Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Thị Dinh

XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO QUẢN LÝ TỔNG HỢP
ĐỚI BỜ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Thị Dinh

XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO QUẢN LÝ TỔNG HỢP
ĐỚI BỜ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
Mã số: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO MẠNH TIẾN

Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ vô cùng quý báu của
TS.Đào Mạnh Tiến, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã hết lòng dạy dỗ, chỉ bảo tận tình,
tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị ở Viện Tài nguyên môi
trƣờng và phát triển bền vững đã tạo mọi điều kiện để tơi có thể hồn thành luận
văn một cách tốt nhất.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, các cô khoa Địa lý đã dìu
dắt, dạy dỗ những kiến thức bổ ích trong suốt q trình học tập, rèn luyện tại trƣờng
cũng nhƣ trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã đóng góp và động
viên tơi rất nhiều để hoàn thành đƣợc luận văn này.
Mặc dù đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu, và bản thân tôi cũng rất cố
gắng thực hiện tuy nhiên vẫn khơng tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong nhận
đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp từ các thầy, các cơ để có thể hồn thiện luận văn tốt hơn.

Hà Nội, 2014
Tác giả

Phạm Thị Dinh


MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu..................................................................................................... i
Danh mục hình vẽ .......................................................................................................ii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ .............. 4
1.1. Một số khái niệm về đƣờng bờ và đới bờ ............................................................ 4
1.2. Mục tiêu và cách tiếp cận ..................................................................................... 9

1.3. Bản chất của quản lý tổng hợp đới bờ................................................................ 11
1.4. Quá trình lập kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ ................................................ 12
1.5. Phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ ................................................................... 13
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU24
2.1. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 24
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ..........................................................24
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 30
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa ................................................................................31
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát bổ sung ....................................................31
2.2.3. Phƣơng pháp thành lập hệ thống bản đồ ..................................................32
2.2.4. Phƣơng pháp tiếp cận hệ sinh thái ............................................................42
CHƢƠNG 3. CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI
BỜ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC ............................................................................. 44
3.1. Cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ .................................................... 44
3.1.1. Cơ sở về điều kiện tự nhiên ...................................................................... 44
3.1.2. Cơ sở về tài nguyên môi trƣờng ............................................................... 51
3.1.3. Cơ sở về tai biến thiên nhiên .................................................................... 78
3.1.4. Cơ sở về kinh tế - xã hội ........................................................................... 80
3.1.5. Ảnh hƣởng của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến tài nguyên
môi trƣờng ................................................................................................................. 86
3.2. Phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú Quốc ................................. 91


3.3. Giải pháp thực thi quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ
huyện đảo Phú Quốc ............................................................................................... 102
3.3.1. Giải pháp hồn thiện chính sách và pháp luật ........................................103
3.3.2. Giải pháp về tổ chức và cán bộ...............................................................106
3.3.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng ...............110
3.3.4. Các giải pháp giải quyết các xung đột trong hoạt động quản lý tổng hợp

đới bờ huyện đảo Phú Quốc ................................................................................111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 116


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tính nhạy cảm và kháng chế của đới bờ .................................................... 9
Bảng 2.1. Quy hoạch phân vùng chức năng sử dụng biển ở Hạ Môn- Trung Quốc. 27
Bảng 2.2: Ma trận quản lý các hoạt động phát triển trong vùng công viên biển ...... 35
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình (oC) tháng và năm vùng biển Phú Quốc ................... 49
Bảng 3.2: Phân loại và đặc điểm các loại đất............................................................ 52
Bảng 3.3. Lƣợng mƣa tháng tại Phú Quốc giai đoạn 2003-2012 ............................. 54
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các mỏ và điểm quặng...................................................... 57
Bảng 3.5: Độ phủ và mật độ cỏ biển tại các thảm cỏ biển quan trắc ở khu bảo tồn
biển Phú Quốc ........................................................................................................... 61
Bảng 3.6: Diện tích (ha) rạn san hơ ở các khu vực vùng biển Phú Quốc ................. 63
Bảng 3.7: Độ phủ (%) của một số thành phần nền đáy rạn san hô chủ yếu tại các
trạm quan trắc. ........................................................................................................... 65
Bảng 3.8: Độ phủ (%) của các giống san hô ƣu thế tại các trạm quan trắc .............. 66
Bảng 3.9: Độ phủ (%) chung và một số giống san hô bị tẩy trắng ................................... 67
Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải tại các điểm du lịch trên đảo Phú
Quốc. ......................................................................................................................... 89
Bảng 3.11. Ma trận tƣơng thích vùng đảo Phú Quốc................................................ 96
Bảng 3.12: Phân vùng sử dụng theo đặc điểm tự nhiên, tài nguyên – môi trƣờng và
mức độ dễ bị tổn thƣơng vùng đảo và ven đảo Phú Quốc ........................................ 97

