Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 58 trang )

..

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2 Tình hình nghiên cứu .................................................................................................. 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 4
5 Kết cấu khóa luận........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ
RÚT GỌN ....................................................................................................................... 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ............................. 5
1.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ......................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ........................................................... 9
1.1.3 Ý nghĩa thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ............................................................ 12
1.2 Lịch sử phát triển pháp luật tố tụng dân sự rút gọn .......................................... 14
1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 – 1989 ......................................................................... 15
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1989 – 2004 ......................................................................... 17
1.2.3 Giai đoạn từ năm 2005 – 2015 ......................................................................... 19
1.2.4 Giai đoạn từ 2015 đến nay ............................................................................... 20
1.3 Kinh nghiệm lập pháp quốc tế về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ..................... 20
1.3.1 Pháp luật Pháp .................................................................................................. 20
1.3.2 Pháp luật Liên bang Nga.................................................................................. 22
1.3.3 Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa...................................................... 23
1.3.4 Pháp luật Nhật Bản .......................................................................................... 25
1.3.5 Pháp luật Hoa Kỳ .............................................................................................. 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 27
CHƯƠNG 2 THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN THEO BỘ LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 .................................................................................. 28
2.1 Nội dung cơ bản của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 ........................................................................................................... 28




2.1.1 Phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ............................................ 28
2.1.2 Điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn .......................................... 29
2.1.3 Chuyển vụ án từ thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sang thủ tục tố tụng
dân sự thông thường.................................................................................................. 33
2.1.4 Trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn ........................................................................................................................ 34
2.2 Thực trạng áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay............................ 45
2.3 Kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn .. 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 51
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 53


LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nước ta có nhiều vụ án về dân sự, hơn nhân gia đình,
kinh doanh thương mại và lao động rất đơn giản; có quan hệ pháp luật rõ ràng; đương
sự đã thừa nhận nghĩa vụ; có tài liệu, chứng cứ rõ ràng nhưng vẫn được Tòa án giải
quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Kết quả là thời gian giải quyết vụ án bị
kéo dài một cách không cần thiết, gây tốn kém tiền bạc của các đương sự và Nhà nước.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, bên cạnh sự phát triển
của nền kinh tế thì các tranh chấp liên quan đến dân sự nói chung và kinh doanh
thương mại nói riêng cũng ngày càng gia tăng. Nếu các vụ án này được Tòa án giải
quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thơng thường thì thời gian giải quyết vụ án sẽ bị kéo
dài dẫn đến tình trạng tồn đọng án. Một nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải đơn giản hóa
trình tự, thủ tục giải quyết vụ án.
Theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật
Bản… việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn để giải quyết các vụ việc đơn giản là

rất phổ biến. Nhận thấy được điều đó nên những năm gần đây vấn đề về cải cách tư
pháp vẫn là một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm
với chủ trương đổi mới, cải cách thủ tục tố tụng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả
người dân được tiếp cận với cơng lý từ đó giúp họ bảo vệ tốt quyền lợi hợp pháp của
mình. Thơng qua Nghị quyết số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ ra
rằng: “Hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công
khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người...” và “… Xây dựng cơ chế xét
xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ mợt sớ điều kiện nhất định”. Từ đây,
chủ trương về cải cách tư pháp đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng thủ tục tố tụng dân sự
theo hướng đơn giản, ngắn ngọn và nhanh chóng để tạo điều kiện tốt nhất cho đương
sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời phải tiết kiệm được chi phí
và thời gian trong q trình giải quyết tranh chấp. Chính vì thế, Quốc hội đã đưa pháp
lệnh thủ tục tố tụng dân sự rút gọn vào chương trình xây dựng luật và giao cho Tịa án
nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo.

1


Thủ tục rút gọn được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013, cụ thể tại khoản 1 và
khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định rằng: “Việc xét xử sơ thẩm của Tịa
án nhân dân có Hợi thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” và
“Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo
thủ tục rút gọn”. Quy định này của Hiến pháp năm 2013 đã được cụ thể hóa trong Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 bằng việc đã bổ sung thêm Phần thứ tư về “Giải quyết
vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn”. Việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng
và Nhà nước. Đánh dấu sự tiến bộ mới trong hệ thống pháp luật tố tụng ở nước ta nói
chung và dân sự nói riêng, làm cho thủ tục tố tụng dân sự nước ta được linh hoạt và
mềm dẻo hơn; giúp cho Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự nhanh chóng, kịp thời,

đảm bảo tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Tuy nhiên quy định này còn khá mới ở nước ta, chưa có các văn bản hướng dẫn
cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên việc áp dụng quy định này vào thực tế
cịn nhiều khó khăn. Vì các lẽ trên nên người viết chọn đề tài “Pháp luật về thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn” để nghiên cứu và phân tích.
2 Tình hình nghiên cứu
Quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là quy định phổ biến trong hệ thống
pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam mặc dù đây là quy định khá
mới nhưng từ trước khi ban hành và sau khi ban hành có khá nhiều cơng trình, sách
báo nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu như:
- Về luận văn, luận án có thể kể đến là: Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Tuấn
Anh (2000), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn
trong tố tụng dân sự Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Thanh Hoa (2015),
“Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2016), “Thủ tục
rút gọn ở Việt Nam”. Gần đây là luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Thu Vân
(2017), “Xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam”.
- Về báo, tạp chí có các bài viết của các tác giả như: Ngô Anh Dũng, “Sự cần
thiết phải quy định thủ tục rút gọn trong pháp luật tớ tụng dân sự”, Tạp chí Tịa án
2


nhân dân số 04/2002; ThS. Trần Anh Tuấn, “Thủ tục xét xử nhanh trong Bộ luật Tố
tụng dân sự Pháp và yêu cầu xây dựng thủ tục rút gọn trong Bợ luật Tớ tụng dân sự
Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 2/2004; Cao Hồng Sơn, “Cần bổ sung thủ
tục đơn giản vào Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 11/2010;
Đặng Thanh Hoa, “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng theo thủ tục rút gọn”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 08/2013; Đỗ Văn Chỉnh và Phạm Thị Hằng, “Cần có
quy định thủ tục rút gọn trong Bợ luật Tớ tụng dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân số
03/2013; Trương Hịa Bình, “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập

Tòa giản lược trong hệ thớng Tịa án nhân dân”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 04/2014;
TS. Lê Thu Hà, “Bổ sung thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)”, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 02/2015; TS. Đặng Thanh Hoa, “Một số vấn đề về thủ
tục rút gọn quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân
số 9, 10/ 2016.
- Về báo cáo chuyên đề nghiên cứu có cơng trình nghiên cứu khoa học cấp bộ
của TS. Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài (2014), “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng
dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Thực trạng và giải pháp”.
Cho đến thời điểm này thì quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn vẫn còn
khá mới nên khi người viết chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp sẽ không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, người viết hy vọng nhận được sự ủng hộ,
nhận xét và các ý kiến đóng góp của bài viết này.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thứ nhất, khái quát chung của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, bao gồm các vấn
đề sau: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa thủ tục tố tụng dân sự rút gọn; lịch sử phát triển
pháp luật tố tụng dân sự rút gọn và kinh nghiệm lập pháp quốc tế về thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn.
- Thứ hai, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
gồm: Nội dụng cơ bản của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015; thực trạng pháp luật hiện nay và kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật.
3


3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu lịch sử phát triển thủ tục tố tụng dân sự giới hạn trong
khoảng thời gian từ năm 1945 đến nay.
- Ngoài ra, đề tài nghiên cứu thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong phạm vi Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015. Mở rộng ra nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một
số nước trên thế giới trong việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.

