Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Ứng dụng một số bài tập nâng cao thành tích sút bóng bằng mu chính diện bàn chân cho nam sinh viên hệ không chuyên giáo dục thể chất trường đại học an giang trong giờ học môn bóng đá tự chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

ĐỀ TÀI

Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao
thành tích sút bóng bằng mu chính diện
bàn chân cho nam sinh viên học mơn
bóng đá tự chọn trƣờng đại học An Giang

An Giang, năm 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Tên đề tài:

“Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao
thành tích sút bóng bằng mu chính diện bàn
chân cho nam sinh viên học mơn bóng đá tự
chọn trường đại học An Giang”

Tác giả: ThS. Văng Công Danh

An Giang, năm 2019


HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: “Ứng dụng một số bài tập nâng cao thành tích sút bóng bằng mu
chính diện bàn chân cho nam sinh viên học mơn Bóng đá tự chọn trường đại


học An Giang”, do ThS. Văng Công Danh, công tác tại Bộ môn Giáo dục thể
chất thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa
học và Đào tạo Bộ môn thông qua ngày 14/05/2019, và được Hội đồng Khoa học
và Đào tạo Trường Đại học An Giang thông qua.
Thƣ ký Hội đồng

ThS. Nguyễn Thanh Tú

Phán biện 1

Phản biện 2

ThS. Hàng Quang Thái

ThS. Trần Ngọc Hùng

Chủ tịch Hội đồng

ThS. Đinh Thị Kim Loan

AN GIANG, THÁNG 5 NĂM 2019

0


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy (Cô) đang công tác tại Bộ môn
giáo dục thể chất, Ban giám hiệu, Hội đồng Khoa học trường, đóng góp ý kiến để
chúng tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
An Giang, ngày 14 tháng 05 năm 2019

Ngƣời thực hiện

ThS. Văng Công Danh

1


LỜI CAM KẾT
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tơi.
Các số liệu trong cơng trình nghiên cứu có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới
về khoa học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác
An Giang, ngày 14 tháng 05 năm 2019
Tác giả

ThS. Văng Công Danh

2


TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Ứng dụng một số bài tập nâng cao kỹ thuật
sút bóng bằng mu chính diện bàn chân cho nam sinh viên hệ không chuyên giáo
dục thể chất trường Đại học An Giang trong giờ học Bóng đá tự chọn”. Bằng các
phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn; phương
pháp kiểm tra sư phạm; phương pháp thực nghiệm sư phạm; toán học thống kê.
Tác giả đã lựa chọn được 12 bài tập ứng dụng thực nghiệm có hiệu quả đến sự
phát triển thành tích sút bóng bằng mu chính diện bàn chân, và 2 test đánh giá
thành tích sút bóng cho nam sinh viên khơng chun Giáo dục thể chất trường
Đại học An Giang trong giờ học bóng đá tự chọn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng các bài
tập đã nghiên cứu đến sự phát triển thành tích sút bóng bằng mu chính diện bàn
chân cho nam sinh viên trường Đại học An Giang trong giờ học Bóng đá tự chọn,
qua ba tháng thực nghiệm kết quả nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng đáng kể ở
2 test kiểm tra 24.08% và 29.02%, Với kết quả này chúng tôi kiến nghị bộ môn
Giáo dục thể chất trường đại học An Giang cho phép chúng tôi bước đầu ứng
dụng một số bài tập của đề tài nghiên cứu cho sinh viên không chuyên ngành
Giáo dục thể chất trong môn học tự chọn bóng đá. Đây sẽ là cơ sở cho việc
nghiên cứu tiếp theo cho những khóa sau để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và
học của mơn bóng đá cho sinh viên.
Từ khóa: Bài tập; Sút bóng chính diện bàn chân; Kỹ thuật; Sinh viên
không chuyên

3


Abstract:
Research results of the topic "Using some advanced exercises for kick the
ball between foot techniques for male students who do not specialize in physical
education at An Giang University in hour optional football lessons". By method
of analyzing and synthesizing documents; interview method; pedagogical
examination methods; Pedagogical experiment methods; statistical mathematics.
The author chose 12 effective practical application exercises to develop the right
foot kick goal and two assessments of soccer performance for male non-physical
education students. An Giang University during optional soccer lessons.
The research results of the show that the effectiveness of the application of
research exercises has led to the successful development of kicking the ball with
the between foot for male students at An Giang University in hour optional
football lessons, In three months of experimental results, the experimental group
had a significant growth in two tests 24.08% and 29.02%. As a result of the study,

we propose that the subject of Physical Education of An Giang University allows
us to initially apply some research topics for non-major students in Physical
Education in the subject chooses football. This will be the basis for further study
of the following courses to contribute to improving the effectiveness of teaching
and learning football for students.
Keywords: Exercises; Kick the ball between foot; Technique; Nonprofessional students

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổ chức thực hiện .................................................................................Trang 25
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test ...........................................................Trang 27
Bảng 3.2: Xác định tính thơng báo của test lựa chọn ............................................Trang 28
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập .....................................................Trang 30
Bảng 3.4: Tiến trình thực nghiệm .........................................................................Trang 37
Bảng 3.5: Thành tích hai nhóm đầu năm học ........................................................Trang 38
Bảng 3.6: So sánh thành tích nhóm TN trước và sau TN .....................................Trang 38
Biểu đồ1:Thành tích trung bình các chỉ tiêu của nhóm TN trước và sau TN .......Trang 39
Bảng 3.7: So sánh thành tích nhóm ĐC trước và sau học tập ...............................Trang 39
Biểu đồ2: Thành tích trung bình các chỉ tiêu của nhóm ĐC trước và sau TL ......Trang 40
Bảng 3.8: So sánh sự tăng trưởng nhóm ĐC và TN trước và sau TN ...................Trang 40
Biểu đồ 3: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu của nhóm TN và ĐC sau TN ...................Trang 41

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TDTT
GDTC
HS.SV
VĐV
LVĐ

MCD
NC

ĐC
TN

Thể dục thể thao
Giáo dục thể chất
Học sinh sinh viên
Vận động viên
Lượng vận động
Mu chính diện
Nghiên cứu
Bóng đá
Đối chứng
Thực nghiệm

5


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 12
1.1. KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ HIỆN ĐẠI. ................................................................................. 12
1.1.1: Vai trị của kỹ thuật bóng đá .......................................................................................... 12
1.1.2. Những nét đặc trưng của kỹ thuật bóng đá. ................................................................... 13
1.2 LỢI ÍCH CỦA BĨNG ĐÁ................................................................................................... 15
1.2.1. Bóng đá bồi dưỡng cho con người về mặt ý chí, phẩm chất. ......................................... 15
1.2.2. Tập luyện bóng đá nâng cao được sức khỏe. ................................................................. 16

