Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháođường type2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh tuyênquang năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 133 trang )

ì ơ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TAO




B ồ Y TÉ





TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỒ PHƯƠNG THÚY

THAY ĐỐI KIẾN THỨC VÀ THựC HÀNH T ự CHĂM SÓCBÀN CHÂN
CỦANGƯỜIBỆNHĐẤITHÁOĐƯỜNGTYPE2ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆNĐA KHOATỈNH TUYÊN QUANGNĂM 2018

LUÂN VĂN THAC s ĩ ĐIỀU DƯỠNG
9

9

NAM Đ ỊN H -2018


B ụ GIO DUC V O TAO
ã

ã



ô

B ừ Y Tẫ
ã

TRNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỒ PHƯƠNG THÚY

THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH T ự CHÂM SÓC BÀN CHẰN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆNĐA KHOA TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC s ĩ ĐIỀU DƯỠNG
Mă sổ: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGƠ HUY HỒNG

NAM ĐỊNH - 2018


3

TĨM TẮT NGHIÊN c ứ u

M ục tiêu: (1) Mơ tả thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân
của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Tuyên Quang năm 2018. (2) Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm

sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Tuyên Quang sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
Đổi tượng và phương pháp nghiên cứu:Can thiệp một nhóm có so sánh
trước - sau, giáo dục sức khỏe về tự chăm sóc bàn chân dựa trên khuyến cáo chuẩn
của Tổ chức Y tế Thế giới, Hiệp hội đái tháo đường Quốc tếvà Bộ Y tế Việt Nam
cho 100 người bệnh đái tháo đường type 2 từ 18 tuổi trở lên đangđiều trị ngoại trú
tại Phòng quản lý bệnh mạn tính - Khoa khám bệnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên
Quang. Bộ công cụ sau khi điều tra thử, kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha=
0,834) được sử dụng để đánh giá kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của
đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp.
Kết quả nghiên cứu: Kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh tham
gia nghiên cứu đã cải thiện đáng kể với tăng điểm kiến thức đạt 17,97 ± 1,72
điểmngay sau can thiệp và duy trì với điểm số cao là 16,48 ± 2,82 điểm sau can thiệp
1 tháng so với 12,57 ± 3,75 điểm trên tổng thang đo 20 điểm ở thời điểm trước can
thiệp (p < 0,001). Trước can thiệp, tỷ lệ người bệnh có kiến thức ở mức tốt là 42%;
ngay sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên đạt 98% và cịn duy trì với 81% sau can thiệp
1 tháng. Thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh sau can thiệp 1 tháng cũng
được cải thiện rõ rệt với điểm trung bình thực hành đạt 18,11 ± 3,00 điểm so vói
12,71 ± 3,62 điểm trên tổng thang đo 21 điểm (p < 0,001). Trước can thiệp chỉ có
33% người bệnh thực hành ở mức tốt, sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ này đã tăng lên 77%.
Kết luận: Kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái
tháo đường type 2 còn hạn chế trước can thiệp và đã được cải thiện đáng kể sau can
thiệp giáo dục sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ rệt của giáo dục
sức khỏe cho người bệnh và cần được tiến hành thường xuyên.


4

LỜI CẢM ƠN


Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của q trình học tập tại Trng Đại học
Điều dưỡng Nam Định của tôi trong hai năm theo học chưoug trình cao học, chun
ngành khoa học Điều dưỡng.
Với lịng thành kính và biết ou sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn tập thể các
thầy trong Ban giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm, cùng các thầy cô giáo Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn hỗ
trợ, giúp đỡ em trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tớiTS.BS Ngô Huy Hồng - Người thầy
đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo tơitrong tồn bộ q trình viết đề cương, thực hiện
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng biết ơn các thầytrong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến
q báu giúp tơi hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện, các y bác sỹ,
điều dưỡng thuộc Khoa khám bệnh - Bệnh việnđa khoa tỉnh Tuyến Quang đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành việc thu thập số liệu tại Bệnh viện.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè, cùng tập thể lớp Cao
học Điều dưỡng khóa 3 đã động viên, giúp đỡ trong trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hồ Phương Thúy

LỜI CAM ĐOAN


5

Tơi là học viên lớp Cao học Điều dưỡng Khóa 3, chuyên ngành Điều dưỡng,
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:

Đây là luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của thầy hướng dẫn khoa học TS.BS Ngơ Huy Hồng.
Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!

Tuyên Quang, ngày 16 tháng 09năm 2018
Tác giả

Hồ Phương Thúy


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Tóm tắt nghiên cứu

i

Lời cảm ơn

ii

Lời cam đoan


iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục các biểu đồ và hình vẽ

viii

ĐẶT VẨN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Bệnh đái tháo đường

4

1.2. Biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường

7


1.3. Tự chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường

17

1.4. Giáo dục sức khỏe

24

1.5. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu

26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ

27

2.1. Đối tượng nghiên cứu

27

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

27

2.3. Thiết kế nghiên cứu

28

2.4. Mầu và phương pháp chọn mẫu


28

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

30

2.6. Các biến số nghiên cứu

34

2.7. Công cụ thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá

35

2.8. Phươngpháp phân tích số liệu

38

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

38

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục

39

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CÚƯ

40


3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

40


3.2. Kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường
trước và sau can thiệp giáo dục
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

