Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHILKO- VINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.33 KB, 26 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHILKO- VINA
1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH PHILKO - VINA
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH PHILKO VINA có tên giao dịch bằng tiếng Anh là :
PHILKO VINA INC được thành lập theo quyết định số 26A/GP-BG của ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 25/5/2005 về việc cấp Giấy phép đầu tư
thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .Trụ sở chính : xã Đức Thắng,
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Công ty được thành lập dựa trên đơn và hồ
sơ dự án của Ông Park Ji Do ( Sinh ngày 15/06/1957, số Hộ chiếu JR1801536
do Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc cấp ngày 09/08/2001; Địa chỉ :
số 1, tầng 8, tòa nhà Bosung, #891-25 Deachi-dong, Kangnam-gu, Seoul ) đã
được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang xét duyệt. PHILKO VINA có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định,
tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn của công
ty, mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
* Các hoạt động chính của công ty PHILKO VINA
- Gia công, thiết kế và sản xuất các sản phẩm may mặc và đồ da như áo
Jacket, áo gió, áo thể thao...
- Hoạt động xuất khẩu: Tất cả các loại hàng hoá sản xuất ra đều được
dùng để xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Đức, Ucraina, Đài Loan,
Hồng Kông, Liên Xô, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật....
1
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Hoạt động nhập khẩu: Công ty chú trọng tới việc nhập các máy móc,
trang thiết bị phục vụ cho ngành Dệt May (như máy may công nghiệp, máy
thuê, máy nhuộm, máy là, máy cắt. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công


ty là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Mexico, Nga...)
- Hoạt động tạm nhập tái xuất: bông thô, sợi, hoá chất thuốc nhuộm,
nguyên phụ liệu may (khuy, khoá, ren,...).
- Xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất...
* Công ty có 1 văn phòng đại diện ở Hà Nội. Địa chỉ P 402 tòa nhà 17T9
Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty TNHH PHILKO VINA là một Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài được thành lập tại Việt Nam vào tháng 5/2005 với tổng số vốn đầu tư
đăng ký của Công ty là 3.000.000 USD (Ba triệu đô la Mỹ), vốn pháp định là
1.500.000 USD. Mặt hàng chủ yếu của Công ty là quần áo may sẵn, quần áo
thể thao, đồ da,...sản phẩm của Công ty sau khi sản xuất được đóng gói và
xuất khẩu trực tiếp cho các nước đặt hàng. Vì mới đi vào hoạt động, bộ máy
làm việc vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng các thành viên của
Công ty đã và đang cố gắng hết mình để Công ty phát triển. Để thấy được sự
tăng trưởng của Công ty ta có thể tìm hiểu qua Báo cáo kết quả kinh doanh
năm 2006 và dự kiến năm 2007 của Công ty theo báo cáo sau:
2
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu hoạt động của công ty
Đơn vị tính : Đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1.Doanh thu bán hàng 2.623.859.277 24.234.601.729 35.554.670.000
2.Giá vốn hàng bán 4.407.186.173 17.242.076.568 26.560.707.158
3.Lợi nhuận gộp(1-2) (1.783.326.896) 6.992.525.161 8.993.962.842
4.Doanh thu hoạt động tài
chính
1.592.167 19.234.481 45.150.360.
5.Chi phí tài chính 626.435 21.447.774 28.954.495