1.2.3. Tập luyện và thi đấu bóng đá giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa các tập
thể, các quốc gia....................................................................................................................... 16
1.3 QUY LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG, KỸ XẢO VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HUẤN
LUYỆN. ...................................................................................................................................... 16
1.3.1. Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo trong bóng đá ....................................................... 16
1.3.2. Các nguyên tắc giảng dạy huấn luyện. ........................................................................... 18
1.4 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI THANH NIÊN:............................................... 22
1.4.1 Đặc điểm về tâm lý. ................................................................................................ 22
1.4.2 Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi 18 -22. ............................................................................. 24
+ Nhận xét:........................................................................................................................... 25
1.5 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN: ................................................. 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU........................................... 28
2.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ..................................................................................... 28
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu................................................................... 28
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn: ............................................................................................... 28
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: .................................................................................... 28
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: .............................................................................. 29
2.1.5. Phương pháp toán thống kê: .......................................................................................... 29
2.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN: ................................................................................................... 31
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................... 31
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu: ...................................................................................................... 31
2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu: ..................................................................................................... 31
6


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................................... 32
3.1 GIẢI QUYẾT MỤC TIÊU 1: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG
CAO KỸ THUẬT SÚT BÓNG BẰNG MU CHÍNH DIỆN BÀN CHÂN MƠN BĨNG ĐÁ 5
NGƢỜI........................................................................................................................................ 32
3.1.1 Lựa chọn test đánh giá kỹ thuật sút bóng bằng mu chính diện bàn chân: ....................... 32

3.1.2. Xác định tính thông báo của các test.............................................................................. 34
3.1.3. Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu mơn bằng mu chính
diện cho sinh viên học mơn bóng đá tự chọn hệ không chuyên trường đại học An Giang. .... 35
3.1.3.1 Các cơ sở lựa chọn bài tập. ...................................................................................... 35
3.1.3.2. Nghiên cứu lựa chon bài tập ................................................................................... 36
3.2. GIẢI QUYẾT MỤC TIÊU 2: ỨNG DỤNG THỰC NGHIỆM. ...................................... 38
3.2.1 Phân tích cụ thể các bài tập lựa chọn .............................................................................. 38
3.2.2 Tổ chức thực nghiệm: ..................................................................................................... 41
3.2.3 Tiến trình ứng dụng thực nghiệm: .................................................................................. 41
3.3 GIẢI QUYẾT MỤC TIÊU 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI TÂP .................................. 44
3.3.1 Kết quả thành tích của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đầu năm học: ................... 44
3.3.2 Thành tích nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm: .............................................. 44
3.3.3 Thành tích nhóm đối chứng trước và sau học tập: .......................................................... 45
3.3.4 Sự tăng trưởng của hai nhóm trước và sau thực nghiệm: ............................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 48
1. KẾT LUẬN: ........................................................................................................................... 48
2. KIẾN NGHỊ: .......................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 49

7


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động Thể dục thể thao là 1 bộ phận không thể thiếu được trong đời
sống của mỗi người sự hoàn thiện về thể chất và tinh thần, giúp con người phát
triển một nhân cách toàn diện hơn về mọi mặt. Đặc biệt là những kết quả thành
tích đạt được trong thi đấu thể thao, là niềm vui, niềm tự hào của mỗi con người,
tập thể, cao hơn nữa là mỗi quốc gia nói riêng và tồn nhân loại nói chung. Khi xã
hội lồi người càng phát triển thì càng thấy sự cần thiết của TDTT và vai trị quan
trong của nó đối với đời sống con người. Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn

quý của mỗi con người, con người muốn công tác, lao động và học tập thì cần
phải có sức khỏe, mà tập luyện TDTT đem lại sức khỏe cho con người. Ngày nay
cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành trong cả nước, ngành TDTT ngày càng
phát triển, công tác giáo dục nói chung và cơng tác giáo dục sức khỏe thể chất
trong các trường từ mần non đến Đại học đã thu được nhiều kết quả, góp phần
vào việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện. [Vũ Đức Thu và cộng sự ,
1995].
Cũng như ở các môn thể thao khác, bóng đá là mơn thể thao được phát
triển rộng rãi và khá phổ biến trên tồn thế giới, nó chiếm chọn một vị trí khá
quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và giáo dục đạo đức cho con người.
Bóng đá là mơn thể thao mang tính đối kháng cao, nó được mọi người trên thế
giới u thích, nó có một sức lơi cuốn mạnh mẽ. Bóng đá không chỉ đem lại niềm
say mê, cuồng nhiệt mà tập luyện và thi đấu bóng đá cịn đem lại cho con người
có được một sức khỏe tốt, ý chí phẩm chất đạo đức tốt, tính quyết đốn, dũng
cảm, tính tập thể cao. Mặt khác, bóng đá cịn là phương tiện để giao lưu văn hóa,
tình cảm giữa con người với con người, giữa những khu vực và quốc gia, không
phân biệt tôn giáo, màu da.[Mã Tuyết Điền, 2001]
Trong những năm gần đây với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước,
bóng đá Việt Nam đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ cùng với sự khởi
sắc chung của nền thể thao nước nhà. Bóng đá Việt Nam đã dần chiếm được vị
thế trong Châu Lục qua các sự kiện đã được trong các giải bóng đá khu vực như :
huy chương bạc ở các kì SEA GAME 21, 22, 23. Vô Địch giải AFF Suzuki 2008
và đặc biệt là chiến tích liên tục của đội U23 đã làm nức lịng người dân Việt
Nam vốn có sự đam mê môn thể thao “Vua” này khi đạt giải Á quân Châu Á đầu
năm 2018, rồi thành công tiếp bước thành công vang dội, đội tuyển Olympic Việt
Nam thi đấu thành cơng và xuất sắc ngồi mong đợi của người hâm mộ khi vào
đến bán kết giải ASIAS và nằm trong 4 đội mạnh nhất Châu Á, cùng với thành
8



