HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ HẢI YẾN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHÁT
TRIỂN QUỸ ĐẤT CHI NHÁNH QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hải Yến
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc Phó Giáo sư - Tiến sỹ Hồ Thị Lam Trà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý Đất đai, Khoa Quản lý Đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức Trung tâm phát
triển quỹ đất quận Long Biên, thành phố Hà Nội, các phịng ban chun mơn thuộc
quận, Ủy ban nhân dân các phường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hải Yến
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình. ..........................................................................................................viii
Phần 1. Mở đầu ......................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ........................................................................................ 3
2.1.
Khái quát về tổ chức phát triển quỹ đất .......................................................... 3
2.1.1.
Khái niệm về quỹ đất và phát triển quỹ đất .................................................... 3
2.1.2.
Tổ chức phát triển quỹ đất ............................................................................. 5
2.1.3.
Sự cần thiết thành lập tổ chức phát triển quỹ đất ............................................ 7
2.1.4.
Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất .......................................................... 8
2.2.
Phát triển quỹ đất một số nước trên thế giới ................................................. 12
2.2.1.
Phát triển quỹ đất ở Hàn Quốc ..................................................................... 12
2.2.2.
Phát triển quỹ đất ở Trung Quốc .................................................................. 16
2.2.3.
Phát triển quỹ đất ở Úc ................................................................................ 17
2.2.4.
Bài học rút ra ............................................................................................... 19
2.3.
Tổ chức phát triển quỹ đất ở việt nam hiện nay ............................................ 20
2.3.1.
Tình hình thành lập và loại hình hoạt động .................................................. 20
2.3.2.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ ................................................................... 21
2.3.3.
Kết quả hoạt động tài chính ......................................................................... 22
2.3.4.
Đánh giá về tổ chức và hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ đất
thành phố Hà Nội ........................................................................................ 23
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 31
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 31
iii
3.2.
Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 31
3.3.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 31
3.4.
Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 31
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.5.1.
Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 31
3.5.2.
Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu ........................................ 33
3.5.3.
Phương pháp so sánh, tổng hợp ................................................................... 33
Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................. 34
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng quản lý và sử dụng
đất đai quận Long Biên................................................................................ 34
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 34
4.1.2.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ........................................................... 37
4.1.3.
Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai quận Long Biên................................ 39
4.1.4.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận
Long Biên ................................................................................................... 45
4.2.
Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính của
trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh quận Long Biên ............................... 46
4.2.1.
Tổ chức nhân sự của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận
Long Biên ................................................................................................... 46
4.2.2.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm phát triển
quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên .............................................................. 47
4.2.3.
Cơ chế tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận
Long Biên ................................................................................................... 48
4.2.4.
Đánh giá chung về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
chế tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận
Long Biên ................................................................................................... 50
4.3.
Đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh quận
Long Biên từ năm 2012 đến năm 2016 ........................................................ 51
4.3.1.
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ............... 51
4.3.2.
Công tác đấu giá quyền sử dụng đất............................................................. 62
4.3.3.
Đánh giá của cán bộ có liên quan đến hoạt động Trung tâm phát triển
quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên .............................................................. 73
iv
4.4.
Đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động của trung tâm phát triển
quỹ đất chi nhánh quận Long Biên............................................................... 75
4.4.1.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đất
đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đấu
giá quyền sử dụng đất nói riêng cho cán bộ và nhân dân .............................. 75
4.4.2.
Nâng cao trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ
chun mơn ................................................................................................. 75
4.4.3.
Hồn thiện chính sách, pháp luật đất đai liên quan đến cơng tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác đấu giá quyền sử dụng đất................ 76
4.4.4.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan........................... 76
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 78
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 78
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 79
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 80
Phụ lục
.................................................................................................................... 82
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMB
Giải phóng mặt bằng
PTQĐ
Phát triển quỹ đất
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
TCPTQĐ
Tổ chức phát triển quỹ đất
TTBĐS
Thị trường bất động sản
TT PTQĐ
Trung tâm phát triển quỹ đất
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.
