Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Chính sách đối ngoại của hoa kỳ từ sau chiến tranh thế giới 2 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 134 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƢ PHẠM

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2
ĐẾN NAY

THS.DƢƠNG THẾ HIỀN

An Giang, tháng 2/2017


Tài liệu giảng dạy “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh thế
giới 2 đến nay”, do tác giả Dƣơng Thế Hiền, công tác tại Bộ môn Lịch sử, Khoa Sƣ
phạm thực hiện. Tác giả đã báo cáo nội dung và đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo
của Khoa Sƣ phạm thông qua ngày 15 tháng 2 năm 2017, và đƣợc Hội đồng Khoa
học và Đào tạo của Trƣờng ĐH An Giang thông qua ngày.... tháng....năm 2017.

Tác giả biên soạn

ThS.Dƣơng Thế Hiền

Trƣởng Đơn vị

Trƣởng Bộ mơn

ThS.Hồng Huy Sơn

TS.Lê Thị Liên


Hiệu trƣởng

AN GIANG, THÁNG 2 NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học An Giang, Ban
lãnh đạo Khoa Sƣ phạm, quý thầy cô Bộ môn Lịch sử cùng tất cả các anh chị em
giảng viên đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành tài liệu này.
Tơi cũng xin tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Thƣ viện Trƣờng ĐHAG, Thƣ viện
tỉnh An Giang, Thƣ viện Trƣờng ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tơi về
nguồn tƣ liệu.
Tuy chỉ đƣợc biên soạn trong thời gian ngắn, nhƣng với sự giúp đỡ tận tình
của quý lãnh đạo, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, sự cố gắng hết sức
mình, tơi đã có điều kiện tiếp thu đƣợc kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu vô
cùng quý báu để hoàn thành tại liệu này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2017
Tác giả biên soạn

ThS.Dƣơng Thế Hiền

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết đây là tài liệu do chính tơi thực hiện. Nội dung trong tài liệu
giảng dạy này có xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tài liệu giảng dạy của mình.
An Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2017

Tác giả biên soạn

ThS.Dƣơng Thế Hiền

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1945 - 1960 .. 4
1.1 SỰ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI 2 ........................................................................................................ 4
1.2 CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TOÀN CẦU CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1947 1960 ................................................................................................................................... 7
1.2.1 Sự hình thành liên minh với Tây Âu và thiết lập các khối quân sự chiến lƣợc
trên thế giới ....................................................................................................................... 7
1.2.2 Đối đầu Đông - Tây trong sự băng giá quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô giai đoạn
1947 - 1960 ..................................................................................................................... 12
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1961-1975 .. 23
2.1 CHIẾN LƢỢC TOÀN CẦU CỦA HOA KỲ THỜI KỲ KENNEDY - JOHNSON
(1961 - 1969) ................................................................................................................... 23
2.1.1 Tổng thống J.Kennedy với “chiến lƣợc hịa bình” – một hƣớng đi mới của nền
ngoại giao Hoa Kỳ .......................................................................................................... 23
2.1.2 Sự thất bại của “Chiến lƣợc hịa bình” trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1961 1969) ............................................................................................................................... 24
2.1.3 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Cuba: từ sự kiện “vịnh Con Lợn” đến
vụ “phong tỏa biển Caribbean” ....................................................................................... 26
2.1.4 Kế sách “diễn biến hịa bình” của Hoa Kỳ và sự kiện Tiệp Khắc năm 1968......... 28
2.1.5 Sự thất bại của “Chiến lƣợc hòa bình” của Hoa Kỳ trên bình diện thế giới .......... 29
2.2 CHIẾN LƢỢC TỒN CẦU CỦA HOA KỲ THỜI KÌ NIXON – FORD (1969 1975) ............................................................................................................................... 30
2.2.1 Sự thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời Tổng thống R.Nixon ..... 30
2.2.2 Những thay đổi trong chiến lƣợc của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam .. 31

2.2.3 Sách lƣợc ngoại giao thân thiện với Trung Quốc và sự thắng lợi trong nỗ lực
chia rẽ khối XHCN ở Châu Á ......................................................................................... 34
2.2.4 Sự giằng co giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong vấn đề nƣớc Đức và hạn chế vũ khí
chiến lƣợc giữa hai nƣớc ................................................................................................. 36
CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1975-2000 .. 46
3.1 TỪ TỔNG THỐNG JIMMY CATER ĐẾN TỔNG THỐNG RONALD
REAGAN - QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TƢ DUY ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ .......... 46

iii


3.2 NHỮNG THẮNG LỢI QUAN TRỌNG CỦA HOA KỲ TRONG CUỘC CHIẾN
LÀM SUY YẾU VÀ SỤP ĐỔ LIÊN XÔ ...................................................................... 51
3.2.1 Cuộc chiến Afghanistan (1979 - 1989) .................................................................. 52
3.2.2 Hoa Kỳ củng cố và phát triển quyền kiểm soát khu vực Trung Đông ................... 53
3.2.3 Sự sụp đổ của Liên Xô – thắng lợi quyết định của Hoa Kỳ trong “Chiến tranh
lạnh” ................................................................................................................................ 56
3.3 CỤC DIỆN NGOẠI GIAO “ĐƠN CỰC” VÀ SỰ THỂ HIỆN VAI TRÒ LÃNH
ĐẠO THẾ GIỚI CỦA HOA KỲ TRONG CUỘC CHIẾN VÙNG VỊNH (19901991) .............................................................................................................................. .63
3.4 TỔNG THỐNG BILL CLINTON VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TỒN
CẤU MỚI CỦA HOA KỲ CUỐI THẾ KỈ XX ............................................................. 66
3.4.1 Phát triển kinh tế và vấn đề đối ngoại là ƣu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ ................ 68
3.4.2 Hoa Kỳ tiến hành mở rộng và áp đặt giá trị Mỹ lên phần còn lại của thế giới ..... 72
3.4.3 Hoa Kỳ thực hiện chính sách vũ lực răn đe nhằm xúc tiến chiến lƣợc toàn cầu
trong thế mạnh để tìm kiếm sự quy phục ........................................................................ 73
CHƢƠNG 4: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TRONG HƠN MƢỜI
NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (2001 - 2013) ......................................................................... 83
4.1 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG
G.BUSH (2001-2008) ..................................................................................................... 83
4.1.1 Sự kiện 11/9/2001 và sự hình thành chính sách ngoại giao toàn cầu mới của

Hoa Kỳ thời G.Bush (2001-2008). .................................................................................. 83
4.1.2 Chiến lƣợc toàn cầu mới của Hoa Kỳ - “Học thuyết Bush” .................................. 86
4.2 CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ CỦ HOA KỲ QUA CUỘC CHIẾN
AFGHANISTAN (2001) VÀ CUỘC CHIẾN IRAQ (2003) .......................................... 89
4.2.1 Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan (2001) ................... 89
4.2.2 Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến chống nhà nƣớc Iraq (2003) ................................... 92
4.3 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TRƢỚC NHỮNG THÁCH THỨC
CỦA THỜI ĐẠI ............................................................................................................. 95
4.3.1 Quan hệ Hoa Kỳ - Liên bang Nga xung quanh các vấn đề chiến lƣợc .................. 95
4.3.2. Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trong thế đối trọng chiến lƣợc ở Châu Á - Thái
Bình Dƣơng. .................................................................................................................... 98
4.3.3 Hoa Kỳ trƣớc những thách thức toàn diện từ xu hƣớng “đa cực” ........................ 99
4.4 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TRONG NHIỆM KỲ ĐẦU CỦA
TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009 - 2013) .................................................... 102
iv


4.4.1 Sự định hình chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời Tổng thống B.Obama 103
4.4.2 Những hoạt động đối ngoại chiến lƣợc chủ yếu trong nhiệm kỳ đầu của Tổng
thống B.Obama (2019 - 2013) ...................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 125

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- CNXH: Chủ nghĩa Xã hội
- XHCN: Xã hội Chủ nghĩa
- CNCS: Chủ nghĩa Cộng sản
- NATO: North Atlantic Treaty Organization

- CENTO: Central Treaty Organizaton
- SEATO: South East Asia Treaty Organizaton
- ANZUS: Australia, New Zealand, United States Security Treaty
- OPEC: Organization of Petroleum Exporting Countries
- APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation
- ITO: International Trade Organization
- GATT: General Agreement on Tariffs and Trade
- WTO: World Trade Organization
- NAFTA: North America Free Trade Agreement
- CIA: Central Intelligence Agency
- ABM: Anti Ballistic Missile
- NMD: National Missile Defense
- WMD: Weapon of Mass Destruction
- OECD: Organization for Economic Co-operation and Development
- TPP: Trans-Pacific Partnership Agreement
- EAS: The East Asia Summit
- ASEAN: Association of Southeast Asian Nations

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lƣợc mà quốc gia
đó sử dụng trong quá trình tƣơng tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế,
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, qn sự, văn hóa - xã hội, nhằm đạt đƣợc những
mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó.
Chính sách đối ngoại thƣờng đƣợc coi là cánh tay nối dài của chính sách đối
nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt đƣợc sự thịnh vƣợng về kinh tế, hay bảo
vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đƣờng nhƣ hợp tác,
cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh.

