Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VIỆT TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.94 KB, 44 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VIỆT
TRUNG
I. Đặc điểm chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty cổ phần xi măng Việt Trung
1.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tạị Công ty cổ
phần xi măng Việt Trung
Quá trình sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu lao động và
đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này các doanh nghiệp
phải bỏ ra một số khoản chi phí nhất định để tiến hành sản xuất. Các chi phí
phát sinh trong quá trình này được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của
doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong
quá trình hoạt động sản xuất, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.
Xét về bản chất chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp
vào đại lượng tính giá thành nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá
trình sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong
quá trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là các tư
liệu lao động, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền… Để phục
vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh thì mọi chi phí chi ra đều được biểu
hiện bằng thước đo tiền tệ và phải được hạch toán theo từng thời kỳ hàng tháng,
hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Như vậy, chi phí gắn liền với một
kỳ, là đại lượng xác định, có thể đo lường tính toán.
Phân loại kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm
xuất trong kỳ. Chi phí sản xuất ở doanh nghiệp gồm nhiều loại, mỗi loại có nội
dung, công dụng tính chất kinh tế khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thì chi
phí sản xuất được phân loại tùy theo mục đích của người sử dụng.
1.1.1. Trình bày các loại chi phí sản xuất của Công ty, đặc điểm phát sinh các
loại chi phí tương ứng trong quá trình sản xuất
1.1.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu
chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho
sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp dịch vụ, lao vụ.
Đối với vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng
tập hợp chi phí riêng biệt ( phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại
sản phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp vào đối tượng đó. Trong trường hợp
vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp trực tiếp
cho từng đối tượng được thì phải lựa chọn các tiêu thức hợp lý để tiến hành
phân bổ chúng cho các đối tượng liên quan. Chi phí nguyên vật liệu chính, nửa
thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi
phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có
thể chọn tiêu thức phân bổ là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên
vật liệu chính.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ, kế toán dử dụng
TK 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”
Kết cấu như sau:
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất
sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế dùng cho sản xuất
kinh doanh trong kỳ vào TK 154 hoặc TK 631 và chi tiết cho từng đối tượng để
tính giá thành sản phẩm.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt mức bình thường vào TK 632
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho. TK 621
không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621 TK 154
Vật liệu xuất kho sử dụng TT Kết chuyển CPNVLTT
cho sản xuất sản phẩm ( theo phương pháp KKTX )
TK 611 TK 631
Giá trị NVL xuất kho sử dụng Kết chuyển CPNVLTT

trong kỳ cho sản xuất sản phẩm ( theo phương pháp KKĐK )
( theo phương pháp KKĐK )
TK 111,112,331.. TK 133 TK 632
Thuế GTGT CPNCTT vượt trên mức
bình thường
NVL mua về sử dụng ngay
cho sản xuất sản phẩm
TK 152
NVL không sử dụng hết
cho sản xuất nhập lại kho
1.1.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán
cho công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ,
dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ
của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công thường được tập hợp trực
tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí nhân công
trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được
thì có thể tập hợp chi phí chung sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán
phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí
nhân công trực tiếp có thể là: Chi phí tiền công định mức ( hoặc kế hoạch ), giờ
công định mức hoặc thực tế, khối lượng sản
phẩm sản xuất. Các khoản trích
BHXH,BHYT,KPCĐ căn cứ vào tỷ lệ trích quy định để tính theo số tiền công đã
tập hợp hoặc phân bổ cho từng đối
tượng.
TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp ” được dùng để phản ánh chi phí
nhân công trực tiếp sản xuất trong kỳ.
Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
sản phẩm, thực hiện dịch vụ.
Bên Có: - Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ TK 154 hoặc TK 631

- Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.7: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương, phụ cấp, tiền ăn Kết chuyển CPNCTT
ca phải trả CNTTSX ( theo phương pháp KKTX )
TK 335 TK 631
Trích trước tiền lương, nghỉ Kết chuyển CPNCTT
phép của công nhân viên ( theo phương pháp KKĐK )
TK 338 TK 632
Các khoản trích về CPNCTT vượt trên
BHXH, BHYT, KPCĐ mức bình thường
1.1.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và
những chi phí phát sinh ở các phân xưởng, đội sản xuất. Trong trường hợp
doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ thì phải tiến hành
phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại thông qua các tiêu thức phân bổ
phù hợp. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627
- Chi phí sản xuất chung, kết cấu tài khoản nay như sau:
Bên Nợ:- Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên Có:- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi vào giá vốn
hàng bán trong kỳ do mức sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. TK
627 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.8: Kế toán chi phí sản xuất chung
TK 334 TK 627 TK 111,112, 152..
CF nhân viên và các khoản Các khoản thu giảm chi
BHXH, BHYT, KPCĐ PX
TK 152,153 TK 154