cơng của bóng đá ASIAS trước đó, sau 10 năm chờ đợi đội tuyển Việt Nam đã vô
địch AFF cup năm 2018, một kỳ tích nữa trong năm 2019 đội tuyển bóng đá U23
Việt Nam đã thắng vang dội kỳ phùng địch thủ U23 Thái Lan để lần thứ hai vào
vòng chung kết U23 Châu Á năm 2020 tại Thái Lan. Bên cạnh đó, bóng đá futsal
Việt Nam cũng phát triển và khơng ngừng đạt thành tích. Trên trang trang web
chính thức của Fifa ( fifa.com liên đồn bóng đá thế giới ) cho rằng, đội tuyển
futsal Việt Nam lọt vào vòng 1/8 vòng chung kết FIFA Futsal World Cup đang
diễn ra ở Colombia là một hành trình rất đáng kinh ngạc. Đây là lần đầu tiên trong
lịch sử bóng đá Việt Nam có một đội tuyển lọt vào VCK World Cup
Cũng theo FIFA.com, futsal Việt Nam có những điều rất đáng chờ đợi không
chỉ ở hiện tại mà trong tương lai gần. Thành phần dự World Cup của futsal VN có
những cầu thủ trẻ chỉ mới 20-21 tuổi đầy triển vọng như Minh Trí, Ngơ Ngọc Sơn,
Lê Quốc Nam, Trần Thái Huy và được dẫn dắt bởi những ngôi sao kỳ cựu như
Nguyễn Bảo Quân, Trần Văn Vũ… cho thấy một sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa các
thế hệ. FIFA.com nhận định “rồi đây futsal Việt Nam với những bước tiến vững chắc
như hiện nay, sẽ còn trở thành hiện tượng rất thú vị trong làng futsal thế giới”.[Kiến
thức bóng đá..aobongda123.com/futsal]

Với những thành cơng nêu trên, bóng đá Việt Nam đã tạo thêm niềm tin
mạnh mẽ về tương lai tươi sáng của bóng đá nước nhà, tạo dấu ấn và sức hút
mãnh liệt cho lực lượng thanh thiếu niên đam mê và tập luyện mơn bóng đá.
Thành tích thi đấu của mỗi đội bóng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố,
đặc biệt là trình độ kĩ thuật, chiến thuật, sự chuẩn bị về mặt thể lực, về mặt tâm
lý… Kỹ thuật bóng đá bao gồm nhiều loại: Sút bóng bằng má ngồi, má trong,
mu chính diện bàn chân, đánh đầu, khống chế …và trong rất nhiều kĩ thuật thì kĩ
thuật đá bóng bằng mu chính diện là một trong những kỹ thuật cơ bản nhất. Nó
được sử dụng trong thi đấu bởi vì kỹ thuật này có ưu điểm tạo đường bóng căng,
mạnh và gây ra nhiều khó khăn cho thủ môn đối phương, nâng cao hiệu quả ghi
bàn cho cầu thủ [Mã Tuyết Điền, 2001]
Trong chương trình giảng dạy mơn bóng đá tự chọn hệ khơng chun

GDTC trường đại học An Giang có nội dung sút bóng bằng mu chính diện bàn
chân, nội dung này là một trong những đề thi kết thúc học phần mà sinh viên hay
chọn. Qua quan sát thực tế các em sinh viên lớp bóng đá tự chọn hệ khơng
chun, trường Đại học An Giang, chúng tôi nhận thấy khả năng dứt điểm và
thực hiện kỹ thuật sút bóng bằng mu chính diện còn rất nhiều hạn chế, tỷ lệ phần
trăm đạt điểm giỏi rất thấp, đa số đạt trung bình và dưới trung bình. Thực trạng
đó là do một số ngun nhân chủ yếu sau:
9


Thứ nhất, do việc sử dụng các bài tập chưa phù hợp, các bài tập sử dụng
trong quá trình tập luyện không được liên tục và hợp lý, chưa phù hợp với
phương pháp huấn luyện và giảng dạy bóng đá hiện nay.
Thứ hai, do nội dung chương trình tính hệ thống và tính khoa học chưa sắp
xếp hợp lý, hiện nay các giáo viên trong bộ mơn bóng đá đang điều chỉnh…
Trong chương trình giảng dạy mơn bóng đá của trường, do điều kiện sân
bãi cịn khó khăn, loại hình tập luyện, chủ yếu gần như là bóng đá năm người. Do
vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài các cự ly khoảng cách là loại hình của bóng
đá năm người. Mặt khác, liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, thời gian
qua có một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu lựa chọn những bài tập với từng
đối tượng và loại hình bóng đá khác nhau. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên
cứu về ứng dụng các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật sút bóng bằng mu chính
diện cho loại hình bóng đá đang giảng dạy.
Với mục đích và lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật sút bóng bằng mu chính
diện cho nam sinh viên học mơn Bóng đá tự chọn trường Đại học An Giang”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thơng qua q trình nghiên cứu của đề tài sẽ lựa chọn một số bài tập ứng
dụng thực nghiệm nhằm nâng cao thành tích sút bóng bằng mu chính diện bàn
chân cho nam sinh viên hệ không chuyên GDTC trong giờ học mơn bóng đá tự

chọn trường đại học An Giang. Qua đó, sẽ bổ sung nội dung bài tập ứng dụng
trong chương trình giảng dạy để nâng cao chất lượng và thành tích học tập mơn
bóng đá cho sinh viên hệ không chuyên ngành GDTC trường đại học An Giang.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện mục đích của đề tài, chúng tôi đề ra các mục tiêu nghiên cứu
sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao thành tích sút
bóng bằng mu chính diện bàn chân cho nam sinh viên hệ không chuyên GDTC
trong giờ học mơn bóng đá tự chọn trường đại học An Giang.
Mục tiêu 2: Ứng dụng thực nghiệm các bài tập đã được lựa chọn
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của bài tập đã lựa chọn
ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

10


- Đối tượng nghiên cứu: Một số bài tập nâng cao thành tích sút bóng bằng
mu chính diện bàn chân cho nam sinh viên học mơn bóng đá tự chọn trường đại
học An Giang
- Khách thể nghiên cứu: Số lượng là 75 Nam sinh viên khóa 19 hệ khơng
chun trong chương trình giảng dạy mơn bóng đá năm học 2018-2019. (37 nam
nhóm thực nghiệm và 38 nam nhóm đối chứng)
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Tập trung ở nam sinh viên khóa 19 hệ không chuyên trường ĐHAG.
- Tham khảo 30 HLV, giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019.

11



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. KỸ THUẬT BĨNG ĐÁ HIỆN ĐẠI.