Vai trị của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong thời đại tồn
cầu hóa ngày nay, khơng quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lƣu, hợp tác ngày
càng đƣợc chú trọng.
Chính sách đối ngoại của một quốc gia thƣờng đƣợc hoạch định bởi bộ máy
chính phủ cao nhất của quốc gia. Mỗi quốc gia khác nhau, mỗi thể chế chính trị khác
nhau lại có cách cấu tạo bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại khác nhau.
Nhìn chung, các nhân tố cơ bản quyết định chính sách đối ngoại của một
quốc gia bao gồm:
+ Thế và lực của quốc gia trên trƣờng quốc tế;
+ Tình hình chính trị và an ninh thế giới;
+ Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt đƣợc;
+ Ảnh hƣởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại;
+ Các nhân tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi ích, giới truyền thơng, cơng
luận,…) (Đào Minh Hồng, 2013)
Chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn trên thế giới, hoặc của các cƣờng quốc
trong khu vực luôn đƣợc các quốc gia khác trong khu vực đó và trên thế giới quan
tâm nghiên cứu, bởi chính sách của các nƣớc này khơng chỉ liên quan đến lợi ích của
các quốc gia riêng lẻ, mà cịn có khả năng tác động rất lớn đến tình hình hịa bình, ổn
định và phát triển của cả khu vực hoặc toàn thế giới.
Ngày nay, trong thời đại tồn cầu hóa, nhiều vấn đề đối nội đang có tác động
lan tỏa ra ngoài biên giới quốc gia, các chính sách đối nội vì vậy cũng có ảnh hƣởng
khơng nhỏ đến hoạt động đối ngoại và quan hệ ngoại giao của quốc gia này đối với
các quốc gia khác, chẳng hạn nhƣ các chính sách về kinh tế, đầu tƣ, nhập cƣ,… Đồng
thời, việc hoạch định chính sách đối ngoại ngày nay ở các quốc gia cũng đang chịu
tác động ngày càng lớn của các yếu tố chính trị nội bộ nhƣ dƣ luận công chúng, hoạt
động vận động hành lang của các nhóm lợi ích, hay ảnh hƣởng của giới truyền thông.
Hoa Kỳ là một trong những cƣờng quốc trong thế giới đƣơng đại cũng nhƣ có
sự tác động lớn nhiều mặt đến đời sống chính trị, ngoại giao thế giới. Sau Chiến
1



tranh thế giới 2 (1939 - 1945), Hoa Kỳ thật sự trở thành một trong hai quốc gia hùng
mạnh bật nhất địa cầu. Kể từ đó đến nay, Hoa Kỳ liên tục đƣa ra những chiến lƣợc
ngoại giao mang tính toàn cầu qua các đời Tổng thống từ H.Truman đến đƣơng kim
Tổng thống B.Obama. Những chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ bao hàm phạm vi
không chỉ ở một hay hai khu vực mà nó mang tính tồn cầu và thể hiện sức mạnh
cũng nhƣ ý đồ vƣơn lên vị trí bá chủ thế giới. Do đó, việc nghiên cứu chính sách
ngoại giao tồn cầu của Hoa Kỳ đã thu hút sự quan tâm khơng chỉ của các chính
khách, các nhà ngoại giao mà của cả các sử gia cũng nhƣ nhiều nhà nghiên cứu từ
sau năm 1945 đến nay.
Học lịch sử khơng chỉ là học q khứ mà đó là cả một quá trình suy ngẫm quá
khứ để ứng xử ở hiện tại và hoạch định tƣơng lai. Một quốc gia trong thế kỉ XXI,
không thể tự đứng vững một mình mà cần có những đối sách để hịa hợp với thế giới,
nhất là phải có những chính sách chung sống hòa hợp với các quốc gia lớn, đặc biệt
là Hoa Kỳ. Vì thế, việc nghiên cứu chính sách ngoại giao toàn cầu của Hoa Kỳ để
phục vụ cho mục tiêu trên không chỉ là công việc nghiêm túc mà nó cịn rất cần thiết
cho sự phát triển và an ninh của các nƣớc, trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ khơng chỉ đơn thuần là xem
xét, phân tích, nhìn nhận nó một cách phiến diện mà phải đặt nó song hành với chính
sách ngoại giao của các nƣớc khác nhất là những cƣờng quốc đối với Hoa Kỳ để thấy
đƣợc những tiến bộ cũng nhƣ hạn chế của nó nhằm rút kinh nghiệm. Đồng thời, qua
chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ để tiếp cận đƣợc những sự thật khách quan về
chính sách ngoại giao của các quốc gia khác trong đó có Liên Xơ, Trung Quốc,… Có
thể nói, nghiên cứu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không chỉ đem đến cho chúng
ta cách nhìn tồn diện về tình hình chính trị quốc tế mà cịn nhìn thấy những biến
động lớn lao của những giai đoạn lịch sử nhân loại từ sau năm 1945 đến nay.
Qua việc nghiên cứu học phần Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1945 2013), chúng tôi mong muốn ngƣời học đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản sau:
*Về kiến thức:
- Ngƣời học có đƣợc kiến thức về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ từ sau
Chiến tranh thế giới 2 (CTTG 2) đến năm 2013 trên cơ sở kiến thức đã có đƣợc.

- Ngƣời học biết vận dụng kiến thức về Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ vào quá trình học tập, nghiên cứu lịch sử ở trƣờng đại học và giảng dạy
lịch sử ở các bậc phổ thông, cũng nhƣ công tác ngồi xã hội.
- Ngƣời học biết phân tích, nhận định và đánh giá đƣợc các mối quan hệ phức
tạp trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới 2 đến nay.
*Về kỹ năng:
- Ngƣời học rèn luyện thêm kỹ năng thuyết trình, báo cáo và thảo luận nhóm.

2


- Ngƣời học phát triển thêm các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh
giá các vấn đề quan hệ quốc tế.
*Về thái độ, chuyên cần:
- Hƣớng cho ngƣời học nhận thức đúng về sự tác động của các chính sách
ngoại giao của Hoa Kỳ lên mối quan hệ quốc tế và đời sống chính trị thế giới.
- Hình thành cho ngƣời học thái độ u chuộng hịa bình, phản đối chiến
tranh, khủng bố.
- Ngƣời học có đƣợc sự tự tin cần thiết với bản thân trong việc đƣa ra các
nhận định, lý giải các vấn đề về chiến lƣợc ngoại giao của Hoa Kỳ trên từng khu
vực trên thế giới qua các đời Tổng thống và trong các mối quan hệ quốc tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Anh (Chị) hãy trình bày ngắn gọn khái niệm chính sách ngoại
giao của một quốc gia và những đặc điểm cơ bản của nó.
Câu hỏi 2: Anh (Chị) hãy trình bày những nhân tố cơ bản quyết định chính
sách đối ngoại của một quốc gia.
Câu hỏi 3: Anh (Chị) hãy trình bày mối quan hệ hỗ tƣơng giữa chính sách
đối nội và chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Câu hỏi 4: Anh (Chị) đánh giá nhƣ thế nào về sự ảnh hƣởng của chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ với đời sống chính trị thế giới?
Câu hỏi 5: Anh (Chị) hãy trình bày những nhận thức của bản thân về vai trị
của việc nghiên cứu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu
tình hình chính trị quốc tế những giai đoạn lịch sử đã qua cũng nhƣ giai đoạn
hiện nay.

3


CHƢƠNG 1
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ
GIAI ĐOẠN 1945 - 1960
*Mục tiêu:
Sau khi học xong chƣơng 1, sinh viên cần đạt đƣợc mục tiêu sau:
1. Khái quát đƣợc sự ra đời của chiến lƣợc ngoại giao toàn cầu của Hoa Kỳ sau
Chiến tranh thế giới 2.
2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá đƣợc mối quan hệ đối đầu giữa Hoa Kỳ và Liên Xô
trong Chiến tranh lạnh (1947 - 1960) biểu hiện qua cuộc chạy đua vũ trang, thành lập
các khối quân sự; sự tranh giành ảnh hƣởng ở Đức, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba,
Trung Đông và Đông Âu.
1.1 SỰ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2
Thế kỉ XX, loài ngƣời đã trải qua hai lần Đại chiến thế giới vô cùng ác liệt.
Hai lần chiến tranh ấy đi qua ngƣời ta lại thấy sự vƣơn lên mạnh mẽ của Hoa Kỳ với
tham vọng bá chủ thế giới. Hoa Kỳ tham chiến trong Chiến tranh thế giới 1 từ tháng
4/1917 nhƣng đã đóng vai trị quan trọng trong chiến thắng của phe Hiệp ƣớc và đã
trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phán dẫn tới hội nghị Versilles (1919) cũng
nhƣ khẳng định vị thế trong Washington (1921 - 1922). Sau chiến tranh Hoa Kỳ trở
thành chủ nợ nóng nhất, lớn nhất đối với các cƣờng quốc châu Âu (châu Âu nợ Hoa
Kỳ 10 tỷ USD). Trong khi đó, hàng hóa của Hoa Kỳ xuất sang châu Âu năm 1919

lên tới gần 8 tỷ USD, điều này đã tạo ra “cú hích” cho công nghiệp Hoa Kỳ cất cánh.
Vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Hoa Kỳ lên tới 6,4 tỷ USD. Dự trữ vàng của Hoa Kỳ
chiếm tới 1/3 dự trữ vàng của thế giới. Sự phát triển của kinh tế Hoa Kỳ trong và sau
Chiến tranh thế giới 1 làm cho Hoa Kỳ trở thành nƣớc giàu mạnh nhất thế giới trung tâm cơng nghiệp, thƣơng mại, tài chính quốc tế. Từ đây đánh dấu giai đoạn cố
gắng vƣơn lên lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã biết chọn thời cơ đúng lúc trong việc tự làm mạnh mình khi các
đối thủ bị đuối sức. Trong Chiến tranh thế giới 2, Hoa Kỳ nhảy vào cuộc chiến ở giai
đoạn cuối sau khi đã tính tốn kỹ các lợi ích sẽ thu đƣợc để đề ra cách có lợi cho
mình nhất, khi các đối thủ của họ là Đức, Italia, Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề. Bằng
sự thao lƣợc trong việc sử dụng trí - dũng - mƣu của mình một cách đúng lúc đã đƣa
đến cho Hoa Kỳ những lợi ích to lớn sau Chiến tranh thế giới 2 đó là:
+ Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu bán vũ khí cho các bên tham chiến và thu về
gần 114 tỷ USD. Trong khi Liên Xô bị mất đến 26,5/56 triệu ngƣời thì Hoa Kỳ chỉ
thiệt hại 30 vạn ngƣời. Trong khi Hoa Kỳ không bị tàn phá trong chiến tranh thì châu
Âu lại bị thiệt hại có giá trị lên tới 260 tỷ USD, cịn Liên Xơ thiệt hại 49,3% về tất cả
các mặt.
4