i


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa đới bờ và hệ thống tài nguyên đới bờ ............................ 5
Hình 1.2: Vị trí chuyển tiếp của đới bờ....................................................................... 7
Hình 2.1: Sơ đồ các phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 30
Hình 2.2: Phân vùng quy hoạch quản lý biển của Mỹ .............................................. 34
Hình 2.3: Phân vùng quản lý tổng hợp ở cơng viên biển quốc tế Dải San Hô Lớn
đông bắc Ustralia ....................................................................................................... 34
Hình 2.4: Phân vùng chức năng và quản lý đới bờ Hạ Mơn – Trung Quốc ............. 36
Hình 2.5. Sơ đồ phân vùng quản lý tổng hợp ven biển vịnh Hạ Long, Quảng Ninh 37
Hình 2.6: Sơ đồ phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ biển phía Tây Vịnh Bắc Bộ
cấp tỉnh ...................................................................................................................... 38
Hình 2.7. Bản đồ phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam (mảnh 4: Xuyên
Mộc – Hà Tiên) ......................................................................................................... 39
Hình 2.8: Bản đồ phân vùng quản lý tổng hợp ở Cù Lao Chàm............................... 40
Hình 3.1: Vị trí đảo Phú Quốc trên ảnh vệ tinh ........................................................ 44
Hình 3.2: Bản đồ đất đảo Phú Quốc.......................................................................... 53
Hình 3.3: Bản đồ phân bố tài ngun khống sản đảo Phú Quốc ............................. 58
Hình 3.4. Mũi nhơ tại khu vực cảng An Thới ........................................................... 59
Hình 3.5. Bãi tắm trong khu du lịch tại Bãi Sao ....................................................... 59
Hình 3.6: Khu du lịch suối Tranh.............................................................................. 59
Hình 3.7: Phân bố của các thảm cỏ biển ở vùng biển Phú Quốc .............................. 62
Hình 3.8: Phân bố rạn san hô ở tây bắc đảo Phú Quốc. ............................................ 63
Hình 3.9: Phân bố rạn san hơ ở nam Phú Quốc ........................................................ 63
Hình 3.10: San hơ dạng phiến bị tẩy trắng tại Hịn Xƣởng....................................... 67
Hình 3.11: San hơ dạng khối bị tẩy trắng tại Hịn Móng Tay ................................... 67
Hình 3.12: Rừng ngập mặn ở cửa Cạn ...................................................................... 68
Hình 3.13: Rừng ngập mặn ở cửa Lấp ...................................................................... 68
Hình 3.14: Bản đồ phân bố hệ sinh thái đảo Phú Quốc ............................................ 69
Hình 3.15: Ơ nhiễm nƣớc khu vực cửa sông Dƣơng Đông do hoạt động dân sinh .. 72

ii



Hình 3.16: Bản đồ địa hóa mơi trƣờng nƣớc vùng biển Phú Quốc........................... 76
Hình 3.17: Bản đồ địa hóa mơi trƣờng trầm tích vùng biển Phú Quốc .................... 77
Hình 3.18: Biến động địa hình tại Cửa Cạn giữa hai thời điểm............................... 78
Hình 3.19: Tài liệu sonar qt sƣờn Tu-PQ34 (phía Tây Nam Vũng Bàu) cho thấy
có thể tồn tại lỗ thốt khí trên bề mặt đáy biển ......................................................... 80
Hình 3.20: Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo Phú
Quốc .......................................................................................................................... 86
Hình 3.21: Bản đồ phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú Quốc ....... 101

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong quần thể đảo ven bờ biển tây nam, quần đảo Phú Quốc thuộc
huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là một vùng đảo giữ vị trí chiến lƣợc quan
trọng trong phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng, nơi giao lƣu
thƣơng mại và dịch vụ mang ý nghĩa quốc tế và khu vực. Là vùng biển đặc quyền
kinh tế của Việt Nam thuộc vịnh Thái Lan, biển Phú Quốc nhạy cảm về an ninh
quốc phòng và giàu tiềm nămg phát triển kinh tế.
Huyện đảo Phú Quốc nổi tiếng nhƣ một ngƣ trƣờng lớn với nguồn tài nguyên
sinh vật biển phong phú và đa dạng. Nơi đây còn là khu du lịch, đặc biệt là du lịch
sinh thái đang thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nƣớc với
nhiều bãi tắm đẹp, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Để phát triển đồng bộ huyện đảo Phú Quốc, những năm qua Đảng và Nhà
nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát
triển dịch vụ du lịch, kinh tế của huyện Phú Quốc với mục tiêu xây dựng đảo Phú
Quốc thành một đảo du lịch, trong đó có Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt: “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020” trong đó nhấn mạnh “ƣu
tiên cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và mơi
trƣờng sinh thái”.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đơ thị trên tồn đảo đã làm biến
đổi các thành phần và chất lƣợng mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí ảnh hƣởng đến
mơi trƣờng sinh thái cũng nhƣ tác động đến sức khỏe cộng đồng. Đảo Phú Quốc
hiện đang đối phó với nhiều vấn đề về môi trƣờng: vấn đề ô nhiễm môi trƣờng biển,
ơ nhiễm mơi trƣờng do q trình phát triển cơng nghiệp, đô thị, đặc biệt là do hoạt
động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, vấn đề quản lý và xử lý chất thải…Công
tác bảo vệ môi trƣờng trên đảo còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát
triển trên đảo. Do đó, để phát triển đảo Phú Quốc theo định hƣớng phát triển tổng
thể kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đề tài luận văn: “Xác lập cơ sở khoa học

1


cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú Quốc” là rất cần thiết.
Tỉnh đã đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ thành lập Đặc khu kinh
tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, với cơ chế chính sách ƣu đãi đặc biệt, vƣợt trội,
đủ sức cạnh tranh quốc tế để thu hút đầu tƣ, nhất là đầu tƣ nƣớc ngồi.
Chính vì vậy, quản lý tổng hợp các hoạt động trên là một việc làm rất cần
thiết nhằm góp phần giải quyết những mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo
vệ môi trƣờng, đƣa Phú Quốc theo hƣớng phát triển kinh tế bền vững đi đôi với
bảo vệ mơi trƣờng bền vững
2. Phạm vi nghiên cứu
Tồn bộ phần đất liền trên đảo Phú Quốc và vùng biển từ 0 – 30m nƣớc đảo
Phú Quốc (bao gồm cả quần đảo An Thới)
3. Mục tiêu
- Xác lập đƣợc cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên, cơ sở về tài nguyên môi

trƣờng, cơ sở về tai biến thiên nhiên, cơ sở về kinh tế - xã hội và cơ sở về pháp lý
nhằm quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú Quốc.
- Đề xuất các giải pháp thực thi về việc hồn thiện chính sách và pháp luật, tổ
chức và cán bộ, tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng, giải quyết xung
đột trong hoạt động quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp vùng nghiên
cứu.
4. Nội dung và nhiệm vụ
4.1. Nội dung
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên; đánh giá hiện
trạng tài nguyên môi trƣờng, tai biến thiên nhiên đảo Phú Quốc; xây dựng hệ cơ sở
dữ liệu về kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trƣờng, hạ tầng kỹ thuật môi trƣờng đảo
Phú Quốc.
- Xây dựng phƣơng pháp luận lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trƣờng vào các
quy hoạch phát triển, quy hoạch sử dụng đất. Đánh giá các tác động môi trƣờng trên
cơ sở phát triển của các hoạt động kinh tế xã hội.