1.1.1: Vai trị của kỹ thuật bóng đá
Trong cơng tác giảng dạy huấn luyện bóng đá, huấn luyện kỹ thuật là cơ bản
nhất, đồng thời cũng là loại khó khăn, phức tạp nhất. Huấn luyện kỹ thuật là các
bài tập kỹ thuật, các hoạt động kỹ thuật được sắp xếp trong phần cơ bản của buổi
huấn luyện…
Kỹ thuật bóng đá là một loại hoạt động khơng có tính chu kỳ ( hoạt động có
tính chu kỳ như các kỹ thuật chạy, bơi, đi xe đạp…) trong thi đấu kỹ thuật sẽ
được sử dụng một cách có hiệu quả cao nếu VĐV có thể lực dồi dào, có thần kinh
vững vàng với sự hoạt động nhanh nhậy và chính xác của phản xạ.
Thực tế cho thấy rằng ở một số môn thể thao khác (như xe đạp, bơi, chạy…)
nếu VĐV nghỉ một thời gian, đôi khi là hàng năm, sau đó trở lại tập thì hầu hết
các động tác kỹ thuật của họ thực hiện vẫn ít sai sót. Nhưng đối với bóng đá thì
khác chỉ cần bỏ tập một thời gian ngắn thì sẽ gặp khó khăn ngay, ít nhất cũng là
mất cảm giác bóng và độ chính xác của động tác. Do đó việc tập luyện bóng đá
cần liên tục, đều đặn và ln ln với bóng. Tuy cịn nhiều ý kiến chưa thống
nhất song thực tế nhiều nước đã áp dụng tốt hình thức này như:Braxin, Áo,
Hungari… được coi là những nước có nền bóng đá điêu luyện, các buổi tập của
họ hầu như lúc nào cũng là với bóng, ngay cả trong thời gian chuẩn bị thể lực cơ
bản.
Theo một số chuyên gia bóng đá thì tập kỹ thuật với bóng là cơng việc
không phải theo mùa mà là phải thường xuyên. Tất nhiên ở mỗi thời kỳ, mỗi giai
đoạn có mức độ, phương pháp tập khác nhau. Thí dụ trong thời kỳ cơ bản bên
cạnh trọng tâm là phát triển thể lực chung vẫn cần thiết phải có phần ơn tập các
kỹ thuật từ dạng đơn giản nhất.
Trong thời kỳ chuẩn bị vào giải, tập kỹ thuật trở thành một trong những nội
dung quan trọng nhất và ngày càng phù hợp với phong cách địi hỏi của chiến
thuật tồn đội. Tuy nhiên nếu cần thiết thì vẫn phải tiến hành tập luyện kỹ thuật

cơ bản ở giai đoạn này.
Ở thời kỳ thi đấu nội dung tập kỹ thuật là nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật cá
nhân, tập kỹ thuật trong chiến thuật áp dụng. Huấn luyện viên cần chú ý đặc biệt
tới việc bồi dưỡng về tri thức kỹ thuật mới cho VĐV.
Kỹ thuật là để phục vụ cho chiến thuật. thủ môn cũng cần nắm được kỹ
thuật cơ bản của bóng đá. Khi tập kỹ thuật cơ bản( hoặc đối với người mới tập)
12


thì tốt nhất là tập theo nhóm. Trong phương pháp huấn luyện kỹ thuật loại tập kỹ
thuật với bóng “chết”, tập kỹ thuật “tại chỗ” chỉ là sự “mô phỏng” bước đầu và
mang tính chất là sửa lỗi kỹ thuật. Phần lớn kỹ thuật phải tập trong di động, tập
trong các “ miếng” chiến thuật kết hợp, phương châm là tập kỹ thuật tốc độ.
Đối với các VĐV thuộc các đội có trình độ khá thì có thể tập kỹ thuật cá
nhân theo u cầu, vị trí chơi của mình. Khuyến khích việc tập kỹ thuật theo “ tạo
phong cách riêng” nhưng không làm ảnh hưởng xấu việc tập chiến thuật chung
toàn đội.[HLV Guillaume Graechen, 2009]
Theo phương pháp huấn luyện hiện đại thì việc lựa chọn các bài tập cho
buổi tập luyện kỹ thuật phải đảm bảo ba tính chất là tính chất tăng cường, tính
biến đổi và tính lặp lại có hệ thống. Đồng thời theo một q trình giáo dục tri thức
chung là hình thành, hồn thiện và củng cố. Theo quan điểm giáo dục học và tâm
lý học thì ở đây có hai đặc tính được coi là quan trọng hơn cả đối với công tác
huấn luyện kỹ thuật đó là tính lặp lại có hệ thống. Ta lấy một thí dụ đơn giản như
tập kỹ thuật sút cầu môn nếu chỉ tiến hành đơn điệu đặt bóng “chết” ở nhiều cự ly
và sút cầu mơn thì chỉ sau mấy lần sút VĐV cảm thấy hết kích thích, bắt đầu
chán, do đó kỹ thuật thiếu chính xác. Nhưng nếu cùng với nội dung đó được biến
đổi theo một phương pháp khác nhau như: sút hạn chế, lập các tổ thi sút… thì
nhất định người tập sẽ thấy hào hứng hấp dẫn hơn. Do đó, hiệu quả sẽ nâng cao rõ
rệt, trong trường hợp lặp lại kỹ thuật (thường dễ chán) thì phương pháp này cũng cho
hiệu suất cao, kết quả tốt.[Phạm Ngọc Viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn,

Nguyễn Minh Ngọc, 2004]
Khi lựa chọn giáo án huấn luyện kỹ thuật cần ghi chính xác và điều kiện
hồn thành động tác. Có như vậy mới bắt buộc người tập làm chủ quả bóng.
Đồng thời ngay từ đầu phải chú ý tới tính tồn diện trong hoạt động kỹ thuật.
VĐV phải biết điều khiển quả bóng bằng các bộ phận của cơ thể mà đầu
tiên là thuận hai chân, ở đây thì yêu cầu các em thực hiện chân thuận do là thành
phần khơng chun.
Học kỹ thuật là q trình lâu dài, đó là cơng việc khơng thể nơn nóng, địi
hỏi kết quả nhanh chóng. Việc tiếp thu và làm “tinh xảo” kỹ thuật đòi hỏi kết hợp
nhiều nội dung và phương pháp.
1.1.2. Những nét đặc trƣng của kỹ thuật bóng đá.
Các hoạt động của bóng đá (có bóng và khơng có bóng) xét về những đặc
trưng trong ứng dụng thi đấu nói chung có thể chia ra làm sáu loại sau:

13


- Khuynh hướng hoạt động của người chơi bóng đá ( hay là kỹ thuật bóng
đá ) là ln ln được hình thành dựa trên những đặc điểm riêng về sức mạnh,
sức nhanh, sức bền…các tố chất này phải qua những thời gian tập luyện mới tạo
được và thực hiện động tác kỹ thuật cũng sẽ có tác dụng trở lại đối với đặc điểm
riêng của tố chất vận động.
- Những khả năng hoạt động tức là những đặc điểm riêng của kỹ thuật qua
thời gian mà được củng cố, được sắp đặt bằng mức ổn định lớn và sau thì được
ứng dụng trong một thời gian dài. Kỹ thuật bóng đá khơng phải là loại dễ tập
Được ở ngày một, ngày hai nhưng khi ổn định thì có thể trở thành định hình sâu
sắc.
- Đặc điểm của hoạt động bóng đá là chủ yếu dùng chân (phần ít khéo léo nhất)
để thực hiện kỹ thuật phức tạp nhất, điều này giải thích vì sao sẽ gặp khó khăn trong
cơng tác giảng dạy bước đầu (cơ bản) so với một số mơn khác.

