THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Bối cảnh ra đời
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam bắt đầu cùng với sự ra đời của
Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) vào năm 1965 theo Quyết định số
179/CP ngày 17/12/1964 của hội đồng Chính phủ. Nghiệp vụ kinh doanh lúc
bấy giờ chỉ bao gồm bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
đường biển. Phạm vi địa bàn kinh doanh chỉ tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng. Từ
sau khi miền Nam được giải phóng, địa bàn kinh doanh bảo hiểm được mở rộng
dần trên phạm vi cả nước. Bắt đầu từ năm 1978, hoạt động bảo hiểm thương
mại ở Việt Nam mở rộng ra các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm dàn
khoan, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trộm cắp, hoả hoạn, bảo hiểm hành khách
… Tuy vậy, lĩnh vực kinh doanh ở giai đoạn này vẫn chỉ là bảo hiểm phi nhân
thọ. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có tính chất “ một mình một chợ” ở nước
ta kéo dài khoảng 30 năm. Có thể nói, trong giai đoạn này, sự phát triển của
hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam gắn liền với quá trình trưởng thành
và phát triển của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (được đổi tên thành tổng công ty
Bảo hiểm Việt Nam vào năm 1989).
Vào cuối năm 1993, nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm của Chính
phủ được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng và phát triển bảo hiểm
thương mại ở nước ta. Từ cuối năm 1994 cho đến nay, các doanh nghiệp bảo
hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã lần lượt ra đời như Bảo Minh,
PJICO, PVI, PTI, Bảo long, VIA, UIC, … Hoạt động bảo hiểm thương mại ở
Việt Nam từ lúc này mới được coi là thực sự theo cơ chế thị trường có sự canh
tranh và đa dạng hoá. Sản phẩm bảo hiểm ngày càng được cải tiến hơn, đa dạng
hơn, đáp ứng với nhu cầu ngày càng nhiều của khách hang. Năm 1996, bảo
hiểm thương mại Việt Nam ghi nhận thêm một mốc mới, đó là mở rộng phạm vi
kinh doanh sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ lần lượt ra đời, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và
doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2000, Luật kinh doanh
bảo hiểm được ban hành, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động
bảo hiểm thương maị ở Việt Nam.
Hiện nay, thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam được đánh giá là một
trong những thị trường bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và
trên thế giới. Doanh thu phí bảo hiểm lien tục tăng trưởng cao. Tổng số doanh
nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường đã lên đến gần 50 doanh nghiệp, bao gồm
cả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm, trong đó có cả
những doanh nghiệp bảo hiểm có mô hình tổ chức thành tập đoàn lớn về tài
chính bảo hiểm (Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt). Cùng với sự kiện Việt
Nam gia nhập WTO, hoạt động bảo hiểm thương mại Việt Nam cũng từng bước
hội nhập hơn với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong khu vực và trên thế giới.
2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển
2.1.1.2.1. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trước nghị định 100/CP
Vào khoảng năm 1880, các hội bảo hiểm Anh, Pháp, Úc, Thuỵ Sĩ, Mỹ...
đã để ý đến Đông Dương. Các công ty thương mại lớn ngoài việc buôn bán, còn
mở thêm một bộ phận để làm đại diện bảo hiểm cho các hội bảo hiểm nước
ngoài tại Việt Nam. Vào năm 1962, chi nhánh đầu tiên khai trương là của công
ty Franco Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty bảo hiểm Việt Nam đặt tại
Sài Gòn, đó là Việt Nam bảo hiểm công ty, nhưng chỉ hoạt động về ngành bảo
hiểm xe tự động. Từ năm 1952 về sau hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng
dưới nhiều hình thức khác nhau.
So với thế giới, sự ra đời của Bảo hiểm Việt Nam là khá muộn. Sau khi
hoà bình lập lại, mãi đến tận ngày 17/12/1964, Tổng công ty bảo hiểm Việt
Nam (lúc đó gọi là Công ty Bảo hiểm Việt Nam) gọi tắt là Bảo Việt mới được
ra đời theo quyết định số 179/ CP của Thủ tướng chính phủ, chính thức đi vào
hoạt động ngày 15/1/1965. Và đây là Công ty Bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam
cho suốt đến tận năm 1994. Chính vì vậy người ta thường nói trước 1994 Việt
Nam chưa có thị trường bảo hiểm.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo
hiểm. Bảo Việt có trách nhiệm khai thác và thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ sự
đóng góp tham gia của những đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ và những
thành viên trong xã hội nhằm bồi thường cho những người tham gia bảo hiểm
không may bị thiên tai, tai nạn bất ngờ, đồng thời giúp cho các tổ chức cá nhân
đó mau chóng phục hồi và ổn định sản xuất cũng như đời sống. Là một công ty
quốc gia, Bảo Việt hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có quỹ dự trữ lớn để bồi
thường những thiệt hại và tổn thất cho khách hàng.
Trong thời kỳ mới thành lập (từ năm 1965 đến 1975). Bảo Việt chỉ tiến
hành các hoạt động bảo hiểm đối ngoại, cụ thể là:
- Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu
- Bảo hiểm tàu biển
- Tái bảo hiểm
Khi Nhà nước ta còn chưa có chủ trương mở cửa nền kinh tế, các nghiệp
vụ bảo hiểm trên, nhất là bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu và bảo hiểm tàu biển chủ
yếu là phục vụ cho việc phát triển trao đổi thương mại với những nước XHCN.
Năm 1965, khi mới thành lập, do đội ngũ cán bộ và trình độ nghiệp vụ còn hạn
chế nên Bảo Việt chỉ nhận bảo hiểm thân tàu cho các đội tàu Việt Nam, rồi sau
đó tái nhượng lại cho bảo hiểm Trung Quốc. Sang năm 1966 nước ta mới độc
lập bước đầu trong bảo hiểm thân tàu và đến năm 1967 mới tiến hành bảo hiểm
trách nhiệm dân sự đồng thời cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Năm 1979,
Bảo Việt hình thành văn bản thoả thuận về một số quy định trong việc thực hiện
hợp đồng bảo hiểm thân tàu, quy định cụ thể về vận dụng nội dung điều khoản
bảo hiểm ITC vào nước ta. Năm 1981, bản thoả thuận trên lại được sửa đổi bổ
sung thêm và rất được các chủ tàu hoan nghênh. Đến năm 1987, Bảo Việt đã
bảo hiểm cho 436 tàu của 45 đội tàu biển trong nước.
Đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, chỉ sau năm 1975 – tức sau
khi đất nước ta giành lại được hoà bình thống nhất, Bảo Việt mới giành lại được
quyền bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời kim ngạch bảo
hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại cũng phát triển rất nhiều. Bên cạnh
đó, Bảo Việt đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Năm 1979, đã có
39 công ty nước ngoài có quan hệ với Bảo Việt, các quan hệ này chủ yếu được
thiết lập trên tinh thần bình đẳng, hai bên cùng có lợi, giảm bớt được phần nào
tình trạng bị o ép và phụ thuộc. Điều này cũng góp phần thúc đẩy nâng cao trình
độ nghiệp vụ của cán bộ công ty.
Trong công tác bảo hiểm, trong những năm đầu thành lập, do quan hệ của
Việt Nam với nước ngoài còn hạn chế nên nghiệp vụ này gặp không ít khó
khăn. Thời kỳ này, Bảo Việt mới chỉ quan hệ tái bảo hiểm với Trung Quốc. Mãi
đến năm 1971, Bảo Việt mới mở thêm được quan hệ tái bảo hiểm với Ba Lan,
Triều Tiên. Tỷ lệ tái bảo hiểm đi khá cao.
Bắt đầu từ năm 1980, ngành bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới
bảo hiểm đối nội. Nhà nước ta đã nhanh chóng tiếp quản các cơ sở bảo hiểm ở
phía Nam do Mỹ nguỵ để lại, mạnh dạn sử dụng một số cán bộ bảo hiểm của
chế độ cũ, tăng cường hoạt động tại phía Nam. Toàn ngành đã chấn chỉnh lại
các công tác tổ chức, thành lập các cơ quan đại diện đóng tại các địa phương,
xây dựng đề án và tổ chức triển khai một loạt các nghiệp vụ bảo hiểm đối nội.
Kể từ sau khi đổi mới năm 1986, cũng như các ngành kinh tế dịch vụ
khác, bảo hiểm càng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn. Công
tác đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ bảo hiểm cũng
được tăng cường, có chất lượng và tăng thêm hiệu quả. Cho đến cuối 1988,
mạng lưới tổ chức của Bảo Việt bao gồm:
- Văn phòng công ty với 12 phòng chức năng
- 12 chi nhánh bảo hiểm địa phương
- 28 văn phòng đại diện bảo hiểm địa phương
Thấy rõ được vai trò quan trọng và tích cực của công tác bảo hiểm, đồng
thời để tạo điều kiện cho hoạt động của công ty và các chi nhánh, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số 155/HĐBT ngày
15/10/1988 và trên cơ sở đó, ngày 17/12/1989, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ra
quyết định số 27TCQĐ-TCCB quyết định nâng cấp Công ty Bảo hiểm Việt
Nam thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, các tổ chức bảo hiểm địa
phương trở thành các công ty trực thuộc Tổng công ty. Về tổ chức, có thể coi
Bảo Việt là một tập đoàn bảo hiểm có tiềm năng lớn về mặt tài chính. Việc chỉ
đạo được tiến hành tập trung, hạch toán thống nhất toàn ngành. Các nghiệp vụ
bảo hiểm đã mở rộng và phát triển, không chỉ dừng lại ở con số 3 nhỏ bé thuở
đầu mà tăng lên hàng chục nghiệp vụ khác nhau với số lượng và chất lượng
ngày càng phát triển không ngừng.
Chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự phát triển của Bảo Việt qua các số liệu
thống kê về doanh thu như sau: Trong 20 năm đầu, từ 1965 đến 1985, tổng
doanh thu toàn ngành chỉ dừng ở con số 1136,4 triệu VND. Năm 1987, tổng
doanh thu xấp xỉ 1 tỷ VND, năm 1989 là gần 94 tỷ. Đặc biệt từ năm 1989 năm
1994, tốc độ gia tăng của doanh thu đạt tới 35-40%/ năm.
• Một số hạn chế của chế độ độc quyền bảo hiểm:
Sự phát triển mở rộng của chế độ độc quyền bảo hiểm Việt Nam qua
nhiều thời kỳ là điều không thể phủ nhận. Kể từ khi thành lập đến trước nghị
định 100/CP Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, góp phần vào công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách
khách quan rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại
của ngành trong giai đoạn này không phải là nhỏ, kết quả của sự độc quyền.
Trong suốt gần 30 năm tồn tại, Bảo Việt giữ vị trí độc nhất trong cả nước. Mọi
công ty, tổ chức, cá nhân muốn được bảo hiểm chỉ có thể tìm đến một địa chỉ
duy nhất: Bảo Việt
Nguyên nhân chính tạo nên sự độc quyền trong một thời gian dài như vậy
là do cơ chế cũ: nền kinh tế hành chính mệnh lệnh. Thực tế, các doanh nghiệp
không có quyền tự quyết mà chỉ có nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh
do cấp trên đưa xuống. Những chỉ tiêu pháp lệnh này đôi khi cũng được xây
dựng một cách lý thuyết mà không dựa trên tình hình cung cầu thực tế. Bảo
hiểm tất nhiên cũng không thể nằm ngoài khuôn khổ đó.
Đồng thời việc vận động, tuyên truyền hướng dẫn bảo hiểm cũng chưa
được chú trọng trong thời gian này. Người dân chưa thấy được mặt lợi khi tham
gia bảo hiểm nên bảo hiểm chưa trở thành nhu cầu thiết yếu của họ.
Phải nhận xét một cách khách quan rằng trong suốt những năm này, bảo
hiểm tuy có tăng về số phí thu nhưng đa số đều là bảo hiểm bắt buộc, tỷ lệ tự
nguyện hầu như chưa có. Các con số tuyệt đối có tăng nhưng vẫn còn ở mức
thấp. Như vậy, chính những hạn chế trong yếu tố cung đã phần nào làm chậm
lại, kìm nén sự phát triển của cầu về bảo hiểm.
