Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.86 KB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN TRONG KIỂM
TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI
THỰC HIỆN
3.1/ Nhận xét chung về tổ chức kiểm toán tại Chi nhánh Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội.
3.1.1/ Về tổ chức bộ máy
Chi nhánh công ty A&C tại Hà Nội hiện nay có bộ máy quản lý hết sức gọn
nhẹ phù hợp với hình thức là một chi nhánh của Công ty TNHH, nhưng không
vì lí do đó mà làm giảm đi hiệu quả tổ chức hoạt động của chi nhánh, không
những vậy càng tạo cho Chi nhánh có sự linh hoạt, nhạy bén trong các biến đổi
về nhu cầu của thị trường. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh đã có cách quản lý
điều hành đạt hiệu quả cao nhằm giúp công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của
các doanh nghiệp ở Hà Nội và các vùng lân cận. Không những vậy ban lãnh đạo
của Chi nhánh là những người giàu kinh nghiệm trong nghề và trong công tác
quản lý điều này không những tạo được niềm tin cho đội ngũ nhân viên trong
công ty mà còn chiếm được lòng tin từ phía khách hàng. Ban lãnh đạo của công
ty đều là những người được cấp chứng chỉ Kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, có
kinh nghiệm lâu năm và có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Kiểm toán,
tài chính, kế toán.
Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty được tổ chức gọn nhẹ nhưng khoa
học và hiệu quả. Việc sắp xếp các phòng phụ trách nghiệp vụ cụ thể tạo sự
chuyên môn hóa trong công việc đem lại hiệu quả cao trong công việc.Trong
mọi cuộc kiểm toán thì ban lãnh đạo luôn giám sát chặt chẽ công việc kiểm toán
và thường là những người trực tiếp tham gia vào các giai đoạn chính của cuộc
kiểm toán.
Trong điều kiện cạnh tranh ngay càng gay gắt như hiện nay thì để tồn tại và
phát triển, Chi nhánh A&C tại Hà Nội luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu.
Vì vậy, mọi công việc đều được lập kế hoạch chu đáo cùng với sự phân công
rành mạch và kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống dưới. Không những vậy, các
chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân viên cũng như điều kiện làm


việc của nhân viên luôn được Chi nhánh cố gắng tạo điều kiện tốt nhất trong
phạm vi có thể.
3.1.2/ Về tổ chức kiểm toán.
Quy trình kiểm toán tại A&C được thực hiện qua 5 bước, về cơ bản thì 5
bước này đã đáp ứng yêu cầu chung của một cuộc kiểm toán bao gồm lập kế
hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và đưa ra báo cáo
kiểm toán. Tất cả đều được thực hiện một cách lôgic và phù hợp.
 Giai đoạn lập kế hoạch
A&C luôn chủ trương thực hiện ngay từ giai đoạn đầu. Do vậy ngay từ khi
tìm hiểu và chấp nhận khách hàng, Ban Giám đốc của A&C đã thực hiện việc
giám sát, kiểm tra thường xuyên. Việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện từ sơ
bộ đến chi tiết một cách đầy đủ. Công việc tìm hiểu khách hàng với chất lượng
tốt sau khi hoàn thành sẽ giúp việc lập kế hoạch kiểm toán đạt được hiệu quả
cao, tạo điều kiện cho sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán.
Hiện nay A&C đã xây dựng một chương trình kiểm toán chung theo tiêu
chuẩn quốc tế của HLB và phù hợp pháp luật cũng như doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng không phải đối với các khách hàng khác nhau đều có thể áp dụng được
toàn bộ chương trình kiểm toán này, kiểm toán viên vận dụng một cách linh
hoạt để đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian kiểm toán.
Tuy nhiên việc đánh giá hệ thống KSNB mới chỉ ở dạng liệt kê trên các giấy
tờ làm việc của kiểm toán viên. Do vậy kiểm toán viên khó đánh giá được hết
các điểm mạnh cũng như điểm yếu của hệ thống KSNB. Đặc biệt đối với những
hệ thống KSNB phức tạp, việc ghi chép này không mang lại được hiệu quả.
Ngoài ra đánh giá hệ thống KSNB dựa trên giấy tờ làm việc này sẽ gây khó
khăn đối với việc soát xét của các cấp lãnh đạo.
 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên đã biết kết hợp các thủ tục kiểm toán khác nhau một cách
hợp lý. Việc kết hợp giữa thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích với kiểm tra
chi tiết đã giúp kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian thực hiện cũng như chi
phí đối với công ty. Cụ thể kiểm toán viên áp dụng các thử nghiệm kiểm soát để

