Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Học cách làm giàu - p6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.26 KB, 32 trang )

Học cách làm giàu. Phần 6: Nghệ thuật đầu tư
Phần tiếp theo của bộ tài liệu cẩm nang "Học cách làm giàu" sẽ cung cấp cho Bạn
những kiến thức cơ bản về Đầu tư, các loại hình Đầu tư và cách chọn cho mình danh
mục Đầu tư phù hợp nhất với khả năng tài chính và nhu cầu của Bạn tại mỗi thời điểm.

Bạn cũng được cung cấp những khái niệm cơ bản về Thị trường chứng khoán, các loại
cổ phiếu, trái khoán và trái phiếu, cũng như các loại Quỹ hỗ trợ đầu tư.
Phần 6: Nghệ thuật đầu tư
1. Quĩ tương hỗ
1.1. Vì sao nên đầu tư vào quĩ tương hỗ?
1.2. Những điểm bất lợi
1.3. Đầu tư cách nào
1.4. Kết luận
2. Chứng khoán
2.1. Mua và bán chứng khoán như thế nào
2.2. Những mô hình truyền thống trong thị trường chứng khoán
2.3. Những công ty uy tín có phải là những khoản đầu tư hời?
2.4. Kết luận
3. Trái khoán
3.1. Vì sao nên đầu tư vào trái khoán?
3.2. Mua trái khoán
3.3. Kết luận
4. Các loại quĩ trên thị trường
4.1. Những điều cơ bản
4.2. Sự khác biệt giữa quĩ kết thúc đóng và quĩ kết thúc mở
4.3. Kết luận
5. Đầu tư cổ phiếu theo chỉ số (Index Investment)
5.1. Những cổ phiếu đó là gì?
5.2. Những loại lưu hành trên thị trường
5.3. Ưu điểm
5.4. Kết luận


6. Đợt chào bán công khai đầu tiên (IPO)
6.1. Mua được chứng khoán trước những người khác
6.2. Đó có phải là đầu tư dài hạn?
6.3. Kết luận
7. Hàng bán giao sau
7.1. Thị trường bán hàng giao sau là gì?
7.2. Nhà đầu tư ở đâu?
7.3. Kiếm tiền cách nào?
7.4. Vì sao bạn nên chú ý đến thị trường hàng giao sau?
8. Lợi tức thêm: Về hợp đồng bán hàng giao sau (futures) và quyền chọn
(options)
8.1. Hợp đồng hàng giao sau là gì?
8.2. Thế nào là quyền chọn và những rủi ro của nó?
8.3. Sự khác nhau giữa người bảo hộ giá (hedger) và người đầu cơ
8.4. Vì sao cần đầu tư vào hợp đồng hàng giao sau? - Vì vốn mượn
8.5. Tìm hiểu tiền đặt cọc của các hợp đồng tương lai
8.6. Một số sản phẩm có thể được mua bán
8.7. Một số chi tiết bạn cần biết
8.8. Sàn giao dịch hàng giao sau
8.9. Nói thêm về quyền chọn
8.10. Tìm một nhà môi giới
8.11. Cách mở một tài khoản
8.12. Kết luận
9. Câu hỏi kiểm tra
Đáp án
1. Quĩ tương hỗ
04/04/2006
Quĩ tương hỗ thực sự rất sòng phẳng. Quĩ này đầu tư vào tiền mặt, trái phiếu, chứng
khoán hoặc các loại trái khoán khác và do một công ty quản lý. Khi bạn đầu tư vào một
quĩ tương hỗ, phần đầu tư của bạn được ràng buộc với phần đầu tư của người khác

trong quĩ. Toàn bộ khoản tiền chung này được một người có chuyên môn, được đào tạo
và có kinh nghiệm quản lý quĩ tương hỗ quản lý.

Tóm lại, quĩ tương hỗ là một dạng đầu tư cho phép người đầu tư gửi tiền của họ vào
tay một nhà quản lý đầu tư có tài.

