Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị việt hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 90 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Trần Đức Công

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN VIỆT HÀ

HÀ NỘI - 2013


LỜI MỞ ĐẦU
Sau năm 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế đó có sự
tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau do vậy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một tất
yếu. Thêm vào đó, với chính sách mở cửa của Đảng, Nhà Nước và sự tham gia ngày
càng sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của nước ta thì sẽ
càng có nhiều doanh nghiệp nước ngồi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị
trường Việt Nam và do vậy tình hình cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy
để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh


tranh của mình, đó là con đường vững chắc để doanh nghiệp khẳng được vị trí của
mình trên thị trường. Hơn bao giờ hết, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trở
thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nước ta hiện nay.
Do vậy chúng ta cần có cái nhìn tồn diện hơn về cạnh tranh, hiểu nó một
cách sâu sắc để từ đó tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn nhất trên con đường chinh
phục thị trường.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng là một doanh nghiệp mới tham
gia vào thị trường bất động sản. Là một doanh nghiệp vẫn còn non trẻ nên các hoạt động
nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của công ty ngày nay vẫn chưa được hồn thiện và có
sức cạnh tranh mạnh. Vì lẽ đó em quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt
Hưng”.
Nội dung chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và
phát triển đô thị Việt Hưng.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.

1


Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ nghiên cứu cịn hạn chế nên
khơng tránh khỏi cịn những thiếu sót và nhược điểm. Vì vậy em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cơ và các bạn để báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới TS Trần Việt Hà, các cô chú và
anh chị trong công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng đã tận tình giúp
đỡ và hướng dẫn em trong quá trình làm báo cáo này!


2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Cạnh tranh và lợi ích cạnh tranh
1.1. 1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệm cạnh
tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hàng
hóa và phát triển kinh tế thị trường.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh, theo từ điển kinh
doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh
doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc
cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo quan điểm này, cạnh tranh được
hiểu là mối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua tìm mọi biện pháp để
đạt mục tiêu kinh tế của mình, thơng thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy
khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
Cạnh tranh xuất phát từ hai điều kiện cơ bản là phân công lao động xã hội và
tính đa nguyên chủ thể lợi ích kinh tế, điều này làm xuất hiện các cuộc đấu tranh
giành lợi ích kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và tổ chức
trung gian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Cuộc đấu tranh
này dựa trên sức mạnh về tài chính, kỹ thuật cơng nghệ, chất lượng đội ngũ lao
động, quy mơ hoạt động của từng chủ thể. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh
tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, với người sản xuất kinh doanh là
lợi nhuận và với người tiêu dùng là tiện ích tiêu dùng.
Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị
trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và
hiệu quả cao nhất.


3


1.1.2 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt
so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà tổ chức có khi hoặc khai
thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Chi phí: theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể được.
Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiểu lợi thế hơn trong
q trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Chi phí thấp mạng lại cho doanh
nghiệp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong ngành bất chấp sự hiện diện
của các lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ.
Sự khác biệt hóa: là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt xoay
quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường. Những khác
biệt này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức: sự điển hình về thiết kế hay danh
tiếng sản phẩm, công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mạng
lưới bán hàng.
1.1.3 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh là một trong những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc có
thể huy động để có thể cạnh tranh thắng lợi. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh,
các doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố sau:
Nguồn gốc sự khác biệt: so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có gì vượt
trội hơn về mặt giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng sản
phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối.
Thế mạnh của doanh nghiệp về sơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị kỹ
thuật.
Khả năng phát triển sản phẩm mới, đổi mới dây chuyền công nghệ, hệ thống
phân phối.
Chất lượng của sản phẩm.

Khả năng đối ngoại: khả năng liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc liên
doanh với nước ngoài, hoặc sử dụng sự trợ giúp của các tổ chức trong cạnh tranh.

4


Khả năng tài chính: khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí,
huy động vốn và thanh tốn các nghĩa vụ tài chính.
Sự thích nghi của tổ chức: sự mềm dẻo của tổ chức để thích ứng với sự thay
đổi của mơi trường. Sự thích nghi của hệ thống quyền lực lãnh đạo và tổ chức hành
chính trong lĩnh vực hoạt động.
Khả năng tiếp thị: nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào việc cố gắng cung
cáp nhiều giá trị hơn cho khách hàng, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng
dịch vụ và phân phối sản phẩm.
1.2. Năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
1.2.1. Năng lực cạnh tranh
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Khơng có cạnh tranh sẽ
khơng có sinh tồn và phát triển. Đó là quy luật tồn tại của mn lồi. Trong cạnh
tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh
yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh
yếu. Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.
Cho đến nay, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng khá phổ biến ở
nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế những chưa có một khái niệm thống
nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh.
Theo quan điểm thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh được xem
xét qua lợi thế so sánh và chi phí sản xuất. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên mức chi phí thấp.
Có quan điểm cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi
nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước, gắn năng lực cạnh tranh
theo thị phần mà nó chiếm giữ. Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh là năng suất lao

động, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, cơng nghệ, chi phí nghiên cứu và phát
triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm…
Có quan niệm xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên khả
năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ

5


biến mà khơng có trợ cấp, gắn nó với ưu thế mà sản phẩm đưa ra thị trường đảm
bảo cho doanh nghiệp đứng vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế.
Theo M.Porter thì năng lực cạnh tranh liên quan tới việc xác định vị trí của
doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh
tranh như: đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và
khách hàng.
Như vậy, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là
mức độ hấp dẫn của nó đối với khách hàng. Hay năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải
thiện vị trí của nó so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài nhằm
thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
doanh nghiệp cần được đánh giá thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các
đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh,
đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được xây dựng trên 04 yếu tố cơ
bản sau:

Chất lượng


Năng suất

Năng lực cạnh tranh:
Chi phí thấp
Sự khác biệt

Đổi mới

6

Đáp ứng nhu
cầu của khách
hàng


Bốn yếu tố giúp một công ty xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh đó là:
năng suất, chất lượng, đổi mới, và khả năng đáp ứng khách hàng. Mỗi nhân tố là là
một năng lực đặc biệt của công ty. Những năng lực này cho phép một công ty (1)
phân biệt sản phẩm của mình và cung cấp nhiều hơn tiện ích cho khách hàng, (2)
giảm cơ cấu chi phí. Những yếu tố này có thể được coi như năng lực đặc biệt chung
vì mỗi cơng ty, bất kể ngành công nghiệp hoặc các sản phẩm hoặc dịch vụ mà nó
tạo ra, có thể theo đuổi họ. Mặc dù, chúng được đánh giá có quan hệ với nhau và
ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ, chất lượng cao có thể dẫn đến năng suất cao, và đổi mới
có thể nâng cao về năng suất, chất lượng và đáp ứng cho khách hàng:
Năng suất
Một doanh nghiệp chỉ đơn giản là một phương thức để chuyển đổi đầu vào
thành đầu ra. Đầu vào là yếu tố cơ bản của sản xuất, chẳng hạn như lao động, đất
đai, vốn, quản lý, và bí quyết cơng nghệ. Đầu ra là hàng hóa, dịch vụ mà các doanh
nghiệp đã sản xuất. Hay đơn giản nhất, năng suất là số lượng đầu vào mà nó cần để
sản xuất một sản lượng nhất định, có nghĩa là,

Năng suất = Đầu ra / đầu vào
Năng suất cao của một cơng ty là địi hỏi đầu vào ít để sản xuất ra một sản
lượng nhất định. Cách thức phổ biến nhất về năng suất của nhiều công ty là năng
suất lao động. Năng suất lao động đề cập đến sản lượng sản xuất cho mỗi nhân viên.
Năng suất lao động sẽ giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh thơng qua một cơ
cấu chi phí thấp hơn.
Chất lượng xuất sắc và đáng tin cậy
Một sản phẩm có thể được coi như tổng hợp các thuộc tính. Các thuộc tính
của sản phẩm bao gồm hình thức, tính năng, hiệu suất, độ bền, độ tin cậy, phong
cách, và thiết kế. Một sản phẩm được cho là có chất lượng cao khi khách hàng nhận
thấy rằng thuộc tính của nó cung cấp cho họ với các tiện ích cao hơn so với các
thuộc tính của sản phẩm bán ra của các đối thủ. Khi khách hàng đánh giá chất lượng
của một sản phẩm, họ thường dựa vào hai loại thuộc tính: những thứ liên quan đến
chất lượng và những thứ liên quan đến độ tin cậy.

7


Dưới góc độ chất lượng tốt, thuộc tính quan trọng là những thứ như thiết kế
sản phẩm, phong cách, tính thẩm mỹ, tính năng, chức năng, mức dịch vụ liên quan
đến việc cung cấp các sản phẩm.
Dưới góc độ về độ tin cậy: một sản phẩm có thể được cho là đáng tin cậy khi
nó ln thực hiện cơng việc mà nó được thiết kế, tốt, hiếm, ít bị phá vỡ.
Như chúng ta thấy, độ tin cậy của sản phẩm tăng lên đã được trung tâm quản
lý triết học đặt bên ngoài Nhật Bản trong những năm 1980, thường được gọi là quản
lý chất lượng toàn diện (TQM) (quản lý chất lượng tổng thể)- tập trung vào việc cải
thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Luôn nhấn mạnh tất cả các hoạt động của công
ty cần hướng tới mục tiêu chất lượng. Tác động của chất lượng sản phẩm cao khả
năng cạnh tranh là gấp đôi.
Đầu tiên, cung cấp sản phẩm chất lượng cao làm tăng các tiện ích các sản