từ đó đưa ra quy mô của các thử nghiệm cơ bản, áp dụng thủ tục phân tích để
đưa ra phạm vi kiểm tra chi tiết.
Kiểm toán viên cũng đã kết hợp các quy trình kiểm toán lại với nhau. Kết
hợp quy trình tiền lương nhân viên với các quy trình khác như bán hàng thu
tiền, mua hàng thanh toán... để tránh gây trùng lặp trong khi kiểm toán.
Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng đã vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm
toán. Đối với khách hàng truyền thống của công ty, kiểm toán viên có thể áp
dụng các thủ tục phân tích để xem xét sự biến động giữa năm nay so với năm
trước. Nhưng đối với những khách hàng mới, việc áp dụng các thủ tục phân tích
sẽ không khả thi, không đem lại hiệu quả, thay vào đó kiểm toán viên sẽ thực
hiện các thử nghiệm cơ bản dựa trên đánh giá về hệ thống KSNB hoặc thực hiện
phân tích sự biến động giữa các tháng trong năm.
 Kết thúc kiểm toán
Đây là bước cũng rất quan trọng đối với một cuộc kiểm toán vì nó là bước
cuối cùng trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán. Do vậy trong bước này, nhóm
trưởng nhóm kiểm toán thực hiện kiểm tra lại giấy tờ làm việc của các kiểm toán
viên khác, soát xét và đánh tham chiếu. Nhóm trưởng cũng đã xem xét các sự
kiện phát sinh sau ngày lập BCTC đúng theo chuẩn mực kiểm toán số 560. Chính
nhờ việc tuân thủ đúng các quy định cũng như các bước kiểm toán nên trưởng
nhóm sẽ đưa ra được ý kiến một cách xác đáng trong báo cáo kiểm toán.
3.1.3/ Về kiểm soát chất lượng
Chất lượng kiểm toán hiện nay luôn là ưu tiên hàng đầu của các công ty
kiểm toán. Đây có thể coi là một vấn đề then chốt để tạo niềm tin cho khách
hàng cũng như để cạnh tranh với các công ty khác. Chính vì vậy Chi nhánh tại
Hà Nội đã có hẳn một phòng để kiểm soát chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán.
Điều đó có thể thấy được sự chuyên môn hoá trong khâu tổ chức bộ máy của chi
nhánh A&C tại Hà Nội. Việc có một phòng kiểm soát chất lượng lập sổ và theo
dõi kiểm toán ngay từ khi chấp nhận kiểm toán khách hàng, cuối cùng là soát
xét hồ sơ đã góp phần giảm tải áp lực với Ban Giám đốc cũng như nâng cao hơn
nữa chất lượng kiểm toán. Trưởng phòng kiểm soát chất lượng là một kiểm toán

viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ và bằng cấp cao đã giúp đỡ các kiểm toán
viên thực hiện kiểm toán, hoàn thành hồ sơ đúng theo quy định về chất lượng
của công ty. Mặc dù hồ sơ kiểm toán được xem xét rất kĩ ở bộ phận kiểm soát
chất lượng nhưng trước khi phát hành ra báo cáo kiểm toán, tất cả các hồ sơ
kiểm toán đều phải trình lên Ban Giám đốc để thực hiện soát xét lần cuối. Quy
trình kiểm soát chất lượng được thực hiện một cách khoa học và qua nhiều giai
đoạn đảm bảo chất lượng kiểm toán, tạo niềm tin hơn nữa cho khách hàng.
3.2/ Đánh giá về công tác quy trình kiểm toán tiền lương nhân viên trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh A&C Hà Nội.
Chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương của A&C
được xây dựng trên cơ sở chương trình kiểm toán quốc tế của HLB nhưng được
áp dụng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp của
Việt Nam. Chương trình kiểm toán đã đảm bảo đầy đủ mục tiêu kiểm toán đối
với quy trình tiền lương nhân viên.
- Mục tiêu kiểm toán chung: Kiểm toán viên xem xét các chính sách kế toán
áp dụng đối với quy trình tiền lương nhân viên đảm bảo các thông tin này phù
hợp với chế độ kế toán hiện hành như Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ, Thông tư số 82/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài
chính,… Ngoài ra kiểm toán viên còn xem xét tính nhất quán của các chính sách
kế toán, nếu có thay đổi kiểm toán viên kiểm tra xem có tuân theo chuẩn mực
kế toán VAS29 không.
- Mục tiêu hiện hữu: Kiểm toán viên thực hiện việc chọn mẫu kiểm toán.
Kiểm toán viên chọn ra một vài nhân viên trên bảng thanh toán lương để kiểm
tra hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng hạch toán tiền lương, bảng thanh
toán tiền lương xem có ký nhận hay không. Việc này giúp kiểm toán viên khảo
sát được tiền lương khống qua nhân viên khống và thời gian khống.
- Mục tiêu trọn vẹn: Thông qua hợp đồng lao động hay những quyết định về
lương cua công ty khách hàng, kiểm toán viên tính toán lại việc trích lương và
xem xét việc ghi sổ kế toán đối với tiền lương đảm bảo tất cả các nghiệp vụ về
tiền lương đều được ghi chép đầy đủ trên sổ sách cũng như trên BCTC.

- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: việc kiểm tra tính lương, hạch toán lương,
thanh toán lương, hạch toán các khoản trích theo lương... để xem đơn vị có thực
hiện đúng chế độ tài chính hiện hành không.
- Mục tiêu tính giá: Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu một số nhân viên để
kiểm tra việc tính và chi trả lương có đúng với số lương cần trả hay không. Việc
tính toán này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc lập các bản báo cáo các
khoản thuế phải nộp và các khoản phải nộp có liên quan đến tiền lương.
- Mục tiêu phân loại và trình bày: Kiểm toán viên đối chiếu số liệu trên sổ
sách với bảng lương hàng tháng đảm bảo việc phân loại chi phí lương phù hợp
(tiền lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận bán hàng, bộ phận trực
tiếp sản xuất, bộ phận sản xuất chung,…).
Ngoài ra kiểm toán viên cũng kiểm tra việc thanh toán lương sau ngày kết
thúc năm tài chính để đảm bảo các khoản phải trả người lao động tại thời điểm
cuối năm là hợp lý.
Tuy nhiên, quy trình kiểm toán của công ty vẫn còn một số hạn chế. Có thể
kể đến đó là chưa áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán, đối với
những khách hàng cũ chưa thực hiện đánh giá tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm
toán, đánh giá HTKSNB còn đơn giản.
3.3/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương nhân
viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh A&C Hà Nội
3.3.1 Kiến nghị về việc xem xét chấp nhận kiểm toán đối với những khách
hàng năm trước đã thực hiện kiểm toán

×