Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.49 KB, 25 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Trong mỗi nền kinh tế, giao thông vận tải đóng vai trò then chốt trong
vận chuyển, lưu thông hàng hoá, con người. Kinh tế càng phát triển thì đi liền
với đó là nhu cầu về giao thông vận tải ngày càng tăng cao. Ngày nay, các hình
thức vận chuyển rất đa dạng và phong phú, có thể bằng đường sắt, đường thuỷ,
đường hàng không và đường bộ. Trong đó, nhu cầu sử dụng đường bộ và đi
kèm theo là xe cơ giới đã trở nên phổ biến. Việc sử dụng xe cơ giới để làm
phương tiện đi lại của các cá nhân, các tổ chức và các doanh nghiệp cũng ngày
càng tăng lên. Xe cơ giới là một trong những loại phương tiện có tính cơ động
cao, tính việt giã tốt và tham gia triệt để vào quá trình đi lại và vận chuyển. Việc
phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là một trong những ưu
tiên của Chính phủ các nước
Nguyên lý vận hành của xe cơ giới dựa trên sức mạnh của động cơ với
tốc độ nhanh, dẫn đến xac suất rủi ro cao, kéo theo số vụ tai nạn giao thông
ngày càng nhiều với mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu
thống kê của cục cảnh sát giao thông, trong số các loại phương tiện giao thông
đường bộ thì mức độ gây tai nạn giao thông ở xe cơ giới cao hơn các loại
phương tiện khác . Xe cơ giới vẫn là loại phương tiện có giá trị tài sản lớn đối
với các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp, do vậy khi gặp tai nạn thiệt hại
mà chủ xe phải gánh chịu sẽ rất lớn, ảnh hưởnh đến quá trình đi lại và kinh
doanh, gây khó khăn về mặt tài chính cho họ, nên việc bù đắp bằng tài chính kịp
thời là một nhu cầu hết sức cần thiết.
Bảng 1.1: Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ Việt Nam
(2004-2008):
Năm Ô tô
So sánh với năm
trước
So sánh với năm
trước


So sánh năm
trước
(Chiếc)
Mô Tô
(Chiếc)
Tổng số
(chiếc)
Tăng
(Giảm)
tuyệt đối
(chiếc)
Tăng
(Giảm)
tương
đối (%)
Tăng
(Giảm)
tuyệt đối
(chiếc)
Tăng
(Giảm)
tương
đối (%)
Tăng
(Giảm)
tuyệt đối
(chiếc)
Tăng
(Giảm)
tương

đối
(%)
2004
774.824 - - 13.375.992 - - 14.150.816 - -
2005 891.104 116.280 15,0 16.086.644 2.710.652 20,3 16.997.748 2.846.932 20,1
2006 1.026.512 135.408 15,2 18.901.206 2.814.562 17,5 19.927.718 2.929.970 17,2
2007 1.183.260 156.748 15,3 22.350.676 3.449.470 18,2 23.533.936 3.606.218 18,1
2008 1.352.510 169.250 14,3 23.850.127 1.499.451 6,7 25.202.637 1.668.701 7,1
( Nguồn: Báo cáo của ủy ban an toàn giao thông)
Qua bảng trên có thể nhận thấy số lương xe cơ giới tăng khá nhanh qua
các năm. Nếu năm 2004 số lượng xe ô tô mới là 774.824 xe thì năm 2008 đã là
1.352.510 xe (gấp 1,75 lần); Số lượng xe máy tăng nhanh hơn: năm 2004 là
13.375.992 xe thì năm 2008 đã là 23.850.127 xe (gấp 1.78 lần).
Trong khi đó, Xe cơ giới tham gia giao thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu. Ơ nước ta hiện nay các
tuyến đường bộ chất lượng vẫn chưa được cao, hơn nữa điều kiện thời tiết diễn
biến phức tạp do vậy nguy cơ xẩy ra tai nạn giao thông vẫn còn cao.
Mặt khác xe cơ giới chịu ảnh hưởng rất nhiều vào trình độ cũng như là ý
thức chấp hành luật lệ giao thông của lái xe. Xem xét nguyên nhân gây tai ra
các vụ tai nạn giao thông đường bộ trong năm các năm cho thấy, nguyên nhân
do lỗi của chủ phương tiện chiếm tới 70%, 30% còn lại là do các nguyên nhân
khác. Hầu hết các lái xe chạy quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu…
Những điều trên thực sự là mối đe doạ lớn về tính mạng và tài sản của
các chủ phương tiện tham gia giao thông nói riêng và toàn xã hội nói chung. Để
minh hoạ cho điều này chúng ta xem bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam
( 2004-2008):
Năm
Số vụ Số người chết Số người bị thương
Số vụ