2


4.2. Nhiệm vụ
Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu về: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các
dạng tài nguyên đới bờ huyện đảo Phú Quốc.
Khảo sát bổ sung đới bờ huyện đảo Phú Quốc nhằm đánh giá hiện trạng tài
nguyên môi trƣờng biển.
Xử lý số liệu các mẫu lấy và phân tích các loại mẫu nƣớc biển và trầm tích
đáy biển.
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về tài nguyên, môi trƣờng cho biển đảo Phú Quốc
Tổng hợp, xử lý tài liệu thành lập bản đồ phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ
huyện đảo Phú Quốc 0-30m nƣớc tỉ lệ 1/50.000.
Đề xuất giải pháp phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú Quốc.

Đồng thời xây dựng các thiết chế và chính sách để điều hòa các giải pháp trên.
5. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp đới bờ
Chƣơng 2. Tình hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Cơ sở khoa học phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú
Quốc
Kết luận

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ
1.1. Một số khái niệm về đƣờng bờ và đới bờ
1.1.1. Quan niệm về đới bờ ở một số nước trên thế giới
Đới bờ (Coastal Zone) hay vùng bờ (Coastal Area) là một bộ phận đặc biệt và
quan trọng của bề mặt Trái Đất, nơi có sự chuyển tiếp dần cho nhau giữa biển và lục
địa, có sự tiếp xúc giữa các quyển: thạch quyển, sinh quển, thủy quyển, khí quyển của
Trái Đất và là nơi chứa đựng các hệ sinh thái có năng suất cao nhất, giàu có và đa
dạng sinh học.
* Định nghĩa về mặt tự nhiên của đới bờ
Mang tính khái quát và đƣợc sử dụng khá rộng rãi là định nghĩa đới bờ trong
mối tƣơng tác giữa môi trƣờng biển và lục địa: “Đới bờ là một vùng chuyển tiếp mà
ở đó mơi trƣờng lục địa tƣơng tác lẫn nhau và hình thành một môi trƣờng thống
nhất” (Barbara E. Brown, 1997). Về mặt lý thuyết, định nghĩa thể hiện một cách đầy
đủ bản chất của đới bờ, là một không gian cụ thể mà ở đó mơi trƣờng tự nhiên mang
đặc thù riêng bởi sự kết hợp giữa môi trƣờng của biển và môi trƣờng lục địa, đồng
thời mang tính tổng quát cao. Đây cũng là định nghĩa đƣợc rất nhiều các sách khi
viết về môi trƣờng tự nhiên của đới bờ sử dụng.
Trong chƣơng trình quản lý nguồn tài nguyên ven biển khu vực Đông Á, khi

đề cập đến việc phân định ranh giới của đới bờ, các nhà nghiên cứu của các nƣớc
ASEAN đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa vấn đề sinh thái nhân văn với các vấn
đề địa kinh tế - xã hội trong việc phân định đới bờ. Với cách tiếp cận này, các nhà
nghiên cứu cho rằng đới bờ là vùng kinh tế - xã hội và nhân văn có liên quan đến
q trình khai thác tài nguyên ven biển theo quan điểm phát triển bền vững phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Quan điểm phân định này
nghiêng về khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội,
các yếu tố về địa sinh thái cịn mờ nhạt. Mặt khác phạm vi khơng gian của đới bờ ở
đây là tƣơng đối mở và không xác định cụ thể. Việc xác định phạm vi ranh giới của
đới bờ là bao nhiêu km từ bờ biển vào trong đất liền phụ thuộc vào mức độ đầu tƣ
phát triển của các ngành dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên biển và ven biển

4


của mỗi quốc gia. Theo chúng tôi quan điểm này chỉ phù hợp đối với các quốc gia
nhỏ ven biển nhƣ Singapore và các quốc gia đảo khác.
Đối với khoa học địa mạo, đới bờ đƣợc xem là nơi tƣơng tác giữa đất liền và
biển cả để tạo ra các dạng địa hình đặc thù cho nó. Tại đây, sóng biển và các loại
dịng chảy do nó sinh ra là yếu tố động lực rất quan trọng đối với sự hình thành và
biến đổi địa hình cũng nhƣ trầm tích. Bên cạnh đó, các yếu tố thủy triều, sơng, dịng
chảy, gió, sinh vật,… cũng giữ vai trị khơng kém phần quan trọng.[14]
* Định nghĩa trong nghiên cứu khai thác sử dụng tài nguyên và hoạch định
chính sách quản lý tổng hợp đới bờ
Đới bờ là nơi có mơi trƣờng sống hết sức đa dạng và bao gồm nhiều hệ sinh
thái phong phú khác nhau nhƣ cửa sông, cỏ biển, san hô, đầm phá, vũng vịnh, bãi
triều… Các sản phẩm tự nhiên của đới bờ với các hệ thống đới bờ với các hệ xung
quanh nó. Trên thực tế, việc quản lý đới bờ xuất phát từ những hành vi tác động của
con ngƣời. Các hành vi này có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến đới bờ hoặc thông qua
mối quan hệ giữa hệ thống đới bờ với các hệ xung quanh nó. Trên thực tế, việc quản

lý đới bờ xuất phát từ những hành vi tác động của con ngƣời lên hệ thống đới bờ với
mục đích là bảo vệ và phát triển hệ thống tài nguyên đới bờ.

