Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá nguy cơ viêm phổi và thực trạng công tác chăm sóc sau mổ trên người bệnh gây mê nội khí quản tại khoa điều trị 1C Bệnh viện Việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.9 KB, 9 trang )

Đánh giá nguy cơ viêm phổi
và thực trạng công tác chăm sóc
sau mổ trên người bệnh gây mê
nội khí quản tại khoa điều trị 1c
Bệnh viện Việt đức
Nguyễn Bá Anh*,
Lê Minh Hương*,
Lê Tư Hoàng*,
Nguyễn Thanh Long*
Khoa Điều trị 1C, Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức

*

ABSTRACT
Background: Pneumonia is a common postoperative complication
associated with substantial morbidity and mortality. Pneumonia ranks as the third
most common postoperative infection, behind urinary tract and wound infection.
Objective: (1) To assess a preoperative risk index for predicting
postoperative pneumonia on tracheal general anaesthetic patient in 1C
Department of Viet Duc Hospital. (2) Description of nursing care on
postoperative patient with tracheal general anaestheasis. (3) To find risk factors
associated with level of cough and level of mucus on postoperative patients.
Method: Prospective cohort study. Including 100 pateints were surgery
with tracheal general anaestheasis from 7 /2013 to 5/2014. Age more than 50
and hospitalisation more than 3 days.
Conclusion: (1) Risk of postoperative pneumonia: Grade II: 51,6 %;
grade III: 43,2 %; grade IV: 4,2 %; grade V: 1,1%. (2) Nursing care: Rate of
sore throat postoperative patients (15,8%); rate of cough postoperative patients
(59,6%); sign and symptom of postoperative pneumonia (6,3%); rate of
discharge patient was not cough is 80 %; 17,9 % postoperative patients reduce


cough when discharge and 1 pateint not reduce. (3) Age and grade of risk
postoperative pneumonia associate with level cough of postoperative patient.
Pateint have respiratory diseases also increased level cough of postoperative
patients. Level of mucus of postoperative patient who was intubated stomach
tube is higher than patient who was not intubated stomach tube.
TÓM TẮT
Với mục tiêu: (1) Đánh giá nguy cơ viêm phổi ở người bệnh sau mổ có
gây mê nội khí quản tại khoa Điều trị 1C - Bệnh viện Việt Đức từ 7/2013 –
5/2014. (2) Khảo sát thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh sau mổ có gây
mê nội khí quản. (3) Một số yếu tố ảnh hưởng tới mức độ ho và mức độ đờm
dãi sau mổ của người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu với bộ câu hỏi
và hồ sơ bệnh án. Đối tượng gồm 100 người bệnh tuổi trên 50 sau mổ trên 3
ngày được phẫu thuật và gây mê bằng phương pháp gây mê nội khí quản từ
7/2013 – 5/2014 tại khoa Điều trị 1C – Bệnh viện HN Việt Đức.
Kết quả nghiên cứu: Nguy cơ viêm phổi sau mổ trên người bệnh có gây
mê nội khí quản là: mức độ 2 là 51,6%; mức độ 3 là 43,2%; mức độ 4 là 4,2 %;

146 Tài liệu Hội nghị Khoa học Quốc tế Điều dưỡng


mức độ 5 là 1,1%. Thực trạng công tác chăm sóc sau mổ: Có 5,3% người bệnh
nhận thấy rất đau sau mổ và 40% người bệnh thấy đau vừa. Có tới 15,8% người
bệnh cảm thấy đau rát họng sau gây mê và 24,2% người bệnh thấy ngứa họng.
Sau mổ ho nhiều chiếm 28,4% và ho ít chiếm 31,2%. Có 6,3 % người bệnh sau
khi khám và chụp X-quang có các biểu hiện của viêm phổi: Dịch màng phổi, rale
bệnh lý... Có 80 % người bệnh khi ra viện là hết ho và 17,9% là giảm ho và chỉ
có 1 trường hợp là ho không giảm. Các yếu tố ảnh hưởng: Tuổi người bệnh càng
cao thì sau mổ tỷ lệ ho nhiều càng lớn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p< 0,05. Những người bệnh có nguy cơ viêm phổi ở mức độ càng cao thì có tỷ