So sánh với năm
trước
Số người
chết
(người)
So sánh với năm
trước
Số người
bị thương
So sánh với năm
trước
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
Tăng
(giảm)
tương
đối (%)
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
Tăng
(giảm)
tương
đối
Tăng
(giảm)
tuyệt đối
Tăng
(giảm)

tương
đối
2004 29.135 _ _ 9.103 _ _ 27.102 _ _
2005 29.083 - 52 - 0,18 11.214 2.111 23,19 28.326 1.224 4,52
2006 30.125 1.042 3,58 12.111 891 8,00 28.965 639 2,26
2007 31.273 1.148 3,81 12.834 723 5,97 29.273 308 1,06
2008 32.277 1.004 3,21 13.469 635 4,95 29.491 218 0,74
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông)
Theo bảng số liệu trên, số vụ tai nạn giao thông hầu như không ngừng
tăng lên qua các năm, kéo theo đó là những thiệt hại về vật chất và con người.
Năm 2008 là 32.277 vụ tăng gấp 1,11 lần so với năm 2004; Số người chết tăng
gấp 1,48 lần; Số người bị thương tăng gấp 1,09 lần. Riêng năm 2005 tuy số vụ
tai nạn giao thông có giảm so với năm 2004 là 52 vụ nhưng những thiệt hại về
con người lại tăng lên đột biến; số người chết tăng 2.111 người và số người bị
thương tăng 1.224 người. Điều đó chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của các vụ tai
nạn xảy ra trong năm này là rất cao.
Trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng cả về số vụ và số người chết,
gây tổn thất không nhỏ về người và tài sản cho các chủ phương tiện tham gia
giao thông. Tính chung cả nước, hàng năm thiệt hại về tài sản do tai nạn giao
thông lên hàng trăm tỷ đồng, nếu tính bình quân thiệt hại về tài sản của mỗi vụ
tai nạn thường lên tới hàng chục triệu đồng. Đây là con số không nhỏ đối với cá
nhân các chủ phương tiện. Khi tai nạn giao thông xảy ra, các chủ xe không chỉ
thiệt hại về vật chất, con người mag có thể phải đền bù thiệt hại cho các nạn
nhân trong vụ tai nạn. Điều đó đã tạo ra sức ép tài chính lẫn tinh thần đối với
các chủ xe và những người điều khiển phương tiện. Vì vậy, để khắc phục hậu
quả do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tài chính cho các chủ phương tiện tham
gia giao thông, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ra đời và được triển
khai ở tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam. Đây là
biện pháp tốt nhất để bù đắp thiệt hại sau khi rủi ro xảy ra. Biện pháp này được
thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng góp một khoản tiền nhỏ gọi là phí

bảo hiểm để hình thành quỹ tài chính bảo hiểm từ đó sẽ bồi thường cho những
thiệt hại về vật chất của bản thân chiếc xe đó khi chúng không may gặp phải rủi
ro thuộc phạm vi bảo hiểm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một tất
yếu khách quan, là sự cần thiết và quan trọng đối với các chủ xe trong quá trình
sử dụng và điều khiển xe của mình, góp phần khắc phục tình trạng khó khăn về
mặt tài chính khi không may gặp tai nạn, đồng thời nhanh chóng khôi phục xe
về trạng thái ban đầu để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Thứ nhất: Góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy
ra cho người tham gia bảo hiểm
Hoạt động của xe cơ giới tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn rất dễ xảy
ra. Trong khi đó xe cơ giới là tài sản có giá trị thường lớn, chính vì vậy nếu xẩy
ra tai nạn người chủ sở hữu sẽ chịu thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập,
đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, thậm chí gây thiệt
hại cả tính mạng và gặp phải rất nhiều khó khăn để khắc phục hậu quả. Tuy
nhiên nếu tham gia bảo hiểm, các chủ xe sẽ nhận được một khoản tiền bồi
thường đấy đủ, nhanh chóng từ các nhà bảo hiểm, tình trạng khó khăn ban đầu
về tài chính do rủi ro gây lên sẽ nhanh chóng được giải quyết, nhờ đó các chủ xe
có thể trang trải được các chi phí bất ngờ phát sinh vượt qúa khả năng tài chính,
sớm ổn định đời sống. Từ đó, họ có thể khôi phục sản xuất kinhdoanh và các
hoạt động khác một cách bình thường.
Thứ hai: Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất,
giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi
lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.
Vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng không
chỉ dừng lại ở việc bồi thường tổn thất, khắc phục hậu quả tai nạn mà còn được
thể hiện rất rõ trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao
thông. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với
người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra.

