Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.47 KB, 18 trang )

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY
2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may
* Các lĩnh vực
Ngành công nghiệp dệt may được phân thành lĩnh vực dệt, nhuộm và lĩnh
vực may
Hoạt động cụ thể của lĩnh vực dệt là sản xuất sợi và chỉ. Trong công đoạn
gia công, lĩnh vực dệt có nhiều công đoạn gia công quan trọng không chỉ làm ảnh
hưởng đến chất lượng của chỉ trong các công đoạn sử dụng sợi ngắn và sợi dài làm
chỉ, quản lý chỉ số độ lớn của chỉ, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ co, độ dai mà còn quyết định
đến khả năng cung cấp. Lĩnh vực này cần ưu tiên tập trung vốn trong ngành dệt
may, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sợi dài. Đây là lĩnh vực hoạt động mạnh về
tính kinh tế quy mô, nên đòi hỏi đầu tư về mặt thiết bị hơn các lĩnh vực khác.
Nếu so sánh với lĩnh vực dệt thì lĩnh vực nhuộm tốn nhiều nhân công hơn
nhưng có đặc trưng về kỹ thuật và sản xuất đa dạng nhất. Trong sản xuất sợi tổng
hợp để chế biến vải, lĩnh vực này cũng đòi hỏi sự đầu tư nhiều về vốn để hoạt động
mang tính kinh tế quy mô. Ngoài ra, vấn đề tổ chức sản xuất được diễn ra ở các
doanh nghiệp gia công chuyên môn hoá các công đoạn như: nhuộm, hiệu chỉnh, gia
công in, hoàn thiện sản phẩm. Tiến hành các công đoạn gia công, sản xuất ra sản
phẩm hoàn thiện trong cơ chế phân chia các doanh nghiệp chuyên môn với những
kĩ thuật đặc thù.
Lĩnh vực may là lĩnh vực cần ít về nhân lực nhất và tính kinh tế quy mô nhỏ
nhất. Trừ những người gia công nhuộm, hiệu chỉnh thì đây là lĩnh vực có nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất. Khi bắt đầu tiến hành sản xuất lĩnh vực này, vốn
đầu tư ban đầu nhỏ, không bị đọng vốn nên lĩnh vực may hiện được đầu tư nhiều ở
các nước đang phát triển. Nội dung cơ bản của lĩnh vực này là sản xuất hàng dệt
may với công đoạn: cắt, may, hoàn thiện sản phẩm.
* Về lao động
Ngành dệt may là ngành sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Đây cũng
là ngành sử dụng được lợi thế so sánh về nguồn lao động của các nước đang phát
triển cũng như ở Việt Nam. Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất


nước là tham gia vào phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế. Theo tính
toán, để sản xuất 1 triệu sản phẩm may mặc trong một năm cần từ 700 đến 800 lao
động trực tiếp, ngoài ra còn thu hút được một bộ phận không nhỏ lực lượng lao
động gián tiếp.
* Vốn đầu tư - công nghệ kỹ thuật
Vốn đầu tư vào ngành sản xuất hàng dệt may thấp hơn so với vốn đầu tư vào
các ngành công nghiệp khác. Nhà xưởng sản xuất không yêu cầu kỹ thuật cao, máy
móc thiết bị không đòi hỏi chi phí lớn. Đặc biệt với ngành may, suất đầu tư tương
đối thấp, chỉ khoảng 0,6 - 0,65 triệu USD trên 1 triệu sản phẩm. Như vậy để thành
lập một sơ sở may mặc cỡ vừa hoặc nhỏ với năng lực trên dưới 1 triệu sản phẩm
một năm thì chỉ cần đầu tư môt lượng vốn khoảng 600.000 $. Hơn nữa, vốn đầu tư
sản xuất hàng may mặc có thể quay vòng nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn ( 4 - 5
vòng/năm).
* Về tiêu thụ
Sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia
vào thị trường. Sản phẩm may có nhu cầu phong phú, đa dạng tuỳ theo đối tượng
tiêu dùng. Sản phẩm dệt may luôn đa dạng về kiểu cách, mẫu mã, màu sắc, chất
liệu… Cho nên, mỗi thời kỳ sẽ có những mẫu mã, kiểu dáng trang phục khác nhau
cho phù hợp với thời đại đó. Vì vậy mà sản phẩm dệt may phải luôn thay đổi để
đáp ứng nhu cầu.
Nhãn mác sản phẩm cũng có ý nghĩa rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm,
giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng thường dựa vào nhãn mác để phán xét chất
lượng sản phẩm.
2.1.2 Năng lực của ngành dệt may
2.1.2.1. Năng lực sản xuất
Doanh nghiệp dệt may được phân làm 3 khu vực: khu vực quốc doanh, khu
vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, tổng năng lực sản xuất
của ngành dệt may Việt Nam năm 2002 được đánh giá:
Bảng 1: Năng lực sản xuất một số sản phẩm dệt may Việt Nam năm