lệ ho nhiều sau mổ càng lớn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Những người bệnh có đặt sonde dạ dày thì tỷ lệ tăng tiết đờm dãi cao hơn so với
người bệnh không đặt, sự khác biệt này có ý nghĩa với p < 0,05.
Kết luận: (1) Nguy cơ viêm phổi sau mổ trên người bệnh có gây mê nội
khí quản là: Mức độ 2 là 51,6%; mức độ 3 là 43,2%; mức độ 4 là 4,2 %; mức
độ 5 là 1,1%. (2) Có tới 15,8% người bệnh cảm thấy đau rát họng sau gây mê
và 24,2% người bệnh thấy ngứa họng. Ho nhiều sau mổ chiếm 28,4% và ho
ít chiếm 31,2%. Có 6,3 % người bệnh có các biểu hiện của viêm phổi: Dịch
màng phổi, rale bệnh lý... Có 80 % người bệnh khi ra viện là hết ho và 17,9%
là giảm ho và chỉ có 1 trường hợp là ho khơng giảm. (3) Tuổi, mức độ nguy
cơ viêm phổi và bệnh lý về hơ hấp có ảnh hưởng đến mức độ ho của người
bệnh. Những NB có đặt sonde dạ dày thì mức độ tăng tiết đờm dãi nhiều hơn
so với những người bệnh không đặt sonde.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi sau mổ (VPSM) là biến chứng nhiễm
trùng đứng thứ 3 sau nhiễm trùng đường tiết niệu và
nhiễm trùng vết thương [7]. VPSM làm kéo dài thời
gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ bệnh tật
và tử vong [4]. Theo NNISS (National Nosocomial
Infection Surveillance system), tỷ lệ viêm phổi sau
phẫu thuật là 18%, dao động từ 9 % – 40 %, trong đó
tỷ lệ tử vong là 30% – 46%, phụ thuộc vào tính chất
và mức độ của phẫu thuật. Việc đánh giá nguy cơ
viêm phổi sau mổ ở người bệnh có thể giúp bảo vệ
và chuẩn bị tốt cho chức năng hơ hấp từ đó hạn chế
các biến chứng về viêm phổi sau mổ.[6]

2466 người bệnh bị viêm phổi chiếm 1,5%. Những
người bệnh bị viêm phổi được chia ra làm 5 nhóm

nguy cơ: nhóm nguy cơ 1 chiếm 0,2% (điểm từ 0-15),
nhóm nguy cơ 2 chiếm 1,2% (điểm từ 16-25), nhóm
nguy cơ thứ 3 là 4,0% (điểm từ 26-40), nhóm nguy cơ
4 là 9,4% (điểm từ 41-50), nhóm nguy cơ 5 là 15,3%
(điểm > 55), tỷ lệ tử vong sau 30 ngày là 21%.

Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về tình
trạng VPSM, nghiên cứu của J.canet,V.mazo (2010)
tại Tây Ban Nha cho rằng VPSM thường đe dọa tính
mạng, nó có thể làm tăng tỷ lệ tử vong lên đến 20% [5].

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Văn Bình
và cộng sự tại khoa phẫu thuật gây mê hồi sức Bệnh viện NDGĐ năm 2009, đã khảo sát tình trạng
viêm phổi ở người bệnh sau mổ có thở máy. Kết quả
cho thấy: VPTMSM: Tỷ lệ VPTMSM 46,48%; tỷ lệ
tử vong 33,33%; tỷ lệ MKQ 39,39%; thời gian thở
máy 14,21 ± 8,34 ngày; thời gian nằm hồi sức 17,55
± 9,49 ngày. VPTMSM khởi phát sớm 39,39%;
muộn 60,61%. Viêm phổi theo phân loại nguy cơ
PPRI mức 3 là 46%; mức 4 là 47,62% [3].

