Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Học cách làm giàu - p8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.78 KB, 12 trang )

Học cách làm giàu. Phần 8: Những nhà đầu tư khôn ngoan
Phần 8 của Bộ tài liệu cẩm nang "Học cách làm giàu" giới thiệu đến độc giả GSO-
Media những tên tuổi lỗi lạc nhất trong lĩnh vực đầu tư và những bí quyết đã giúp họ
trở thành những người giàu nhất thế giới.
Phần 8: Những nhà đầu tư khôn ngoan
1. Bí quyết của Getty
2. Sam Walton
3. Warren Buffett
4. Thầy giáo của Buffett
5. Những nhà triệu phú bình thường
6. Câu hỏi kiểm tra
1. Bí quyết của Getty
16/05/2006
J. Paul Getty là một trong những người giàu nhất thế giới. Ông kiếm tiền bằng nhiều
cách, cả từ việc kinh doanh dầu mỏ và chứng khoán. Cha ông, một luật sư, đem cả gia
đình đến Oklahoma năm 1904 và dạy con trai tìm cơ hội kiếm lời ở bất cứ đâu.
Khi Getty mới 11 tuổi, ông đã bắt đầu viết nhật ký để ghi lại suy nghĩ của mình về thế
giới tài chính. Lúc đó, có rất nhiều dàn khoan dầu mọc lên ở Oklahoma, Getty đoán
rằng đây là một cơ hội kiếm tiền. Ông đã bắt đầu đi theo cha khắp các mỏ dầu và dần
dần hiểu được ngành kinh doanh dầu mỏ.
Ông cũng nhận thấy đây là cơ hội học tập tốt nhất. Sau này, ông đã viết những năm
học tại đại học Berkely và Oxford là vô ích nếu so với những kinh nghiệm thu lượm
được tại các mỏ dầu.
1. Bí quyết gây dựng tài sản
J. Paul Getty là một trong những nhà đầu tư đầu tiên nhận thức được tầm quan trọng
của việc coi kế hoạch thuế là một phần trong kế hoạch tài chính chung. Thời Getty,
thuế thu nhập cá nhân bắt đầu được áp dụng. Ông nhận thấy tài sản mình làm ra không
quan trọng bằng tài sản còn lại sau khi đóng thuế. Cần phải tìm những con đường hợp
pháp để giảm thuế bất cứ khi nào có cơ hội. Ví dụ, Getty chỉ đóng 500 USD thuế thu
nhập mỗi năm, trong khi ông kiếm được hàng triệu USD.
Getty cũng đã sống qua thời Đại suy thoái. Ông hiểu được tầm quan trọng của việc tập


trung vào những kế hoạch dài hạn và không nên lo lắng về những dao động hàng ngày,
cả trên thị trường chứng khoán cũng như trong bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào. Ông từng
nói: “hãy đầu tư có định hướng, đừng dao động”.
Getty cũng biết để làm giàu cần chăm chỉ và kiên nhẫn. Theo ông “những kế hoạch
làm giàu nhanh không có ích gì. Nếu không, mọi người trên trái đất đều đã là triệu
phú. Đây là sự thực, dù trên thị trường chứng khoán hay trong bất cứ ngành kinh
doanh nào khác.” Ông lạc quan về bản thân mình, về mọi người, về khả năng kiếm tiền
và trở thành triệu phú, tuy vậy, điều này không phải có được trong một sớm một chiều
và bằng việc mua bán vô tổ chức. Ông nói: “Lợi nhuận lớn sẽ đến với nhà đầu tư thông
minh, cẩn thận và kiên nhẫn chứ không đến với những người đầu cơ hấp tấp và liều
lĩnh. Nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm sẽ mua chứng khoán khi giá thấp, giữ chúng cho
đến khi tăng giá lâu dài và kiếm tiền giữa các thời kỳ dao động”.