phẩm, mang đến cho các công ty lựa chọn mức giá cao hơn cho họ.
Tác động thứ hai của chất lượng cao trên lợi thế cạnh tranh xuất phát từ hiệu
quả cao hơn và chi phí đơn vị thấp có liên quan với các sản phẩm đáng tin cậy. Khi
sản phẩm đáng tin cậy, thời gian làm việc lãng phí ít hơn, sản phẩm bị lỗi hoặc dịch
vụ kém chất lượng khi đó thời gian phải dành sửa những lỗi đó ít đi năng suất lao
động cao hơn và chi phí đơn vị sản phẩm thấp hơn. Do đó, chất lượng sản phẩm cao
không chỉ cho phép một công ty để phân biệt sản phẩm của mình từ các đối thủ,
nhưng nếu sản phẩm đáng tin cậy, nó cũng làm giảm chi phí.
Tầm quan trọng của độ tin cậy trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh tăng
lên đáng kể trong thập kỷ qua. Vì vậy cốt lõi là nhấn mạnh vào độ tin cậy bởi nhiều
công ty đạt được độ tin cậy cao được xem như là một cách để đạt được lợi thế cạnh
tranh. Trong nhiều ngành công nghiệp, nó đã trở thành một vấn đề cấp bách cho sự
sống còn.
Đổi mới
Đổi mới đề cập đến hành động của việc tạo ra sản phẩm hoặc những quy
trình. Có hai loại chính: đổi mới sản phẩm và q trình đổi mới. Đổi mới sản phẩm
là sự phát triển của các sản phẩm đó là mới với thế giới hoặc có các thuộc tính vượt

8


trội so với các sản phẩm hiện có. Q trình đổi mới là sự phát triển của một quá
trình mới để sản xuất sản phẩm và cung cấp tới khách hàng. Đổi mới sản phẩm tạo
ra giá trị bằng cách tạo ra các sản phẩm mới, hoặc phiên bản nâng cao của các sản
phẩm hiện có, mà khách hàng cho là có nhiều tiện ích, do đó cơng ty tăng giá theo
từng gói tùy chọn. Q trình đổi mới thường cho phép một công ty để tạo ra nhiều
giá trị hơn bằng cách hạ thấp chi phí sản xuất.
Về lâu dài, đổi mới sản phẩm và quy trình đổi mới có lẽ là nền tảng quan trọng
nhất của lợi thế cạnh tranh. Cạnh tranh có thể được xem như một quá trình được
thúc đẩy bởi sự đổi mới. Mặc dù khơng phải tất cả những đổi mới thành cơng, có

thể là một phần quan trọng bởi vì, theo định nghĩa, họ cung cấp cho một cơng ty
một cái gì đó độc đáo, một cái gì đó đối thủ cạnh tranh của nó thiếu (ít nhất là cho
đến khi họ bắt chước sự đổi mới). Tính độc đáo có thể cho phép một cơng ty để
phân biệt chính nó từ đối thủ của mình và tính giá cao cho sản phẩm của mình hoặc,
trong trường hợp của nhiều đổi mới quy trình làm giảm chi phí cho một sản phẩm
của nó thấp hơn nhiều so với những đối thủ cạnh tranh.
Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
Để đạt được đáp ứng tốt hơn cho khách hàng, một công ty phải có khả năng
làm một cơng việc tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó là xác định và đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ muốn nhiều tiện ích cho các sản phẩm của
mình, tạo ra một sự khác biệt hóa dựa trên lợi thế cạnh tranh. Nâng cao chất lượng
sản phẩm của công ty là phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng, như là phát triểnsản
phẩm mới với các tính năng sản phẩm hiện có thiếu. Nói cách khác, đạt chất lượng
cao và đổi mới là không thể thiếu để đạt được đáp ứng tốt hơn cho khách hàng. Một
yếu tố nổi bật trong bất kỳ cuộc thảo luận về phản ứng đối với khách hàng là cần
thiết để tùy chỉnh hàng hóa và dịch vụ cho các nhu cầu đặc biệt của khách hàng cá
nhân hoặc các nhóm khách hàng. Một khía cạnh của đáp ứng cho khách hàng mà đã
thu hút sự quan tâm là thời gian phản hồi của khách hàng: thời gian mà phải mất
cho một sản phẩm tốt sẽ được chuyển giao hoặc một dịch vụ được thực hiện. Đối
với một nhà sản xuất máy móc, thời gian đáp ứng là thời gian cần để điền vào đơn

