Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VỐN ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.54 KB, 14 trang )

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ VỐN ĐẦU TƯ
I. Kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội
1. Khái niệm và phân loại kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội.
1.1. Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Kế hoạch phát triển Kinh tế- xã hội là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hóa.
Nếu phân chia theo góc độ nội dung, hệ thống kế hoạch hóa bao gồm các bộ phận cấu
thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Chiến lược phát triển, quy hoạch phát
triển, kế hoạch phát triển và các chương trình, dự án phát triển.
Chiến lược phát triển phát triển kinh tế - hội
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Các chương trình - dự án phát triển kinh tế - xã hội
Kế hoạch phát triển Kinh tế- xã hội là một công cụ để quản lý và điều hành vĩ
mô nền kinh tế quốc dân, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát
triển kinh tế xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng
trong một thời kỳ nhất định (Theo giáo trình Kế hoạch hóa phát triển- PGS.TS. Ngô
Thắng Lợi- NXB Đại học Kinh tế Quốc dân ).
1.2. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Theo giáo trình Kế hoạch hóa phát triển – PGS.TS. Ngô Thắng Lợi- NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân thì kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được phân loại như sau:
Nếu xét về tính chất, nội dung, có thể phân loại hệ thống KH phát triển chia
thành hai nhóm là các kế hoạch mục tiêu và các kế hoạch biện pháp. Nhóm các kế
hoạch mục tiêu (gọi là KH phát triển), gồm có: Kế hoạch tăng trưởng kinh tế; kế hoạch
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành lĩnh vực kinh tế; kế hoạch phát triển
vùng kinh tế; kế hoạch nâng cao phúc lợi xã hội. Nhóm kế hoạch biện pháp bao gồm:
kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch lao động- việc làm; kế hoạch ngân sách, kế hoạch cung
ứng tiền tệ; kế hoạch cân đối thương mại và thanh toán quốc tế.
Nếu xét theo góc độ thời gian: có thể có các loại kế hoạch dài hạn 10 năm; kế
hoạch trung hạn 5 năm hoặc 3 năm; kế hoạch ngắn hạn 1 năm và dưới 1 năm. Ở Việt
Nam hiện nay, trên tầm vĩ mô chũng ta có kế hoạch trung hạn 5 năm và kế hoạch ngắn


hạn 1 năm. Kế hoạch 5 năm được xây dựng trước mỗi kì Đại hội Đảng. Kế hoạch 5
năm là cơ sở định hướng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm.
2. Vai trò và đặc trưng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong hệ thống kế hoạch hóa ở Việt Nam, kế hoạch đóng vai trò là công cụ tổ
chức, triển khai, theo dõi đánh giá các hoạt động kinh tế xã hội trong từng giai đoạn
nhất định. Kế hoạch có nhiệm vụ cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của chiến lược
phát triển và các phương án quy hoạch tổ chức sản xuất để từng bước thực hiện và biến
chiến lược, quy hoạch thành thực tế cuộc sống. Kế hoạch phát triển được thể hiện rõ
nhất ( so với chiến lược và quy hoạch) qua hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và những
giải pháp chính sách thích hợp với từng giai đoạn.
Thứ nhất, Kế hoạch là một công cụ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị
trường: Nó giúp sự can thiệp của nhà nước chắc chắn khắc phục được thất bại của thị
trường hướng hoạt động thị trường vào những mục tiêu mà xã hội cần có. Đặc trưng
của công cụ này khác với các nhóm khác là ở chỗ đây là phương pháp quản lý nền kinh
tế của nhà nước theo mục tiêu. Nó thể hiện bằng việc trước hết là Chính phủ cần nhận
biết được sự vận động của kinh tế thị trường, chủ động xác định mục tiêu định
hướng phát triển kinh tế xã hội phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định
của một quốc gia, một vùng, một ngành hay một địa phương, và những giải pháp
chính sách cần thiết để đạt mục tiêu với hiệu quả và hiệu lực cao nhất.
Thứ hai, Kế hoạch là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm
thực hiện các mục tiêu ưu tiên: Chúng ta luôn nằm trong tình trạng khan hiếm nguồn
lực, nhất là: vốn, lao động có tay nghề và công nghệ tiên tiến. Nếu cứ để thị trường điều
tiết, các nguồn lực này sẽ hướng vào việc sản xuất các hàng hóa nhiều lợi nhuận và
mang tính trước mắt, ngắn hạn, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của những người giàu
trong xã hội, đó là những hàng hóa xa xỉ. Các nguồn lực không thể huy động được vào
những vùng sâu, vùng xa hoặc hoạt động trong những lĩnh vực mà xã hội cần có. Vì
vậy, nếu các nguồn lực khan hiếm được phân bổ theo kế hoạch, nó sẽ bảo đảm hướng
được vào các vấn đề mang tính bức xúc mà xã hội cần có, hướng vào người nghèo và
những tầng lớp yếu thế trong xã hội; các nguồn lực khan hiếm được phân bổ phù hợp
với nhu cầu trong dài hạn của đất nước và địa phương.