4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp như:
Phương pháp luận Mác – Lênin nhằm triển khai và tìm hiểu một cách cụ thể, sâu
sắc các khía cạnh của vấn đề.
Phương pháp tổng hợp, quy nạp nhằm xâu chuỗi, tổng kết các thơng tin để có
cách nhìn bao qt về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - so sánh nhằm đối chiếu thực trạng các quy định về giải
quyết tranh chấp dân sự tại Việt Nam với kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
Ngồi ra, người viết cịn sử dụng phương pháp trích dẫn, phương pháp hệ
thống, phương pháp phân tích luật học.
5 Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung
của đề tài người viết chia làm 02 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
- Chương 2: Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015

4


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
1.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
Khái niệm thuật ngữ “tố tụng”
Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: Thuật ngữ “tố tụng” là việc thưa kiện
(procès), “tố tụng pháp lý” là việc pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng
(code deprocédure).1
Hiểu một cách đơn giản theo Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế: Thuật
ngữ “tớ tụng” là việc thưa kiện ở Tịa án.2

Đến thời Pháp thuộc, người ta dùng hai chữ “tố tụng” để dịch chữ “procédure”
(chữ Pháp procédure hay chữ Anh procedure đều bắt nguồn từ chữ La tinh processus
nghĩa là quá trình, trình tự, thủ tục), như hai Bộ luật Bắc kỳ dân sự, thương sự tố tụng;
Trung kỳ dân sự, thương sự tố tụng... Dưới chế độ cũ ở miền Nam trước năm 1975,
cũng có Bộ luật Hình sự tố tụng, Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng (năm 1972).3
Khái niệm tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án dân
sự tại Tịa án; trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.
Khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
Trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới, thủ tục tố tụng dân sự rút
gọn được quy định khá phổ biến. Tuy nhiên, đã và đang tồn tại nhiều quan điểm khác
nhau và chưa có một khái niệm thống nhất về vấn đề này. Ngồi thuật ngữ “thủ tục rút
gọn” cịn có các thuật ngữ tương tự như: thủ tục đơn giản hay thủ tục giản lược.
Theo từ điển luật học Black’s Law Dictionary của Hoa Kỳ, thuật ngữ “Summary
proceeding” được định nghĩa như sau: “A nonjury proceeding that settles a
Đào Duy Anh (1957), Từ điển Hán Việt, Trường Thi xuất bản, Sài Gòn, tr. 302.
Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nhà xuất bản Thuận Hóa, tr.1819.
3
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục Pháp luật Trung ương số 04/2013 chủ đề: Pháp luật về tố tụng dân sự,
tr.3.
1
2

5


controversy or diposes of a case in a relatively prompt and simple manner” .4 Tạm
dịch là: “Thủ tục rút gọn là thủ tục xét xử khơng có bời thẩm đoàn, được áp dụng để
giải quyết các tranh chấp hoặc định đoạt trong các vụ kiện một cách tương đối nhanh
chống và đơn giản”.

Ngoài ra, trong từ điển luật học Black’s Law Dictionary cịn có thuật ngữ
“Summary judgement”. Thuật ngữ này có nghĩa là “phán quyết rút gọn” là phán quyết
sẽ được Tịa án đưa ra liên quan đến tồn bộ vụ kiện hoặc một số vấn đề trong vụ kiện
mà khơng cần phải thực hiện xét xử tại phiên tịa đầy đủ theo thủ tục tố tụng thông
thường.5
Theo từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, thuật ngữ “procédure sommaire”
tức là thủ tục giản lược. Được định nghĩa là: “thủ tục tớ tụng theo đó các thủ tục được
đơn giản hóa hơn so với thủ tục tớ tụng thơng thường, được áp dụng trước các Tịa án
theo thơng luật hoặc trước các Tịa án có thẩm qùn chung trong những trường hợp
đặc biệt”. 6
Trong từ điển Tiếng Việt không có thuật ngữ “thủ tục rút gọn” nhưng có quy
định cụm từ “thủ tục” và “rút gọn”. Theo đó, “thủ tục” là “những việc cụ thể phải
làm theo một trật tự quy định để tiến hành mợt cơng việc có tính chất chính thức” và
“rút gọn” là “làm cho có hình thức ngắn gọn, đơn giản hơn”.7
Thủ tục rút gọn được đề cập với tên gọi là thủ tục giản lược hay thủ tục đơn giản
được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp. Trong suốt quá trình phát triển pháp
luật tố tụng dân sự của Pháp, khi lần đầu tiên ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự, thủ tục
rút gọn được quy định theo hướng chỉ áp dụng cho một số loại vụ việc đáp ứng điều
kiện theo luật định và được giải quyết theo trình tự thủ tục gọn nhẹ, đơn giản và nhanh
chóng. Khác với Pháp, thủ tục rút gọn ở Hoa Kỳ không được quy định tại một đạo luật
tố tụng thành văn, được xây dựng trên nền tảng thực tiễn xét xử, Tịa án giải quyết các
u cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ tục đơn giản, có giá trị ràng buộc thi

Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th edition, St. Paul, MN: West, p.599.
Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th edition, St. Paul, MN: West, p.676.
6
Nguyễn Văn Bình (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội,
tr.706.
7
Hoàng Phê (Chủ biên), (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.839, 1008.