Chi phí vật liệu, công cụ Phân bổ, kết chuyển CPSXC
( theo phương pháp KKTX )
TK 111,112,331 TK133 TK 631
… Thuế GTGT Phân bổ, kết chuyển CPSXC
( theo phương pháp KKĐK )
Chi phí dịch vụ mua ngoài
chi phí bằng tiền khác TK632
TK 241 CPSXC cố định tính vào GVHB
Chi phí KH TSCĐ dùng cho do mức sx thực tế < mức công
sản xuất sản phẩm suất bình thường
TK 142,242,335

Chi phí phân bổ dần
Chi phí trích trước
1.1.1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp riêng từng khoản mục cần phải được
kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và giá thành sản
phẩm.
Tổng giá thành Chi phí SX Chi phí Chi phí SX
Sản phẩm = DD đầu kỳ + PS trong kỳ - DD cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành sản phẩm
đơn vị =
sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
* Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
Kế toán sử dụng TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ” để tập
hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tài khoản này có số dư bên Nợ phản
ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
* Nội dung: Tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp thông tin để tính giá
thành sản phẩm hoàn thành, lao vụ, dịch vụ.
* Kết cấu:

Bên Nợ: - Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung phát sinhtrong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ ( trường hợp
doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ )
Bên Có: - Giá thành sản xuất của sản phẩm nhập kho hoặc chuyển đi bán.
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa được.
- Trị giá vật tư, hàng hóa gia công xong nhập kho.
- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch tôánthe phương pháp kiểm kê định kỳ ).
Dư Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
- Chi phí thuê ngoài gia công chế biến chưa hoàn thành.
Sơ đồ 1.9: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
( phương pháp kê khai thường xuyên )
TK 154 TK 152,156
TK 621,622
Dư: giá trị SPDD đầu kỳ
Kết chuyển CPNVLTT Vật tư, hàng hóa gia công
CPNCTT hoàn thành nhập kho
TK 155
Giá thành sản xuất
Thành phẩm nhập kho
TK 627
Phân bổ, kết chuyển CPSXC TK 632
SP hoàn thành tiêu thụ ngay
DCK: giá trị SPDD cuối kỳ
CPSXC cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm
* Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Kế toán
phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sang TK
631 “ Giá thành sản xuất ”
Nội dung và kết cấu tài khoản náy như sau:

Bên Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ.
- Chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho kết chuyển vào TK 632
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK154
Sơ đồ 1.10: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
( theo phương pháp kiểm kê định kỳ )
TK 154 TK 631 TK154
Kết chuyển chi phí sản xuất Kết chuyển chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ
TK 621,622
Kết chuyển CPNVL, CPNCTT
TK 627 TK 632
Kết chuyển chi phí SXC Giá thành sản xuất của sản phẩm
Hoàn thành trong kỳ
1.2. Phân loại chi phí và đặc điểm cuả cách phân loại
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm, Công ty sử dụng 2 tiêu thức để phân loại chi phí.
* Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế để phân loại chi phí. Theo cách
phân loại này tại Công ty, chi phí được chia thành các yếu tố như sau:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm các nguyên liệu như đá vôi, đất
sét, quặng Barit hoặc Apatit, xỉ Pirit, thạch cao, phụ gia…
+ Chi phí về nhiên liệu động lực: Chi phí về than cám, dầu Điezen…
+ Chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trich theo lương: Bao gồm
toàn bộ số tiền phải trả cho cán bộ công nhân viên tham gia sản xuất trong kỳ và
các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu
hao, TSCĐ sử dụng cho sản xuất và chi phí sửa chữa lớn cho TSCĐ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền Công ty phải trả
cho các nhà cung cấp như điện, nước, điện thoại…