2. 10 câu hỏi của Getty
Năm 1962, Getty đã viết ra 10 bí quyết trong đầu tư chứng khoán. Chúng đều liên
quan đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu kỹ một công ty trước khi đổ tiền mua
chứng khoán của nó. “Giấy chứng nhận cổ phần là giấy chứng nhận quyền sở hữu
trong một doanh nghiệp. Chúng không phải là trò cá cược”- Getty phát biểu. Vì vậy,
nhà đầu tư khôn ngoan phải nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư vào một công ty, để có thể
trả lời được những câu hỏi sau đây:
1. Lịch sử phát triển của công ty ra sao - nó có vững vàng không và có được quản lý
tốt không?
2. Những sản phẩm và dịch vụ của công ty có còn tiếp tục cần thiết trong tương lai nữa
không?
3. Công ty có nằm trong lĩnh vực quá đông đối thủ cạnh tranh không?
4. Công ty có phát triển mạnh mà không bành trướng một cách nguy hiểm và thiếu lý
do chính đáng không? (Chẳng hạn McDonald đã buộc phải tuyên bố đóng cửa nhiều
chi nhánh khắp thế giới sau thời kỳ mở rộng).
5. Quyết toán sổ sách của công ty có được kiểm toán hay không? (một công ty như
Enron sẽ chẳng bao giờ trở thành mục tiêu đầu tư của Getty).

6. Hồ sơ thu nhập của công ty có tốt không?
7. Cổ tức của công ty có được trả đều đặn cho cổ đông không?
8. Công ty có vay quá nhiều tiền không?
9. Giá chứng khoán của công ty có tăng giảm liên tục mà không có lý do trong những
năm gần đây không? (Chẳng hạn sự dao động thất thường của chứng khoán Internet
trước khi sụp đổ).
10. Chứng khoán của công ty có giá trị không nếu so với các chứng khoán khác trên thị
trường?
Getty cho rằng nhiều người mua chứng khoán đã không chú ý đến những câu hỏi đó
trong khi chúng lại giúp nhà đầu tư tránh được thua lỗ.
Có nên chọn lựa chứng khoán không? Câu trả lời là có, và kết quả thu được sẽ rất đáng
giá. Getty nói: “Tôi nhắc lại: cá nhận tôi tin vào sự lựa chọn và tôi muốn nhấn mạnh
lần nữa rằng chứng khoán là một loại hình đầu tư tuyệt vời”. Điều Getty nói nhiều thế
kỷ trước rất đúng và cho đến nay vẫn đúng.
2. Sam Walton
16/05/2006
Sam Walton là người sáng lập Wal-Mart, tập đoàn phát triển từ vùng nông thôn bụi
bặm của bang Missouri trong thời kỳ Đại suy thoái. Sau khi gia nhập quân đội trong
Chiến tranh Thế giới thứ II, ông đã mua cửa hàng tạp hóa đầu tiên của mình (tên là Ben
Franklin) bằng 5000 USD tiền túi của mình và 20 000 USD vay của cha vợ. Năm năm
sau, ông bán nó và mở cửa hàng Walton’s 5&10 ở Bentonville, bang Arkansas.
Sam mở cửa hàng 5&10 thứ hai năm 1952 và đưa khái niệm tự phục vụ vào ngành bán
lẻ để giảm giá hàng. Năm 1962, Sam mở cửa hàng Wal-Mart đầu tiên và 8 năm sau
công ty của ông cổ phần hóa. Năm 1985, tạp chí Forbes chọn Walton là người giàu nhất
nước Mỹ.
Bạn có thể áp dụng những nguyên tắc xây dựng doanh nghiệp khổng lồ của Sam cho
chính doanh vụ của mình, vận may của chính bạn sẽ đến thông qua những công ty mà
bạn đầu tư.
Nguyên tắc 1. Tâm huyết với doanh vụ của mình. Tin vào nó hơn bất kỳ người nào
khác. Tôi nghĩ tôi đã vượt qua được mọi thiếu sót cá nhân bằng lòng nhiệt tình cháy