- Các loại kỹ thuật bóng đá là những hoạt động của nghệ thuật khơng có tính
tự nhiên. Do đó nếu khơng qua tập luyện thì khơng thể thực hiện được.
- Trong khi thi đấu VĐV phải sử dụng kỹ thuật ở một “ mơi trường đặc
biệt” đó là: Luật bóng đá cho phép dùng “ thân chống thân” trong tranh chấp đôi,
tức là đối phương được trực tiếp gây cản trở tới việc thực hiện động tác kỹ thuật,
nếu trong huấn luyện không chú ý tới điều này thì khơng đạt được hiệu quả.
- Hoạt động bóng đá mà chủ yếu là trong thi đấu là hoạt động mà khó có thể
tính tốn chính xác được.
Muốn tham gia thi đấu bóng đá phải biết sử dụng kỹ thuật bóng đá ở một
mức độ nhất định nào đó. Cho nên dù là cầu thủ đã “trưởng thành” hay ở những
người mới tập vấn đề kỹ thuật phải được nhấn mạnh hàng đầu. Một cầu thủ được
coi là có trình độ kỹ thuật hiện đại, địi hỏi phải thực hiện được một số yêu cầu
sau đây:
- Biết sử dụng bóng đá thuần thục cả hai chân, biết chuyền bóng chính xác,
biết sút cầu mơn mạnh, chính xác và từ mọi phía, từ mọi khoảng cách.
- Biết kỹ thuật nhận bóng, giữ bóng với nhiều hình thức, biết thay đổi linh
hoạt trong kỹ thuật tới mức làm cho đối phương khơng thể tính tốn được là sau
đó sẽ làm gì.
- Thực hiện hoàn hảo kỹ thuật đánh đầu dù là trong chuyền bóng, phá bóng
hay tấn cơng cầu mơn.

14


- Kỹ thuật dẫn bóng và lừa bóng phải nhanh, bất ngờ và phải có những biến
đổi mới lạ.
- Phải biết tranh cướp, cản phá bóng trong sự khống chế của đối phương
bằng nhiều hình thức và có phản ứng linh hoạt sáng tạo.
Cả năm tiêu chuẩn kỹ thuật trên cần thiết đối với mọi VĐV bóng đá, kể cả
thủ mơn. Khơng ít trường hợp cả thủ mơn sẽ phải dùng các kỹ thuật đó để cứu

nguy cho khung thành hoặc tham gia tấn công những khu hoạt động ở ngồi khu
vực cấm địa.[Lý Văn Hùng, 2011]
1.2 LỢI ÍCH CỦA BĨNG ĐÁ.

Bóng đá là một mơn thể thao đặc biệt. Với sự hoạt động đa dạng, phức tạp
đòi hỏi ý chí cao, bóng đá đem lại cho người tham gia nhiều lợi ích cả về thể chất
lẫn tinh thần.
Đến với bóng đá dù với hình thức nào những người tham gia đều có những
giây phút thư giãn, sảng khối, giúp làm giảm sự mệt về tinh thần, tạo điều kiện
tốt cho cơng việc hàng ngày.
Bóng đá thơng qua các cầu thủ, đặc biệt là những cầu thủ suất sắc cho mọi
người được thưởng thức những kỹ thuật điêu luyện, những pha phối hợp ăn ý đó
là món ăn tinh thần rất bổ ích.
1.2.1. Bóng đá bồi dƣỡng cho con ngƣời về mặt ý chí, phẩm chất.
Trong q trình tập luyện và thi đấu con người thường bộc lộ những tình
cảm và cá tính một cách xác thực nhất. Những tình huống gay go, những giây
phút căng thẳng mệt mỏi, những thời điểm nghiêm trọng làm các cầu thủ thể hiện
rõ bản chất của mình, đồng thời cũng là cơ hội để họ trở nên bản lĩnh hơn, kinh
nghiệm hơn trong giải quyết các tình huống một cách đúng đắn.
Trong quá trình tập luyện và thi đấu bóng đá con người được bồi dưỡng rất
nhiều về mặt phẩm chất, ý chí. Sự tập luyện thường xuyên cùng đồng đội, lối chơi
đồng đội đã giáo dục cho cầu thủ có được ý thức tập thể cao. Tính đồng đội đã
giúp cho cầu thủ biết tương trợ nhau, biết hỗ trợ động viên trong thi đấu, từ đó
tính tổ chức được đề cao. Trong trận đấu mỗi cầu thủ được phân công nhiệm vụ ở
một vị trí nhất định đã giúp cầu thủ ln có tinh thần trách nhiệm trước tập thể.
Mặt khác để giành được thắng lợi các cầu thủ phải có tinh thần khắc phục
khó khăn, ý chí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, tính chất đối kháng mãnh liệt
của mơn bóng đá, sự yêu cầu rất cao về thể lực trong thi đấu cũng như trong tập
luyện đòi hỏi các cầu thủ phải nỗ lực ý chí cao, hơn nữa trong trường hợp khó
15



khăn cầu thủ khơng được nóng vội mà phải bình tĩnh, kiên trì và sáng suốt đưa ra
những lựa chọn ưu việt để giành lại chiến thắng.
1.2.2. Tập luyện bóng đá nâng cao đƣợc sức khỏe.
Nếu đặc trưng của hoạt động trong bóng đá là tính đối kháng khơng có chu
kỳ, cường độ vận động luôn biến đổi (từ nhỏ đến cực đại) trong một thời gian dài,
trong một không gian rộng và điều kiện môi trường khác nhau. Do đó thường
xuyên tập luyện bóng đá có thể nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực,
nâng cao khả năng vận động của cơ quan vận động cũng như khả năng chức phận
của các cơ quan trong cơ thể người tập.
1.2.3. Tập luyện và thi đấu bóng đá giúp tăng cƣờng tình hữu nghị và sự hiểu
biết giữa các tập thể, các quốc gia.
Thi đấu bóng đá cũng là một bộ phận của công tác tuyên truyền văn hóa,
văn nghệ. Sức hấp dẫn của bóng đá ngày càng lớn, quần chúng hâm mộ bóng đá
càng đơng đảo thì ảnh hưởng của nó ngày càng sâu rộng.
Thi đấu bóng đá trong nước giữa các đơn vị, trường học, xí nghiệp, hợp tác xã,
nơng trường, các tỉnh, thành…có tác dụng tốt để trao đổi, học tập lẫn nhau.
Thi đấu bóng đá quốc tế giúp tăng cường tình hữu nghị đồn kết, hiểu biết
lẫn nhau giữa các quốc gia.[Lý Văn Hùng, 2011]
1.3 QUY LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG, KỸ XẢO VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HUẤN
LUYỆN.