+ Về quân sự: Lục quân Hoa Kỳ từ vị trí thứ 17 thế giới đã vƣơn lên hàng
đầu, hải qn và khơng qn cũng vƣơn lên vị trí số một thế giới bỏ xa các nƣớc
khác. Từ thời gian 1945 đến trƣớc 1949, Hoa Kỳ nắm độc quyền về bom nguyên tử,
độc quyền về phƣơng tiện đƣa vũ khí nguyên tử tới đích xa, tức là máy bay chiến
lƣợc hoạt động tầm xa và hải quân có nhiều hàng không, mẫu hạm. Hoa Kỳ thiết lập
một hệ thống căn cứ quân sự dày đặc với trên 3.000 căn cứ trên khắp thế giới.
+ Về tài chính: Hoa Kỳ có khối lƣợng vàng dự trữ lớn nhất thế giới với giá trị
lên gần 2,5 tỷ USD (1949), gần bằng ¾ khối lƣợng vàng của thế giới tƣ bản. Sau
chiến tranh thế giới 2, Hoa Kỳ là chủ nợ duy nhất trên thế giới, ngay cả Anh và Pháp
trƣớc đây là chủ nợ nay cũng “xòe tay vay nợ” của Hoa Kỳ.
+ Về kinh tế: Hoa Kỳ có ƣu thế lớn trong những năm đầu sau chiến tranh nhờ

có một nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển cao. Sản lƣợng công nghiệp của
Hoa Kỳ chiếm 56,4% tổng sản lƣợng công nghiệp thế giới tƣ bản (1948). Sản lƣợng
nông nghiệp gấp hai lần tổng sản lƣợng của các nƣớc Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản
(1949). Kinh tế Hoa Kỳ phát triển vô cùng mạnh mẽ. (Nguyễn Anh Thái, 1996)
Về thực lực, Hoa Kỳ đã vƣơn lên vị trí của một siêu cƣờng số một trong thế
giới tƣ bản và Hoa Kỳ tự thấy rằng mình hồn tồn đủ sức lãnh đạo thế giới chứ
khơng cịn bó hẹp ở khu vực Tây bán cầu nữa. Nƣớc Mỹ khao khát đƣợc lớn hơn tất
cả, mạnh hơn tất cả. Sau Chiến tranh thế giới 2, chỉ có Liên Xơ là nƣớc duy nhất làm
cho Hoa Kỳ e ngại vì Liên Xơ là một quốc gia XHCN có tham vọng lớn. Liên Xơ và
Hoa Kỳ đã gặt hái đƣợc rất nhiều lợi ích sau chiến tranh. Trong khi, Hoa Kỳ sinh lợi
từ Tây Âu thì Liên Xô lại sinh lợi từ Đông Âu. Thật sự Liên Xô dƣới sự lãnh đạo của
Stalin đã ôm ấp nhiều tham vọng lớn nhƣ làm cho CNXH trở thành hệ thống duy nhất
trên thế giới, tiêu diệt hoàn toàn CNTB và tất nhiên bao gồm cả việc tiêu diệt Hoa Kỳ
để họ là một siêu cƣờng duy nhất. Biểu hiện rõ ràng nhất là vào đầu năm 1947, Liên
Xô đã xây dựng một hệ thống các nƣớc XHCN thân tín ở Đơng Âu bao gồm
Bulgaria, Rumani, Hungary, Nam Tƣ, Ba Lan, Tiệp khắc và Đông Đức. Trong phạm
vi ảnh hƣởng này, ở Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp phong trào đấu tranh vũ trang dƣới sự lãnh
đạo của các Đảng Cộng sản dâng cao mạnh mẽ, ở Pháp, Ý, Bỉ các thành viên của
Đảng Cộng sản đã tham gia các chính phủ. Trong khi đó, ở châu Á, năm 1949, dƣới
sự ảnh hƣởng, giúp đỡ của Liên Xô, quân dân Trung Quốc dƣới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giáng cho quân đội của Tƣởng Giới Thạch (Quốc Dân
Đảng) dƣới sự giúp đỡ của Hoa Kỳ một địn chí mạng phải chạy ra tận đảo Đài Loan.
Nhƣ vậy, Hoa Kỳ bằng sự phát triển tuyệt diệu bên trong đã tạo ra cho họ một
sức mạnh to lớn về mọi mặt, từ đó càng thúc đẩy tƣ tƣởng về một “đại đế quốc” và
làm nảy sinh ra trong bản thân ngƣời dân Mỹ một sự kiêu hãnh về sức mạnh, đó là
sức mạnh nƣớc Mỹ, quyền lực nƣớc Mỹ. Nhƣng bên ngồi biên cƣơng nƣớc Mỹ,
Liên Xơ đang mở rộng phạm vi ảnh hƣởng ra châu Âu và thế giới. Giới chức Hoa Kỳ
tỏ rõ một sự lo lắng lớn về nguy cơ Liên Xô, họ cho rằng: “Liên Xô không cần tấn
công Hoa Kỳ để làm bá chủ thế giới mà Liên Xô chỉ cần cô lập Hoa Kỳ và nuốt dần
các đồng minh của Hoa Kỳ”. Tất cả đã buộc Hoa Kỳ phải đƣa ra tiếng nói và hành

5


động mạnh mẽ hơn trong chính trƣờng thế giới nếu muốn chống lại sự lớn mạnh của
Liên Xô và làm bá chủ thế giới.
Đến tháng 3 năm 1947, Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ là H.Truman đã đọc
bài diễn văn trƣớc Quốc hội chính thức đƣa ra “Học thuyết Truman”. Theo
H.Truman thì các nƣớc Đơng Âu “vừa mới bị cộng sản thơn tính” và những đe dọa
tƣơng tự đang diễn ra ở nhiều nƣớc khác. Ở Châu Âu, các nƣớc Italia, Pháp, Đức
đang đứng trƣớc nguy cơ chịu ảnh hƣởng của Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS). Do đó,
Hoa Kỳ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do”, phải giúp đỡ các
dân tộc khác chống lại sự đe dọa của Chủ nghĩa Cộng sản, chống lại sự bành trƣớng
của Liên Xô bằng mọi biện pháp giúp đỡ từ kinh tế đến quân sự… Tổng thống
H.Truman đã phát động một cuộc chiến chống lại Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản
(Vũ Dƣơng Ninh, 2002). Nhƣng rõ ràng, nhìn lại tồn cảnh thế giới thì việc Hoa Kỳ
đƣa ra “Học thuyết Truman” khơng ngồi mục tiêu bá chủ thế giới và tiêu diệt đối
thủ trực tiếp Liên Xơ. Học thuyết Truman có sự ảnh hƣởng lớn lao đối với lịch sử
nhân loại, nó bao hàm những nội dung hết sức rộng lớn với các mục tiêu chủ chốt
sau:
- Làm suy yếu, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng ảnh hƣởng của Liên Xô và
Chủ nghĩa Xã hội.
- Xố bỏ hồn tồn trật tự thế giới cũ của các đế quốc Tây Âu, đƣa toàn bộ
thế giới tƣ bản chủ nghĩa vào một trật tự chính trị và kinh tế mới do Hoa Kỳ khống
chế.
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ trên thế giới.
- Nô dịch các nƣớc tƣ bản, đồng minh, tập trung họ lại dƣới sự lãnh đạo của
Hoa Kỳ. (Nguyễn Anh Thái, 1996)
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên Hoa Kỳ đã đƣa ra chính sách đối ngoại, chính
sách thực lực, âm mƣu dựa vào “thế mạnh” để khuất phục các dân tộc khác. Trong
thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ chọn mục tiêu thứ nhất làm chủ đạo là thực hiện

