địa hình
Khu vực nghiên cứu có đầy đủ cả ba dạng địa hình chính: núi, đồi và đồng
bằng. Mỗi loại địa hình khác nhau là những nhân tố tác động đến từng loại tai biến
tƣơng ứng với chúng: đối với địa hình miền núi do mật độ chia cắt sâu, độ dốc địa
hình lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trƣợt lở mạnh so với vùng khác.
Đối với vùng đồng bằng mật độ chia cắt ngang lớn, cấu tạo địa chất là trầm tích bở
rời nên q trình xói lở, bồi tụ xảy ra mạnh hơn.
Các giá trị địa chất, địa mạo độc đáo của khu vực di sản Vịnh Hạ Long là kết
quả của quá trình lịch sử hình thành, phát triển và biến cải địa chất khu vực kéo dài
hơn 500 triệu năm. Karst Vịnh Hạ Long có ý nghĩa tồn cầu và có tính chất nền
tảng cho khoa học địa mạo. Mơi trƣờng địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị

9


khác nhau của Vịnh Hạ Long nhƣ đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị
nhân văn khác.
Thổ nhƣỡng
Từ các loại đá mẹ chủ yếu là sa thạch, diệp thạch, đá vơi phong hóa đã tạo
thành 5 nhóm đất chính sau: đất feralit, đất dốc tụ, đất phù sa, đất cát, đất mặn ven

biển và đất xói mòn trơ sỏi đá.

10


Hình 1.3. Bản đồ đất khu vực nghiên cứu

11


c. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Khí hậu
Vùng Hạ Long thuộc tiểu vùng khí hậu Hồng Gai - Cẩm Phả, mang tính chất
chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu vùng dun hải đơng bắc (Móng Cái - Tiên n)
sang tiểu vùng tây, tây nam (Yên Hƣng - Đông Triều). Chế độ hoàn lƣu ở vịnh bị
chi phối bởi hai khối khơng khí là: khối khơng khí cực đới lục địa châu Á, với dịng
khơng khí lạnh hoạt động quanh năm nhƣng mạnh nhất vào mùa đơng; khối khơng
khí nhiệt đới Ấn Độ Dƣơng trong mùa hè và nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dƣơng
với áp thấp nhiệt đới thƣờng xuyên có bão trong mùa hè. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nét
nổi bật nhất là chế độ mƣa ẩm ở đây rất phong phú.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,9ºC, dao động không lớn từ 16oC đến
28oC. Mùa đông khá lạnh, lạnh nhất so với các vùng ven biển nƣớc ta. Hàng năm
có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3) nhiệt độ trung bình dƣới 20oC. Tháng lạnh
nhất là tháng 1, có nhiệt độ trung bình khoảng 15,8oC. Mùa hạ tƣơng đối dịu, nhiệt
độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) chỉ vào khoảng 28oC.
Nhiệt độ vùng đất liền tại Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả,.. thƣờng chịu sự chi
phối điều hịa của nƣớc biển và có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền, đảo với
biển; nhiệt độ cao nhất là mùa hè từ 28 - 36,6oC, và thấp nhất vào mùa Đơng từ 16 18oC, có năm nhiệt độ xuống đến 3 - 6oC. Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ

tƣơng đối nhỏ do ảnh hƣởng điều hòa của biển. Trên đất liền, biên độ trung bình
vào khoảng 6 - 7oC, cịn ngồi đảo chỉ 4 - 5oC.
Bảng 1.1. Một số đặc trƣng nhiệt độ tại Hồng Gai

Hồng Gai

Chuẩn sai
tháng 1 (oC)

Tmin (oC)

Tmax (oC)

Biên độ năm
(oC)

Biên độ ngày TB
năm (oC)

- 5,1

5,0

40,7

12,0

6,4

Độ ẩm


12


Khu vực Vịnh Hạ Long và phụ cận chịu tác động của nhiệt độ, gió và thủy
triều nƣớc biển lên xuống, thƣờng thƣờng vùng trên và giáp đất liền có độ ẩm thay
đổi hơn trên vùng Vịnh, độ ẩm trong khu vực Vịnh thấp hơn đất liền. Độ ẩm khơng
khí trong vùng khoảng 82 - 85%. Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 3 và thấp
nhất vào tháng 11, 12.
Bảng 1.2. Độ ẩm tƣơng đối trung bình (%)