4
5

6


hành là hợp hiến, bảo đảm được công lý.8 Như vậy, thủ tục rút gọn theo cách hiểu của
hai nước này đều là một thủ tục riêng biệt, giải quyết một số loại vụ án nhanh gọn.
Ở Việt Nam, thủ tục rút gọn đã được đề cập đến trong khoa học luật hình sự.
Thơng tư số 10 ngày 08/7/1974 của Tòa án nhân dân tối cao, quy định thủ tục rút gọn
được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án ít nghiêm
trọng, đơn giản, rõ ràng. Trên cơ sở kế thừa và phát huy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 đã quy định thủ tục rút gọn thành một chương riêng, tại chương XXXIV. Trong
khoa học luật hình sự, thủ tục rút gọn được hiểu là “thủ tục đặc biệt trong tớ tụng hình
sự được áp dụng đới với những vụ án về tợi phạm ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội
đơn giản, chứng cứ rõ ràng; người thực hiện hành vi phạm tợi bị bắt quả tang, có căn
cước lai lịch rõ ràng”.9 Về phạm vi áp dụng, thủ tục rút gọn không được áp dụng với
tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự mà chỉ được áp dụng trong các giai đoạn điều
tra, truy tố, xét xử sơ thẩm.10
Trong văn bản pháp lý, “thủ tục rút gọn” lần đầu tiên được đề cập tại Luật bảo
vệ người tiêu dùng được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 17/11/2010
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Tuy nhiên trong văn bản pháp lý này, Quốc
hội không đưa ra khái niệm thế nào là thủ tục rút gọn mà chỉ ghi nhận việc Tòa án áp
dụng thủ tục đơn giản để giải quyết các tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng và có
giá trị tranh chấp nhỏ nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo quy
định tại Điều 41 Luật này chỉ quy định loại tranh chấp có thể được áp dụng thủ tục đơn
giản và dẫn chiếu việc áp dụng trong thực tế sang quy định của pháp luật tố tụng dân
sự.
Trong Hiến pháp năm 2013, thuật ngữ “thủ tục rút gọn” chính thức được đề cập
tại khoản 1 và khoản 4 Điều 103: “Việc xét xử sơ thẩm của Tịa án nhân dân có Hợi

thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”; “Tòa án nhân dân xét xử
tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Sau đó,
thủ tục rút gọn cũng được quy định tương ứng tại Điều 8 và Điều 10 Luật tổ chức Tòa
Đặng Thanh Hoa (2015), Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, tr.18, 19.
9
Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật tớ tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.535.
10
Điều 318 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
8

7


án nhân dân năm 2014. Tuy nhiên, trong cả Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa
án nhân dân năm 2014 vẫn chưa quy định khái niệm của thủ tục rút gọn.
Trong nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu luật đã đưa
ra nhiều khái niệm về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn như: Trong đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ của tác giả Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài Vấn đề xây dựng thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
– Thực trạng và giải pháp, cho rằng: “Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là loại hình thủ
tục tớ tụng giản lược, do một Thẩm phán tiến hành giải quyết đối với các vụ kiện dân
sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao đợng có nợi dung đơn giản, rõ
ràng hoặc có giá trị nhỏ theo mợt trình tự tớ tụng đơn giản, nhanh chóng, phán quyết
của Tịa án có hiệu lực pháp luật ngay hoặc có thể bị phản kháng để giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm thông thường hoặc thủ tục phúc thẩm được giản lược”.11
Trong sách chuyên khảo của tác giả Đặng Thanh Hoa về Thủ tục rút gọn trong
tố tụng dân sự, cho rằng: “Thủ tục rút gọn là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn so với
thủ tục thông thường về thành phần, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tranh

chấp, được áp dụng đối với một số loại tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị thấp”.12
Khái niệm của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn lần đầu tiên được quy định tại
khoản 1 Điều 316 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau: “Thủ tục rút gọn là thủ
tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của
Bợ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thơng
thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật”.
Và mới đây, trong luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Thu Vân đã đưa ra
khái niệm của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn như sau: “Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
là loại thủ tục tố tụng giản lược về thủ tục rút ngắn về thời gian so với thủ tục thông
thường, được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự có điều kiện nhất định theo quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời nhưng

Trần Anh Tuấn (Chủ nhiệm đề tài), (2017), Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải
cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu Khoa học pháp
lý của Bộ Tư pháp, tr.15.
12
Đặng Thanh Hoa (2016), Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Hồng Đức,
tr.28.
11

8


vẫn bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự và quyền lợi hợp pháp
của các đương sự theo quy định của pháp luật”.13
Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể kết luận khái niệm thủ tục tố tụng
dân sự rút gọn như sau: “Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là dạng thủ tục giản lược so
với thủ tục tố tụng thông thường, được rút ngắn về thời gian giải quyết, về trình tự các
bước tiến hành tớ tụng, về thành phần tham gia giải quyết; được áp dụng để giải quyết
các vụ án dân sự đơn giản, có giá trị tranh chấp thấp, có chứng cứ rõ ràng, các bên

đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ, Tòa án chỉ cần căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có
sẵn để ra quyết định cho vụ án đó”.
1.1.2 Đặc điểm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
Thứ nhất, về thời gian và chi phí giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự rút
gọn đã được rút ngắn hơn so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường
Ở thủ tục này, pháp luật đã quy định một khoảng thời gian nhất định để tiến
hành các hoạt động tố tụng nhằm bảo đảm vụ án được giải quyết nhanh chóng theo
đúng pháp luật. Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga, quy định thời gian từ khi thụ lý
đơn đến khi lệnh của Tịa án có hiệu lực thi hành là 15 ngày (nếu người có nghĩa vụ
phải thi hành không phản đối), trong khi thời gian từ khi thụ lý vụ án theo thủ tục thông
thường cho đến khi có bản án, quyết định của Tịa án trung bình mất khoảng 03 tháng
đến 06 tháng. Tại Trung Quốc, thời hạn giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn là
không quá 03 tháng; Hàn Quốc là 2,5 tháng so với thủ tục thông thường là 06 tháng.14
Ở Việt Nam, các vụ án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường
là những tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn gay gắt nên thời hạn giải quyết vụ án sẽ kéo
dài để Tịa án có thời gian tiến hành xác minh chứng cứ, thu thập tài liệu. Đối với các
vụ án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
quy định thời hạn giải quyết vụ án dân sự là không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ
án.

Hoàng Thị Thu Vân (2017), Xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, tr.13.
Đặng Thanh Hoa (2015), Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, tr.60.
13
14