Đới bờ
Hệ thống tài nguyên đới bờ

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa đới bờ và hệ thống tài nguyên đới bờ

5


1.1.2. Quan niệm về đới bờ ở Việt Nam
Trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng phƣơng án quản lý tổng hợp đới bờ Việt
Nam, góp phần bảo đảm an tồn mơi trƣờng và phát triển bền vững” (KT.06.07)
thuộc Chƣơng trình “Điều tra nghiên cứu biển” giai đoạn 1996 - 2000 do Phân viện
hải dƣơng học tại Hải Phòng, nay là Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển thực hiện
(1996 – 2000), các tác giả đã đƣa ra khái niệm về đới bờ (hay đới bờ) nhƣ sau: Đới
bờ là một khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, một đới động và nhạy cảm, là
một hệ thống tự nhiên đặc trƣng bởi các quá trình tƣơng tác; một khu vực có tiềm
năng tài nguyên phục vụ phát triển đa ngành và là nơi chịu tác động mạnh của các
hoạt động của con ngƣời.
Về phạm vi ranh giới của đới bờ, các tác giả cho rằng có nhiều cách phân
định khác nhau phụ thuộc vào quan niệm và mục đích khác nhau của các hoạt động
quản lý. Theo các tác giả thì trên quy mơ tồn cầu, ngƣời ta thƣờng xác định giới
hạn về phía lục địa của đới bờ là các đồng bằng ven biển, ở nơi khác là giới hạn của
thủy triều; cịn giới hạn về phía biển là rìa thềm lục địa. Cịn ở quy mơ một Quốc
gia thì đới bờ có khơng gian hẹp hơn. Về phía lục địa là đƣờng nối các điểm cịn
chịu tác động của biển nhƣ: ranh giới xâm nhập mặn, tác động của sóng bão, giới
hạn thủy triều…, ở nơi khác thì lấy điểm cách đƣờng bờ 10km, là phạm vi mà ở đó
các hoạt động của con ngƣời có thể tác động trực tiếp đến môi trƣờng cửa sông ven

biển. Cịn về phía biển là đƣờng đẳng sâu bằng một phần hai bƣớc sóng (thƣờng
nằm giữa 30 - 50m nƣớc). Tại khu vực này, sóng biển có thể tác động trực tiếp, làm
biến cải địa hình đáy.
Theo quyết định Số: 158/2007/QĐ-TTg của thủ tƣớng chính phủ:
Phạm vi khơng gian đới bờ bao gồm:
a) Phần đất liền: bao gồm tất cả các quận, huyện, thị xã ven biển của các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng nêu trên;
b) Phần biển: bao gồm vùng biển ven bờ cách bờ 6 hải lý trở vào của các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng nêu trên.

6


Tóm lại , với cách tiế p câ ̣n khác nhau , các tác giả đã đƣa ra các khái niệm
khác nhau về dải ven biển và các phƣơng pháp khác nhau để xác định ranh giới dải
ven biể n. Trong đó , phầ n lớn viê ̣c phân đinh
̣ ranh giới c ủa dải ven biển dựa trên các
căn cƣ́ về tƣ̣ nhiên. Riêng mô ̣t số nghiên cƣ́u về kinh tế xã hô ̣i la ̣i thiên về viê ̣c phân
đinh
̣ theo ranh giới hành chiń h . Theo tôi , viê ̣c phân đinh
̣ ranh giới dải ven biể n
nhằ m mu ̣c đích xây dƣ̣ng các kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội cho một khu vực

lãnh thổ đặc thù này cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa các yếu
tố về tƣ̣ nhiên sinh thái với các yế u tố về xã hô ̣i nhân văn và phát triể n kinh tế xã
hơ ̣i của khu vực này.
1.1.3. Đặc tính chung của đới bờ
* Khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển

Trên bề mặt Trái Đất, 2/3 là biển và đại dƣơng, chỉ có 1/3 là lục địa. Khu vực
chuyển tiếp giữa lục địa và biển gọi là đới bờ (coastal) - nơi gặp gỡ của các quyển:
khí quyển, thủy quyển, thạch quyển và sinh quyển. Một cách đơn giản có thể mơ tả
vị trí chuyển tiếp của đới bờ so với vùng lục địa và biển lân cận qua sơ đồ hình 1.2

Hình 1.2: Vị trí chuyển tiếp của đới bờ
Do vị trí chuyển tiếp, nên đới bờ chịu sự tác động tƣơng hỗ của 4 quyển và
hình thành ở đây đặc tính hỗn tạp cả về mặt mơi trƣờng tự nhiên, sinh thái tài
nguyên- là kết quả của quá trình tƣơng tác. Chính q tình này đã tạo ra thang bậc
của các tham số môi trƣờng tự nhiên theo cấu trúc ngang bờ. Các thang bậc này kéo
theo sự hình thành các diễn thế sinh thái với sự xuất hiện của các loài khác nhau.

7


* Một hệ tự nhiên có quy mơ hành tinh
Trên bình diện tồn cầu, đới bờ đƣợc xem là một hệ tự nhiên trong hệ trái
đất. Nói cách khác đó là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh, độc lập và ngang cấp với
lục địa và biển/ đại dƣơng. Nó đặc trƣng bởi sự phát sinh- phát triển, tiến hóa- suy
tàn, vận động theo quy luật tiến hóa của tự nhiên. Đới bờ tồn tại độc lập nhờ các
quá trình tƣơng tác, ràng buộc lẫn nhau trong nội bộ hệ và phát triển nhờ các mối
quan hệ tƣơng tác giữa hệ với các hệ khác xung quanh. Phá vỡ tính hồn chỉnh của
các mối quan hệ hữu cơ đó sẽ dễ làm tổn thƣơng hệ và gây ra các sự cố sinh tháimôi trƣờng.
* Một đới động lực và tương tác
Đới bờ là một hệ cân bằng động, thƣờng xuyên biến đổi theo quy mô thời gian
khác nhau: từ những biến động chu kỳ ngắn (chu kỳ triều, vài tuần hoặc tháng) đến
dài (trên nghìn năm). Nơi đây ln xảy ra các hoạt động tƣơng tác giữa quá trình lục
địa (sơng) và biển (sóng, dịng chảy, thủy triều) giữa các yếu tố nội sinh và ngoại
sinh. Các hoạt động tƣơng tác nhƣ vậy biểu hiện rất khác nhau về mức độ và xu thế ở
những khu vực khác nhau của đới bờ. Điều này sẽ quyết định xu thế tiến hóa khác