Theo nghiên cứu của Ahsan M. Arozullah và
cộng sự (2001) đã đưa ra 14 chỉ số để dự đoán nguy
cơ viêm phổi ở những người bệnh sau mổ [1]. Tác
giả nghiên cứu trên 160.805 người bệnh, trong đó có

Khoa Điều trị 1C là một trong 3 đơn vị tại
Bệnh viện HN Việt Đức có phịng mổ, hàng ngày
khám và điều trị cho hàng trăm lượt người bệnh và
phẫu thuật từ 10 đến 15 ca mỗi ngày. Hầu hết những

Naêm 2014 147


người bệnh sau mổ đều tiến triển tốt và ra viện, tuy
nhiên một số trường hợp có các biến chứng như sốt,
ho nhiều, đau rát họng, viêm phổi…do đó chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu:
1.Đánh giá nguy cơ viêm phổi ở người bệnh
sau mổ có gây mê nội khí quản tại khoa Điều trị
1C- Bệnh viện HN Việt Đức từ 7/2013 – 5/2014.
2.Khảo sát thực trạng cơng tác chăm sóc ở
người bệnh sau mổ có gây mê nội khí quản tại khoa
điều trị 1C - Bệnh viện HN Việt Đức.
3.Một số yếu tố ảnh hưởng tới mức độ ho và
mức độ đờm dãi sau mổ của NB.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn: Gồm 100 người bệnh
sau mổ trên 3 ngày được phẫu thuật và gây mê bằng
STT
1

2

3

phương pháp gây mê nội khí quản điều trị tại khoa
Điều trị 1C – Bệnh viện HN Việt Đức. Tuổi trên 50.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Những người bệnh không
nằm trong tiêu chuẩn lựa chọn trên và những người

bệnh bị đau họng, ho nhiều, sốt.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu
1.3.2. Thời gian nghiên cứu: 7/2013 – 5/2014
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Điều trị 1C
– Bệnh viện Việt Đức
1.3.4. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập
số liệu theo mẫu được thiết kế sẵn (Phụ lục 1).
Phương pháp đánh giá: Đánh giá nguy cơ
viêm phổi ở người bệnh sau mổ (Theo phương
pháp Ahsan M. aorullah) [1].

Chỉ số đánh giá

Thang điểm

Loại phẫu thuật
1. Phục hồi phồng động mạch chủ bụng

15

2. Phẫu thuật ngực

14

3. Phẫu thuật bụng

10

4. PT vùng cổ, Phẫu thuật thần kinh


8

5. Phẫu thuật mạch máu

3

Tuổi
1. >=80 tuổi

17

2. 70-79 tuổi

13

3. 60-69 tuổi

9

4. 50-59 tuổi

4

Tình trạng chức năng (thực hiện các hoạt động cá nhân)
1. Phụ thuộc hoàn toàn

10

2. Phụ thuộc 1 phần


6

4

Sụt cân > 10% trong 6 tháng

7

5

Tiền sử tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD)

5

6

Gây mê tồn thân

4

7

Mất cảm giác, suy yếu vỏ não

4

8

Tiền sử tại nạn CTSN, tổn thương mạch máu não


4

148 Tài liệu Hội nghị Khoa học Quốc tế Điều dưỡng

Điểm của NB


STT
9

Chỉ số đánh giá

Thang điểm

Điểm của NB

Nồng độ ure máu
1.< 2,86 mmol/l

4

2.7,85-10,7 mmol/l

2

3.>=10,7 mmol/l

3


10

Truyền máu > 4 đơn vị

3

11

Mổ cấp cứu

3

12

Dùng steroid (cho bệnh mạn tính)

3

13

Hút thuốc trong 1 năm gần đây

3

14

Đã dùng rượu trên 2 tuần gần đây

2


Phân loại mức độ nguy cơ viêm phổi sau mổ
Mức 1

(0-15 điểm)

Mức 2

(16-25 điểm)

Mức 3

(26-40 điểm)

Mức 4

(41-55 điểm)

Mức 5

(> 55 điểm)

1.3.5. Phương pháp phân tích số liệu: Các
số liệu sau khi thu thập được làm sạch và phân tích
bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi của đối tượng nghiên cứu trung bình là
(63,7 ± 10,3) dao động từ (50 - 88), về giới nam
chiếm 68,4% và nữ 31,6%. Phân loại phẫu thuật:
PT tiêu hóa 60%; PT tiết niệu 15,8%; PT gan mật