9


Về chi phí tố tụng: Mức tạm ứng án phí mà đương sự phải nộp theo thủ tục tố

tụng dân sự rút gọn được giảm đáng kể so với thủ tục tố tụng dân sự thơng thường. Đối
với Tịa án, chi phí về tài chính và nhân lực mà Tịa án dành cho hoạt động tố tụng
cũng được giảm đáng kể.
Thứ hai, rút gọn về trình tự thủ tục tớ tụng
Rút gọn về trình tự thủ tục là sự giản lược bớt các thủ tục vốn không thể thiếu
trong thủ tục tố tụng dân sự thông thường nhưng lại không thật sự cần thiết với tính
chất của vụ việc được áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn như: hoạt động tìm
kiếm chứng cứ, hoạt động giám định chứng cứ, thủ tục hòa giải,… Sự rút ngắn này
giúp giảm các chi phí tố tụng, tiết kiệm thời gian cho cả đương sự và Tịa án.
Có quốc gia quy định đột phá ngay từ khâu yêu cầu khởi kiện của đương sự theo
hướng đương sự có thể trình bày trực tiếp yêu cầu khởi kiện bằng miệng mà không cần
làm đơn khởi kiện như: Tại Nhật Bản, luật nước này công nhận các quy định đặc biệt
nhằm đơn giản hóa thủ tục khởi kiện, xét xử như: Việc khởi kiện có thể thực hiện bằng
miệng. Đương sự khơng cần phải chuẩn bị văn bản mà chỉ cần có mặt vào ngày tranh
luận miệng để nêu ý kiến là đủ. Tịa án khi thấy phù hợp có quyền u cầu nộp văn bản
thay cho việc hỏi người làm chứng, đương sự hoặc người giám định, không phụ thuộc
vào việc các bên đương sự có phản đối hay khơng. Tại Trung Quốc, thì thủ tục rút gọn
có đặc điểm là khi hai bên đương sự có thể đồng thời đến tòa đề nghị giải quyết tranh
chấp. Tùy từng trường hợp, Tịa án có thể xét xử ngay hoặc định một ngày khác. Đồng
thời, Tịa có thể thơng báo miệng cho các đương sự về nội dung khởi kiện.15
Thứ ba, rút gọn về thành phần tiến hành tớ tụng
Do tính chất đơn giản và rõ ràng của vụ án dân sự nên cơ chế xét xử của thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều là do một Thẩm
phán tiến hành, khơng có sự tham gia của Bồi thẩm đồn hay Hội thẩm nhân dân bởi vì
Thẩm phán chỉ cần thẩm định lại sự việc, tài liệu, chứng cứ và áp dụng các quy định
của pháp luật để ra phán quyết.

Nguyễn Thị Minh, Thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nguồn:
/>&folder_id=&item_id=155677031&p_details=1 (Truy cập ngày 13/5/2018).
15


10


Về sự tham gia của Viện kiểm sát, phần lớn các nước đều quy định cơ quan
cơng tố khơng có vai trò trong việc giải quyết các vụ án dân sự, họ chỉ có trách nhiệm
chính là truy tố và buộc tội trong các vụ án hình sự.16 Cịn ở Việt Nam, ngồi chức
năng thực hành quyền cơng tố thì Viện kiểm sát cịn có chức năng giám sát hoạt động
xét xử của Tòa án.
Thứ tư, rút gọn về cấp xét xử
Cơ chế kháng cáo phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm được giải quyết
theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn của các nước là khơng giống nhau. Cụ thể:
Ở Pháp, đương sự khơng có quyền kháng cáo phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
được giải quyết theo thủ tục rút gọn nếu giá ngạch của vụ án dưới 4.000 Euro. Ở Đức,
những tranh chấp có giá ngạch dưới 6.000 Euro. Ở Trung Quốc, các phán quyết sơ
thẩm khi giải quyết theo thủ tục rút gọn có giá trị chung thẩm, đương sự khơng có
quyền kháng cáo nhưng cho phép người có nghĩa vụ trả nợ được quyền phản đối với
thủ tục ra lệnh thanh tốn của Tịa án.17
Ở Anh, đương sự có quyền kháng cáo với điều kiện đương sự đó đã tham gia
phiên tịa và u cầu kháng cáo có cơ sở và được đưa ra ngay sau khi kết thúc phiên
tòa. Có thể đưa ra kháng cáo đối với các phán quyết cho các vụ kiện nhỏ chỉ trong
trường hợp có sự sai sót về pháp luật hoặc một số vi phạm nghiêm trọng khác trong các
thủ tục tố tụng thông thường. Ở Thái Lan, đương sự khơng có quyền kháng cáo bản án
sơ thẩm về vấn đề sự kiện của vụ án mà chỉ có quyền kháng cáo về vấn đề áp dụng
pháp luật.18
Ở Nhật Bản, phán quyết cuối cùng của Tịa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
khơng được kháng cáo lên Tòa phúc thẩm. Trong thời hạn 02 tuần kể từ ngày nhận
được quyết định của Tòa án, đương sự có thể đưa ra yêu cầu phản đối quyết định đó
của Tịa án.
Thứ năm, thủ tục tớ tụng dân sự rút gọn chỉ được áp dụng đối với mợt sớ loại vụ

án nhất định
Hồng Thị Thu Vân (2017), Xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, tr.16.
Hoàng Thị Thu Vân (2017), Xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, tr.18.
18
Đặng Thanh Hoa (2015), Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, tr.58.
16
17

11


Bản chất của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là thủ tục giản lược, rút gọn về thời
gian, chí phí và trình tự thủ tục. Vì vậy, những vụ án đơn giản, có giá trị tranh chấp
nhỏ, có chứng cứ rõ ràng, đương sự đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ, Tịa án khơng cần
phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ. Đối với những vụ án phức tạp, chứng cứ không
rõ ràng, đương sự không thừa nhận nghĩa vụ thì khơng thể giải quyết theo thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn bởi lẽ sẽ cần rất nhiều thời gian để xác minh, tổng hợp tài liệu,
chứng cứ; phải tiến hành các bước hòa giải, lấy lời khai, Hội đồng xét xử không thể do
một Thẩm phán tiến hành mà là một tập thể để bảo đảm rằng phán quyết đưa ra là đúng
pháp luật.
Tóm lại, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là thủ tục giải quyết các tranh chấp đặc
thù, đáp ứng các điều kiện cơ bản do luật định như: Là tranh chấp đơn giản, giá trị
tranh chấp nhỏ, có chứng cứ rõ ràng, đương sự đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ.
Song ở một số nước trên thế giới chỉ cần một yếu tố “giá ngạch thấp” là đủ để
áp dụng như: Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,... hoặc chỉ cần yếu tố là “tranh chấp có
chứng cứ rõ ràng hoặc đương sự thừa nhận nghĩa vụ” như: Nga, Đức, Nhật Bản,... là
có thể áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn để giải quyết.19
1.1.3 Ý nghĩa thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
* Đối với đương sự

Thứ nhất, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn mang lại thuận lợi cho đương sự trong
việc tiếp cận công lý
Khi áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn để giải các quyết vụ án dân sự,
đương sự không phải thực hiện đầy đủ các bước tố tụng như thủ tục tố tụng dân sự
thông thường mà chỉ cần thực hiện một số bước nhất định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các vụ án sẽ được giải quyết nhanh hơn, bảo vệ kịp thời được quyền lợi của
đương sự từ đó tạo được lịng tin của người dân vào hoạt động của các cơ quan Nhà
nước nói chung và Tịa án nói riêng và đặc biệt khi việc khởi kiện của người dân được

Xem thêm: Đặng Thanh Hoa (2016), Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản
Hồng Đức, tr.57, 61.
19