9


đặt hàng của khách hàng. Đối với ngân hàng, đó là thời gian cần thiết để xử lý một
khoản vay hoặc chiều dài của thời gian mà khách hàng phải đứng xếp hàng để chờ
đợi cho một nhân viên giao dịch có sẵn. Đối với một siêu thị, nó là thời gian mà
khách hàng phải đứng trong dòng kiểm tra. Đối với một nhà bán lẻ thời trang, đó là
thời gian cần thiết để có một sản phẩm mới từ thiết kế đến một cửa hàng bán lẻ.
Khảo sát sau khi cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng thời gian đáp ứng chậm là một nguồn

chính của sự khơng hài lòng của khách hàng. Các nguồn khác tăng cường đáp ứng
cho khách hàng những thiết kế cao cấp và dịch vụ sau bán hàng và hỗ trợ. Tất cả
những yếu tố nâng cao đáp ứng cho khách hàng và cho phép một cơng ty để phân
biệt chính nó từ đối thủ cạnh tranh. Đến lượt nó, sự khác biệt cho phép một cơng ty
xây dựng lịng trung thành thương hiệu và bán lại với giá cao hơn cho sản phẩm của
mình.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
1.2.2.1. Danh tiếng và thương hiệu
Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh
nghiệp, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hồn thành nghĩa vụ đối với Nhà
nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch… Đối với những nhãn hiệu lâu đời,
có uy tín cao thì doanh nghiệp phải thường xun chăm lo cho chất lượng, thường
xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm.
Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vơ hình của doanh nghiệp,
Giá trị vơ hình này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và
chiến lược phát triển của doanh nghiệp được xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước
biết đến.
Một vấn đề quan trọng liên quan đến nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp phát triển thành cơng các thương hiệu mạnh sẽ kích thích
người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh
nghiệp tăng lên đáng kể. Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ
ở số lượng các thương hiệu mạnh hiện có mà quan trọng phải đánh giá được khả
năng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khả năng đó cho thấy sự thành cơng

10


tiềm tàng của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát
triển thương hiệu thành cơng thì các sản phẩm mới trong tương lai sẽ có khả năng
thành công lớn hơn trên thương trường.

1.2.2.2. Thị phần
Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường là tiêu chí quan trọng trong việc
đánh giá năng lực cạnh tranh. Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản
phẩm của mình một cách thường xun và có xu hướng phát triển. Thị phần càng
lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa
chuộng, năng lực cạnh tranh cao nên doanh nghiệp hồn tồn có thể chiếm lĩnh thị
trường. Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp cịn phải tiến
hành cơng tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm
kịp thời, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, ta thấy rằng thị phần là
một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Doanh thu.
Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Doanh thu để đảm bảo cho việc trang trải các chi phí bỏ ra, mặt khác thu được
một phần lợi nhuận và có tích lũy để tái mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu càng lớn thì tốc độ chu chuyển hàng hóa và vốn càng nhanh, đẩy nhanh quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời nó phản ánh quy mơ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được mở rộng hay thu hẹp lại.
1.2.2.4. Chi phí và tỷ suất chi phí.
Chi phí là tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho việc
sản xuất kinh doanh của mình như chi phí ngun vật liệu, chi phí nhân cơng trực tiếp,
chi phí sản xuất chung, chi phí mua, chi phí quản lý, chi phí phân phối, chi phí bán
hàng,… Nếu doanh nghiệp tối ưu hóa được các khoản chi phí này sẽ tạo được lợi thế là
việc có chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Tỷ suất chi phí sẽ cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra sẽ tiêu phí bao nhiêu
đồng chi phí. Đây là chỉ tiêu tương đối nói lên trình độ quản lý, hoạt động sản xuất kinh
doanh, hiệu quả quản lý chi phí. Tỷ suất chi phí thấp sẽ đưa lại tỷ suất lợi nhuận cao và

11



từ đó lợi nhuận ngày càng nhiều. Vì vậy doanh nghiệp nào cũng tìm mọi biện pháp để
hạ thấp tỷ suất chi phí của doanh nghiệp mình.
Chi phí của doanh nghiệp

Tỷ suất chi phí của doanh
nghiệp

=

Doanh thu của doanh nghiệp

x

100

1.2.2.5. Lợi nhuận.
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định hay là phần vượt trội giữa giá bán của sản phẩm so với chi
phí tạo ra và thực hiện sản phẩm đó. Lợi nhuận được sử dụng để chia cho các chủ sở
hữu và được trích đển lập quỹ đầu tư và phát triển. Đồng thời giúp cho việc phân bổ
các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế hiệu quả hơn.
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng nó khơng chỉ phản ánh năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn thể hiện trình độ năng lực cán bộ quản trị cũng
như chất lượng lao động của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh
nghiệp đã biết quản lý kinh doanh tốt cũng như chất lượng nhân sự trong doanh nghiệp.
Điều đó cũng giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí tới mức thấp nhất và có lợi nhuận
cao nhất.
Tỷ suất lợi nhuận doanh
nghiệp