nhau ở các khu bờ biển cụ thể.
Trong phạm vi đới bờ có sự trao đổi rõ rệt giữa nƣớc ngọt (bề mặt/ nƣớc
ngầm) với nƣớc mặn và giữa các khối nƣớc nhạt ven bờ với khối nƣớc mặn thềm lục
địa. Q trình trao đổi nƣớc đóng vai trị rất quan trọng trong việc vận chuyển và trao
đổi này tạo ra sự hòa trộn phức tạp bên trong đới bờ và tác động biến đổi hóa học liên
quan tới các phản ứng nƣớc- các phần tử và các quá trình tạo gradient độ muối. Kết
quả đã hình thành các khu vực nƣớc khác nhau về mặt thủy hóa và dinh dƣỡng, tạo ra
các vùng nƣớc ngọt, nhạt, lợ và mặn. Sự hòa trộn này cũng gây ra tác động đến ánh
sang và dinh dƣỡng cần cho sức sản xuất sơ cấp trong các thủy vực và điều kiện bồi
tụ hoặc xói lở đƣờng bờ biển. Đó là q trình tƣơng tác ngoại sinh tác động trao đổi
vật chất thông qua các cặp: đất- khí, nƣớc- trầm tích và sơng- biển.
* Một đới nhạy cảm

8


Đới bờ nói chung và hệ tự nhiên trong nó nói riêng dễ bị lệ thuộc vào nhiễu
loạn tự nhiên và nhân sinh, đồng thời cũng có nhiều cách hiểu về những ứng xử đối
với các tình huống thay đổi nhƣ vậy. Tính nhạy cảm và tính kháng chế là hai khái
niệm thƣờng dùng để giải thích khả năng ứng xử (response) của các hệ thống mơi
trƣờng. Tính nhạy cảm (sensitivity) là mức độ mà tƣơng ứng với nó, một hệ thống
môi trƣờng phục hồi lại sau những thay đổi nhƣ vậy. Kết hợp hai đặc tính này trong
một ma trận 2x2 chúng ta có thể phân biệt đƣợc những loại khác nhau của hệ thống
bờ biển mà có khả năng ứng xử khác nhau đối với các sức ép.
Bảng 1.1. Tính nhạy cảm và kháng chế của đới bờ
Tính nhạy cảm
Thấp
Cao

Tính kháng chế

Thấp
Cao
Bờ biển Fjord (đối với ơ
Vách đá dốc đứng (cliffs)
nhiễm)
Vách đá dốc đứng nguy
Các bãi biển (đối với bãohiểm (cliffs prone to
gây xói lở)
failure)
Các vùng rừng ngập mặn Các đụn cát (đối với bão)
(đối với ô nhiễm)
San hô (đối với bão)
San hô (đối với sao biển
Bờ phẳng (đối với ô
gai vƣơng miện)
nhiễm)

* Một đới dễ bị tổn thương
Đới bờ nói chung và hệ tự nhiên trong nó nói riêng dễ bị lệ thuộc vào tác
động tiềm ẩn của tự nhiên và nhân sinh, đồng thời cũng có nhiều cách hiểu về
những ứng xử đối với các tình hƣớng thay đổi nhƣ vậy. Tính dễ bị tổn thương là
khái niệm thƣờng dùng để giải thích khả năng ứng xử (response) của các hệ thống
tự nhiên và xã hội. Kết hợp hai đặc tính này trong một ma trận tƣơng thích chúng ta
có thể phân biệt đƣợc những loại khác nhau của hệ thống đới bờ mà có khả năng
ứng xử khác nhau đối với các sức ép, lấy ví dụ cho đới bờ huyện đảo Phú Quốc.
1.2. Mục tiêu và cách tiếp cận
Mọi kế hoạch bảo vệ, tăng cƣờng và sử dụng lâu bền tài nguyên và môi
trƣờng vùng bờ cần dựa trên những quan sát toàn diện và sự hiểu biết đúng đắn, có
cơ sở khoa học về sinh thái vùng bờ, các quá trình bờ và mối tƣơng tác giữa chúng


9


với các hệ lên cận. Đặc biệt phải tính đến các diễn biến chu kỳ dài do tác động của
dâng cao mực nƣớc, hiệu ứng ngập lụt ven bờ và các tai biến tự nhiên.
Cần thay thế cách tiếp cận đơn ngành hiện nay bằng cách tiếp cận liên ngành
trong quy hoạch và quản lý vùng bờ biển, cũng nhƣ các nguồn tài nguyên của
chúng. Do vậy mục tiêu chủ yếu của quản lý tổng hợp là:
- Chấp nhận phát triển đa ngành
- Giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích, các tác hại và mất mát không thể đảo
ngƣợc trong việc lựa chọn sự phát triển cho tƣơng lai
- Bảo toàn chức năng của các hệ thống tự nhiên và sinh thái
- Tối ƣu hóa việc sử dụng đa mục tiêu
Nhƣ vậy mục tiêu chung của quản lý tổng hợp vùng bờ là tạo ra lợi ích tối đa
trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên bờ, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích tối đa
trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên bờ, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và những
ảnh hƣởng qua lại có hại của các hoạt động trong vùng này.
Nhìn từ góc độ thể chế và chính sách, ngƣời ta còn hiểu quản lý tổng hợp là
một tổng thể các biện pháp quản lý của Chính phủ dƣới hình thức thể chế tổ chức và
luật pháp nhằm đảm bảo cho các chƣơng trình phát triển quản lý vùng bờ biển đƣợc
hòa nhập trong các mục tiêu kinh tế- xã hội, an ninh – quốc phòng, kết hợp với
những vấn đề môi trƣờng quốc gia đã đƣợc đề ra và hình thành trên cơ sở có tính
đến tất cả những nhân tố có tƣơng tác lẫn nhau trên vùng bờ biển. Theo cách hiểu
này quản lý vùng ven bờ là những hành vi chức năng của các cơ quan quản lý của
chính phủ và áp dụng cho cấp quốc gia. Đối với cấp địa phƣơng và một khu vực cụ
thể, sự bắt đầu bằng thể chế và chính sách là hồn tồn khơng có căn cứ. Cho nên,
trong phạm vi một khu vực hoặc một địa phƣơng quản lý tổng hợp tiếp cận điều
chỉnh các phƣơng án truyền thơng trong quy hoạch và quản lý vùng bờ. Nói cách
khác nó kết hợp và lồng ghép các kế hoạch quản lý môi trƣờng và tài nguyên với
các kế hoạch phát triển theo ba kiểu phối hợp dƣới đây:

- Phối hợp các hệ thống tài nguyên bờ với các hệ thống kinh tế- xã hội.