Quĩ tương hỗ đem lại cho người đầu tư nhiều cái lợi, chẳng hạn:
- đa dạng
- tiền được người có chuyên môn quản lý
- đầu tư ban đầu thấp (đôi khi dưới 100 USD)
- dễ mua

1.1. Vì sao nên đầu tư vào quĩ tương hỗ?

Ở Mỹ, quĩ tương hỗ đã phát triển khá mạnh trong những thập kỷ qua. Các nhà đầu tư
có thể chọn một trong các loại quĩ sau đây một phương án phù hợp với những mục tiêu
đầu tư của mình:

- Các quĩ Thị trường tiền tệ (Money market) đầu tư vào những công cụ thị trường tiền
tệ. Những khoản đầu tư ngắn hạn này rất an toàn và rất ít khi xảy ra rủi ro.
- Các quĩ trái khoán đầu tư vào công trái nhà nước và trái khoán của các công ty. Các
quĩ này quan tâm đến tính định kỳ của trái khoán và được coi là an toàn nhưng giá trái
khoán thường dao động.
- Các quĩ chứng khoán đầu tư vào các công ty tham gia vào thị trường chứng khoán, từ
những công ty nhỏ đến những “người khổng lồ” như Microsoft, Cisco, General
Electric, Intel v.v.
- Các quĩ chứng khoán quốc tế đầu tư vào những công ty ở nhiều nước khác ở châu Á,
châu Âu, Viễn Đông, Australia, v.v.
- Các quĩ chứng khoán toàn cầu đầu tư khắp nơi trên thế giới, kể cả vào những thị
trường mới.

1.2. Những điểm bất lợi
04/04/2006
Quĩ tương hỗ có một vài điểm bất lợi sau:

- Lệ phí trả cho người quản lý quĩ làm giảm tổng lợi nhuận của quĩ
- Cá nhân những người đầu tư không can thiệp được vào quyết định đầu tư cụ thể của
nhà quản lý quĩ.
- Mặt trái của sự đa dạng hóa là có thể khoản mục đầu tư này tốt, khoản khác lại thua lỗ
khiến người đầu tư không có cơ hội hưởng toàn bộ lợi nhuận của việc đầu tư có lời.
(Tất nhiên, họ cũng không phải chịu toàn bộ hậu quả của việc đầu tư thua lỗ).
- Quĩ tương hỗ không được đảm bảo. Người đầu tư có thể mất tiền nếu họ mua khi giá
cao và bán khi giá thấp.
1.3. Đầu tư cách nào?
04/04/2006
Không chỉ số người muốn đầu tư vào quĩ tương hỗ ngày càng tăng mà quĩ tương hỗ
cũng có nhiều loại dịch vụ và loại hình đầu tư để chọn lựa. Mỗi năm lại có thêm nhiều
loại quĩ tương hỗ mới đầy tính cách tân, giúp cân bằng hơn giữa rủi ro và lợi nhuận.

Bạn đã biết các loại hình khác nhau của quĩ tương hỗ rồi, giờ là lúc bạn quyết định mục
tiêu đầu tư và chuẩn bị tinh thần nếu có rủi ro. Sau khi đã chọn được loại quĩ đáp ứng
yêu cầu của mình, bạn cần thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về những quĩ loại đó,
có thể thông qua báo chí và Internet.

Sau cùng, bạn phải có kiến thức khái quát về loại quĩ mà bạn quan tâm, chẳng hạn mục
tiêu đầu tư, lệ phí của quĩ, những nguy cơ có thể xảy ra v.v. Bạn cũng phải nắm được
những bản thống kê tài chính mới nhất của quĩ. Bạn có thể xin một tờ rơi quảng cáo về
quĩ trực tiếp từ chính công ty quản lý quĩ hoặc từ người tư vấn tài chính của mình.

