Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.68 KB, 17 trang )

Những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của
ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của NHTM
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trung gian tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong
nền kinh tế. Song, người ta vẫn gặp khó khăn trong việc đặt ra khái niệm ngân
hàng và phân biệt nó với các tổ chức tài chính khác. Vấn đề này đã gây ra nhiều
tranh cãi, ở đây, tôi xin đưa ra một định nghĩa trên phương diện những loại hình
dịch vụ mà chúng cung cấp.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán –
và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế. (Peter S.Rose – Quản trị ngân hàng thương mại – NXB
Tài chính 2004 – Trang 7 dòng thứ 4).
Như vậy, ngân hàng thương mại hiện đại được hiểu như một tổ chức tài
chính cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến tài chính. Ở Việt Nam, theo
điều 20 sửa đổi bổ sung của Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng được định nghĩa là loại hình tổ
chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan.
Phân loại theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ta có các loại hình ngân
hàng như sau: Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính
sách, ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và các loại hình khác… Ngân hàng
thương mại là một loại hình ngân hàng hoạt động với mục tiêu lợi nhuận.
Hệ thống các ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Vai trò này thể hiện ở nhiều khía
cạnh, thứ nhất ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, ngân hàng là cầu
nối của doanh nghiệp và những nhà đầu tư, thông qua hoạt động tín dụng thu
hút vốn và cung cấp vốn, đồng thời thông qua các hoạt động thanh toán, kinh
doanh ngoại hối, các ngân hàng thương mại điều tiết tài chính trong nước theo


sự vận động của nền tài chính quốc tế, thúc đẩy ngoại thương và nội thương,
giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế. Hệ thống các ngân hàng thương mại còn là
một kênh quan trọng giúp Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng các nghiệp
vụ thị trường mở.
1.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM
Tín dụng theo một định nghĩa đơn giản nhất là sự vay mượn lẫn nhau dựa
trên nguyên tắc hoàn trả và sự tín nhiệm. Tín dụng bao gồm 6 loại hình quan hệ:
tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng, tín dụng thuê mua,
tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế.
Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong các hoạt động của ngân
hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là việc NHTM sử dụng
nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân
dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác,
bảo lãnh, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng
nhà nước, dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và
khả năng sinh lời.
Các nguyên tắc tín dụng của NHTM
- Khách hàng phải cam kết sẽ hoàn trả vốn gốc và lãi vay trong thời gian
xác định đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguồn vốn của ngân
hàng chủ yếu là từ các khoản tiền gửi và các khoản vay mượn của ngân hàng,
nên người nhận tín dụng cũng phải thực hiện đúng theo cam kết, đây là điều
kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và hoạt động kinh doanh.
- Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích đã thỏa
thuận với ngân hàng, không trái quy định của pháp luật và thỏa thuận của ngân
hàng cấp trên.
Các loại tín dụng ngân hàng : Tùy theo tiêu thức phân loại ta có:
- Theo hình thức cấp tín dụng ta có cho vay, bao gồm cho vay thấu chi,
cho vay trực tiếp từng lần. cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay luân chuyển,
cho vay trả góp, cho vay gián tiếp…, ngoài ra còn có chiết khấu thương phiếu,
cho thuê tài sản, bảo lãnh…

