Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến dự định sử dụng dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 138 trang )

ðại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------

------------

LÊ HOÀNH SỬ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ðỘNG ðẾN
DỰ ðỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ MẠNG XÃ HỘI
NGHỀ NGHIỆP TRỰC TUYẾN

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009


CƠNG TRÌNH ðƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
ðẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS. TS Hồ ðức Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS. TS Trần Thành Trai
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS ðặng Trần Khánh
Luận văn thạc sĩ ñược bảo vệ tại Trường ðại học Bách Khoa, ðHQG Tp.
HCM ngày 08 tháng 09 năm 2009.
Thành phần Hội ñồng ñánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS Trần Thành Trai
2. GS. TS Hồ ðức Hùng
3. TS Nguyễn Thanh Nam


4. TS Lê Trung Chơn
5. TS ðặng Trần Khánh
Xác nhận của Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá luận văn và Bộ môn quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng ñánh giá luận văn

Bộ môn quản lý chuyên ngành


ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

-----------

---oOo---

TP. HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Lê Hồnh Sử

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 18/09/1978

Nơi sinh: ðak Lak


Chuyên ngành: Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
MSHV: 01707057
1- TÊN ðỀ TÀI:
Nghiên cứu một số yếu tố tác ñộng ñến dự ñịnh sử dụng dịch vụ mạng xã hội xã
hội nghề nghiệp trực tuyến.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
(1) Khảo sát các yếu tố chính tác ñộng ñến dự ñịnh sử dụng dịch vụ mạng xã hội
nghề nghiệp trực tuyến ở Việt Nam.
(2) Tiến hành ño lường mức độ tác động của các yếu tố đó ñến dự ñịnh sử dụng
dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp.
(3) Nghiên cứu sự khác biệt của mức ñộ tác ñộng của các yếu tố ñến dự ñịnh sử
dụng dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp theo ñặc ñiểm nhân khẩu của người sử
dụng.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

02/02/2009

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

13/07/2009

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

GS.TS Hồ ðức Hùng

Nội dung và ñề cương Luận Văn Thạc Sĩ đã được Hội ðồng Chun Ngành thơng
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


-i-

LỜI CẢM ƠN

Kết quả đạt được của luận văn ngồi sự nỗ lực của tác giả còn là kết quả của sự
giúp đỡ của các thầy, cơ, gia đình, bạn bè và ñồng nghiệp. Tác giả chân thành cảm
ơn GS.TS. Hồ ðức Hùng, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Phát Triển,
Trường ðại Học Kinh Tế TP.HCM đã có những hướng dẫn và gợi ý quan trọng về
mặt nội dung và phương pháp. Cảm ơn các thầy cô ở khoa Quản Lý Cơng Nghiệp
trường ðHBK TPHCM đã nhiệt tình giúp ñỡ trong những năm qua. Cảm ơn ba mẹ,
chị và các em, ñặc biệt là người vợ yêu quý ñã thường xun quan tâm và động viên
trong q trình thực hiện. Chân thành cảm ơn các ñồng nghiệp, các anh chị ñã và
ñang thiết kế và ñiều hành các mạng xã hội Cyvee, Caravat, VIPdatabase,
Vietbroader, Yume và Yobanbe đã có những góp ý và chia sẻ trong q trình nghiên
cứu. Cảm ơn những lời chia sẻ và ñộng viên của những người bạn ở trường ðại
Học Bách Khoa, những ñồng nghiệp ở công ty Global Cybersoft, Nhân Việt
Consulting trong suốt thời gian qua.
TP.HCM, tháng 9 năm 2009
Lê Hoành Sử
Học viên cao học
Khoa Quản Lý Công Nghiệp

ðại Học Bách Khoa TPHCM


TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu một số yếu tố tác ñộng ñến dự ñịnh sử
dụng dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp, dựa vào mô hình nghiên cứu để tiến hành
đo lường mức độ tác ñộng của các yếu tố ñó ñến dự ñịnh sử dụng mạng xã hội nghề
nghiệp, và nghiên cứu sự khác biệt về mức ñộ tác ñộng của các yếu tố ñến dự ñịnh
sử dụng dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp theo các yếu tố nhân khẩu của người sử
dụng. Nghiên cứu được tiến hành thơng qua hai giai đoạn là sơ bộ và chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính. Kết quả cho thấy,
các yếu tố tác ñộng ñến dự ñịnh sử dụng dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp gồm:
nhận thức sự hữu ích, ảnh hưởng xã hội, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro
khi sử dụng và cảm nhận sự thích thú.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc SEM
thơng qua phần mềm AMOS 16.0 với số lượng mẫu là 522. Kết quả phân tích nhân
tố khẳng định CFA cho thấy, các thang ño ñều ñạt ñược ñộ tin cậy và ñộ giá trị.
Kết quả phân tích SEM cho thấy mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường.
Các giả thuyết về các yếu tố nhận thức sự hữu ích, ảnh hưởng xã hội, nhận thức tính
dễ sử dụng, cảm nhận sự thích thú có tác động dương đến dự ñịnh sử dụng ñều ñược
chấp nhận. Còn giả thuyết nhận thức rủi ro có tác động âm đến dự định sử dụng
khơng được chấp nhận. Kết quả phân tích đa nhóm cho thấy, giới tính và tần suất sử
dụng dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp có ảnh hưởng đến mức ñộ tác ñộng của các
yếu tố nhận thức sự hữu ích, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận sự thích thú và nhận thức
tính dễ sử dụng đến dự định sử dụng dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp.
Các kết quả của nghiên cứu giúp các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp
hiểu rõ hơn về các yếu tố tác ñộng ñến dự ñịnh sử dụng của người dùng. Từ đó, có
thể định hướng việc thiết kế và phát triển các chức năng, dịch vụ ñáp ứng nhu cầu
người sử dụng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết
nhất định về sự chấp nhận sử dụng dịch vụ mạng xã hội, một dịch vụ vốn còn khá

mới ở Việt Nam.