18,9% ; PT chấn thương – CH 2,1%; PT khác 3,2%.
Thời gian nằm viện trung bình (11,68 ± 4,96) ngày.
Thời gian mổ trung bình là (117,7 ± 89) phút, thời
gian thở máy trung bình là (249,5 ± 110) phút.
2. Đánh giá nguy cơ viêm phổi của người bệnh.
Bảng 1. Phân loại nguy cơ viêm phổi
Phân loại nguy cơ
viêm phổi

N

Tỷ lệ %

Mức độ 1

0

0

Mức độ 2

49

51,6

Mức độ 3

41

43,2


Mức độ 4

4

4,2

Mức độ 5

1

1,1

Từ bảng trên ta thấy hầu hết những người bệnh
đều có nguy cơ bị viêm phổi sau mổ ở mức độ 2 và
3 với 51,6% và 43,2%. Các người bệnh trên đều có
tuổi từ 50 trở lên và hầu hết đều là các phẫu thuật
lớn, thời gian mổ kéo dài nên sau mổ người bệnh
thường ít vận động.
3. Thực trạng cơng tác chăm sóc sau mổ
Bảng 2.Tỷ lệ NB có đặt sonde dạ dày trong mổ
Đặt sonde dạ dày

N

Tỷ lệ %



76


80

Khơng

19

20

Phần lớn những người bệnh mổ có gây mê đều
được đặt sonde dạ dày.
Bảng 3: Thời gian lưu sonde dạ dày sau mổ
Thời gian lưu sonde
dạ dày

N

Tỷ lệ %

> =15 ngày

1

1,1

8-14 ngày

4

4,2


4 -7 ngày

52

54,7

< =3 ngày

17

17,9

Các đối tượng nghiên cứu thường sau mổ 4
đến 5 ngày là có trung tiện nên được các bác sỹ chỉ
định rút sonde dạ dày.
Naêm 2014 149


Bảng 4. Đau sau mổ (Theo thang điểm VAS)
Đau sau mổ

N

Tỷ lệ %

Rất đau

5


Đau

Bảng 8. Mức độ đờm dãi sau mổ
Mức độ đờm dãi sau mổ

N

Tỷ lệ %

5,3

Đờm dãi nhiều

25

26,3

38

40

Đờm dãi ít

41

43,2

Đau ít

44


46,3

Khơng

29

30,5

Khơng đau

7

7,4

Những người bệnh có gây mê hầu hết là những
người bệnh phẫu thuật bụng nên sau mổ mặc dù đã
được dùng thuốc giảm đau nhưng số NB đau vẫn
chiếm 40%.
Bảng 5. Đau rát họng sau mổ
Đau rát họng sau mổ

N

Tỷ lệ %

Rất đau (đau liên tục)

3


3,2

Đau, rát (đau khi nuốt)

15

15,8

Ngứa họng

23

24,2

Không

53

53,8

Gần 50% số các đối tượng nghiên cứu có các
biểu hiện ở họng sau gây mê nội khí quản, trong đó
đau liên tục là 3,2%; đau rát khi nuốt là 15,8% và
ngứa họng là 23%.
Bảng 6. Khàn tiếng, mất tiếng sau gây mê
Tỷ lệ khàn tiếng,
mất tiếng

N


Tỷ lệ %

Mất tiếng

1

1,1

Khàn tiếng

3

3,2

Khơng

91

95,7

Có 3,2% người bệnh bị khàn tiếng và 1,1%
người bệnh bị mất tiếng.
Bảng 7. Ho sau mổ
Ho sau mổ

N

Tỷ lệ %

Ho nhiều (> 10 lần)


27

28,4

Ho ít (5-10 lần)

30

31,6

Khơng ho

38

40

Sau mổ có gây mê nội khí quản người bệnh có
thể bị xây xước khí quản hơn nữa cịn lưu sonde dạ
dày sau mổ nên số người bệnh bị ho nhiều là 27%,
ho ít là 31,6%.