Hiện trạng sử dụng đất của quận Long Biên, năm 2016 .........................................39
Bảng 4.2. Biến động đất đai giai đoạn 2012-2016 của quận Long Biên ..................... 40
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp số dự án nhận thực hiện và số dự án đã bàn giao
mặt bằng sạch cho Chủ đầu tư tổ chức thi công ......................................... 52
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện nhóm dự án từ năm 2012 – 2016 của Trung tâm
phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên............................................... 53
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về cơng tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận
Long Biên .................................................................................................. 56
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả đấu giá quyền sử dụng đất từ năm 2012-2016 ................ 64
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu dân cư
của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên..................... 66
Bảng 4.8. Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về công tác đấu giá quyền sử
dụng đất của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh Long Biên. ............. 70
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ có liên quan đến hoạt động của Trung tâm
phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên ............................................ 74
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính quận Long Biên, Hà Nội................................................... 34
Hình 4.2. Cơ cấu đất đai quận Long Biên năm 2016 .................................................... 35
Hình 4.3. Sơ đồ tổ chức Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long BiênError!
Bookmark not defined.
Hình 4.4. Thơng xe tuyến đường 5 kéo dài .................................................................. 55
Hình 4.5. Lễ khánh thành tuyến đường 40m Thạch Bàn............................................... 55
Hình 4.6. Dự án đấu giá tổ 9, phường Thạch Bàn ........................................................ 68
Hình 4.7. Dự án đấu giá tổ 7, phường Việt Hưng ......................................................... 68
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Hải Yến
Tên luận văn: “Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất Chi nhánh quận
Long Biên, thành phố Hà Nội”
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh quận Long
Biên, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giải quyết những tồn tại, khó khăn trong
q trình thực hiện để tăng cường hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh
quận Long Biên.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu điều tra thu thập tại
Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên và các phòng ban có liên quan
đến hoạt động của Trung tâm.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, khảo sát
những đối tượng liên quan đến đề tài là các cán bộ, hộ gia đình, cá nhân có liên quan
đến hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên, thành phố
Hà Nội.
- Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu: Các thông tin, số liệu, tài
liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu nhập,
tổng hợp, phân tích các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan, hệ thống hố các kết quả thu
được thành thơng tin tổng thể.
- Phương pháp so sánh - tổng hợp: Sử dụng để so sánh, tổng hợp các nguồn tài
liệu, số liệu có liên quan đến Luận văn, nhằm đánh giá những khó khăn vướng mắc
trong hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên, qua đó đề
xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh
quận Long Biên.
Kết quả chính và kết luận
Quận Long Biên là địa bàn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh
quốc phòng của thành phố Hà Nội. Kinh tế của quận đang trên đà phát triển, dẫn đến
nhu cầu về quỹ đất sạch phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội của quận ngày
ix
càng cao. Vì vậy sự ra đời của Trung tâm Phát triển quỹ đất chi nhánh quận Long Biên
là yêu cầu rất cần thiết.
Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã có sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu tổ
chức, năng lực thực hiện công tác chuyên môn cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc
đặt ra, đã giúp cho UBND quận thực hiện được nhiều dự án giải phóng mặt bằng, cũng
như mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước qua công tác đấu giá quyền sử
dụng đất. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, cịn nhiều lúng túng trong xử lý
cơng việc, hiệu quả công tác chưa cao.
Theo quy định Trung tâm có nhiều chức năng, nhiệm vụ, tuy nhiên căn cứ vào
năng lực và khả năng của Trung tâm, hiện nay Trung tâm được giao thực hiện 02 nhiệm
vụ chính là công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và công tác
đấu giá QSDĐ trên địa bàn.
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên về cơ bản đáp ứng được
nhu cầu về tiến độ cũng như kết quả mà chủ đầu tư đã đặt ra. Trong tổng số 68 dự án mà
trung tâm triển khai thực hiện đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện 62 dự án
đạt 91,2%, với diện tích 378,06 ha, kinh phí đã thực hiện chi trả cho các hộ gia đình, cá
nhân bị ảnh hưởng là 2.836.860,85 triệu đồng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được,
vẫn còn 6 dự án chậm tiến độ, phần lớn là do các nguyên nhân khách quan, cụ thể như:
Một số hộ gia đình, cá nhân do lợi ích cá nhân không chấp hành quyết định, quy định...
