Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép việt ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------LÊ QUỲNH TRANG

LÊ QUỲNH TRANG

QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP
VIỆT - Ý

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐĂNG TUỆ

KHOÁ 2013B
Hà Nội – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ QUỲNH TRANG

ĐỀ TÀI:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP
VIỆT - Ý


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐĂNG TUỆ

Hà Nội – Năm 2016


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

LỜI CAM ĐOAN
Tơi là LÊ QUỲNH TRANG học viên khóa CH2013B Viện Đào tạo sau đại học,
chuyên ngành Quản trị kinh doanh, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của
TS. Nguyễn Đăng Tuệ.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã đƣợc
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này.

LÊ QUỲNH TRANG

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA .............................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Điểm mới của đề tài .................................................................................................. 3
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 3
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................................... 4
1.1.

Khái niệm về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .................. 4

1.1.1.

Khái niệm về cạnh tranh .............................................................................. 4

1.1.2.

Khái niệm lợi thế cạnh tranh ....................................................................... 6


1.2.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................................... 6

1.2.1.

Khái niệm về năng lực cạnh tranh ............................................................... 6

1.2.2.

Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ......................................... 7

1.3.Các yếu tố môi trƣờng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......... 8
1.3.1.

Các yếu tố môi trường vĩ mô ....................................................................... 8

1.3.2.

Các yếu tố môi trường vi mô ..................................................................... 10

1.3.3.

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ........................................................... 14

1.4.

Phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................... 17


1.4.1.

Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ......................................................... 17

1.4.2.

Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) ................................................................ 19

1.4.3.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (C.P.M) ....................................................... 20

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

1.5.

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................... 22

1.5.1.

Thị phần của doanh nghiệp ....................................................................... 22

1.5.2.


Khả năng tài chính của doanh nghiệp ......................................................... 23

1.6.

Các cơng cụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp .................................................................................................................... 25
1.6.1.

Các công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................ 26

1.6.2.

Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............. 29

TÓM TẮT CHƢƠNG I ................................................................................................. 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý .......................................................................................... 32
2.1.

Khái qt chung về cơng ty........................................................................... 32

2.1.1.

Q trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý ... 32

2.1.2.

Ngành nghề kinh doanh ............................................................................. 35


2.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý ........................ 35

2.1.4.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý .................................. 36

2.1.5.

Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu ................................................................. 38

2.1.6.

Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty CP Thép Việt –

Ý

.................................................................................................................... 39

2.2.

Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ

phần Thép Việt – Ý ..................................................................................................... 41
2.2.1.
2.2.2.
2.3.


Các nhân tố bên ngồi cơng ty ...................................................................... 41
Các nhân tố bên trong Cơng ty .................................................................. 51
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần

thép Việt – Ý ............................................................................................................... 53
2.3.1.

Tính tốn, phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của

cơng ty .................................................................................................................... 53
2.3.2.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý ......... 57

2.4.

Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần thép Việt –

Ý

....................................................................................................................... 64
2.4.1.

Ưu điểm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần

thép Việt – Ý ............................................................................................................ 64

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

HV: Lê Quỳnh Trang



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

2.4.2.

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Những tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ

phần thép Việt – Ý ................................................................................................... 65
2.4.3.

Nguyên nhân của những tồn tại ................................................................. 66

TÓM TẮT CHƢƠNG II ................................................................................................ 67
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT - Ý ............................................................... 68
3.1.

Vai trị, vị trí ngành Thép và tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng

cạnh tranh của ngành Thép Việt Nam ........................................................................ 68
3.1.1.

Vai trị, vị trí của ngành Thép trong nền kinh tế quốc dân........................ 68

3.1.2.

Tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh ngành thép


Việt Nam .................................................................................................................. 69
3.2.

Định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty ................................ 69

3.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

phần thép Việt – Ý ...................................................................................................... 70
3.3.1.

Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực ......................................................... 70

3.3.2.

Giải pháp nâng cao năng lực Marketing của cơng ty ............................... 73

3.3.3.