Mặt khác, do không có cạnh tranh nên dịch vụ bảo hiểm của ta chưa được
phát triển về chất lượng, vốn lại hạn hẹp nên không những không thu hút được
khách hàng ở ngoài nước mà còn phải nhượng lại tái bảo hiểm cho các công ty
bảo hiểm nước ngoài để đảm bảo không xảy ra biến động cho các doanh nghiệp
và cho toàn xã hội khi có rủi ro đặc biệt lớn xảy ra phải bồi thường. Điều này
đồng nghĩa với việc vừa không thu được thêm ngoại tệ, vừa phải chi những
khoản không nhỏ. Do vậy, cán cân thương mại bị ảnh hưởng theo chiều hướng
xấu. Thời kỳ này, bình quân hàng năm, ta phải nhượng khoảng 35-40% tổng
phí bảo hiểm thu được từ thị trường trong nước ra nước ngoài. Đây là một tỷ lệ
tương đối lớn, nhất là trong khi nhu cầu về ngoại tệ của ta còn rất lớn. Trong khi
đó, luật “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” ban hành ngày 29/12/1987 đã bật
đèn xanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này có quyền lựa
chọn nơi tham gia bảo hiểm. Chính vì lẽ này mà các nhà doanh nghiệp có vốn
nước ngoài đều tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm nước ngoài. Đây là
lý do dẫn đến việc mỗi năm chúng ta mất hàng chục tỷ tiền thuế về bảo hiểm
Tóm lại, trước nghị định 100/CP trên văn bản cũng như thực tế, Việt
Nam chưa có một thị trường bảo hiểm theo đúng nghĩa của nó. Trong vòng 30
năm, chỉ có duy nhất một Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam cung cấp tất cả các
dịch vụ bảo hiểm. Và có thể nói ngành Bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn này
đã không bước kịp với bước nhảy vọt của nền kinh tế nói chung.
2.1.1.2.2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau nghị định 100/CP
* Nội dung nghị định 100/CP:
Trong cơ chế mới, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm, xuất
phát từ yêu cầu đảm bảo cho nền kinh tế thị trường được phát triển ổn định, góp
phần huy động và khai thác mọi tiềm năng trong nước, đặc biệt thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ cho đầu tư phát triển, nhằm thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế trong giai đoạn 1991-2000 của đất nước. Đây là một yêu
cầu mang tính cấp bách. Để đáp ứng một cách kịp thời, Nghị định 100/ CP về
kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ đã được ban hành ngày 18/12/1993, đánh
dấu một bước ngoặt mới cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo
hiểm Việt Nam. Theo nghị định này, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chính
thức được hình thành. Sự độc quyền của Bảo Việt – Tổng công ty Bảo hiểm
Việt Nam đã hoàn toàn bị phá vỡ với sự cho phép khả năng xuất hiện của các
loại hình công ty bảo hiểm khác. Theo quy định tại điều 2 của Nghị định số 100/
CP, các doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính,
chịu trách nhiệm vật chất về kết quả kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối
với Nhà nước Việt Nam theo luật định và bao gồm 6 loại sau đây:
- Doanh nghiệp Nhà nước bảo hiểm
- Công ty cổ phần bảo hiểm
- Công ty bảo hiểm tương hỗ
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp tư nhân
Ngoài ra còn có các tổ chức môi giới bảo hiểm. Điều 2 của Nghị định
100/CP cũng quy định Công ty bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp
Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có chức năng chuyên hoạt động kinh doanh tái
bảo hiểm. Tổ chức môi giới bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên
doanh môi giới bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài,
công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm
được phép kinh doanh theo nghị định này:
- Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
- Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường
không
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm chung
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm cháy
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
- Bảo hiểm nông nghiệp
- Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Bộ Tài chính quy định
Nghị định còn quy định rõ ràng nội dung và phạm vi hoạt động kinh
doanh bảo hiểm, vấn đề quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
việc giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và xử lý vi phạm. Như vậy các
nghị định, thông tư cho phép hình thành các loại doanh nghiệp bảo hiểm khác
nhau đã ra đời từ cuối 1993, đầu 1994 (như thông tư 45 TC/ CĐTC của Bộ Tài
chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm ngày
30/5/1994; quyết định số 1314 TC/QĐ/ TCNH của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về
tái bảo hiểm bắt buộc vào ngày 21/12/1994). Nhưng trên thực tế, hoạt động kinh
doanh theo hướng thị trường mở của thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ thực sự
bắt đầu được phát triển từ cuối năm 1994, đầu năm 1995. Qua hơn 5 năm triển
khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo cơ chế thị trường, thị trường bảo hiểm
Việt Nam đã đạt được những kết qua đáng phấn khởi đối với sự trưởng thành
cuả ngành bảo hiểm nói riêng và những đóng góp cho tốc độ tăng trưởng kinh
tế, ổn định đời sống xã hội nói chung.
* Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau nghị định 100/ CP:
Sau nghị định 100/ CP cho đến nay, Thị trường bảo hiểm Việt nam nói
chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng có nhưng bước chuyển
mình rất lớn. Từ 01 doanh nghiệp bảo hiểm đến nay (đến hết tháng 06 năm
2009) đã có 27 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Và tổng doanh thu bảo hiểm phi
nhân thọ năm 2008 là: 10.880 tỷ đồng. Đến hết 06 tháng đầu năm 2009 là: 6.443
tỷ đồng, tăng trưởng 15,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thị phần chủ
yếu tập trung vào các doanh nghiệp bảo hiểm lớn: Bảo Việt, PVI, Bảo Minh,
Pjco.