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất: Trung tâm đã khá thành công trong việc tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất các dự án. Từ năm 2012 đến hết năm 2016, đã tổ chức
đấu giá được 429 ơ đất, tổng kinh phí thu ngân sách Nhà nước đạt 3.778.750 triệu đồng
. Kết quả này đạt được là do Trung tâm đã làm tốt khâu quảng bá, phối hợp tốt với
UBND các phường, các phòng ban chuyên môn cũng như tham mưu cho UBND quận
chọn ra những dự án có vị trí thuận lợi, gần trung tâm, có hạ tầng tốt để đưa ra đấu giá
trước. Tuy kết quả đấu giá đạt cao nhưng hiện nay vẫn cịn một số dự án đấu giá khơng
đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là còn rất nhiều trường hợp người tham gia mang tính
chất đầu cơ đất đai, nhu cầu về đất, nhà ở thực sự rất ít hoặc do hồn cảnh khó khăn
chưa thể xây nhà. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu đề xuất giá khởi điểm các khu
đấu giá phù hợp, sắp xếp lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng và tuyên truyền tốt các khu vực
chuẩn bị đưa ra đấu giá, để công tác đấu giá QSDĐ của quận đạt kết quả cao hơn nữa.
Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất Chi
nhánh quận Long Biên, thành phố Hà Nội, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính của
x
Trung tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên, cũng như những giải pháp
nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và công tác đấu giá quyền sử dụng đất của Trung tâm. Kết quả nghiên cứu của luận
văn dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học và sinh viên cũng như nhà quản
lý đất đai. Luận văn cũng có thể phục vụ cho công tác và hoạt động thực tiễn của Trung
tâm phát triển quỹ đất Chi nhánh quận Long Biên.
xi
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Hai Yen
Thesis title: “Evaluation the performance of Land Fund Development Center of Long
Bien district, Ha Noi city”
Major: Land Management
Code: 60.85.01.03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Purposes
- Evaluate the Land Fund developement Centre’s Activities, Long Bien District,
Hanoi City.
- Propose some solutions and solving difficulties existing, difficulties in the
implementation process to enhance operation of Land fund developement centre Long
Bien district agency
Research Methodology
- Method of investigating, collecting the secondary data: Investigated data is
collected at Land fund developement centre Long Bien district agency and departments
relates to Centre’s activities.
-Method of investigating, collecting basis data: Carry out investigating, survey
the objects that are staffs, families, person relate to Land fund developement centre
Long Bien district agency and departments relates to Centre’s activities.
- Method of analising, statisticing and handling data: Collected information,
number, data are handled by Excel software, Check the accuracy of inputing data,
summing, analysing related data sources, systematize the result into overall information.
- Method of comparision- summing: Using for comparing, summing the data
sources relate to the thesis, in order to evaluate the difficulties that existing in Land
fund developement Centre’s activities, Long Bien district agency
Main results and conclusions
Long Bien district is an meaningful area to the economy, policy, national
defence and security of Hanoi city. The economy of the district is developing, leads to
the demand for clean land fund serving for the socio-economic development of the
district increasingly. Therefore, the establishment of Long Bien District Land
Development Center is a very necessary requirement.
Since its founding, the Center has had a strong development in its organizational
structure and ability to perform basic professional tasks to meet the requirements of the
given work, which has helped the District People's Committee implement many land
xii
clearance projects, as well as large revenues to the state budget through the auction of
land use rights. However, the practical experience is not much, still more confused in
handling work, the efficiency of work is not high.
According to the Centre's regulations, there are many functions and tasks.
However, based on ability and capacity, the Centre is currently assigned to perform two
main tasks of compensation, support and resettlement when State land acquisition and
auction of LUR in the area.
