Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Học cách làm giàu - p3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.84 KB, 5 trang )

Học cách làm giàu. Phần 3: Kế hoạch cho lúc nghỉ hưu
Phần 3: Kế hoạch cho lúc nghỉ hưu
1. Kế hoạch về hưu
2. Thu nhập lúc về hưu
a. Vay thế chấp ngược
b. Hiểu rõ cơ chế trợ cấp hưu của cơ quan công tác
3. Câu hỏi kiểm tra
1. Kế hoạch về hưu
Nghỉ hưu là một thời kỳ nhiều thay đổi, cho cả bạn và những khoản đầu tư của bạn.
Bạn phải quyết định nên làm gì với tiền đầu tư của mình, hỏi han về chế độ nghỉ hưu
của cơ quan bạn làm, tìm hiểu các chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi, tìm
hiểu các thay đổi về thuế và thị trường đầu tư có thể ảnh hưởng đến người về hưu.
Nhưng còn nhiều điều khác vẫn không thay đổi. Chẳng hạn, những nguyên tắc chúng
ta đã thảo luận trong các phần trước, từ việc duy trì tiền dư cho đến việc phân bổ vốn
đầu tư đa dạng hợp lý v.v. vẫn như cũ. Các thương vụ đầu tư vẫn quan trọng và luôn
luôn quan trọng, ngay cả với người có tuổi. Chỉ có điều, bắt đầu ở tuổi 60, bạn sẽ phải
đối mặt với việc biến số tài sản đã tích luỹ thành nguồn thu nhập cho thời kỳ về hưu.
Có rất nhiều phương án để chọn nhưng vấn đề là chọn phương án nào. Cũng như nhiều
quyết định khác trong lĩnh vực đầu tư, bạn phải lựa chọn giữa việc tự mình đầu tư hay
trao tiền cho tổ chức đầu tư, giữa việc tự kiểm soát và linh động với sự chắc chắn và
đảm bảo.
Các quỹ tiết kiệm hưu trí của Nhà nước không phải là hướng đầu tư duy nhất. Những
khoản đầu tư bên ngoài sẽ tiếp tục đem lại thu nhập lớn cho bạn.
Đối với nhiều người về hưu, trợ cấp hưu trí của cơ quan là nguồn thu nhập lớn nhất
của họ. Thu nhập của họ thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình quĩ lương hưu và cách tính lợi
nhuận. Bạn sẽ phải bỏ thời gian để tự tìm hiểu cách tính tiền trợ cấp hưu của công ty.
Có thể cách đây 5, 10, 15 năm, khi bạn mới bắt đầu đi làm, bạn cũng đã được phát một
quyển sách nhỏ giải thích về vấn đề này rồi.
Tất cả những khái niệm, giấy tờ liên quan đến vấn đề này có thể làm bạn thấy ngợp,
nhưng cũng sẽ đến lúc phải đương đầu với những thay đổi trong cuộc sống của bạn. Trì
hoãn một số quyết định thì quá dễ, nhưng rốt cuộc bạn vẫn phải giải quyết chúng. Lời


khuyên hợp lý nhất cho bạn là đừng để công việc giấy tờ chất đống mà hãy luôn giải
quyết ngay đúng lúc, như vậy bạn hay vợ/chồng bạn cũng sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Hãy
luôn theo sát mọi thay đổi trong các chính sách của Nhà nước, thuế, lương hưu v.v. Bất
kể có chuyện gì xảy ra, bạn cũng hãy luôn cố gắng kiểm soát những tài sản đầu tư của
mình như bạn làm từ trước đến nay, nhưng nhớ chú ý nhiều hơn đến thu nhập và mức
độ an toàn. Làm được như vậy sẽ giúp những năm tháng tới thực sự là những năm an
nhàn của cuộc đời bạn.