44
60
60

4.2. Kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường
trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe

64

4.3. Hạn chế của nghiên cứu

80

KẾT LUẬN

81

KHUYẾN NGHỊ


82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2: Phiếu đánh giá kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân
Phụ lục 3: Cách đánh giá và cho điểm
Phụ lục 4: Nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe về chăm sóc bàn chân
Phụ lục 5: Tài liệu phát tay cho người bệnh tham gia nghiên cứu
Phụ lục 6: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu
Phụ lục 7: Một số hình ảnh về quá trình thực hiện nghiên cứu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT


l.BCBC

Biến chứng bàn chân

2. CSBC

Chăm sóc bàn chân

3.CT

Can thiệp


4. ĐTĐ

Đái tháo đường

5.ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

6. GDSK

Giáo dục sức khỏe

7.IDF

International Diabetes Federation
(Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế)

8.LBC

Loét bàn chân

9.NB

Người bệnh

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1 :Phân bố người bênh tham gia nghiên cứu theo tuổi và giới


40

Bảng 3.2: Phân bố người bênh theo môt số đăc trưng nhân khấu hoc

41

Bảng 3.3: Phân bố người bênh theo môt số đăc điểm bênh lỵ

42

Bảng 3.4: Đặc điểm về tiếp cận thông tin giáo dục sức khỏe trước khi tham gia
nghiên cửu

43

Bảng 3.5: Kết quả chung kiến thức tư chăm sóc bàn chân dưa trên điểm trung bình
trước và sau can thiệp

44

Bảng 3.6: Kết quả kiến thức tư chăm sóc bản chân theo từng nơi dung dưa trẽn điểm
trưng hình trước và sau can thiệp

45

Bảng 3.7: Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường tham gia nghiên cửu nhận thức đứng về
chăm sóc bàn chân hàng ngày

49


Bảng 3.8: TỶ lẽ người bênh đái tháo đường tham gia nghiên cửu nhân thức đứng về
bảo vệ bàn chân tránh tồn thương

50

Bảng 3.9: Kết quả chung thưc hành tư chăm sóc bàn chân dưa trẽn điểm trung bình
trước và sau can thiêp

53

Bảng 3.10: Kết quả thưc hành tư chăm sóc bàn chân theo từng nơi dung dưa trên
điểm trung bình trước và sau can thiệp

54

Bảng 3.11: Tỷ lẽ người bênh đái tháo đường tham gia nghiên cửu thưc hành đủng
về thực hiện chế đô ăn - tập thể dục - dùng thuốc

56

Bảng 3.12: Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường tham gia nghiên cửu thực hành đứng
về bảo vẽ chân

58

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ


Hình 1■1: Cơ chế loét bàn chân của đái tháo đường


8

Hình 1.2: Cơ chế loét bàn chân do bênh lý thần kinh

9

Hình 2.3: Sơ đồ quv trình nghiên cứu

28

Biểu đồ 3.1: Phân loại kiến thức tự CSBC của người bệnh đái tháo đường

47

Biểu đồ 3.2: TỶ lẽ người bênh đái tháo đường tham gia nghiên cứu nhân thức đứng
về các ngụy cơ biến chứng bàn chân

48

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ người bệnh bệnh đái tháo đường tham gia nghiên cứu nhận thức
đứng về tăng cường tuần hoàn cho chân

51

Biểu đồ 3.4: TỶ lẽ người bênh bênh đái tháo đường tham gia nghiên cứu nhân thức
đứng về kiểm tra và xử lý các bất thường ở chân

52

Biểu đồ 3.5: Phân loại thực hành tụ CSBC của người bệnh đái tháo đường


55

Biểu đồ 3.6: TỶ lẽ người bênh đái tháo đường tham gia nghiên cứu thưc hành đúng
về chăm sóc bàn chân hàng ngày

57

Biểu đồ 3.7: TỶ lẽ người bênh đái tháo đường tham gia nghiên cứu thưc hành đúng
về kiểm tra và xử lv những hất thường ở chân

59


11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một trong những bệnh khơng lây nhiễm phổ biến nhất trên
thế giới. Cùng vói sự phát triển kinh tế thì bệnh có xu hướng ngày càng tăng về cả
số lượng và tỷ lệ trên thế giới cũng như Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội đái
tháo đường Quốc tế (IDF), đến năm 2017 tồn cầu có 425 triệu người mắc đái tháo
đường, trên 90% mắc đái tháo đường type 2. Nếu theo xu thế này dự đốn đến năm
2045, thế giới sẽ có khoảng 693 triệu người sống chung với căn bệnh này [59]. Tại
Việt Nam (2015) có 3,5 triệu người đái tháo đường và dự kiến đến năm 2040 sẽ là
6,1 triệu người. Cứ 10 người có 6 người bị biến chứng do đái tháo đường[58].
Đái tháo đường tiến triển âm thầm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
cấp và mạn tính như tim mạch, thận, mắt, thần kinh, da...Trong đó có biến chứng
bàn chân với những tổn thưomg đa dạng như giảm dịng máu ni dưỡng,chai chân,
biến dạng bàn chân...nặng nhất là loét bàn chân với nguy cơ cắt cụt cao [6].

Khoảng 15% người bệnh đái tháo đường có biến chứng chân, 20% trong số họ nhập
viện là do những tổn thương, loét bàn chân [48]. Ở các nước phát triển, tỷ lệ biến
chứng bàn chân là 5%, nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này cao hơn, lên đến
40% do điều kiện kinh tế - xã hội kém[9]. Tỷ lệ mắc đái tháo đường bị cắt cụt chi
cao gấp 17 - 40 lần so với các trường hợp cắt cụt chi do các bệnh lý khác không do
đái tháo đường[48]. Theo IDF có hơn 1 triệu người bị cắt cụt chân mỗi năm do biến
chứng đái tháo đường. Cứ 30 giây lại