Implementation of compensation, assistance and resettlement when the land is
recovered by the State. Land fund development centre Long Bien district basically
meets the demand for progress as well as results that the investor has set out. Of the 68
projects implemented by the centre, 62 projects have been reached 91.2%, with the area
of 378.06 ha. Implemented cost was paid to affected households and individuals is
VND2,836,860.85 million. However, besides the results achieved, there are still 6
projects that are behind schedule, mainly due to objective reasons, such as: Some
households and individuals do not agree with Authorized State agency’s decisions and
regulations because of their own benefit.
Auction of land use rights: The Centre has been quite successful in holding auctions
of projects’ land use rights. From 2012 to end of 2016, 429 lots of land have been
auctioned, total state budget collection reached 3,778,750 million VND. This achieved
result due to the Center has done the promote and coordinate well with the People's
Committee of the ward, specialized departments as well as advising the District People's
Committee to select projects located conveniently, near the center, have good
infrastructure to give forward auctions. Although the auction results are high but there are
still some auction projects that do not meet the plan. The reason is that there are many
cases that the participants are speculative land, the demand for land, housing is really very
little or because of difficult circumstances can not build a house. In the coming time, it is
necessary to study and propose the starting price for auction areas suitably, arrange the
schedule, build the infrastructure and propagate well the auction preparation areas so that
the district's results of the auction of land use right are more higher.
From the assessment of the operational status of Land Fund Development Center
Long Bien district, Hanoi city. We have launched a number of solutions in order to
improve the organizational structure, functions, duties, powers and financial regulations
of Land Fund Development Center Long Bien district, as well as solutions for
improving the efficiency of compensation, support and resettlement when the State
recovers land and the activities of land auction rights of the Centre. The research results
of the thesis used as reference for graduated students and students as well as land
managers. Thesis can also served for the work and practical activities of the Land Fund
Development Center Long Bien district.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt khơng có gì thay thế được, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phịng.
Nước ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều
dự án như các khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới, khu dân cư đang
được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ với tốc độ ngày càng cao và trên
quy mô rộng lớn. Do đó, nhu cầu về quỹ đất sạch, quỹ đất dự phòng để cung cấp
cho thị trường, cung cấp cho các nhà đầu tư xây dựng các cơng trình, dự án phục
vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng ngày càng cao. Để đáp ứng được
nhu cầu về quỹ đất sạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội, Trung tâm phát triển
quỹ đất thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 3868/QĐ-UBND
ngày 12/8/2015, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở hợp nhất các
Trung tâm phát triển quỹ đất hiện có trên địa bàn thành phố. Trung tâm có chức
năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện
các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai...
Long Biên là quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội, với lợi thế về vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên, quận Long Biên đã và đang có nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, tốc độ gia tăng dân số, sự đơ thị hóa diễn ra mạnh
mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất gia tăng, gây sức ép lên quỹ đất của quận
nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Nhu cầu thu hồi đất phục vụ mục đích phát
triển kinh tế, xã hội, mở rộng và phát triển các khu dân cư, khu đô thị, khu công
nghiệp và quản lý quỹ đất sạch sau khi thu hồi ngày càng trở nên cấp thiết.
Từ yêu cầu thực tiễn trên ngày 18/9/2007, UBND thành phố Hà Nội đã
ban hành Quyết định số 3678/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm phát triển
quỹ đất chi nhánh quận Long Biên với chức năng tham mưu cho UBND quận
thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng; tạo quỹ đất
1
và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; tổ chức thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận…Tuy nhiên, do sự bất cập, chồng chéo
trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, chính sách pháp luật về bán đấu
giá tài sản còn chưa phù hợp, đồng bộ do vậy tiến độ thực hiện các dự án của
Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh quận Long Biên hiệu quả vẫn còn hạn chế.
Xuất phát từ vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Hồ Thị Lam
Trà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hoạt động của Trung tâm
phát triển quỹ đất chi nhánh quận Long Biên, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh quận
Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giải quyết những tồn tại, khó khăn
trong q trình thực hiện để tăng cường hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ
đất chi nhánh quận Long Biên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh
quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến ngày 31/12/2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới: Luận văn đã chỉ ra được hoạt động của Trung tâm
phát triển quỹ đất chi nhánh quận Long Biên từ năm 2012-2016 theo đúng chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học về thực
trạng hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh quận Long Biên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho học viên cao học và sinh viên cũng như nhà quản lý đất đai.