Giải pháp cải thiện tình hình tài chính ...................................................... 76

TĨM TẮT CHƢƠNG III ............................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 82
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ


HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XN
CTCP

Xí nghiệp
Cơng ty cổ phần

HĐQT

Hội đồng quản trị

BKS

Ban kiểm soát

CPI

Consumer Price Index
(Chỉ số giá tiêu dùng)

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á

XHCN
SP
TC - KT

Công nghiệp cơ khí
Organization for Economic
Co-operation
and
Development (Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế)
World Trade Organization
(Tổ chức thƣơng mại Thế
Giới)
External Factor Evaluation
Matrix (Ma trận các yếu tố
bên ngoài)
Internal Factor Evaluation
Matrix (Ma trận các yếu tố
nội bộ)
Competitive Profile Matrix
(Ma trận hình ảnh cạnh
tranh)
Xã hội chủ nghĩa
Sản phẩm
Tài chính - kế tốn

DN
NNL

FDI

KT
TC - HC
XD

Kỹ thuật
Tổ chức – Hành chính
Xây dựng

CBCNV
DTT
AFTA

KD
KH

Kinh doanh
Kế hoạch

SXKD
TSCĐ

Doanh nghiệp
Nguồn nhân lực
Foreign Direct Investment
(Đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngồi)
Cán bộ cơng nhân viên
Doanh thu thuần

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định

CNCK
OECD

WTO

EFE

IFE

CPM

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Ma trận các yếu tố bên ngoài ......................................................................... 19
Bảng 1.2: Ma trận các yếu tố nội bộ .............................................................................. 20
Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .......................................................................... 22

Bảng 2.1: Doanh thu và thị phần của CTCP thép Việt - Ý và các đối thủ năm 2015 ..... 54
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2014 của các công ty ..................................... 55
Bảng 2.3: Tỷ lệ trình độ cơng nhân viên ở các cơng ty ................................................. 57
Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ................................................. 60
Bảng 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ............................................... 61
Bảng 2.7: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) .............................................................. 62

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các yếu tố cơ bản trong mơi trƣờng vi mơ .................................................... 11
Hình 1.2: Những yếu tố trong phân tích đối thủ cạnh tranh .......................................... 13
Hình 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý ........................... 36

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc của Đảng và nhân dân đang đƣợc
tiến hành với tốc độ và quy mô lớn. Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế là các
cơng trình xây dựng khơng ngừng mọc lên, kéo theo đó là nhu cầu về thép phục vụ
xây dựng các cấu kiện bê tông – một mặt hàng đƣợc sử dụng rất nhiều trong các
cơng trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông... cũng tăng lên
nhanh chóng, tạo cơ hội, cũng nhƣ thách thức khơng nhỏ cho ngành thép nói chung
và Cơng ty cổ phần thép Việt – Ý nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động và phức tạp nhƣ hiện nay, nền
kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Theo
đó, mơi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đƣợc mở rộng, song sự cạnh
tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này, vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh
đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của doanh
nghiệp. Nhất là trong điều kiện thị trƣờng thép có sự cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện
nay. Qua thực trạng về sản xuất kinh doanh của Cơng ty, cũng nhƣ của thị trƣờng
thép, có thể nhận thấy một trong những vấn đề mấu chốt hiện nay đối với Công ty là
nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Công ty, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý, tôi đã lựa chọn
đề tài “Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Thép Việt - Ý”, với hy vọng đƣợc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn và góp phần nhỏ bé đƣa thƣơng hiệu thép Việt – Ý ngày càng vững mạnh trên
thị trƣờng thép Việt Nam.
Trong thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý, với
sự giúp đỡ của các cô, các chú trong Công ty kết hợp với những kiến thức đã học tại
trƣờng và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Đăng Tuệ đã giúp tơi hồn
thành bài luận văn này.

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

1

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ


2. Mục tiêu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các quan điểm về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, tác giả đi sâu làm rõ cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, chỉ rõ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, để từ đó
đƣa ra các giải pháp thích hợp giúp doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực cạnh
tranh và phát triển thị trƣờng. Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho đề tài
này là:
- Làm rõ thế nào là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phân tích các nhân
tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Thép Việt – Ý.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh thép.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý.
- Các nguồn lực nội tại và mức độ khai thác chúng tại Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý.
- Các đối thủ cạnh tranh chính của Cơng ty Cổ phần Thép Việt – Ý.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh thép của Công ty Cổ phần Thép Việt
– Ý và các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng Việt Nam, đặc biệt là khu vực Miền Bắc.
 Phạm vi về thời gian
Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm (2014 – 2015) và đề
xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp
nhƣ thống kê, so sánh, phân tích trên cơ sở tài liệu là:


GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

2

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

- Phần lý thuyết: Tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Các chính sách, văn bản luật của Chính phủ về quy hoạch phát triển ngành
thép, các số liệu từ Tổng cục Thống kê
- Các tài liệu, báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Thép Việt – Ý và các đối
thủ cạnh tranh
- Một số tài liệu tham khảo khác trên Internet.
5. Điểm mới của đề tài
Luận văn này là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý trên cơ sở phân tích các yếu tố
nội bộ, ngoại vi của doanh nghiệp để đƣa ra các giải pháp thích hợp.
Những giải pháp nêu trong đề tài có thể đƣợc sử dụng để vận dụng trong thực
tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa năng lực vốn có
để đạt đƣợc thành cơng trên thị trƣờng.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành 3
chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chƣơng II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý.

- Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Thép Việt – Ý.

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

3

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trƣng cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng.
Hoạt động của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đồng thời,
cạnh tranh cũng là động lực phát triển của nền kinh tế.
Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thơng qua
cạnh tranh, kích thích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra đƣợc những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn,
dịch vụ tốt hơn. Cũng thông qua cạnh tranh, thị trƣờng sẽ loại bỏ những doanh
nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Để không bị đào thải, buộc các doanh nghiệp phải
luôn đổi mới, nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vậy,
hàng hóa trên thị trƣờng luôn phong phú, đa dạng với chất lƣợng ngày càng tốt hơn.
Trong điều kiện cơ chế thị trƣờng, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát
triển, doanh nghiệp đó phải bán đƣợc sản phẩm của mình để thu về lợi nhuận. Vì

thế, các doanh nghiệp phải khơng ngừng nỗ lực cải tiến nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu của khách hàng thông qua nhiều biện pháp nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm
dịch vụ, định giá sản phẩm hợp lý, đổi mới phƣơng thức bán hàng, tăng cƣờng
quảng bá sản phẩm. Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm, thu đƣợc
nhiều lợi nhuận, sẽ trở thành ngƣời chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.
Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh đƣợc xem là
cơ sở và động lực cho sự phát triển. Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu cạnh
tranh và đƣa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này.
Theo Các Mác: ―Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tƣ bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch‖.

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

4

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Với cách tiếp cận này, mục tiêu cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận siêu
ngạch của nhà tƣ bản thông qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác các điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia
cùng sản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trƣờng để giành đƣợc
nhiều khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất tiêu

thụ hàng hóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất. Do vậy, nhà kinh tế học P.Samuelson
lại cho rằng: ―Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành
khách hàng, thị trƣờng‖.
Nhìn ở góc độ thị trƣờng, theo Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: Cạnh tranh
trong thị trƣờng khơng phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại
cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa
chọn mình chứ khơng phải đối thủ cạnh tranh của mình. Trong cuộc tranh tài giữa
các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày tốt hơn, doanh nghiệp nào hài
long với vị thế trên thị trƣờng sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với một
vận tốc nhanh không thể ngờ trong một thị trƣờng thế giới càng ngày càng nhiều
biến động.
Ngày nay, dƣới sự hoạt động của cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà
nƣớc, khái niệm cạnh tranh có thay đổi nhƣng về bản chất nó khơng hề thay đổi:
Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh
nghiệp nhằm giàng giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để
đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức hay doanh nghiệp đó.
Nhƣ vậy, cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa vận
động theo cơ chế thị trƣờng. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra
càng nhiều, số lƣợng ngƣời cung ứng càng đơng thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết
quả cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trƣờng
trong khi một số doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển hơn nữa. Cạnh tranh sẽ làm
cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao
chất lƣợng sản phẩm giá cả và các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

5

HV: Lê Quỳnh Trang



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

trên thƣơng trƣờng, tạo uy tín với khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp
ấy khác biệt và chiếm ƣu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh
mà doanh nghiệp có, hay khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng và duy
trì lợi thế cạnh tranh đóng một vai trị rất lớn trong sự thành công của doanh nghiệp.
Theo Michael E. Porter: Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh
nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể dƣới dạng giá cả thấp hơn đối thủ
cạnh tranh (trong khi lợi ích cho ngƣời mua là tƣơng đƣơng) hoặc việc cung cấp những
lợi ích vƣợt trội so với đối thủ nhƣ về chất lƣợng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch
vụ,…khiến ngƣời mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn hoặc việc tập trung
vào một phân khúc thị trƣờng hay nhiều thị trƣờng để phát triển.
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trƣờng trong
và ngoài nƣớc. Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất
các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lƣợng và tính khác
biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào. Ngồi ra, theo lý thuyết tổ chức cơng nghiệp
xem xét năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá
ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà khơng có trợ cấp, đảm bảo đứng
vững trƣớc các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế.
Theo Michael E. Porter, năng lực cạnh tranh là khả năng sang tạo ra sản
phẩm có quy trình cơng nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu

cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận.
Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng khai thác, huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn lực và các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