Quĩ tương hỗ được mua và bán thông qua những kênh sau đây:


- Các nhà hoạch định tài chính: Bạn nên nhớ không có nhà hoạch định tài chính nào có
thể bán tất cả các loại quĩ tương hỗ. Một nhà hoạch định có thể bán cổ phần của nhiều
quĩ tương hỗ nhưng họ chỉ làm việc cho một công ty quản lý quĩ tương hỗ và vì thế họ
sẽ chỉ giới thiệu cho khách hàng quĩ của công ty họ. Ngay từ đầu, hãy hỏi xem họ có
hạn chế nào trong việc tiếp cận các quĩ không.
- Nhà môi giới chứng khoán: Người môi giới chứng khoán thường do các đại lý đầu tư
thuê bán cho nhiều loại quĩ tương hỗ khác nhau. Họ sẽ tính phí giao dịch trên mỗi
thương vụ mà họ thay mặt bạn tiến hành. Họ cũng có thể cung cấp rất nhiều thông tin
và hướng dẫn bạn đầu tư.
- Tổ chức môi giới chiết khấu: Các tổ chức loại này tính phí giao dịch thấp hơn nhà môi
giới chứng khoán truyền thống nhưng cung cấp ít hoặc không cung cấp thông tin và
hướng dẫn về những thương vụ cụ thể.
- Ngân hàng và các thể chế tài chính khác: Một số tổ chức tài chính bán cổ phần của rất
nhiều loại quĩ tương hỗ kể cả quĩ tương hỗ của họ.
- Người bán bảo hiểm: Các đại lý bảo hiểm thường đại diện người tuyển dụng bán cổ
phần quĩ tương hỗ.
- Mua trực tiếp: Nhiều công ty quĩ tương hỗ trực tiếp bán cổ phần cho khách hàng

Bạn có thể bán lại phần đầu tư của mình cho chính đại lý mà bạn đã mua trong vòng 2-
3 ngày sau khi mua. Bạn có thể bán toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư của mình.
Phương pháp phổ thông là rút tiền theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quí.
1.4. Kết luận
04/04/2006
Có nhiều loại hình quĩ tương hỗ, vấn đề là tìm ra loại nào phù hợp với mục tiêu tài
chính của bạn.
2. Chứng khoán
04/04/2006
Thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư và các công ty gặp gỡ để “bán” một
phần công ty lấy tiền. Những nhà đầu tư - người có tiền nhàn rỗi và các công ty - nơi
cần tiền để phát triển sẽ trao đổi những thứ họ có thông qua giao dịch chứng khoán.

Đây là khái niệm cơ bản của thị trường chứng khoán - đây không phải là casino nhưng
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các công ty không có trách nhiệm làm ra tiền cho nhà đầu
tư.

Tuy nhiên, đầu tư vào chứng khoán là khôn ngoan. Nhiều nghiên cứu đã kết luận, về
lâu dài, chứng khoán tốt hơn bất kỳ một hình thức đầu tư nào khác. Vì danh mục đầu tư
của một nhà đầu tư thường đa dạng, do đó nên dành một phần đầu tư vào thị trường
chứng khoán, có thể bằng cách trực tiếp hoặc thông qua quĩ tương hỗ nào đầu tư vào thị
trường chứng khoán.

Trong vài thập kỷ qua, xu hướng các nhà đầu tư sở hữu chứng khoán ngày càng tăng.
Mặc dù thị trường chứng khoán có lúc thăng lúc trầm nhưng trong danh mục của hầu
hết các nhà đầu tư bao giờ cũng có phần dành cho thị trường chứng khoán.
2.1. Mua và bán chứng khoán như thế nào
04/04/2006
Để đi đến quyết định cuối cùng là mua hay bán, bạn phải nghiên cứu và lập kế hoạch
rất nhiều, quá trình quyết định thường được xem xét rất kỹ lưỡng, không chỉ đơn giản
là nói “mua” hay “bán” với người môi giới hay gõ lệnh này trong mẫu yêu cầu trên
Internet. Dù bạn sử dụng dịch vụ trọn gói hay nhờ một nhà môi giới, bạn vẫn cần biết
rõ những công cụ giúp bạn hoàn thành giao dịch.