Các đối tượng nghiên cứu là trên 50 tuổi, sau
mổ nếu không vận động sớm và được vỗ ho thì tỷ
lệ tăng tiết đờm dãi sẽ tăng cao.
Bảng 9. Tỷ lệ sốt sau mổ
Sốt sau mổ

N


Tỷ lệ %

>38,5 độ

3

3,2

38 – 38,5 độ

7

7,4

37,5 – 37,9 độ

15

15,8

Khơng sốt

70

70,3

Bảng trên cho thấy có gần 30% số những
người bệnh có sốt sau mổ. Chủ yếu là những người
bệnh nằm lâu, ít vận động và những người bệnh có
vấn đề về vết mổ như rò, dịch trong ổ bụng, dịch

màng phổi.
Bảng 10. Khí dung sau mổ
Khí dung sau mổ

N

Tỷ lệ %



17

17,9

Khơng

78

82,1

Có 17,9% số người bệnh được khí dung và
82,1% người bệnh khơng cần khí dung.
Bảng 11. Vỗ ho sau mổ
Vỗ ho sau mổ

N

Tỷ lệ %

Thường xuyên

(>3 lần /ngày)

20

21,1

Thỉnh thoảng
(1-3 lần /ngày)

35

36,5

Khơng

40

42,1

Hầu hết những người bệnh già yếu thường có
các biểu hiện đờm dãi nhiều và ho nhiều nên đều
được vỗ ho thường xun trên 3 lần/ngày.

150 Tài liệu Hội nghị Khoa học Quốc tế Điều dưỡng


Bảng 12. Người thực hiện vỗ ho

Bảng 16. Kết quả khi ra viện


Người vỗ ho

N

Tỷ lệ %

Điều dưỡng và người
nhà NB

38

40,0

Người nhà (dưới sự
hướng dẫn của NVYT)

17

17,9

Không

40

42,1

Với những người bệnh nặng hay người bệnh
già yếu thì đều được các điều dưỡng vỗ ho và được
điều dưỡng hướng dẫn người nhà vỗ ho.
Bảng 13. Hỗ trợ và hướng dẫn vận động

Hỗ trợ và hướng dẫn
vận động

N

Tỷ lệ %

Thường xuyên
(>3 lần /ngày)

18

18,9

Thỉnh thoảng
(1-3 lần /ngày)

73

76,8

Không

3

3,2

Những người bệnh sau mổ ngày thứ nhất và
ngày thứ 2 đều được hướng dẫn vận động như ngồi
dậy tại giường hay tập đi.

Bảng 14. Chụp X.quang sau mổ
X.quang sau mổ

N

Tỷ lệ %



6

6,4

Khơng

88

92,6

Trong số 94 người bệnh thì có 6 người bệnh
có biểu hiện khó thở, ho nhiều và sốt được các bác
sỹ chỉ định chụp X-quang phổi thì đều có các biểu
hiện có dịch màng phổi, phổi có rale bệnh lý.
Bảng 15. Hướng dẫn NB tập thổi bóng
Hướng dẫn thổi bóng

N

Tỷ lệ %




5

5

Khơng

95

95

Trong số 6 NB được BS cho chụp X-quang phổi
và siêu âm có ít dịch màng phổi thì có 5 NB được
hướng dẫn tập thổi bóng để giãn nở các phế nang.

Kết quả khi ra viện

N

Tỷ lệ %

Hết ho

76

80

Giảm ho


17

17,9

Không giảm

1

1,1

Sau thời gian điều trị tại bệnh viện thì có 80 %
người bệnh khi ra viện là hết ho và 17,9% là giảm
ho và chỉ có 1 trường hợp là ho khơng giảm.
4. Một số yếu tố ảnh hưởng
Bảng 17. Nhóm tuổi đến việc ho của người bệnh
sau mổ
Ho sau mổ
Nhóm
tuổi Ho nhiều Ho ít Không ho
50 - 59

9

14

18

60 - 69

5


10

16

70 - 79

9

3

3

>80

4

3

1

P<0,05

Tuổi người bệnh càng cao thì sau mổ tỷ lệ ho
nhiều càng lớn. sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p< 0,05.
Bảng 18. Ảnh hưởng của giới tính tới việc ho
của NB sau mổ
Giới