1.3.1. Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo trong bóng đá
Để cho cơng tác giảng dạy huấn luyện đem lại hiệu quả cao nhất cho động
tác sút bóng cầu mơn bằng mu chính diện bàn chân phải phụ thuộc vào đặc điểm
cá nhân của VĐV, đặc điểm chơi bóng của cầu thủ đó và tồn đội trong quá trình
tập luyện. Các tố chất thể lực khi thực hiện bài tập. Điểm cơ bản chính trong
giảng dạy huấn luyện là phải nắm vững cơ sở tối ưu giữa các yếu tố hình thành kỹ
năng kỹ xảo vận động, mặt khác trong yêu cầu kỹ thuật động tác cần tăng tính

biến đổi khơng ngừng sao cho phù hợp với quy luật thích ứng phát triển lại thích
ứng, lại phát triển không ngừng nâng cao hiệu quả thay đổi mục đích cho q
trình huấn luyện, thay đổi các tình huống khác nhau để nâng cao khả năng tiếp
thu bài tập của các VĐV. Thúc đẩy quá trình hình thành kỹ năng động tác và
chuyển dần thành kỹ xảo vận động, cần linh hoạt trong di chuyển tập luyện và thi
đấu, u cầu sút bóng cầu mơn nhiều, chính xác và đem lại hiệu quả nhất.

16


Trong quá trình tập luyện phải xác định rõ các giai đoạn của quá trình giảng
dạy dựa trên quy luật nhận thức và việc hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động. Đó
là điều cần đạt được trong cơng tác giảng dạy động tác và nâng cao hiệu quả huấn
luyện.
Kỹ năng động tác ở đây là mức độ nắm được mấu chốt kỹ thuật động tác và
thực hiện tốt kỹ thuật động tác. Nếu kỹ năng động tác không được củng cố liên
tục sẽ bị phá vỡ và nếu kỹ thuật lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở nên thuần thục,
nhuần nhuyễn, khi đó kỹ năng sẽ trở thành kỹ xảo vận động, thể hiện ở mức độ
thực hiện động tác một cách tự động, độ vững chắc cao.
Hiệu quả quan trọng của công tác giảng dạy huấn luyện sút cầu mơn bằng
mu chính diện nói riêng và nâng cao kỹ năng – kỹ xảo nói chung cịn phụ thuộc
vào rất nhiều đặc điểm như.
- Trạng thái sẵn sàng tiếp thu động tác của học viên, trước khi tập một bài
tập nào đó người thầy phải nắm được và xem xét người tập đã sẵn sàng tiếp thu
động tác hay chưa. Nếu chưa chuẩn bị về kinh nghiệm vận động bước đầu của
người học, các bài tập chuẩn bị, đặc biệt là các bài tập dẫn dắt, sự chuẩn bị
thường được biểu hiện bằng ba yếu tố:
+ Mức độ phát triển các tố chất thể lực.
+ Khả năng vận động của VĐV.
+ Yếu tố tâm lý và kinh nghiệm của VĐV.

- Trong giảng dạy huấn luyện để hình thành kỹ năng – kỹ xảo động tác sút
bóng cầu mơn bằng mu chính diện đạt hiệu quả cao nhất, phải nắm vững các giai
đoạn khác nhau về sư phạm và các phương pháp huấn luyện để hình thành kỹ
năng và chuyển dần thành kỹ xảo.
Nó gồm ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Dạy học ban đầu về phương pháp thực hiện động tác, thực
hiện bài tập. Nó tương ứng với việc thực hiện động tác bước đầu, có động tác
thực hiện cịn thơ, vụng về và hiệu quả thấp.
+ Giai đoạn 2: Thể hiện tiêu biểu trong các bài tập đi sâu, chi tiết hóa, trọng
tâm và yêu cầu nâng cao kỹ thuật động tác cũng như hiệu quả động tác, kết quả là
khả năng vận động chính xác, hiệu quả cao, kỹ năng chuyển dần sang kỹ xảo.
+Giai đoạn 3: Củng cố, hoàn thiện, nâng cao và áp dụng vào thi đấu với
mục đích giúp cho kỹ xảo vận động được vững chắc, ở giai đoạn này cần khắc
phục một số nhược điểm nhỏ mà người tập hay mắc phải. Điều quan trọng là
17


giảng viên phải chỉ rõ cho họ điểm yếu và sửa chữa sai lầm một cách tối ưu nhất.
Tuy nhiên phải yêu cầu các nguyên tắc giảng dạy huấn luyện sao cho
người tập có thể hồn thành bài tập một cách khác nhau nhất và hiệu quả nhất.[
Nguyễn Ngọc Mỹ, 1999]
1.3.2. Các nguyên tắc giảng dạy huấn luyện.
Trong bất kỳ một quá trình giảng dạy huấn luyện nào cũng phải tuân theo
các nguyên tắc chung là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến
nhanh, từ lượng vận động ít đến lượng vận động nhiều. Ngồi ra còn một số
nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc tự giác tích cực:
Đây là ngun tắc mang tính chủ động có tác dụng quyết định nâng cao kết
quả của người tập. Khơng những thế tự giác tích cực cịn phụ thuộc vào lịng ham
muốn, ý chí, nghị lực của VĐV, bên cạnh đó cịn những mặt khách quan tác động