+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ chi phí bằng tiền ngoài các
khoản chi phí đã nêu trên.
* Căn cứ theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo cách phân loại
này chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm các nguyên liệu như đá
vôi, đất sét, quặng Barit hoặc Apatit, xỉ Pirit, than, thạch cao, phụ gia…
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục này bao gồm lương chính, phụ
cấp, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất
trực tiếp ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất…
+ Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí phát sinh phục vụ chung cho
quá trình sản xuất xi măng như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương của
công nhân viên phân xưởng, khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng, dịch vụ mua
ngoài và chi phí bằng tiền khác.
1.2.2. Nguyên tắc hạch toán chung
Tại Công ty cổ phần xi măng Việt Trung đang sử dụng phần mềm kế toán
SAS để thực hiện công việc kế toán trên máy vi tính.
Để vận hành được phần mềm kế toán, người sử dụng phải khai báo đúng
mật khẩu. Việc đặt mật khẩu này sẽ tránh người lạ xâm nhập sử dụng phá hỏng
chương trình.
Tất cả các tài khoản sử dụng tại công ty trong phần mềm kế toán SAS đều
nằm trong hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành được sửa đổi bổ sung
khi có các thông tư, quy định mới. Các tài khoản này do những người có mật
khẩu hệ thống khai báo, chống người lạ xâm nhập, sửa dữ liệu hay in các số và
báo cáo kế toán.
Các tài khoản chi tiết được mở theo các tài khoản tổng hợp và có thể mở
tối đa 6 cấp. Các phát sinh được nhập từ các tài khoản chi tiết cấp thấp nhất và
số phát sinh được tự động cộng dồn lên các tài khoản cấp trên. Khi muốn mở
chi tiết các tài khoản Click chuột vào Hệ thống tài khoản trên thanh công cụ
của chương trình.
Chương trình hoạt động theo hình thức Nhật ký chung nên các chứng từ

được nhập thống nhất trên 1 cửa sổ Nhập chứng từ theo trình tự thời gian của
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.2.3. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất
Theo chế độ tài chính hiện hành các khoản mục chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất sản phẩm tại công ty được tập hợp vào các tài khoản sau:
- TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
- TK 627: Chi phí sản xuất chung.
+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ TK 6272: Chi phí vật liệu.
+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Tại công ty không sử dụng TK 6273.
Các chỉ tiêu được tập hợp bao gồm:
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
- Khấu hao cơ bản.
Tất cả các tài khoản trên đều được mở các tài khoản chi tiết để tập hợp
chi phí cho từng phân xưởng đó là: Xưởng Nguyên liệu, Xưởng Lò Nung,
Xưởng Nghiên Xi, Xưởng đá Chẹ, kinh doanh vận tải.
1.2. Giá thành sản phẩm hoàn thành
1.2.1. Đặc điểm sản xuất và quá trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành
1.2.1.1. Đặc điểm sản xuất
Nhà máy sản xuất một loại sản phẩm duy nhất là xi măng, được sản xuất
dưới dạng xi măng bao hoặc xi măng rời. Công nghệ sản xuất xi măng của Công
ty được tiến hành theo quy trình công nghệ quản lý ISO 9001-2000.
Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy theo kiểu phức tạp, chế biến liên tục
khép kín, dây truyền sản xuất hiện đại, hoàn toàn được cơ giới hóa, một số bộ
phận được tự động hóa.

Quá trình thực hiện như sau:
* Gia công nguyên liệu
- Đá vôi: Khai thác tại mỏ đá chẹ đã được khảo sát đảm bảo chất lượng
đưa vào nghiền cấp 1 sau đó đưa trực tiếp vào nghiền cấp 2.
- Đất sét: Khai thác tại mỏ đá được khảo sát, vận chuyển thẳng bằng ôtô
về nhập kho. Sau đó sấy đất sét rồi đưa vào xilô 5.4.
- Than, xỉ pirit, khoáng hóa, thạch cao, phụ gia: Than chứa vào xilô 5.3,
xỉ pirit chứa cào xilô 5.2a. Khoáng đá được gia công đạp nhỏ bằng kẹp hàn
chứa ở xilô 5.2b.
* Phối hợp và nghiền nguyên vật liệu
- Các loại nguyên vật liệu, đá vôi, đất sét, than, xỉ pirit, khoáng hóa sau
khi gia công được chứa vào cụm xilô 5.
- Nguyên liệu đã được phối trộn đưa vào máy nghiền bi để nghiền thành
bột phối liệu.
* Đồng nhất phối liệu
Tại cụm xi lô 7, bột phối liệu được đồng nhất bằng hệ thống nén khí, sau
khi đồng nhất chuyển bột phối liệu sang xilô 7.7.
* Vê viên
Bột phối liệu chứa ở xilô 7.4 được vận chuyển lên máy vê viên qua hệ
thống vít tải vận thăng, cân vít tải, máy trộn 2 trục.
* Nung liệu Clinke
- Viên phối liệu từ máy vê viên qua máy rảo liệu vào lò nung.
- Công nhân vận hành hệ thống lò nung Clanke thực hiện.
* Nghiền xi măng
- Rút Clanke từ cụm xilô 9 sang bunke chứa Clanke
- Đập vận chuyển thạch cao, phụ gia đưa vào các bunke chứa
- Clanke, phụ gia, thạch cao được phối trộn theo tỷ lệ do phòng kỹ thuật-
hóa nghiệm chỉ đạo bằng hệ thống cân bằng tài điều tốc và cấp vận liệu mâm
tròn đưa vào máy nghiền.
* Đóng bao xuất xi măng rời