Có lẽ, giao dịch phổ biến nhất là giao dịch mua và bán chứng khoán trên thị trường. Tại
đây, người hướng dẫn môi giới (floor broker) trên sàn giao dịch phải nhanh chóng thực
hiện lệnh giao dịch của bạn ở mức giá mà Bạn mong muốn nhất có thể được. Điều này
có nghĩa là bạn sẽ mua được thứ bạn muốn, chỉ có điều trên những thị trường sôi động
như vậy, rất có thể là Bạn sẽ phải mua với mức giá khác xa với dự định ban đầu của
bạn. Nhiều khi, những lệnh giao dịch lớn đối với những cổ phiếu ít được buôn bán nay
được bán “chỉ do hẹn trước” có thể làm khuấy động thị trường. Trừ khi có những chỉ
định đặc biệt, còn lại thì các lệnh giao dịch thường dựa theo thị trường, nghĩa là mua
theo giá chào bán và bán theo giá trả cao nhất.


Lệnh giao dịch hạn chế là một dạng khác của lệnh giao dịch. Các nhà đầu tư sẽ qui định
định mức giá cho người môi giới để người môi giới không trả nhiều hơn một giá nhất
định khi mua chứng khoán (hoặc không bán thấp hơn giá đã định khi bán). Ví dụ, “mua
ABC với giá 60USD” khi ABC đang được bán với giá 62 USD. Lệnh hạn chế này đảm
bảo giữ được giá đã ấn định trước. Tuy nhiên, nó có rủi ro là lệnh có thể không bao giờ
được thực hiện- khi giá mua bán không đạt đến giá đã định. Ở ví dụ trên, nếu trong
ngày giá thị trường giảm xuống 60 USD thì lệnh sẽ được thực hiện và nhà đầu tư mua
được ABC với giá 60 USD.

Lệnh đình chỉ bán yêu cầu người môi giới ngừng bán khi giá mà thị trường đòi hỏi
giảm đến hoặc thấp hơn một mức nhất định nào đó. Có thể sử dụng lệnh đình chỉ bán
để hạn chế thua lỗ hoặc bảo vệ lợi nhuận. Ví dụ, nhà đầu tư mua ABC với giá 60 USD,
nay thấy giá tăng lên 70 USD, có thể bảo vệ số cổ phiếu mình mua không bị giảm giá
bất ngờ bằng cách đặt lệnh đình chỉ bán ở mức 66 USD. Nếu giá giảm và số cổ phiếu
đó bây giờ bán với giá 66 USD hoặc ít hơn thì lợi nhuận trên giấy 6 USD vẫn được bảo
toàn. Lệnh đình chỉ mua ngược lại với lệnh đình chỉ bán và được sử dụng khi nhà đầu
tư vừa bán ra và đang cần mua lại một loại cổ phiếu nào đó. Lệnh này giúp nhà đầu tư
không bị thiệt hại khi giá cổ phiếu muốn mua tăng đột ngột.

Ngoài ra còn nhiều hướng dẫn khác nữa nhưng không phải mọi nhà môi giới đều biết
rõ. Bạn nên gặp gỡ hãng môi giới hoặc đọc kỹ những tài liệu in hướng dẫn khi mở tài
khoản.
2.2. Những mô hình truyền thống trong thị trường chứng khoán
04/04/2006
Đầu tư vào chứng khoán là một việc không hề dễ. Có quá nhiều loại công ty khác nhau
để bạn có thể đầu tư - công ty phát triển nhanh, công ty phát triển chậm, công ty to,
công ty nhỏ, công ty tốt, công ty xấu. Mỗi loại công ty đều có những rủi ro riêng và
những đặc điểm lợi nhuận riêng, nhưng không phải mọi loại công ty đều làm ra tiền
cho các nhà đầu tư.