6

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trƣớc đối thủ, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn
tại và phát triển trên thị trƣờng.
Thông thƣờng ngƣời ta đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
thông qua các yếu tố nội tại nhƣ quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi
thị trƣờng, sản phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao động, trình độ cơng nghệ. Tuy
nhiên, khả năng này bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài (nhà nƣớc và các thể
chế trung gian). Doanh nghiệp nào có khả năng đổi mới và sáng tạo lớn thì doanh
nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao.
Ngồi ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn đƣợc thể hiện ở chiến
lƣợc kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến
khâu tổ chức sản xuất, từ đổi mới công nghệ đến phƣơng pháp quản lý phục vụ, từ
đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụ đến cơng việc tiếp thị, quảng cáo.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trƣờng, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp
phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu

quả. Đặc biệt giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, tồn cầu hóa nền kinh
tế thế giới và những tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ công nghệ
thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thấy
bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do vậy, doanh nghiệp phải khơng ngừng tìm tịi
các biện pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vƣơn
lên chiếm đƣợc lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cịn góp phần vào
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch
vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh
tranh của quốc gia đƣợc nâng cao và đời sống của nhân dân đƣợc tốt đẹp hơn. Vì
thế, bên cạnh nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, trên tầm
vĩ mô, Nhà nƣớc cần phải nhanh chóng và đồng bộ hồn thiện các cơ chế, chính
sách, hệ thống pháp luật nhằm tạo mơi trƣờng kinh doanh công bằng, lành mạnh

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

7

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

cho các doanh nghiệp; thông qua đàm phán, ký các cam kết quốc tế về hội nhập,
xúc tiến thƣơng mại, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
Trong nền kinh tế thị trƣờng nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống
còn của mỗi doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Để làm
đƣợc điều đó thì các doanh nghiệp cần khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có

hiệu quả các nguồn lực để tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn so với đối thủ
cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả
để tạo ra lợi thế cạnh tranh trƣớc các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên
thị trƣờng. Từ đó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm
bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trƣởng và phát triển bền vững.
1.3. Các yếu tố môi trƣờng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô
 Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế luôn chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với
từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hƣởng tiềm tàng đến các
chiến lƣợc của doanh nghiệp. Yếu tố kinh tế đƣợc thể hiện đặc trƣng bởi các biến số
cơ bản nhƣ: tốc độ tăng trƣờng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ lạm
phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, hệ thống thuế, các biến
động trên thị trƣờng chứng khốn, thất nghiệp, đầu tƣ nƣớc ngồi...Đây là nhóm
nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng
thời đây là yếu tố mà các doanh nghiệp khi xác lập kế hoạch, mục tiêu, nghiên cứu
thị trƣờng...đều cần tham khảo.
 Yếu tố Chính phủ, chính trị, pháp luật
Hệ thống các quan điểm, đƣờng lối chính sách của Chính phủ, hệ thống luật
pháp hiện hành, các xu hƣớng ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính
trị trong nƣớc, trong khu vực và trên tồn thế giới. Sự ổn định hay khơng về chế độ
chính trị, hệ thống pháp luật và các chính sách điều tiết vĩ mơ của Chính phủ...tác
động đến việc hoạch định chiến lƣợc và chƣơng trình hành động của doanh nghiệp
nhằm nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ xảy ra, tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