Bảng 2.1: Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu năm 2009
(Đơn vị : 1 000 000 VNĐ)
T
T
Doanh nghiệp
Doanh thu phí bảo hiểm gốc
Thị
phần(%)
Kỳ báo cáo
Cùng kỳ
năm trước
% tăng
giảm
1 ACE Insurance 8,213 1,733 373.92% 0.13%
2 AIG VIET NAM 58,728 55,707 5.42% 0.91%
3 Bảo Long 151,280 120,106 25.96% 2.35%
4 Bảo Minh 909,362 997,248 -8.81% 14.12%
5 Bảo Ngân 20,910 11,711 78.55% 0.32%
6 ABIC 130,747 75,876 72.32% 2.03%
7 BẢO TÍN 9,038 2,600 247.62% 0.14%
8 Bảo Việt 1,677,005 1,668,080 0.54% 26.03%
9 BIC 125,169 92,268 35.66% 1.94%
10 Công ty AAA 131,927 92,428 42.73% 2.05%
11 UIC 75,598 81,683 -7.45% 1.17%
12 FUBON 13,060 0 0.20%
13 Groupama 3,121 2,075 50.41% 0.05%
14 HÀNG KHÔNG 127,828 0 1.98%
15 HÙNG VƯƠNG 3,754 0 0.06%
16 LIBERTY 75,065 15,479 384.95% 1.17%
17 MIC 164,994 45,814 260.14% 2.56%
18 MSIG 0.00%
19 PJICO 542,712 510,851 6.24% 8.42%
20 PTI 179,385 255,779 -29.87% 2.78%
21 PVI 1,520,145 1,123,950 35.25% 23.60%
22 QBE 27,995 19,080 46.72% 0.43%
23 Samsung Vina 85,205 31,166 173.39% 1.32%
24
SHB VINACOMIN
65,973 0 1.02%
25 TOÀN CẦU 101,987 135,527 -24.75% 1.58%
26 VIA 107,459 82,287 30.59% 1.67%
27 Viễn Đông 125,818 141,267 -10.94% 1.95%
Tổng 6,442,478 5,562,715 15.82% 100.00%
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
2.1.2. Các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường
Trên thị trường bảo hiểm bảo hiểm Việt Nam hiện nay có 49 doanh nghiệp
bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động, trong đó có 27
công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 17 công ty bảo hiểm nhân thọ, 6 2 công ty môi
giới và một công ty tái bảo hiểm. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ thì Bảo
Việt, Bảo Minh, PVI và Pjico là các công ty lớn, chiếm lĩnh phần lớn thị trường
bảo hiểm phi nhân thị Việt Nam.
2.1.2.1. Tập đoàn Bảo Việt
Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài
chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ có mạng lưới rộng khắp trên
toàn quốc, Bảo Việt còn được biết đến là thương hiệu mạnh, uy tín số 1 trong
lĩnh vực bảo hiểm. Với khả năng tài chính mạnh, sự thông hiểu thị trường trong
nước, Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam kinh doanh cả 2 loại
hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Bảo Việt đã được công nhận là một
trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam; là doanh nghiệp bảo hiểm lâu
đời, được tin cậy đối với đông đảo các tầng lớp dân cư, cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp.
Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọng của
Bảo Việt, đó là việc Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thức trở
thành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ngày 15/10/2007, Tập
đoàn Bảo Việt đã hoàn thành Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần có sự tham
gia của đối tác chiến lược là các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước
(Vinashin) và nước ngoài (HSBC Insurance (Asia - Pacific) Holdings Limited);
hình thành Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Bảo Việt đã vinh
dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập Hạng Ba, Chính
phủ xếp hạng Doanh nghiệp Nhà nước hạng Đặc biệt và nhiều danh hiệu, giải
thưởng do các tổ chức uy tín của trong và ngoài nước trao tặng. Bảo Việt được
tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 từ tháng 8/2001.
Về hoạt động kinh doanh, trong quá trình phát triển, Bảo Việt liên tục đạt
được những thành tích vượt trội, doanh thu, lợi nhuận và các khoản đóng góp
ngân sách Nhà nước liên tục tăng, doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân trên
20% trong 5 năm qua. Theo báo cáo của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo
Việt (Bảo Việt) mức lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 485 tỷ đồng. Tổng thu
kinh doanh toàn hệ thống đạt 9.182 tỷ đồng, tăng trưởng 10,7% so với năm
2007, hoàn thành vượt mức 5,11% so với kế hoạch đặt ra. Trong đó, doanh thu
từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm ước 6.957 tỷ đồng, tăng trưởng 12,9%, hoàn
thành vượt mức 1,7% so với kế hoạch; doanh thu từ hoạt động tài chính đạt
2.197 tỷ đồng, ɴăng trưởng 3,5%, hoàn thành vượt mức 18%.
Năm 2009, Bảo Việt đặt mục tiêu đạt doanh tlu 9.192 tỷ đồng, lợi nhuận
sau thuế 508 tỷ đồng.
Về nhân sự, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất của Việt Nam có
quy mô với các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, thu hút một lực lượng đông
đảo cán bộ nhân viên lên tới trên 5.000 người, với khoảng 34.000 đại lý tận tâm
với khách hàng, tận tình với công việc trải đều trên khắp các tỉnh thành. Trong
số đó, nhiều cán bộ có kinh nghiệm am hiểu thị trường bảo hiểm Việt Nam và
nhiều cán bộ trẻ được đào tạo chuyên ngành chính quy có trình độ chuyên môn
cao, tạo ra một lực lượng đan xen đồng bộ nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng.
Là một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành
nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt có
công ty mẹ - “Tập đoàn Bảo Việt” và các công ty con:
- Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100%
vốn điều lệ;
- Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn
điều lệ;
- Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BVF) do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư
100% vốn điều lệ;
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) do Tập đoàn Bảo Việt
đầu tư 60% vốn điều lệ;
- Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA) do Tập đoàn Bảo
Việt đầu tư 51% vốn điều lệ;
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (BAOVIET BANK) do Tập
đoàn Bảo Việt đầu tư 52% vốn điều lệ;
- Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 55% vốn
điều lệ;
- Công ty TNHH Bảo Việt - Âu Lạc do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 60% vốn
điều lệ;
- Bảo Việt Y tế (sẽ thành lập);
- Công ty Cho thuê Tài chính Bảo Việt (sẽ thành lập);
- Trung tâm Đào tạo Bảo Việt - đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bảo
Việt;
- Các công ty liên kết do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư vốn.