Luận văn cũng có thể phục vụ cho cơng tác và hoạt động thực tiễn của Trung tâm
phát triển quỹ đất chi nhánh quận Long Biên.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về quỹ đất và phát triển quỹ đất
- Quỹ đất đai: Là toàn bộ đất đai của xã hội được Nhà nước phân bố và sử
dụng vào các mục đích khác nhau để đáp ứng nhu cầu về các mặt của xã hội
trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
- Quỹ đất: Được xác định theo lãnh thổ (theo ranh giới hành chính cả
nước, tỉnh, huyện, xã); theo đơn vị sử dụng đất (bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất); theo loại đất (bao gồm mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng).
- Phát triển quỹ đất: Phát triển quỹ đất là toàn bộ quá trình tạo quỹ đất,
quản lý và phát triển quỹ đất và điều tiết đất đai. Phát triển quỹ đất (tập trung đất
đai) là tăng cường hoạt động để tập trung quỹ đất dự trữ có như vậy mới đảm bảo
đáp ứng nhu cầu của thị trường (tăng cung), đảm bảo vai trò điều tiết thị trường
(giúp Nhà nước chủ động trong vấn đề điều tiết thị trường. Việc tập trung quỹ đất
dự trữ thông qua hoạt động thu hồi đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và có
thể là trao đổi đất (trao đổi vị trí, diện tích) (Nguyễn Thị Ngọc Lanh, 2009).
Phát triển quỹ đất là hoạt động quy tụ đất đai, làm cho quỹ đất thay đổi về
tính chất, đặc điểm, quy mơ, điều kiện của đất đai đáp ứng cho các nhu cầu sử
dụng đất theo hướng đi lên, đáp ứng cho các nhu cầu khai thác sử dụng và đưa
đất vào sử dụng (Đào Cơng Hịa, 2007).
Quản lý quỹ đất là hoạt động quản lý quỹ đất dự trữ đã tạo lập để đáp ứng
khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng. Trong quá trình quản lý có thể phát triển quỹ
đất bằng các hình thức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; cho thuê, thay
đổi mục đích sử dụng đất tạm thời để tránh lãng phí và làm tăng giá trị của đất
đai. Tuy nhiên công tác quản lý, phát triển quỹ đất phải tuân thủ đúng pháp luật
và các quy định có liên quan đến sử dụng đất.
Do đó, mục đích chính của việc phát triển quỹ đất là giúp nhà nước khống
chế tổng lượng cung về đất đai, đảm bảo việc điều tiết có hiệu quả và thu lợi lớn
nhất từ đất. Từ khâu tạo quỹ đất, quản lý, phát triển quỹ đất đến điều tiết đất đai
là những trình tự chủ yếu của việc vận hành phát triển quỹ đất.
3
- Tổ chức phát triển quỹ đất - Trung tâm phát triển quỹ đất theo Điều 35
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP: Là đơn vị sự nghiệp có thu, do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện. Tổ chức phát triển quỹ đất
thực hiện các nhiệm vụ: Tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; tạo quỹ đất
để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tạo quỹ đất để phục vụ sự nghiệp giáo dục
– đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, mơi trường và các nhu cầu
khác của địa phương, ổn định thị trường bất động sản...(Chính phủ, 2009).
- Tổ chức phát triển quỹ đất - Trung tâm phát triển quỹ đất theo Điều 5
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: Là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy
định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt
động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và
cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức
phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai
thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức
thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác (Chính
phủ, 2014).
- Quỹ phát triển đất theo Điều 34 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP: Quỹ phát
triển đất là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động theo nguyên tắc bảo tồn vốn,
bù đắp chi phí phát sinh trong q trình hoạt động và khơng vì mục đích lợi
nhuận; Quỹ phát triển đất có tư cách pháp nhân, hoạt động hạch tốn độc lập, có
con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh được trích từ 30% đến 50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất để lập Quỹ phát triển đất.