8

HV: Lê Quỳnh Trang



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

hoạt động của doanh nghiệp. Đây là yếu tố có tác động gián tiếp nhƣng rất quan
trọng ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Các doanh nghiệp phải quan
tâm đến các yếu tố này để hoạt động kinh doanh theo đúng khuôn khổ pháp luật và
đầu tƣ phát triển lâu dài.
 Yếu tố văn hóa – xã hội
Gồm những chuẩn mực, những giá trị, trình độ dân trí, phong tục tập qn,
thói quen tiêu dùng, dân số, tỷ lệ tăng dân số, nghề nghiệp và phân phối thu nhập,
tuổi thọ, tỷ lệ sinh tự nhiên và sự phân bố dân cƣ. Những hiểu biết và thông tin về
văn hóa xã hội và dân cƣ giúp nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc một cách hiệu
quả. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa – xã hội có thể tác động tích cực hay tiêu
cực đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó, cần phải thƣờng xun nắm bắt những
thay đổi trong mơi trƣờng văn hóa – xã hội để có những phản ứng kịp thời trƣớc đối
thủ cạnh tranh.
 Yếu tố tự nhiên
Những tác động của thiên nhiên có ảnh hƣởng lớn đến các quyết định kinh
doanh của các doanh nghiệp. Chính quyền ngày càng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm
môi trƣờng, thiếu năng lƣợng và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, khách hàng đặc biệt quan tâm đến sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên,
những sản phẩm thỏa mãn các điều kiện mơi trƣờng trong q trình sản xuất. Do đó,
địi hỏi các nhà quản trị chiến lƣợc cần phải có các biện pháp đảm bảo phù hợp. Yếu
tố tự nhiên có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đầu tƣ nhà
quả trị nào biết tận dụng kịp thời lợi thế của các yếu tố tự nhiên và tránh những thiệt
hại do tác hại của các yếu tố này gây ra sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ
trong ngành.

 Yếu tố cơng nghệ và kỹ thuật
Ngày càng có nhiều cơng nghệ và kỹ thuật mới ra đời, tạo ra các cơ hội cũng
nhƣ nguy cơ cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xem xét công nghệ
và kỹ thuật mà mình đang sử dụng có bị lạc hậu khơng. Việc áp dụng công nghệ và
kỹ thuật mới hiệu quả thƣờng tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp đang ở giai đoạn

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

9

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

phát triển ban đầu hơn là doanh nghiệp lớn đã hoạt động lâu năm. Vì vậy, việc triển
khai cơng nghệ phải ổn định tƣơng đối và phải phù hợp với khả năng của doanh
nghiệp và thời gian sử dụng công nghệ.
Yếu tố công nghệ đƣợc xem là yếu tố rất năng động, hàm chứa nhiều cơ hội
và đe dọa đối với doanh nghiệp. Áp lực và đe dọa của yếu tố công nghệ nhƣ: công
nghệ mới làm xuất hiện các sản phẩm thay thế đe dọa các sản phẩm truyền thống
của ngành hiện hữu; sự phát triển của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu
bị lỗi thời tạo áp lực đổi mới công nghệ lên doanh nghiệp nhƣng tạo điều kiện thuận
lợi cho những ngƣời mới xâm nhập ngành; sự bùng nổ của công nghệ mới làm rút
ngắn vịng đời cơng nghệ tạo áp lực rút ngắn thời gian khấu hao so với trƣớc đây.
Bên cạnh những đe dọa thì sự phát triển của cơng nghệ cũng tạo ra cơ hội cho
doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm chất lƣợng hơn, giá rẻ hơn làm tăng khả
năng cạnh tranh, đồng thời cũng có thể tạo ra thị trƣờng mới cho sản phẩm và dịch

vụ của doanh nghiệp.
Các yếu tố trong mơi trƣờng vĩ mơ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn
nhau, vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, cần xem xét trong mối
quan hệ tổng thể, từ đó, tiên đốn, dự báo và xây dựng các chính sách phát triển của
doanh nghiệp cho phù hợp.
1.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô
Môi trƣờng vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh
đối với doanh nghiệp. Nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành
sản xuất kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản trong mơi trƣờng vi mơ cần phân tích
là: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ tiềm ẩn mới và sản phẩm
thay thế, nhƣ sau:

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

10

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Hình 1.1: Các yếu tố cơ bản trong mơi trƣờng vi mô
 Khách hàng
Đây là một phần của công ty, khách hàng ngƣời mua sản phẩm, dịch vụ của
công ty, có đƣợc khách hàng trung thành là một lợi thế lớn của công ty. Sự trung
thành của khách hàng đƣợc tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu của khách
hàng và mong muốn làm tốt hơn. Các doanh nghiệp cần lập bảng phân loại các
khách hàng hiện tại và tƣơng lai. Các thông tin thu đƣợc từ bảng phân loại này là cơ

sở định hƣớng quan trọng cho việc hoạch định kế hoạch nhất là các kế hoạch liên
quan trực tiếp đến marketing. Doanh nghiệp phải thƣờng xuyên nghiên cứu nhu cầu
của khách hàng, thu thập thông tin, định hƣớng tiêu thụ trong hiện tại và tƣơng lai,
làm cơ sở hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh.
 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là những công ty kinh doanh và những cá thể cung cấp cho
công ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn lực vật tƣ cần thiết để sản xuất ra
những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Các nhà cung cấp có thể gây một áp
lực mạnh trong hoạt động của một doanh nghiệp. Việc nghiên cứu để hiểu biết về
những ngƣời cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong
q trình nghiên cứu mơi trƣờng. Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến hoạt động
doanh nghiệp, là nguồn đầu vào góp phần tạo nên sản phẩm có chất lƣợng.