chính sách “ngăn chặn cộng sản”.
Học thuyết quân sự của Hoa Kỳ trong thời kỳ này nhằm tìm cách giành ƣu
thế qn sự trên phạm vi tồn cầu; bao vây cô lập Liên Xô và các nƣớc xã hội
chủ nghĩa; xây dựng các khối quân sự để vừa kiểm soát các đồng minh, vừa tạo cơ
sở cho hoạt động quân sự khi cần thiết.
Học thuyết toàn cầu với những tham vọng lớn lao của nó đã đặt thế giới vào
một tình trạng vơ cùng bất an, sự căng thẳng trên thế giới đã thật sự hiện hữu trở lại
ngay khi vết thƣơng chiến tranh thế giới vẫn còn đang rỉ máu. Với sự ra đời của
chiến lƣợc toàn cầu đã làm tan vỡ mối quan hệ ngoại giao hữu nghị giữa Hoa Kỳ và
Liên Xô trong Chiến tranh thế giới 2. Chính Hoa Kỳ là kẻ đã phát động cuộc “Chiến
tranh lạnh” (1) chống lại Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản. “Học thuyết Truman” hay
“Chiến lƣợc toàn cầu” là một trong những tác nhân gây ra sự đau thƣơng cho hàng
6


triệu con ngƣời trên thế giới. Sự tƣơng tác quyền lực giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã đẩy
thế giới vào những thái cực bất ổn nhất của cuộc Chiến tranh lạnh và chạy đua vũ
trang có quy mơ tồn cầu, sức ảnh hƣởng của nó tác động đến nhiều quốc gia và khu
vực trên thế giới, đẩy cả nhân loại đứng trƣớc nguy cơ bị hủy diệt.
1.2 CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TOÀN CẦU CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN
1947 - 1960
1.2.1 Sự hình thành liên minh với Tây Âu và thiết lập các khối quân sự
chiến lƣợc trên thế giới
Chiến lƣợc toàn cầu là một tham vọng lớn lao của Hoa Kỳ đối với phần cịn
lại của thế giới. Tính chất bao qt và rộng lớn của nó khơng chỉ gói gọn trong một
châu lục hay một đại lục mà nó có tính chất thế giới. Hoa Kỳ có thể tự mình đề
xƣớng, song chỉ một mình Hoa Kỳ tiến hành sẽ rất khó khăn. Do đó, chiến lƣợc tồn
cầu cần những đồng minh thân tín nhất tất nhiên những đồng minh đó khơng phải là
Liên Xơ, mà nó là những đối tƣợng khác có tính chất đối kháng và cũng có thể là
đang thân thuộc với Liên Xơ, những đồng minh này cần thỏa mãn một điều nữa là

phải dễ khống chế, điều này tiện lợi cho Hoa Kỳ điều khiển khi hữu sự. Một triết lí
đơn giản muốn cai trị kẻ khác trƣớc hết anh cần có thế lực, sức mạnh và phƣơng tiện
để răn đe khi một ai đó khơng tn lệnh, nhƣng nƣớc Mỹ đã qua rồi cái thời “khơng
cần nói nhiều, chỉ cần một cây gậy lớn là anh có thể đi bất cứ đâu” (trích câu nói của
Tổng thống Hoa Kỳ Thoedore Rooservelt) (William A. Degregorio, 2006) mà thế
giới này sau Chiến tranh thế giới 2 đã bắt đầu thời kì chia bè kết phái dữ dội nhất,
Liên Xơ đang ráo riết tìm kiếm đồng minh và Hoa Kỳ phải có động thái đáp trả, đó là
chủ trƣơng của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Hƣớng ƣu tiên tìm kiếm và lơi kéo là
Tây Âu nơi khai sinh ra chủ nghĩa tƣ bản, kẻ thù không đội chung trời với Chủ nghĩa
Cộng sản và Liên Xô, đồng thời cũng đang là đối tƣợng lôi kéo của Liên Xô.
Đông Âu đang chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của Chủ nghĩa Cộng sản với
trung tâm là Liên Xơ. Trong khi đó, Tây Âu cũng đang đứng trƣớc nguy cơ tƣơng tự,
Hoa Kỳ và thế giới tự do đứng trƣớc nguy cơ mất dần quyền lực nếu cứ để cho Liên
Xô phát huy ảnh hƣởng bao trùm cả Tây Âu.
Trƣớc thực tế đó, Washington phải hành động để giành lấy lại, cũng nhƣ
không để mất thêm nữa. Ngày 5 tháng 6 năm 1947, Bộ trƣởng ngoại giao Hoa Kỳ là
Goerge Marshall đã đƣa ra “Chƣơng trình phục hƣng châu Âu” hay còn gọi là “Kế
hoạch Marshall” nhằm tái thiết lại châu Âu từ đống tro tàn sau Thế chiến thứ hai
nhƣng thực chất là để lôi kéo và khống chế các nƣớc châu Âu. Hoa Kỳ đã tuyên bố
chỉ cần một bộ phận hay toàn bộ các nƣớc châu Âu cùng nhau xây dựng kế hoạch
“phục hƣng” thì Hoa Kỳ viện trợ đến châu Âu ngay lập tức. Hoa Kỳ cũng có ý viện
trợ ln cho cả Liên Xô và các nƣớc Đông Âu để cùng một lúc có thể khống chế tồn
bộ châu Âu (kể cả Liên Xô). Nhƣng Hoa Kỳ nhận về hai hiệu ứng trái ngƣợc nhau.
Liên Xô và các nƣớc Đông Âu đã không chấp nhận kế hoạch này của Washington.
Trái lại, các nƣớc Tây Âu đã chấp thuận một cách nhanh chóng. Ngày 12 tháng 7
7


năm 1947, các nƣớc Anh, Pháp đã tiến hành triệu tập hội nghị ở Paris bao gồm 16
quốc gia châu Âu để bàn về việc nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Hội nghị đã thành lập

“Ủy ban hợp tác kinh tế châu Âu” và yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ 29 tỷ USD trong 4
năm (sau giảm còn 22 tỷ USD). Khi Tây Âu đã đồng ý, ngay lập tức vào tháng 4 năm
1948, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật viện trợ nƣớc ngoài” với những quy
định: Các nƣớc nhận viện trợ buộc phải kí với Hoa Kỳ những hiệp định tay đơi (có
tính chất ràng buộc và lệ thuộc vào Hoa Kỳ); phải thi hành hết sức nhanh chóng các
chính sách kinh tế, tài chính mà Hoa Kỳ yêu cầu; phải đảm bảo quyền lợi cho tƣ
nhân Hoa Kỳ đầu tƣ, kinh doanh; phải cung cấp nguyên liệu chiến lƣợc cho Hoa Kỳ;
phải lập một tài khoản đặc biệt mà khi sử dụng tài khoản này phải thơng qua sự đồng
ý của Hoa Kỳ. Ngồi ra, đạo luật này cịn dùng những lời lẽ kín đáo buộc các nƣớc
nhận viện trợ phải thủ tiêu việc buôn bán với các nƣớc XHCN, hủy bỏ kế hoạch quốc
hữu hóa và nhất là gạt bỏ những ngƣời cộng sản và thân cộng sản ra khỏi chính phủ
(Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Italia bị gạt ra khỏi chính phủ vào thời kì
này). Kế hoạch Marshall đƣợc thực hiện từ ngày 9 tháng 4 năm 1948 đến ngày 31
tháng 12 năm 1951 thì kết thúc, Hoa Kỳ đã bỏ ra 12.5 tỷ USD cho kế hoạch này
(Nguyễn Anh Thái, 1996). Kết quả là nền kinh tế của các nƣớc nhận viện trợ đƣợc
phục hồi nhanh chóng. Nhƣ vậy, với những ý đồ từ trƣớc của mình Hoa Kỳ đã ràng
buộc đƣợc các nƣớc Tây Âu cả về kinh tế lẫn chính trị. Về cơ bản Hoa Kỳ đã tìm
đƣợc đồng minh cho mình.
Về phía Liên Xơ, để chống lại “Học thuyết Truman” và “Kế hoạch Marshall”,
ngăn chặn có hiệu quả chiến lƣợc toàn cầu của Hoa Kỳ và cũng tự cứu lấy mình,
tháng 9 năm 1947, Liên Xơ đã triệu tập hội nghị các nƣớc XHCN ở Warsaw (Ba
Lan) bao gồm các nƣớc Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Rumani, Tiệp Khắc, Nam Tƣ,
Ba Lan và các Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Italia. Hội nghị đã thông qua
bản tun bố, trong đó phân tích rõ tình hình thế giới lúc này phân chia làm 2 phe:
Phe “đế quốc” và tƣ bản do Hoa Kỳ cầm đầu và phe “chống đế quốc”, chống tƣ bản
do Liên Xô lãnh đạo. Hội nghị đã quyết định thành lập cơ quan “Cục thông tin quốc
tế” (gọi tắc là KOMINFORM) với nhiệm vụ tổ chức việc thông tin, trao đổi kinh
nghiệm và phối hợp hành động đấu tranh cách mạng giữa các Đảng Cộng sản một
cách tự nguyện. Để trao đổi thông tin và liên lạc, Hội nghị đã quyết định xuất bản tạp
chí “Vì một nền hịa bình, vững chắc, vì nền dân chủ nhân dân”. (Nguyễn Anh Thái,