Hồng Gai

I

II

III IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

77

84


88

82

84

78

77

86

82

85

82

Năm

77

82

Chế độ mƣa
Lƣợng mƣa trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi theo mùa trong năm và phụ
thuộc vào các vùng khác nhau. Lƣợng mƣa trung bình năm tƣơng đối lớn đạt trên
2.000 mm, có nơi trên 2.500 mm.
Mùa hè mƣa nhiều, chiếm 80- 85% tổng lƣợng mƣa cả năm. Vào mùa mƣa có

mƣa rất lớn do tác dụng chắn của địa hình, nhất là khi dòng áp thấp hay bão. Lƣợng
mƣa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mùa đơng là mùa khơ, ít mƣa chỉ đạt khoảng
15-20% tổng lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
Bảng 1.3. Lƣợng mƣa lớn nhất, nhỏ nhất trong năm (mm)
T1
Hồng
Gai

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

Max 153 135 141 202 540 821 1008 1257 1456 1077
Min

0


0

0

0

18

92

42

50

25

2

T11 T12 Năm
150

66

3301

0

0


1027

Chế độ gió
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở khu vực có 2 loại hình gió
mùa hoạt động khá rõ rệt là gió đơng bắc về mùa đơng và gió tây nam về mùa hè.
Về hƣớng gió: Vào mùa đơng, hƣớng gió thịnh hành là đơng bắc ở phía bắc
với tần suất tới 80%, đi về phía nam hƣớng gió thịnh hành chuyển dần sang hƣớng
bắc với tần suất 70%. Các hƣớng khác có tần suất từ vài % đến 20%. Tần suất xuất
hiện gió trên cấp 5 (>8m/s) khoảng 20 - 25%. Thời gian lặng gió ở phía nam cao
hơn phía bắc.

13


Về tốc độ gió: Do ảnh hƣởng của địa hình đan xen, phức tạp giữa núi, đảo,
biển và đất liền nên cơ chế gió khơng thuần nhất. Khu vực ngồi khơi và vùng Vịnh
có tốc độ gió rất lớn, trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), lúc thủy
triều lên tốc độ gió có thể đạt đến 40 m/s. Trong khi đó, khu vực đất liền do ảnh
hƣởng của cánh cung Quảng Nam Châu - Yên Tử, có các dãy núi chắn gió nên tốc
độ gió trung bình vào ngày khơng có mƣa và bão, có tốc độ gió thƣờng dƣới 2 m/s.
Tần suất gió lặng khơng đến 30% và đã quan sát đƣợc gió trên 2m/s, tần suất gió
lặng đến 45% và tốc độ gió lớn nhất chỉ 24m/s.
Bảng 1.4. Tốc độ gió trung bình các tháng và năm
I

II

III

IV


V

VI VII VIII IX

Hồng Gai 2,9 2,6 2,1 2,4 3,1 3,4

3,0

3,4

X

XI XII Năm

3,5 3,3 3,1

3,0

3,0

Tốc độ lớn nhất của các tháng giữa mùa hạ vƣợt xa các tháng khác, các tháng
mùa đơng hãn hữu lắm mới có gió trên 15 - 20m/s. Nguyên nhân do mùa hạ cũng là
mùa bão, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, gió lớn cũng có thể
xảy ra trong các đợt gió mùa, các cơn dơng mà nhiều khi là lốc hoặc tố.
Thủy văn
Khu vực nghiên cứu có nhiều sông, suối, hồ và moong chứa nƣớc tạo ra các
lƣu vực sơng có diện tích hàng trăm km2, đang đƣợc sử dụng cho các mục đích khác
nhau nhƣ nơng nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thu nhận chất thải,..
Các sông đổ vào Vịnh Cửa Lục và Vịnh Hạ Long gồm sông Trới, sơng Man

và sơng Diễn Vọng với tổng diện tích lƣu vực 533 km2. Trong đó lớn nhất là sơng
Diễn Vọng với tổng thủy lƣợng năm đạt 92 triệu m3 và tổng tải lƣợng phù sa 0,125
triệu tấn. Sông Man chảy vào Vịnh Cửa Lục theo hƣớng bắc - nam, có lƣu lƣợng
nhỏ và mang theo ít vật chất gây bồi lắng Vịnh Cửa Lục. Sơng Trới nằm ở phía tây
Vịnh Cửa Lục, là sông lớn thứ 2 sau sông Diễn Vọng; nƣớc khá trong, có 2 nhánh là
suối Váo và suối Đồng Giang.
Nguồn nƣớc ngầm ở đây đƣợc khai thác từ những năm 1970 với khoảng 20
giếng khoan có tổng cơng suất lớn, điển hình là mỏ nƣớc khống Quang Hanh.