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

11

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

 Đối thủ tiềm ẩn mới
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp do họ đƣa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với
mong muốn giành đƣợc thị phần và các nguồn lực cần thiết. Mặc dù không phải bao
giờ doanh nghiệp cũng gặp đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, nhƣng các doanh nghiệp
cần đề phịng, nếu có thì cần các biện pháp để phịng chống.

 Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế là hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do
mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn,
doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trƣờng nhỏ bé. Vì vậy, các doanh nghiệp
cần khơng ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. Phần lớn
sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Muốn đạt đƣợc
thành công, các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển hoặc vận
dụng công nghệ mới vào chiến lƣợc của mình.
 Đối thủ cạnh tranh
Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chức năng tƣơng đƣơng
và sẵn sàng thay thế nên việc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là quan trọng cho
một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh xác định bản chất và mức độ cạnh
tranh trong kinh doanh hay dùng những thủ đoạn để giữ vững vị trí. Những doanh
nghiệp cũng phải nhận ra rằng sự cạnh tranh không ổn định.

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

12

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Hình 1.2: Những yếu tố trong phân tích đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích, đánh giá những điểm mạnh.
Điểm yếu của đối thủ để xác định vị thế của mình. Từ đó, xây dựng các chiến lƣợc
kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.

Môi trƣờng vi mô là loại môi trƣờng gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp và
phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp diễn ra trong môi trƣờng
này. Các yếu tố chủ yếu cấu thành là: đối thủ cạnh tranh trong ngành, khách hàng,
nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Sức mạnh cạnh tranh của
từng áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quy định mức độ của đầu tƣ, cƣờng độ cạnh
tranh và mức lợi nhuận của ngành. Khi áp lực của yếu tố nào đó tăng lên sẽ tăng

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

13

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

nguy cơ giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ngƣợc lại áp lực giảm sẽ tạo cơ hội cho
doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Nhƣ vậy, q trình phân tích cần nhận ra bản chất và
cơ chế tác động của các áp lực để giúp doanh nghiệp hình thành chiến lƣợc thích
ứng với các lực lƣợng cạnh tranh.
1.3.3. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
 Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp là sự tập hợp thống nhất các mục
tiêu, các chính sách, các hoạt động kinh doanh trong tổng thể nhất định nhằm khai
thác các lợi thế cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh đƣợc với các doanh
nghiệp khác trong cùng ngành, cùng loại sản phẩm, cùng thị trƣờng.
Chiến lƣợc giúp các doanh nghiệp phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực sẵn
có và cho thấy doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhƣ thế

nào. Tuỳ vào từng thời điểm, điều kiện và tuỳ vào năng lực của các nhà quản trị mà
một chiến lƣợc kinh doanh cho thấy đƣợc tác dụng của nó đối với sự phát triển cũng
nhƣ sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Các nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp là những điều kiện về vật chất và phi vật chất
đƣợc doanh nghiệp sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các
nguồn lực này bao gồm nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính, điều kiện cơ sở vật chất,
vị trí địa lý…
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng
vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện
ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chun mơn của cán bộ cơng nhân viên,
trình độ tƣ tƣởng văn hóa của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân
lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lƣợng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ
thuật của sản phẩm, mẫu mã, chất lƣợng… và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ
ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo đƣợc vị trí vững chắc của mình trên thƣơng trƣờng
và trong lịng cơng chúng, hƣớng tới sự phát triển bền vững.
- Tiềm lực tài chính: tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở quy