ABSTRACT
The primary objectives of this research are to study the factors affecting the
intention to use of professional social networking services, measure the level of
influence of each factor affecting the intention to use professional social networking
services, and study the impact of demographic variables on the level of influence of
factors affecting intention to use. This research was conducted through two steps,
qualitative exploratory study and quantitative official study.
Qualitative exploratory study showed that factors affect intention to use
professional social networking services include: perceived of usefulness, social
influence, perceived ease of use, perceived risk of use and perceived enjoyment.
Official study was used structural equation modeling method via AMOS software to
analyze data with 522 responses. CFA analysis showed that measurement models
meet the reliability and validation requirements.
SEM analysis results showed that the model was fit well with market data and some
hypothesises were accepted. Hypotheses that perceived usefullness, social influence,
perceived ease of use and perceived enjoyment factors affect the intention to use
professional social networking services are supported. Hypothesis that perceived
risk affects intention to use professional social networking services is rejected. For
the impact of demographic variables, multiple group analysis results showed that
there are differences in level of influence of the factors among the groups of gender
and frequency of using professional social networking services.
The results of this study help professional social networking services providers
better understand the factors affecting intention to use professional social
networking services. So they can improve the design and development functions
and services that meet the needs of users. Besides, research results also contribute
additional basic theories of the adoption of social networking services, quite new
services in Vietnam.



Mục Lục
Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................1
1.1

Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu..................................................................1

1.2

Lý do hình thành đề tài..............................................................................2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3

1.4

Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3

1.5

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3

1.6

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ..............................................................4

1.7


Bố cục của luận văn ..................................................................................4

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................5
2.1

Giới thiệu ..................................................................................................5

2.2

Tổng quan về web2.0 và mạng xã hội .......................................................5

2.3

Các nghiên cứu thực hiện trước đây ........................................................17

2.4

Cơ sở lý thuyết và các mơ hình tham khảo ..............................................19

2.5

Mơ hình nghiên cứu ................................................................................26

2.6

Tóm tắt....................................................................................................31

Chương 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................33


3.1

Giới thiệu ................................................................................................33

3.2

Thiết kế nghiên cứu.................................................................................33

3.3

Xây dựng thang đo sơ bộ.........................................................................35

3.4

Nghiên cứu định tính...............................................................................38

3.5

Nghiên cứu định lượng............................................................................42

3.6

Tóm tắt....................................................................................................50

Chương 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................51

4.1 Giới thiệu.....................................................................................................51

4.2

Thống kê mô tả thơng tin mẫu.................................................................51

4.3

Thơng tin các biến quan sát đo lường khái niệm......................................55

4.4

ðánh giá sơ bộ thang ño..........................................................................56

4.5

Kiểm ñịnh thang ño bằng phân tích nhân tố CFA ....................................60


4.6

Kiểm định mơ hình nghiên cứu ...............................................................64

4.7

Phân tích cấu trúc ña nhóm .....................................................................71

4.8

So sánh với các nghiên cứu trước ñây .....................................................71

4.9


Tóm tắt....................................................................................................80

Chương 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................82

5.1

Giới thiệu ................................................................................................82

5.2

Tóm tắt kết quả nghiên cứu .....................................................................83

5.3

Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.......................................................85

5.4

Kiến nghị từ nghiên cứu ..........................................................................88

5.5

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................93

Tài liệu tham khảo........................................................................................TLTK-1
Phụ lục 1.


Dàn bài thảo luận tay đơi............................................................ PL1-1

Phụ lục 2.

Câu hỏi khảo sát......................................................................... PL2-1

Phụ lục 3.

Kết quả thống kê mô tả mẫu....................................................... PL3-1

Phụ lục 4.

Kết quả phân tích dữ liệu ........................................................... PL4-1


DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1. Một ví dụ về sơ đồ mạng xã hội ..............................................................7
Hình 2-2. Biểu đồ phát triển của mạng xã hội theo thời gian ...................................9
Hình 2-3. Thuyết hành ñộng hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein........................20
Hình 2-4. Thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen năm 1985..............................21
Hình 2-5. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) của Davis 1989 .........................21
Hình 2-6. Thuyết nhận thức rủi ro (PRT) của Bauer năm 1960 .............................22
Hình 2-7. Mơ hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM....................................23
Hình 2-8. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ hợp nhất UTAUT ..................................23
Hình 2-9. Mơ hình TAM mở rộng cho trường hợp World-Wide-Web...................26
Hình 2-10. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu...................................................27
Hình 2-11. Mơ hình lý thuyết và giả thuyết đề xuất...............................................31
Hình 3-1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................34
Hình 4-1. Nguồn tin biết về MXHNN ...................................................................52
Hình 4-2. Tỷ lệ nhận biết các MXHNN phổ biến ..................................................52

Hình 4-3. Kết quả phân tích CFA mơ hình tới hạn ................................................61
Hình 4-4. Kết quả SEM của mơ hình lý thuyết (chuẩn hóa). .................................65
Hình 4-5. Mơ hình khả biến ..................................................................................71
Hình 4-6. Mơ hình bất biến ...................................................................................71


