Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động nạo vét bùn cát đến dòng chảy sông cu đê đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.41 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------- oOo ----------

TRẦN QUỐC BẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT BÙN
CÁT ĐẾN DỊNG CHẢY SƠNG CU ĐÊ, ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng, 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------- oOo ----------

TRẦN QUỐC BẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT BÙN
CÁT ĐẾN DỊNG CHẢY SƠNG CU ĐÊ, ĐÀ NẴNG

Chun ngành
Mã số

: XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY
: 858.02.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ HUY CÔNG

Đà Nẵng, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tác giả

TRẦN QUỐC BẢO


ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn được thực hiện trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa xây dựng
cơng trình thủy tại trường Đại học Bách khoa, khóa học 2017-2019. Trong q trình học
tập và nghiên cứu hồn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ của quý thầy cô, học viên cùng lớp, đồng nghiệp cơ quan.
Đặc biệt luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Vũ Huy
Công. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới thầy hướng dẫn đã giúp đỡ, chỉ bảo, hỗ trợ học
viên trong q trình tiếp cận và hồn thiện luận văn.

Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp, bạn bè tại Công ty
TNHH MTV khai thác CTTL Quảng Ngãi, Trạm QLTN số 5 – Mộ Đức đã hỗ trợ chuyên
môn, và thời gian để luận văn được hoàn thành.
Do thời gian và kiến thức hạn chế, luận văn chắc khơng tránh khỏi thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các
nhà khoa học và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT BÙN CÁT
ĐẾN DỊNG CHẢY SƠNG CU ĐÊ, ĐÀ NẴNG.
Học viên: Trần Quốc Bảo

Chun ngành: Xây dựng cơng trình thủy

Mã số: ………Khóa: K35-CTT-QNg

Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt: Sơng Cu Đê là một dịng sơng tại phía Bắc thành phố Đà Nẵng. Một số đoạn sơng
đã xuất hiện tình trạng bồi lấp. Để giảm tình trạng bồi lấp trên sơng Cu Đê và khai thông luồng chảy,
giảm thiểu lũ lụt, chính quyền địa phương đã có kế hoạch đã tổ chức hút cát, nạo vét sông. Tuy nhiên,
đến thời điểm này, việc đánh giá một cách tổng thể các tác động của việc khai thác, nạo vét cát tại
sông Cu Đê vẫn chưa được thực hiện một cách tổng thể.
Luận văn này sẽ đưa ra kết quả đánh giá của việc nạo vét lòng dẫn ảnh hưởng đến chế độ thủy
lực dịng chảy trong sơng. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để các đơn vị chức
năng đề xuất phương án nạo vét hợp lý nhằm khai thơng điều hịa dịng chảy, ổn định lịng dẫn cho
đoạn sơng. Đề tài nghiên cứu đề cập tới vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên (cát sơng) kết hợp
nạo vét, tạo lịng dẫn thơng thống, đáp ứng u cầu thốt lũ, giao thơng thủy. Đồng thời giữ ổn định

cho đoạn sơng là hết sức có ý nghĩa về mặt khoa học và mang tính ứng dụng thực tiễn cao.
Từ khóa – Nạo vét cát; Sơng Cu Đê; Telemac; Dòng chảy.
STUDY THE EFFECT OF THE SAND DREDGING ACTIVITIES ON THE FLOW
REGIME IN CU DE RIVER IN DA NANG CITY
Abstract: Cu De is a river located in the north of Da Nang city. The deposittion process is
occuring in some parts of the river. In order to reduce this proplem in Cu De river and to to reduce
floods, the local authorities have planned to organize sand extraction and river dredging. However,
the overall assessment of the impacts of sand mining and dredging in Cu De River has not been
implemented in a comprehensive way.
This thesis showed the evaluation results of the dredging to influence the hydraulic flow
regime in the river. The research results of the thesis will be a scientific basis for functional units to
propose reasonable dredging plans in order to reduce floods and stabilize the flow for the river section.
The research topic deals with the exploitation of natural resources (river sand) combined with
dredging, creating a clear guide, meeting the requirements of flood drainage and waterway traffic.
Moreover, stabilizing the river flow is extremely meaningful and practical in terms of practical
application.
Key words – sand dredging; Cu De river; Telemac; river flow.


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 4
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu:......................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên: ................................................................................ 4

1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................ 16
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về nạo vét và khai thác cát .................................... 16
1.2.1. Q trình hình thành cát lịng sơng ............................................................... 16
1.2.2. Một số nghiên cứu về nạo vét và khai thác cát trên thế giới......................... 17
1.2.3. Một số nghiên cứu về nạo vét và khai thác cát ở Việt Nam ......................... 21
1.3. Kết luận chương 1 ............................................................................................ 21
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU ............................. 22
2.1. Các bước nghiên cứu ........................................................................................ 22
2.2. Phân tích lựa chọn mơ hình .............................................................................. 22
2.2.1. Tổng quan một số mơ hình thủy động lực và vận chuyển bùn cát phổ biến 22
2.2.2. Giới thiệu về hệ thống phần mềm Telemac .................................................. 28
2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm ................................................................................ 30
2.2.4. Lựa chọn mơ hình Telemac để giải quyết yêu cầu bài toán.......................... 31
2.2.5. Các mô đun thủy lực trong Telemac ............................................................. 31
2.2.6. Cơ sở lý thuyết phần mềm Telemac.............................................................. 33
2.2.7 Các thơng số chính trong mơ hình telemac .................................................... 38
2.3. Số liệu phục vụ nghiên cứu .............................................................................. 38
2.4. Thiết lập mơ hình ............................................................................................. 39
2.4.1. Chuẩn bị dữ liệu ............................................................................................ 40
2.4.2. Xử lý số liệu địa hình khu vực ...................................................................... 42
2.4.3. Tạo tập tin đầu vào Telemac ......................................................................... 42


v

2.4.4. Kết quả tạo lưới ............................................................................................. 42
2.4.5. Thiết lập điều kiện biên và các thơng số bài tốn ......................................... 44
2.5. Kiểm định mơ hình........................................................................................... 47
2.6. Kết luận chương 2 ............................................................................................ 48
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT ............................. 49