CÓI

người đái tháo đường bị cắt cụt chi dẫn

tới tàn phế; 70% trường hợp cắt cụt chân liên quan đến đái tháo đường.ở Ai Cập
(2016) tỷ lệ loét bàn chân là 25,7% [54]. ỞEthiopia (2017) tỷ lệ này là 13,6% [66].
Tại Việt Nam, người bệnh chỉ nhập viện khi đã có biến chứng. Ở cần Thơ, tỷ lệ loét
bàn chân là 38,4% [26]; Đà Nằng, tỷ lệ biến chứng bàn chân là 19,7% [16].
Sự thiếu hụt về kiến thức và nhận thức của người bệnh về chăm sóc bàn chân
đái tháo đường là một trong những lý do chính dẫn đến biến chứng bàn chân
[46],[67]. Biến chứng bàn chân làm gia tăng chi phí chăm sóc, điều trị, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình, sự phát


12

triển kinh tế tồn xã hội. Nhưng vẫn có thể hạn chế phòng ngừa 49 - 85% biến
chứng này nếu được phát hiện sớm kịp thời, bằng cách chăm sóc bàn chân thích họp
và giáo dục sức khỏe nâng cao khả năng tự chăm sóc bàn chân của người bệnh [41].
Kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy kiến thức và thực hành tự chăm sóc
bàn chân của người bệnh đái tháo đường chưa cao, tỷ lệ người bệnh có kiến thức và
thực hành tốt chỉ dưới 50% [23],[45],[49]. Kiến thức và thực hành của người bệnh đái

tháo đường về cách chăm sóc bàn chân có mối quan hệ chặt chẽ [70]. Kiến thức và
thực hành tốt sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng ở bệnh đái tháo đường và giảm tỷ lệ
cắt cụt chi [72]. Nhờ can thiệp giáo dục, kiến thức của người bệnh được nâng cao từ
đó giúp người bệnh có những thực hành đúng trong việc tự chăm sóc bàn chân của
mình, cụ thểkiến thức chăm sóc bàn chân tăng từ 46,7% lên 86,7%; thực hành tăng từ
43,3% lên 98,3%[35]. Đã cải thiện đáng kểsố ngày chăm sóc bàn chân, từ 3,2 ± 2,8
ngày trước can thiệp giáo dục lên 5,9 ±1,8 ngày sau can thiệp 01 tháng [40].
Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phịng tỉnh Tun Quang, năm 2015
tồn tỉnh có khoảng 36.240 người mắc bệnh đái tháo đường được điều trị và quản
lý. Đáng báo động là có đến 64% khơng biết mình mắc bệnh.Bệnh việnđa khoa tỉnh
Tun Quang là bệnh viện trung tâm của tỉnh, hiện đang điều trị ngoại trú cho
khoảng 1000 người bệnh đái tháo đường, trong đó chủ yếu là người bệnh đái tháo
đường type 2. Hiện nay, trong tỉnh đã có nhiều nghiên cứu về đái tháo đường nhưng
đa số tập trung vào vấn đề chẩn đốn, điều trị biến chứng, gần đây có thêm một số
nghiên cứu về quản lý điều trị bệnh nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu quan tâm đến
lĩnh vực chăm sóc bàn chân. Việc giáo dục sức khỏe (GDSK) nâng cao khả năng tự
chăm sóc bàn chân đóng một giá trị nhất định giúp người bệnh có kiến thức tự chăm
sóc từ đó giúp phịng và hạn chế mắc phải biến chứng bàn chân của người bệnh đái
tháo đường. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thay đổi kiến thức và
thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị
ngoại trú tại Bệnh việnđa khoa tính Tuyên Quang năm 2018”.


13

MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u

1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người
bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh việnđa khoatỉnh Tuyên
Quang năm 2018.

2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của
người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh việnđa khoatỉnh Tuyên
Quang sau can thiệp giáo dục sức khỏe.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


14

1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Theo Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2017: “Đái tháo đường là
một nhóm các bệnh chuyển hố có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự
thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong hoạt động của insulin; hoặc cả hai.
Tăng glucose máu mạn tính thường kết họp với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng
và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và
mạch máu”[59].
1.1.2. Tình hình đái tháo đườngtrên thế giới
Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay,
được nhiều quốc gia quan tâm với số người mắc bệnh đang gia tăng nhanh chóng và
sự đe dọa của nó đến sức khỏe và kinh tế xã hội. Theo IDF (2017), trên toàn thế giới
có khoảng 425 triệu người mắc ĐTĐ, trong đó 1/3 là những người trên 65 tuổi. Nếu
mức tăng này khơng dừng lại thì dự kiến đến năm 2045, thế giới có khoảng 693
triệu người sống chung với căn bệnh này. Đồng thời có thêm 352 triệungười có rối
loạn dung nạp glucose, đây là những trường họp có nguy cơ cao phát triển thành
bệnhĐTĐ.Ở các nước có thu nhập cao, có khoảng 87% - 91% trường họp chẩn đốn
là ĐTĐ type 2; 7% - 12% là ĐTĐtype 1 và 1% - 3% thuộc các type khác[59].
Trên thế giới, hơn 60% NB ĐTĐ bắt nguồn từ các nước Châu Á và tỷ lệ
ĐTĐ đang gia tăng ở các quốc gia này. Ở các nước phát triển độ tuổi thường gặp

đái tháo đường là 35 - 64 tuổi [58]. Theo thống kê năm 2017, Tây Thái Bình Dương
và Đơng Nam Á là hai khu vực có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất với 159 triệu
người và 82 triệu người. Trong đó, cao nhất là Trung Quốc với 114,1 triệu người
mắc; tiếp đến là Ấn Độ với 72,9 triệu người mắc.Dự kiến tới năm 2045, Ấn Độ là
nước có số lượng người mắc ĐTĐ cao nhất với 134,3 triệu người. Nguyên nhân là
do q trình đơ thị hóa, tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, có lối sống ít vận động
nên số người bị ĐTĐ càng gia tăng trong khi tuổi chẩn đoán ĐTĐ giảm đi[59].


