Học cách làm giàu. Phần 4: Phụ nữ với tiền bạc
Phần 4: Phụ nữ với tiền bạc
1. Những nhu cầu đặc biệt
2. Tự do tài chính của phụ nữ
3. Ly hôn
4. Lập kế hoạch cho cuộc sống của con cái
5. Tiền tiêu vặt
6. Tiết kiệm khi học đại học
7. Tiết kiệm tiền để đi học nước ngoài
8. Câu hỏi kiểm tra
1. Những nhu cầu đặc biệt
Phụ nữ có cần quan tâm đến việc đầu tư không? Câu trả lời rất đơn giản: chắc chắn có
vì phụ nữ thường phải đối mặt với những thách thức mà đàn ông không gặp.
Có 4 lý do vì sao phụ nữ nên quan tâm đến việc đầu tư:
1/ Phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới
2/ Sự nghiệp của phụ nữ thường xuyên bị ngắt quãng do các nhu cầu của gia đình, điều
này ảnh hưởng đến tiềm năng thu nhập và cuối cùng là tỷ lệ tiết kiệm của họ.
3/ Một số phụ nữ hiểu biết về đầu tư ít hơn nam giới, nhưng có thể phát đạt trong
nhiều lĩnh vực khác như tài chính cá nhân chẳng hạn.
4/ Nói chung, phụ nữ có xu hướng bảo thủ hơn trong lĩnh vực đầu tư. Điều này cùng
với lý do thứ nhất (nêu ở trên), dẫn điến việc phụ nữ dễ có khả năng thiếu thốn tiền bạc
khi về hưu hơn.
Rõ ràng là phụ nữ cần chú ý nhiều hơn đến việc đầu tư riêng của mình. Trung tâm
Nghiên cứu Phụ nữ và người về hưu (Mỹ) cho biết khoảng 90% phụ nữ phải tự cáng
đáng tài chính của bản thân ở một thời điểm nào đó trong đời.
Có 4 điểm khác biệt cơ bản trong việc đầu tư của phụ nữ và nam giới.
Khác biệt thứ nhất
Phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông từ 5- 10 năm. Tuổi trung bình của phụ nữ góa
chồng là 55. Theo báo cáo của Phòng Thống kê (Mỹ), 80% quả phụ hiện sống trong
cảnh thiếu thốn đã từng sống khá đầy đủ khi chồng họ còn sống. Điều này có nghĩa là
phụ nữ cần một nguồn dự trữ tiền bạc lớn hơn, vì họ có thể gặp phải rất nhiều tình
huống trong đời.
Khác biệt thứ hai
Mẫu người phụ nữ trong lực lượng lao động khác với nam giới. Phụ nữ có thể nghỉ
làm hoặc đi làm vì gia đình. Một số phụ nữ phải nghỉ việc vì chồng chuyển công tác,
điều này khiến sự nghiệp của phụ nữ gặp nhiều trở ngại. Tất cả những nhân tố trên đều
tác động đến thu nhập của người phụ nữ. Tính trung bình, trong cả quãng thời gian ở
tuổi lao động, một phụ nữ phải nghỉ làm tới 14,7 năm, trong khi nam giới chỉ nghỉ 1,6
năm. Thống kê cũng cho biết, ở tuổi 62, thời gian làm việc của phụ nữ ít hơn đàn ông
50% và nhận lương ít hơn 33%. Kết quả là khi về hưu, thu nhập của phụ nữ chỉ bằng
25% nam giới cùng vị trí nghề nghiệp.
Khác biệt thứ 3
Nói chung, phụ nữ hiểu biết về đầu tư ít hơn đàn ông. Theo Peter Lynch, một nhà đầu
tư nổi tiếng, cho đến nay, những “nhà đầu tư” trong phần lớn các gia đình vẫn sẽ là đàn
ông.