- Từ cụm xilô 12 bột xi măng được rút ra đóng bao, mỗi bao 50kg hoặc
xuất rời giao cho khách hàng ( lấy từ xilô 12 chứa vào xả chứa của ôtô ).
1.2.1.2. Quá trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Qua quá trình sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, Công ty có
thể đưa ra được các biện pháp góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạn giá thành
sản phẩm là nhằm nâng cao sức cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm xi măng khác
có mặt trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, công ty
luôn đặt ra yêu cầu là phải tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
một cách tốt nhất, để đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Sổ cái tài khoản
154 – chi phí dở dang sản xuất xi măng

Cụ thể ta tính được giá thành tháng 01/2007 như sau:
Tổng giá thành sản phẩm = 1.586.874.661 + 4.432.119.684 - 2.039.501.797
= 3.979.492.548 (đồng)
Trên cơ sở số liệu tính toán được ở trên, kế toán tổng hợp thực hỉện tương
tự các thao tác kết chuyển như các phần trên theo định khoản:
Thành phẩm xi măng nhập kho vào mục nhập kho:
Nợ TK 155 : 3.979.492.548
Có TK 15402 : 3.979.492.548
Bảng tính giá thành sản phẩm phản ánh giá thành của xi măng trong đó
bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm như chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
tính cho sản phẩm hoàn thành cùng với chi phí sản xuất dở dang đầu tháng và
trừ chi phí sản xuất dở dang cuối tháng.
Căn cứ vào sản lượng xi măng sản xuất được trong tháng ta sẽ tính được
giá thành đơn vị của xi măng bao theo công thức:
Giá thành Tổng giá thành thực tế
=