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2- 1. Số thành viên của một số MXHNN......................................................11
Bảng 3- 1. Tóm tắt các giai đoạn nghiên cứu.........................................................33
Bảng 3- 2. Các chỉ số ño ñộ phù hợp của mơ hình.................................................48
Bảng 4-1. Nguồn tin biết về MXHNN………………..…………………...………52
Bảng 4-2. Tỷ lệ nhận biết các MXHNN phổ biến..................................................52
Bảng 4-3. Thời gian trung bình một lần truy cập MXHNN....................................53
Bảng 4-4. Tần suất truy cập các site MXHNN.......................................................54
Bảng 4-5. Thống kê kinh nghiệm sử dụng internet ................................................54
Bảng 4-6. Thống kê mẫu theo giới tính .................................................................54
Bảng 4-7. Thống kê mẫu theo nhóm tuổi...............................................................55
Bảng 4-8. Thống kê mẫu theo số năm kinh nghiệm làm việc.................................55
Bảng 4-9. Thống kê mẫu theo trình độ học vấn .....................................................55
Bảng 4-10. Bảng liệt kê hệ số tải nhân tố ở phân tích EFA lần thứ 2 .....................59
Bảng 4-11. Tóm tắt ước lượng các mối quan hệ trong mơ hình CFA.....................63
Bảng 4-12. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang ño ............................................64
Bảng 4-13. Kết quả kiểm ñịnh mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mơ
hình lý thuyết (chưa chuẩn hóa) ..........................................................66
Bảng 4-14. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mơ
hình lý thuyết (đã chuẩn hóa)..............................................................66
Bảng 4-15. Kết quả ước lượng bootstrap với N=1000 ...........................................67
Bảng 4-16. Tóm tắt kết quả ước lượng của quan hệ nhân quả giữa các khái niệm .68
Bảng 4-17. Sự khác biệt chỉ tiêu tương thích của 2 mơ hình ..................................72

Bảng 4-18. Mối quan hệ giữa các khái niệm..........................................................73
Bảng 4-19. Sự khác biệt chỉ tiêu tương thích của 2 mơ hình ..................................74
Bảng 4-20. Mối quan hệ giữa các khái niệm..........................................................74


Bảng 4-21. Sự khác biệt chỉ tiêu tương thích của 2 mơ hình ..................................75
Bảng 4-22. Mối quan hệ giữa các khái niệm..........................................................75
Bảng 4-23. Sự khác biệt chỉ tiêu tương thích của 2 mơ hình (khả biến và bất biến
từng phần theo mức ñộ thường xuyên sử dụng MXHNN) ...................76
Bảng 4-24. Mối quan hệ giữa các khái niệm (bất biến và khả biến từng phần theo
mức ñộ thường xuyên sử dụng MXHNN) ...........................................77
Bảng 4-25. Mức ñộ tác ñộng của các yếu tố đến dự định sử dụng (chuẩn hóa) ......86


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

C.R: Critical Ratio
CFA: Confirmative Factor Analysis
CFI: Comparative fit index
E-CAM: E-Commerce Acceptance Model
EFA: Exploratory Factor Analsysis
IFI: Incremental fit index
ML: Maximum Likelihood
MXHNN: Mạng xã hội nghề nghiệp
NFI: Normed fit index
P: Mức ý nghĩa
PE: Perceive Ease of Use
PEJ: Perceive Enjoyment
PR: Perceive Risk
PRT: Perceived Risk Theory

PU: Perceive of Usefulness
RMSEA: Root Mean Square Error of Approximation
S.E: Standard Error
SEM: Structural Equational Model
SI: Social influence
TAM: Technology Acceptance Model
TFI: Tucker-Lewis coefficient
TPB: Theory of Planned Action
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TRA: Theory of Reasoned Action
UI: Usage Intention
UTAUT: Unified Technology Acceptance and Use Technology


-1-

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1

Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu

Năm 2007 là năm có nhiều sự kiện mua lại, sát nhập của các đại gia cơng nghệ với
các mạng xã hội như Google mua Youtube và Orkut, News Corp mua MySpace,
Microsoft mua Aquantive với giá hàng tỉ đơ la. Nó đánh dấu sự phát triển và thành
cơng nhanh chóng của mạng xã hội, là dịch vụ nối kết các thành viên cùng một đặc
điểm chung nào đó như cùng sở thích, chuyên môn, mối quan tâm trên internet lại
với nhau với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt khơng gian và thời gian.
Với các dịch vụ và tính năng như chia sẻ thông tin cá nhân, chat, email, chia sẻ hình
ảnh, chia sẻ file, blog và xã luận, kết nối và quản lý mối quan hệ ñã giúp mạng xã
hội có thể phát triển số người sử dụng lên đến hàng trăm triệu người chỉ trong một

thời gian ngắn.
Các mạng xã hội nghề nghiệp trực tuyến (tiếng Anh là professional social network,
cịn được gọi ngắn gọn là mạng xã hội nghề nghiệp, sau ñây sẽ viết tắt là MXHNN)
dành cho người ñi làm, nhà kinh doanh, nhà tuyển dụng, nhà quản lý,... cũng phát
triển nhanh chóng. ðiển hình như Linkedin.com, Xing.com, Spoke.com là nơi quy
tụ các chuyên gia, các nhà kinh doanh, các nhà tuyển dụng và người tìm việc với số
thành viên lên ñến hàng chục triệu người. Mạng xã hội nghề nghiệp không chỉ dừng
lại ở phương tiện mạng internet mà ñang chuyển dần sang ñiện thoại di dộng (như
mạng Xing.com).
Ở Việt Nam, với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, đặc biệt là
internet và điện thoại di động, ngày càng có nhiều người tham gia vào các diễn ñàn,
các cộng ñồng trực tuyến và các mạng xã hội trực tuyến. Và từ năm 2007 cũng là
năm ñánh dấu sự bành trướng của các mạng xã hội lớn đã thành cơng ở các nước
khác với phiên bản nội địa hóa ở thị trường Việt Nam như CyWorld (do
SKCommunications Hàn Quốc và IDG Ventures ñầu tư), Yahoo!360, Friendster
cạnh tranh với các mạng xã hội thuần Việt như Yobanbe (Vinagame), Yume (do
VON và VinaCapital ñầu tư), Tamtay, FaceViet và VietSpace ra ñời. Một số
MXHNN như Cyvee, Caravat, Mobitee cũng ra ñời nhắm ñến những người ñi làm,


những người lãnh ñạo và quản lý. Dù mới phát triển vài năm gần ñây, các mạng xã
hội này cũng ñã thu hút ñược sự quan tâm và tham gia sử dụng của nhiều người
dùng Việt Nam.
1.2