1996)
Tiếp sau đó, ngày 18 tháng 1 năm 1949, Liên Xô cùng các nƣớc Albania, Ba
Lan, Bulgaria, Hungary, Rumani, Tiệp Khắc đã thành lập tổ chức kinh tế của các
nƣớc XHCN là “Hội đồng tƣơng trợ kinh tế” (gọi tắc là SEV). Để tạo ra một hệ
thống kinh tế thứ hai trên thế giới tồn tại độc lập và đối trọng với hệ thống kinh tế
của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ cầm đầu. Nhƣ vậy, thế giới bị chia đôi,
nhân loại bị chia hai bởi Chủ nghĩa Tƣ bản (CNTB) hay Chủ nghĩa Xã hội (CNXH).
Giữa lúc, Liên Xô ngày càng lớn mạnh, CNCS đang đƣợc xác lập từ Đông
Âu sang Bắc Á và lan rộng dần xuống vùng Nam Á và Đông Nam Á, các phong trào
8


giải phóng dân tộc đang lên cao trên khắp các lục địa Á, Phi, Mỹ Latinh. Do đó, Hoa
Kỳ đã xúc tiến ngay việc thành lập các khối, căn cứ quân sự xâm lƣợc và lôi kéo
đồng minh trên khắp địa cầu, đặt chúng dƣới sự chỉ huy của Hoa Kỳ để bao vây Liên
Xô, các nƣớc xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu, Viễn Đông và các nƣớc có cao
trào giải phóng dân tộc trên khắp hành tinh.
Ngày 4/4/1949, tại Washington, Hoa Kỳ cùng với 10 nƣớc đồng minh là
Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Bỉ, Luxembourg, Bồ Đào Nha,
Iceland kí “Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng” có hiệu lực ngày 4/8/1949, trong thời hạn
20 năm có thể gia hạn thêm. Tháng 9/1949, cũng tại Washington, khóa họp đầu tiên
của Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng đã đƣợc tiến hành, lập ra ủy ban phòng thủ và ủy
ban quân sự tức là thành lập ra tổ chức “Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng” gọi tắc là
NATO (North Atlantic Treaty Organization) với tinh thần “Một cuộc tấn công vũ
trang vào một hay một số nƣớc tham gia Hiệp ƣớc ở châu Âu và Bắc Mỹ đƣợc coi
nhƣ một cuộc tấn công chống lại tất cả” (Vũ Dƣơng Ninh, 2002). NATO(2) đƣợc đặt
dƣới sự bảo trợ của Hoa Kỳ chứ không phải là Anh hay Pháp.
Sau “Học thuyết Truman” và “Kế hoạch Marshall” việc thành lập ra khối
NATO là một bƣớc tiến dài trên con đƣờng ngoại giao toàn cầu từng bƣớc chinh
phục thế giới của Hoa Kỳ. Có thể nói, ý đồ này của Hoa Kỳ đã đƣợc che đậy hết sức

tinh vi và kín kẽ dƣới các mỹ từ “bảo vệ hịa bình an ninh chung”, “bảo vệ tự do”,
“bảo vệ di sản và an ninh cho các dân tộc”…. Thật sự, Hoa Kỳ đã tập hợp đƣợc các
nƣớc đồng minh của mình lại trong NATO do chính Hoa Kỳ tùy nghi sử dụng, sai
khiến. Hoa Kỳ đã khống chế các nƣớc đồng minh phƣơng Tây từ quân sự, chính trị
đến kinh tế, biến các nƣớc này thành nguồn cung ứng nhân lực, vật lực, tài lực cho
mình. NATO trở thành cơng cụ chính cho sự bành trƣớng của Hoa Kỳ trên phạm vi
toàn cầu ở giai đoạn này và các giai đoạn sau.
Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng bắt đầu thƣơng lƣợng với Nhật Bản. Sau Thế
chiến thứ hai, Nhật Bản là nƣớc bại trận còn phe Đồng minh gồm Mỹ, Anh, Pháp và
Liên Xơ là các nƣớc thắng trận. Ngày 14/8/1945, Nhật Hồng tuyên bố đầu hàng
quân đội Đồng minh vô điều kiện, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của lực lƣợng quân
Đồng minh với Tƣớng Douglas Mac Arthur đƣợc chỉ định giữ chức Tổng chỉ huy tối
cao các lực lƣợng Đồng minh. Mục tiêu chủ yếu của lực lƣợng Đồng minh chiếm
đóng ở Nhật Bản là thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và thiết lập dân chủ hóa nƣớc Nhật.
Song lực lƣợng Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản lúc này chủ yếu là ngƣời Mỹ nên
các chính sách thực thi của họ khơng nằm ngồi mục tiêu đảm bảo Nhật Bản không
thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ.
Tuy nhiên, sự chiếm đóng của Mỹ ở Nhật diễn ra đồng thời với việc Mỹ
giúp đỡ Nhật Bản phục hồi kinh tế và phát triển văn hoá. Cùng với kế hoạch
Marshall ở châu Âu, Mỹ viện trợ kinh tế và khoa học kĩ thuật cho Nhật. Phong cách
Mỹ và lối sống Mỹ cũng bắt đầu xâm nhập vào xã hội Nhật Bản.

9


Năm 1949, khi cách mạng Trung Quốc thành công với sự ra đời của nƣớc
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Mỹ đã thực hiện “đƣờng lối đảo ngƣợc”, đẩy
mạnh quan hệ với Nhật Bản nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản ở châu Á. Tóm lại,
Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới 2 đã mở ra một thời kỳ mới trong quan
hệ Mỹ - Nhật. Kết thúc chiến tranh cũng có ý nghĩa là mở đầu thời kỳ chiếm đóng

của Mỹ ở Nhật Bản. Điều này phản ánh đúng thực trạng của hai nƣớc sau chiến
tranh, một bên thắng trận và một bên bại trận. Kẻ bại trận bị nhiều điều khoản ràng
buộc mang tính quốc tế và bị kiệt quệ về kinh tế. Quan hệ Mỹ - Nhật vốn là cựu thù
trong chiến tranh nay đã trở thành đồng minh chiến lƣợc.
Ngày 8/9/1951, tại San Francisco, Hoa Kỳ đã kí với Nhật Bản hịa ƣớc với
những điều khoản mà trƣớc đây Hoa Kỳ không hề mơ tới. Cũng ngày 8/9/1951,
“Hiệp định An ninh Hoa Kỳ - Nhật Bản” đƣợc kí kết, Hiệp định có giá trị 10 năm
(đến năm 1960 tăng lên thêm 10 năm nữa và đến năm 1970 thì hai bên thỏa thuận
kéo dài vĩnh viễn). Theo Hiệp định này Nhật Bản cho phép Hoa Kỳ thiết lập các căn
cứ quân sự trên đất Nhật 300 căn cứ quân sự (hiện nay còn 179 căn cứ với 61.000
quân) (Nguyễn Anh Thái, 1996).
Nhật Bản trở thành vị trí then chốt có tính chất quyết định trong vành đai
chiến lƣợc tiền tiêu của Hoa Kỳ kéo dài từ Đông Bắc Á xuống tận Đông Nam Á.
Khối quân sự Đơng Bắc Á đã hình thành.
Giữa Mỹ và Nhật Bản, quan hệ đặc biệt đã đƣợc xác lập suốt trong giai đoạn
Chiến tranh lạnh, đó là mối quan hệ giữa ngƣời bảo trợ và ngƣời đƣợc bảo trợ. Sau
thất bại trong Chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản đã chọn con đƣờng phát triển kinh tế
bằng toàn bộ sức lực của mình, phó thác việc phịng vệ Nhật Bản vào tay Mỹ, nƣớc
thắng Nhật trong chiến tranh. Mối quan hệ này đã tồn tại trong một thời gian dài vì
nó phục vụ cho lợi ích của cả Mỹ và Nhật Bản.
Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới 2
phản ánh chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ nhằm thực hiện cuộc chiến tranh lạnh mà nội
dung chính của nó là cơ lập và tiến tới xố bỏ hệ thống XHCN theo mơ hình Xơ
Viết. Việc chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh và giúp Nhật khôi phục và phát
triển kinh tế nằm trong những tính tốn chiến lƣợc của nƣớc này. Một mặt Mỹ
muốn chứng tỏ với công luận của Nhật Bản và thế gới rằng cuộc chiến tranh đã qua,
sự giúp đỡ đối với Nhật Bản là cần thiết và qua đó nhằm xố đi hình ảnh chẳng đẹp
đẽ gì của đội quân chiếm đóng. Mặt khác, dùng Nhật nhƣ một căn cứ tiền tiêu để
răn đe hai siêu cƣờng cộng sản là Liên Xơ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, Hiệp ƣớc an
ninh Mỹ - Nhật còn nhằm biến Nhật Bản thành một bàn đạp cho các lực lƣợng của