Nghỉ hưu là một giai đoạn lớn trong đời với nhiều thay đổi đối với kế hoạch tài chính.
Dưới đây là một số điều bạn nên xem xét:
- Hiểu được nhu cầu của bạn - cũng như những kế hoạch chi tiêu bạn đã lập từ trước
đến nay, hãy ước tính những khoản tiền bạn cần cho cuộc sống lúc về hưu của mình.
Nhớ tính đến cả nhu cầu tiền mặt trước mắt và lâu dài của bạn.
- Biết bạn sẽ nhận được cái gì – Tìm hiểu xem hệ thống lương hưu của Nhà nước sẽ
trả cho bạn bao nhiêu lương hưu. Nếu có gì chưa rõ, bạn có thể hỏi nhà tư vấn, các cơ
quan công quyền có liên quan, đồng nghiệp của bạn.
- Chuẩn bị sẵn giấy tờ - Bắt đầu thu thập những loại giấy tờ cần thiết như tờ khai
thuế, quyết định nghỉ hưu, các thông báo của ngân hàng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,
v.v. mọi loại giấy tờ thích hợp khác và cả ý chí của bạn nữa.
- Tăng cường ý chí - Ý chí rất quan trọng đối với tất cả mọi người, bất kể tuổi tác,
nhưng nó đặc biệt quan trọng đối với người đã về hưu. Không có ý chí, bạn chẳng làm
được gì hơn là chỉ kéo dài thời gian chuyển tài sản cho người thừa kế. Bạn cần ý chí.
- Nắm bắt thông tin – Luôn theo sát những thay đổi trong các chương trình, chính
sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến người cao tuổi. Đồng thời, theo sát những thay
đổi trong lĩnh vực đầu tư và nắm vững cách quản lý danh mục vốn đầu tư của mình.
- Nắm vững công nghệ - cho dù bạn nhận và trả tiền trực tiếp hay gián tiếp thì công
nghệ cũng sẽ cung cấp cho bạn nhiều phương án lựa chọn. Bạn nên cố gắng nắm vững
những công nghệ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng và tiết kiệm hơn.
- Khảo giá và đề nghị giảm giá – Là một người cao tuổi, bạn sẽ được hưởng những
khoản lợi như giảm chi phí giao dịch đối với một số loại tài khoản hoặc dịch vụ tài

chính, ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm bằng cách mặc cả mọi thứ, từ lãi suất cổ phần đầu
tư đến các khoản vay. Đừng ngần ngại đề nghị và tìm kiếm cách giảm giá.
- Nhận thức được khả năng thiếu tiền - Người già bảo thủ hơn trong lĩnh vực đầu tư
nhưng lại cần có những khoản đảm bảo thu nhập trong vài chục năm tới. Nếu danh mục
đầu tư của bạn gồm toàn những thương vụ đầu tư an toàn quá, bạn có thể mất một
khoản tiền lãi đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng chống chịu lạm phát và quĩ hưu của
bạn sau này.
- Nhưng đừng theo đuổi những thương vụ quá mạo hiểm - Giờ không phải là lúc để
bạn theo đuổi những thương vụ đầu tư “được ăn cả, ngã về không” mạo hiểm trong
những lĩnh vực bạn không có kinh nghiệm hoặc có độ rủi ro cao.
2. Thu nhập lúc về hưu
a. Vay thế chấp ngược