ĐẾN DỊNG CHẢY SƠNG CU ĐÊ ....................................................................... 49
3.1. Kịch bản tính tốn ............................................................................................ 49
3.2. Kết quả mơ phỏng ............................................................................................ 50
3.2.1. Sự thay đổi về mực nước .............................................................................. 50
3.3.2. Sự thay đổi về vận tốc, sự phân bố vận tốc................................................... 51
3.4. Kết luận chương 3 ............................................................................................ 58
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 60


vi
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Hình ảnh sơng Cu Đê nhìn từ trên cao (Google Earth) .......................................... 1
Hình 2: Lưu vực sơng Cu Đê............................................................................................... 4
Hình 3. Biểu đồ lượng mưa trung bình trạm Hịa Bắc giai đoạn 2010-2016 ...................... 9
Hình 4. Biểu đồ lượng mưa trung bình trạm Đà Nẵng giai đoạn 2010-2016.................... 10
Hình 5. Biểu đồ lượng mưa trung bình trạm Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2016 ..................... 10
Hình 6. Các vùng của lưu vực sơng................................................................................... 17
Hình 7. Hình ảnh vệ tinh từ năm 1995 và 2013 cho thấy tác động của việc khai thác cát
trên tuyến đường thủy nối liền hồ Bà Dương của Trung Quốc và sông Dương Tử (Ảnh:
Nasa Earth Observatory). .................................................................................................. 18
Hình 8. Lao động vận chuyển cát từ sông Yamuna ở Ấn Độ, nơi ngành xây dựng bùng nổ
đã dẫn đến việc khai thác cát sông bừa bãi (Ảnh: AP/Rajesh Kumar Singh) ................... 21
Hình 9. Các bước nghiên cứu mơ hình .............................................................................. 22
Hình 10: Hệ thống phần mềm TELEMAC ....................................................................... 29
Hình 11. Địa hình lịng sơng Cu Đê ................................................................................. 39
Hình 12. Sử dụng Blue Kenue để tạo lưới ........................................................................ 43
Hình 13. Kết quả tạo lưới tại một đoạn sơng Cu Đê ......................................................... 43
Hình 14. Biểu đồ lưu lượng thời điểm nghiên cứu............................................................ 44

Hình 15. Biểu đồ mực mước triều tại cầu Nam Ơ ............................................................. 45
Hình 16. Thiết lập điều kiện biên cho mơ hình ................................................................. 45
Hình 17. Mực nước thực đo và mô phỏng tại vị trí cửa ra (Cầu Nam Ơ) ......................... 47
Hình 18. Tuyến nạo vét ..................................................................................................... 49
Hình 19. Sự thay đổi mực mước ứng với các kịch bản nạo vét. ....................................... 50
Hình 20. Sự thay đổi vận tốc dòng chảy ứng với các kịch bản tính tốn. ......................... 51
Hình 21. Sự phân bố vận tốc tuyến chưa nạo vét .............................................................. 53
Hình 22. Sự phân bố vận tốc tuyến nạo vét ứng với cao trình -2.10m.............................. 53
Hình 23. Sự phân bố vận tốc tuyến nạo vét ứng với cao trình -3.0m................................ 54
Hình 24. Sự phân bố vận tốc tuyến nạo vét ứng với cao trình -3.50m.............................. 55
Hình 25. Sự phân bố vận tốc tuyến chưa nạo vét .............................................................. 55
Hình 26. Sự phân bố vận tốc tuyến nạo vét ứng với cao trình -2.10m.............................. 56
Hình 27. Sự phân bố vận tốc tuyến nạo vét ứng với cao trình -3.0m................................ 56
Hình 28. Sự phân bố vận tốc tuyến nạo vét ứng với cao trình -3.50m.............................. 57


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tọa độ các lỗ khoan .............................................................................................. 6
Bảng 2. Tốc độ gió lớn nhất ứng với tần suất thiết kế tại trạm Đà Nẵng (m/s) .................. 7
Bảng 3. Tốc độ gió trung bình tháng nhiều năm (m/s)........................................................ 8
Bảng 4. Lượng mưa năm trạm Hòa Bắc, Đà Nẵng và Cẩm Lệ ........................................... 9
Bảng 5. Lượng mưa năm trạm Hịa Bắc (mm) ................................................................... 9
Bảng 6. Lượng mưa trung bình trạm Đà Nẵng giai đoạn 2010-2016 (mm) ..................... 10
Bảng 7. Lượng mưa trung bình trạm Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2016 (mm) ....................... 10
Bảng 8. Nhiệt độ tháng trung bình, thấp nhất và cao nhất tuyệt đối (C) ........................... 11
Bảng 9. Tổng số giờ nắng tháng, năm trung bình nhiều năm (giờ) .................................. 12
Bảng 10. Độ ẩm tương đối bình quân tháng trung bình nhiều năm (%) ........................... 12
Bảng 11. Lượng bốc hơi bình quân tháng trung bình nhiều năm (mm) ............................ 12

Bảng 12. Bảng lưu lượng và mực nước hạ lưu biên triều sông Cu Đê ............................. 40
Bảng 13. Thông số lưới tính .............................................................................................. 44
Bảng 14. Các thơng số chính của mơ hình ........................................................................ 46
Bảng 15. Sự thay đổi mực mước tại các điểm quan trắc ứng với các kịch bản tính tốn. 50
Bảng 16. Sự thay đổi vận tốc tại các điểm quan trắc ứng với các kịch bản tính tốn. ...... 52
Bảng 17. Vận tốc lớn nhất xuất hiện trong vùng nghiên cứu ứng với mỗi kịch bản ........ 52


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sơng Cu Đê là một dịng sơng tại phía Bắc thành phố Đà Nẵng. Sơng có các chi
lưu chính là sơng Bắc và sông Nam bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Hai chi lưu chính
hợp lưu thành sơng Cu Đê tại Cầu Sập thơn Tà Lang xã Hịa Bắc, huyện Hịa Vang. Sơng
chảy theo hướng Tây-Đơng, qua huyện Hịa Vang và quận Liên Chiểu, rồi đổ ra biển
Đông tại cửa biển Nam Ơ, phường Hịa Hiệp Bắc, Hịa Hiệp Nam quận Liên Chiểu, cách
chân đèo Hải Vân chừng 5 km. Toàn chiều dài của sơng tính từ xã Hịa Bắc tới biển là
38 km, trong đó tới hơn 30 km tại địa phận Hòa Vang. Trên địa bàn quận Liên Chiểu, nó
cịn nhận một số chi lưu nhỏ ở hữu ngạn.