2002
Chỉ tiêu Đơn vị Doanh nghiệp
trong nước
Doanh nghiệp có
VĐT nước ngoài
Tổng
Sợi dệt Tấn 72.000 90.000 162.000
Vải lụa Triệu m
2
380 420 800
Dệt kim Triệu sản
phẩm
31 8 39
Hàng
may sẵn
Triệu sản
phẩm
280 120 400
Nguồn: Tổng Công ty dệt may Việt Nam
2.1.1.2. Cơ sở sản xuất
a. Cơ sở sản xuất trong nước
Các cơ sở sản xuất ở trong nước tập trung ở 3 khu vực:
Khu vực I: Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận
Khu vực II: Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận
Khu vực III: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế,
Khánh Hoà
* Về trang thiết bị
Hiện tại, toàn ngành dệt có khoảng 1.600.000 cọc sợi, trong đó đầu tư mới
khoảng 430.000 cọc sợi, sản xuất được 160.000 tấn sợi/năm;15.500 máy dệt thoi
các loại, sản xuất được 500 triệu m/năm, 25.000 tấn khăn bông các loại. Cả nước

hiện có khoảng 1.540 thiết bị dệt kim, bao gồm cả dệt kim trong và dệt kim phẳng
với tổng công suất 70.000 tấn sản phẩm/năm. Các thiết bị nhuộm và hoàn tất vải có
thể đạt 380 triệu m/năm, trong đó chỉ có khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất
khẩu.
1
Tuy nhiên, phần lớn số thiết bị ngành dệt đều cũ và thiếu sự đồng bộ giữa
các khâu. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo, phần lớn là máy dệt thoi khổ
hẹp, chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường…
Thiết bị kéo sợi cũng có tới 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số thiết bị bình quân thấp,
1 Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam
chỉ có khoảng 26 - 30% là cọc sợi chải kỹ, chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao
cấp. Dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu
hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm dẫn đến chi phí cao.
Trong đó, trang thiết bị ngành may đã tăng nhanh cả về số lượng và chất
lượng, nhất là về tính năng công dụng. Số máy chuyên dùng đã tăng lên đáng kể để
đáp ứng nhu cầu sản xuất và chủng loại mặt hàng như máy vắt 5 chỉ, máy thùa
đính, máy cạp 4 kim, bàn là treo,… Các máy thêu tự động, dây chuyền may đồng
bộ, hệ giặt mài đá,… bước đầu đã sử dụng hệ thống máy vi tính trong khâu thiết
kế, khâu cắt vải đã sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng phần nào nhu
cầu xuất khẩu.
* Về công nghệ
Trong những năm gần đây đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng
công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất
lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và
kiểm tra chất lượng. Trong khâu dệt vải bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp,
giảm trọng lượng…nên nhiều sản phẩm giả tơ, giả len, sản phẩm từ microfiber bắt
đầu được sản xuất và tạo được uy tín trên thị trường. Trong khâu dệt kim, do phần
lớn máy móc nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, Đức… thuộc thế hệ mới, nhiều chủng
loại được trang bị computer đạt năng suất cao, tính năng sử dụng rộng rãi, song
công nghệ và đào tạo chưa được nâng cao tương xứng nên mặt hàng còn đơn điệu,

chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Công nghệ sử dụng ở lĩnh vực may cũng đã có những chuyển biến khá kịp
thời. Các dây chuyền may được bố trí vừa và nhỏ ( 25-26 máy), sử dụng 34-38 lao
động cơ động nhanh và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn
chỉnh sai sót cũng như thay đổi mã hàng nhanh. Khâu hoàn tất được trang bị các
thiết bị như: đóng túi, súng bắn nhãn, máy dò kim…
b. Các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài
Từ năm 1995, Mỹ chính thức tháo bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì hoạt
động đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng và dần được tăng nhanh.
Lĩnh vực sản xuất hàng dệt may là một lợi thế vốn có của Việt Nam nên đã có
không ít quốc gia đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Đối với ngành dệt, tổng số vốn nhận được từ đầu tư nước ngoài đã tăng đến
2 tỷ USD, chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia. Những nước
này đầu tư vaò Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, hình thức
hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế dần được thay thế bằng những
phương thức linh hoạt hơn.
Trong lĩnh vực may mặc, Việt Nam đã nhận được không ít những hỗ trợ
cũng như vốn từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…Tổng số vốn đầu
tư nước ngoài trong vòng 15 năm trở lại đây là hơn 250 triệu USD. Hình thức chủ
yếu là góp vốn liên doanh và đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành dệt
may có nhiều lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghịêp trong nước do được
trang bị những máy móc kỹ thuật hiện đại, được ứng dụng những thành tựu mới
nhất của công nghệ. Chính vì vậy đã tạo thuận lợi cho họ có thể nâng cao được
năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu, đa
dạng hoá mẫu mã hàng hoá…
2.1.2.3. Khả năng chiếm lĩnh thị trường
a. Thị trường trong nước
Vải đang lưu thông trên thị trường của Việt Nam có thể phân làm 4 loại
chính: vải nhập khẩu từ Trung Quốc; vải tồn kho, kém chất lượng và vải vụn từ các

nhà sản xuất vải Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; Vải sản xuất trong nước chủ yếu
là thành phố Hồ Chí Minh; vải lụa
Năm 2003, theo số liệu thống kê sơ bộ, sản xuất của ngành dệt may chỉ đạt
được 475,9 triệu mét vải lụa thành phẩm, tức là bình quân tiêu dùng mỗi người chỉ
đạt 6 m/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của người dân lớn hơn nhiều. Để bù
lại lượng thiếu hụt này, một số lượng lớn vải đã được nhập khẩu bằng nhiều con
đường.Trên thực tế, mặc dù vải sản xuất ra đạt 6 m/người/năm và 50% công suất
thiết kế, song vải của ta bán vẫn chậm. Một số doanh nghiệp lượng hàng tồn kho
vẫn cao và kinh doanh thua lỗ. Một số lượng lớn không bán được ở thị trường
thành phố vì lỗi mốt hoặc chất lượng không cao, nhưng cũng không được tiêu thụ
ở nông thôn vì giá đắt…
b. Thị trường xuất khẩu
Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, đặc biệt bước vào thập niên 90,
ngành dệt may Việt Nam đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Các nước Đông Á
như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trở thành những nước nhập khẩu hàng dệt may

×