12


thuận lợi thì khi đó họ sẽ chọn phương thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện tại Tòa
án.
Thứ hai, áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn giúp giảm nhẹ chi phí tớ tụng
cho các đương sự
Chi phí tố tụng của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thấp hơn so với thủ tục tố tụng
thông thường.
Theo quy định ở Nga: Mức lệ phí Tịa án đối với yêu cầu khởi kiện vụ việc theo
thủ tục rút gọn bằng 50% so với khởi vụ việc theo thủ tục tố tụng thơng thường.20
Ở Đức: Chi phí tố tụng cho thủ tục rút gọn chỉ bằng 1/3 so với chi phí giải quyết
việc cùng loại theo thủ tục tố tụng thông thường. Trường hợp quyết định rút gọn bị
kháng cáo thì u cầu thanh tốn nợ được chuyển sang giải quyết theo thủ tục tố tụng
thông thường và được trừ đi 1/3 chi phí tố tụng do đã nộp trước đây.21
Thứ ba, áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn giúp tiết kiệm thời gian đáng kể
cho các đương sự

Thời gian giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn được rút ngắn hơn
nhiều so với thủ tục tố tụng thông thường, giảm số lần triệu tập đương sự, người làm
chứng, giảm thời gian thu thập tài liệu chứng cứ, hạn chế số lần đi lại của các đương sự
trong quá trình giải quyết vụ án.
* Đới với Tịa án
Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì các tranh chấp dân sự, kinh
doanh thương mại, lao động ngày càng tăng. Do số lượng các vụ án liên quan đến
những tranh chấp trên ngày càng nhiều, tạo áp lực lớn về số lượng cơng việc cho ngành
Tịa án. Số lượng công việc ngày càng nhiều mà số lượng Thẩm phán vẫn như vậy cho
nên đã tạo sự không đồng bộ giữa số lượng Thẩm phán và chất lượng xét xử của Thẩm
phán. Trong trường hợp này, nếu tăng số lượng Thẩm phán thì đồng nghĩa với việc làm
tăng chi phí của Nhà nước. Để khắc phục tình trạng này thì những vụ án dân sự nào có
Điều 123 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga năm 2003 (2005), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
Nguyễn Quang Du (2004), Một số vấn đề về thủ tục rút gọn trong dự thảo bộ luật tố tụng dân sự - Kinh nghiệm
của Cợng hịa Liên bang Đức,Kỷ yếu các tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án JICA 2000-2003,
Quyển 6, tr.42.
20
21

13


tính chất đơn giản Tịa án cần phải áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn giải quyết khi
đó sẽ rút ngắn được thời gian giải quyết vụ án, kết quả của vụ án vẫn bảo đảm được sự
khách quan, đúng pháp luật, vẫn bảo đảm quyền lợi của các đương sự. Ngồi ý nghĩa
giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, khiếu kiện thì thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
cịn góp phần làm giảm đáng kể số lượng vụ án ngày càng gia tăng trong giai đoạn hiện
nay giúp xây dựng nền tư pháp trong sạch và vững mạnh.
Về thành phần tham gia giải quyết các vụ án dân sự trong thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn: Do một Thẩm phán tiến hành. Việc quy định như vậy góp phần phát huy trình

độ chun mơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, từ đó góp
phần nâng cao chất lượng cơng tác xét xử và hiệu quả hoạt động của Tòa án.
Về chi phí tố tụng của ngành Tịa án: Chi phí được nhắc đến ở đây là chi phí về
tài chính và về nhân lực mà Tòa án dành cho hoạt động tố tụng dân sự. Thủ tục tố tụng
dân sự rút gọn giúp giản lược bớt các thủ tục không cần thiết, giảm các phiên họp giải
quyết, rút ngắn thời gian tố tụng nên góp phần giảm bớt nguồn tài chính mà Tịa án
phải bỏ ra cho việc tổ chức các phiên tịa, phiên họp và những chi phí liên quan khác.
* Đối với xã hội
Trong nền kinh tế thị trường quốc tế, các giao dịch về dân sự nói chung và giao
dịch kinh doanh thương mại nói riêng ngày càng đa dạng và phong phú nên dễ phát
sinh các tranh chấp. Những tranh chấp này nếu không được giải quyết nhanh chóng và
triệt để thì sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động kinh tế; nếu giải quyết chậm trễ sẽ
gây tác động tiêu cực đến lợi ích của các đương sự. Vì thế, áp dụng thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn góp phần giải quyết nhanh chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của đương sự từ
đó tác động tích cực lên đời sống xã hội.
1.2 Lịch sử phát triển pháp luật tố tụng dân sự rút gọn
Trong pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta từ trước đến nay thì thủ tục rút gọn
chưa từng được quy định chính thức trong văn bản pháp luật nào nhưng một số nội
dung của thủ tục rút gọn cũng đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam ngay từ những
năm 1945 – 1946 khi quy định về giải quyết một số vụ án có giá ngạch thấp bởi Tòa án

14


cấp sơ thẩm và không được phép kháng cáo.22 Sự phát triển của các thủ tục mang tính
rút gọn trong tố tụng dân sự sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam. Dựa vào các giai đoạn phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, có
thể phân chia sự phát triển của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự thành 04 giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1945 – 1989; giai đoạn từ năm 1989 – 2004; giai đoạn từ năm 2005 –
2015 và giai đoạn từ năm 2005 đến nay.

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 – 1989
Cuộc Cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
ra đời và để ổn định tình hình kinh tế - chính trị, củng cố chính quyền, cải thiện đời
sống người dân; Đảng và Bác Hồ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật mới. Bắt
đầu là Sắc lệnh 13 ngày 24/1/1946 về “Tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán”.
Đây là sắc lệnh quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án, không quy định nhiều về
các thủ tục tố tụng. Lần đầu tiên, mơ hình hệ thống Tịa án theo cấp xét xử được hình
thành ở nước ta, gồm ba cấp xét xử: Tòa sơ cấp, Tòa đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm.
Về thẩm quyền xét xử: Đối với Tòa án sơ cấp, theo Điều 10 Sắc lệnh 13 quy định:
“Mỗi tuần lễ có hai phiên tịa xét xử cơng khai: mợt phiên hợ và mợt phiên hình. Tại
phiên tịa, Thẩm phán xét xử mợt mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án từ”. Đối với
Tòa án đệ nhị cấp, khi xét xử về dân sự và thương sự, tại Điều 17 Sắc lệnh 13 quy định
rằng: “Chánh án phải xử mợt mình”. Ở Tịa án thượng thẩm, theo Điều 43 Sắc lệnh 13
quy định: “Về các vấn đề liên can đến thủ tục, tạm tha, đòi bồi thường, việc hộ và
thương mại, ông Chánh án và hai Hội thẩm quyết nghị lấy các Phụ thẩm nhân dân
không tham dự”. Yếu tố rút gọn ở đây là rút gọn về thành phần xét xử trong hoạt động
tố tụng dân sự.
Đến Sắc lệnh số 51 về “Ấn định thẩm qùn các Tịa án và sự phân cơng nhân
viên trong các Tòa án” ngày 17/4/1946 quy định thẩm quyền giữa Toà án các cấp căn
cứ theo giá ngạch của vụ kiện và quy định thẩm quyền chung thẩm, sơ thẩm của Tòa
án các cấp.

Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo về khả năng áp dụng thủ tục đơn giản trong giải quyết một số loại vụ
việc dân sự cụ thể và đề xuất mơ hình khả thi cho Tòa án Việt Nam, Tài liệu hội thảo do Tòa án nhân dân tối cao
tổ chức tháng 11 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.30.
22

15



Căn cứ vào Điều 6 và Điều 11 Sắc lệnh này, quy định về dân sự và thương sự
do Toà án sơ cấp có thẩm quyền xét xử, có thể thấy rõ hai cơ chế xét xử đó là xét xử sơ
thẩm và chung thẩm. Nói về xét xử chung thẩm thì đây là cơ chế xét xử một lần đối với
các việc dân sự hay thương sự, bản án có hiệu lực pháp luật ngay và đương sự khơng
có quyền kháng cáo xét xử phúc thẩm. Cơ chế xét xử này đều được áp dụng ở cả Toà
án sơ cấp và Toà án đệ nhị cấp, áp dụng cho các vụ án mà đối tượng tranh chấp là
những tài sản có giá trị nhỏ (định theo giá ngạch).
Cơ chế xét xử một lần tiếp tục được quy định tại Nghị định số 32 ngày
06/4/1952 của Bộ Tư pháp “Các Toà án cấp huyện có thẩm quyền chung thẩm các việc
kiện dân sự về đợng sản có giá ngạch khơng quá 60 kg gạo và các Toà án nhân dân
cấp tỉnh xử chung thẩm các việc kiện về bất động sản mà giá ngạch không quá 60 kg
gạo…”.
Tại Thông tư số 4013 ngày 09/5/1959 của Bộ Tư pháp và Thông tư liên bộ Tư
pháp – Toà án nhân dân tối cao số 93 ngày 11/11/1959 cũng quy định các Toà án cấp
huyện “có quyền xét xử chung thẩm các việc kiện dân sự mà giá ngạch không quá 60
đồng, không phân biệt động sản hay bất động sản”.
Sau khi ban hành Hiến pháp năm 1959, ngày 17/4/1960 Quốc hội nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa đã thơng qua Luật tổ chức Toà án nhân dân, đánh dấu bước
ngoặc lớn trong ngành Tư pháp nước ta. Theo quy định tại Điều 9 Luật tổ chức Tồ án
nhân dân năm 1960: “Tịa án nhân dân thực hành chế độ hai cấp xét xử” (sơ thẩm và
phúc thẩm), khơng cịn thủ tục chung thẩm như trước đây. Theo Điều 12 Luật tổ chức
Toà án nhân dân năm 1960 quy định: “Khi sơ thẩm, Tồ án nhân dân gờm mợt Thẩm
phán và hai Hợi thẩm nhân dân; trường hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và khơng
quan trọng thì Tồ án nhân dân có thể xét xử khơng có Hợi thẩm nhân dân” . Như vậy,
yếu tố rút gọn trong tố tụng dân sự vẫn được thể hiện rõ thông qua việc tối giản thành
phần Hội đồng xét xử sơ thẩm từ một Thẩm phán, hai Hội thẩm xuống cịn một Thẩm
phán (khơng còn Hội thẩm). Đây chỉ là rút gọn về thành phần xét xử, chưa rút gọn về
trình tự, thủ tục.
Ngồi ra, trong giai đoạn này cịn quy định Tồ án xét xử bút lục ở trình tự phúc
thẩm “Xét xử bút lục là Hội đồng xét xử căn cứ những tài liệu có trong hờ sơ vụ án, mà


16


những tài liệu này đã được Toà án cấp sơ thẩm đánh giá đầy đủ nên phiên toà sơ thẩm
không cần triệu tập các đương sự, chỉ cần có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát
cùng cấp”. Việc xét xử bút lục ở giai đoạn phúc thẩm đối với vụ án dân sự được hướng
dẫn tại Thông tư 132 ngày 28/8/1972 khi đáp ứng các điều kiện nội dung vụ án rõ ràng,
chứng cứ đầy đủ, khả năng hồ giải khơng cịn, bản án sơ thẩm đã xét xử đúng pháp
luật, hướng xét xử của Toà phúc thẩm cũng là y án sơ thẩm. Như vậy, xét xử theo bút
lục ở giai đoạn phúc thẩm thời kỳ này đã chứa đựng những yếu tố, nhân tố của thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn. 23
Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, nhân dân ta đã bầu ra Quốc hội nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến ngày 18/12/1980, Quốc hội đã thông
qua bản Hiến pháp mới - Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm
1981. Ở Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 vẫn quy định chế độ hai cấp xét xử sơ
thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên, có điểm đáng chú ý là tại khoản 1 Điều 27 Luật này
quy định “Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án tḥc thẩm qùn của Tịa án
nhân dân tối cao” được áp dụng cho những vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Với quy định
như vậy thì đây khơng cịn là thủ tục rút gọn với nghĩa là thủ tục đơn giản, nhanh
chóng về thời gian và trình tự thủ tục như ban đầu.
Tiếp đến Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1988, các
quy định về cấp xét xử và thẩm quyền của Tịa án nhân dân tối cao khơng có thay đổi
mới so với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981. Theo khoản 1 Điều 27 Luật sửa
đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1988 quy định: “Sơ thẩm đồng thời
chung thẩm những vụ án tḥc thẩm qùn của Tịa án nhân dân tới cao”.
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1989 – 2004
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới
tồn diện theo hướng đa phương hố, đa dạng hoá thực hiện phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 29/11/1989, Hội đồng Nhà nước

đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có hiệu lực thi hành ngày
01/01/1990. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trước đến nay,
tạo ra một hành lang những chuẩn mực nhất định điều chỉnh các quan hệ tố tụng dân
Hồ Nguyễn Quân (2017), Một số vấn đề về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Nguồn: (Truy cập ngày 24/5/2018).
23