Khác biệt thứ 4
Phụ nữ cần nhiều tiền hơn vì họ sống lâu hơn, thế nhưng họ lại có xu hướng bảo thủ
hơn trong đầu tư. 75% người già nghèo khổ là phụ nữ. Theo Trung tâm Nghiên cứu
Phụ nữ và Người về hưu (Mỹ), trong số những người có thu nhập dưới 30.000
USD/năm, 87% số phụ nữ có sổ tiết kiệm tại ngân hàng khi về hưu trong khi con số này
ở nam giới là 52%.
Phụ nữ có cần đầu tư khác nam giới không?
Đây là sự lựa chọn cá nhân. Phụ nữ cần xem xét lại các mục tiêu cá nhân của mình,
hiểu rõ mức độ chịu được rủi ro và biết được khi nào họ sẽ cần đến tiền. Chúng ta sẽ
bàn kỹ hơn cách để phụ nữ đạt được tầm cao mới trong các chiến lược đầu tư.
2. Tự do tài chính của phụ nữ
Trong phần này, Suze Orman, nhà hoạch định tài chính, sẽ cung cấp cho phụ nữ những
kiến thức để quản lý được tiền bạc và tối đa hóa năng lực để vượt qua những trở ngại
đôi khi cản bước họ. Ornan sẽ vạch ra 9 bước để phụ nữ đạt được sự tự do tài chính. 9
bước đó như sau:
1/ Xem lại quá khứ tài chính
Phụ nữ đặc biệt hay gắn việc đầu tư tiền bạc với rủi ro thua lỗ. Thiếu tiền thường được
coi là nguồn gốc dẫn đến sự thiếu tự tin, vô dụng, bất an và sợ hãi. Chính những suy
nghĩ này đã khiến phụ nữ đến cho rằng mình không thể quản lý được tiền bạc.
2/ Đối mặt với nỗi sợ tiền bạc
Orrman gọi nỗi sợ này là “cỏ dại mọc trong khu vườn tài chính của bạn”. Bạn phải
hiểu thực ra bạn sợ gì và thay thế nỗi sợ đó bằng những sự thật mới về tiền bạc.
3/ Trung thực với bản thân
Phân tích thật cẩn thận lưu lượng tiền mặt và kế hoạch chi tiêu, thông qua đó, bạn hiểu
được mình đang làm gì với tiền bạc của mình.
4/ Có trách nhiệm với người khác
Sử dụng bảo hiểm, di chúc, giấy ủy quyền và kế hoạch về tài sản nói chung để chăm
sóc đến nhu cầu của người khác và thực hiện trách nhiệm đối với những người mà bạn
yêu thương.
5/ Trân trọng tiền bạc
Học tiết kiệm tiền trong cuộc sống hàng ngày, trả nợ hết các hóa đơn, và sống trong
mức thu nhập của mình (không tán thành quan điểm kiếm được càng nhiều thì tiêu
càng nhiều).
6/ Tự tin
Bạn sẽ không bao giờ biến kiến thức đầu tư thành sức mạnh thực sự nếu bạn chuyển
vốn liếng của mình cho người môi giới chứng khoán quản lý.
7/ Mở lòng mình để nhận những gì mà mình xứng đáng được hưởng
Có thái độ tích cực đối với tiền bạc. Không đúng như người ta vẫn nghĩ, tiền bạc
không hề là nguồn gốc của tội lỗi.
8/ Hiểu được các khái niệm về lưu thông tiền tệ
Để có được kiến thức và kinh nghiệm về tiền bạc, phải tốn nhiều thời gian. Hãy bắt
đầu càng sớm càng tốt, sau một thời gian bạn sẽ thấy có sự khác biệt.
9/ Nhận ra được tài sản đích thực
Tiền bạc sẽ mang đến cho bạn sự tự do tài chính khi bạn còn đi làm cũng như đã nghỉ
hưu. Đây là điều quan trọng. Tự do tài chính là điều nằm trong tầm tay của mọi nhà đầu
tư, bất kể là nam hay nữ.