15

Năm 2017, theo thống kê thì số người mắc ĐTĐ trên 65 tuổi là 123 triệu
người, dự kiến năm 2045 sẽ tăng lên là 253 triệu người. Ở nhóm tuổi từ 20 -64 tuổi
có 327 triệu người mắc và dự kiến tới năm 2045 sẽ tăng lên là 438 triệu người[59].
Một thực tế đáng báo động là trên toàn cầu có khoảng 212,4 triệu người mắc
ĐTĐ khơng được chẩn đốn, 50% số đó nằm trong độ tuổi từ 20 - 79 tuổi. Có tới
84,5% trường họp mắc ĐTĐ khơng được chẩn đốn là ở các nước có mức thu nhập
thấp và trung bình. Ở các nước có mức thu nhập thấp như Châu Phi, tỷ lệ người mắc
ĐTĐ không được chẩn đốn là 69,2%; các nước có mức thu nhập cao là 37,3%.
Trung Quốc là quốc gia có số người mắc ĐTĐ khơng được chẩn đốn cao nhất (6,1
triệu người), tiếp theo là Ấn Độ (4,2 triệu người) và Mỹ (1,15 triệu người) [59].
Tính đến cuối năm 2017, theo IDF thì riêng đái tháo đường đã gây ra cái chết
cho 4triệu người trên tồn thế giới,cứ 8 giây lại có 1 người tử vong do đái tháo
đường. Trong đó, có khoảng 46,1% số ca tử vong là dưới 60 tuổi. Tổng chi phí y tế
dành riêng cho điều trị bệnh đái tháo đường và các biến chứng có liên quanlà 727
tỷđơ la Mỹ; chi phí y tế phải chicao nhất là ở Mỹ, tiếp đó là Trung Quốc và Đức[59].
Bệnh đái tháo đường phân chia theo giới tính: tỷ lệ mắc (20 - 79 tuổi) ở nam
giới (9,1%) cao hơn nữ giới (8,4%). số người mắc ĐTĐ là nam giới nhiều hơn nữ
giới khoảng 17,1 triệu người (221,0 triệu người nam so với 203,9 triệu người nữ).
Tỷ lệ mắc ở nữ giới dự kiến sẽ tăng lên 9,7% và nam giới là 10,0%. Nhóm tuổi từ

65-79 tuổi có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất ở cả giới nam và giới nữ. Tại vùng đơ thị
năm 2017có 279,2 triệu ngườimắc, tới năm 2045 là 472,6 triệu người. Vùng nông
thôn năm 20171à 145,1 triệu người, tới năm 2045 là 156,0 triệu người[59].
Tại các quốc gia Ả Rập (2017) tỷ lệ mắc đái tháo đườngcao nhất là nước Ả
Rập Xê Út với 31,6%; tiếp đó là Oman với 29%; Cơ-t 25,4%, Bah-rain 25,0% và
các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất là 25,0% [68].
Người bệnh đái tháo đường có thể được tìm thấy ở tất cả các nước, nếu
khơng có biện pháp dự phịng hay các chương trình quản lý hiệu quả thì tỷ lệ đái
tháo đường sẽ còn tiếp tục tăng lên trên tồn cầu.
1.1.3. Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam


16

Việt Nam khơng được xếp vào 10 nước có tỷ lệ đái tháo đườngcao nhưng lại
là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đơ
thị hóa. Theo thống kê của IDF năm 2015, số người trong độ tuổi từ 20 - 79 tuổi
mắc đái tháo đường là khoảng 3,5 triệu người, dự kiến sẽ tăng lên đến 6,1 triệu
người vào năm 2040. Có khoảng 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát
hiện. Chỉ có 28,9% người bệnhđái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế. Cứ 10
ngườicó 6 người bị biến chứng do đái tháo đường[58].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy về chi phí trực tiếp cho y tế và ngoài
y tế của NB ĐTĐ tại Khoa nội tiết - Bệnh viện Thanh Nhànnăm 2013 cho thấy:
tổng chi phí trung bình điều trị cho NB ĐTĐ trong một đợt điều trị nội trú là
4.540.846 đồng, trong đó tổng chi phí trực tiếp chi cho y tế/đợt điều trịlà 2.709.978
đồng và tổng chi phí trực tiếp ngồi y tế/đợt điều trị là 1.830.869 đồng [36].
Qua điều tra 1100 người dân tại Khmercủa Nguyễn Văn Lành (2013) thấy
rằng: tỷ lệ mắc đái tháo đường là 11,91%, trong đó tỷ lệ mới phát hiện là 78,6%
[24]. Tại Hải Phòng, tỷ lệđái tháo đườnglà 5,2%; tiền đái tháo đườnglà 26,8%, trong
đó tỷ lệ rối loạn glucose lúc đói là 19,8%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,0%

[13]. Ở Hậu Giang, tỷ lệ đái tháo đườnglà 10,3%; tỷ lệ đái tháo đườngmới phát hiện
là 68,1%; tỷ lệ đái tháo đường đã phát hiện trước đó là 31,9%; tỷ lệ rối loạn glucose
lúc đói là 9,7%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,7% [15].
Năm 2013, trong công bố của “Dự án phòng chống đái tháo đườngQuốc
gia”của Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2012) trên 11.000 người tuổi 30 - 69 tại 6
vùng trên cả nước, tỷ lệ mắc ĐTĐlà 5,7%; tiền mắc ĐTĐlà 12,8%. Những người >
45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐtype 2 cao gấp 4 làn những người < 45 tuổi [3].
Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm (2015) tại Nghệ Anthấy rằng có
309/1511 thai phụ mắc đái tháo đường tương đương với tỷ lệ là 20,5% [29].Nghiên
cứu tình hình đái tháo đường ỞSĨC Trăng trong 2 năm (2015-2016) của Võ Thành
Danh trên 1.114 người từ 40 tuổi trở lên thấy rằng,tỷ lệ ĐTĐtype 2 là 16,1%; mới
phát hiện là 9,5%; đã mắc và đang điều trị là 6,6%; tiền sử mắc ĐTĐlà 21,9% [10].