Những người mua nhà lần đầu tiên thường tiết kiệm rất chặt chẽ, hy sinh nhiều thứ để
đủ tiền mua nhà. Khi mua được nhà, họ lại làm việc miệt mài để trả nợ và tiết kiệm
phòng lúc về hưu. Đến khi về hưu, họ đã đạt được ước mơ có nhà và không mang nợ.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hầu hết những người về hưu sống bằng một khoản thu nhập
cố định, và thường eo hẹp. Hầu hết các khoản tiền kiếm và tiết kiệm được của họ đã đổ
vào ngôi nhà.
Phương án lựa chọn ở đây là vay tiền thế chấp ngược - nghĩa là bạn vay tiền và thế
chấp bằng ngôi nhà, bạn sẽ có tiền nhưng vẫn sống trong ngôi nhà của mình. Bạn có
thể nhận toàn bộ số tiền và đầu tư hoặc cũng có thể nhận định kỳ từng ít một. Thông
thường, bạn có thể vay 10- 40% trị giá căn nhà, tuỳ thuộc độ tuổi của bạn. Kiểu vay thể
chấp ngược này không đòi hỏi trả lại tiền chừng nào bạn còn sống trong ngôi nhà bạn.
Kiểu vay này khác kiểu vay thế chấp truyền thống ở hai điểm. Để vay thế chấp theo
kiểu truyền thống, ngân hàng sẽ kiểm tra thu nhập của bạn để xem bạn có khả năng trả
tiền mỗi tháng không, nhưng khoản vay thế chấp ngược không đòi hỏi trả tiền hàng
tháng. Với hầu hết mọi khoản vay, nếu không thanh toán được, bạn sẽ gặp rắc rối. Với
kiểu vay thế chấp ngược, bạn không cần trả lại tiền. Như vậy, khoản nợ sẽ ngày càng
lớn khi bạn tiếp tục lấy tiền ứng trước và lãi suất sẽ được tính vào tiền nợ của bạn. Do

đó, vay thế chấp ngược được gọi là “nợ ngày càng tăng, giá trị tài sản (giá trị ngôi nhà
trừ đi tiền nợ) ngày càng giảm”. Trong kiểu vay thế chấp truyền thống, bạn sử dụng nợ
để biến thu nhập của mình thành phần giá trị tài sản là ngôi nhà; trong kiểu vay thế
chấp ngược, bạn sử dụng nợ để biến giá trị tài sản thành thu nhập.
Có 2 cách để bạn tạo ra thu nhập bằng việc vay thế chấp ngược. Cách thứ nhất, bạn
đầu tư tiền vay được vào một niên khoản và được trả tiền hàng tháng cho đến khi chết.
Cách thứ hai là đơn thuần nhận tiền vay hàng tháng. Trong trường hợp này, nợ của bạn
sẽ tăng đều đặn khi bạn nhận tiền. Chọn cách nào tuỳ thuộc vào lãi suất của các nhà
cung cấp dịch vụ. Lãi suất các nơi có thể chênh lệch rất lớn, vì vậy bạn nên thăm dò giá
trước.
Nhược điểm lớn nhất của kiểu vay này là bạn lại nợ tiền căn nhà của mình. Tổng số
tiền mà bạn nợ khi đáo hạn bằng khoản tiền nợ cộng với tiền lãi. Toàn bộ tiền lãi có thể
là một khoản tiền khá lớn, nhưng hầu hết những gì bạn nợ sẽ bao giờ không vượt quá
giá trị căn nhà vào thời điểm thanh toán nợ. Ví dụ, nếu bạn vay đến khi 110 tuổi, giá trị
căn nhà của bạn sẽ giảm dần trong suốt thời gian đó nhưng bạn sẽ không nợ nhiều hơn
giá trị căn nhà. Khi hãng kinh doanh bất động sản bán căn nhà, bên cho vay sẽ nhận
được số tiền mà bạn nợ, số còn lại (nếu có) hãng kinh doanh bất động sản nhận.
Trước khi sử dụng phương án này, bạn hãy trao đổi với gia đình. Nhớ rằng vay thế
chấp ngược sẽ làm giảm giá trị tài sản của bạn. Hãy khảo giá của các bên cho vay khác
nhau và nhờ luật sư xem lại nội dung của hợp đồng.

b. Hiểu rõ cơ chế trợ cấp hưu của cơ quan công tác
Đối với nhiều người cao tuổi, tiền trang trải cuộc sống lúc về già không phải là tiền tiết
kiệm, cũng không phải là tiền trợ cấp của Nhà nước. Họ sống dựa vào tiền trợ cấp hưu
của công ty, được tích luỹ trong suốt những năm làm việc.
Tuy vậy, nhiều người cao tuổi không nắm được cách tính lương hưu của công ty và
những lợi chế độ họ được hưởng. Mặc dù luật pháp yêu cầu các công ty phải phổ biến
cho nhân viên biết cơ chế trợ cấp hưu trí của công ty nhưng đa phần những giấy tờ cần
thiết phải được hoàn tất từ khi mọi người còn trẻ, nhưng lúc ấy thì hầu như ai cũng việc
bù đầu nên chẳng mấy người quan tâm đến chuyện chuẩn bị cho lúc về hưu.