Lợi nhuận của doanh nghiệp
= Doanh thu của doanh nghiệp

x 100

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay khi mà xu thế nền kinh tế thế giới đang mở cửa hội
nhập và tồn cầu hóa kinh tế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, để có thể tồn tại và
phát triển doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Một doanh nghiệp muốn có được năng lực cạnh tranh tốt phải trải qua quá trình xây
dựng, phát triển và tạo dựng mơi trường bên trong và bên ngồi tốt từ đó tạo cơ sở
vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mỗi doanh nghiệp là một
tế bào kinh tế xã hội, nó ln tồn tại và hoạt động trong mơi trường kinh tế xã hội.
Do đó doanh nghiệp cần nhận thức những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà có các biện pháp hạn chế hoặc loại trừ những
ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tiêu cực để nâng cao năng lực cạnh

12


tranh của mình. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có
thể chia làm hai nhóm: những nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
1.2.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp được coi là yếu tố quan trọng
hàng đầu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu có tổ chức tốt thì doanh nghiệp đó
sẽ có khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nếu một doanh nghiệp
có tất cả các yếu tố khác tốt, nhưng tổ chức, quản lý tồi thì hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đó chắc chắn khơng đạt hiệu quả. Năng lực trình độ tổ

chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt:
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện ở những kiến thức, kĩ
năng cần thiết để quản lý và điều hành thực hiện các công việc đối nội và đối ngoại
của doanh nghiệp. Năng lực của đội ngũ này không chỉ là những hiểu biết, kĩ năng
về chuyên môn nghiệp vụ một lĩnh vực mà cịn có những tư duy sáng tạo, những
kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp như: pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, ngành hàng, tri thức
tâm lý xã hội học, có văn hóa, biết sáng tạo và khơng bao giờ chịu bó tay trước mọi
trở ngại…
Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng,
ban. Sự sắp xếp, bố trí bộ máy tổ chức của doanh nghiệp theo cách tinh giảm gọn nhẹ,
linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi quyền lực được phân chia để
mệnh lệnh truyền đạt được nhanh chóng, góp phần tạo ra năng suất cao… Nhờ sự bố
trí, sắp xếp đó mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã ngày càng nâng lên.
Năng lực quản lý doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến
lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp,
nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và phương pháp quản lý tốt…
Điều này có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh

13


nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy có những tác tác động mạnh mẽ tới việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện quy mô vốn, khả năng
huy động và khả năng cân đối vốn, năng lực quản lý tài chính… trong doanh
nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lượng
vốn nhất định bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các loại vốn khác. Đồng thời

tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu
quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính
và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Vốn vừa là một yếu tố sản xuất cơ bản vừa là
đầu vào của doanh nghiệp, đồng thời vốn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác.
Do đó, việc sử dụng vốn có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm chi phí vốn, giảm giá
thành sản phẩm. Vốn là nguồn lực doanh nghiệp cần phải có trước tiên vì khơng có
vốn khơng thể thành lập được doanh nghiệp và khơng thể tiến hành hoạt động được.
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào,
luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn
huy động hợp lý. Vì vậy doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực tài chính của mình
thì cần phải khơng ngừng củng cố và phát triển nguồn vốn bằng nhiều cách thức,
tăng vốn tự có, mở rộng quy mơ vốn vay dưới nhiều hình thức.
Năng lực marketing của doanh nghiệp
Năng lực marketing của doanh nghiệp bao gồm một số yếu tố: khả năng nắm
bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (product, price, Place,
Promotion) trong hoạt động marketing, trình độ nguồn nhân lực marketing. Năng
lực marketing là nhân tố có ý nghĩa quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp bởi và khả năng marketing tác động trực tiếp tới việc sản xuất, tiêu
thụ hàng hóa, nắm bắt và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó góp phần
tăng doanh thu, tăng thị phần và nâng cao vị thế của cơng ty. Do đó để nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực marketing
của doanh nghiệp.

14


Năng lực lao động của doanh nghiệp
Lao động là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trị rất quan
trọng trong sản xuất vì nó sáng tạo ra các nguồn khác. Điểm qua các hình thái kinh
tế xã hội của lồi người ta vẫn thấy vai trị của lao động là quan trọng trong tổng

hòa các yếu tố lao động, đất đai, tư bản, kĩ thuật. Năng lực lao động của doanh
nghiệp thể hiện về mặt số lượng và chất lượng. Ngày nay với xu hướng nền kinh tế
tri thức vai trò của lao động trong doanh nghiệp ngày càng tăng lên, lao động không
chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là lực lượng trực tiếp sử dụng các phương tiện máy
móc, thiết bị cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khơng
những thế lao động cịn tham gia tích cực trong việc áp dụng những tiến bộ khoa
học công nghệ mới, có những ý tưởng, sáng chế rút ngắn thời gian lao động, cải tiến
kỹ thuật giảm giá chi phí của doanh nghiệp tăng năng suất lao động… Vì vậy để
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình doanh nghiệp cần chú trọng bảo đảm cả chất
lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao động.
1.2.3.2 Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp
Nhóm các nhân tố thuộc mơi trường vĩ mơ
¾ Các nhân tố kinh tế: mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội vì vậy hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của những tác động
tích cực, cũng như những biến đổi bất thường của nền kinh tế vĩ mô. Để hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, doanh
nghiệp cần phải thấy rõ tác động của nhân tố kinh tế để có biện pháp điều chỉnh phù
hợp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có: tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Thực vậy, tốc
độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục
hồi sẽ ảnh hưởng đến mức đầu tư của mỗi doanh nghiệp. Khi tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế cao và ổn định thì tạo cơ hội đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngược lại khi kinh tế ở tình trạng suy thối, khủng hoảng làm mức thu
nhập của người dân giảm khi đó việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó
khăn, cạnh tranh trở nên mãnh liệt hơn. Lãi suất cho vay của ngân hàng ảnh hưởng đến