17

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Ngọc và cộng sự năm 2015,
các yếu tố đô thị hóa, dân số già, béo phì và hạn chế vận động thể chất có vai trị
quan trọng làm tăng tỷ lệ đái tháo đường tại Việt Nam [75].
Tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là
4,9%. Tỷ lệ người bệnh bị rối loạn glucoselúc đói chiếm 15,9%; nhóm người đái
tháo đườngở độ tuổi 60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%), nhóm người từ 3039tuổi chiếm tỷ lệ 4,3%[31]. Tại Bệnh việnđa khoa tỉnh Tuyên Quang trong 8 tháng
đầu năm 2016, có tổng số 895 người bệnhđái tháo đường được quản lý ngoại trú,
trong đó 59,3% người bệnh sống ở thành phố Tuyên Quang và 40,7% người bệnh
sống ở các huyện trên địa bàn tỉnh [5].
1.1.4. Biến chứng mạn tính của đái tháo đường
Các biến chứng mạn tính trong bệnh đái tháo đường là nguyên nhân chính
dẫn đến những hậu quả nặng nề và nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh.
Lượng đường trong máu cao lâu ngày gây thương tổn, làm dày màng đáy các mạch
máu nhỏ với các biến chứng ở mắt, ở thận, bệnh lý thần kinh. Đồng thời thúc đẩy

xơ vữa, làm hẹp các động mạch lớn gây tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,
bệnh mạch máu ngoại biên, biến chứng bàn chân.
Bên cạnh đó, đái tháo đường còn gây ra các bệnh nhiễm trùng khác như
nhiễm trùng da, răng miệng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, lao phổi...Các biến
chứng mạn tính xảy ra sớm hay muộn, nặng hay nhẹ rất khác biệt ở từng người
bệnh. Nhưng nếu kiểm sốt tốt đường huyết, có thể ngăn ngừa hay làm chậm và nhẹ
đi các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường[7],[27],[28].
1.2. Biến chứng bàn chânỏngưòi bệnh đái tháo đường
1.2.1. Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế Thế giới và sự thống nhất của nhóm chuyên gia quốc tế
định nghĩa biến chứng bàn chân đái tháo đường là hiện tượng nhiễm trùng, lt và/
phá hủy các mơ sâu có kết hợp với những bất thường về thần kinh và các mức độ
khác nhau về của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới [69].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của loét bàn chânđái tháo đưòng[27]


18

Hình 1.1: Cơ chế loét bàn chân của đái tháo đường [27]

Bệnh lý bàn chân ở người bệnh đái tháo đường gây nên chủ yếu bởi hai
nguyên nhân có ảnh hưởng hỗ trợ nhau: bệnh lý thần kinh và mạch máu. Các chấn
thương đóng vai trị như yếu tố thuận lợi cho loét xuất hiện. Nhiễm trùng làm trầm
trọng thêm vết loét, đây là yếu tố nguy cơ cao cho cắt cụt chi dưới và thậm chí tử
vong do nhiễm trùng huyết.
* Vai trò của bệnh lý mạch máu ngoại vi
Tổn thương mạch máu gây thiếu máu bàn chân và làm nặng thêm tình trạng
dinh dưỡng bàn chân, chủ yếu liên quan tới hệ động mạch chi dưới.



19

Bệnh lý mạch máu lớn: thường xuất hiện sớm bằng siêu âm Doppler màu
cho thấy lớp áo giữa động mạch dày lên (động mạch chày mác, kheo đùi) muộn hơn
có thể thấy mảng xơ vữa. Lịng mạch hẹp đơi khi có thể tắc bởi mảng xơ vữa. Biểu
hiện lâm sàng sớm là đau cách hồi (đau vùng cơ cẳng chân và bàn chân khi đi bộ).
Tổn thương mạch máu đóng vai trị ít quan trọng hơn trong hoại tử chân.
Bệnh nhâncó tổn thương vi mạch nhiều có loét bàn chân thì vùng thiếu máu ổ lt
thường rộng, cắt bỏ ngón chân hoại tử, bàn chân thì vết mổ thường lâu hồi phục.
* Vai trị của bệnh lý thần kỉnh

Hình 1.2: Cơ chế loét bàn chân do bệnh lý thần kinh[27]

Biến chứng thần kinh ngoại biên là biến chứng xuất hiện sớm và thường hay
gặp nhất ở người bệnh đái tháo đường. Bệnh sinh của biến chứng thần kinh do đái
tháo đường bản chất là do tích lũy sorbotol toong hệ thống dây thần kinh bởi ảnh
hưởng của tăng glucose máu mạn tính và sự thiếu hụt myo-inositol tại chỗ, nhiễm
độc bởi các sản phẩm của q trình đường hóa, các stoess oxy hóa và vai trị rất
quan trọng của các gốc oxy tự do (NO).
Đặc điểm tổn thương thần kinh đái tháo đường là sự mất myelin từng đoạn
trên sợi trục thần kỉnh, rối loạn cảm giác, rối loạn nhạy cảm, rối loạn thần kinh tự
động.