Mỹ ở Viễn Đông, lôi kéo Nhật vào liên minh chống Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ
nghĩa, gây chiến tranh xâm lƣợc ở Triều Tiên (1950 - 1953), chống hai nƣớc Trung
Quốc và Triều Tiên, đàn áp phong trào dân chủ đang phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
Hơn nữa, việc liên minh với Nhật Bản, đặc biệt là sau sự ra đời của Hiệp
ƣớc phòng thủ giữa hai nƣớc cịn tạo cơ sở pháp lý cho việc có mặt dài hạn của các
10


căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật, đồng thời Mỹ cũng muốn kiểm soát trực tiếp và kiềm
chế khả năng quân sự của Nhật Bản. Một liên minh quân sự với Nhật Bản cũng là
một sự đảm bảo chắc chắn cho sự có mặt của Mỹ trong khu vực và sự an tâm của
Nhật trƣớc các thách thức lớn nhƣ Liên Xô, Trung Quốc hay Triều Tiên.
Hoa Kỳ đã tiếp tục thành lập các khối quân sự, liên minh quân sự ở các khu
vực khác trên thế giới nhằm hỗ trợ cho khối NATO và bao vây Liên Xô, các nƣớc
XHCN, đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Ngoài khối Tây
bán cầu (tên tiếng Anh: Inter - American Treaty of Reciprocal Assistance - Hiệp ƣớc
Hỗ tƣơng Liên Mỹ châu) ra đời năm 1947, khối Đông Bắc Á tức Liên minh quân sự
Hoa Kỳ - Nhật Bản (9/1951); cịn có các khối ANZUS (viết tắt của: Australia, New
Zealand, United States Security Treaty - Khối hiệp ƣớc An ninh quân sự Australia New Zealand – Hoa Kỳ) ra đời ngày 1/9/1951, khối SEATO (viết tắt của: South East
Asia Treaty Organizaton - Liên minh Đông Nam Á) ra đời ngày 8/9/1954, khối
CENTO (viết tắt của: Central Treaty Organizaton, tên cũ: Middle East Treaty
Organization - Liên minh Trung Đông) ra đời năm 1955. Hoa Kỳ đã thành lập trên
2.000 căn cứ quân sự, đƣa hàng chục vạn quân Hoa Kỳ đóng rải rác khắp mọi nơi
(năm 1968 - 1969, Hoa Kỳ có 1,5 triệu quân đóng ở nƣớc ngoài trong tổng số 3,477
triệu quân thƣờng trực của Hoa Kỳ, trong đó có 60.000 ở Đơng Dƣơng, 32.000 qn
đóng ở châu Âu, 28.000 quân đóng ở Nhật Bản và ở một số đảo chiến lƣợc nhƣ
Samoa, Guam….) (Vũ Dƣơng Ninh, 2002).
Lợi ích chiến lƣợc của Mỹ ở châu Á đƣợc xác định vào khoảng thời gian
1949-1950. Tháng 1/1950, Ngoại trƣởng Mỹ Dean Acheson đã tuyên bố: “Phạm
vi phòng thủ của Mỹ trải từ Alaska đến Nhật Bản và tiếp tục đến tận quần đảo Ryukyu và Phillipines”. (David Halberstam, 2007)

Tất cả những sự kiện trên đều nhằm tổ chức những mặt trận, những con đê
ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản bằng cách phòng thủ tập thể của Hoa Kỳ và
đồng minh.
Cùng thời gian đó, Hoa Kỳ ra sức vũ trang cho quân đội của mình và các
nƣớc đồng minh. H.Truman cho xúc tiến việc nghiên cứu chế tạo bom khinh khí
(bom H), đồng thời ra sức nghiên cứu tên lửa tầm xa dƣới sự trợ giúp đắc lực từ đội
ngũ các nhà khoa học gốc Đức. Đến tháng 10/1952, Hoa Kỳ đã chế tạo thành công
bom H. Trong khi đó, Liên Xơ cũng tiến thêm một bƣớc trong việc cải tiến tên lửa
tầm xa và cũng xúc tiến chế tạo bom H. Cuộc chạy đua vũ trang của hai siêu cƣờng
đã tiến thêm một bƣớc mới, với mức độ ngày càng quyết liệt hơn. (Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ, 2005)
Từ khi Hoa Kỳ và đồng minh phƣơng Tây thành lập khối NATO (1949), Liên
Xô đứng trƣớc nguy cơ bị tấn cơng thật sự từ phía Tây nên nƣớc này đã quyết định
tìm giải pháp từ các nƣớc đồng minh Đông Âu.
Từ ngày 11 đến 14/5/1955, tại Warsaw (thủ đô Ba Lan) Liên Xô cùng bảy
nƣớc Bulgaria, Rumani, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Albania và Ba
11


Lan đã kí “Hiệp ƣớc hợp tác và tƣơng trợ Warsaw”. Hiệp ƣớc này có giá trị trong
thời gian 20 năm nhằm giữ gìn hịa bình, an ninh của các nƣớc hội viên và duy trì thế
cân bằng chiến lƣợc ở châu Âu, đoàn kết các nƣớc XHCN dƣới sự lãnh đạo Liên Xô,
theo tinh thần “Trong trƣờng hợp một hay nhiều nƣớc tham gia hiệp ƣớc bị một hay
nhiều nƣớc khác tấn cơng thì các nƣớc tham gia hiệp ƣớc có nhiệm vụ giúp đỡ nƣớc
bị tấn cơng bằng mọi thứ phƣơng tiện có thể, kể cả lực lƣợng vũ trang”. (Vũ Dƣơng
Ninh, 2002)
Theo đó, Liên Xơ đƣa hàng chục vạn qn ra đóng ở các nƣớc Đơng Âu,
Mơng Cổ và biên giới Xô - Trung.
BẢNG SO SÁNH LỰC LƢỢNG QUÂN SỰ
GIỮA HAI KHỐI WARSAW và NATO (vào những năm 70)(3)

1. Vũ khí thơng thƣờng.

Khối WARSAW

Khối NATO

Qn số

5.373.100

3.660.200

Xe tăng

59.470

30.690

Pháo các loại

71.876

57.660

Máy bay chiến đấu

7.876

7.130


Tàu ngầm

228

200

Tàu chiến các loại

102

499

1.398

1.018

SLBM (loại đặt trên tàu ngầm)

922

672

Máy bay chiến lƣợc

160

518

Tàu ngầm chiến lƣợc


62

36

2. Vũ khí hạt nhân chiến lƣợc
Tên lửa chiến lƣợc ICBM (loại đặt
trên bệ phóng mặt đất)

1.2.2 Đối đầu Đơng - Tây trong sự băng giá quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô
giai đoạn 1947 - 1960
Thế giới trong thế hai cực Hoa Kỳ - Liên Xô về danh nghĩa là cuộc Chiến
tranh lạnh “không tiếng súng, không đổ máu” nhƣng thật sự nó đang diễn ra các cuộc
xung đột có tính chất khu vực ở nhiều nơi trên thế giới mà chủ yếu phía sau bức màn
chiến tranh xung đột đó là sự đối chọi nhau giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, giữa CNTB và
CNXH, giữa hai phe Tây và Đông. Từ 1949 đến 1961, thế giới đã diễn ra nhiều vụ
nhƣ thế, nó bắt nguồn từ những nỗ lực trong chính sách ngoại giao tồn cầu của Hoa
Kỳ muốn giành lại và giành lấy những ƣu thế so với Liên Xô.
1.2.2.1 Xuất phát điểm từ Tây Đức
12


Tham vọng giới tuyến bá quyền của Hoa Kỳ xuất phát điểm tại Tây Đức. Hoa
Kỳ đã ra sức tiến hành âm mƣu chia cắt nƣớc Đức, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt
Đức, biến Tây Đức thành tiền đồn ngăn chặn nguy cơ thắng lợi của Chủ nghĩa Cộng
sản mà theo họ là đang trực tiếp đe dọa các nƣớc châu Âu. Do đó, Hoa Kỳ đã cố tình
phá hoại các cuộc họp của Hội nghị Ngoại trƣởng ở Moscow vào tháng 4 năm 1947
và ở Luân Đôn vào tháng 12 năm 1947, bằng cách bác bỏ các đề nghị của Liên Xơ
trong việc giải quyết vấn đề kí Hịa ƣớc với Đức, vấn đề thành lập một chính phủ
chung cho toàn nƣớc Đức theo nghị quyết Postdam và vấn đề tiêu diệt tận gốc Chủ
nghĩa phát xít và quân phiệt Đức. Sau đó, tại Ln Đơn, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà

Lan và Luxembourg để bàn về việc chia cắt nƣớc Đức. Ngay lập tức phía Liên Xơ
liền có động thái đáp trả bằng cách Liên Xô cùng một số nƣớc khác là Tiệp Khắc, Ba
Lan, Nam Tƣ đã tiến hành họp tại Praha (Tiệp Khắc). Sau đó, Liên Xô ra yêu cầu
phải cho 3 Bộ trƣởng (Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tƣ) hội nghị ở Luân Đôn. Hội nghị
Luân Đôn dƣới sự đạo diễn của Hoa Kỳ đã đƣa ra các vấn đề sau: “Tổ chức chính trị
ở Tây Đức, quy chế khai thác vùng Ruhr, chế độ chiếm đóng mới ở Tây Đức cải
cách tiền tệ ở Đức. Hội nghị đã xem xét việc thành lập một quốc gia Tây Đức có ý
nghĩa đặc biệt, thỏa thuận với nhau về cải cách tiền tệ ở Tây Đức và khu Tây Berlin
cùng việc thi hành quy chế đóng qn”, để che đậy việc duy trì chế độ đóng quân.
Về quân sự Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã công nhận hủy bỏ bộ máy kiểm soát tay tƣ
ở Đức để thành lập ra cục “quân sự về an ninh” gồm các tổng tƣ lệnh Hoa Kỳ, Anh,
Pháp. Về quy chế vùng Ruhr, Hoa Kỳ, Anh, Pháp chấp nhận để các công ty độc
quyền Đức quản trị.
Để thi hành những nghị quyết của hội nghị Luân Đôn, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và
những ngƣời cầm đầu Tây Đức tiến hành hội nghị Frankfurt (7/1948). Hội nghị quyết
định triệu tập một Quốc hội lập hiến vào tháng 9 năm 1948 gọi là Tây Đức. Tiếp
theo, vào ngày 8 tháng 4 năm 1949, tại Washington, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã thơng
qua “quy chế đóng quân” và nhiều văn bản quan trọng khác về Tây Đức. Nội dung
các văn bản này trao trả quyền quản trị nƣớc Đức cho quốc gia Tây Đức sẽ đƣợc
thành lập sau đó, bƣớc đầu cơng nhận Tây Đức có quyền tự trị phù hợp với chế độ
đóng quân ở vùng này. Nhƣng Hoa Kỳ, Anh, Pháp sẽ nắm lấy quyền lực tối cao, có
quyền sửa đổi lại mọi quy định về lập pháp và hành chính của nhà cầm quyền Tây
Đức, kiểm sốt nền cơng nghiệp vùng Ruhr, kiểm soát ngoại thƣơng và hoạt động
ngoại giao của Tây Đức. Các lực luợng vũ trang đóng ở Tây Đức đƣợc tự do đi lại
nhƣng bất kì lúc nào các tƣ lệnh quân đội tối cao của các nƣớc Hoa Kỳ, Anh, Pháp
cũng có thể tƣớc bỏ quyền lực của các cơ quan Tây Đức và xác lập quyền kiểm soát
Tây Đức. (Vũ Dƣơng Ninh, 2002)
Trƣớc sự ra đời của Tây Đức, Liên Xơ đã xây dựng ở phía đơng nƣớc Đức
một quốc gia cũng lệ thuộc rất nhiều vào Liên Xơ là nƣớc Cộng Hịa Dân Chủ Đức
(Đơng Đức). Sự mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Liên Xô ở nƣớc Đức đƣợc đẩy lên cao