Hình 1. Hình ảnh sơng Cu Đê nhìn từ trên cao (Google Earth)
Để giảm tình trạng bồi lấp trên sơng Cu Đê và khai thơng luồng chảy, giảm thiểu lũ
lụt, chính quyền địa phương đã có kế hoạch đã tổ chức hút cát, nạo vét sông. Tuy nhiên,
đến thời điểm này, việc đánh giá một cách tổng thể các tác động của việc khai thác, nạo
vét cát tại sông Cu Đê vẫn chưa được thực hiện một cách tổng thể.
Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động nạo
vét bùn cát đến dòng chảy sông Cu Đê, Đà Nẵng” nhằm đánh giá một số ảnh hưởng của
hoạt động nạo vét bùn cát đến chế độ thủy động lực trên sông.
2. Mục tiêu nghiên cứu:



2
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đánh giá sự thay đổi chế độ thủy động lực dịng
chảy sơng Cu Đê do ảnh hưởng của hoạt động nạo vét, khai thác cát.
Thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, mục tiêu cụ thể được đặt ra là:
- Nghiên cứu hiện trạng thủy động lực sông Cu Đê;
- Đánh giá ảnh hưởng hoạt động nạo vét đến chế độ thủy động lực bằng mơ hình
tốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Chế độ thủy động lực sông Cu Đê trước và sau khi nạo vét.
- Phạm vi: Sơng Cu Đê đoạn từ huyện Hịa Vang đến cửa sông kéo dài 14km.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan: Tổng hợp các kết quả
nghiên cứu đã có trong lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp mơ hình hóa: ứng dụng mơ hình tốn đánh giá các ảnh hưởng
của việc nạo vét, khai thác cát đến chế độ thủy động lực.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Đề tài này có ý thực tiễn nhằm đưa ra kết quả đánh giá của việc khai thác cát, nạo
vét lòng dẫn ảnh hưởng đến chế độ thủy lực dịng chảy trong sơng. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để các đơn vị chức năng đề xuất phương án nạo vét hợp lý
nhằm khai thơng điều hịa dịng chảy, ổn định lịng dẫn cho đoạn sơng. Đề tài nghiên cứu
đề cập tới vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên (cát sơng) kết hợp nạo vét, tạo lịng dẫn
thơng thống, đáp ứng u cầu thốt lũ, giao thơng thủy. Đồng thời giữ ổn định cho đoạn
sông là hết sức có ý nghĩa về mặt khoa học và mang tính ứng dụng thực tiễn cao.
6. Cấu trúc của luận văn:
Cấu trúc luận văn gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận kiến nghị.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Cấu trúc của luận văn


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về nạo vét và khai thác cát
1.3 Kết luận của chương 1
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
2.1 Các bước nghiên cứu
2.2 Phân tích lựa chọn mơ hình
2.3 Số liệu phục vụ nghiên cứu
2.4 Thiết lập mơ hình
2.5 Kiểm định mơ hình
2.6 Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT ĐẾN DỊNG CHẢY
SƠNG CU ĐÊ
3.1 Kịch bản tính tốn
3.2 Kết quả mô phỏng
3.3 Kết luận chương 3
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu:
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên:

1.1.1.1. Vị trí địa lý:
Lưu vực sơng Cu Đê có diện tích khoảng 425,2km2, có tọa độ địa lý tại cửa biển từ
16 12’ đến 16013’ vĩ độ Bắc và từ 108012’đến 108012’ kinh độ Đơng. Trục chính của sơng
theo hướng Tây đổ về Đơng, phía Bắc sơng giáp đèo Hải Vân phía Nam giáp Thành phố
Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên tồn lưu vực nằm trên địa phận hành chính của xã Hịa Bắc,
huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng, Tổng diện tích đất nông nghiệp trên 350 ngàn ha và
tổng dân số trên lưu vực khoảng 1,5 triệu người.
0

Hình 2: Lưu vực sơng Cu Đê
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình:
Đà Nẵng là một thành phố ven biển, thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, được tách ra
từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ. Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có
núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy
dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm
diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (> 400), là nơi tập trung nhiều
rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái của thành phố.
Hệ thống sơng ngịi ngắn và dốc gồm hệ thống sơng Vu Gia bắt nguồn từ phía Quảng
Nam đổ ra cửa sông Hàn, Sông Cu Đê bắt nguồn vùng Tây, Tây Bắc thành phố Đà Nẵng.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập
trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng
của thành phố.


5
Địa hình lưu vực sơng Cu Đê chủ yếu là đồi núi, chiếm trên 2/3 diện tích lưu vực.
Phía Bắc, phía Tây và một phần của phía Nam của lưu vực giáp với đồi núi cao. Địa hình
thấp dần từ Tây sang Đông.
Sông Bắc nằm ở bên trái sông Cu Đê, bắt nguồn từ độ cao khoảng 800m chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Nam nằm ở bên phải sông, nhánh sông này bắt nguồn

độ cao 500m. Sông Cu Đê chảy đến vùng thấp, đồng bằng thì có hướng Tây - Đơng.
Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng, hơi dốc, thoải dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Trong khu đất có những luồng lạch nước hình thành hệ thống thoát nước tự
nhiên.
1.1.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng:
Cấu trúc địa chất chung của vùng nghiên cứu bao gồm các thành tạo địa chất theo
thứ tự từ cổ đến trẻ như sau:
- Giới Paleozoi - Hệ Orđovic-Silur: Hệ tầng Bol Atek (O-S bat): Trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng các đá của hệ tầng Bol Atek phát triển rộng rãi. Đá của hệ tầng đặc trưng bởi
sự xen kẽ các đá phiến mica, đá phiến sericit, đá phiến thạch anh-mica, đá phiến thạch anhsericit và đá phiến thạch anh-plagioclas-mica, đá phiến thạch anh-plagioclas với các lớp đá
phiến đen, các lớp quarzit.
- Giới Paleozoi - Hệ Devon: Hệ tầng Tân Lâm (D1-2 tl): Các đá của hệ tầng Tân
Lâm phân bố chủ yếu dọc sông Cu Đê, khu vực Núi Đồng Đen. Mặt cắt của hệ tầng Tân
Lâm khá ổn định gồm hai tập:
+ Tập 1: Cát kết hạt thô, cát kết chứa sạn thạch anh màu xám trắng, xám hồng, lớp
mỏng bột kết bị phiến hoá.
+ Tập 2: Cát kết, bột-cát kết bị phiến hoá xen kẽ với cát kết, đá phiến sét, đá phiến
sét sericit, các đá phiến thường có màu tím đặc trưng.
- Giới Kainozoi - Hệ Đệ tứ: Các trầm tích Đệ tứ phân bố dọc các thung lũng sông
suối và trên dải đồng bằng trước núi. Trầm tích có sự chuyển hướng rõ ràng theo hướng từ
lục địa ra biển và theo chiều xa dần các thung lũng sông.
- Magma:
+ Phức hệ Hải Vân (G/T3hv): Phức hệ Hải Vân phân bố chủ yếu ở phía Bắc thành
phố Đà Nẵng và khu vực bán đảo Sơn Trà. Tại khu vực đèo Hải Vân đá của phức hệ này
có thành phần gồm granit biotit sẫm màu dạng porphyr hạt lớn-vừa, granit hạt vừa-nhỏ và
các đại mạch granit sáng màu hạt nhỏ.
+ Phức hệ Hòa Khương (Ga, Di/J3-K1hk): Phức hệ Hòa Khương tạo các khối nhỏ
phân bố ở khu vực Hồ Khương, Hồ Vang, Đà Nẵng, có cấu tạo địa chất khá đơn giản
với thành phần phân dị gồm gabrodiorit, dioritporphyrit. Đá có màu xám sẫm, xám xanh
phớt lục, hạt nhỏ, cấu tạo khối, kiến trúc dạng porphyr.