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

14

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài

chính…trong doanh nghiệp. Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên
quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, ln đảm bảo huy động
đƣợc vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế
hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch tốn các chi phí rõ
ràng để xác định đƣợc hiệu quả chính xác. Nếu khơng có nguồn vốn dồi dào thì hạn
chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhƣ hạn chế việc sử dụng công
nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế
triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trƣờng, hạn chế hiện đại hoá hệ
thống tổ chức quản lý... Trong thực tế khơng có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ
vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì
vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và
phải có chiến lƣợc đa dạng hóa nguồn cung vốn.
- Điều kiện cơ sở vật chất: bao gồm hệ thống máy móc, nhà xƣởng, tràng thiết bị, điều
kiện làm việc,…Những nhân tố này ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất hàng hoá và cung
cấp các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng của các doanh nghiệp. Một điều kiện cơ sở vật
chất thuận lợi chắc chắn sẽ giúp công ty rút ngắn đƣợc thời gian sản xuất, giảm mức tiêu
hao năng lƣợng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
nhanh chóng phát triển và nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh.
 Năng lực quản lý kinh doanh
Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp đƣợc coi là yếu tố có tính quyết
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nói riêng. Năng lực của cán bộ quản lý tác động trực tiếp
và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua việc hoạch
định và thực hiện chiến lƣợc, lựa chọn phƣơng pháp quản lý, tạo động lực trong
doanh nghiệp…Tất cả những việc đó khơng chỉ tạo ra khơng gian sinh tồn của
sản phẩm, mà cịn tác động đến năng suất, chất lƣợng, giá thành, sản phẩm và uy
tín của doanh nghiệp…

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ


15

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Năng lực quản lý còn thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý và phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ
máy quản lý doanh nghiệp theo hƣớng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao có ý nghĩa quan
trọng khơng chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác
mà cịn làm giảm tƣơng đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Trình độ năng lực Marketing
Năng lực Marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị
trƣờng, khả năng thực hiện chiến lƣợc 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong
hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần
tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan
trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vì vậy, điều tra thị trƣờng và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để
lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thƣơng hiệu đƣợc ngƣời
sử dụng chấp nhận.
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao
thì ngƣời tiêu dùng càng hƣớng tới tiêu dùng những hàng hóa có thƣơng hiệu uy tín.
Vì vậy, xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh
nghiệp muốn tồn tại trên thị trƣờng.

Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu nhƣ
tiêu thụ, khuyến mãi , nghiên cứu thị trƣờng…do đó dịch vụ bán hàng và sau bán
hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ - vấn đề sống cịn của mỗi
doanh nghiệp.
 Uy tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp
Thƣơng hiệu và uy tín của sản phẩm chính là sự tổng hợp các thuộc tính của
sản phẩm nhƣ chất lƣợng sản phẩm, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm.
Thƣơng hiệu không những là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của
doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác, mà nó cịn là tài sản rất có

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

16

HV: Lê Quỳnh Trang


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

giá trị của doanh nghiệp, là uy tín và thể hiện niềm tin của ngƣời tiêu dùng đối với
sản phẩm. Một thƣơng hiệu mạnh là một thƣơng hiệu có uy tín cao và uy tín thƣơng
hiệu càng cao thì niềm tin và sự trung thành của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm
càng lớn. Điều đó có nghĩa là nếu một sản phẩm nào đó có đƣợc uy tín và hình ảnh
tốt đối với ngƣời tiêu dùng thì sản phẩm đó có một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với
sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
 Văn hoá doanh nghiệp
Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hố đƣợc gây dựng nên
trong suốt q trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị,

các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy
và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp
trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Xây dựng và phát triển văn hố doanh nghiệp có tác dụng rất quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh
nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp
có nền văn hố tích cực sẽ tạo ra bầu khơng khí làm vệc hăng say hào hứng vì mục
tiêu chung khiến cho các cá nhân thƣờng xuyên phấn đấu để đạt nhiều lợi ích cho
bản thân và doanh nghiệp, do đó mà nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh. Ngƣợc lại,
nếu văn hố doanh nghiệp đề cao cách làm việc mang tính ―rập khn‖ máy móc,
thụ động sẽ làm hạn chế khả năng đổi mới của doanh nghiệp.
1.4.

Phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngồi, tổng hợp và tóm tắt những cơ
hội và nguy cơ chủ yếu của mơi trƣờng bên ngồi ảnh hƣởng tới quá trình hoạt
động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá đƣợc mức
độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đƣa ra những nhận
định về các yếu tố tác động bên ngồi là thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp.
Có năm bƣớc trong việc phát triển một ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài.

GVHD: TS Nguyễn Đăng Tuệ

17

HV: Lê Quỳnh Trang



×