20

Thần kỉnh cảm giác - vận động
Giảm cảm giác bản thể và các cơ bàn chân bị suy yếu dẫn tới biến dạng bàn
chân làm thay đổi điểm tỳ đè bàn chân.
Tổn thương thần kinh cảm giác - vận động kéo dài dẫn tới thay đổi tư thế bàn

chân và bàn chân sẽ phải chịu những trọng lực bất thường khi đi đứng. Mất và thay
đổi các động tác co duỗi ngón chân làm cho các bàn ngón chân có dạng vuốt động
vật, các động tác đối lập của gân dài ngón chân làm cho các đốt bàn chân bị nhô ra
dẫn tới các phần nhô ra này chịu áp lực lớn của bàn chân nhất là ở phía dưới các đầu
xương bàn chân.
Bàn chân chịu áp lực liên tục lên một điểm nào đó sẽ dẫn tới giảm tưới máu
và có thể gây hoại tử do thiếu máu (đi giày dép chật).
Giảm nhạy cảm cảm giác đau và cảm giác bản thể phối hợp với áp lực lớn
bất thường lên bàn chân đặc biệt là các đầu xương bàn chân làm cho các vị trí này
dễ loét, cảm giác đau bị giảm khiến cho người bệnh không phát hiện ra loét nhỏ và
vì vậy đến khám và điều trị muộn dẫn tới loét càng trầm trọng hơn.
Thần kinh tự động
Khi thần kinh tự động bị tổn thương, các nối động - tĩnh mạch được mở ra dẫn
tới rối loạn tuần hoàn bàn chân, tăng nhiệt độ da, tăng quá trình tiêu xương cổ chân,
phù nề bàn chân. Khi rối loạn tuần hồn bàn chân sẽ dẫn tới giảm dịng máu tại các
mao mạch dinh dưỡng bàn chân gây hiện tượng thiếu máu vùng da của bàn chân.Rối
loạn thần kinh tự động gây giảm tiết mồ hôi bàn chân, bàn chân khô, da nứt nẻ, tạo
thuận lợi cho bội nhiễm vi khuẩn và bắt đầu xuất hiện điểm bất thường ở gan bàn chân.
* Vai trò của chấn thương
Các chấn thương thường được coi như là các yếu tố thuận lợi cho sự hình
thành loét bàn chân trên người bệnhđái tháo đường.
Chấn thương động: sang chấn từ ngoài tác động vào bàn chân như:Vấp phải
vật nhọn: gai nhọn, mảnh thủy tinh; vất phải vật cản gây chầy xước bàn chân: gạch,
đá, bậc cửa.. .có cạnh sắc; giầy, dép quá chật tạo áp lực ép lên một vài điểm ở bàn
chân, tại chỗ sẽ gây loét.


21

Chấn thương tĩnh:Tổn thương thần kinh yận động - cảm giác làm yếu cơ và

mất cảm giác cân bằng trong động tác co duỗi ngón chân, tạo điểm tỳ đề mới ở bàn
chân; Tổn thương thần kinh tự động làm mở các nối động - tĩnh mạch gây tiêu
xương, tăng dòng máu bàn chân gây phù nề, tổn thương khớp, hình thànhbàn
chânCharcot, tạo các điểm tỳ đè mới đặc biệt là vị trí các đầu ngón chân và đầu
dưới xương bàn chân. Đây là những điểm tỳ đè dễ loét nhất.
* Vai trò của nhiễm trùng
Nhiễm trùng làm nặng thêm tổn thương bàn chân cho dù đó là tổn thương
thần kinh hay mạch máu.Nhiễm trùng vẫn luôn là nguy cơ phải cắt cụt rộng bàn
chân ở ngườiđái tháo đườngcho dù điều trị kháng sinh tích cực: glucose máu cao là
mơi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chức năng bạch cầu đa nhân và hệ tự
miễn ở người đái tháo đường giảm. Tổn thương vi mạch nhiều làm hạn chế tưới
máu vùng tổn thương. Tất cả các yếu tố trên phối họp với nhau tạo điều kiện cho
nhiễm trừng phát triển mạnh.
Các nhiễm trùng lan rộng và sâu vào mơ mềm, viêm xương là ngun nhân
chính phải cắt cụt chi dưới.Có nhiều kiểu tổn thương bàn chân đái tháo đường:Lt
gan bàn chân ở vị trí đầu xương bàn ngón số 1, 2, 5; Sưng tấy mu bàn chân thường
do vi khuẩn kị khí sinh hơi; Áp xe bàn chân; Nhiễm trùng kẽ ngón chân do nấm
Candida Albican; Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.Loại vi khuẩn thường
gặp trong nhiễm trừng bàn chân:Phối họp hai loại vi khuẩn: 30%; tụ cầu vàng: 20%;
trực khuẩn mủ xanh: 10%.
1.2.3. Các yếu tố nguy cơdẫn đến loét bàn chân trong bệnh đái tháo đường
Glucose huyết cao; Thời gian mắc bệnh đái tháo đường; Đã có nhiều biến
chứng: mắt, thận, mạch máu...; Biến chứng thần kinh ngoại biên; Tiền sử nhiễm
trùng: da, tiết niệu... [27].
1.2.4. Các tổn thương bàn chân thường gặp ở người bệnhđáỉ tháo
đường[6]1.2.4.1. Biến đổi ngoài da
Các biến đổi thường gặp là da khô, bong da, nứt nẻ, rụng lông...do tổn
thương thần kinh tự động gây giảm tiết mồ hôi và thiểu dưỡng da.