6
Theo báo cáo khảo sát địa chất cơng trình thuộc dự án do Công ty cổ phần tư vấn
khảo sát địa chất cơng trình - thủy văn thực hiện tháng 11/2016, công tác khảo sát 18 lỗ
khoan, mỗi lỗ sâu 5,0m, tọa độ các lỗ khoan như sau (Bảng 1):
Bảng 1. Tọa độ các lỗ khoan
TT

Tên lỗ khoan

Tọa độ

1

LK1

X = 534696.99; Y = 1781791.07

2

LK2

X = 535094.51; Y = 1781778.84

3

LK3

X = 535494.40; Y = 1781744.79


4

LK4

X = 536223.13; Y = 1781364.53

5

LK5

X = 536848.13; Y = 1781676.24

6

LK6

X = 539979.49; Y = 1783410.76

7

LK7

X = 540043.36; Y = 1783512.71

8

LK8

X = 529840.17; Y = 1784756.35


9

LK9

X = 530590.39; Y = 1784721.55

10

LK10

X = 531074.59; Y = 1784666.21

11

LK11

X = 531353.17; Y = 1784280.66

12

LK12

X = 532180.95; Y = 1784140.65

13

LK13

X = 539315.47; Y = 1782753.05


14

LK14

X = 538697.74; Y = 1782325.38

15

LK15

X = 537963.97; Y = 1782420.22

16

LK16

X = 534001.64; Y = 1781873.30

17

LK17

X = 533508.46; Y = 1782126.86

18

LK18

X = 533393.75; Y = 1783595.51


Kết quả cho thấy khu vực nghiên cứu có các lớp đất đá:
- Lớp A: Cát hạt thô màu xám xanh, xám đen. Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp (A),
thành phần: Cát hạt thô màu xám xanh, xám đen. Bề dày lớp khoảng 0,5m (lỗ khoan LK1,
LK4, LK5, LK6, LK7, LK10, LK13, LK14, LK15, LK18).
- Lớp 1: Cát hạt thô lẫn sạn sỏi màu xám xanh, xám vàng. Nằm dưới lớp (A) là lớp
(1), thành phần: Cát hạt thô lẫn sạn sỏi màu xám xanh, xám vàng. Bề dày lớp khoảng 4,0m


7
(lỗ khoan LK1, LK2, LK3, LK4, LK5, LK6, LK7, LK8, LK9, LK10, LK11, LK12, LK13,
LK14, LK15, LK16, LK17, LK18).
- Lớp 2: Cuội, sỏi màu xám xanh, xám vàng. Nằm dưới lớp (1) là lớp (2) và cũng là
lớp cuối cùng của lỗ khoan, thành phần: Cuội, sỏi màu xám xanh, xám vàng. Bề dày lớp
chưa xác định tại chiều sâu khoan thăm dò (lỗ khoan LK1, LK2, LK3, LK4, LK5, LK8,
LK9, LK11, LK12, LK14, LK16, LK17, LK18).
- Lớp 3: Sạn, sỏi màu xám vàng, xám xanh. Nằm dưới lớp (2) là lớp (3) và cũng là
lớp cuối cùng của lỗ khoan, thành phần: Sạn, sỏi màu xám vàng, xám xanh. Bề dày lớp
chưa xác định tại chiều sâu khoan thăm dị (lỗ khoan LK8).
Như vậy, có thể thấy trầm tích trong khu vực khảo sát chủ yếu trầm tích sơng bao
gồm cát, sạn, sỏi... phân bố từ thô đến mịn theo hướng từ thượng nguồn về hạ lưu. Độ sâu
mực nước mặt phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ thủy triều, dịng chảy, thời tiết... Với đặc
điểm trầm tích như trên khi tùy thuộc vào thời gian, vị trí nạo vét mà chọn phương án cho
phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả cơng việc và chống xói mịn, sạt lở bờ sơng.
1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu:
a. Chế độ gió
- Hướng gió thịnh hành trong năm thay đổi theo mùa rõ rệt. Các hướng gió thịnh
chính là các hướng: Đơng, Đơng Bắc, Bắc, Tây và Tây Nam, trong đó hướng Tây, Tây
Nam hoạt động mạnh nhất từ tháng V đến tháng VIII.
- Tốc độ gió lớn nhất thường xuất hiện vào mùa đơng, trùng với thời kỳ hoạt động

của bão, gió mùa Đơng Bắc. Tốc độ gió bình qn hàng năm vùng núi đạt 0,7-1,3m/s, trong
khi đó vùng đồng bằng ven biển đạt 1,3-1,6m/s. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được ở
Trà My mùa hạ đạt 34m/s trong mùa mưa đạt 25m/s. Vùng đồng bằng ven biển gió thường
mạnh hơn và đạt 40m/s như ở Đà Nẵng.
Tốc độ gió lớn nhất các hướng và vô hướng ứng với tần suất thiết kế qua quan trắc
tại trạm khí tượng Đà Nẵng như sau (Bảng 2 và bảng 3).
Bảng 2. Tốc độ gió lớn nhất ứng với tần suất thiết kế tại trạm Đà Nẵng (m/s)
P%
2
4
5
50

N
39,9
33,1
31.1
14,3

NE
26,5
23,7
22,8
12,5

E
16,4
14,65
14,1
7,7


SE
20,1
17,05
16,1
7,5

S
19,7
15,15
13,9
5,2

SW
23,2
20
19,0
9,4

W
26,6
21,7
20,2
7.1

NW
23,5
20,7
19,8
10,5


Vô hướng
40,9
35,0
32,6
16,2


8
Bảng 3. Tốc độ gió trung bình tháng nhiều năm (m/s)
Tháng
Đà Nẵng

I
II
III IV
V
VI VII VIII IX
X
XI XII Năm
1,36 1,55 1,66 1,64 1,49 1,17 1,14 1,12 1,30 1,56 1,90 1,52 1,45

b. Chế độ mưa
Ở các tỉnh Trung Trung Bộ nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, dãy Trường
Sơn là vai trị chính đóng góp cho việc làm lệch pha mùa mưa của các tỉnh Nam Trung Bộ.
Về mùa hạ, trong khi mùa mưa đang diễn ra trong phạm vi cả nước thì các tỉnh Nam Trung
Bộ do hiệu ứng phơn phía sườn khuất gió (phía Đơng Trường Sơn) đang là mùa khô kéo
dài với những ngày thời tiết khô nóng, đặc biệt vùng đồng bằng ven biển và thung lũng
thấp. Bên cạnh đó vùng núi phía Tây có dịu mát hơn do ảnh hưởng một phần mùa mưa Tây
Nguyên.