3. Ly hôn
Ly hôn không chỉ đánh mạnh vào tình cảm và tinh thần mà tài chính cũng thường bị
ảnh hưởng. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày những hậu quả về tài chính khi cuộc hôn
nhân tan vỡ.
Chia sẻ tài sản: Ly hôn buộc bạn phải nhìn nhận lại toàn bộ các kế hoạch trước đó.
Đây là một quá trình đòi hỏi có sự tư vấn của luật sư.
Hầu hết tài sản có được trong hôn nhân là tài sản chung của hai vợ chồng. Khi ly hôn,
tài sản được chia sẽ được chuyển giao nguyên trạng từ người nọ sang người kia (không
lãi, không lỗ). Tuy vậy, cần phải tính đến vấn đề thuế khi chia tài sản. Ví dụ, một người
được nhận chứng khoán trị giá 100.000 USD và người kia nhận một tài khoản tiết kiệm
cũng có 100.000 USD. Việc chia tài sản như vậy là không công bằng vì chứng khoán
khi bán phải đóng thuế.
Thừa kế: Mọi chứng từ về tài sản phải được xem xét kỹ càng. Có thể cần phải thay
đổi tên người thụ hưởng định danh ban đầu. Có thể cần thêm một số điều khoản đặc
biệt trong trường hợp có con chung hoặc con riêng.
Chuyển giao: Tiền lời thu được từ chương trình bảo hiểm hưu mà người đứng tên
được hưởng sẽ được xem xét để “chuyển giao”. Điều này là quan trọng khi ly hôn. Một
phần số tiền này sẽ được trả ở dạng trợ cấp cho vợ cũ, con cái hoặc những người phụ
thuộc khác.
Đánh giá tổng quát: Ly hôn có thể có tác động lớn đến việc đóng thuế và tài chính.
Việc đàm phán ly hôn và chia tài sản có thể có tác động không nhỏ đối với thuế và thu
nhập của người ly hôn. Các bên ly hôn sẽ đấu tranh để nâng cao tối đa lượng tiền mặt
sau thuế của mình bằng cách giảm thuế tối đa. Đôi khi còn chuyển gánh nặng đóng
thuế sang người vợ/ chồng cũ.
Sau đây là những khoản phải chú ý:
- Thanh toán chi phí chữa bệnh - Những khoản chi phí này thường do người có
thu nhập thấp hơn trả và nếu chúng vượt quá 7.5% tổng thu nhập đã được điều
chỉnh (sau khi đã trừ các khoản ưu đãi thuế) mới được giảm thuế.
- Trẻ em - Ai có thể tuyên bố trẻ em là đối tượng miễn thuế đây?
- Nhà cửa - Ai sẽ nhận lãi vay thế chấp mua nhà và tiền hoàn thuế thổ trạch, sẽ
giải quyết như thế nào nếu đem bán nhà.
- Nuôi con - Thanh toán chi phí nuôi con quá chậm có thể ảnh hưởng đến tiền
hoàn thuế
- Nghỉ hưu - Việc trả lương hưu sẽ được giải quyết như thế nào?
Thu nhập: Tiền trợ cấp cho vợ và nuôi con là một phần quan trọng trong thỏa thuận ly
hôn. Người chồng được giảm thuế khoản tiền trợ cấp cho vợ nhưng người vợ bị tính
thuế vì đây được coi là khoản thu nhập. Tiền trợ cấp nuôi con không phải là khoản
được hoàn thuế nhưng cũng không bị coi là thu nhập tính thuế. Để được coi là tiền trợ
cấp cho vợ sau ly hôn, cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Tiền trợ cấp phải được trả theo phán quyết ly hôn, ly thân hợp pháp hoặc phán quyết
qui định về trợ cấp nuôi con.
2. Bản thỏa thuận phải qui định trả bằng tiền mặt. Không chấp nhận trường hợp trả tiền
thông qua cung cấp dịch vụ, chuyển nhượng tài sản hoặc trả tiền qua bên thứ ba (kể cả
trả tiền thế chấp cho vợ cũ).