6.Chi phí bán hàng 482.195.859 150.077.356 231.187.971
7.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
685.253.207 8.512.130.170 9.788.949.696
8.LN từ HĐKD ( 3+4-5-6-
7)
(2.949.810.230) (1.671.895.658) (1.009.978.959)
9.Thu nhập khác - 684.722.373 1.129.791.915
10.Chi phí khác 5.537 7.556.507 25.845.378
11.Lợi nhuận khác (9-10) (5.537) 677.165.866 1.103.946.537
12.Tổng lợi nhuận trước
thuế (11+8)
(2.949.815.767) (994.729.792) 93.967.578
13.Thuế TNDN hiện hành - - -
14.Lợi nhuận sau thuế
TNDN
(2.949.815.767) (994.729.792) 93.967.578
Nhìn vào Báo cáo chúng ta có thể thấy sự phát triển, vượt qua những
bước đầu khó khăn của Doanh nghiệp. Sau một năm đi vào hoạt động chính
thức, số lỗ mà Doanh nghiệp gánh chịu năm 2006 là 994,729,792 đồng, sang
năm 2007 do nỗ lực cố gắng, công ty đã thu được lợi nhuận là 93.967.578
đồng. Bên cạnh đó con số này cũng thể hiện rằng Công ty đang trong quá
trình phát triển, xâm nhập nền kinh tế thị trường. Do mới đi vào hoạt động
nên Công ty được ưu đãi chưa phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
3
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Ngoài ra thì các chỉ tiêu khác như Nguồn vốn, tổng tài sản (ngắn hạn và
dài hạn), lợi nhuận ...cũng thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp.Ta có thể
tham khảo bảng tổng hợp sau:

Đơn vị tính : Đồng
Chỉ tiêu 2006 2007
Chênh lệch
+/- %
1.Doanh thu 24.234.601.729 35.554.670.000 11.320.068.271 46,71
2.Nguồn vốn 19.072.328.956 29.433.608.060 10.361.279.104 54,3%
3.Tài sản NH 5.838.543.488 7.006.252.186 1.167.708.698 20%
4.Tài sản DH 13.233.785.468 22.427.355.874 9.193.570.406 69,5%
5.Lợi nhuậnST (994.729.792) 93.967.578 1.088.697.370
6.Số LĐBQ (người) 805 1.063 258 32,05
7.Thu nhập BQ 1
LĐ/ tháng
963.000 1.312.000 349.000 36,24
Nhìn vào số liệu bảng trên ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc của Công ty
PHILKO VINA trong năm 2007. Cụ thể như sau :
Doanh thu của Công ty năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là
11.320.068.271 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 46,71%. Sự tăng lên của
chỉ tiêu doanh thu chứng tỏ Công ty đã ngày càng khẳng định được tên tuổi
của mình trên thị trường quốc tế.
Tháng 6 và tháng 8 năm 2007, Công ty có mở thêm phân xưởng sản xuất
đồ da, máy móc thiết bị nhập nhiều. Điều này dẫn đến sự tăng vọt của giá trị
TSCĐ dài hạn, cụ thể là sang năm 2007, tổng giá trị TSCĐ dài hạn của Công
ty là 22.427.355.874 đồng.
Đồng thời với việc TSCĐ dài hạn tăng lên thì Nguồn vốn Công ty cũng
tăng lên đáng kể. Sự đầu tư này là một giai đoạn trong dự án phát triển của
Công ty. Mở rộng sản xuất, tăng quy mô vốn chứng tỏ Công ty đang thâm
nhập thị trường hiệu quả.
4
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán

Do mở rộng cơ cấu sản xuất, đầu tư thêm thiết bị, nhà xưởng nên số lao
động bình quân của Công ty năm 2007 đã tăng lên so với năm 2006 là 258
người, tương ứng với tốc độ tăng là 32,05%. Trong đó, số lao động trực tiếp
trung bình năm 2007 là 795 người và lao động gián tiếp trung bình là 268
người. Con số này của năm 2006 là 597 người và 208 người.
Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng của Công ty trong năm 2007 cũng
đã được cải thiện, từ lương trung bình 1công nhân 1 tháng là khoảng 963.000
đồng nay tăng lên đến 1.312.000 đồng. Điều này có thể nói lên rằng Ban quản
lý của Công ty đã tích cực chăm lo đến đời sống cho cán bộ công nhân viên,
tuy mức thu nhập chưa phải là cao nhưng với cơ cấu lao động đa số ở nông
thôn thì đây cũng là 1 khoản thu nhập khá trong gia đình họ.
1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến,
được phân chia thành các phòng, ban, phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản
xuất của Công ty. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ điều hành toàn
bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán
bộ công nhân viên của Công ty. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh Giám
đốc và các Phó giám đốc điều hành trực tiếp thủ trưởng các đơn vị, các phòng
ban chức năng. Kế toán trưởng, trưởng phòng xuất nhập khẩu trực tiếp nhận
các chỉ tiêu giao nộp Giám đốc và đến cuối kỳ kinh doanh báo cáo kết quả
của đơn vị mình cho Giám đốc. Các phòng chức năng có nhiệm vụ giúp việc
và chịu sự quản lý của Giám đốc, cung cấp các thông tin thuộc chức năng của
mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra quyết định chỉ đạo kinh doanh kịp
thời đúng đắn.
5
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
6
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
7
7
Ban Giám đốc
Phòng Hành chính Phòng XNK Phòng KD & PTTTPhòng Kế toán
Phòng cắt Phòng IN thêuPhòng giác mẫu
Phân xưởng da
Xưởng may
Phân xưởng vải
Phòng kỹ thuật
Đóng gói
Phòng giác mẫuPhòng cắtPhòng in thêu
Tổ bảo vệ
Đóng gói
Xưởng may
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
HĐQT
8
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
* Giám đốc
Người có quyền hạn trách nhiệm cao nhất trong Công ty về mọi mặt sản
xuất kinh doanh. Giám đốc đại diện cho mọi trách nhiệm và quyền lợi của Công
ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan, điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Nhiệm vụ của Giám đốc :
- Nhận vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Hội đồng quản
trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam giao cho để
xây dựng, sử dụng và phát triển Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển
vốn.

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đầu tư liên
doanh, đề án tổ chức quản lý Công ty.
- Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty
- Ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiên
lương phù hợp với quy định của Công ty.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước toàn bộ cán
bộ, công nhân viên, cơ quan hữu quan khác theo quy định.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát do Hội đồng quản trị bầu ra và
do chính phủ, các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định theo pháp
luật
* Phó giám đốc
Các Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc điều hành công việc
Công ty theo sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc và Hội đồng quản trị về những công việc được giao.
Công ty PHILKO VINA có ba Phó giám đốc : Phó giám đốc sản xuất
điều hành các công việc liên quan đến sản xuất của Công ty; Phó giám đốc kinh
9
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
doanh điều hành các công việc liên quan đến tinh hình kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm của Công ty; Phó giám đốc quản lý chung.
Các Phó giám đốc có nhiệm vụ:
- Trực tiếp phụ trách sản xuất, quản lý và chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch hàng
năm, hàng tháng, từng lô hàng phải đảm báo số lượng, chất lượng và thời
gian giao hàng...
- Giám sát quản lý kỹ thuật, định mức sản xuất, xây dựng đơn giá cho từng tiểu
tác, tổ chức việc duyệt đơn giá cho từng tiểu tác.
- Tổ chức việc kiểm tra nâng cao tay nghề công nhân hàng năm.
- Quản lý thiết bị, có kế hoạch định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị
- Phụ trách công tác an ninh, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy...

- Nhận nhiệm vụ, uỷ quyền của Giám đốc.
- Có quyền điều hành các phòng ban, phân xưởng, giao quyền cho các giám
đốc phân xưởng và trưởng các phòng ban chức năng.
* Các phòng ban chức năng
• Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho Giám đốc những công việc sau đây
- Xây dựng nội quy và quy chế quản lý công ty
- Kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động
- Giao tiếp với các khách hàng, hướng dẫn họ đến các bộ phận khách hàng
- Tiếp nhận các thủ tục hành chính của Công ty
- Tổ chức kiểm tra tổ bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ an ninh trong
Công ty
10
10

×