Từ trước đến nay vẫn có một số dấu hiệu có thể giúp bạn thấy nên đầu tư vào công ty
nào sẽ hiệu quả trong tương lai. Những cái gọi là “dị biệt của thị trường” ấy (gọi là dị
biệt vì chúng xuất phát từ ý tưởng rằng mọi cổ phần đều được định giá một cách hợp
lý tại mọi thời điểm), đã được phát hiện ra sau hàng loạt nghiên cứu nhằm xác định
được những nhân tố giúp đầu tư chứng khoán đạt được kết quả tối ưu.

Từ góc độ giá cổ phiếu, có thể phân loại lợi nhuận của cổ phiếu theo hai nhóm sau:

a) Dựa trên giá trị công ty

Những điểm dị biệt trong trường hợp này là lợi nhuận từ cổ phiếu có liên quan chặt chẽ
với một vài biến số chính. Quan điểm này cho rằng công ty nào có giá cổ phiếu thấp so
với số tiền đổ vào công ty (doanh thu, lưu lượng tiền mặt, lợi nhuận, cổ tức) là đối
tượng tốt để đầu tư.

Giá trị trên sổ sách của một công ty được tính bằng tài sản của công ty đó trừ đi các
khoản nợ. Nó cũng được tính bằng số tiền được các cổ đông sáng lập đầu tư vào cộng
với tất cả lợi nhuận tái đầu tư.

- Những công ty có tỷ lệ giá cổ phiếu / giá trị trên sổ sách (P/B: price-to-book) thấp
hoạt động hiệu quả hơn những công ty có tỷ lệ giá cổ phiếu / giá trị trên sổ sách cao.
- Công ty có tỷ lệ giá cổ phiếu / doanh thu (P/S: price-to-sales) thấp tạo ra mức tiền lời
cao hơn.
- Lưu lượng tiền mặt của một công ty là lượng tiền còn lại trong tài khoản ngân hàng
của công ty sau khi đã thanh toán các phiếu nợ. Các công ty có tỷ lệ giá cổ phiếu/ lưu
lượng tiền mặt (P/CF: Price-to-Cashflow) thấp sẽ mang lại mức tiền lời cao hơn.
- Công ty nào có tỷ lệ giá cổ phiếu/ tiền lãi (P/E: Price-to-earnings) thấp cũng sẽ tạo ra
mức tiền lời cao hơn
- Cổ tức càng cao thì mức lợi nhuận của cổ phiếu càng cao.


b) Dựa trên tiền lãi - kỳ vọng

Những đặc điểm dưới đây cho thấy những công ty gây bất ngờ cho nhà đầu tư bởi
những tin tức tốt lành (chẳng hạn kỳ vọng nhiều hơn cho tương lai) sẽ có kết quả hoạt
động tốt hơn:

- Những công ty mới được giới phân tích nâng hạng có xu hướng đem lại lợi nhuận đầu
tư cao hơn.
- Những công ty có báo cáo lãi suất cao bất ngờ có xu hướng sẽ phát triển tốt hơn.
- Có hai hiệu ứng cần chú ý: những cổ phiếu phổ thông mà nhà đầu tư kỳ vọng rất
nhiều thường lại ít có lãi trên thị trường trong khi những công ty ít được để ý và nhà
đầu tư không trông đợi nhiều lại có hiệu quả hơn.
- Công ty có báo cáo lãi suất muộn thường đem lại những tin không hay.
- Công ty không bị các nhà đầu tư đeo bám sẽ hoạt động tốt hơn

Ngoài ra, trong lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán còn chứng kiến một số
mô hình sau đây:

c) Dựa trên giá cổ phiếu

• Giá cổ phiếu thấp- chứng khoán giá thấp thường hiệu quả hơn chứng khoán giá
cao. Các công ty thường có xu hướng tăng giá trị sau khi tuyên bố phân nhỏ cổ
phần.
• Công ty nhỏ hiệu quả hơn công ty lớn và đó chính là lý do tại sao nên đầu tư
vào cổ phiếu của các công ty nhỏ.
• Các công ty thường áp dụng sơ đồ giá tăng giảm ngược nhau khi đầu tư ngắn
hạn và dài hạn.
• Các công ty có giá chứng khoán giảm có xu hướng bị lỗ về thuế nếu bán ra vào
tháng Chạp nhưng sẽ hồi phục ngay vào đầu năm mới.