Ho sau mổ
Ho nhiều

Ho ít

Khơng

Nam

20

21

24

Nữ

7

9

14

P> 0,05

Việc người bệnh bị ho sau mổ khơng có sự
khác biệt về giới
Bảng 19. Ảnh hưởng mức độ NCVP trước mổ
đến việc ho của NB sau mổ
Phân loại

nguy cơ
viêm phổi

Ho sau mổ
Ho
nhiều

Ho ít

Khơng
ho

Mức độ 2

9

15

25

Mức độ 3

13

15

13

Mức độ 4


4

0

0

Mức độ 5

1

0

0

P< 0,05

Naêm 2014 151


Những người bệnh có nguy cơ mức độ càng
cao thì có tỷ lệ ho nhiều sau mổ càng lớn. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
Bảng 20. Ảnh hưởng của bệnh lý về hô hấp
trước mổ đến mức độ ho của NB

Ho sau mổ

Bệnh lý về hơ hấp
trước mổ



Khơng

Ho nhiều

10

17

Ho ít

1

29

khơng

3

35

P < 0,05

Những NB có bệnh lý về hơ hấp trước mổ có
tỷ lệ ho sau mổ cao hơn nhiều so với những NB
khơng có bệnh lý.
Bảng 21. Ảnh hưởng của việc đặt sonde dạ dày
đến mức độ ho của NB sau mổ

BÀN LUẬN

1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là
(63,7 ± 10,3), tuổi nhỏ nhất là 50 và lớn nhất là
88. Kết quả này cao hơn so với kết quả của tác giả
Huỳnh Văn Bình (2009) là 46,17 ± 20,24. Điều này
là do các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tuổi từ
50 trở lên. Về giới thì tỷ lệ nam gấp hơn 2 lần so với
nữ. Những người bệnh có thời gian nằm viện (11,68
± 4,96) ngày, hầu hết người bệnh nằm viện từ 1 đến
2 tuần, những người bệnh nằm trên 3 tuần thường là
những người bệnh có các biến chứng sau mổ. Các
đối tượng nghiên cứu có thời gian mổ trung bình là
(117,7 ± 89) phút và thời gian thở máy trung bình
là (249,5 ± 110) phút. Những người bệnh chủ yếu là
phẫu thuật bụng và phần lớn là phẫu thuật tiêu hóa
60%; phẫu thuật gan mật 18,9% và phẫu thuật tiết
niệu 15,8% còn lại là các phẫu thuật khác.
2. Phân loại nguy cơ viêm phổi



khơng

Đờm dãi nhiều

24

1

Bảng 9 cho ta thấy nguy cơ viêm phổi ở người

bệnh gây mê nội khí quản là: mức độ 2 là 51,6%;
mức độ 3 là 43,2%; mức độ 4 là 4,2 %; mức độ 5
là 1,1%. So với kết quả của tác giả J.CANET và
V.MAZO là nguy cơ viêm phổi mức độ 1 là 0,24%;
mức độ 2 là 1,18%; mức độ 3 là 4,6%; mức độ 4 là
10,8% và mức độ 5 là 15,9%. Chúng tôi thấy các
đối tượng của chúng tơi có các nguy cơ mức 2 và
3 cao hơn nhưng các nguy cơ mức 4 và 5 thì kết
quả của chúng tơi lại thấp hơn. Sự khác biệt này
thứ nhất là do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn, thứ
2 là các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trên
50 tuổi và sau mổ trên 3 ngày. Các phẫu thuật lớn,
phẫu thuật bụng sau mổ có thể phải truyền máu,
hơn nữa các người bệnh đều trên 50 tuổi chịu cuộc
phẫu thuật lớn nên đau vết mổ do đó khơng dám
vận động.

Đờm dãi ít

33

8

3. Thực trạng cơng tác chăm sóc sau mổ

Khơng

19

10


Dựa trên việc đánh giá theo thang điểm VAS
ta thấy những người bệnh cảm thấy rất đau chỉ có
5,3% tuy nhiên những người bệnh đau vẫn chiếm
40% các đối tượng nghiên cứu. Cảm giác đau này
nó ảnh hưởng tới sự vận động của người bệnh làm

Ho sau mổ

Sonde dạ dày


Khơng

Ho nhiều

25

2

Ho ít

22

8

Khơng

29


9

P > 0,05

Những NB có đặt và khơng đặt sonde dạ dày
sau mổ không ảnh hưởng tới việc ho.
Bảng 22. Ảnh hưởng của việc đặt sonde dạ dày
đến mức độ đờm dãi của NB
Mức độ đờm dãi

Sonde dạ dày
P< 0,05

Tuy nhiên những người bệnh có đặt sonde dạ dày
thì tỷ lệ tăng tiết đờm dãi cao hơn so với người bệnh
không đặt. Sự khác biệt nàu có ý nghĩa với P < 0,05.