bỏng. Tôi mang điều đó vào công việc. Tôi không biết bạn có lòng nhiệt tình bẩm sinh
như vậy hay có thể rèn luyện để có được không. Nhưng tôi biết bạn cần nó. Nếu bạn
yêu công việc của mình, ngày nào bạn cũng sẽ cố gắng để làm tốt hết sức mình và mọi
người quanh bạn sẽ mau chóng lây nhiệt tình đó của bạn.
Nguyên tắc 2. Chia sẻ lợi nhuận với tất cả những người cộng tác với bạn và đối xử với
họ như những đồng minh. Họ cũng sẽ đối xử lại với bạn như đồng minh và sự đoàn kết
đó sẽ đem lại cho các bạn những thành quả rực rỡ không ngờ. Hãy thành lập tập đoàn
và nắm quyền kiểm soát nếu bạn muốn, nhưng hãy cư xử như một “công bộc” trong
các mối quan hệ với đối tác. Khuyến khích cộng sự của bạn góp vốn vào công ty. Trao
cho họ những chứng khoán ưu đãi và chứng khoán để dành khi về hưu. Đó là điều tốt
nhất mà chúng tôi đã làm được.
Nguyên tắc 3. Tạo động lực cho cộng sự. Tiền bạc và quyền sở hữu không thôi chưa
đủ. Hàng ngày, luôn luôn nghĩ ra cách mới và hấp dẫn hơn để thúc đẩy và thử thách họ.
Đặt ra những mục tiêu cao hơn, khuyến khích thi đua và duy trì không khí đó. Thưởng
phạt nghiêm minh. Nếu mọi thứ bắt đầu nhạt nhẽo, luân chuyển các vị trí lãnh đạo để
tạo thêm thách thức cho họ. Luôn khiến cho mọi người phải đoán những điều bạn sẽ
làm. Đừng tỏ ra quá dễ hiểu.
Nguyên tắc 4. Nói mọi thứ có thể nói với các cộng sự. Càng biết nhiều họ sẽ càng hiểu
bạn hơn. Càng hiểu hơn, họ càng quan tâm hơn. Khi đã quan tâm, sẽ không có gì khiến
họ thôi quan tâm. Nếu bạn không cởi mở thông tin với họ, họ sẽ biết bạn không thực sự
coi họ là đồng minh. Thông tin là sức mạnh, và những gì bạn thu được từ việc trao sức
mạnh đó cho đồng sự lớn hơn nhiều so với nguy cơ rò rỉ thông tin cho đối thủ.
Nguyên tắc 5. Đánh giá cao mọi điều đồng sự làm cho doanh nghiệp. Chế độ lương
hậu hĩ và quyền mua chứng khoán ưu đãi sẽ hấp dẫn một số người. Nhưng tất cả chúng
ta đều thích được nghe người khác nói rằng họ biết ơn chúng ta về những điều ta làm
cho họ. Chúng ta thích thường xuyên nghe điều đó, đặc biệt khi làm điều gì mà chúng
ta thực sự tự hào. Không gì có thể thay thế được những lời khen ngợi trung thực, đúng
lúc và chính xác. Chúng hoàn toàn miễn phí nhưng lại có giá trị bằng cả một gia tài.
Nguyên tắc 6. Kỷ niệm thành công của bạn và tìm ra những khía cạnh hài hước trong
những thất bại. Đừng quá nghiêm túc với bản thân mình. Hãy thư giãn, những người

xung quanh bạn cũng sẽ thư giãn. Hãy vui vẻ và luôn luôn tỏ ra hăng hái. Khi công việc
không trôi chảy, hãy hát một bài ngộ nghĩnh và động viên người khác cùng hát với bạn.
Tất cả những điều này quan trọng hơn, hài hước hơn bạn nghĩ và thực sự đánh lừa được
các đối thủ cạnh tranh. Họ sẽ nghĩ “Tại sao lại phải đề phòng những người thật thà
như vậy ở Wal-Mart?”
Nguyên tắc 7. Hãy lắng nghe mọi người trong công ty và tìm cách khuyến khích họ
nói. Những nhân viên tuyến dưới- những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng- là
những người duy nhất thực sự biết những gì đang xảy ra. Bạn nên tìm hiểu những gì họ
biết. Tất cả chất lượng nằm ở đó. Trao trách nhiệm cho các cấp thấp trong công ty,
buộc họ nghĩ ra những ý tưởng hay, bạn phải lắng nghe những gì các cộng sự muốn nói
với bạn.
Nguyên tắc 8. Hãy thể hiện là Bạn còn tốt hơn cả mong đợi của khách hàng. Nếu làm
được như vậy, khách hàng sẽ luôn quay lại. Cung cấp cho họ những gì họ muốn - và
hơn thế nữa. Làm cho họ hiểu bạn đánh giá cao họ. Sửa chữa mọi thiếu sót - đừng bào
chữa, hãy xin lỗi khách hàng. Hai từ quan trọng nhất tôi đã từng viết trên biển hiệu đầu
tiên của Wal-Mart là “Đảm bảo Thỏa mãn”. Những từ đó tạo nên mọi sự khác biệt.
Nguyên tắc 9. Kiểm soát chi phí của bạn tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Điều này luôn
đem lại cho bạn lợi thế cạnh tranh. Rất lâu trước khi Wal- Mart được coi là nhà bán lẻ
lớn nhất thế giới, chúng tôi đã đứng đầu trong ngành bán lẻ về tỷ lệ Chi phí/Doanh số
thấp. Bạn có thể phạm nhiều sai lầm nhưng vẫn vươn lên được nếu bạn điều hành một
doanh nghiệp có hiệu quả cao. Ngược lại, cho dù bạn thông minh nhưng doanh nghiệp
chi phí không hiệu quả thì bạn vẫn có thể bật ra khỏi ngành.
Nguyên tắc 10. Bơi ngược dòng. Tìm một cách mới. Bỏ qua những lý lẽ thông
thường. Nếu người khác sử dụng một phương pháp thì đó sẽ là cơ hội tốt để bạn tìm ra
lợi thế đặc biệt của mình bằng cách làm ngược lại. Nhưng bạn phải có những người sẵn
sàng can ngăn nếu thấy bạn đi con đường sai lầm.
3. Warren Buffett
16/05/2006
Kỹ năng kiếm tiền của Warren Buffett được thể hiện từ khi còn rất trẻ. Khi còn là một
cậu bé, Warren đã đi bán báo, rồi nhặt bóng ở sân gôn để bán lại và sau đó chuyển sang