d) Dựa theo lịch

Những nguyên tắc này cho phép bạn lên kế hoạch thời gian đầu tư tốt hơn khi đầu tư
ngắn hạn. Nhưng nên nhớ rằng về lâu dài, một kế hoạch đầu tư đều đặn sẽ có lợi hơn
nhiều so với chỉ chọn thời điểm đầu tư vài ba ngày. Sau đây là một số nguyên tắc cần
chú ý:

- Thời gian trong ngày: Ở thời điểm đầu và cuối ngày giao dịch, thị trường chứng
khoán có mức lợi nhuận đầu tư khác nhau và có thể có những thay đổi bất thường.
- Ngày trong tuần: Thị trường chứng khoán hoạt động kém vào đầu tuần và sôi động
vào cuối tuần
- Tuần trong tháng: Thị trường chứng khoán thường kiếm phần lớn lợi nhuận trong hai
tuần đầu của tháng.
- Tháng của năm: Tháng đầu tiên của năm có những đặc điểm về rủi ro và lợi nhuận
khác hẳn các tháng khác, gọi là hiệu ứng tháng Giêng.

Bạn cần nhớ những gì xảy ra trong quá khứ chưa chắc đã xảy ra trong tương lai. Chỉ
nên dùng những nhận xét trên làm hướng dẫn để chọn chứng khoán chứ không nên coi
đó là qui luật chắc chắn để theo.
2.3. Những công ty tốt có phải là những khoản đầu tư hời?
04/04/2006
Bí quyết để trở thành một nhà đầu tư thành công là phân biệt được sự khác nhau giữa
thế nào là khoản đầu tư hời và thế nào là đầu tư kém. Nhiều nhà đầu tư cho rằng những
công ty có uy tín là những khoản đầu tư hời, nhưng điều này không phải lúc nào cũng
đúng. Đôi khi, một doanh nghiệp tuyệt vời lại là một khoản đầu tư tệ hại. Dưới đây là
nguyên nhân.

Hầu hết các nhà đầu tư đều có thể chia thành hai nhóm: nhóm dựa vào giá trị và nhóm
dựa vào yếu tố tăng trưởng. Phong cách của các nhà đầu tư “giá trị” là ưa thích các
công ty hoạt động hiệu quả có giá chứng khoán hấp dẫn chứ không phải các công ty lớn

có giá chứng khoán cao. Để xác định mức độ hấp dẫn của một khoản đầu tư, các nhà
đầu tư “giá trị” sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá có liên quan đến giá trị công ty như
tỷ lệ giá chứng khoán/ giá trị trên sổ sách của công ty (P/B), giá chứng khoán/ thu nhập
công ty (P/E) và cổ tức. Các nhà đầu tư “tăng trưởng” lại thích đầu tư vào những công
ty có mức tăng thu nhập và/ hoặc lợi tức nhanh hơn so với mức trung bình trong cùng
ngành hoặc của thị trường chứng khoán nói chung. Những công ty này thường trả ít
hoặc không trả cổ tức cho nhà đầu tư ngay mà sử dụng tiền lời để đầu tư mở rộng thêm
và phát triển trong tương lai. Các nhà đầu tư “giá trị” ưa sở hữu cổ phiếu của các công
ty với giá hời, còn các nhà đầu tư “tăng trưởng” ưa sở hữu các công ty lớn còn giá cả
chỉ là vấn đề thứ yếu.

Kiểu đầu tư nào tốt hơn? Điều này phụ thuộc vào bản thân nhà đầu tư. Nhà đầu tư nào
ít có khả năng chịu đựng rủi ro sẽ nên ưu tiên đầu tư phần lớn tiền vào những chứng
khoán “giá trị”. Những nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro cao hơn nên đầu tư
thiên về chứng khoán “tăng trưởng”. Tuy nhiên, nếu muốn tránh thiệt hại bất ngờ trên
thị trường chứng khoán nói chung thì bao giờ cũng nên đầu tư dù ít dù nhiều vào cả hai
loại cổ phiếu này.