10


- Phối hợp nhiệm vụ, nghĩa là xây dựng kế hoạch quản lý môi trƣờng vùng
bờ (hoặc quy hoạch môi trƣờng). Trên cơ sở đó so sánh kế hoạch quản lý mơi
trƣờng với kế hoạch phát triển (đã có hoặc sẽ xây dựng). Kế hoạch phát triển này
phải nhằm vào các mục tiêu của phát triển bền vững.
- Phối hợp chính sách: căn cứ vào nhu cầu kế hoạch quản lý môi trƣờng mà
điều chỉnh kế hoạch phát triển bằng việc xây dựng hoặc lồng ghép các chính sách
và các thể chế của chính phủ, ngành và địa phƣơng trên cùng địa bàn.
1.3. Bản chất của quản lý tổng hợp đới bờ
Tham gia xây dựng và thực hiện một chƣơng trình quản lý tổng hợp vùng bờ,
khơng ai khác ngồi các tổ chức, các ngành có quyền lợi và đang tiến hành việc sử
dụng tài nguyên vùng này. Đặc biệt là vai trò tham gia với tƣ cách là nòng cốt kỹ
thuật của các nhà khoa học. Vai trò của họ khác nhau nhƣng nhìn chung là họ mới
đáp ứng đƣợc các giải pháp phát triển đa ngành, phối hợp quản lý liên ngành và giải
quyết các mâu thuẫn lợi ích.
Bản chất của quản lý tổng hợp vùng bờ là:
- Quản lý tổng hợp vƣợt ra ngoài các tiếp cận quản lý đơn ngành, chú trọng
bảo toàn chức năng sinh thái vùng bờ.
- Quản lý tổng hợp là một quá trình phân tích nhằm tƣ vấn cho chính phủ
những mục tiêu ƣu tiên, các thỏa thuận, các vấn đề và các giải pháp.
- Quản lý tổng hợp là một quá trình quản lý hành chính năng động và liên tục
đối với việc sử dụng, phát triển và bảo vệ vùng bờ và các loại tài nguyên phù hợp
với các mục đích đã đƣợc xã hội chấp nhận.
- Quản lý tổng hợp khai thác và giải quyết vấn đề theo một hệ thống theo
chức năng trong mối liên kết giữa các hệ thống và việc sử dụng vùng bờ.
- Quản lý tổng hợp bảo đảm sự cân bằng giữa việc bảo vệ các hệ sinh thái

quan trọng đối với phát triển kinh tế đới bờ. Nó định hình các mục tiêu ƣu tiên có
tính đến u cầu giảm thiểu, trong trƣờng hợp cần thiết thì khơi phục mọi tác động
đến mơi trƣờng và định ra những hƣớng dẫn hợp lý nhất để xử lý vấn đề.

11


- Quản lý tổng hợp thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi địa lý nhất
định, do các cơ quan phối hợp xác định kể cả tài nguyên vùng này.
- Quản lý tổng hợp là một q trình địi hỏi những giải pháp lặp đi lặp lại đối
với những vấn đề kinh tế xã hội, môi trƣờng, luật pháp phức tạp. Chức năng chính
của quản lý tổng hợp là hợp nhất các nhu cầu của các ngành và vấn đề mơi trƣờng.
Nó đƣợc thực hiện thơng qua các thỏa thuận pháp lý giữa các ngành, các cấp.
- Quản lý tổng hợp định ra một cơ cấu để giảm thiểu hay giải quyết các mâu
thuẫn có thể phát sinh ở mức độ khác nhau liên quan đến việc phân phối và sử dụng
tài nguyên ở những khu vực đặc biệt của vùng bờ.
- Quản lý tổng hợp đới bờ khuyến khích nâng cao nhận thức về phát triển bền
vững và ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trƣờng vùng bờ.
- Quản lý tổng hợp là một hành vi chủ động, đi cùng với nhân tố phát triển,
chứ không phải là hành vi thụ động, đợt có những dự kiến phát triển rồi mới hành
động. Nhƣ vậy quản lý tổng hợp cũng chứa đựng cả những nguyên tắc cơ bản trong
việc xây dựng các chƣơng trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
1.4. Quá trình lập kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ
Quản lý tổng hợp đới bờ đƣợc tiến hành theo 7 bƣớc cơ bản sau:
- Xác định vấn đề quản lý
- Phân tích và đánh giá (hiện tại và tƣơng lai)
- Lựa chọn ƣu tiên
- Xây dựng kế hoạch
- Thông qua
- Thực thi

- Giám sát và đánh giá
* Các nhu cầu thông tin cần thiết đối với quản lý tổng hợp
- Đặc trƣng sinh học
- Môi trƣờng tự nhiên
- Kinh tế- xã hội
- Luật pháp và thể chế