độ khi Stalin (lãnh đạo của phía Liên Xơ) ra quyết định đóng chặt các ngõ ra vào của
Tây Berlin bao gồm cả đƣờng sắt, đƣờng sông và đƣờng bộ, hầu ngăn chặn sự viện
13


trợ từ Anh - Pháp - Mỹ đối với Tây Berlin vào ngày 24/6/1948. Tây Berlin nơi có
hơn 2,5 triệu dân sinh sống nằm lọt thỏm giữa vùng kiểm soát của Đơng Đức.
Trƣớc tình hình đó, Tồn quyền Hoa Kỳ ở Đức - tƣớng Lucius D. Clay đã
cho lập một cầu hàng khơng từ vùng chiếm đóng của Hoa Kỳ đến Tây Berlin để tiếp
tế cho hơn 2,5 triệu dân Đức. Trong suốt cuộc phong tỏa, Khơng lực Hồng gia Anh
và Không lực Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 277.264 chuyến bay trong vòng một năm để
chuyên chở 2.250.000 tấn nhu yếu phẩm hằng ngày nhƣ nhiên liệu và thực phẩm cho
cƣ dân Berlin. Nhận thấy kế hoạch phong tỏa Tây Đức khơng có kết quả và lại thêm
sức ép từ Hoa Kỳ, ngày 9/5/1949, Stalin đã ra quyết định cho phép phục hồi lại các
tuyến giao thông đƣờng sông, đƣờng sắt và đƣờng bộ nối liền với Tây Đức ra bên
ngoài.
Toàn cảnh nƣớc Đức đã phơi bày một sự thật khi có hai dịng chảy quyền lực
đối lập nhau đang chia rẽ nƣớc Đức. Trong sự đối đầu của Hoa Kỳ và Liên Xô, nƣớc
Đức và dân tộc Đức bị chia vì sự hình thành hai quốc gia đối đầu nhau: Tây Đức và
Đông Đức. Tranh chấp quyền lực giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã tạo ra các giới tuyến
vô cùng nguy hiểm báo hiệu xuất hiện nhiều hơn nữa những bức tƣờng ngăn chặn
nhau trong cơn say quyền lực bởi cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều có những chiến lƣợc
tồn cầu riêng của mình.
Hoa Kỳ đã biến Tây Đức thành quân bài tiên phong để chống lại Liên Xô và
Chủ nghĩa Cộng sản, là con đê đầu tiên ngăn chặn sự ảnh hƣởng của Liên Xô và
cũng là chốt chặn cuối cùng của Hoa Kỳ để phản cơng lại Chủ nghĩa Cộng sản. Cịn
Liên Xơ biến Đông Đức thành lực lƣợng tiên phong trong chiến lƣợc công phá sự
bao vây, ngăn chặn của Hoa Kỳ và đồng minh ở mặt trận phía Tây.
1.2.2.2 Căng thẳng ở Đông Á trong cuộc chiến Triều Tiên (1950 1953)
Vấn đề Triều Tiên đã đƣợc Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa ƣớc ngay trong Chiến

tranh thế giới 2. Cả hai đồng ý lấy vĩ tuyến 380 làm đƣờng phân giới tạm thời giữa
hai vùng chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên và giải giáp qn Nhật. Theo đó, Liên
Xơ giải giới quân Nhật ở phần phía bắc của Triều Tiên và Hoa Kỳ ở phần phía nam.
Tháng 12 năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa thuận quản lý Triều Tiên dƣới
một Ủy ban Hỗn hợp Hoa Kỳ - Liên Xô. Thỏa thuận cũng nói rằng Triều Tiên sẽ
đƣợc độc lập sau bốn năm quốc tế giám sát. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đã
cho phép phần họ quản lý có một chính phủ do ngƣời Triều Tiên lãnh đạo. Các sự
dàn xếp này bị đa số ngƣời dân Triều Tiên bác bỏ và biến thành các cuộc nổi loạn dữ
dội ở miền bắc và biểu tình ở miền nam.
Trƣớc tình hình đó, Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc bầu cử tồn quốc. Vì dân số
của miền Nam đơng gấp đôi so với dân số miền Bắc, nên Liên Xô biết rằng Kim
Nhật Thành sẽ bị thất cử nên miền Bắc không tham gia tổng tuyển cử thống nhất hai
miền. Các cuộc bầu cử tự do mà Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc giúp đỡ tổ chức đƣợc
14


tiến hành chỉ ở miền Nam. Kết quả Lee - Sung - Man (Lý Thừa Vãn) ngƣời có tƣ
tƣởng chống cộng, đắc cử tổng thống. Về phần Liên Xô, họ chấp thuận và gia tăng
nỗ lực giúp chính quyền Kim - Il - Sung (Kim Nhật Thành) ở miền Bắc. Năm 1949,
cả hai lực lƣợng của Liên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên.
Tổng thống Nam Triều Tiên Lý Thừa Vãn và Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim
Nhật Thành đều có ý định thống nhất bán đảo dƣới hệ thống chính trị của mình nên
đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới suốt năm 1949 đến đầu
năm 1950.
Vào năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên đƣợc trang bị với những vũ khí Xơ
Viết tuy đã lỗi thời nhƣng nó vẫn có lợi thế vƣợt trội hơn nhiều so với lực lƣợng
Nam Triều Tiên về mọi mặt. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Stalin đã điện báo cho Kim
Nhật Thành hay rằng Liên Xô sẵn lòng giúp Kim Nhật Thành trong kế hoạch thống
nhất Triều Tiên. Trong những cuộc thảo luận theo sau đó với Kim Nhật Thành,
Stalin đề nghị: ông muốn lãnh đạo cuộc chiến và nói rằng một năm tối thiểu 25 ngàn

tấn hàng viện trợ có lẽ sẽ giúp ích cho Bắc Triều Tiên chiến thắng. Sau những lần
viếng thăm Moscow của Kim Nhật Thành trong tháng 3 và tháng 4 năm 1950, Liên
Xô ra quyết định chấp thuận một cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên xuống Nam Triều
Tiên. Ngày 25/6/1950, Bắc Triều Tiên đƣa quân tấn công mở màn cuộc chiến
tranh.(4)
Về phần Hoa Kỳ, một sai lầm về chiến lƣợc trong năm 1949 của Hoa Kỳ là
khi họ không đặt Nam Triều Tiên trong vành đai phịng thủ của mình khi tƣớng
M’Arthur rút quân khỏi vùng này. Ngày 12/1/1950, Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ Dean
Acheson đã nói rằng chu vi phịng thủ Thái Bình Dƣơng đƣợc hình thành gồm
có Quần đảo Aleutian, Nhật Bản, và Philippineses, điều đó ám chỉ rằng qn đội Hoa
Kỳ có thể khơng chiến đấu vì Triều Tiên. Ngoại trƣởng Acheson nói sự phịng thủ
Triều Tiên sẽ là trách nhiệm của Liên hiệp quốc. Do vậy, khi cuộc chiến tranh giữa
Nam - Bắc Triều Tiên đã diễn ra, sau gần 3 tháng đến ngày 13/9/1950, quân đội Bắc
Triều đã vƣợt qua vĩ tuyến 380 chiếm 95% lãnh thổ và 97% dân số Nam Triều. Hoa
Kỳ lúc bấy giờ mới nhận ra là không thể để mất thêm Nam Triều Tiên nữa nên đã
buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên và phong
cho quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Triều Tiên là “quân đội Liên Hiệp Quốc”, “mang
cờ Liên Hiệp Quốc”.
Tƣớng M’Arthur đƣợc cử chỉ huy cuộc chiến này. Dựa vào các nghị quyết
của Liên Hiệp Quốc Hoa Kỳ đã lôi kéo đƣợc 15 nƣớc đồng minh tham gia vào cuộc
chiến tranh Triều Tiên. Ngày 15/9/1950, dƣới danh nghĩa là quân Liên Hiệp Quốc,
Hoa Kỳ và đồng minh đã tập hợp tồn bộ binh lực ở vùng Viễn Đơng đổ bộ vào cảng
Nhân Xuyên. Sau đó, Hoa Kỳ tiến quân đánh ra Bắc Triều đến tận sông Áp Lục giáp
ranh giới Trung Quốc. Liên Xô hậu thuẫn cho Trung Quốc mang quân sang “kháng
Mỹ, viện Triều”, vào ngày 25/10/1950. Quân đội Triều - Trung đã đẩy lùi “quân đội
Liên Hiệp Quốc” khỏi Bắc vĩ tuyến 380, sau đó chiến sự diễn ra ở khu vực vĩ tuyến
380. Sau 3 năm chiến tranh (1950 - 1953), cả hai phía đều tổn thất nặng nề, ngày
15