22

1.2.4.2. Chai chân
Chai chân hình thành do tăng áp lực ở lòng bàn chân của người bệnhđái tháo
đường. Do chủ quan, thiếu quan tâm và mất cảm giác đau nên người bệnh thường
bỏ qua các tổn thương này, do đó các chai chân có điều kiện phát triển nhiều hơn,
dễ bị nứt, loét và trở thảnh 0 nhiễm trùng.
1.2.4.3. Biến dạng bàn chân
Tổn thương thần kinh vận động - cảm giác làm giảm cảm giác bản thể và yếu
các cơ ở sâu trong bàn chân dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của bàn chân (ngón chân
hình búa, hình vuốt, sập vòm bàn chân), làm thay đổi các điểm tỳ đè của bàn chân.
Các vị trí chịu nhiều áp lực, đặc biệt là các điểm chồi lên của xương, sẽ có những
biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khóp. Hậu quả là bàn chân
bị biến dạng, điển hình được gọi là bàn chân Charcot và rất dễ bị loét tại các chỗ
phải chịu áp lực cao.
1.2.4.4. Loét chân
Hay xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, thường do đi giày/dép chật. Các vết
loét thường bắt đầu chỉ từ những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng không được
điều trị hoặc điều trị khơng đúng cách nên bị nhiễm trùng; tiếp theo đó, nhiễm trùng
ngày càng nặng và lan rộng ra toàn bộ bàn chân, thậm chí có thể đe dọa tính mạng
và đe dọa cắt đoạn chi.
1.2.4.5. Cắt cut chân


Khác với người bình thường, vết loét chân ở người bệnh đái tháo đường rất
khó liền vì cung cấp khơng đủ máu, do đó vùng tổn thương bị thiếu chất dinh dưỡng
và oxy, đồng thòi, thiếu các tế bào máu như bạch cầu để chống lại vi khuẩn và các
tế bào chết không được dọn dẹp kịp thời. Mặt khác, đường máu cao sẽ ức chế các
hoạt động của bạch cầu, làm giảm hiệu quả của các phản ứng viêm chống nhiễm
khuẩn. Do vậy, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng và khó liền, dẫn đến buộc

phải cắt cụt. Một lý do khác là các động mạch có thể bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng
chân hoặc cao hơn nên mặc dù người bệnh chỉ có nhiễm trùng khu trú một phần của
bàn chân nhưng lại cần cắt cụt cao đến hên khớp gối.


23

1.2.5. Phân loại tổn thương bàn chân trong bệnh đái tháo đường
Năm 1970, các tác giả Wagner và Megitte đã lập ra bảng phân loại tổn
thương loét bàn chân gồm 5 phân độ: độ 0; 1; 2: chủ yếu đánh giá mức độ sâu của
vết loét từ mức da lành, độ 3 liên quan đến nhiễm trùng; độ 4 và độ 5 đánh giá mức
độ lan tỏa của tổn thương và có liên quan đến tổn thương mạch máu nhiều hơn[4],[28].
Độ 0: khơng có tổn thương hở nhưng có thể có biến dạng xương hoặc dày
sừng bàn chân.
Độ 1: Loét nơng, chưa có thâm nhập vào các mơ ở sâu.
Độ 2: Loét sâu lan tới gân, xương hoặc khớp.
Độ 3: Loét sâu có viên gân, xương, áp xe hoặc viêm mơ tế bào.
Độ 4: Hoại tử ngón, phần trước bàn chân hoặc gót chân, kèm nhiễm trùng
bàn chân.
Độ 5: Hoại tử lan rộng cả bàn chân, phối họp với tổn thương nhiễm trùng và
hoại tử mô mềm ở bàn chân.
1.2.6. Tình hình biến chứng bàn chân ờ người bệnh đái tháo đường
Biến chứng bàn chân là một biến chứng mạn tính thường gặp ở người
bệnhđái tháo đường type 2. Đây là một trong những biến chứng nặng có thể dẫn đến
nhiễm trùng hoặc loét không lành và trong trường họp xấu nhất có thể dẫn đến cắt
cụt chân khiến người bệnh phải nhập viện điều trị[28]. Tỷ lệ cắt cụt chi ở người
bệnh ĐTĐ cao gấp 17-40 lần so vói các đối tượng không bị đái tháo đường [48].
Ở Mỹ hàng năm có hơn 50.000 trường họp cắt cụt chi dưới ở NB ĐTĐ, trong
đó 24% cắt cụt ngón chân; 6% cắt cụt nửa bàn chân; 39% cắt cụt dưới gối; 21% cắt
cụt 1/3 dưới đùi. Khoảng 50% NB đã bị cắt cụt chi sẽ bị loét và nhiễm trùng ở chi

dưới trong vòng 18 tháng; 58% NB sẽ bị cắt chi lại sau 3-5 năm sau lần cắt bỏ đầu
tiên. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong 3 năm sau lần cắt bỏ đầu tiên đã được ước tính lên đến
20-50%. Khoảng 15% NBĐTĐ có bệnh lý bàn chân, trên phạm vi tồn cầu cứ 30
giây lại có một ca liên quan đến bệnh lý bàn chân ĐTĐ phải cắt cụt chi [28].
Tại Australian(2014), Earl B.J đã nghiên cứu để xác định sự phổ biến của
BCBC và tìm các yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng này trên người bệnh đái tháo