152 Tài liệu Hội nghị Khoa học Quốc tế Điều dưỡng


cho người bệnh nằm yên một tư thế trên giường mà
khơng dám ngồi dậy.
Có tới 15,8% người bệnh cảm thấy đau rát
họng sau gây mê và 24,2% người bệnh thấy ngứa
họng. Điều này có lẽ là do những người bệnh gây
mê phải đặt ống nội khí quản nên có thể bị tổn
thương khí quản dẫn đến sau mổ người bệnh có
cảm giác đau họng. So với kết quả của Dương Anh
Khoa tỷ lệ người bệnh đau họng nhẹ là 36,7% và
khơng đau là 63,3% thì tỷ lệ đau họng của hung tơi

thấp hơn nhưng chúng tơi cịn đưa ra số người bệnh
cảm thấy ngứa họng và có cảm giác khó chịu họng
sau gây mê.
Những người bệnh sau mổ ho nhiều chiếm
28,4% và ho ít chiếm 31,2% nguyên nhân là do hầu
hết các đối tượng nghiên cứu đều trên 50 tuổi, những
người bệnh này đều là những người bệnh mổ bụng
nên sau mổ nằm lâu và có lưu sonde dạ dày nên dễ
gây ho và khó chịu. Đi cùng với ho thì những người
bệnh thường kèm theo đờm dãi nhiều và khi những
người bệnh có các triệu chứng này thì đều được các
bác sỹ và điều dưỡng vỗ ho và cho người bệnh ngồi
dậy và khí dung sau mổ. Những người bệnh này các
điều dưỡng sẽ hướng dẫn ngồi dậy và vỗ rung cho
người bệnh sau đó có thể sẽ hướng dẫn người nhà
cùng phối hợp vỗ rung. Khi người bệnh hết truyền
dịch và đỡ đau chúng tôi cho người bệnh tập vận
động và tập đi. Trong số 95 người bệnh chúng tơi
thấy có 1 (1,1%) người bệnh bị mất tiếng và 3 (3,2%)
người bệnh bị khàn tiếng. Nguyên nhân có lẽ là do
chưa kiểm soát được áp lực của cuff khi đặt ống nội
khí quản và thời gian mổ dài nên cuff ống NKQ chèn
ép quá lâu vào khí quản gây tổn thương. Kết quả này
thấp hơn so với kết quả của tác giả Dương Anh Khoa
tại Bệnh viện Việt Đức là 6,7% người bệnh khàn
tiếng nhưng của tác giả lại khơng có người bệnh nào
bị mất tiếng sau gây mê [2].
Trong số 95 người bệnh chúng tơi có 6 (6,3%)
người bệnh bị sốt, ho và đờm dãi nhiều được bác sỹ
chỉ định cho chụp X-quang phổi và kết quả đều có

dịch màng phổi trong số đó cóa 2 người bệnh sau
đó phải chuyển vào hồi sức và phịng hồi tỉnh.
Kết quả khi người bệnh ra viên chúng tơi thấy
có 80% người bệnh hết ho và có 17,8% người bệnh

thấy giảm ho và chỉ có 1 trường hợp là mức độ ho
không giảm.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tơi đi đến
những kết luận sau: Tuổi trung bình của đối tượng
nghiên cứu là (63,7 ± 10,3), tuổi nhỏ nhất là 50 và
lớn nhất là 88. Về giới thì tỷ lệ nam gấp hơn 2 lần
so với nữ. Các đối tượng nghiên cứu có thời gian
mổ trung bình là (117,7 ± 89) phút và thời gian thở
máy trung bình là (249,5 ± 110) phút.
1. Nguy cơ viêm phổi sau mổ trên người bệnh
có gây mê nội khí quản là: mức độ 2 là 51,6%;
mức độ 3 là 43,2%; mức độ 4 là 4,2 %; mức độ 5
là 1,1%.
2. Thực trạng cơng tác chăm sóc sau mổ:
-Có 5,3% bệnh nhận thấy rất đau sau mổ và
40% người bệnh thấy đau vừa. Có tới 15,8% người
bệnh cảm thấy đau rát họng sau gây mê và 24,2%
NB thấy ngứa họng.
-Những người bệnh sau mổ ho nhiều chiếm
28,4% và ho ít chiếm 31,2%. Một trường hợp
người bệnh (1,1%) bị mất tiếng và 3 trường hợp
người bệnh (3,2%) bị khàn tiếng sau mổ. Có 6,3 %
người bệnh sau khi BS khám và cho chụp X-quang
có các biểu hiện của viêm phổi: Dịch màng phổi,