27/7/1953, tại hội nghị Panmunjeom (Bàn Môn Điếm) hai bên Trung Quốc, Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã kí hiệp định đình
chiến, lấy vĩ tuyến 380 làm giới tuyến quân sự giữa hai miền Nam - Bắc. Qua cuộc
chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Hoa Kỳ đã giành lại đƣợc quyền ảnh hƣởng ở
Nam Triều Tiên (Hàn Quốc). (Vũ Dƣơng Ninh, 2002)
1.2.2.3 Hoa Kỳ thiết lập quyền kiểm soát ở khu vực Trung Đông
Một khu vực đƣợc xem là quan trọng bật nhất trên thế giới là Trung Đơng
(Middle East). Nó khơng chỉ có ý nghĩa chiến lƣợc về mặt qn sự mà cịn cả về kinh
tế. Khu vực Trung Đơng có kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải và Ấn Độ Dƣơng,
với những eo biển Dardanelles và Bosphorus đi vào Hắc Hải tiếp giáp với Liên Xô,
Bulgaria, Rumani, là một huyết mạch giao thông nối liền ba châu lục: châu Á, châu
Âu, châu Phi. Trung Đông với nguồn dầu mỏ dồi dào chiếm đến ¾ tổng số trữ lƣợng
dầu mỏ của thế giới tƣ bản nên nơi đây là nơi nhịm ngó, tranh giành gay gắt giữa các
nƣớc đế quốc với nhau. Trƣớc Thế chiến thứ hai, nhìn chung vùng Trung Đông chủ
yếu vẫn thuộc phạm vi thống trị của Đế quốc Anh và phần nào của Pháp. Còn Hoa
Kỳ chƣa có nhiều ảnh hƣởng. Quyền khai thác dầu mỏ nằm trong tay tƣ bản độc
quyền Anh (năm 1937 tƣ bản độc quyền Anh khai thác gần 70% còn tƣ bản Hoa Kỳ
mới chiếm khoảng 14%). Sau Thế chiến thứ hai, lợi dụng lực lƣợng của Anh bị suy
yếu, Hoa Kỳ tìm cách hất cẳng Anh để độc chiếm các nguồn dầu mỏ ở Trung Đông.
Năm 1946, Hoa Kỳ buộc Anh phải hủy bỏ “Hiệp định năm 1926” vì hiệp định này
chỉ cho phép các công ty độc quyền của Hoa Kỳ đƣợc quyền khai thác dầu mỏ với
các công ty độc quyền của Anh, tức nhiên các công ty này của Hoa Kỳ bị Anh kiểm
soát. Cuộc tranh giành dầu lửa giữa Anh và Hoa Kỳ diễn ra gay gắt, phức tạp ở khắp
các nƣớc Trung Đông (Vũ Dƣơng Ninh, 2002). Kết quả, các công ty độc quyền của
Hoa Kỳ dần dần đã đánh bại các công ty độc quyền của Anh và nắm quyền khai thác
dầu mỏ ở khu vực này (trƣớc năm 1970, việc khai thác dầu mỏ ở Trung Đơng gần
nhƣ hồn tồn nằm trong tay các cơng ty dầu lửa của nƣớc ngồi, chủ yếu là Cactel
dầu lửa quốc tế gồm 7 công ty độc quyền, trong đó có 5 cơng ty của Hoa Kỳ và là
những công ty lớn nhất: Gulf Oil, Mobil Oil, Standard Oil of California, Standard Oil
of New Jersey, Texaco, 2 công ty: British Petroleum của Anh và Royal Shell của

Anh và Hà Lan). (Nguyễn Thị Thƣ, Nguyễn Hồng Bích, 2004)
Trong khi Anh chỉ cố lôi kéo các đồng minh để làm chổ dựa cho mình chống
lại sự chèn ép của Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ lại khơn ngoan dùng chính sách hai mặt. Tính
chất hai mặt này thể hiện ở việc Hoa Kỳ ủng hộ ngƣời Do Thái thành lập quốc gia
Israel (15/5/1948) để dùng Israel làm tình hình ở Trung Đơng căng thẳng mà qua đó
Hoa Kỳ dễ dàng lợi dụng tình hình để nhảy vào hƣởng lợi. Mặt khác, Hoa Kỳ lại
dung dƣỡng một số chính phủ thân cận để kiểm soát nhƣ: các nƣớc Saudi Arabia,
Kuwait,... Từ đó mà loại dần các đối thủ Anh, Pháp ra khỏi bàn cờ Trung Đông.
Nhƣng cũng dự báo một thế lực khác sẽ xâm nhập mạnh mẽ vào Trung Đơng là Liên
Xơ vì Liên Xơ khơng thể để cho đối thủ của mình lớn mạnh hơn nữa, tự tung tự tác
hơn nữa ở khu vực rất quan trọng này.
16


Cuộc tranh chấp quyền lực giữa Hoa Kỳ và Liên Xô ở khu vực Trung Đông
đầu tiên phải kể đến là vụ quốc hữu hóa kênh đào Suez và cuộc chiến tranh xâm lƣợc
Ai Cập của Israel, Anh, Pháp.
Vụ việc bắt đầu từ ngày 27/7/1956, khi chính phủ Ai Cập tuyên bố quyết định
quốc hữu hóa kênh đào Suez. Tháng 8/1956, ở Luân Đôn, Anh, Pháp, Hoa Kỳ triệu
tập hội nghị bàn về vấn đề kênh đào Suez và đòi Ai Cập chấp nhận yêu cầu của họ.
Liên Xô và Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng ủng hộ Ai Cập. Anh, Pháp đã kéo
Israel vào cuộc chiến tranh xâm lƣợc Ai Cập để chiếm kênh đào Suez. Trong khi đó,
Hoa Kỳ lại có thái độ hai mặt, ngồi miệng thì lên tiếng ủng hộ việc giải quyết vấn
đề kênh đào Suez bằng phƣơng pháp hịa bình, nhƣng thực tế Hoa Kỳ lại thúc giục
Anh, Pháp tiến hành chiến tranh chống lại Ai Cập. Với mƣu đồ đó, Hoa Kỳ đã thực
hiện bƣớc đi ngoại giao rất khôn ngoan. Bởi lẽ, khi Ai Cập một quốc gia Hồi giáo
nếu bị tấn cơng thì sẽ đƣợc sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Trung Đông, của thế
giới Hồi giáo, điều này tạo ra sự kháng cự mãnh liệt nơi những ngƣời Arab. Cũng vì
thế mà làm cho Anh, Pháp bị mất uy tín trong nhân dân Arab, qua đó Hoa Kỳ sẽ
củng cố đƣợc địa vị của mình ở Trung Đông.

Ngày 20/10/1956, Israel tấn công kênh Suez. Ngày 30/10/1956, Anh, Pháp
địi Ai Cập cho họ chiếm đóng ở kênh Suez, Port Said, Ismailia để bảo vệ việc tự do
đi lại của tàu bè họ. Ngày 31/10/1956, Không quân và Hải quân Anh, Pháp tiến hành
oanh tạc lãnh thổ Ai Cập mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lƣợc Ai Cập của Anh,
Pháp, Israel. Liên Hiệp Quốc lên tiếng phản đối, đòi Anh, Pháp, Israel rút quân.
Tháng 12/1956, Anh, Pháp, Israel buộc phải rút khỏi Ai Cập. Cuộc chiến tranh xâm
lƣợc Ai Cập của Anh, Pháp, Israel bị thất bại hoàn tồn nhƣng Hoa Kỳ lại đạt đƣợc
mục đích làm mất uy tín Anh, Pháp ở Trung Đơng.
Trƣớc những diễn biến trên, ngày 5/1/1957, trong cảnh báo đặc biệt gửi Quốc
hội Hoa Kỳ, Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ - Dwight D. Eisenhower (1890 - 1969)
đã đƣa ra và đƣợc Quốc hội thơng qua chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung
Đơng, nó đƣợc gọi là “Chủ nghĩa Eisenhower”. Nội dung chủ yếu của “Chủ nghĩa
Eisenhower” gồm những điểm :
+ Tiến hành “hợp tác kinh tế” và cung cấp “viện trợ” cho các nƣớc Trung
Đông để “phát triển” kinh tế của các nƣớc này.
+ Thi hành “những kế hoạch viện trợ quân sự cho các nƣớc hy vọng đƣợc
viện trợ quân sự ở khu vực này”.
+ Cho Tổng thống quyền đƣợc sử dụng vũ lực khi nào thấy cần thiết để “bảo
hộ” nền độc lập chính trị và sự toàn vẹn lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào trong việc
chống lại cái gọi là “sự xâm lƣợc của cộng sản quốc tế”. (Vũ Dƣơng Ninh, 2002)
Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã thấy ở khu vực Trung Đơng có những
“chỗ trống” và Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ “lấp những chỗ trống” ở khu vực này.
Trung Đông là khu vực khơng những có ý nghĩa chiến lƣợc về mặt địa lí mà cịn cả
17


×