Thời kỳ cuối mùa hạ đầu mùa đơng gió mùa Đơng Bắc đối lập với hướng núi, kèm
theo là những nhiễu động như: fron cực đới, xoáy thấp, bão và hội tụ nhiệt đới cuối mùa
đã thiết lập mùa mưa ở Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố ven biển Trung Trung Bộ.
Nếu coi thời gian mùa nhiều mưa bao gồm những tháng có lượng mưa lớn hơn
trong mưa bình qn tháng trong năm và đạt trên 50% tổng số năm quan trắc thì mùa nhiều
mưa ở Đà Nẵng từ tháng IX đến tháng XII, mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII. Riêng
tháng V và tháng VI xuất hiện đỉnh mưa phụ.
Thành phần lượng mưa trong mùa nhiều mưa chiếm 65-80% lượng mưa cả năm,
thành phần lượng mưa trong mùa ít mưa chỉ chiếm 20-35% lượng mưa cả năm. Tuy nhiên
thời kỳ mưa lớn nhất vùng nghiên cứu thường tập trung vào 2 tháng là tháng X và tháng
XI, thành phần lượng mưa trong 2 tháng này chiếm 40-50% lượng mưa cả năm. Ở Đà Nẵng
các tháng mùa nhiều mưa, mùa ít mưa cũng như 2 tháng mưa nhiều là tháng X và tháng XI
nói chung là đồng nhất trên tồn vùng nghiên cứu, vì vậy lũ lớn thường xuất hiện trong 2
tháng mưa nhiều mưa lớn này.
Trạm đo mưa Hòa Bắc (16’7’26.40" vĩ độ Bắc, 108’0'36.36" kinh độ Đông) bắt
đầu thực hiện quan trắc từ tháng VI/2009 đến nay. Nghiên cứu đã thu thập số liệu lượng
mưa ngày trạm Hòa Bắc từ VI/2009 đến XII/2016, trạm Đà Nẵng từ I/1976 đến XII/2016
và trạm Cẩm Lệ từ 1976 đến XII/2016. Tuy nhiên, để so sánh đánh giá, nghiên cứu thực
hiện thống kê cùng thời kỳ từ năm 2010 đến 2016 (Bảng 4) của 3 trạm. Kết quả cho thấy
số ngày mưa trung bình năm trạm Hịa Bắc là 127ngày/năm ít hơn số ngày mưa trung bình
trạm Đà Nẵng (134ngày/năm) và Cẩm Lệ (139ngày/năm), nhưng lượng mưa trung bình
năm trạm Hòa Bắc đạt khoảng 3220mm/năm lớn hơn trạm Đà Nẵng (2380mm/năm) và
Cẩm Lệ (2310mm/năm).


9
Bảng 4. Lượng mưa năm trạm Hòa Bắc, Đà Nẵng và Cẩm Lệ
Năm

TT


1
2010
2
2011
3
2012
4
2013
5
2014
6
2015
7
2016
Trung bình

Hịa Bắc
Số ngày
X(mm)
mưa
3532,3
132
4602,6
148
2115,9
133
3270,0
138
2479,2

120
2671,2
101
3878,3
116
3220
127

Đà Nẵng
Số ngày
X(mm)
mưa
2236,8
132
3647,8
150
1696,1
129
2316,7
137
2224,1
127
1872,4
118
2688,7
142
2380
134

Cẩm Lệ

Số ngày
X(mm)
mưa
2934,6
132
3197,7
165
1503,2
137
2239.9
140
1957,1
134
1683,6
128
2653,7
136
2310
139

Bảng 5. Lượng mưa năm trạm Hịa Bắc (mm)
Năm

I
176,0
84,6
159,1
33,6
72,3
77,6

122,7

II
0,0
19,4
24,0
42,3
2,7
65,6
0,0

III
12,3
31,1
2,5
41,1
20,7
221,0
20,3

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Trung
103,7 22,0 49,9
bình


IV
56,7
21,5
43,0
47,2
34,3
142,5
0,0

V
192,4
88,5
151,8
43,1
29/6
149,7
114,5

Tháng
VI
VII
177,1 225,9
116,7 83,2
97,4 138,8
108,0 235,6
52,8 266,4
13,2 137,4
125,7 34,8


49,3 109,9 98,7

VIII
560,2
180,4
220,3
83,0
75,2
109,9
294,3

IX
306,6
1026,9
378,2
523,3
135,5
485,1
761,8

160,3 217,6 516,8

X
875,0
1191,8
448,8
975,3
596,4
510,7
595,4


XI
842,5
1453,6
221,4
1099,5
621,3
636,8
751,4

XII
107,6
304,9
230,6
38,0
572,0
121,7
1057,4

741,9 803,8

347,5

900
803.8
800

741.9

700

600

516.8

500
400

347.5

300

217.6
160.3

200
103.7
100

22

49.9

49.3

III

IV

109.9


98.7

V

VI

0
I

II

VII

VIII

IX

X

XI

Hình 3. Biểu đồ lượng mưa trung bình trạm Hòa Bắc giai đoạn 2010-2016

XII


10
Bảng 6. Lượng mưa trung bình trạm Đà Nẵng giai đoạn 2010-2016 (mm)
Lượng
mưa

I
trung
72,6
bình

II

III

IV

V

Tháng
VI
VII

14,2 40,4 28,7 35,8 57,4

99,5

VIII

IX

X

XI

XII


177,6 517,4 538,7 540,4

260,5

600
517.4

540.4

538.7

500
400
300

260.5
177.6

200
99.5

72.6

100

14.2

40.4


28.7

35.8

III

IV

V

57.4

0
I

II

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Hình 4. Biểu đồ lượng mưa trung bình trạm Đà Nẵng giai đoạn 2010-2016
Bảng 7. Lượng mưa trung bình trạm Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2016 (mm)
Lượng
mưa
I
trung
55,0
bình