24

đường. Kết quả, tỷ lệ hiện có biến BCBClà 11,8%; 32,9% người bệnh có nhiều yếu
tố nguy cơ và 56,5% người bệnh có ít nhất một nhân tố nguy cơ BCBC[51].
Năm 2017, ở Ai Cập Goweda R và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu mô tả
cắt ngang trên 350 NB ĐTĐ. Kết quả cho thấy: có 179NB(51,1%) có thời gian mắc
bệnh ĐTĐ trên 10 năm; 35,1% NB có tiền sử LBC; 11,7% NB có tiền sử cắt cụt và
83,1%NB bị tê. Tại thời điểm nghiên cứu có 25,7% NB bị LBC[54].
Tại Tây Ethiopia, nghiên cứu chéo của Mariam G.T và cộng sự (2017) trên
279 NB ĐTĐ thấy rằng đã có 13,6% người bệnh bịloét chân. Từ kết quả trên cho
thấy tỷ lệ loét bàn chân được phát hiện là cao. cần đặc biệt quan tâm tới đối tượng
cư trú ở vùng nông thôn, giảm sự tăng cân thừa, quản lýbệnh thần kinhvà thúc đẩy
việc tự chăm sóc bàn chânsẽ làm giảm loét chân đái tháo đường [66].
Nghiên cứu ở Pakistan của tác giả Shaikh I và cộng sự (2017)đã khẳng định
rằng có mối tương quan đáng kể giữa vết loét ở gót chân với cắt cụt chân (p =
0,034). Với tỷ lệ là những người bị loét ở gót chân sẽ có nguy cơ bị cắt cụt chân cao
hơn 3,609 lần so với những người bị loét ở ngón chân [80].
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Lâm đã thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện
Nội tiết Trung ương (2012) để xác định thực trạng loét bàn chân và sử dụng giày
dép của 210 người bệnh đái tháo đườngngoại trú. Kết quả: có đến 68 người bệnh
loét bàn chân chiếm tỷ lệ 32,4%. số lần nhập viện do loét bàn chân của đa số
ĐTNC là 1 lầnchiếm 66,2%; nhập viện > 3 lần chiếm 11,8%. Đa số người bệnh có 1

vết loét bàn chânchiếm 76,5%; 2 vết loét chiếm 13,2%; > 3 vết loét chiếm 8,3%. Vị
trí loét bàn chân gặp nhiều nhất là đầu ngón chân ở chân phải và trái là tương
đương, tỷ lệ lần lượt là 44,7%và 40,5%; mu bàn chân phải chiếm 14,9%; mu bàn
chân trái chiếm 23,8%. Chủ yếu là loét bàn chân ở mức độ 1 chiếm 72,0% [25].
Nghiên cứu của Trần Đặng Đăng Khoa và cộng sự (2013)tại Khoa nội tim
mạch - nội tiết Bệnh viên Trung ương đa khoa cần Thơ, trong 88NB ĐTĐ type 2
nhập viện thì có 22 người bệnh (25%) có lt bàn chân [22]. Nghiên cứu mơ tả có
phân tích của tác giả Đặng Thị Hằng Thi (2012) tại Bệnh viện 19/8 Bộ Công an
được thực hiện trên 347 NB ĐTĐ điều trị ngoại trú. Cho kết quả: tỷ lệ đối tượng có


25

biến chứng là 69,7%; trong đó biến chứng bàn chânlà 14,7%. Thời gian phát hiện
biến chứng bàn chân dưới 5 năm và từ 5 năm trở lên là 3,5% và 11,2% [34].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng (2014) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
qua thăm khám bàn chân cho 110 người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú thì
thấy: 42,7% NB có tình trạng bàn chân dày sừng và chai chân; 0,9% NB có loét bàn
chân; 5,5% NB có móng chân mọc quặp; 3,6% NB bàn chân có biến dạng cấu trú
giải phẫu bình thường; 7,3% NB da khơ bong vảy; 9,1% NBcó teo cơ; 16,4% NB có
giảm phản xạ gân xương[17].
Qua nghiên cứu 46 người bệnh đái tháo đường có loét bàn chân điều trị tại
Khoa nội tiết- Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 1 năm (12/2013 - 12/2014) của
tác giả Đào Thanh Toan thấy rằng: các vị trí của vết lt trong nhóm nghiên cứu
làngón chân, mu chân, gót chân và gan chân. Trong đó tỷ lệ loét ở ngón chân là cao
nhất chiếm 45,7%. Mức độ tổn thương theo phân loại của Wagner -Meggitt có từđộ
1 đến độ 4, khơng có người bệnh tổn thương loét ở độ 5. Trong đó,người bệnh loét
độ 3 và 4 chiếm54,4%. Trong nhóm người bệnh có mức độ nhiễm trùng nặng có
8/18 người bệnh loét có hoại tử chiếm gần 50%. Người bệnh chỉ có tổn thương thần
kinh chiếm nhiều nhất 54,3%. Người bệnh có tổn thương mạch máu đơn độc chiếm

10,9%. Có 30,5% tổn thương cả mạch máu và thần kinh. Trong nhóm có tổn thương
cả thần kinh và mạch máu thì nhiễm trùng nặng chiếm tỷ lệ cao nhất 64,3% [37].
Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏeđã được Giang Xuân Thiện và cộng
sự thực hiện trong 2 năm (2014-2015) tại Bệnh việnhuyện Vị Thuỷ - tỉnh Hậu
Giang với 500 người bệnh đã tham gia, tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 có
BCBC chiếm 12%[35].Năm 2015, tại 2 phường Thới Thuận và Thuận An - quận
Thốt Nốt - thành phố cần Thơ, tỷ lệ NB ĐTĐ cao tuổi có BCBC là 38,4% [26].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016) tại Bệnh việnđa khoa tỉnh
Đà Nang, tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú có biến chứng
bàn chân là 19,7% trên tổng số 155 người bệnh tham gia nghiên cứu [16].
Trong các biến chứng liên quan đến bàn chân thì cắt cụt chi là gánh nặng
nặng nề nhất. Bàn chân đái tháo đường là nguyên nhân quan trọng khiến NB cần


×