Xét về lâu dài, chứng khoán “giá trị” lợi hơn chứng khoán “tăng trưởng”. Nhưng đôi
khi, trong tương lai gần thì ngược lại. Các nhà đầu tư phải nhận thức được các khả
năng sau đây:

- Tùy từng thời điểm kiểu đầu tư này có thể hiệu quả hơn kiểu đầu tư kia hoặc ngược
lại.
- Các nhà đầu tư “giá trị” có xu hướng “mua và giữ”, các nhà đầu tư “tăng trưởng”
thường đầu tư ngắn hạn hơn.
- Rất khó xác định được dạng đầu tư nào sẽ có lợi hơn trong kỳ hạn ngắn.
- Sự khác biệt về hiệu quả giữa 2 kiểu đầu tư “giá trị” và “tăng trưởng” có thể rất lớn
trong một khoảng thời gian ngắn.


Đối với một số loại chứng khoán “tăng trưởng”, sự tăng trưởng có thể không bao giờ
đến, giá cổ phiếu có thể sụt dần. Mặt khác, một số chứng khoán “giá trị” có giá rẻ vì lý
do duy nhất - chúng là những chứng khoán tồi và giá rẻ là đúng thôi.

2.4. Kết luận
04/04/2006
Tài liệu này hướng dẫn bạn chọn loại chứng khoán tốt nhất đối với bạn. Mục tiêu của
bạn là tránh đuổi theo những loại “chứng khoán nóng”. Hãy chọn những loại chứng
khoán cơ bản để tạo dựng nguồn tài chính của riêng mình.

3. Trái khoán
10/04/2006
Trong bóng đá, người phòng thủ cuối cùng gọi là thủ môn. Một trái khoán tốt cũng có
chức năng tương tự trong đầu tư: bảo vệ danh mục đầu tư của bạn khỏi bị suy sụp trầm
trọng. Trong thập kỷ qua, mặc dù thị trường cổ phiếu sôi động có làm lu mờ đi thị
trường trái khoán vốn khiêm tốn hơn nhưng những khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cố
định, gồm có cả trái khoán, vẫn có chỗ trong hầu như mọi danh mục đầu tư của mọi
nhà đầu tư.
3.1. Vì sao nên đầu tư vào trái khoán?
10/04/2006
Bạn nên xem xét đầu tư vào trái khoán vì nó vừa đem lại thu nhập khá, vừa có độ ổn
định. Năm nào thị trường cổ phiếu cũng có thể tăng giá trị khoảng 30- 40% hoặc giảm
ở mức tương tự. Trái khoán ít dao động hơn nhiều. Trái khoán cũng đem lại lãi suất đều
đặn trong khi nhà đầu tư lại được chia lãi mỗi tháng hay mỗi quí. Những nhà đầu tư cần
rút tiền định kỳ từ danh mục đầu tư nên đảm bảo sao cho có được một nguồn thu nhập
ổn định và an toàn. Trái khoán có thể đem lại điều ấy.

Như với mọi hình thức đầu tư khác, đầu tư vào trái khoán cũng dễ mất mát. Với trái
khoán, một vài phép tính toán học sẽ đem lại cho ta mọi chi tiết về lợi tức, thu nhập và
rủi ro. Trái khoán đem lại một lãi suất cố định trong một khoảng thời gian cố định. Sau

khi trái khoán đáo hạn, tiền gốc (mệnh giá) sẽ được hoàn lại và việc thanh toán lãi suất
chấm dứt. Trái khoán do các cơ quan Nhà nước và các tập đoàn kinh doanh phát hành.