II

III

IV

V

Tháng
VI
VII

VIII

IX

X

XI


15,6 56,6 46,2 33,5 83,1 105,2 130,0 463,0 447,9 476,8

600
500

463

476.8
447.9
397.1

400
300
200
100

55

83.1

56.6

46.2

33.5

III

IV


V

15.6

105.2

130

0
I

II

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hình 5. Biểu đồ lượng mưa trung bình trạm Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2016

XII

397,1


11
Theo chỉ tiêu vượt trung bình thì ơ tháng mùa mưa lưu vực sông Cu Đê là từ tháng
IX đến tháng XII và mùa khô từ tháng I đến tháng VIII hàng năm. Tổng lượng mưa mùa
mưa chiếm 75% tổng lượng mưa năm, tổng lượng mưa mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 25%.
Như vậy, chế độ mưa lưu vực sông Cu Đê đồng bộ với chế độ mưa trạm Đà Nẵng và Cẩm
Lệ.
c. Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ khơng khí vùng nghiên cứu tăng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang
Đông và từ vùng cao xuống vùng thấp. Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng
(24,5 ÷ 25,8)°C.
- Tháng có nhiệt độ cao nhất thường vào tháng VI đến tháng VII, tháng có nhiệt độ
thấp nhất là tháng XII hoặc tháng I. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa đông và
mùa hè không lớn. Tháng XII, I là hai tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình tháng dao
động (20,7÷21,9)°C.
- Tại Đà Nẵng, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xuất hiện vào tháng XII là 9,2°C, nhiệt
độ cao nhất tuyệt đối đạt (40,5 ÷ 41,0)°C.
- Nhiệt độ trung bình tháng trong năm tại trạm Đà Nẵng như sau (Bảng 8):
Bảng 8. Nhiệt độ tháng trung bình, thấp nhất và cao nhất tuyệt đối (C)
Trạm Đà Nẵng
Tháng
Trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

I


21,5

34,0

10,3

II

22,5

37,0

13,1

III

24,1

39,9

12,7

IV

26,4

39,9

18,3


V

28,2

40,5

20,8

VI

29,3

40,1

22,1

VII

29,2

39,1

22,6

VIII

28,8

39,5


20,4

IX

27,4

38,2

20,7

X

25,9

34,5

16,9

XI

24,2

31,9

14,6

XII

22,0


30,4

9,2

Năm

25,8

40,5

9,2


12
d. Chế độ nắng
Số giờ nắng hàng năm khoảng 1.860 giờ đến 2.400 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều
nhất là tháng V, ở vùng núi 216 - 230 giờ/tháng đạt bình quân 6,8 giờ/ngày. Vùng đồng
bằng ven biển 260 - 264 giờ/tháng đạt bình qn 8,4 giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất
là tháng XII ở vùng núi 62 - 68,2 giờ/tháng đạt bình quân 2,1 giờ/ngày.
Bảng 9. Tổng số giờ nắng tháng, năm trung bình nhiều năm (giờ)
Tháng
I
II III IV V
Đà Nẵng 4,9 5,5 6,6 7,3 8,6
Trà My 112 145 188 169 214

VI VII VIII IX X
7,9 8,4 7,4 6,6 5,2
188 209 197 160 118


XI
4,0
74

XII
3,5
61

Năm
2393
1862

e. Chế độ ẩm
- Độ ẩm tương đối khơng khí trung bình nhiều năm dao động trong khoảng (82 87%), trung bình 82%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất từ tháng X đến tháng XII trùng với thời
kỳ mưa lớn với độ ẩm khơng khí tương đối biến đổi từ 85% - 93%. Thời kỳ có độ ẩm khơng
khí thấp nhất dao động từ 76% - 84%. Độ ẩm tương đối không khí cao nhất đạt tới 100%.
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong năm như sau (Bảng 10):
Bảng 10. Độ ẩm tương đối bình quân tháng trung bình nhiều năm (%)
Tháng
Đà Nẵng
Trà My

I
85
89

II
85
87


III
84
85

IV
83
84

V
80
84

VI
77
84

VII VIII
76
78
84
84

IX
83
88

X
83
91


XI
83
93

XII Năm
83
82
92
87

f. Chế độ bốc hơi
Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu nhiệt độ khơng khí, nắng, gió, độ
ẩm... Khả năng bốc hơi vùng nghiên cứu khoảng 680 – 1.040mm, vùng núi bốc hơi ít
khoảng 680 – 800mm, vùng đồng bằng ven biển bốc hơi nhiều hơn khoảng 880 - 1.050mm.
Bảng 11. Lượng bốc hơi bình quân tháng trung bình nhiều năm (mm)
Tháng
I
II
III IV V
VI VII VIII IX X XI XII Năm
Đà
65,3 62,8 75,9 82,4 99,8 112,1 122,6 108,5 80,6 70,6 63,4 59,0 1003,0
Nẵng
Trà
41 49
70
81 76 71
71
70

51 39 28 27
674
My
1.1.1.5. Đặc điểm thủy văn
a. Đặc điểm dòng chảy năm
Chế độ mưa và dịng chảy quan hệ mật thiết với nhau, do đó đặc điểm dịng chảy
lưu vực sơng Cu Đê cũng tương đồng đặc điểm dịng chảy lưu vực sơng Hàn. Dịng chảy
sơng ngịi được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ hàng năm thường
bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII, mùa cạn bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII.
Về mùa cạn dịng chảy đổ ra biển khơng đáng kể, dịng chảy trong sông chịu ảnh hưởng


13
mạnh bởi chế độ thủy triều. Mùa lũ có tổng lượng dòng chảy chiếm 65 - 70% tổng lượng
dòng chảy năm, trong đó tháng X, XI có lượng dịng chảy lớn nhất.
Theo số liệu thực đo tại trạm Nông Sơn và Thành Mỹ, thì biến động dịng chảy năm
trên dịng chính sơng Vu Gia và sơng Thu Bồn khơng lớn lắm. Hệ số biến động dịng chảy
năm trên sơng Thu Bồn là 0,31 cịn trên sơng Vu Gia thì dịng chảy năm biến động mạnh
hơn với hệ số biến động dòng chảy năm là 0,37.
b. Chế độ dòng chảy lũ
Theo thống kê lũ lớn hàng năm trên các sông lân cận vùng nghiên cứu, lũ sớm chiếm
25% - 32%, thường có biên độ khơng lớn, dạng lũ thường là lũ đơn một đỉnh. Lũ muộn ở
mức 25% - 28%. Thời gian này dịng chảy trong các sơng ở mức tương đối cao do nước
ngầm cung cấp, rất hiếm trường hợp xảy ra những trận mưa có khả năng gây lũ lớn. Lũ
chính vụ thường xuất hiện vào nửa cuối tháng III và tháng XI là 2 tháng mưa lớn nhất do
nhiều hình thái thời tiết như: bão + áp thấp nhiệt đới + khơng khí lạnh, gió mùa Đơng Bắc
gây ra những đợt mưa lớn kéo dài ngày, trong khi đó mặt đất đã đạt đến mức bão hồ do
mưa lũ sớm tạo nên, mực nước các sông suối đã được nâng lên ở mức cao do đó lũ giữa
mùa thường là lũ lớn nhất trong năm.
Theo tài liệu Báo cáo tổng hợp lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn và tài liệu Báo cáo