rale bệnh lý...
-Sau thời gian điều trị tại bệnh viện thì có
80 % người bệnh khi ra viện là hết ho và 17,9% là
giảm ho và chỉ có 1 trường hợp là ho không giảm.
3. Các yếu tố ảnh hưởng:
-Tuổi người bệnh càng cao thì sau mổ tỷ lệ ho
nhiều càng lớn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
-Những người bệnh có nguy cơ viêm phổi mức
độ càng cao thì có tỷ lệ ho nhiều sau mổ càng lớn.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
-Người bệnh có bệnh lý về phổi có tỷ lệ ho
nhiều sau mổ cao hơn so với những NB khác khơng
bị bệnh lý.
Năm 2014 153


-Những người bệnh có đặt sonde dạ dày thì
tỷ lệ tăng tiết đờm dãi cao hơn so với người bệnh
không đặt, sự khác biệt này có ý nghĩa với p < 0,05.
KHUYẾN NGHỊ
-Đánh giá nguy cơ viêm phổi sau mổ là rất
quan trọng, đặc biệt là những người bệnh trên 50
tuổi và những người bệnh gây mê. Từ đó biết được
những người bệnh có nguy cơ cao để có kế hoạch
chăm sóc sau mổ phù hợp.
-Tỷ lệ người bệnh đau và rát họng còn khá cao
nên khi gây mê NKQ cần có đồng hồ đo áp lực cuff

của NKQ để kiểm soát áp lực cuff và nếu thời gian

mổ trên 3 giờ nên tháo bớt áp lực cuff ống nội khí
quản để giảm chèn ép khí quản.
-Các điều dưỡng viên cần chú trọng những
người bệnh cao tuổi, người bệnh ít vận động tích
cực cho người bệnh vận động tại giường, ngồi dậy,
vỗ ho và tập đi.
-Những người bệnh có lưu sonde dày thì nên
rút sớm nhất có thể để giảm tăng tiết đờm dãi, tránh
các tổn thương ở lỗ mũi do cọ sát, do cố định sonde
và giúp người bệnh vận động sớm được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asha M. Arozullah, Shukri F. Khuri, Jenifer Daley (2001) “development and Validation of
a Multifactorial Risk Index for Predicting Postoperative Preumonia after Major Noncardiac
Surgery”Annals of Internal Medicine.135, pp 847 – 857.
2. Dương Anh Khoa (2006) “Đánh giá hiệu quả và an toàn của phương pháp dùng Mask thanh quản
Proseal trong gây mê nội soi” Luận án thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Huỳnh Văn Bình (2009), Khảo sát tình hình viêm phổi ở người bệnh sau mổ có thở máy tại khoa
phẩu thuật gây mê hồi sức - bệnh viện Nhân Dân Gia Định, truy cập ngày 24/6/2013, tại trang web
/>4. Smetana GW (1999), “Preoperative pulmonary evaluation”, N Engl J Med. 340, tr. 937-944.
5. V.mazo J.canet (2010), “Postoperative Pulmonary Complications”, Minerva Anestesiol. 76, tr. 138-143.
6. Richard Sadovsky (2002), “Postoperative Pneumonia After Noncardiac Surgery”, Am Fam Physician.
65(9), tr. 1921-1922.
7. Sherry M. Wren (2010), A Strategy to Prevent Postoperative Pneumonia truy cập ngày 20/06/2013, tại
trang web />b1dblrg3.dpuf.

154 Tài liệu Hội nghị Khoa học Quốc tế Điều dưỡng




×