Quỹ phát triển đất được sử dụng vào các mục đích sau: Ứng vốn cho Tổ chức
phát triển quỹ đất để phát triển đất; Ứng vốn để đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà tái
định cư theo quy hoạch; Ứng vốn để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng theo quy hoạch tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội,
giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các
nhu cầu khác của địa phương; Hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển
4
đổi nghề nghiệp; Hỗ trợ xây dựng khu tái định cư; hỗ trợ xây dựng các cơng trình
hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi; Hỗ trợ khoản chênh lệch cho hộ gia
đình, cá nhân vào khu tái định cư... (Chính phủ, 2009).
- Quỹ phát triển đất theo Điều 6 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: Là tổ chức
tài chính nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân,
hạch tốn độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và
các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn của Quỹ phát triển đất được ngân sách nhà nước phân bổ, bố
trí vào dự toán ngân sách địa phương, được cấp khi bắt đầu thành lập, bổ sung
định kỳ hàng năm; huy động từ các nguồn vốn khác gồm: Vốn viện trợ, tài trợ,
hỗ trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong
nước và ngồi nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, ủy thác theo
quy định của pháp luật.
Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn ngân sách nhà
nước cấp cho Quỹ phát triển đất khi thành lập, mức trích bổ sung cho Quỹ phát
triển đất cụ thể hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Quỹ phát triển đất được sử dụng để ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ
đất và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và
tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
- Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mẫu về quản
lý, sử dụng Quỹ phát triển đất; quy định việc cấp phát, hạch toán, thanh quyết
tốn kinh phí, huy động, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ phát triển đất và cơ chế
ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương đối với
trường hợp không thành lập Quỹ phát triển đất theo quy định về quản lý ngân
sách và quỹ tài chính của Nhà nước (Chính phủ, 2014).
2.1.2. Tổ chức phát triển quỹ đất
2.1.2.1. Tổ chức phát triển quỹ đất trước khi có Luật Đất đai 2013
Theo Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước chủ động thực hiện việc thu hồi
đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được cơng bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy
5
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
(Khoản 1, Điều 39, Luật Đất đai năm 2003).
- Thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng trước Luật Đất đai 2003 về
kinh phí thực hiện do chủ đầu tư thực hiện dự án hoặc do người được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất chịu trách nhiệm chi trả. Từ khi có Luật Đất đai năm 2003
thì kinh phí cho thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng do Nhà nước chịu
trách nhiệm chi trả toàn bộ. Trong trường hợp đất thu hồi để thực hiện dự án đầu
tư thì Chủ dự án đầu tư tạm ứng trước tiền bồi thường GPMB và số tiền tạm ứng
trước này được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Để thực hiện cơ chế Nhà nước chủ động thu hồi đất và quản lý quỹ đất thu
hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi chưa có dự án đầu tư cần thiết phải
có tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB chuyên nghiệp do Nhà
nước thành lập, được gọi là Tổ chức phát triển quỹ đất.
“Tổ chức phát triển quỹ đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư” (Khoản 1
và Khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai năm 2003).
Như vậy, xuất phát từ việc đổi mới cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo
hướng chủ động tạo quỹ “đất sạch” dẫn đến việc hình thành Tổ chức phát triển
quỹ đất để đạt được hai mục đích:
- Thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.
Do vốn huy động cho việc bồi thường GPMB theo cơ chế thu hồi đất quy
định tại Luật Đất đai năm 2003 là rất lớn, nếu khơng có cơ chế huy động vốn
hiệu quả thì việc thành lập Tổ chức PTQĐ cũng chỉ là hình thức. Vì vậy, bên
cạnh việc thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế tài chính của Tổ
chức PTQĐ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ còn
quy định việc thành lập “Quỹ phát triển đất”; nguyên tắc quản lý và sử dụng Quỹ
phát triển đất nhằm kiện toàn cơ chế hoạt động của Tổ chức PTQĐ.