15


nguồn cung vốn cho các doanh nghiệp. Nếu lãi suất cao làm chi phí cho vốn vay của

doanh nghiệp tăng làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh
hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đối cũng
ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi mà ngày nay nền kinh tế đang
mở cửa hội nhập và quốc tế hóa, ảnh hưởng nhất vẫn là các doanh nghiệp có liên quan
đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa ngun vật liệu từ nước ngồi. Lạm phát ảnh hưởng
giá cả, tiền công, các doanh nghiệp giảm nhiệt tình đầu tư vì việc đầu tư trở nên mạo
hiểm. Như vậy lạm phát cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
¾ Các nhân tố thuộc về pháp luật và chính trị: pháp luật và chính trị là tiền
đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách
hồn thiện có sửa đổi bổ sung phù hợp là cơ sở để hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp được ổn định và ngược lại. Mức độ ổn định về chính trị ln là mơi trường
hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.
¾ Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng bao gồm toàn bộ cơ sỏ vật chất, kỹ thuật
và hạ tầng xã hội. Bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông
tin, hệ thống giáo dục đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt
động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả sản phẩm. Để đảm bảo
cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lực cạnh tranh cần có hệ
thống hạ tầng đa dạng và có chất lượng.
¾ Các nhân tố về khoa học công nghệ: Trong thời đại ngày nay, nắm bắt
khoa học công nghệ là một đảm bảo cho thành công. Khoa học công nghệ là yếu tố
tạo nên sự khác biệt cho các doanh nghiệp. Khoa học cơng nghệ cũng tham gia q
trình thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin trong nền kinh tế. Thiếu khoa học cơng
nghệ thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên gặp khó khăn, chậm
chạp, khó có thể kiểm sốt được.
¾ Các nhân tố về văn hóa, xã hội: Nhân tố về văn hóa, xã hội ở đây là phong
tục tập quán, lối sống thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng tơn giáo… Đó là cơ sở
hình thành những đặc điểm thị trường mà doanh nghiệp phải thỏa mãn. Do vậy doanh

16



nghiệp cần phải có chính sách hợp lý phù hợp với điều kiện văn hóa của thị trường để
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
¾ Các nhân tố tự nhiên: Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên
nhiên của đất nước, sự ơ nhiễm mơi trường, khí hậu, thời tiết… các doanh nghiệp
quan tâm nhiều hơn đến năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên khi các nhân tố
thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động của doanh nghiệp cũng cần phải
thay đổi.
Nhóm các nhân tố thuộc mơi trường vi mơ
¾ Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ: Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh trong một ngành nào đó thì sự bình đẳng tương đối về quy mô và sức mạnh
giữa một số lớn các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Trong những ngành chỉ có một vài doanh nghiệp thống lĩnh thì năng lực cạnh
tranh sẽ yếu bởi vì các doanh nghiệp thống lĩnh đóng vai trị chỉ đạo giá cịn các doanh
nghiệp nếu khơng phải là người thống lĩnh thì năng lực cạnh tranh sẽ kém hơn. Nhưng
nếu ngành mà chỉ bao gồm một số doanh nghiệp có quy mơ và thế lực tương đương
nhau thì cường độ năng lực cạnh tranh sẽ cao vì các doanh nghiệp đều muốn giành vị
trí thống lĩnh. Khi các ngành đó tăng trưởng chậm hoặc trì trệ của nhu cầu về sự mở
rộng của một số đối thủ cạnh tranh sẽ phải trả giá bởi các đối thủ khác làm mức độ
cạnh tranh trong trở nên gay gắt hơn.
¾ Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Các đối thủ cạnh tranh
tiềm năng bao gồm các công ty hiện nay khơng ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có
khả năng cạnh tranh trong tương lai. Sự xuất hiện của đối thủ mới đặt ra nhiều
thách thức cho các đối thủ hiện tại. Khi các các đối thủ cạnh tranh mới tham gia
vào kinh doanh trong ngành, số lượng các doanh nghiệp trong ngành sẽ tăng lên,
nếu quy mô thị trường khơng thay đổi khi đó các doanh nghiệp sẽ phải cạnh
tranh với nhau gay gắt hơn, các đối thủ cạnh tranh mới có thể làm giảm thị phần
bằng cách chia nhỏ chiếc bánh ra thành các phần nhỏ khác nhau.
¾ Nhà cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp: Các nhà cung ứng các yếu tố đầu
vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất từ