Lĩnh vực hoạt động:
Với tiềm lực tài chính hùng mạnh (vốn điều lệ hiện lên tới 5.730 tỷ đồng),
Tập đoàn Bảo Việt đã, đang và sẽ không ngừng mở rộng các loại hình kinh
doanh dịch vụ:
- Bảo hiểm nhân thọ (với hơn 40 sản phẩm)
- Bảo hiểm phi nhân thọ (với hơn 80 sản phẩm)
- Tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
- Đầu tư tài chính
- Quản lý quỹ đầu tư
- Chứng khoán
- Ngân hàng
- Kinh doanh bất động sản
- Các lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật
Bảo Việt đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty tái bảo hiểm và môi giới tái
bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, CCR, Hannover RE,
AON, Athur Gallagher, Marsh… Mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng lớn của Bảo
Việt vừa giúp Tập đoàn tăng cường khả năng hợp tác, vừa giúp phân tán rủi ro,
tăng khả năng thanh toán.
Với hoạt động kinh doanh đa ngành, với mô hình tổ chức, cơ chế quản lý
kinh doanh mới, với thế và lực mới, Bảo Việt luôn là sự lựa chọn đúng đắn, là
người bạn đồng hành tin cậy của các cá nhân và tổ chức.
2.1.2.2. Bảo hiểm dầu khí
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) - thành viên Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1996. Sau hơn 12 năm
hoạt động, PVI đã có những bước phát triển vượt bậc, với vốn điều lệ đạt 1.035
tỷ đồng, doanh thu năm 2008 đạt 2.694 tỷ đồng, hiện đứng thứ hai về thị phần
trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tiếp tục giữ vững vị trí đứng
đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp trong nước.
Hình 2.1: Tốc độ tăng trường doanh thu của công ty bảo hiểm dầu khí :
(2004 - 2009)
(Nguồn: Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam)
Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của
mình với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ
đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ
sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình.
Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn, hàng loạt các
biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực… Với bản
lĩnh và chiến lựơc kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình:
doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000, các nhà bảo hiểm và
môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của PVI trên thị trường bảo hiểm
năng lượng Việt Nam. Điển hình là việc PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp
đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí nghiệp liên
doanh dầu khí Vietsopetro. Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và
năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo
hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt.
Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch
vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái
bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó PVI thành lập các chi nhánh khu
vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong
cả nước. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng
ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp
đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho
khách hàng.
Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển
bằng sự kiện đạt doanh thu 1.000 tỷ vào ngày 26/9/2006 cùng với việc vốn và
tài sản được nâng lên đáng kể. Đây là năm quan trọng trong quá trình xây dựng
và phát triển thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí – PVI và là năm thứ 6 liên tiếp
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu
đạt 1.300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 62 tỷ
đồng…
Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
đã có Quyết định cổ phần hóa PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh
và xây dựng PVI trở thành một Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo
hiểm - Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần
Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho
những thành công rực rỡ tiếp theo.
Nãm 2007 là nãm đầu tiên PVI chuyển đổi hoạt động từ doanh nghiệp nhà
nước sang mô hình Tổng công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Tuy nhiên PVI đã thể hiện bản lĩnh vững vàng thể hiện qua việc thích ứng
nhanh chóng với cơ chế quản lý mới, doanh thu đạt 2000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt
250 tỷ đồng .
Nãm 2008, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, tuy nhiên bằng nhiệt huyết và sự sáng
tạo, PVI đã vượt qua khó khăn với mức doanh thu đạt 2.694 tỷ đồng làm tiền đề
cho mốc ấn tượng 3000 tỷ đồng vào tháng 12/2009.
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở
thành Tổng công ty Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh
thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh
bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính.
2.1.2.3. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico)
Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu quan trọng đó đã tạo điều kiện thuận
lợi cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Cùng với
xu thế đó, nghành bảo hiểm ngày càng trở nên cần thiết và đáp ứng thực tế
khách quan đặt ra. Ngày 18/12/1993, Chinh phủ ban hành Nghị định 100/CP
cho phép các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đáp ứng đủ điều
kiện cần thiết được phép thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
và môi giới bảo hiểm.
Bảng 2.2: Danh sách sáng lập viên của Pjico:
TT Đơn vị Tỷ lệ vốn góp
(%)
Vốn góp (Triệu
đồng)
1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 51 28.050
2 Ngân hang Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 10 5.500
3 Tổng công ty thép Việt Nam (VSC) 8 4.400
4 Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Viêt Nam (Vinare) 6 3.300
5 Công ty vật tư thiết bị toàn bộ (Matexim) 3 1.650
6 Công ty điện tử Hà Nội (Hanel) 2 1.100
7 Công ty thiết bị an toàn (AT) 0,5 275
8 Thể nhân 19,5 10.725
Tổng cộng 100 55.000
(Nguồn: Công ty bảo hiểm Pjico)
Trước năm 1995, thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có duy nhất một công
ty bảo hiểm là Bảo Việt hoạt động. Xuất phát từ nhu cầu phát triển thị trường,
nhằm khắc phục những rủi ro trong mọi hoạt động của nền kinh tế, từ chủ
trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và thành lập các công ty cổ
phần, trong năm 1994, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã họp mặt một số tổ
chức có uy tín tham gia góp vốn để thành lập Công ty cổ phần đầu tiên hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam.
Ngày 27/05/1995, công ty được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu
chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN. Ngày 08/06/1995,
công ty được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 1873/GP-UB
và ngày 15/06/1995 được Uỷ ban kế hoạch, nay là Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các cổ đông sang lập
công ty đều là những tổ chức kinh tế lớn, có tiềm năng và uy tín trên thị trường
trong nước cũng như quốc tế. Sau này, cổ đông được bổ sung thêm Liên hiệp
đường sứt Vịêt Nam.
Qua hơn 10 năm hoạt động, với phương châm phục vụ tận nơi, đáp ứng nhu
cầu bảo hiểm ngay tại chổ, công ty đã xây dựng đội ngũ gần 1.000 cán bộ, nhân
viên nămg động, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại
Hà Nội và trên 50 chi nhánh tại các tỉnh thành từ Bắc vào Nam; ngoài ra còn có
gần 5.000 đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong toàn quốc.