- Theo thời gian ta có tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn.
- Theo sự đảm bảo ta có tín dụng không cần tài sản đảm bảo và tín dụng
có tài sản đảm bảo.
- Theo hình thức hoàn trả nợ vay ta có cho vay trả nợ 1 lần và cho vay trả
góp, tức là có nhiều kỳ hạn trả nợ.
-Theo rủi ro ta có các khoản : nợ trong hạn và đã gia hạn, nợ quá hạn có
khả năng thu hồi và nợ có khả năng mất vốn.
Tín dụng là nghiệp vụ đóng góp một phần rất lớn vào doanh thu và thu
nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, do vậy, yêu cầu quản lý
tín dụng một cách khoa học hiện đại và lành mạnh để đạt được lợi nhuận tối đa
từ hoạt động này là một vấn đề thời sự tại bất cứ ngân hàng nào.
1.2 Tổng quan về rủi ro trong NHTM
1.2.1 Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là những tổn thất có thể xảy ra ngoài dự kiến, là những bất trắc
không thể lường trước được, có khả năng làm các chủ thể không đạt được mục
tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động.
Ngân hàng ra đời đồng thời với nền kinh tế hàng hóa, giải quyết nhu cầu
phân phối điều tiết nguồn vốn trong xã hội, phục vụ cho sản xuất và phát triển.
Hoạt động của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do hoạt động kinh doanh nhạy
cảm, liên quan nhiều ngành nghề đối tượng, nhiều lĩnh vực khác nhau, và có
ảnh hưởng sâu rộng khắp nền kinh tế.
Rủi ro luôn song hành cùng hoạt động của ngân hàng. Bản chất của rủi ro
là khách quan, không thể tránh khỏi.Chúng ta không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro
mà chỉ có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể được.
1.2.2 Nguyên nhân rủi ro
1.2.2.1. Do khách hàng
Khách hàng có thể vì nhiều lý do chủ quan và khách quan mà gây
ra rủi ro cho ngân hàng. Những rủi ro chủ quan có thể được ngân hàng
dự báo trước hay nhận thấy trong khi thẩm định tín dụng, song những
rủi ro khách quan thường không thể dự trù, do vậy mỗi ngân hàng đều

có một bộ phận dự phòng rủi ro. Những rủi ro khách quan như khách
hàng gửi tiền vì lý do cá nhân có thể rút tiền trước hạn, gây rủi ro trong
hoạt động nhận tiền gửi, khách hàng gặp rủi ro bất trắc không thể trả nợ
đúng hạn. Những rủi ro chủ quan do khách hàng như trình độ kinh
doanh kém, nên thua lỗ không thể trả nợ gốc và lãi, hay khách hàng có
mục đích lừa đảo từ đầu, chây ỳ không trả nợ, khách hàng do chạy theo
ngành kinh doanh lợi nhuận cao nên chịu rủi ro cuối cùng không thể trả
nợ… Những rủi ro này đều có thể dự đoán nếu công tác thẩm định tín
dụng làm tốt đạt chất lượng, công tác quản lý tín dụng sâu sát theo
đúng yêu cầu đề ra.
1.2.2.2. Do ngân hàng
Ngân hàng cũng thường tự gây ra rủi ro, phần nhiều là do nguyên
nhân chủ quan. Đó là sự kém cỏi trong công tác quản lý, kiểm tra giám
sát các hoạt động của ngân hàng, cùng với đó là do nhân viên kém trình
độ nghiệp vụ, hoặc không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, những nhân viên
này vì mưu lợi cá nhân nên móc ngoặc với khách hàng, ví dụ như giúp
khách hàng đảo nợ, để khách hàng có thể trả món vay cũ, vay món mới,
còn mình thì đạt khối lượng mục tiêu đề ra.
1.2.2.3. Những nguyên nhân khách quan khác
Đây là nhóm nguyên nhân mà ngân hàng ít khả năng khắc phục
nhất, do việc đánh giá xu hướng của nó và vấn đề dự báo là rất khó
khăn. Vấn đề đầu tiên là nền kinh tế luôn biến động theo chu kỳ, và
những thay đổi trên thị trường, đặc biệt là những thay đổi ngắn hạn, về
lãi suất và tỷ giá vượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng, ngân
hàng sẽ phải chịu nhiều rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá nếu xảy ra phán
đoán sai lầm.
Những vấn đề chung của cả hệ thống tài chính như khủng hoảng
nợ dây chuyền, hay những thay đổi trong quyết định của chính phủ
thường gây áp lực và thay đổi hoàn toàn hoạt động thường kỳ của ngân
hàng. Những rủi ro này thường xảy ra khi nền kinh tế tài chính thế giới