12


* Phân tích và đánh giá
Trên cơ sở phân tích các nhóm thơng tin liên quan tới tài ngun thiên nhiên
đới bờ, tiến hành xem xét sự phân phối và sử dụng tài nguyên theo ngành, theo cấp
và trong cộng đồng hƣởng dụng. Đồng thời với việc phân tích kế hoạch phát triển
đới bờ, phải tiến hành đánh giá tác động môi trƣờng tổng thể của dự án phát triển.
Phân tích các cơ hội phát triển kinh tế xã hội hiện tại và tƣơng lai, cùng với việc tìm
hiểu những cản trở, lỗ hổng của các vấn đề thể chế chính sách để đề xuất một khung
thể chế chính sách phù hợp với kế hoạch quản ký tổng hợp. Sản phẩm sau khi phân
tích và đánh giá thơng tin thƣờng là các báo cáo đánh giá tổng quan môi trƣờng đới
bờ nghiên cứu.
* Các công cụ kỹ thuật cần thiết:
- Đánh giá nhanh mơi trƣờng
- Phân tích và đề xuất khung thể chế chính sách
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ nghiên cứu.
- Kết hợp sử dụng GIS để xử lý các thông tin không gian.
- Đánh giá tác động môi trƣờng tổng thể (integrated EIA).
- Phân vùng chức năng (zoning)
- Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên biển
- Phục hồi đa dạng sinh học
- Lựa chọn các kỹ thuật mơi trƣờng

- Phân tích mâu thuẫn lợi ích
- Sử dụng công cụ kinh tế môi trƣờng trong việc xây dựng kế hoạch phát
triển bền vững đới bờ.
- Thiết lập hệ thống monitoring
- Quản lý cộng đồng
Sản phẩm của bƣớc này chính là kế hoạch quản lý mơi trƣờng
1.5. Phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ
1.5.1. Cách tiếp cận và mục tiêu phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ
a. Cách tiếp cận phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ

13


Hiện nay, phƣơng pháp phân vùng đƣợc mở rộng phạm vi áp dụng sang rất
nhiều các lĩnh vực hoặc các ngành sử dụng tài nguyên có liên quan mà vấn đề quản
lý tổng hợp đới bờ và phân chia chức năng vùng biển là những ví dụ. Thực chất việc
phân vùng trong các lĩnh vực này thƣờng gắn với việc phân chia và sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có ở khu vực bờ quản lý và do vậy việc phân
vùng sử dụng tài nguyên thƣờng gắn với các chức năng sử dụng của các hệ thống
tài nguyên này. Chính vì thế, ngƣời ta cịn dùng thuật ngữ “phân vùng chức năng”
để phân biệt với “phân vùng hành chính” trong phân chia, phân cấp quản lý các
vùng biển/bờ cho các đơn vị hành chính nhà nƣớc giữa trung ƣơng và địa phƣơng
và giữa các địa phƣơng.
Trong quản lý tổng hợp đới bờ, phân vùng chức năng đƣợc định nghĩa là sự
“phân chia lãnh thổ” ở đới bờ theo những tiêu chí nhất định để có hƣớng và cách thức
phát triển và sử dụng tài nguyên đới bờ một cách hiệu quả và bền vững. Một trong
những nguyên tắc và tiêu chí quan trọng đƣợc sử dụng nhƣ là một căn cứ để phân
vùng chức năng chính là các đặc điểm tự nhiên hay chức năng tự nhiên, và các chức
năng khai thác, sử dụng của các hệ sinh thái và các nguồn lợi trong đới bờ. Ngoài ra,
để đảm bảo các kết quả phân vùng mang tính khả thi và dễ dàng đƣợc chấp nhận bởi

những ngƣời hƣởng lợi, việc phân vùng chức năng trong đới bờ phải phản ánh đƣợc
lợi ích và các đặc điểm xã hội của đới bờ cũng nhƣ phải căn cứ vào việc sắp xếp lại
các thể chế sẵn có trong việc quản lý sử dụng các nguồn lợi của đới bờ. Các kết quả
về phân vùng cung cấp một quy chế phù hợp cho việc phân định không gian đới bờ
theo mục đích bảo tồn và phát triển, cung cấp khung pháp lý cho việc sử dụng các
nguồn lợi và tài nguyên của đới bờ theo các vùng chức năng đã phân định.
Qua phân tích trên, tơi quan niệm phân vùng quản lý gắn liền với phân vùng
chức năng. Trƣớc khi phân vùng quản lý phải phân vùng chức năng. Trên cơ sở
phân vùng chức năng, xác định các đối tƣợng và hành động quản lý. Nói cách khác,
phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ là phân chia đới bờ của một khu vực, một quốc
gia hay một địa phƣơng theo các mục đích, tiêu chí để quản lý các đối tƣợng, các
hoạt động phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu tai biến thiên

14


nhiên, giảm thiểu tối đa mâu thuẫn lợi ích trong xã hội để đạt kết quả sử dụng tài
nguyên, môi trƣờng tối ƣu, tạo một xã hội phát triển hài hòa và bền vững. Kế hoạch
trong quản lý tổng hợp đới bờ chính là giai đoạn đầu của quy hoạch quản lý tổng
hợp đới bờ, giúp tổ chức không gian phát triển đới bờ cho việc lập kế hoạch quản lý
tổng hợp đới bờ đƣợc rõ ràng hơn, mang tính khoa học hơn và khả thi hơn.
b. Mục tiêu của phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ
Mục tiêu chung của phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ nhằm đảm bảo nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sao cho sử dụng bền vững đới bờ theo chức năng, để
hài hồ về lợi ích của các ngành/ ngƣời sử dụng tài nguyên bờ, trong khi vẫn đảm
bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng bền vững. Còn các mục tiêu
cụ thể của phân vùng thƣờng là:
- Bảo vệ các hệ sinh thái điển hình/đặc trƣng và quan trọng của đới bờ, các
nơi sinh cƣ (habitat) của các lồi đặc trƣng và các q trình diễn tiến sinh thái ở đới bờ
quản lý.