Những nguy nan do cơ sở hạ tàng yếu kém đã được các doanh nghiệp bảo hiểm
hỗ trợ, đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp phòng
tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cùng nghành
giao thông làm các biển báo chỉ đường, đường phụ, đường lánh nạn...từ đó đã
làm giảm nguy cơ gây tai nạn. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm cũng tăng
cường thông tin, khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đề phòng, hạn chế rủi
ro và tổn thất. Chẳng hạn, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể phối hợp với các
ban nghành chức năng có liên quan để thực hiện tuyên truyền luật an toàn giao
thông Tính trung bình, hàng năm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp hàng
chục tỷ đồng cho công tác đề phòng và hạn chế tai nạn. Ngoài ra, các doanh
nghiệp bảo hiểm cũng dành cho các chủ xa, lái xe ít để xảy ra tai nạn giao
thông, thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất tôt một mức phí ưu đãi
Thứ ba: Góp phần ổn định chi tiêu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước và
tạo thêm việc làm cho người lao động
Với quỹ bảo hiểm do những thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công
ty bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia
để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân sách Nhà nước
sẽ không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi
ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm hoạ, mang tính xã hội rộng
lớn.
Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tham gia các nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới ngày càng tăng lên. Đây là cơ hội để tăng doanh thu phí cho các
doanh nghiệp bảo hiểm và tăng ngân sách Nhà nước thông qua hình thức đóng
thuế. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Cung với các nghiệp vụ
bảo hiểm khác, bảo hiểm xe cơ giới còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho
người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội
Thứ tư: Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo
an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáp ứng nhu cầu về vốn ngày

càng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường. Với việc thu phí theo “nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảo hiểm
chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện lời cam kết cảu họ với khách hàng
nhưng quỹ này tạm thời nhàn rỗi. Do vậy các công ty bảo hiểm đã trở thành
những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh
tế quốc dân
1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường
bộ bằng đông cơ của chính chiếc xe đó. Đối tượng bảo hiểm chính là bản thân
chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị cụ thể (có thể lượng
hoá bằng tiền); xe có giá trị sử dụng; xe có đầy đủ các điều kiện về tiêu chuẩn
kỹ thuật và pháp lý để được lưu hành; và xe cơ giới phải là một chỉnh thể thống
nhất với đầy đủ các bộ phận cấu thành
Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở đây có thể là ôtô hoặc môtô.
Nếu đối tượng là môtô thì chủ xe phải tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe. Nếu
đối tượng bảo hiểm là ôtô thì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các chủ
xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc chỉ tham gia bảo hiểm cho
từng tổng thành riêng biệt
Về mặt kỹ thuật xe cơ giới, xe ôtô được chia thành 7 tổng thành cơ bản:
- Tổng thành thân vỏ, bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn,
toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần
gạt và bàn đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay...;
- Tổng thành hệ thống lái, bao gồm: vôlăng lái, trục tay lái, thanh kéo
ngang, thanh kéo dọc, phi de;
- Tổng thành hộp số, bao gồm: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có);
- Tổng thành động cơ;
- Tổng thành trục trước (cần trước), bao gồm: dầm cầu trục lắp hệ thống
treo nhíp, mayơ nhíp, cơ cấu phanh, nếu là cần chủ động thì có thêm cần visai
với vỏ cần;