Lý do hình thành ñề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam trong những năm gần ñây, nhiều
diễn ñàn, hiệp hội đã hình thành và phát triển như Câu Lạc Bộ CEO, Hội Doanh
Nghiệp Trẻ TP.HCM, Câu Lạc Bộ Doanh Nhân 20-30, hội MBA, và nhiều hiệp hội

chuyên ngành khác. ðiều này cho thấy nhu cầu giao lưu, kết nối giữa những người
ñi làm, những người kinh doanh, người quản lý ñể mở rộng mối quan hệ là rất lớn.
Nhằm ñáp ứng nhu cầu giao lưu, kết nối và mở rộng mối quan hệ của những đối
tượng đó, cuối năm 2007 MXHNN ñầu tiên ở Việt Nam Cyvee.com ra ñời, và chỉ
sau gần một năm ñã thu hút ñược gần hai mươi ngàn người tham gia1. ðến cuối
năm 2008, có thêm các MXHNN khác như Caravat.com, Mobitee.com cũng mới ra
ñời.
Hơn nữa, cũng như các mạng xã hội giành cho giới trẻ, các MXHNN thành công
trên thế giới cũng sẽ có phiên bản nội địa hóa ở thị trường Việt Nam. ðiều này hứa
hẹn một cuộc chạy ñua cạnh tranh không chỉ giữa các MXHNN trong nước mà cả
với các mạng xã hội lớn ở nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Efraim Turban và cộng sự (2008), nhiều mạng xã hội ñã thành công
ở thị trường Mỹ, Anh và ðức nhưng không thể cạnh tranh với các mạng xã hội nội
ñịa khi xâm nhập vào các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. ðiều
này có lẽ là do yếu tố văn hóa, tập qn của mỗi quốc gia đều có bản sắc riêng và
nó ảnh hưởng thói quen sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Mạng xã hội nghề nghiệp trực tuyến vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Các nhà cung
cấp dịch vụ MXHNN nếu khơng nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và thói quen sử
dụng của người dùng thì sẽ khó thành cơng ở Việt Nam.
Vì vậy, ñề tài này nhằm nghiên cứu các yếu tố chính tác ñộng ñến dự ñịnh sử dụng
dịch vụ MXHNN trực tuyến ở Việt Nam.
1

Nguồn: Theo báo Tuổi Trẻ ngày 09/01/2008


1.3

Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu nhằm phân tích những yếu tố chính tác động đến dự định sử dụng dịch
vụ mạng xã hội nghề nghiệp.
Dựa vào mơ hình nghiên cứu nhằm ño lường, so sánh mức ñộ tác ñộng của các yếu
tố ñến dự ñịnh sử dụng dịch vụ mạng xã hội nghề nghiệp.
Nghiên cứu sự khác biệt của mức ñộ tác ñộng của các yếu tố ñến dự ñịnh sử dụng
dịch vụ MXHNN theo các yếu tố nhân khẩu của người sử dụng.
Dựa vào kết quả nghiên cứu cũng nhằm ñưa ra những kiến nghị, ñề xuất cho các
nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nói chung và mạng xã hội nghề nghiệp nói riêng
trong việc thiết kế các tính năng, dịch vụ thích hợp cung cấp cho người sử dụng.
1.4

Phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian, nghiên cứu chỉ ñược thực hiện trong phạm vi như sau:
ðối tượng nghiên cứu: Những người làm việc có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên bao
gồm các nhân viên cơng ty hay tổ chức, người đang làm cơng tác quản lý (trưởng
nhóm, trưởng dự án, trưởng bộ phận, quản đốc, giám đốc, …).
ðịa điểm: TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Thời gian: Từ 30/01/2009~30/06/2009
1.5

Phương pháp nghiên cứu

ðề tài sẽ được thực hiện thơng qua 2 giai ñoạn: ñịnh tính và ñịnh lượng.
Giai ñoạn nghiên cứu ñịnh tính
Nghiên cứu định tính sẽ tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận tay đơi giữa người
nghiên cứu với những đối tượng cần thu thập thông tin. Nghiên cứu này nhằm khám
phá, ñiều chỉnh và bổ sung các thang ño về các yếu tố ảnh hưởng ñến dự ñịnh sử
dụng dịch vụ mạng xã hội và xây dựng bảng câu hỏi ñể khảo sát.
Giai ñoạn nghiên cứu ñịnh lượng

Nghiên cứu ñịnh lượng được thực hiện thơng qua bảng khảo sát được gửi đến từng
đối tượng được chọn lấy mẫu.
Thơng tin thu thập ñược dùng ñể ñánh giá ñộ tin cậy và ñộ giá trị của thang ño,
kiểm ñịnh thang ño bằng phương pháp phân tích nhân tố CFA, phân tích mơ hình


cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định sự phù hợp của mơ hình đề xuất, phân tích đa
nhóm và kiểm định các giả thuyết của mơ hình. Việc phân tích dữ liệu sẽ được tiến
hành thơng qua hai phần mềm SPSS và AMOS 16.
1.6