Thứ ba, Kế hoạch là một công cụ để thu hút được các nguồn tài trợ từ nước
ngoài: Nếu chúng ta có những Kế hoạch phát triển cụ thể với những mục tiêu đặt ra cụ
thể và những dự án được thiết kế cẩn thận, đó thường là một điều kiện cần thiết để nhận
được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Trong một chừng mực
nhất định việc mô tả dự án tỷ mỷ và cụ thể trong khuôn khổ một Kế hoạch phát triển
toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mong muốn của các địa phương về việc tìm kiếm
nguồn vốn từ bên ngoài càng nhiều bấy nhiêu. Thực tế qua Hội nghị các nhà tài trợ vừa
qua đã cho thấy, nhờ Chính phủ Việt Nam đã có một lộ trình rõ ràng và thể hiện rõ
quyết tâm trong cải cách bộ máy hành chính nên Việt Nam đã nhận được sự cam kết tài
trợ lớn nhất từ trước đến nay từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.
Thứ tư, Kế hoạch là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của
mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới mục tiêu: Sự công bố cụ thể về
những mục tiêu xã hội và kinh tế quốc gia hoặc của một địa phương dưới dạng một Kế
hoạch phát triển cụ thể có ảnh hưởng quan trọng về thái độ hay tâm lý đối với dân cư.
Nó có thể thành công trong việc tập hợp dân chúng đằng sau chính phủ trong một chiến
lược quốc gia để xóa bỏ nghèo đói. Bằng việc huy động sự ủng hộ của quần chúng và
đi sâu vào các tầng lớp xã hội, các đảng phái, tôn giáo để yêu cầu mọi công dân đều
cùng nhau làm việc để xây dựng đất nước. Nhà nước (các cấp) khi có một Kế hoạch
kinh tế được coi là được trang bị tốt nhất để đảm bảo những động lực cần thiết để vượt
qua những lực cản và thường hay chia rẽ của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa truyền
thống trong một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội và cuộc sống ấm no cho mọi
người.
Đặc trưng của kế hoạch được thể hiện rõ qua sự so sánh với chiến lược phát
triển theo các khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, tính phân đoạn trong kế hoạch chặt chẽ hơn: Trong kế hoạch, một
yêu cầu mang tính nguyên tắc là phải có khung thời gian rõ ràng. Chúng ta không thể
nói, KH cho những năm đầu thế kỉ 21, KH cho những năm 2000, mà phải là kế hoạch
thời kì 2001-2005 hay kế hoạch năm 2000. Về thời gian, kế hoạch thường được chia
thành nhiều mức độ khác nhau: KH 5 năm, KH 3 năm, KH hàng năm, KH quý, tháng
v.v… Trong các khoảng thời gian cụ thể ấy, chúng ta phải thực hiện được một số mục