- Tổng thành trục sau, bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, một cầu, visai, cụm
mayơ sau, cơ cấu phanh, xilanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau,
nhíp...;
- Tổng thành bánh xe, bao gồm: lốp, săm (kể cả săm lốp dự phòng);
Ngoài ra, với các xe chuyên dụng như xe cứu hoả, xe cứu thương, xe chở
container... thì có thêm tổng thành chuyên dụng.
Trong tất cả các tổng thành trên, tổng thành thân vỏ thường được chủ xe
ôtô lựa chọn tham gia bảo hiểm nhiều nhất vì đây là phần dễ tổn thương nhất
khi gặp phải rủi ro tai nạn giao thông.
Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xâỷ ra gây tổn thất
cho mình, các chủ xe cơ giới thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên
xe;
- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
Trong phạm vi chuyên đề này, chỉ tập chung nghiên cứu nghiệm vụ bảo
hiểm vật chất xe. Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với hành khách trên xe và đối với người thứ ba khác được áp dụng bắt buộc
bằng pháp luật đối với các chủ xe, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thưc bảo
hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường
những thiệt hại vật chất xẩy ra với xe của mình do những rủi ro bảo hiêm gây
nên. Thông thường các chủ xe ôtô có thể tham gia bảo hiểm vật chất xe theo
một trong hai hình thức sau:
- Bảo hiểm toàn bộ xe,
- Bảo hiểm thân vỏ xe.
Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ khai thác
bảo hiểm vật chất xe cơ giới đối với xe ôtô mà hạn chế bảo hiểm vật chất cho xe

môtô.
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm
Thông thường trong một hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được
bảo hiểm gồm có:
- Tai nạn do đâm va, lật đổ.
- Cháy, nổ, bão lụt,sét đánh, động đất, mưa đá;
- Mất cắp toàn bộ xe;
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên;
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xẩy ra cho chiếc xe
được bảo hiểm, nhà bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm
những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bi thiệt hại do các
rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của công ty bảo
hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo
hiểm. đồng thời công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường những
thiệt hại vật chất của xe bị gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật
và hư hỏng do sửa chữa gây nên.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm nốp bị hư hỏng
ma không do tai nạn gây ra.
- Mất cắp các bộ phận của xe.
Để tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dung bảo hiểm, những hành vi vi
phạm pháp luật, luật lệ giao thông, hay một số những rủi ro đặc biệt khác,
những thiệt hại tổn thất xẩy ra bởi những nguyên do sau cũng không đươc bồi
thường:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe;
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo

pháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ
như:
. Xe không có giấy phép lưu hành;
. Lái xe không có bằng lái, hoặc không có những giấy tờ hợp lệ;
.Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương
tự trong khi điều khiển xe;
.Xe chở chất cháy, chầt nổ trái phép;
.Xe chở quá trọng tải hoăc số hành khách quy định;
.Xe đi vào đường cấm;
.Xe đi đêm không đèn;
.Xe sử dụng tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
- Những thiệt hại gián tiếp như : giảm gia trị thương mại, làm đình trệ sản
xuất kinh doanh;
-Thiệt hại do chiến tranh
Trong trường hợp chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe khác thì
quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới. Nếu chủ xe cũ không
chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thi công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí
cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu chủ xe mới có yêu cầu.
1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
* Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm
người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm là căn cứ quan trọng để lựa chọn số tiền bảo hiểm và là
cơ sở bồi thường thiệt hại thực tế cho người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, việc xác
định đúng số tiền bảo hiểm là rất quan trọng nhưng để đánh giá được chính xác
thì không phải là dễ dàng, cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Trên thực tế các
nhà bảo hiểm thường dựa vào năm sản xuất, loại xe, độ cũ mới, thể tích làm
việc của xilanh…để xác định giá trị của xe. Tuy nhiên, việc đánh giá các yếu tố
này là rất khó khăn, hiệu quả không cao chỉ có những người có chuyên môn mới

thực hiện được, có thể dẫn đến tranh cãi, không khách quan. Vì vậy, các doanh
nghiệp bảo hiểm thường xác định giá trị bảo hiểm căn cứ vào khấu hao và giá
trị ban đầu (giá trị mua mới) của chiếc xe theo công thức:
G
BH
= G

- G
KH
Trong đó:
G
BH
: Giá trị bảo hiểm của chiếc xe.
G

: Giá trị ban đầu của chiếc xe, giá trị mua mới.
G
KH
: Giá trị được khấu hao của chiếc xe (theo năm).
G
KH
= G

* Tỷ lệ khấu hao*Số năm sử dụng
Để đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khi
nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của xe. Hai bên sẽ cùng nhau
tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm và
cùng nhau thảo luận để xác định giá trị xe, trong nhiều trường hợp cụ thể doanh

×