rơi vào khủng hoảng, và gây ra những thiệt hại vô cùng lớn.
Ngoài ra còn có một nhóm các rủi ro mà bất kỳ cá nhân tổ chức nào
cũng gặp như thiên tai, hỏa hoạn, hay rủi ro bị cướp tiền, thậm chí chỉ bị
mất điện cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng với ngân hàng,…
Cuối cùng là những rủi ro nhầm lẫn trong xử lý giấy tờ tài liệu, vấn
đề lỗi công nghệ, phần mềm cũng là những nguyên nhân thường gặp.
1.2.3. Các loại rủi ro
1.2.3.1 Phân loại theo nguyên nhân
Phân loại theo nguyên nhân ta có bốn loại chính. Thứ nhất là rủi ro tín
dụng, xảy ra khi người vay không trả đủ gốc và lãi cho ngân hàng, hay đã trả
không đúng thời hạn đề ra. Rủi ro thứ hai là rủi ro lãi suất, xảy ra khi lãi suất
thay đổi không đúng dự đoán của ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Tương tự đó là rủi ro tỷ giá, khi tỷ giá thay đổi không theo dự báo của ngân
hàng, những hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng sẽ bị
ảnh hưởng lớn, có thể dẫn tới thiệt hại lớn về lợi nhuận. Cuối cùng là rủi ro do
các nguyên nhân khác như do thiên tai hỏa hoạn, do bị cướp,…
1.2.3.2 Phân loại theo tài sản
+ Rủi ro trong quản lý và kinh doanh ngân quỹ
Ngân hàng có thể gặp rủi ro thậm chí khi tiền ở tại quỹ. Trên thế
giới những vụ cướp ngân hàng không phải hiếm, ở VN vừa xảy ra 1 vụ
tại tp HCM. Song quản lý ở đây không chỉ hiểu theo nghĩa đen. Tiền tại
quỹ của ngân hàng không bao giờ cố định, nó luôn vận động để sinh lợi
trong ngắn hạn, một mặt vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân
hàng, như nghiệp vụ cho vay qua đêm… Song những nghiệp vụ này
không phải không bao hàm rủi ro. Đơn cử một ví dụ dễ thấy, đó là kinh
doanh ngoại tệ, sử dụng khe hở tỷ giá để thu lợi nhuận Acbit, một
nghiệp vụ rất rủi ro.
+ Rủi ro tín dụng : sẽ trình bày chi tiết ở phần sau.
+ Rủi ro trong quản lý và kinh doanh chứng khoán
Chứng khoán là một lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Tuy ngân hàng

chủ yếu chỉ kinh doanh những chứng khoán ít rủi ro như trái phiếu và tín
phiếu song không phải không chịu rủi ro từ đây, điển hình là cho vay đầu
tư chứng khoán và cầm cố bằng cổ phiếu..
+ Rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng: ngân hàng còn có
những tài sản khác như tài sản cố định, tài sản đi thuê, tài sản cầm cố,

1.2.3.3 Một số rủi ro thường gặp
+ Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được chấp nhận như một thực tế mà ngân hàng
phải đối mặt, bởi rủi ro tín dụng đến từ mọi phía và ta không thể lường
trước hết. Do vậy, ngân hàng luôn xác định tỷ lệ tổn thất dự kiến và trích
lập quỹ dự phòng rủi ro, và nếu thực tế đạt dưới mức này thì có nghĩa
ngân hàng đã làm tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng.
+ Rủi ro hối đoái
Tỷ giá luôn luôn thay đổi hàng ngày hàng giờ do nhiều nguyên
nhân, bởi tỷ giá định theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi tỷ giá
hối đoái thay đổi vượt quá dự tính, ngân hàng có thể bị thặng dư hay
thâm hụt tạm thời, và cũng có thể ngân hàng sẽ chịu tổn thất. Đây là rủi
ro hối đoái.
+ Rủi ro lãi suất
Lãi suất, cũng như tỷ giá, luôn biến động trên thị trường. Khi lãi suất
thay đổi, ngân hàng luôn phải đối mặt với tình trạng giá trị hiện tại của
các khoản mục tài sản và nguồn vốn đều thay đổi, thậm chí thay đổi
toàn bộ bảng cân đối kế toán. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí và
thu nhập của ngân hàng.
+ Rủi ro thanh khoản
Nhu cầu thanh khoản lớn hơn hay nhỏ hơn dự kiến làm gia tăng chi
phí, thậm chí làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. Đây là một
loại rủi ro không thể xem nhẹ bởi nó có thể gây mất tín nhiệm cho ngân
hàng.

1.3 Rủi ro tín dụng của NHTM
1.3.1 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng

×