Quy hoạch phát triển và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực Vu Gia Thu Bồn: mùa lũ trên lưu
vực được phân kỳ như sau:
- Lũ sớm: từ tháng IX đến nửa đầu tháng X.
- Lũ chính vụ (lũ lớn nhất trong năm): từ vào nửa cuối tháng III đến tháng XI.
- Lũ muộn: tháng XII hoặc sang tháng I năm sau.
Những trận mưa to và rất to trên diện rộng thường gây nên lũ đặc biệt lớn. Lũ lịch
sử miền Trung và Đà Nẵng là do một số cơn bão, áp thấp nhiệt đới liên tiếp tác động hoặc
khơng khí lạnh kết hợp với bão, áp thấp nhiệt đới và đới gió Đơng gây ra.
Trung bình hàng năm có từ 3 đến 4 trận lũ ảnh hưởng đến thành phố Đà Nẵng.
Những trận lũ lớn thường xuất hiện vào thời kỳ từ giữa tháng III đến hết tháng XI. Đa phần
lũ lớn là lũ kép, có từ 2 - 5 đỉnh, biên độ lớn, lũ lên rất nhanh, nhưng rút chậm; mực nước
cao trên báo động III duy trì trong nhiều ngày. Đợt lũ tháng XI/1999, tại Cẩm Lệ mực nước
duy trì trên mức báo động III là 5 ngày, từ 14 giờ ngày 02 đến 10 giờ ngày 07 tháng XI.
c. Tình hình ngập lụt
Theo số liệu điều tra và quan trắc khí tượng thủy văn từ năm 1976 đến nay, ở Đà
Nẵng đã xảy ra nhiều trận lũ lụt lớn, mà điển hình là các trận lũ lịch sử vào năm 1964, 1998
và 1999, đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho thành phố.
Trận mưa lũ lịch sử năm 1964 (từ ngày 4 đến 10/XI/1964) do ảnh hưởng kết hợp
của khơng khí lạnh phía Bắc tràn xuống và cơn bão JOAN đổ bộ vào Tuy Hòa, Nha Trang.
Lượng mưa đo được từ ngày 4 đến ngày 10 tháng XI tại một số vị trí như sau:
- Khâm Đức: 1810mm, lượng mưa lớn nhất trong 24h: 634mm (ngày 8)


14
- Nông Sơn: 962mm, lượng mưa lớn nhất trong 24h: 413mm (ngày 6)
- Đà Nẵng: 718mm, lượng mưa lớn nhất trong 24h: 227mm (ngày 9).
Mực nước cao nhất tại một số vị trí như sau:
- Ái Nghĩa: 1.056 cm
- Cẩm Lệ: 440 cm
- Giao Thủy: 1.006 cm

- Câu Lâu: 548 cm
Trận lũ có cường suất lũ lớn nhất (từ 12 đến 14/X/1984) do ảnh hưởng của bão đổ
bộ vào Khánh Hịa kết hợp với gió mùa Đơng Bắc. Mưa với cường độ lớn đã làm cho lũ
lên với cường suất rất lớn. Cường suất lũ lớn nhất tại Ái Nghĩa là 1,73m/h; tại Cẩm Lệ là
1,62m/h. Cường suất lũ trung bình tại Ái Nghĩa là 0,12m/h, tại Cẩm Lệ là 0,05m/h. Mưa
với cường độ lớn không kéo dài, nên lũ chỉ lên nhanh trong vài giờ và đỉnh lũ tại Cẩm Lệ
cũng chỉ ở mức trung bình.
Trận lũ lớn nhất năm 1998 (từ ngày 18 đến 21/XI/1998) do ảnh hưởng của bão số 5
kết hợp với gió mùa Đơng Bắc. Mưa lớn tập trung vào ngày 20/XI gây ngập hầu hết các
xã thuộc huyện Hòa Vang, quận Ngũ Hành Sơn và các khu vực ven sông Hàn.
Trận lũ đặc biệt lớn năm 1999 (từ ngày 01 đến 06/XI/1999) do ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc kết hợp với đới gió Đơng Hải thấp hoạt động ở phía Nam vĩ tuyến 13 và áp
thấp nhiệt đới. Hầu hết các nơi trong khu vực Trung Trung Bộ nói chung và lưu vực sơng
Vu Gia - Thu Bồn nói riêng có mưa rất to. Đặc biệt, trong các ngày 02 đến 04/XI, cường
độ mưa trong 24 giờ tại Đà Nẵng lên đến 593mm. Chỉ tính riêng trong đợt này, lượng mưa
đã chiếm từ 50 ÷ 60% tổng lượng mưa trung bình năm.
Do mưa với cường độ lớn kéo dài và tập trung trên diện rộng, nên trên sông Vu Gia
- Thu Bồn đã xuất hiện lũ lớn. Đặc biệt, ở vùng hạ lưu, lũ chỉ thấp hơn lũ lịch sử năm 1964,
mực nước tại một số vị trí như sau:
- Ái Nghĩa đỉnh lũ là 10,27m, thấp hơn lũ năm 1964 là 0,29m.
- Cẩm Lệ là 4,28m, thấp hơn lũ năm 1964 là 0,12m.
Lũ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Đỉnh lũ tại các trạm vùng trung và thượng
lưu đều thấp hơn đỉnh lũ năm 1998, nhưng tại vùng hạ lưu lại lớn hơn rất nhiều. Thời gian
duy trì lũ trên mức báo động III kéo dài:
- Ái Nghĩa là 112 giờ;
- Cẩm Lệ là 117 giờ;
- Câu Lâu là 119 giờ.
So sánh 3 trận lũ cho thấy: lũ năm 1964 và 1998 có các đặc trưng về đỉnh lũ, biên
độ lũ tại Ái Nghĩa thấp hơn đỉnh lũ năm 1999 là 0,1m, nhưng tại Cẩm Lệ, đỉnh lũ và biên
độ lũ năm 1999 lại cao hơn rất nhiều (0,97m). Nguyên nhân chính là do cường suất lũ vùng