vào như:
+ Khả năng nhận thức về mục đích, nhiệm vụ của quá trình tập luyện.
+ Khả năng tiếp thu tri thức khoa học và khả năng ứng dụng vào tập luyện
(trong thi đấu là chủ yếu).
Tự giác tích cực cịn phụ thuộc vào sự hứng thú, tâm lý thực hiện nó chi
phối đến tính tích cực. Người thầy phải biết khêu gợi và phát triển hứng thú tập
luyện ở nhiều mức độ nhất định bằng cách lựa chọn nội dung các bài tập cho quá
trình tập luyện phải hấp dẫn các VĐV. Các bài tập tình huống khác nhau, khơng
lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu, phải biết tạo ra cảm giác sảng khoái và
thoải mãi khi thực hiện. Biết tổ chức bài tập thì tác dụng sẽ rất cao và hiệu quả
được tăng lên. Tự giác tích cực đã trở thành nhóm nhân tố quan trọng để phát
triển hứng thú.
Nhờ vậy trong giảng dạy huấn luyện bên cạnh nhiệm vụ bồi dưỡng về tri
thức, khả năng về chun mơn thì chúng ta cịn phải làm cho VĐV hiểu đây là
một lao động nghiêm túc, đòi hỏi VĐV phải tư duy, suy luận, phải vận dụng
những kiến thức khoa học… thì mới có thể đạt được kết quả khả quan và tốt
được, chứ khơng phải là trị chơi giải trí đơn thuần.
Để học viên vượt qua được khó khăn, gian khổ trong quá trình tập luyện
thì người học ngồi tự giác tích cực cùng với lịng ham mê thì phải làm cho chính
mình có một bản lĩnh chủ động, lý trí, biết ghép mình vào khn khổ, kỷ luật tự
giác chặt chẽ.
18


 Nguyên tắc trực quan:
Là một trong những nguyên tắc đạt hiệu quả rất cao trong quá trình huấn
luyện đối với VĐV vì nó là một phương pháp đơn giản, dễ hiểu, nó khơng trừu
tượng và phức tạp. Trong q trình giảng dạy huấn luyện chúng ta phải kết hợp
tốt giữa trực quan với giảng giải thuyết trình thì kết quả sẽ tốt hơn.
Thơng thường thì trực quan ln đi trước một bước, vì nó cũng là cần thiết

hàng đầu trong công việc sửa chữa sai lầm kỹ thuật cho VĐV. Trong nguyên tắc
trực quan ở khâu giảng dạy thực hành chia làm hai giai đoạn.
- Trực quan trực tiếp: Là hình thức mà người thầy hay học viên thực hiện
kỹ thuật chuẩn và phân tích để mọi người quan sát động tác.
- Trực quan gián tiếp: Là thông qua băng đĩa, tranh ảnh, sách báo để người
thầy truyền thụ kiến thức chuyên môn cho VĐV.
Phương pháp trực quan càng phong phú bao nhiêu thì khả năng tiếp thu
động tác đem lại hiệu quả cao, sự hình thành kỹ năng – kỹ xảo và sự hình thành
biểu tượng nhanh hơn.
 Nguyên tắc hệ thống liên tục:
Nguyên tắc này đòi hỏi sự duy trì và tiếp thu động tác bài tập một cách có
hệ thống theo các giai đoạn giảng dạy và phải được tập luyện liên tục, khơng có
sự gián đoạn, khơng có sự ngắt qng. Bởi vì tập luyện liên tục thì VĐV sẽ hình
thành được hệ thống biểu tượng vận động thông qua tập luyện và vốn kiến thức
phương pháp để hình thành kỹ năng – kỹ xảo vận động.
Nếu khơng đảm bảo được tính liên tục thì những kết quả thu được trong
quá trình tập luyện sẽ bị mất đi. Chính vì thế các HLV phải sắp xếp các bài tập
thế nào để VĐV có thể tiếp thu một cách có hệ thống và theo một chu kỳ nhất
định.
 Nguyên tắc luân phiên hợp lý:
Giữa lượng vận động và quãng nghỉ, giữa tập luyện và nghỉ ngơi có mối
liên hệ chặt chẽ, tập luyện làm cho cơ thể mệt mỏi, biểu hiện là năng lượng và
khả năng vận động bị giảm sút, nghỉ ngơi giữa các lần tập, giữa các buổi tập làm
cho cơ thể hồi phục có khả năng thực hiện bài tập một cách có hiệu quả nhất.
Người thầy cần nắm được quy luật hoạt động và cho các học viên tập
luyện lượng vận động đã được hồi phục. Ở đây tùy thuộc vào mục đích và nhiệm
vụ giảng dạy mà có sự ln phiên hợp lý để có hiệu quả giảng dạy cao nhất. Cũng

19



cần tùy thuộc vào trạng thái cơ thể của người học, giai đoạn tập luyện, yêu cầu về
thể lực mà lượng vận động và lượng vận động kéo dài hay ngắn.
 Nguyên tắc củng cố nâng cao:
Ở đây muốn đề cập đến việc ngoài nâng cao kỹ thuật động tác để đem lại
hiệu quả tức thời mà ta cần chú ý đến giảng dạy một cách khá toàn diện, nâng cao
thể lực và giáo dục tình cảm, đạo đức, ý chí …đó là nền tảng cho sự phát triển
của thể dục thể thao và nâng cao hiệu quả cho quá trình giảng dạy.
Ngun tắc này địi hỏi người học phải phát hiện một cách đồng bộ nhất
tất cả các phẩm chất thể thao để phục vụ cho tập luyện và thi đấu.
 Nguyên tắc dễ tiếp thu:
Trong công tác giảng dạy, huấn luyện để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi
hỏi người HLV, giáo viên phải giành nhiều thời gian vào việc chuẩn bị giáo trình,
giáo án thật kỹ càng chi tiết. Soạn ra những bài tập phong phú cả về nội dung và
cách thức phù hợp với đối tượng tập luyện. Bài tập đặt ra càng có tính hấp dẫn lơi
cuốn bao nhiêu thì càng dễ tập và có khả năng đạt được hiệu suất cao.
Bên cạnh đó để đảm bảo tốt nguyên tắc này giáo viên phải chuẩn bị
phương tiện dụng cụ tập luyện và lựa chọn cho phù hợp nhất, điều đó cũng góp
phần làm cho người tập khả năng tiếp thu tốt hơn.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải phát huy tốt nguyên tắc hệ thống
nghĩa là phải đảm bảo tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nói
chung nguyên tắc này chỉ là một khái niệm tương đối trong quá trình giảng dạy
huấn luyện. Với người này dễ nhưng với người khác lại là khó. Nó phụ thuộc vào
khả năng đặc điểm và lứa tuổi của từng đối tượng cụ thể.
 Nguyên tắc sử dụng hợp lý lƣợng vận động:
Hoạt động trong bóng đá dù ít hay nhiều thì đều phải thông qua một khối
lượng vận động nhất định thích ứng với từng đối tượng tập luyện. Vì vậy phải chú
ý vào hai yếu tố:
- Thành phần của lượng vận động
- Lượng vận động tối đa