17


sự, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển của pháp luật tố tụng dân
sự.24 Lần đầu tiên pháp điển hóa các quy định về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
cũng khơng có quy định về thủ tục xử rút gọn.25 Ngoài Pháp lệnh này cịn có hai Pháp
lệnh khác là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Cả hai Pháp lệnh này cũng đều không
quy định về thủ tục rút gọn để giải quyết các vụ án về kinh tế, lao động.
Theo khoản 2, 3 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật tổ
chức Tòa án nhân dân năm 1995 có sự khác biệt về thẩm quyền giữa Tồ hình sự, Tồ
dân sự, Tồ hành chính với Tồ kinh tế, Toà lao động Toà án nhân dân tối cao. Toà
kinh tế và Toà lao động Toà án nhân dân tối cao khơng có quy định về thẩm quyền sơ
thẩm đồng thời chung thẩm mà quy định: “Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật
tố tụng”.
Ngày 02/04/2002 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật tổ chức
Tòa án nhân dân mới thay thế Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 (đã được thay
đổi, bổ sung vào năm 1993 và 1995) có sự đổi mới của mỗi cấp Tòa án, đối với Tòa án
nhân dân tối cao thì bãi bỏ quy định về chế độ cử Hội thẩm (ở Điều 3). Như vậy Tòa án
nhân dân tối cao khơng cịn thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ
án nói chung và vụ án dân sự, thương sự nói riêng. Một điểm đáng chú ý nữa là thủ tục
rút gọn trong tố tụng hình sự đã được quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân

năm 2002.
Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa VIII, Đảng đã chỉ rõ cần phải: “Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp
thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng”. Thực hiện nhiệm vụ này, các nhà nghiên cứu lập
pháp đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng thủ tục rút gọn này ở Việt
Nam, cụ thể là thủ tục này được xây dựng tại chương XV của Dự thảo Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004 gồm 07 điều (từ Điều 234 đến Điều 243). Đến Dự thảo VIII thì phạm
vi áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn bị thu hẹp còn 03 điều (từ Điều 267 đến Điều 269)
Hồ Nguyễn Quân (2017), Một số vấn đề về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Nguồn: (Truy cập ngày 24/5/2018).
25
Lê Thu Hà (2015), Bổ sung thủ tục rút gọn trong Bợ luật Tớ tụng dân sự (Sửa đổi), Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 02/2015, tr.38.
24

18


tại chương XV với tên gọi “Thủ tục yêu cầu thanh toán nợ”. Tuy nhiên cho tới Dự
thảo X và XI thì thủ tục rút gọn khơng cịn tồn tại nữa. Tuy thủ tục rút gọn không được
quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 nhưng lần đầu tiên trong Bộ luật này
phân biệt quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
Việc dân sự khác với vụ án dân sự, đây không phải là tranh chấp mà là yêu cầu giải
quyết quyền và lợi ích trong quan hệ dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại
và lao động. Với bản chất không phải là tranh chấp nên thủ tục giải quyết việc dân sự
đơn giản hơn nhanh hơn so với vụ án dân sự.
Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, có
nhiều ý kiến cho rằng thủ tục giải quyết việc dân sự từ Điều 311 đến Điều 341 Bộ luật
này chính là thủ tục rút gọn vì thủ tục giải quyết việc dân sự được tiến hành nhanh hơn
và đơn giản hơn giống đặc điểm của thủ tục rút gọn từng được quy định trong giai đoạn

trước. Tuy nhiên, bản chất của thủ tục giải quyết việc dân sự chỉ áp dụng đối với yêu
cầu công nhận các quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao
động theo thỏa thuận của các đương sự. 26
1.2.3 Giai đoạn từ năm 2005 – 2015
Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49 về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 trong đó quy định: “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn
đối với những vụ án có đủ mợt sớ điều kiện nhất định”.
Trong văn bản pháp lý, thủ tục đơn giản lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật
Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 về việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng
với các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Mặc dù thủ tục giản lược đã được đề cập trong
Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 nhưng Luật không quy định khái niệm của thủ
tục đơn giản mà chỉ nêu ra điều kiện để áp dụng thủ tục đơn giản trong giải quyết các
vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 vẫn chưa quy
định Tòa án được xét xử theo thủ tục đặc biệt này.

26

Hoàng Thị Thu Vân (2017), Xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, tr.36.

19


1.2.4 Giai đoạn từ 2015 đến nay
Ngày 25/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội Khóa XIII đã thơng qua Bộ
luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 được bố cục thành 10 phần, 42 chương, 517 điều, trong đó giữ nguyên 63
điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều. Đặc biệt hơn,
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung thủ tục rút gọn vào bộ luật, được quy
định tại Phần thứ tư, gồm 2 chương 9 điều, từ Điều 316 đến Điều 324.

1.3 Kinh nghiệm lập pháp quốc tế về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
1.3.1 Pháp luật Pháp
Trong liên minh Châu Âu, hệ thống pháp luật tố tụng dân sự của Cộng hịa Pháp
được coi là một điển hình mẫu mực. Trên cơ sở sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên tắc
truyền thống, sự mềm dẻo linh hoạt trong việc xây dụng thủ tục giải quyết tranh chấp,
bên cạnh các thủ tục thông thường, các nhà lập pháp của Pháp đã xây dựng được
những thủ tục xét xử nhanh áp dụng đối với những tranh chấp mang tính đặc thù riêng .
Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm 1807 đã đáp ứng được đòi hỏi cơ bản của thực tiễn
giải quyết tranh chấp là tính nhanh chóng và bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên
đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm
1807, thủ tục xét xử nhanh được quy định để áp dụng giải quyết những việc mang tính
khẩn cấp và những loại tranh chấp đơn giản.27
Đến Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm 1998, quy định về việc áp dụng thủ tục
rút gọn trong: Giải quyết các tranh chấp có giá ngạch thấp, thủ tục ra lệnh thanh toán
và thủ tục lệnh buộc làm một cơng việc.
Tranh chấp có giá ngạch thấp
Về phạm vi áp dụng: Tại Tịa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp có thủ tục xét xử rút
gọn để áp dụng giải quyết đối với các vụ án có giá trị tranh chấp không vượt quá 4.000
EUR. Theo thủ tục này, người tham gia giải quyết các vụ án không phải là Thẩm phán
chuyên trách mà là các Thẩm phán được tuyển chọn từ những người có kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, làm việc tại Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp.
27

Trần Anh Tuấn (2004), Thủ tục xét xử nhanh trong Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp và yêu cầu xây dựng thủ tục
rút gọn trong Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 02/2004, tr.24.

20


Những Thẩm phán này không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được bổ nhiệm với