Với số vốn góp ban đầu là 55 tỷ đồng, hiện nay đã lên tới 340 tỷ đồng và
hiện nay đã tăng vốn lên 500 tỷ đồng vào năm 2008, Pjico đã nhanh chóng triển
khai rộng rãi gần 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực tới hang vạn đối
tượng khách hàng trong nước và nước ngoài.
Hoạt động kinh doanh cảu công ty ngày càng phát triển, nghiệp vụ bảo
hiểm được mở rộng phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của
nền kinh tế. Bên cạnh đó, Công ty cũng hết sức quan tâm phát triển trình độ
nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên. Kết quả nỗ lực
đó đem đến cho Pjico uy tín cao và được nhiều khách hang biết đến. Nhiều dự
án, nhà máy có giá trị lớn, các công trình lien doanh với nước ngoài tham gia
bảo hiểm tại Công ty như: dự án xây dựng cầu Cần Thơ, Thanh Trì, Bãi Cháy
…; Các dự án thuỷ, nhiệt điện Sông Hinh, Đại Ninh, Sesan 3, Pleikrong, Quảng
Trị, Tuyên Quang, Cao Ngạn, Buụn kuốp …; Các nhà máy xi măng lớn nhất
Việt Nam đã triển khai như Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phòng …; Các
toàn cao ốc, khách sạn lớn ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh như Hà Nội Daewoo,
Vietcombank Tower, Sheraton Hanoi Hotel, Hanoi Melia, Saigon Diamon Plaza
…; Các hang tầu lớn Vosco, Vinalines ... và hệ thống kho bể, trạm xăng dầu
Petrolimex trên toàn quốc và đông đảo khách hang của Đường sắt Việt Nam …
2.1.2.4. Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh
Thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ thật sự khởi động sau ngày
18/12/1993 khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, Chính phủ khuyến khích thành lập thêm một số công ty bảo hiểm
thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tình trạng độc quyền trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm đã bị xóa bỏ. Từ đây, hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt
Nam bắt đầu có sự cạnh tranh giữa các công ty.
Ngày 28/11/1994, Bộ tài chính ban hành Quyết định số 1164/TC/
QĐ/TCCB thành lập công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo
Minh). Bảo Minh ra đời trong bối cảnh như vậy và từ đó, Bảo Minh lấy ngày
này làm ngày truyền thống của đơn vị mình.
* Các giai đoạn phát triển:
• Giai đoạn 1995 – 2000:
Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, kinh doanh trong
lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Số vốn ban đầu chỉ có 40 tỷ đồng và chỉ có 84
CBCNV nhưng đã đạt doanh thu 78 tỷ. Trước “người khổng lồ” hùng mạnh là
Bảo Việt với số vốn trên 500 tỷ với trên 30 năm kinh nghiệm và có hệ thống chi
nhánh, đại lý ở khắp nơi trên toàn quốc, Bảo Minh chỉ có một con đường là tập
trung khai thác để nhanh chóng tăng thị phần, tạo thế đứng trên thị trường.
• Giai đoạn 2001 – 2003 :
Nếu giai đoạn đầu Bảo Minh đã đạt được một số kết quả nhất định là tạo
được thế đứng (tuy vẫn chưa thực sự vững chắc bởi lãi còn thấp và quỹ dự
phòng dao động lớn chưa đủ cao) thì trong giai đoạn tiếp theo, Bảo Minh đã đặt
mục tiêu là vừa tăng doanh thu vừa tính đến hiệu quả. Định hướng chung là
ngày càng coi trọng hiệu quả kinh doanh.
• Giai đoạn 2004 – 2010:
Giai đoạn này là một bước ngoặt quan trọng, mở ra một trang mới trong
tiến trình phát triển của Bảo Minh. Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập trong
lĩnh vực dịch vụ tài chính và Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới
(WTO), trong “chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003
đến năm 2010 “được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định số
175/2003/QĐ - TTg ngày 29/8/2003, Chính phủ đã đặt mục tiêu “ Phát triển
Bảo Minh thành công ty bảo hiểm cổ phần, vốn Nhà nước chi phối, chuyên kinh
doanh bảo hiểm phi nhân thọ và thực hiện các hoạt động khác như đầu tư vốn,
dịch vụ tài chính, trong đó bảo hiểm là hoạt động kinh doanh chủ yếu “. được
Chính phủ lựa chọn là doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước đầu tiên làm ăn có hiệu
quả để thực hiện cổ phần hoá là một vinh dự to lớn đối với Bảo Minh, cho thấy
Bảo Minh có một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của thị
trường bảo hiểm Việt Nam.
Hiện tại, thành phần các cổ đông của Bảo Minh tương đối đa dạng và
hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, bao gồm Nhà Nước,
10 tổng công ty 90 và 91, được coi là các cổ đông sáng lập của Bảo Minh.
Ngoài ra còn có các cổ đông là cán bộ , viên chức của Bảo Minh và một số nhà
đầu tư tự do trong đó có cả nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam như công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential, công ty TNHH
VinaCapital Corporate Finance Việt Nam. Điều này thể hiện mối quan tâm đặc
biệt và sự tin tưởng của các cổ đông vào tương lai phát triển của Bảo Minh.
2.1.3. Những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại:
Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng, số lượng sản phẩm bảo hiểm
ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng cao, năng lực tài chính, và mức độ đầu tư
vào nền kinh tế quốc dân của các doanh nghiệp tăng mạnh, đi đầu trong hội
nhập quốc tế và mở cửa thị trường,… Đó là những thành tựu mà ngành bảo
hiểm đã đạt được trong bước đường hoạt động.
Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng: từ chỗ chỉ có một DNBH là
Bảo Việt đến nay đã có 28 DNBH Phi nhân thọ, 11 DNBH Nhân thọ, 10 DN
môi giới BH hoạt động cùng nhau tranh tài cung cấp sản phẩm bảo hiểm để
khách hàng có quyền lựa chọn một cách tích cực. Trong số đó, BH PNT có 7
DN 100% vốn nước ngoài, 4 DN liên doanh, BHNT có 10 DN 100% vốn nước
ngoài, môi giới BH có 4 DN 100% vốn nước ngoài. Mạng lưới hoạt động của
ngành BH được mở rộng bằng các chi nhánh, công ty thành viên, văn phòng
giao dịch của các DNBH đến tận các tỉnh, thành, quận huyện, các vùng cao,
vùng sâu, biên giới, hải đảo. Đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, phong
phú. Không có một DN sản xuất, một ngành nghề nào là không được DNBH
tiếp cận tuyên truyền giới thiệu sản phẩm và vận động tham gia BH.
