Thuốc dạng hít và các tiện lợi
trong điều trị
Trong điều trị, nhất là các trường hợp cấp cứu, trị bệnh nhiễm trùng,
thuốc chích luôn được ưu tiên sử dụng vì có thể mang hoạt chất trị bệnh
nhanh chóng vào máu, nhưng việc chích thuốc đòi hỏi cần có điều dưỡng,
dụng cụ tiêm chích khử trùng và gây đau cho bệnh nhân, chưa kể các biến
chứng do tiêm. Hiện nay, một trong những dạng thuốc được phát triển để
thay thế việc phải chích thuốc cho người bệnh đó là thuốc dạng hít, tác động
thông qua đường hô hấp.
Các bất tiện của thuốc tiêm chích
Tiêm thuốc nguy hiểm hơn uống thuốc, một vài loại thuốc như: penicillin,
streptomycin… bệnh nhân cần phải được thử test phản ứng da để đề phòng tai biến
sốc phản vệ.
Cần quan tâm đến việc vô trùng kim tiêm, ống chích cũng như sát trùng chỗ
tiêm để khỏi bị nhiễm trùng nơi tiêm chích hoặc lây lan bệnh qua đường máu như:
nhiễm HIV, viêm gan siêu vi…
Khi tiêm chích thuốc, bao giờ cũng phải có sẵn các phương tiện cấp cứu
chống dị ứng hoặc chống sốc để sử dụng ngay khi tình trạng dị ứng hay sốc xảy ra.
Chỉ nên tiêm thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
Ưu khuyết điểm của thuốc hít
Người bị bệnh đái tháo đường lệ thuộc insulin phải thường xuyên chích
thuốc để cung cấp lượng insulin vào cơ thể. Nhưng trong tương lai, thuốc hít sẽ có
được các ưu điểm của thuốc chích, đồng thời loại bỏ các bất tiện do thuốc chích
gây ra.
Hít insulin trước bữa ăn cũng hiệu quả như chích insulin nhanh theo nghiên
cứu đăng tải trên tạp chí y học Diabetes Care của hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.
Thuốc được dùng để nghiên cứu là exubera sản phẩm của Pfizer, Sanofi-Aventis.
Một số thuốc dạng hít cho hiệu quả cao và nhanh hơn so với các dạng thuốc
khác trong việc điều trị các bệnh liên quan đến não như trầm cảm, Alzheimer. Các
nhà nghiên cứu đánh giá rằng, phương pháp dùng thuốc bằng đường mũi sẽ hữu
ích cho những bệnh nhân mà quá trình lưu thông máu não bị hạn chế.
Thuốc dạng hít dễ tự sử dụng theo y lệnh, giúp bệnh nhân cảm thấy chất
lượng cuộc sống tốt hơn và hài lòng hơn trong điều trị. Bên cạnh đó, thuốc hít
cũng gặp phải một số vấn đề cần được nghiên cứu thêm như: xác định mức an toàn
và tác dụng của thuốc lên phổi về lâu dài. Một số nghiên cứu khoa học đánh giá
việc thuốc trị hen suyễn loại hít (hoạt chất fluticasone) có công dụng thấp hơn
thuốc trị hen suyễn loại uống (hoạt chất prednisone) trong các trường hợp trị cơn
hen suyễn cấp tính nặng.
FDA quan tâm đến tác dụng lâu dài của các loại thuốc hít lên phổi bệnh
nhân và tác dụng của thuốc đối với những bệnh nhân bị thương tổn ở phổi, với
người nghiện thuốc lá, trẻ em.
Những loại thuốc hít đã có mặt trên thị trường
Exubera: thuốc hít trị đái tháo đường
Đây là sản phẩm hợp tác sản xuất giữa Pfizer và Sanofi-Aventis, chứa hoạt
chất dưới dạng thuốc hít vào phổi trước khi ăn. Đây là loại thuốc insuline đầu tiên
không phải chích vào cơ thể từ khi khám phá ra tác dụng của insuline vào thập
niên 20 thế kỷ trước. Insuline rất cần thiết để điều hòa lượng đường trong cơ thể
khi bệnh nhân không tiết ra được nồng độ insuline cần thiết.
Seretide: thuốc hít trị hen suyễn
Sản phẩm của Glaxo Wellcome, thuốc kết hợp giữa 2 hoạt chất kháng viêm
corticoid fluticasone và thuốc giãn phế quản salmétérol giúp phòng ngừa các cơn
hen kịch phát. Trong tháng đầu, bệnh nhân xịt mỗi ngày 2 lần sau đó xịt 2 ngày
một lần.
Nicorette: thuốc hít giúp cai nghiện thuốc lá
Sản phẩm của Pfizer dùng điều trị tình trạng lệ thuộc thuốc lá của người
nghiện hút, thuốc được bán khỏi cần toa. Sự thành công của thuốc hít giúp cai
thuốc lá là làm giảm đi triệu chứng khó chịu của các cơn thèm thuốc. Chất
nicotine được hít vào (thay vì hút thuốc) sẽ bám vào màng nhầy miệng và lan tỏa
vào máu. Thuốc gây ra tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, nôn ói, hồi
hộp.
Stop-Eat: thuốc hít chống thèm ăn
Nhiều người mau đói, rất thích ăn, từ đó dẫn đến béo phì, Stop-Eat là thuốc
hít chống đói của hãng Novali Pharm, thời gian điều trị chống thèm ăn là một
tháng. Nguyên tắc rất đơn giản: các phân tử tạo mùi hương thơm được hít vào sẽ
tác động mạnh lên cảm giác thèm ăn gây no nê khiến cảm giác này bị triệt tiêu,
chưa kịp đi đến dạ dày tạo cảm giác thèm ăn. Stop-Eat chứa 3 loại bình xịt khác
nhau, mỗi bình dùng 10 ngày tạo nên một liệu trình điều trị trong một tháng. Stop-
Eat không nên dùng ở phụ nữ mang thai.
Tuy còn cần nhiều nghiên cứu thêm nhưng thuốc hít sẽ là một dạng điều trị
đang được phát triển để mang lại thuận lợi cho người bệnh mãn tính phải dùng
thuốc dài lâu.