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu tổng quan về MXHNN, tìm hiểu về ñánh giá của người
sử dụng ñối với MXHNN. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguyên tắc cơ sở cho người
nghiên cứu tham khảo trong công việc hiện tại.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu tham khảo cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã
hội, ñặc biệt là MXHNN trong việc phát triển thị trường ở Việt Nam. ðó là cơ sở
tham khảo khi thiết kế các tính năng, dịch vụ MXHNN và cung cấp cho người dùng.
Kết quả nghiên cứu cũng còn là tư liệu tham khảo cho các nhà quảng cáo trực tuyến,
và các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến về hành vi người sử dụng.
1.7

Bố cục của luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu, lý do hình thành đề tài, trình bày mục tiêu,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan về web2.0 và mạng xã hội, các nghiên cứu trong và ngồi
nước đã thực hiện trước đây, cơ sở lý thuyết và các mơ hình tham khảo, mơ hình

nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết trong mơ hình.
Chương 3: Trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu ñể kiểm ñịnh thang ño,
kiểm ñịnh sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết đề ra, kết quả
nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo.
Chương 4: Thống kê thơng tin mẫu quan sát, phân tích dữ liệu và kết quả nghiên
cứu thực hiện bằng phần mềm SPSS và AMOS 16.
Chương 5: Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của
nghiên cứu, các kết luận và kiến nghị ñối với nhà quản lý. Và cuối cùng những hạn
chế của ñề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


Chương 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu
Chương 1 ñã giới thiệu tổng quan của ñề tài, chương 2 sẽ trình bày thơng tin giới
thiệu về mạng xã hội, các nghiên cứu ñã ñược thực hiện, các cơ sở lý thuyết và mơ
hình nghiên cứu trước đây. Từ đó, đề xuất mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết
của mơ hình.
Chương 2 gồm giới thiệu tổng quan về web2.0 và mạng xã hội, tóm lược các nghiên
cứu trước đây, các cơ sở lý thuyết và mơ hình tham khảo, mơ hình nghiên cứu đề
xuất và giả thuyết trong mơ hình.
2.2 Tổng quan về web2.0 và mạng xã hội
2.2.1 Cuộc cách mạng web2.0
Internet ra ñời ñược xem là một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại trong
cuộc cách mạng thơng tin thời hiện đại. Internet ñã trở thành phương tiện truyền
thông giúp nhân loại truyền ñạt và chia sẻ thông tin dễ dàng mà không bị giới hạn
bởi ranh giới ñịa lý, thời gian. Nhiều ứng dụng trên internet đã đi vào cuộc sống,
trong đó ứng dụng web đã phát triển nhanh chóng.
Xét về mặt nội dung, thế hệ Web1.0 (thế hệ web trước web2.0) là thế hệ web trong
đó nội dung của các website chủ yếu ñược cung cấp bởi nhà phát hành (tổ chức

hoặc cá nhân), vì vậy thơng tin chỉ được truyền ñạt từ nhà cung cấp ñến người dùng.
Sau ñó, nó ñược bổ sung chức năng web ñộng (dynamic) cho phép người dùng phản
hồi thông tin với nhà cung cấp. Tuy nhiên, thơng tin phản hồi thường ít và rời rạc,
vì vậy về cơ bản thông tin phần lớn là một chiều và khơng được chia sẻ rộng rãi cho
đến khi thế hệ web 2.0 ra ñời.
Khái niệm Web 2.0 ñầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly Media,
đưa ra tại hội thảo Web2.0 lần thứ nhất vào tháng 10 năm 2004. Dougherty khơng
đưa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt và đã đúc kết lại 7 đặc
tính của Web 2.0: web có vai trị nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng; tập hợp trí tuệ


cộng đồng; dữ liệu có vai trị then chốt; phần mềm ñược cung cấp ở dạng dịch vụ
web và ñược cập nhật không ngừng; phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng;
phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị; giao diện ứng dụng phong phú.
Thoạt ñầu, Web 2.0 ñược chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai trị nền
tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng 10/2005, Web
2.0 ñược nhấn mạnh ñến tính chất sâu xa hơn – yếu tố cộng ñồng.
Về cơ bản, Web 2.0 trao quyền nhiều hơn cho người dùng và tạo nên môi trường
liên kết chặt chẽ các cá nhân với nhau. Giờ ñây có nhiều ví dụ cho thấy cộng đồng
người dùng có thể đóng góp thơng tin giá trị khi họ có phương tiện thích hợp.
Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ thơng tin gì. Với số lượng
người tham gia rất lớn, ñến mức ñộ nào đó, qua q trình sàng lọc, thơng tin sẽ trở
nên vơ cùng giá trị.
Những ví dụ điển hình về sự phát triển và thành công là các website dịch vụ mạng
xã hội, ở đó mọi người có thể chia sẻ thơng tin cá nhân và mối quan hệ của mình,
chia sẻ kiến thức và ý kiến của mình, cũng như những tài nguyên như hình ảnh, âm
thanh, video clip. Những website này ñã thu hút ñến hàng trăm triệu người cùng sử
dụng và ñược xem là một “hiện tượng” của ứng dụng web trong xu thế phát triển
của web2.0
2.2.2 Mạng xã hội trực tuyến