Số lượng sản phẩm BH ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú cơ bản đáp
ứng nhu cầu và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cho khách hàng.
Năm 1999 mới có 20 sản phẩm BH, đến nay khối PNT đã có 3 sản phẩm BH
bắt buộc và 600 sản phẩm BH do DNBH đăng kí với Bộ Tài chính; Khối NT có
gần 200 sản phẩm BH được Bộ Tài chính phê duyệt. Các sản phẩm BH có sự
khác biệt giữa DNBH này với DNBH khác mang tính cạnh tranh cao để khách
hàng lựa chọn. Đã có nhiều sản phẩm BH đòi hỏi kĩ thuật công nghệ BH cao
như BH hàng không, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm đóng tàu,
bảo hiểm công trình 70 tầng, bảo hiểm các công trình ngầm. Đặc biệt, BHNT đã
ra đời, phát triển sản phẩm BH liên kết chung (Universal life) và BH liên kết
đơn vị (Unit link) phù hợp với sự phát triển của thị trường BH – chứng khoán –
đầu tư – tài chính trong giai đoạn mới.
Tốc độ tăng trưởng cao. Năm 1993, doanh thu BH mới đạt 700 tỉ đồng,
chiếm 0,37% GDP. Đến nay, theo số liệu từ Cục Quản lý - Giám sát bảo hiểm,
Bộ Tài chính, tổng doanh thu ngành bảo hiểm năm 2008 đạt 26.120 tỷ đồng,
tăng 8,38% so với năm 2007; doanh thu phí bảo hiểm đạt mức 21.194 tỷ đồng,
tăng 19,6% so với năm 2007, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt
10.855 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 10.339 tỷ đồng. Đặc biệt,
BH PNT đã về đích trước hạn trong việc thực hiện chỉ tiêu chiến lược phát triển
ngành BH giai đoạn 2003 – 2010 đề ra là 9.000 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng BH
PNT bình quân 15 năm qua đạt 2%/năm, BH NT thí điểm từ năm 1996, chính
thức triển khai từ cuối năm 1999 cũng đạt tăng trưởng bình quân 1999 – 2008 là
20%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng cao, mang sức hấp dẫn lớn đối với các
công ty BH nước ngoài muốn đầu tư vào VN.
Năng lực tài chính của các DNBH tăng mạnh. Năm 1993, ngành BH có
vốn chủ sở hữu 145 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 188 tỉ đồng, đến nay, vốn chủ
sở hữu đã lên tới trên 17.500 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ lên tới 35.485 tỉ đồng.
Khối BH PNT có vốn chủ sở hữu 10.676 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 5.611 tỉ
đồng, khối NT có vốn chủ sở hữu 6.824 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 34.446 tỉ
đồng. Đặc biệt, có DNBH có vốn chủ sở hữu lớn như Bảo Minh 2.067 tỉ đồng,
PVI 1.754 tỉ đồng, Bảo Việt 1.005 tỉ đồng, có dự phòng BH cao như Bảo Việt
1.895 tỉ đồng, Bảo Minh 635 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân Thọ 12.215 tỉ đồng,
Prudential 13.059 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ tăng mạnh
làm cho năng lực BH của từng DNBH nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái
BH trong nước và giảm dần phần tái bảo hiểm nước ngoài.
Năng lực quản lý điều hành và chất lượng cán bộ BH ngày càng chuyên
nghiệp. Năm 1993, ngành BH mới có 500 cán bộ, công nhân viên, đến nay, toàn
ngành đã có tới 14.000 cán bộ, công nhân viên và 140.000 đại lý BH, trong đó
có 90.000 đại lý BH NT chuyên nghiệp. Lãnh đạo DNBH, các Trưởng phòng,
Giám đốc chi nhánh đều được trải qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước đạt
tiêu chuẩn qui định của Bộ Tài chính. Sự ra đời các công ty BH có vốn nước
ngoài đã là tấm gương cho các DNBH học tập kinh nghiệm, phương thức quản
lý điều hành DNBH, nghiên cứu, phát triển sản phẩm BH, phát triển kênh phân
phối qua khâu trung gian BH là môi giới BH, đại lý BH. Toàn ngành có trên
90% cán bộ BH có trình độ đại học, trong đó, 5% có trình độ trên đại học, có
trên 1.000 cán bộ tốt nghiệp các khóa đào tạo BH nước ngoài có trình độ đại
học và sau đại học. Gần đây, trong quá trình cổ phần hóa, các DNBH đã hướng
tới chọn đối tác chiến lược là các công ty BH hàng đầu quốc tế để tiếp thu
phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ quản lý, điều hành của họ.
Đầu tư vào nền kinh tế quốc dân của các DNBH tăng mạnh. Năm 1993,
đầu tư vào nền kinh tế quốc dân mới ở mức 300 tỉ đồng. Năm 2008, đầu tư vào
nền kinh tế quốc dân ước đạt 50.896 tỉ đồng, trong đó, BH NT là 36.012 tỉ đồng,
BH PNT là 14.884 tỉ đồng. Các khoản đầu tư của DNBH đều đảm bảo an toàn,
hiệu quả, chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng và các
khoản đầu tư có đảm bảo. Tiền lãi đầu tư đã tạo điều kiện cho các DNBH trả
bảo tức ngày một tốt hơn cho khách hàng, một phần để bù đắp chi phí hoạt
động, một phần đem lại cổ tức cho các cổ đông. Các khoản đầu tư của DNBH là
nguồn vốn trung và dài hạn cho các công trình, các dự án phát triển nền kinh tế
xã hội. Năm 1993, ngành BH nộp ngân sách nhà nước 68 tỉ đồng, năm 2008, đạt
450 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành BH tạo nguồn thu thuế VAT gần 1.000 tỉ đồng,
thuế thu nhập cá nhân của nhân viên và đại lý BH gần 1.000 tỉ đồng. Các
DNBH đã tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa, xã hội, từ thiện hàng trăm
tỉ đồng.