3. Các khoản tiền dành riêng để trợ cấp nuôi con không được tính là tiền trợ cấp cho vợ
cũ.
4. Nếu đã ly hôn hoặc ly thân hợp pháp nhưng vẫn sống cùng thì khoản trả tiền giữa
các bên không được coi là tiền trợ cấp cho vợ.
5. Các văn bản liên quan cần phải qui định rõ nghĩa vụ trả tiền trợ cấp cho vợ sẽ chấm
dứt khi người vợ chết.
6. Khoản tiền tự nguyện trả vượt quá khoản tiền trợ cấp qui định trong phán quyết tòa
án không được coi là tiền trợ cấp vợ cũ.
Con cái: Những khoản tiền dành riêng vào mục đích trợ cấp nuôi con không được tính
là tiền trợ cấp cho vợ, không được miễn thuế đối với người trả (chồng) và cũng không
đánh thuế thu nhập đối với người nhận (vợ). Khi vợ chồng đã ly hôn hoặc ly thân cùng
có khả năng cung cấp được trên 50% tiền trợ cấp nuôi con thì người cha/mẹ nuôi con
có quyền yêu cầu từ chối phụ thuộc tài chính vì lý do thuế. Trong trường hợp đó, phía
nuôi con cần nêu rõ chỉ từ chối trợ cấp trong năm hiện tại hay cả trong những năm tới.
Trạng thái cân bằng: Người ly hôn cần nhận thức được rằng, mặc dù việc ly hôn là
vấn đề cá nhân và đôi khi khá đau đớn, nhưng đối với các cơ quan tài chính nó vẫn
được nhìn nhận như những giao dịch tài chính khác. Chính vì thế, dù khó khăn đến
mấy, nhưng cách tốt nhất là các cặp ly hôn nên xem như họ vẫn là một hộ kinh tế. Đầu
tiên, các cặp ly hôn phải nhận thức được rằng họ vẫn có chung những lợi ích kinh tế.
Sau đó, cần lập kế hoạch kinh tế và thuế má cho cuộc sống sau khi ly hôn.
4. Lập kế hoạch cho cuộc sống của con cái
Cụm từ “lập di chúc tài sản” hay làm người ta liên tưởng đến cái chết và thường nghĩ
rằng chỉ dùng cho người bệnh nặng. Nhưng thực ra, lập kế hoạch di chúc là một quá
trình có ý nghĩa phục vụ cho cuộc sống. Lập kế hoạch di chúc bao gồm từ quyền sở
hữu tài sản, kế hoạch nghỉ hưu, vốn liếng, tình trạng ốm đau, các chiến lược về thuế
(cả thuế thu nhập và thuế thừa kế) cũng như việc bảo quản và bảo vệ tài sản.
Dù bạn nghèo hay giàu, còn trẻ và vừa lập gia đình hay đã lớn tuổi, có con hay chưa có
con, có cháu hoặc muốn cấp dưỡng cho người bạn đời thì bạn vẫn cần nắm vững kiến
thức về lập kế hoạch di chúc. Bạn nên tìm những lời khuyên và sự trợ giúp có tính pháp
lý để hoàn chỉnh kế hoạch. Vấn đề là bạn cần kiến thức cơ bản để “biết nên hỏi cái gì”.
a. Những hoàn cảnh đặc biệt
Một số người có những hoàn cảnh đặc biệt cần được giải quyết, đặc biệt khi có liên
quan đến trẻ em. Hầu hết các bậc cha mẹ đều để lại tài sản cho con cái. Tuy nhiên, có
thể sẽ phát sinh một số vấn đề khi trẻ ở tuổi vị thành niên vì trẻ vị thành niên không thể
sở hữu hoặc/ và thừa kế tài sản. Vì vậy, cha mẹ hoặc toà án sẽ chỉ định người giám hộ.