2.2.2.1 ðịnh nghĩa mạng xã hội.
Theo ñịnh nghĩa từ Efraim Turban (2008), mạng xã hội là một cấu trúc ñược tạo nên
từ những nút (node) tượng trưng cho những cá nhân hoặc tổ chức và ñược gắn liền
bởi một hoặc nhiều liên kết (tie) tượng trưng cho các mối quan hệ xã hội thực,
chẳng hạn như quan ñiểm về giá trị, cách nhìn, ý kiến, các trao ñổi tài chính, quan
hệ bạn bè, giới tính, hay các quan hệ có tính thương mại.
Trong khoa học phân tích về mạng xã hội (social network analisys), người ta xem
các mối quan hệ xã hội như là các nút (nodes) và các liên kết (ties). Nút là các cá
nhân hay tổ chức (tác nhân) trong mạng lưới, và liên kết là những mối quan hệ giữa
các tác nhân. Mối quan hệ giữa các nút và liên kết trong mạng xã hội rất phức tạp,
có thể có nhiều loại liên kết giữa các nút với nhau. Trong nghiên cứu ở một số lĩnh


vực cho thấy mạng xã hội hoạt ñộng với nhiều cấp độ khác nhau, từ gia đình đến
cấp độ quốc gia.
Hình 2-1 là một ví dụ về một nhóm nút và liên kết trong mạng xã hội. Ở đó, quan hệ
giữa hai nút ñược biểu diễn bởi các ñường liên kết (ties) với các mức ñộ khác nhau.
Chẳng hạn như liên kết một chiều, hai chiều, tích cực(+) hoặc tiêu cực (-), hay tự
định nghĩa.

Hình 2-1. Một ví dụ về sơ ñồ mạng xã hội
2.2.2.2 Dịch vụ mạng xã hội
Dịch vụ mạng xã hội là thuật ngữ nói đến việc xây dựng các cộng ñồng trực tuyến
của những người muốn chia sẻ mối quan tâm và các hoạt ñộng với nhau, hoặc
những người quan tâm ñến việc khai thác các lợi ích và các hoạt động của người
khác. Hầu hết các dịch vụ mạng xã hội là dựa trên trang web và cung cấp một số
cách cho người dùng ñể tương tác với nhau, chẳng hạn như e-mail, blog và dịch vụ
tin nhắn tức thời (instant message). Các website cung cấp dịch vụ mạng xã hội
thường ñược gọi là các website mạng xã hội. Trong thực tế, nhiều người thường
ñánh ñồng cách gọi mạng xã hội ñể nói ñến website mạng xã hội, hay các website

cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Sự ra ñời của các website mạng xã hội ñã khuyến khích các cách thức mới ñể giao
tiếp và chia sẻ thông tin. Các trang web mạng xã hội ñang ñược sử dụng thường
xuyên của hàng triệu người trên khắp thế giới, và nó được sử dụng rộng rãi với


nhiều mục đích khác nhau từ việc giải trí như kết bạn và chia sẻ thơng tin, cho đến
mục đích giáo dục, đào tạo, chữa bệnh và mục đích thương mại.
Trong khuôn khổ luận văn này, thuật ngữ mạng xã hội ñược dùng ñể chỉ các
website mạng xã hội hay các dịch vụ mạng xã hội.
2.2.2.3 Lịch sử phát triển của dịch vụ mạng xã hội
Những website mạng xã hội ñầu tiên ñược hình thành dưới các hình thức cộng ñồng
trực tuyến như Theglobe.com (1994), Geocities.com(1994), Tripod.com(1995). Các
website này cho phép các thành viên trong cộng đồng có thể tương tác với nhau qua
các chatroom, chia sẻ thông tin cá nhân thông qua trang chủ của các thành viên (tiền
thân của hình thức blog sau này). Một số website cho phép các thành viên có thể
liên kết với nhau thơng qua ñịa chỉ mail như classmates.com(1995) và
Sixdegree.com(1997). Các thành viên có thể tạo hồ sơ cá nhân và cho phép hiển thị
để các thành viên khác nhìn thấy, từ đó có thể biết được ai có cùng quan tâm, sở
thích hay đặc điểm chung giống mình. Các thành viên có thể gửi tin nhắn với nhau
và lưu lại trong danh sách bạn bè. ðến năm 1999, với sự ra ñời của Epinions.com
cho phép các thành viên liên kết bạn bè thơng qua bạn bè trực tiếp và sự tin tưởng.
Nó không những cho phép các thành viên hiển thị “ai là bạn của ai” mà còn cho
phép các thành viên có thể quản lý được nội dung và sự kết nối trong mạng
(network) của mình.
Giữa những năm 2001 đến 2004, sự ra ñời của Cyworld, Frendster, Linkedin,
MySpace, Facebook,… là thời ñiểm thực sự bắt ñầu phát triển của các site mạng xã
hội với các chức năng và ñặc ñiểm ngày càng ñược bổ sung, thu hút nhiều người
tham gia.
Mạng xã hội trở thành một thành phần trong chiến lượt kinh doanh trên internet từ

khoảng tháng 3 năm 2005, khi Yahoo giới thiệu Yahoo!360. ðến tháng 5 năm 2005,
Tập ðoàn News Corporation mua lại MySpace với giá 580 triệu đơ la Mỹ, Sau đó,
ITV mua lại Friends United tháng 12 năm 2005. ðến tháng 9 năm 2006, MySpace
có 56 triệu người sử dụng ở Mỹ, chiếm 32% số người sử dụng internet ở Mỹ trong
thời gian đó.