Uy tín tài chính của tổ chức phát hành trái khoán là thước đo mức độ rủi ro và tác động
đến lãi suất trái khoán. Nói chung, các tập đoàn có độ rủi ro cao thì lãi suất cao, trái
khoán của các cơ quan Nhà nước mức độ an toàn cao hơn nên lãi suất thấp hơn. Thời
gian đáo hạn của một trái khoán có thể là 1 năm đến trên 30 năm, thời gian càng dài thì
lãi suất càng lớn (tương ứng với độ rủi ro tăng lên).

3.2. Mua trái khoán
11/04/2006
Trái khoán dài hạn có nguy cơ tăng giảm giá đột ngột hơn trái khoán ngắn hạn. Mức
thanh toán lãi theo trái khoán càng cao thì trái khoán càng ít dao động. Xen kẽ các trái
phiếu với thời gian đáo hạn khác nhau (xen kẽ các trái phiếu ngắn, trung và dài hạn),
và mua trái khoán của nhiều tổ chức khác nhau (công trái Nhà nước và trái khoán một
số công ty) sẽ đem lại cho bạn một danh mục trái khoán đa dạng.

Việc buôn bán trái khoán diễn ra giữa những người kinh doanh trái khoán. Như thế có
nghĩa là bạn không thể nhìn thấy một chợ bán đấu giá hoàn chỉnh và cũng không thấy
báo giá trên mạng Internet hay trên báo. Bạn phải dựa vào các nhà kinh doanh trái
khoán. Những người này sẽ cung cấp cho bạn số liệu chính xác về lợi tức và giá hiện
tại của trái khoán.

Những người đầu tư trực tiếp vào trái khoán mà không thông qua trung gian (quĩ tương
hỗ chẳng hạn) sẽ tiết kiệm được khoán phí. Chỉ cần tiết kiệm được 0,5 hay 1% cũng đã
thành một khoản rất đáng kể rồi.

3.3. Kết luận

Trái khoán, cho dù là Bạn mua trực tiếp hay thông qua trung gian, cũng nên có mặt

trong danh mục đầu tư của bạn.
4. Các loại quĩ trên thị trường
11/04/2006
Bạn có thể đầu tư bằng cách tìm kiếm quĩ kết thúc đóng. Một quĩ kết thúc đóng là một
công ty đầu tư phát hành một số lượng cố định cổ phiếu tại một thời điểm nhất định.
Việc này được gọi là Đợt chào bán công khai đầu tiên (IPO). Khi đợt chào bán công
khai đầu tiên này kết thúc, các cổ phiếu của công ty, tức là quĩ tương hỗ kết thúc đóng,
sẽ bắt đầu được mua bán trên thị trường chứng khoán. Cũng như các chứng khoán
được mua bán công khai khác, giá cổ phiếu của quĩ này dao động theo cung và cầu. Vì
thế, bạn nên nhớ rằng giá trị cổ phiếu của quĩ tương hỗ chưa chắc đã tương ứng với giá
trị tài sản của quĩ.
4.1. Những điều cơ bản
11/04/2006
Sự khác biệt chính giữa quĩ kết thúc đóng và quĩ kết thúc mở là cách các nhà đầu tư
mua cổ phiếu. Mọi quĩ kết thúc mở đều liên tục bán cổ phiếu mới với giá tương đương
với giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV) của quĩ. Giá trị tài sản ròng của quĩ
bằng tổng số các tài sản của quĩ trừ đi các khoản nợ và chia cho số lượng cổ phiếu còn
lại. Những cổ phiếu này có thể hoàn lại cho quĩ vào bất cứ ngày làm việc nào với giá
bằng giá trị tài sản ròng (NAV).

Cổ phiếu của một quĩ kết thúc đóng được mua bán trên thị trường chứng khoán. Nhà
đầu tư chỉ có thể bán những cổ phiếu này khi có người nào sẵn sàng mua chúng. Giá trị
của một cổ phiếu không do NAV quyết định mà do nhà đầu tư khác trả giá. Giá này có
thể cao hoặc thấp hơn NAV. Nếu thấp hơn NAV, quĩ bị gọi là “bán giảm giá”, nếu cao
hơn NAV, quĩ được gọi là “bán có lãi”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×