điều khiển máy bắn đạn (một loại trò chơi) trong một tiệm cắt tóc ở địa phương.
Warren Buffett sinh ra, lớn lên và sống tại Omaha. Chính vì sống ở Omaha, Buffett
luôn cách xa cái ồn ào sôi động của Wall Street, vì vậy ông có thể thấy rõ điều gì là
quan trọng để kiếm được tiền chứ không chạy theo mốt.
Thông qua các khoản đầu tư của mình, Buffett trở thành một trong những người giàu
nhất nước Mỹ, cùng với Bill Gates. Ông biến một công ty dệt may kiệt quệ với giá cổ
phiếu chỉ có 8 USD năm 1962 thành Bertshire Hathaway ngày nay với giá cổ phiếu hơn
70 000 USD.
Để đầu tư như Warren Buffett, bạn có thể mua cổ phiếu công ty của ông (ký hiệu là
BRK) hoặc theo những gợi ý sau:
1. Tránh phạm sai lầm. Buffett nói “Nếu việc của tôi là chọn 10 loại cổ phiếu hoạt
động vượt trội, tôi sẽ không bắt đầu chọn 10 loại hoạt động tốt nhất mà chọn 10-15
loại kém hiệu quả nhất và tránh chúng bằng mọi giá”.
2. Tránh những gì mà số đông làm.
3. Bộ máy quản lý của công ty mà bạn mua cổ phiếu có ý nghĩa tối quan trọng.
“Chúng tôi cố gắng tìm những công ty mà chúng tôi thực sự cảm thấy nên mua. Giá cổ
phần của một công ty hôm nay, ngày mai, tuần tới, hoặc năm tới không có nghĩa gì cả.
Vấn đề là công ty đã hoạt động như thế nào trong quá trình 5- 10 năm”.
Bí mật của Buffett rất đơn giản: tránh những xu hướng và những khoản đầu tư bất
lợi và kiên nhẫn với những khoản đầu tư hợp lý của mình.
4. Thầy giáo của Buffett
16/05/2006
Tìm hiểu những nhà đầu tư thành công làm gì luôn luôn là việc làm hữu ích. Tuy nhiên,
tìm hiểu những người ảnh hưởng đến những nhà đầu tư hàng đầu hiện nay còn sáng
suốt hơn. Chẳng hạn, tìm hiểu những người đã có ảnh hưởng lớn đến chính Warren
Buffett mà nhiều người vẫn xếp vào hàng ngũ “nhà đầu tư giá trị”- người tìm kiếm
những công ty bị đánh giá thấp hơn tiềm năng thực hoặc ít được chú ý. Nhà đầu tư
hàng đầu trong lĩnh vực này là Ben Graham.
Còn một người khác nữa mà Buffettt phải học hỏi. Chính con người bị quên lãng này
đã dạy cho Buffett biết giá trị của một nhà đầu tư thận trọng và tầm quan trọng của việc

bảo toàn vốn. Đó là Philip Fisher.
Năm 1958, Philip Fisher đã viết cuốn sách nhan đề Chứng khoán phổ thông và những
khoản lợi nhuận phi thường và đến năm 1975 lại sửa đổi bổ sung thêm. Buffett đã thừa
nhận phong cách đầu tư của ông là “85% ảnh hưởng của Ben Graham và 15% của

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×