Hình 2- 2 Biểu đồ phát triển của mạng xã hội theo thời gian
(Nguồn : Facebook-Report from Harvard Business School của Thomas R . E
Isenmann, Brian Feinstein)


2.2.2.4 Mạng xã hội nghề nghiệp (Professional Social Network)
Hầu hết mọi người khi nhắc ñến thuật ngữ “mạng xã hội” ñều liên tưởng ñến các
website mạng xã hội phổ biến như facebook, myspace hay youtube. Trong khi
những website này là những ví dụ tiêu biểu cho mạng xã hội nhưng chúng khơng
phải là đại diện cho tồn bộ các loại hình mạng xã hội thực sự phát triển hiện nay.
Do mới phát triển mạnh trong những năm gần ñây, các website mạng xã hội chưa
ñược thống nhất về cách phân loại một cách chính thức nào. Tuy nhiên, trên các
diễn ñàn và tạp chí nghiên cứu về mạng xã hội, ñã hình thành những cách phân loại
mạng xã hội dựa vào các tiêu chí khác nhau.
Phân loại theo mục đích sử dụng, người ta chia các website mạng xã hội với các loại
như: mạng xã hội tổng hợp (general social network), mạng xã hội chia sẻ thông tin
(sharing social network), mạng xã hội giáo dục (educational social network), mạng
xã hội nghề nghiệp (professional social network, tiếp theo sẽ viết tắt là MXHNN).
Tuy nhiên, do chức năng và ñặc ñiểm của các mạng xã hội thường thay ñổi liên tục
theo chiến lược kinh doanh của những nhà đầu tư, vì vậy sự phân loại này chỉ mang
tính chất tương đối.
Mạng xã hội nghề nghiệp là nhóm các website mạng xã hội giúp cho người dùng
tìm kiếm và nâng cao cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực của mình. Mạng

xã hội nghề nghiệp cho phép người dùng xây dựng mạng lưới nối kết những người
trong cùng lĩnh vực. Nó là nơi lưu trữ các ñịa chỉ liên lạc của các ñồng nghiệp, ñối
tác và cập nhật tự ñộng khi có người chuyển cơng việc, hoặc có sự thay đổi trong
hoạt động nghề nghiệp. Nó cũng dần hình thành một cách thức mới để người ta có
thể tìm kiếm việc làm, tự giới thiệu mình và cơng việc, cũng như giúp các doanh
nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực và tiếp thị. Mạng lưới này cịn giúp
người dùng tìm gặp lại những ñồng nghiệp cũ, những bạn bè cùng trường, cùng lớp
xưa, những người bạn ñã từng lưu ñịa chỉ mail hay họ đã lưu email của bạn. Nó cịn
cho phép người dùng tạo lập hoặc tham gia các nhóm, các câu lạc bộ nghề nghiệp
để chia sẻ thơng tin và những điều mình quan tâm. Ngịai ra nó cũng là một cách ñể
người dùng chứng minh sự tồn tại của mình trong mạng lưới nghề nghiệp.


Một số MXHNN ngày nay ñã phát triển trên nền tảng ñiện thoại di ñộng (như
Xing.com) và ñã tập hợp ñược một số lượng lớn các thành viên là người ñang làm
việc và làm kinh doanh lên ñến hàng chục triệu người. Các mạng xã hội tiêu biểu
trong nhóm này phải kể ñến Linkedin.com, Ecademy.com, Xing.com, Plaxo.com,
Spoke.com và nhiều mạng khác.
Bảng 2- 1. Số thành viên của một số MXHNN
(Nguồn: Wikipedia.org, tháng 4 năm 2009)
STT

Tên mạng xã hội

Số thành viên

1

Linkedin.com


35,000,00

2

Xing.com

6,000,000

3

Spoke.com

25,000,000

4

Plaxo.com

5,000,000

5

Ecademy.com

12,000,000

2.2.3 Tổng quan mạng xã hội ở Việt Nam
2.2.3.1 Sự phát triển của mạng xã hội
Cùng với sự phát triển của số người sử dụng internet ở Việt Nam, số lượng của các
website cung cấp dịch vụ trên internet và số người sử dụng các dịch vụ này cũng

phát triển với tốc ñộ nhanh.
Do ñặc thù là dịch vụ trên internet, mạng xã hội khơng bị giới hạn bởi địa lý hay
biên giới quốc gia. Vì vậy, một số ít người dùng ở Việt Nam cũng sớm tiếp cận và
sử dụng dịch vụ mạng xã hội lớn trên thế giới. Tuy nhiên, phải ñến giữa năm 2005
khi Yahoo giới thiệu Yahoo!360 blog bổ sung các tính năng của mạng xã hội, thì
người sử dụng Việt Nam mới thực sự bắt đầu tham gia vào mạng xã hội hỗ trợ tiếng
Việt. ðến năm 2006, hàng loạt mạng xã hội như FaceViet.com, thegioiblog.com,
thehetre.vn, tamtay.vn, vietspace.com.vn và nhiều trang khác bắt ñầu ra ñời.
Tuy nhiên, các website mạng xã hội Việt Nam thực sự ra phát triển cách rầm rộ từ
giữa năm 2007, với sự ñổ bộ của Cyworld.vn vào Việt Nam. ðây là phiên bản tiếng
Việt của mạng xã hội Cyworld.com của tập đồn SK Cummunications đã khá thành
cơng ở Hàn Quốc, Trung Quốc, ðài Loan và Mỹ. Cyworld.vn cho phép người dùng