Có hai cách chính để tính trợ cấp hưu cho cán bộ nhân viên. Cách phổ biến nhất là trợ
cấp cố định, nghĩa là khoản trợ cấp hưu hàng tháng bạn nhận là cố định. Cách này
thường tính dựa trên số năm làm việc và mức lương khi đi làm. Một khi đã được tính
như vậy, trợ cấp hưu của bạn sẽ được đảm bảo ngay cả khi bạn chuyển công ty. Công
thức tính tiền cấp hưu mỗi công ty một khác nhưng đều theo nguyên tắc hoặc tính trung
bình từ lương tháng của bạn hoặc là một tỷ lệ cố định dựa trên thâm niên làm việc. Hãy
liên hệ với phòng nhân sự hoặc ban quản lý tiền hưu để biết thêm chi tiết.
Cách tính thứ hai dựa trên tiền đóng góp thường xuyên của bạn, hay còn gọi là mua
lương hưu. Trong trường hợp này, khoản trợ cấp hưu bạn nhận được phụ thuộc vào số
tiền mà bạn đóng góp cho quĩ hưu, thường là một phần cố định trích từ thu nhập của
bạn. Mỗi nhân viên công ty có một tài khoản lương hưu riêng, số tiền trong tài khoản
phụ thuộc lượng tiền đóng góp và mức độ sinh lợi của tiền quĩ. Ở nhiều cơ quan, nhân
viên có quyền quyết định chính đối với việc đầu tư tiền quĩ hưu như thế nào và có thể
chuyển hướng đầu tư theo nguyện vọng cá nhân. Bạn có thể quyết định tổng số tiền sẽ
nhận được khi về hưu.
Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ tiền trợ cấp hưu của mình được tính theo cách nào.
Hãy trao đổi với phòng nhân sự của công ty để hiểu rõ cách tính trợ cấp hưu của công
ty và những gì bạn sẽ được hưởng. Làm điều này càng sớm càng tốt để có thể điều
chỉnh danh mục vốn đầu tư của bạn.

3. Câu hỏi kiểm tra
Kế hoạch nghỉ hưu
1. Đúng hay Sai. Không thể có chuyện thiếu tiền khi về già
2. Đúng hay Sai. Ý chí là quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là người cao tuổi
3. Đúng hay Sai. Hầu hết mọi người đều biết rõ cách tính trợ cấp hưu của công ty
4. Đúng hay Sai. Những người cao tuổi nên năng nổ hơn nữa trong việc đầu tư
5. Đúng hay Sai. Nhiều nhà đầu tư “nhiều nhà” nhưng “ít tiền”
6. Đúng hay Sai. Khi già đi, bạn ít có nhu cầu tiếp cận với các công việc giấy tờ tài
chính
7. Đúng hay Sai. Kế hoạch của Nhà nước đối với người già ít khi thay đổi

8. Đúng hay Sai. Hiểu được nhu cầu tài chính khi về hưu cũng quan trọng không kém
khi còn trẻ.
9. Hai cách tính trợ cấp hưu là ........................ và.............................
10. Có một cách để sử dụng giá trị của ngôi nhà của bạn, đó là.........................

Đáp án
1. Sai
2. Đúng
3. Sai
4. Sai
5. Đúng
6. Sai
7. Sai
8. Đúng
9. Tính trợ cấp cố định, tính theo đóng góp
10. Vay thế chấp ngược

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×