17


đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu việc cung ứng đầu vào gặp khó khăn, các
yếu tố chi phí lên cao làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có ba nhà cung
ứng cơ bản bao gồm: nhà cung cấp tài chính, nhà cung cấp lao động và nhà cung cấp
nguyên vật liệu, thiết bị.
Nhà cung cấp tài chính: bất kì doanh nghiệp nào trong khoảng thời gian nhất định
đều phải vay vốn dù có lãi hay thua lỗ, các doanh nghiệp vay vốn trên thị trường tài
chính bằng phương thức vay ngắn hạn hay dài hạn.
Nhà cung cấp lao động: việc thu hút được lao động có tay nghề, trình độ tạo điều
kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị: gây ảnh hưởng tới chất lượng, giá cả các
nguyên vật liệu, thiết bị cũng như các dịch vụ đi kèm.
¾ Khách hàng: Khách hàng là một sự đe dọa cạnh tranh khi buộc doanh
nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn.

18


KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tối đa
hố lợi nhuận. Đây là nguyên nhân chính tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp. Để có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến giành thị trường, bán sản
phẩm được nhiều sản phẩm so với đối thủ và thu lợi nhuận cao nhất các doanh
nghiệp phải tạo ra được cho mình những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đồng thời
duy trì và phát triển nó. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải liên tục nâng
cao căng lực cạnh tranh sản phẩm mà cơng ty mình sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi
thế cho sản phẩm của mình trên thị trường bời chất lượng, giá cả, kiểu dáng, mẫu

mã, dịch vụ chăm sóc khách hàng và cả thương hiệu. Một doanh nghiệp nếu chỉ
bằng lòng với những lợi thế mà mình đang có, khơng liên tục củng cố và phát triển
lợi thế đó thì sẽ bị các doanh nghiệp khác vượt qua và bị thị trường đào thải. Vì vậy,
trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là vấn đề
luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp.
Dưới tác động của cơ chế thị trường, áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ
cạnh tranh ln khơng ổn định. Tuỳ vào từng giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực
kinh doanh mà áp lực đó là mạnh hay yếu. Vì vậy, trong bất cứ thời điểm nào dù áp
lực cạnh tranh đó là mạnh hay yếu, doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược, kế
hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm để tạo chỗ đứng vững chắc cho sản
phẩm của mình trong lịng khách hàng từ đó giảm đi những ảnh hưởng bất lợi do
những biến động từ mơi trường ngành mang lại. Ngồi ra, việc liên tục nâng cao
chất lượng sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì, giữ vững thị trường vốn
có mà cịn góp phần giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân khách hàng ngày càng được nâng cao, nhu cầu và mong muốn của người dân từ đó
cũng ngày càng cao hơn và phức tạp hơn cả về chất lượng, mẫu mã, giá cả, thương
hiệu và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, chìa khố để đạt được mục tiêu
trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu

19


cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu từ đó tìm mọi cách thoả
mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế so với đối thủ
cạnh tranh. Trên cơ sở tăng mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp
sẽ tạo ra được sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của mình.
Trong chương này, đề tài đã hệ thống hóa lại một số vấn đề cốt lõi của cạnh
tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là những lý luận cơ bản làm tiền
đề cho khảo sát thực trang và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
cho Doanh nghiệp.


20


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NẶNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG
2.1 Giới thiệu tổng quan về cơng ty
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của công ty
+ Tên công ty:
Tên Việt Nam: Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển đô thị Việt Hưng
Tên giao dịch quốc tế: Viet Hung Urban Development and Investment JSC
Tên gọi tắt

: VIHAJICO

Trụ sở giao dịch: Hiện tại Cơng ty có trụ sở chính và 01văn phòng đại diện đang
hoạt động.
Địa điểm

Liên hệ

Trụ sở chính đặt tại Khu đơ thị
ECOPARK

ĐT : +84 4 3874 6314

Xã Xuân Quan – Huyện Văn Giang –

Ext 144


Fax: 0438746316

Tỉnh Hưng Yên
Văn phòng đại diện

ĐT: +84 4 3936 3940/ 41

Tầng M, Tòa nhà Hanoi Lake View, 28
Đường Thanh Niên – Tây Hồ - Hà Nội.

Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển đô thị Việt Hưng được thành lập vào ngày
19/08/2003 với 9 thành viên sáng lập (có 7 pháp nhân và 2 cá nhân) như sau:
1. Công ty TNHH Duy Nghĩa
2. Cơng ty TNHH Bảo Tín
3. Cơng ty TNHH Thương mại Phụng Thiên
4. Công ty Cổ Phần Xây dựng Kiến trúc AA
5. Công ty TNHH Thành Nam

21


6. Công ty TNHH tư vấn Xây dựng Nam Thành Đô
7. Công ty TNHH Thương mại và du lịch Nam Thành
8. Bùi Tiến Hùng.
9. Nguyễn Công Hồng
Đây là sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm, năng lực của những tên tuổi quen
thuộc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch, dịch vụ, xây
dựng: Công ty CP Xây dựng - Kiến trúc AA; Công ty Kiến trúc ATA; Công ty CP
Tư vấn xây dựng Nam Thành Đô; Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam;

Công ty TNHH Duy Nghĩa; Công ty TNHH TM Phụng Thiên; Công ty TNHH TM
Nam Thanh; Công ty TNHH TM Bảo Tín.
Cơng ty CP Xây dựng - Kiến trúc AA: cơng ty thiết kế, thi cơng trang trí nội
thất và sản xuất đồ gỗ hàng đầu Việt Nam với hơn 2000 nhân viên. AA đã từng
tham gia nhiều cơng trình như: Hanoi Sofitel Plaza, Sheraton Hanoi Hotel, Louis
Vuitton (Hà Nội); Delta Caravelle Hotel, Novotel Garden Plaza, Park Hyatt Saigon
Hotel, Saigon View Apartment, An Khanh Villa, Mekong Capital Office, France –
Vietnam Hospital... (TP Hồ Chí Minh); RMIT, Imperial Hotel (Huế); Hilton
Colombo Hotel (Sri Lanka); Micasa hotel, Angkor Century Hotel, Amansara
(Campuchia), Vietnam Embassy (Bỉ), Albert Court hotel, Meritus Mandagin
(Singapore), Alain Saman’s Residence, Mai Village Restaurant (The US), Dao Vien
Restaurant, Khaisilk Shop (Thailand)...
Công ty Kiến trúc ATA: tên tuổi gắn với nhiều dự án như Cao ốc M&C, Cao
ốc Ngân Bình, Trung tâm công nghệ phần mềm FPT, Trung tâm TM&DV Melinh
Square…
Công ty CP Tư vấn xây dựng Nam Thành Đô: đã thực hiện trên 50 dự án có
quy mơ đầu tư và giá trị tư vấn lớn.

22


Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam: tham gia thi công Khu đô thị
mới Việt Hưng, Mỹ Đình, Linh Đàm, Văn Qn, Trung hịa - Nhân chính, Tịa nhà
Ruby Plaza…
Cơng ty TNHH Duy Nghĩa hiện đang sở hữu khách sạn De Syloia, nhà hàng
Cây Cau và nhiều điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng thủ công mỹ nghệ khác…
VIHAJICO
- Được thành lập từ năm 2003 bao gồm 7 pháp nhân và 2 thể nhân.
- Giấy phép kinh doanh số: 0503000141 (do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng n
cấp).

Tầm nhìn - hồi bão
- Xây dựng VIHAJICO trở thành công ty đầu tư và phát triển đô thị chuyên nghiệp
tầm cỡ quốc tế hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.
Sứ mệnh
- Thay đổi công nghệ phát triển và quản lý đô thị tại Việt Nam.
- Tạo dựng khơng gian sống nhằm phát triển tồn diện con người.
- Cân bằng giữa phát triển đô thị và gìn giữ mơi trường thiên nhiên.
Mục tiêu
- Xây dựng VIHAJICO thành Tập đồn/ Tổng cơng ty có tầm cỡ quốc tế, một
thương hiệu mạnh được đánh giá cao về mọi mặt.
- Tạo niềm tin và không ngừng nâng cao vị thế của VIHAJICO đối với cơ quan Nhà
nước, các đối tác và khách hàng. Đến với VIHAJICO nghĩa là luôn tìm thấy sự tin
cậy, thỏa mãn và thành cơng.
- Cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá cạnh tranh, nhiều chính sách ưu đãi và
dịch vụ tốt nhất.
- Phát triển đội ngũ quản lý và nhân viên có năng lực, đạo đức, tinh thần đồng đội.
- Ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến trong việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng
và phát triển Khu đô thị mới. Xây dựng những khu đô thị hiện đại, chất lượng cao
làm thỏa mãn khách hàng một cách cao nhất.

23


2.1.2 Chức năng nhiệm vụ
Là công ty chuyên về đầu tư và phát triển khu đơ thị, vì vậy cơng ty có
những chức năng và ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực:
- Tư vấn đầu tư và phát triển đô thị
- Thiết kế quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, giao thông và cơ sở hạ tầng
- Tư vấn xây dựng : Khảo sát và thiết kế cơng trình, tư vấn đấu thầu, giám sát thi
công.

- Xây dựng các công trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi và các cơng
trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng.
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện.
- Môi giới và kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị và cho thuê nhà.
- Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách.
- Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng, đồ dùng gia dụng, hàng trang
trí nội thất, hàng thủ cơng mỹ nghệ.
- Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hóa..
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của cơng ty
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

24


×