14


Ngồi ra, khu vực cịn có một số hồ có giá trị lớn trong cung cấp nƣớc sinh
hoạt, lớn nhất là hồ Yên Lập với dung tích thƣờng xuyên 127,5 triệu m3, dung tích
hữu ích 113,3 triệu m3. Hiện đang cấp khoảng 66.000 m3/ngày.
Thủy triều
Khu vực ven biển thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, hàng tháng có trên dƣới
25 ngày nƣớc lên và xuống với biên độ trung bình là 2,19 mét, cao nhất là 4,1 mét
vào các tháng 6, 11, 12 và thấp nhất là 0,7 mét, các đỉnh triều thƣờng cách nhau
25h.
Bảng 1.5. Độ lớn của thủy triều kỳ nƣớc cƣờng
Chỉ số
Địa điểm
Hịn Gai
Cửa Ơng
Hịn Dấu

Cực đại (m)

Trung bình (m)


Cực tiểu (m)

4,38
4,80
4,18

3,15
3,40
3,00

1,80
1,95
1,75

Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quảng Ninh
Kỳ nƣớc cƣờng (kỳ nƣớc lớn) thƣờng xảy ra sau 2 - 3 ngày kể từ lúc mặt trăng
có độ xích vĩ lớn. Thời gian này tốc độ mực nƣớc lên xuống nhanh có thể tới
0,5m/h. Tại Vịnh Hạ Long rất đặc trƣng với mức triều cƣờng vào khoảng 3,5 - 4,2
m/ngày theo hệ cao hải đồ (hệ cao hải đồ tại vùng biển này lớn hơn hệ cao độ quốc
gia: 1,9m).
Kỳ nƣớc ròng (kỳ nƣớc thấp) thƣờng xảy ra sau 2 - 3 ngày kể từ lúc mặt trăng
đi qua xích đạo. Thời gian này mực nƣớc lên xuống rất ít, có lúc gần nhƣ đứng, mực
nƣớc biển trong vùng Vịnh khá cạn, phần lớn có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và
trên các đảo đều khơng lƣu giữ nƣớc bề mặt.
Nhƣ vậy, khí hậu vùng di sản Vịnh Hạ Long khá thuận lợi cho các hoạt động
du lịch, tham quan, tắm biển, nghỉ dƣỡng, thể thao và du lịch sinh thái,.. Tuy nhiên,
mùa đơng lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho hoạt động du lịch,
mùa hè thƣờng có dông bão và những đợt mƣa lớn gây biến động, lũ lụt, sạt lở,…
Do có nhiều đảo lớn án ngữ, nên sức gió suy giảm nhiều, hạn chế bớt mức độ tác

động, đây là yếu tố thuận lợi cho du lịch Hạ Long.

15


c. Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên cứu
Tài nguyên khoáng sản than
Vùng Hạ Long - Cẩm Phả chiếm 2 trong 3 vùng than lớn nhất của Quảng Ninh
và cả nƣớc (vùng Hòn Gai và vùng Cẩm Phả). Than ở đây có trữ lƣợng nhiều và
chất lƣợng cao, phân bố phần lớn diện tích khu vực, nhiều nơi than ở dạng lộ thiên.
Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit.
Bảng 1.6. Trữ lƣợng than đã đƣợc tìm kiếm thăm dị vùng Hạ Long - Cẩm Phả
Tên
vùng

Trữ lƣợng than địa chất theo tiêu chuẩn nhà
nƣơc( 103tấn)
Tổng

A+B+C

A+B

C1

C2

P

TL theo

tiêu chuẩn
Việt Nam

Cẩm
Phả

1962863 1518347 260326 727604 530417 444516

2113502

Hòn
Gai

740417

788074

713791

37520

229689 446582

26626

Nguồn: Nguyễn Cao Huần & nnk (2007)

Tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng
Tài nguyên vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng, bao gồm đá vôi xi
măng, đá xây dựng và ốp lát, sét xi măng, phụ gia xi măng, sét chịu lửa, sét gạch

ngói, cát trắng, kaolin - pirophilit, kaolin, cát cuội sỏi... Trữ lƣợng các loại tài
nguyên này đƣợc ƣớc tính nhƣ sau:
Bảng 1.7. Tài ngun khống sản vật liệu xây dựng vùng Hạ Long - Cẩm Phả
STT
Tên mỏ
Địa điểm
A
Đá vôi xi măng
1
Đá Chồng
Tx. Cẩm Phả
2
Quang Hanh
Tx. Cẩm Phả
B
Đá xây dựng và đá ốp lát
1
Yên Cƣ
Tp.Hạ Long
2
Đá vôi Cẩm Phả
Tx. Cẩm Phả
C
Sét xi măng

16

Đơn vị

Trữ lƣợng


Triệu tấn
Triệu tấn

5,515
663,93

Triệu m3
Triệu m3

100
1000


×