Thành phần của lượng vận động gồm có:
+ Cường độ bài tập: Lượng oxy tiêu thụ trong các cơ quan của cơ thể tỷ lệ
thuận với sự tăng cường độ (tăng cường độ vận động thì thời gian tăng là rất ngắn
trong các cách thức tăng cường độ vận động chóng gây mệt mỏi nhất).
20


+ Thời gian của bài tập: Tỷ lệ nghịch với tốc độ vận động. Tập luyện bóng
đá thơng thường thời gian tập một nội dung tập 20s – 2’ phụ thuộc vào tốc độ của
bài tập.
+ Thời gian nghỉ giữa các bài tập: Là nghỉ hồi phục có tính chất tạo điều
kiện trả lại oxy bị giảm quá nhanh cho các cơ quan cơ thể. Do vậy ở đây là nghỉ
tích cực. Đặc điểm hồi phục của cơ thể lúc đầu nhanh, sau chậm.
+ Số lần lặp lại: Càng nhiều, càng có khả năng tăng lượng vận động. Tuy
vậy sử dụng phương pháp này cần chú ý tới tính “ hấp dẫn” cần thiết của bài tập.
Nếu bài tập kém hấp dẫn sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả.
Lượng vận động tối đa: Khi tăng khối lượng vận động thì lúc đầu kết quả
nâng cao rõ rệt sau giảm dần, có trường hợp mất hẳn tác dụng, khi đó ta gọi là
giới hạn lượng vận động. Do vậy cần luôn kiểm tra và đánh giá giới hạn lượng
vận động bằng nhận xét chuyên môn kiểm tra y học.
 Nguyên tăc kết hợp huấn luyện chun mơn và huấn luyện tồn diện.
Trong công tác huấn luyện nguyên tắc kết hợp giữa tồn diện và nâng cao
thơng thường được sử dụng trong việc phát triển thể lực và cũng ở đây nó được
thể hiện rõ nét nhất, thực tế thì việc phát triển thể lực chuyên môn sẽ không thể
đạt kết quả cao nếu khơng lấy việc phát triển tồn diện thường xun làm cơ sở
cho nó.
Bóng đá là mơn hoạt động khơng có chu kỳ nhưng rất đa dạng. Do vậy
phát triển thể lực cùng các yếu tố khác là một cách tồn diện kết hợp với nâng cao
chun mơn là điều khơng thể thiếu, nó trở thành bắt buộc nhưng cũng cần phải
xác định đúng thế nào là toàn diện và thế nào là chuyên môn trong tất cả các lĩnh

vực của công tác huấn luyện đào tạo.
 Nguyên tắc đối xử cá biệt:
Ngun tắc này địi hỏi phải tính toán đến đặc điểm cá nhân VĐV, đặc
điểm sinh lý lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện thể lực và tâm lý…
Phải xác định được mức độ thích hợp cho các học viên khác nhau, trước
hết phải dựa vào u cầu chương trình có tổ chức tiêu chuẩn cho từng loại đối
tượng cụ thể. Trên cơ sở kế hoạch tổng kết kinh nghiệm thực tế, trước hết là
chương trình về giáo dục các tố chất cho các đối tượng cơ bản.
Yêu cầu về đặc điểm tâm sinh lý mức độ thích hợp ở mỗi lứa tuổi, mỗi
giới tính khác nhau địi hỏi tính hợp lý khác nhau, phải xác định được mức độ
hợp lý để chọn và đưa ra cấu trúc bài tập. Thời gian buổi tập phải chú ý đến
21


phương pháp kế thừa tối ưu giữa các bài tập nâng cao và độ khó bài tập, phần nội
dung của bài tập sau phải là nội dung kế thừa mà bài tập trước là nền tảng.[
Nguyễn Ngọc Mỹ, 1999]
1.4 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI THANH NIÊN:

Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, để đạt hiệu quả tốt thì người giáo
viên và HLV phải nắm chắc các đặc điểm về tâm, sinh lý của lứa tuổi; từ đó mà
áp dụng các phương pháp và các phương tiện tập luyện sao cho phù hợp với trình
độ, lứa tuổi, giới tính và trạng thái sức khoẻ; đó cũng là một trong các nhân tố
quan trọng để tác động bài tập thể chất lên cơ thể con người. Nói đến bài tập thể
chất là nói đến LVĐ, mà LVĐ bao gồm cường độ và khối lượng sẽ tác động trực
tiếp lên cơ thể người tập. Muốn có thành tích thì LVĐ là mấu chốt của việc nâng
cao thành tích cho nên việc hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi là điều
khơng thể thiếu được. Bởi vì cơ thể con người là một khối thống nhất hoàn chỉnh,
bất cứ một sự tác động nào cũng gây nên sự biến đổi trong cơ thể, cho nên phải
xác định mức độ vừa sức với người tập. LVĐ vừa sức là LVĐ khơng dễ q mà

cũng khơng khó q, nhưng địi hỏi người tập phải có sự khắc phục của ý chí để
hồn thành bài tập. Để biết được LVĐ phù hợp với các đặc điểm trên hay không
cần phải tiến hành kiểm tra theo dõi sức khỏe của người tập, trên cơ sở đó để điều
chỉnh các phương pháp tập luyện sao cho phù hợp mà không ảnh hưởng đến sức
khoẻ của người tập.[Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, TS. Trịnh Trung Hiếu,
1998]
1.4.1 Đặc điểm về tâm lý.
Tuổi thanh niên được chia làm hai thời kỳ: Giai đoạn đầu tuổi thanh niên từ
15 đến 18 tuổi (còn gọi là tuổi thanh niên mới lớn), giai đoạn hai tuổi thanh niên
từ 18 đến 22 tuổi. Đây là giai đoạn các em có sự phát triển cơ thể cân đối, hài
hịa, khỏe và đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ
thể như người lớn. Với giới hạn của đề tài nghiên cứu, nội dung phần này chủ yếu
đề cập đến những đặc điểm tâm lý của giai đoạn hai tuổi thanh niên.
Ở giai đoạn này hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp,
vai trò xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng
và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng. Đặc biệt khi thanh niên đã được
vào học tại các trường Cao đẳng, Đại học thì vai trị xã hội đã có sự thay đổi lớn,
đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc sống của họ. Hầu hết thanh niên - sinh
viên đều sống xa gia đình do vậy hầu như đã tự quyết định mọi việc, thậm chí
hồn toàn quyết định cách sống của bản thân họ. Với vị trí mới của người sinh
22


×