tạo các trang web cá nhân gọi là mini-home với việc trang trí bằng các tài sản ảo
được thiết kế hình ảnh 3D rất sống động. Người dùng cịn có thể làm quen, mời gọi
những thành viên khác làm người “hàng xóm” để viếng thăm, bình luận, nhắn tin và
trao đổi với mình. Họ cũng có thể tạo và tham gia các câu lạc với các hoạt động sơi
nổi trên mạng.
Cùng khoảng thời gian với sự ra ñời của Cyworld.vn, các công ty kinh doanh dịch
vụ trực tuyến lớn ở Việt Nam cũng ñầu tư các trang mạng xã hội mới thuần Việt.
Trong đó, phải kể đến mạng xã hội Yobanbe.com của Vinagame ñầu tư. Yobanbe là
mạng xã hội thuận Việt được tích hợp trong cổng thơng tin Zing.vn. Tận dụng thế
mạnh từ một cổng thông tin lớn của Zing.vn và số lượng lớn người dùng từ các
website trò chơi trực tuyến rất phát triển của Vinagame. Yobanbe ra ñời ñược sự
hưởng ứng mạnh mẽ từ những người dùng này và nhanh chóng chiếm một vị trí
nhất định trên thị trường. Về chức năng cung cấp cho người dùng, Yobanbe có đầy
đủ các chức năng và cấu trúc gần giống như Yahoo!360. Ngồi ra, nó cho phép
người dùng có thể chuyển nội dung đang sẵn có từ Yahoo!360 sang Yobanbe. Nhờ
vậy, Yobanbe ñã cuốn hút ñược một lượng khá lớn người dùng từ Yahoo!360 vốn

ñã quen thuộc với cấu trúc và chức năng đang có. Về giao diện và màu sắc,
Yobanbe ñược thiết kế với màu sắc sặc sở hướng ñến thị hiểu của người dùng tuổi
teen (học sinh và sinh viên).
ðến giữa năm 2008, Công ty Vietnam Online Network ñầu tư và cho ra mắt mạng
xã hội thuần Việt Yume.vn. Yume cho phép người dùng có thể tạo cho mình một
trang web cá nhân thể hiện cá tính và sở thích riêng, từ đó có thể liên kết rộng rãi
với những người dùng khác một cách dễ dàng, dần hình thành nên một mạng xã hội
rộng khắp.
ðiểm nổi bật của Yume là chức năng cộng ñồng, cho phép tất cả thành viên sống ở
mọi nơi dễ dàng tìm thấy nhau, kết bạn và mở rộng các hoạt ñộng của mình.
ðầu tiên, Yume cho phép thành viên phát triển cộng đồng từ 4 nhóm chính là: địa
điểm, ngành nghề, trường học (đại học, cao đẳng) và trung học phổ thơng. Tính
năng cộng đồng này sẽ giúp người dùng dễ kết bạn với những người cùng ngành
nghề, trường học và nơi cư trú của mình. Sau đó, Yume được bổ sung các tính năng


khác cho mạng xã hội là blog, ñăng tải và chia sẻ hình ảnh, âm nhạc và video.
Yume lơi cuốn người sử dụng nhờ vào hình ảnh và việc tổ chức các sự kiện với sự
tham gia của các ngôi sao ñiện ảnh, ca nhạc. ðược quảng bá trên cổng thơng tin
Timnhanh.com.
ðối với nhóm MXHNN, giữa năm 2007 MXHNN Spokevn.com (sau đó đổi tên
thành Cyvee.com) ra đời. Chỉ ra đời trong vịng 3 tháng đã thu hút được một lượng
lớn người sử dụng là giới trí thức tham gia. ðến cuối năm 2008, website mạng xã
hội Caravat.com, do Navigos Group cũng ñược giới thiệu, thu hút thành viên là
những người lãnh đạo, quản lý của các cơng ty trong và ngồi nước Việt Nam. Sau
đó, MXHNN Mobitee.com cũng được ra ñời từ mạng việc làm Jobviet.
2.2.3.2 Mạng xã hội nghề nghiệp tiêu biểu ở Việt Nam.
Mạng xã hội nghề nghiệp Cyvee.com
Cyvee.com là MXHNN ñầu tiên ở Việt Nam, ra ñời bản thử nghiệm vào tháng 4
năm 2007 dưới tên gọi VnSpoke ñược thành lập bởi một cựu du học sinh ở Canada

và các cộng sự. Là MXHNN dành cho giới trí thức, làm kinh doanh, chun mơn ở
mọi lĩnh vực, là nơi mọi người giao lưu, kết nối, trao ñổi kiến thức, cập nhật, chia sẻ
và khám phá các cơ hội mới, CyVee.com khơng chỉ là diễn đàn mà cịn là nền móng
để xây dựng và duy trì các mối quan hệ, mở rộng quen biết và tận dụng chúng nhằm
phát triển nghề nghiệp. Vì vậy, sau khi ra mắt phiên bản thử nghiệm một tháng, ñã
thu hút hơn hai ngàn thành viên tham gia. VnSpoke ñổi tên thành Cyvee cùng với
việc Quỹ ðầu Tư Mạo Hiểm IDG ñã quyết ñịnh ñầu tư 1 triệu ñô la và trở thành ñối
tác chiến lượt.
Mạng xã hội Cyvee ñược thiết kế với phong cách ñược ñánh giá khá chuyên nghiệp,
cung cấp cho người dùng các chức năng của một MXHNN. Sau khi ñăng ký thành
viên, người dùng có thể ñăng tải một hồ sơ từ thơng tin về cá nhân, q trình học
tập, q trình cơng tác và các kinh nghiệm chun mơn, kỹ năng của mình. Các
thành viên có thể đăng lên danh sách email liên lạc của mình để mời người quen
tham gia hoặc kết nối họ vào mạng lưới mối quan hệ của mình gọi là “liên lạc trực
tiếp”. Người dùng cũng cịn có thể tìm kiếm những người ñồng hương, bạn cùng
trường, ñồng nghiệp hay những người có chun mơn về lĩnh vực nào đó và mời họ


×