nhiệm kỳ 07 năm và không được tái nhiệm.28
Về thủ tục áp dụng: Các bên phải cung cấp đầy đủ thông tin về vụ tranh chấp để
Thẩm phán xem xét, sau đó Thẩm phán sẽ triệu tập hai bên đến một phiên hòa giải.
Nếu các bên khơng hịa giải được, Thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết trên cơ sở hồ sơ và
chứng cứ các bên cung cấp và chỉ triệu tập các bên đến để nghe phán quyết.29
Thủ tục ra lệnh thanh toán
Về phạm vi áp dụng: Thủ tục ra lệnh thanh toán là thủ tục giản đơn được thực
hiện bởi Thẩm phán Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp hoặc Chánh án Tòa thương mại. Chủ
nợ có thể xin thu hồi nợ theo thủ tục này trong các trường hợp sau đây: (1) Khoản nợ
có nguồn gốc từ một hợp đồng hoặc từ một nghĩa vụ theo điều lệ và là một số tiền nhất
định; nếu là do hợp đồng thì được xác định theo các điều khoản của hợp đồng, kể cả
điều khoản phạt (nếu có); (2) Nợ do cam kết nhận hoặc rút hối phiếu, ký nhận một kỳ
phiếu, chuyển nhượng hoặc bảo lãnh các loại tín phiếu hoặc nhận chuyển nhượng một
khoản nợ.30
Về thủ tục áp dụng: Chủ nợ hoặc người được ủy quyền phải nộp đơn yêu cầu
kèm theo tài liệu chứng minh đến phòng thư ký lục sự. Nếu Thẩm phán bác đơn, chủ
nợ có thể yêu cầu vụ việc được chuyển ngay đến Tịa án mà mình cho là có thẩm quyền
giải quyết theo Điều 1048 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm 1998. Khi bị bác đơn, chủ
nợ không được kháng cáo quyết định nhưng vẫn được quyền khởi kiện theo thủ tục
thông thường. Nếu Thẩm phán chỉ chấp nhận một phần yêu cầu thì chủ nợ cũng khơng
có quyền kháng cáo quyết định nhưng có quyền khơng tống đạt quyết định của Tịa án
và tiến hành khởi kiện theo thủ tục thông thường. Lệnh trả nợ sẽ mất hiệu lực nếu
không được tống đạt trong thời hạn 06 tháng.31 Sau khi nhận được lệnh của Thẩm
phán, người mắc nợ có thể kháng cáo theo Điều 1412 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm
1998.
Trương Hòa Bình (2014), Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ
thớng Tịa án nhân dân, Tạp chí Tịa án nhân dân số 04/2014, tr.3.
29
Đặng Thanh Hoa (2016), Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Hồng Đức,
Hà Nội, tr.64.

30
Điều 1405, 1406 Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31
Điều 1407, 1409, 1411 Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
28

21


Thủ tục buộc làm một công việc
Về phạm vi áp dụng: Trong trường hợp giá trị trái vụ không vượt quá phạm vi
thẩm quyền Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp, đương sự có thể làm đơn đề nghị Tịa sơ
thẩm thẩm quyền hẹp cho thanh toán bằng tiền vật trái vụ phát sinh từ hợp đồng giữa
những người không phải là thương nhân. Nguyên đơn có thể đưa đơn đến Tòa sơ thẩm
nơi cư trú của bị đơn hoặc đến Tòa sơ thẩm nơi thực hiện trái vụ.32
Về thủ tục áp dụng: Nguyên đơn phải nộp đơn tại Phòng lục sự của Tịa án có
thẩm quyền. Nếu thấy đơn có căn cứ, Thẩm phán sẽ ra quyết định bắt buộc người có
nghĩ vụ thực hiện trái vụ, quyết định này có hiệu lực thi hành ngay khơng được phản
kháng. Trong trường hợp Thẩm phán bác đơn, nguyên đơn không được phản kháng,
nhưng có quyền khởi kiện theo thủ tục thơng thường.33
1.3.2 Pháp luật Liên bang Nga
Ở Nga, Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga năm 2003 được Quốc hội (Duma)
thơng qua ngày 23/10/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm 2003. Bộ luật này có kết cấu
7 phần, 47 chương và 446 điều, trong đó Mục I phần thứ hai quy định vể thủ tục rút
gọn, là điểm mới của thủ tục tố tụng dân sự Liên bang Nga.
Tại Mục I Phần thứ hai của Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga chỉ quy định
một chương về Lệnh của Tòa án. Theo Điều 121 Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga
năm 2003, Lệnh của Tịa án – quyết định của Tồ án do một Thẩm phán ban hành dựa
trên yêu cầu đòi nợ hoặc đòi lại tài sản theo những căn cứ tại Điều 122 Bộ luật này:

- Yêu cầu căn cứ vào giao dịch đã được công chứng;
- Yêu cầu căn cứ vào giao dịch được thực hiện dưới hình thức văn bản viết
không cần công chứng, chứng thực;
- Yêu cầu căn cứ vào đơn bác lại kỳ phiếu về việc không trả tiền, không chấp
nhận và chấp nhận không định ngày tháng;

Điều 1425-1, 1425-2 Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hịa Pháp (1998), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Điều 1425-3, 1425-4, 1425-9 Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hịa Pháp (1998), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
32
33

22


- Yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng cho trẻ chưa thành niên không liên quan đến việc
xác định cha, mẹ hoặc không liên quan đến việc phải triệu tập thêm những người khác;
- Yêu cầu công dân nộp khoản thuế bị thất thu hoặc nộp những khoản tiền bắt
buộc khác;
- u cầu địi khoản tiền lương đã được chấm cơng nhưng chưa được trả cho
người lao động;
- Yêu cầu của các cơ quan công an, cơ quan thuế, cơ quan thừa phát lại địi
hồn trả chi phí cho việc tìm kiếm bị đơn, người có nghĩa vụ và tài sản của người đó
hoặc chi phí cho việc tìm kiếm trẻ em bị người có nghĩa vụ đem đi mất, hoặc chi phí
liên quan đến việc bảo quản tài sản của người có nghĩa vụ bị thu giữ và bảo quản tài
sản của người có nghĩa vụ khi bị ḅc chuyển đi nơi ở khác.
Về thủ tục Lệnh của Tòa án: Theo Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang
Nga năm 2003, người yêu cầu gửi văn bản yêu cầu có hình thức và nội dung được quy
định cụ thể tại Điều này. Trường hợp đơn yêu cầu hợp lệ, Lệnh thanh toán sẽ được ban
hành trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mà khơng cần phải mở

phiên tồ xét xử và khơng phải triệu tập các bên để nghe lời giải thích của họ. Sau khi
ra lệnh, Thẩm phán gửi bản sao lệnh của Tồ án cho người có nghĩa vụ. Người có
nghĩa vụ có quyền phản đối trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận bản sao. Thẩm
phán huỷ bỏ lệnh của Tồ án nếu người có nghĩa vụ phản đối trong thời hạn pháp luật
quy định. Trong trường hợp hết thời hạn pháp luật quy định, nếu người có nghĩa vụ
khơng phản đối, Tồ án chuyển cho người u cầu bản thứ hai lệnh của Toà án để đưa
ra thi hành.34
1.3.3 Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa năm 2002, việc xác định vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào ba tiêu
chí sau: (i) Tranh chấp giữa các đương sự có sự thật rõ ràng mà hai bên đương sự cơ
bản nhất trí, chứng cứ đưa ra rõ ràng. Tịa án khơng cần phải tiến hành cơng việc điều
tra, thu thập chứng cứ mà vẫn có thể làm rõ được sự thật, đúng sai của vụ án; (ii) Quan
hệ pháp luật về tranh chấp giữa các bên đã rõ về việc bên nào được hưởng quyền lợi,
34

Điều 126, 128, 129, 130 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga 2003 (2005), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

23


×