- Bảo vệ chất lƣợng và giá trị tự nhiên cũng nhƣ giá trị văn hoá của đới bờ
mà vẫn đảm bảo đƣợc các hoạt động phát triển trong chừng mực cho phép.
- Giúp giải quyết hoặc ngăn chặn các mâu thuẫn lợi ích của các ngành kinh tế
trong quá trình phát triển ở đới bờ.
- Bảo tồn các vùng sử dụng đặc biệt và giảm thiểu các tác động tiêu cực có
thể nảy sinh trong quá trình khai thác, sử dụng đới bờ.
- Xây dựng và bảo vệ đƣợc các khu bảo tồn nghiêm ngặt để phục vụ cho các
hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục lâu dài.
Theo Charles Ehler và Fanny Douvere (2009), các nội dung cơ bản của cách
tiếp cận phân vùng trong quy hoạch không gian bờ và biển là:
- Định vị và thiết kế các vùng (zones) dựa trên sự chồng khít các yếu tố địa
hình, hình thể, hải dƣơng học, sinh học, các yếu tố phát triển,… ở đới bờ quản lý.
- Xác định một hệ thống cấp phép, quy định pháp lý, và các qui tắc sử dụng
trong mỗi vùng đã xác định.

15


- Thiết lập một cơ chế bảo đảm sự tuân thủ phƣơng án phân vùng và các quy
định pháp lý nói trên trong q trình khai thác, sử dụng.
- Tạo dựng các chƣơng trình giám sát, thẩm định và thích ứng với hệ thống
phân vùng.
Có thể nói, đến nay chưa có một khn mẫu chung cho phương án phân
vùng quản lý. Nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện cụ thể (tài ngun, mơi trường, kinh
tế, xã hội, cơ chế chính sách, văn hóa,…) của đới bờ quản lý, cũng như vào cơ quan
có trách nhiệm đối với việc phân vùng.
1.5.2. Nguyên tắc phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ
Các chuyên gia của chƣơng trình PEMSEA (2003) [25] đã khuyến nghị 15
nguyên tắc cơ bản khi thực hiện phân vùng chức năng trong đới bờ. Nghĩa là một kế
hoạch phân vùng phải đảm bảo đƣợc các nguyên tắc sau:

(1)

Đƣợc xây dựng theo các phƣơng pháp đơn giản, dễ hiểu và mang tính

khả thi.
(2)

Hạn chế các tác động tiêu cực lên các hoạt động kinh tế đang diễn ra ở

đới bờ (nếu có thể đƣợc), đồng thời phải đồng nhất với mục tiêu bảo vệ và phát
triển các nguồn lợi của đới bờ.
(3)

Các vùng chức năng trong đới bờ đƣợc phân chia nên có sự thống nhất

và tƣơng tự cả về mặt chức năng và điều kiện sử dụng và khai thác với các vùng
bảo tồn hiện có trong đới bờ.
(4)

Các vùng đƣợc phân chia nên đảm bảo tính liên tục, ví dụ: vùng đƣợc

bảo vệ nghiêm ngặt, vùng đệm, vùng đƣợc phép khai thác có điều kiện, vùng khai
thác tự do,… Tránh việc phân vùng „đột ngột‟, ví dụ đặt vùng bảo vệ nghiêm ngặt
cạnh vùng đƣợc phép khai thác tự do. Nên sử dụng „vùng đệm – buffer zone‟ nhƣ
những vùng chuyển tiếp giữa các vùng có đặc tính khác nhau.
(5)

Các vùng đơn lẻ nên đƣợc đặt ở những nơi có đặc điểm riêng biệt, đặc

trƣng hoặc có vị trí địa lý cách biệt với các vùng cịn lại, ví dụ các đảo hoặc các rạn

san hơ,…

16


(6)

Ở những nơi có thể, việc phân vùng nên dựa vào hoặc kế thừa các ranh

giới về mặt địa lý hoặc hành chính sẵn có của đới bờ.
(7)

Nơi sinh cƣ của các lồi q hiếm hoặc có nguy cơ tiệt chủng ở cấp độ

toàn cầu, cấp độ vùng, cấp quốc gia hoặc các loài đặc hữu của quốc gia, của địa
phƣơng nên đƣợc khoanh thành những vùng bảo vệ (ở các mức độ khác nhau tuỳ
theo từng hoàn cảnh) nhƣ các lồi bị biển, cá heo, rùa biển, cá sấu sinh sống.
(8)

Các bãi đẻ, bãi sinh sản, bãi ƣơng ấp có giá trị về đa dạng sinh học (đặc

biệt là của những lồi có giá trị khai thác hoặc đang bị khai thác phổ biến) nên đƣợc
khoanh vùng thành những vùng khai thác hạn chế hoặc khai thác theo mùa để tránh
mùa sinh sản, ấp nở của các loài này.
(9)

Các vùng ni thả tự nhiên (ví dụ nhƣ các vùng thƣờng đƣợc con ngƣời

thả giống thuỷ sản ra tự nhiên để tái tạo nguồn lợi) nên đƣợc khoanh vùng ở cạnh các
ngƣ trƣờng khai thác để đảm bảo việc bổ sung quần đàn vào nguồn lợi trong vùng.

(10) Các vùng đƣợc khai thác hạn chế hoặc khai thác theo mùa nên đƣợc phân
loại thành các “vùng khai thác hoặc sử dụng chung” (general use) trong phân loại
các vùng.
(11) Theo nguyên tắc chung, các vùng có ý nghĩa lớn về đa dạng sinh học
hoặc giá trị văn hoá lịch sử hoặc những vùng bị cấm khai thác nên thành lập thành
các vƣờn quốc gia hoặc nâng cấp bảo vệ lên mức độ quốc gia.
(12) Khi một vùng đƣợc khoanh theo định hƣớng ngăn cấm một hoạt động kinh
tế nào đó sử dụng nguồn lợi trong vùng, nên cung cấp kèm theo các hƣớng dẫn hoặc
định hƣớng cho các ngành kinh tế đó tiếp cận việc khai thác hoặc sử dụng nguồn lợi
thay thế trong các vùng khác.
(13) Các hƣớng dẫn về tiếp cận hoặc khai thác các nguồn lợi thay thế này đặc
biệt quan trọng đối với những ngƣời dân bản địa của địa phƣơng, đặc biệt là những
cộng đồng địa phƣơng đang sống phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên qua các phƣơng
thức săn bắt hoặc đánh bắt tự nhiên.
(14) Vùng neo đậu tàu thuyền nên nằm xa các khu vực nhạy cảm về nguồn lợi
nhƣ các rạn san hô, bãi đẻ thủy sản,…

17


×