đơn vị Sản lượng sản xuất trong tháng
3.979.492.548;9193
Giá thành đơn vị = = 432.875,84 (đồng/tấn)
15
Nhìn chung, toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty được tiến hành như trên là khá logic và chặt chẽ. Từ việc
lập các bảng biểu, sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi phí sản xuất là khá đầy đủ đáp ứng
yêu cầu quản lý. Việc xác định đối tượng tính giá thành là hoàn toàn phù hợp
với đối tượng tập hợp chi phí; kỳ tính giá thành theo tháng là hợp lý với thực tế
sản xuất tại công ty và là cơ sở ban đầu để kế toán tập hợp đúng, đủ chi phí.
Hơn nữa việc tính giá thành theo phương pháp giản đơn cho sản phẩm là đúng
với chế độ quy định về mặt lý luận và phương pháp tính giá thành. Song, một
hạn chế cần thay đổi kịp thời là: trong bảng tính giá thành sản phẩm và tính giá
trị sản phẩm dở dang, sản phẩm dở dang của từng khoản mục chi phí không
được xác định rõ, không được thể hiện trên bảng dẫn đến khó khăn cho kế toán
khi cung cấp thông tin cụ thể là giá trị của từng khoản mục này phục vụ cho
phân tích, đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm hoàn thành
Công cụ để tiến hành phân loại là giá thành dự toán và giá thành thực tế
của từng khoản mục chi phí phát sinh trong tháng 01/2007 tại công ty. Dựa vào
mức chênh lệch và tỷ lệ % giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán của các
khoản mục chi phí, chúng ta sẽ tìm ra yếu tố và nguyên nhân cũng như định
hướng cần thiết để góp phần hạ giá thành sản phẩm, giúp công ty thu về lợi
nhuận cao nhất. Tại công ty, giá trị sản phẩm dở dang đang được xác định theo
từng phân xưởng sản xuất chứ không xác định theo từng khoản mục chi phí.
Tuy nhiên, căn cứ vào quy trình công nghệ, căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh
của từng khoản mục chi phí trong kỳ trước, căn cứ vào đơn giá lương khoán tại
công ty, căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công…hàng tháng
phòng kế hoạch và phòng tài chính công ty sẽ xây dựng giá thành dự toán cho
sản phẩm để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.3: BẢNG PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
HOÀN THÀNH
Đơn vị: Đồng
STT Khoản mục
chi phí
Giá thành
kế hoạch
Giá thành
thực tế
Chênh lệch
+/- %
1 CPNVLTT 2.100.000.000 2.060.591.305 -39.402.695 - 1,91
2 CPNCTT 530.000.000 527.403.239 -2.596.761 - 0,49
3 CPSXC 1.358.000.000 1.391.498.004 33.498.004 2,47
Tổng cộng 3.988.000.000 3.979.492.548 -9.507.452 - 0,24
Giá thành thực tế giảm so với giá thành kế hoạch là 9.507.452 đồng tương
đương với mức hạ giá thành là = ( - 9.507.452 : 3.979.492.548) x 100%
= - 0,24%
Như vậy, so với giá thành định mức, giá thành sản phẩm thực tế trong
tháng 01 giảm 0,24%. Mặc dù, tỷ lệ hạ giá thành so với kế hoạch còn tương đối
thấp nhưng đây cũng là nột tín hiệu tốt trong quá trình tiết kiệm chi phí hạ giá
thành sản phẩm của công ty. Từ đó, công ty có thể có những kế hoạch sản xuất
phù hợp hơn góp phần nâng cao hiệu quả hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản
phẩm thực tế giảm so với kế hoạch là do tác động của các yếu tố sau:
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Qua bảng trên ta thấy, giá thành thực tế của khoản mục CPNVLTT giảm
so với kế hoạch là 39.402.698 đồng, tương ứng với mức hạ giá thành là:
( - 39.402.698 : 2.060.591.305 ) x 100% = - 1,91%
Như vậy, khoản mục chi phí này đã góp phần hạ giá thành sản phẩm. Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh thực tế giảm mức tương đối cao so với kế

hoạch là 1,91% do công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng có hiệu
quả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tiến hành thu mua nguyên vật liệu
hợp lý, tiết kiệm được các chi phí thu mua, kiểm soát tốt định mức chi phí. Đây
là yếu tố tích cực cần phát huy góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Qua bảng phân tích, nhận thấy, chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát
sinh trong tháng giảm so với kế hoạch là 2.596.706 đồng tương ứng với mức hạ
giá thành là ( - 2.596.761 : 527.403.239 ) x 100% = - 0,49%
Do tổng quỹ lương cơ bản, đơn giá lương không đổi, nên số giảm này
phản ánh năng suất lao động bình quân của công nhân sản xuất trong công ty đã
tăng lên. Đó là do công ty đã sử dụng hợp lý các máy móc tiên tiến, ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp cho lao động giảm, tăng năng suất, tiết
kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, công ty cần tăng cường các biện
pháp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng tăng lên so với kế
hoạch là 33.498.004 đồng, tương ứng với mức tăng là:
( 33.498.004 : 1.391.498.004 ) x 100% = 2,4%
Như vậy, khoản mục chi phí này tăng đáng kể so với kế hoạch, chứng tỏ
các phân xưởng còn sử dụng chưa hợp lý các yếu tố đầu vào. Công ty cần có
biện pháp hạ thấp khoản chi phí này trong thời gian tới như: xây dựng và quản
lý chặt chẽ định mức chi phí… để góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Nhìn chung, công ty đã hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm, nguyên
nhân giảm chủ yếu là do giảm từ khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty cần có kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất hợp lý, từ đó hạ giá thành
sản phẩm đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm góp phần nâng cao lợi
nhuận và củng cố thương hiệu trên thị trường.
1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là vấn đề đầu tiên và
đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của
doanh nghiệp sản xuất. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã

×