15
trung và thượng lưu sông Vu Gia - Thu Bồn rất lớn (cường suất lũ trung bình tại Ái Nghĩa
là 18cm/h). Mặt khác, sự phân bố mưa sinh lũ trong 2 trận lũ trên trái ngược nhau: trong
trận lũ năm 1998, mưa lớn tập trung vùng núi nhiều hơn, nhưng trong trận lũ năm 1999,
mưa lại tập trung vùng đồng bằng nhiều hơn. Đặc biệt, lượng mưa lũ trên lưu vực thêm
nghiêm trọng. Sông Túy Loan trong trận lũ năm 1999 rất lớn, làm cho mức độ ngập lụt ở
Đà Nẵng càng thêm nghiêm trọng.
Trên địa bàn Thành phố, có các khu vực hay bị ngập lụt là: hạ lưu sông Cu Đê và
hạ lưu sông Túy Loan và sông Hàn. Tổng diện tích ngập lụt trung bình hàng năm là
17.031ha (Trần Ngọc Thành, 2012), trong đó:
- Ngập sâu 5 - 7m và thời gian 5 - 7 ngày: 7.139ha.
- Ngập sâu 3 - 5m và thời gian 4 - 6 ngày: 4.246ha.
- Ngập nông 1 - 3m và thời gian 2 - 4 ngày: 3.136ha.
- Ngập nông, chịu ảnh hưởng lũ: 1.405ha.
- Ngập chịu ảnh hưởng của triều: 1.103ha.
Riêng trận lũ đầu tháng XI/1999 đã gây ra ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng các
vùng thuộc huyện Hòa Vang, quận Hải Châu, quận Ngũ Hành Sơn, các vùng ven sơng Cu
Đê. Các khu vực bị ngập sâu là Hịa Hải, Hịa Q, Hịa Xn, Hịa Châu, Hịa Phước, Hịa
Phong, Hịa Nhơn, Hịa Liên, Hịa Khương, các vùng ven sơng Hàn thuộc quận Hải Châu.
Độ sâu ngập lụt trung bình 2m, nhiều nơi ngập sâu tới 5m. Ngoài ra, một số khu vực thuộc
quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê còn bị ngập úng do mưa lớn khơng tiêu thốt kịp. Các
xã vùng núi Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Ninh bị lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng.
1.1.1.6. Đặc điểm hải văn
Vùng ven biển Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng có chế độ triều khá phức tạp,
bờ biển khơng dài nhưng triều ở phía Bắc khơng hồn tồn giống triều ở phía Nam. Tại
mỗi cửa biển cũng có dạng triệu khác nhau, nhìn chung dạng bán nhật triều chiếm ưu thế
nhưng mỗi tháng đều có xuất hiện một số ngày nhật triều. Số lần xuất hiện nhật triều trong
các tháng không đều nhau và tại mỗi cửa sông cũng khác nhau, nhìn chung có xu thế tăng

dần từ Bắc vào Nam.
Vùng phía Bắc chủ yếu là chế độ bán nhật triều. Số ngày nhật triều trong tháng trung
bình chỉ có 3 ngày, tháng nhiều nhất có 8 ngày và tháng ít nhất có 1 ngày. Tại cửa Hàn
trung bình mỗi tháng có 2,9 ngày nhật triều. Tại Cửa Đại trung bình mỗi tháng có 12,2
ngày nhật triều, tháng có nhất 3 - 7 ngày, và đơi khi có những tháng trên 20 ngày nhật triều.
Biên độ triều vùng nghiên cứu nhìn chung thuộc loại triều yếu, qua số liệu quan trắc
tại các trạm thuỷ văn gần cửa sông cho thấy, biên độ triều trung bình khoảng 0,8 - 1,2m,
lớn nhất đạt trên 1,5m.
Biên độ triều có sự thay đổi rõ rệt trong tháng theo chu kỳ nhất định. Trong mỗi
tháng có 2 kỳ triều cường xảy ra (vào ngày trăng tối và ngày trăng trịn). Trong các tháng
khơng có ảnh hưởng lũ, dạng đường quá trình triều khá ổn định.


16
Mực nước cao nhất năm xuất hiện vào các tháng mùa lũ. Theo số liệu đo đạc tại
trạm hải văn Sơn Trà thì mực nước cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng X, XI. Tuy
nhiên, mực nước triều lớn nhất trong liệt số liệu quan trắc lại xảy ra vào tháng IX/2009.
Mực nước trung bình tháng có xu thế giảm dần từ tháng I đến tháng IV, tháng IV được
nâng cao hơn, tháng VII lại giảm xuống, từ tháng VIII đến tháng XI mực nước có xu thế
tăng dần. Mực nước thấp nhất vừa thể hiện mức độ cạn kiệt của dòng chảy thượng nguồn,
vừa thể hiện mức độ triều kém. Theo số liệu đo đạc thì mực nước thấp nhất năm thường
xuất hiện vào tháng VI, VII hoặc VIII.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Đà Nẵng có nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới
dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền
kinh tế thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ,
công nghiệp và giảm tỷ trọng nơng nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm
2011 là 51%, công nghiệp - xây dựng là 46% và nông nghiệp là 3%. Đến năm 2020, ngành
dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%, nông nghiệp
1-3%.

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình qn 20%/năm. Thuỷ sản, dệt may,
da giày, cao su,... là những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành
phố cịn chú tâm đến ngành Cơng nghệ thơng tin (Cơng viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô
thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao Quốc gia Đà Nẵng), ngành công nghệ
sinh học (Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng). Đà Nẵng còn chủ trương ưu tiên phát
triển các ngành công nghiệp sạch phục vụ mục tiêu "Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố mơi
trường". Năm 2008, chính quyền thành phố đã từ chối hai dự án FDI sản xuất thép và giấy
với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ đô la Mỹ. Thành phố đề ra mục tiêu trở thành một
trong những địa phương đi đầu trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt
Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về nạo vét và khai thác cát
1.2.1. Q trình hình thành cát lịng sơng
Cát là vật liệu dạng hạt nguồn gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá và khống vật nhỏ.
Nói đến cát người ta nghĩ ngay đến những khu vực chứa rất nhiều cát, mỏ cát, cát đáy sông,
hồ và biển. Để thấy rõ cát lịng sơng được vận chuyển từ đâu tới, chúng ta có thể xem xét
một lưu vực bất kỳ trên hành tinh chúng ta. Theo lưu vực sông được phân ra 3 vùng (Hình
6)


×