Ngành BH xứng đáng là tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế xã hội, góp
phần ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống trước những rủi ro hiểm
họa xảy ra. Năm 1993, ngành BH giải quyết bồi thường 120 tỉ đồng, đến năm
2007, ngành BH đã giải quyết bồi thường 3.229 tỉ đồng đối với BH PNT, trả
tiền BH 2.239 đối với BH NT. Năm 2008, BH PNT giải quyết bồi thường đạt
4.500 tỉ đồng và trả tiền BH NT ước đạt trên 3.000 tỉ đồng. Nhiều tổn thất lớn
xảy ra đã và đang được giải quyết bồi thường. Ngoài ra, các DNBH còn tích cực
làm tốt công tác đề phòng, hạn chế tổn thất cho các công trình đường lánh nạn,
gương cầu lồi, hàng rào hộ lan, đường gom, đường dân sinh, khắc phục điểm
đen tai nạn.
Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh BH ngày càng hoàn
thiện. Luật kinh doanh BH được ban hành năm 2000, NĐ 42, NĐ 43, TT 71, TT
72 được ban hành tháng 8 năm 2001 đến nay được sửa đổi, bổ sung thành NĐ
45, NĐ 46, TT 155, TT 156 ban hành năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật kinh
doanh BH. NĐ 103 về BHBB TNDS chủ XCG, NĐ 130 BH Cháy nổ bắt buộc,
NĐ 125 về BHBB TNDS trong kinh doanh vận tải thủy nội địa, NĐ 118 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH, QĐ 153 – BTC về chỉ
tiêu giám sát tài chính DNBH, QĐ 175/TTg về chiến lược phát triển thị trường
BHVN,…. Các Luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung trong giai đoạn 15
năm qua cũng điều chỉnh những vấn đề liên quan đến BH như Luật phòng cháy
chữa cháy, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông thủy nội địa, Luật Hàng
hải, Luật Hàng không, Luật Du lịch,…. Những văn bản pháp quy nói trên là cơ
sở pháp lý để ngành BH phát triển. Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh BH thể hiện sự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, của
DNBH, phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của DNBH, xử lý nghiêm
khắc các hành vi vi phạm.
Ngành BH đi đầu trong việc hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường. Ngay
năm 1993 đã có công ty liên doanh môi giới BH AON-BẢO VIỆT được thành
lập. Đến nay, toàn thị trường BH đã có 21 DNBH có vốn nước ngoài, trong đó,
PNT có 11 DNBH có vốn nước ngoài (4 liên doanh), NT có 10 DNBH 100%
vốn nước ngoài, Môi giới BH có 4 DN 100% vốn nước ngoài. Quá trình mở cửa
thị trường BHVN không làm suy giảm năng lực cạnh tranh của DNBH trong
nước mà còn là yếu tố buộc các DNBH trong nước nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình để tồn tại và phát triển. Hoạt động KDBH luôn liên quan đến tái
BH và các sản phẩm BH dễ dàng bắt chước sao chụp nên yếu tố hội nhập của
ngành BH mang tính tất yếu đối với từng DNBH.
HHBHVN góp phần không nhỏ cho sự phát triển thị trường BHVN. Cuối
năm 1999, HHBHVN được ra đời như là một tất yếu của thị trường BH.
HHBHVN đã xứng đáng là ngôi nhà chung, mang tiếng nói chung và đã phát
huy được vai trò tự quản của các DNBH. HHBHVN đã làm tốt vai trò tuyên
truyền về BH, đóng góp, xây dựng cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến
BH, xây dựng và phản biện một số sản phẩm BH, tổ chức Hội thảo, đào tạo
nghiệp vụ, cung cấp thông tin, đánh giá, định hướng thị trường BH và tranh thủ
sự ủng hộ của các tổ chức trong và ngoài nước với ngành BHVN.
Có thể nói 15 năm qua là chặng đường dài ngành BH đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn, vượt qua thử thách, mở cửa và hội nhập quốc tế để phục vụ cho công
cuộc xây dựng đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển đầu tư trong
nước, ổn định đời sống nhân dân trước những thiên tai, hiểm họa xảy ra.
Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, thị trường BHVN đã bộc lộ
một số yếu kém, đó là tình trạng cạnh tranh gay gắt chủ yếu bằng hạ phí BH
thấp hơn cả phí tái BH ra nước ngoài hoặc tỉ lệ bồi thường chung của thị trường;
trích lập dự phòng chưa đủ, hồ sơ bồi thường còn tồn đọng nhiều. Năm 2009,
nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế VN nói riêng, trong đó có ngành
BH sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn
cầu.
Trước tình hình trên đòi hỏi các DNBH cần phải tiếp tục nâng cao năng lực
cạnh tranh, đầu tư phát triển công nghệ mới, phát triển sản phẩm, đào tạo nguồn
nhân lực, nâng cao năng lực điều hành DN, hợp tác chia sẻ thông tin, rủi ro để
phát triển lành mạnh. Ngành BH phát huy hơn nữa thành tựu đã đạt được trong
15 năm qua, quyết tâm xây dựng thị trường BHVN phát triển bền vững, vượt
qua thử thách, đáp ứng nhu cầu BH ngày càng đa dạng, thiết thực của nền kinh
tế xã hội, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu chiến lược giai đoạn 2003-2010, chuẩn
bị cho chiến lược phát triển ngành giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020.
2.2. Phân tích thực trạng triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị
trường bảo hiểm Việt Nam
2.2.1. Thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam
Tại Việt Nam, lịch sử bảo hiểm thương mại gắn liền với sự ra đời của
Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Hình dáng của Công ty Bảo hiểm Việt
Nam ban đầu là tổ đại lý bảo hiểm cho Công ty Bảo hiểm PICC Trung Quốc
nằm trong Công ty vận tải và thuê tàu Vietfracht, sau chuyển toàn bộ sang Bảo
Việt. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ngày 17/12/1964 bằng quyết
định số 179/CP của hội đồng Chính Phủ, Công ty Bảo hiểm Việt Nam, tên gọi
giao dịch (Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập và chính thức khai