tiêu, chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện các bước đi của chiến lược và quy hoạch.
Thứ hai, tính định hướng cụ thể hơn: Kế hoạch và chiến lược đều bao gồm cả
mặt định tính và định lượng tuy vậy mặt định lượng là đặc trưng cơ bản hơn của kế
hoạch. Quản lý bằng kế hoạch mang tính cụ thể hơn, chi tiết hơn và nó dựa trên các dự
báo mang tính chất ổn định hơn. Tính định lượng của KH được thể hiện thông qua hệ
thống các chỉ tiêu phản ánh mục tiêu, kết quả, đầu ra hay hoạt động cần đạt được trong
giai đoạn kế hoạch. Bên cạnh đó là các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu nguồn lực cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ đặt ra.
Thứ ba, tính kết quả và hiệu quả rõ ràng hơn: mục tiêu của chiến lược chủ yếu
là vạch ra các hướng phát triển chủ yếu, tức là nó thể hiện tính hướng đích là chính.
Trong khi đó mục tiêu của kế hoạch là phải thể hiện ở tính kết quả. Các mục tiêu, các
chỉ tiêu của kế hoạch chi tiết hơn, đầy đủ hơn và trên một mức độ nào đó ở các nước có
nền kinh tế hỗn hợp thì nó còn thể hiện một tính pháp lệnh, tính cam kết nhất định.
3. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (kế hoạch 5 năm)
3.1. Khái niệm và vị trí
Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hóa các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ
trình phát triển dài hạn của đất nước. Kế hoạch xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kì 5 năm và xác định các cân đối,
các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vực
kinh tế Nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. (Theo
giáo trình Kế hoạch hóa phát triển- PGS.TS. Ngô Thắng Lợi- NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân ).
Kế hoạch 5 năm là trung tâm trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển bởi vì:
Thứ nhất: Thời hạn 5 năm là khoảng thời gian đủ để có thể đánh giá chính xác
hiệu quả của các dự án đầu tư, hiệu ứng của các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế
xã hội.
Thứ hai: Yêu cầu của kế hoạch là phải xác định hệ thống chỉ tiêu một cách cụ
thể, đo lường nhiệm vụ cần phải đạt được trong một thời kì nhất định, vì vậy kế hoạch
trong phạm vi 5 năm thường bảo đảm đưa ra những chỉ tiêu chính xác hơn, dễ thực thi
hơn những kế hoạch có thời hạn dài hạn.

Thứ ba: Kế hoạch 5 năm thường được xác định trong một nhiệm kì Đại hội
Đảng và trùng lặp với nhiệm kì làm việc của cơ quan Chính phủ, vì vậy coi kế hoạch
5 năm là trung tâm là một quan điểm gắn lãnh đạo chính trị với lãnh đạo kinh tế, cho
phép xác đinh rõ ràng hơn trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị và tạo thuận
lợi cho việc đánh giá chính xác hiệu quả, hiệu lực của bộ máy lãnh đạo chính trị.
3.2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
Theo giáo trình Kế hoạch hóa phát triển- PGS.TS. Ngô Thắng Lợi- NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân. Nội dung chủ yếu của việc làm kế hoạch 5 năm bao gồm việc
phân tích đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của đất nước; các mục tiêu và giải pháp về
phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm
nghèo... Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và đánh giá
thực hiện kế hoạch thời kì trước: Việc phân tích này sẽ chỉ ra được tiềm năng, lợi thế,
thế mạnh, lợi thế so sánh, nêu được những mặt mạnh, mặt yếu, những yếu tố làm được
và chưa làm được trong thời gian qua.
Thứ hai, Xác định các phương hướng phát triển trong thời kì kế hoạch: Xây
dựng hệ thống quan điểm phát triển, xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu, chỉ
tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn 5 năm. Xác định
các chương trình và các lĩnh vực phát triển. Các chương trình phát triển là cơ sở để
hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu phát triển của kỳ kế hoạch 5 năm.
Thứ ba, Xây dựng cân đối vĩ mô và giải pháp lớn: Đầu tiên cần xác định các cân
đối vĩ mô chủ yếu: Cân đối vốn đầu tư, cân đối xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán
quốc tế, cân đối sức mua toàn xã hội; xác định khả năng thu hút vốn đầu tư cả trong
nước và nước ngoài, đồng thời xác định những quan hệ lớn về phân bổ nguồn vốn đầu
tư giữa các vùng kinh tế, giữa công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hóa, xã
hội; xác định các quan hệ cung cầu một số vật tư hàng hóa chủ yếu. Sau đó xây dựng,
hoàn thiện những vấn đề về cơ chế quản lý, các chính sách kinh tế, về hiệu lực bộ máy
quản lý và các vấn đề về tổ chức thực hiện.
II. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư.

×