2.1.2.2. Tổ chức phát triển quỹ đất sau khi có Luật Đất đai 2013
Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
6
Trung tâm phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đáp
ứng nhu cầu "đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tư phục vụ phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, nhất là các dự án đầu tư nhằm mục đích cơng cộng.
Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được điều
chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn
quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất.
Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động trên cơ sở văn phịng một cấp, trực
thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường, có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có tổ chức phát triển quỹ đất
cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp
nhất tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có (Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai 2003).
2.1.3. Sự cần thiết thành lập tổ chức phát triển quỹ đất
- Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư
ngày càng lớn. Thời gian qua, cơ bản các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng
đất đều phải tự tìm đất, tự tổ chức, thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng nên
tốn nhiều thời gian, phần nào đã làm chậm quá trình đầu tư của tổ chức, cá nhân
cần sử dụng đất. Do vậy, chủ động về thời gian, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu
xuất đầu tư, cần một Tổ chức phát triển quỹ đất.
- Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đơ thị hố ngày càng nhanh,
quỹ đất dự trữ cho các mục đích sẽ bị cạn kiệt đòi hỏi Nhà nước cần phải có quỹ
đất dự phịng để cung ứng và tham gia vào thị trường, bình ổn thị trường bất
động sản, vừa hạn chế những cơn sốt đột biến về đất đai, vừa chống đầu cơ đất
đai một cách hiệu quả, phải thực sự nâng cao chất lượng quản lý nguồn tài
nguyên của đất nước một cách có hiệu quả, tránh lãng phí.
- Để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, để đấu giá đất, đổi đất, xây
dựng các cơng trình hạ tầng công cộng, nhưng quỹ đất dành cho mục đích này cơ
bản khơng cịn nhiều. Muốn thực hiện các dự án trên Nhà nước phải bồi thường
lại với giá cao cho những khu đất trước đây đã giao, cấp cho tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình sử dụng.
- Hiện nay, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các chủ đầu tư muốn
được chủ động về thời gian, tiết kiệm chi phí và tăng cao hiệu xuất đầu tư của dự
án, do đó cần có một quy trình tiếp cận đất đai nhanh hơn để giảm bớt những thủ
7
tục rườm rà liên quan đến đất đai và cần có một tổ chức vừa có sẵn quỹ đất, hồn
chỉnh hạ tầng để tạo điều kiện cho họ lựa chọn và thuê lại với giá cả hợp lý.
Giá đất trên thị trường có nhiều biến động, chênh lệch giá đất tại các thời
điểm khác nhau khi có tác động của nhà nước tại các thời điểm (khi có quy
hoạch, khi nhà nước thu hồi đất, khi thực hiện quy hoạch), do vậy chênh lệch giá
đất ở các thời điểm này hiện nay chủ yếu được điều tiết cho chủ đầu tư, trong khi
nhà nước vừa phải quy hoạch, vừa phải thực hiện việc bồi thường. Do đó cần
phải thành lập tổ chức phát triển quỹ đất để giúp nhà nước điều tiết chênh lệch
giá đất.
2.1.4. Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất
2.1.4.1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức phát triển quỹ đất
- Luật Đất đai năm 2003, 2013;
- Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định
cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập;
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 ngày 14/02/2015 Quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Liên
Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ
chức phát triển quỹ đất;
- Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV ngày
08/01/2010 của liên Bộ Tài ngun & Mơi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ
hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài
chính của Tổ chức phát triển quỹ đất;
8
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung Thơng tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006;
- Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng
04 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Về
việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt
động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.1.4.2. Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh
a. Trước khi có Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. Căn
cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về
thi hành Luật Đất đai, liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nội vụ đã ban hành
Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 hướng dẫn
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp tỉnh) như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện việc
bồi thường hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu
vực đơ thị và khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nước đã thu hồi
nhưng chưa giao, chưa cho thuê.
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị
sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.
b. Từ khi có Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ đến khi
có Luật đất đai 201.
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư; Ngày 08 tháng 01 năm 2010 liên Bộ Tài nguyên &
Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã ban hành Thơng tư liên tịch số
01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp tỉnh và
9
cấp huyện), trong đó ngồi những chức năng nhiệm vụ đang thực hiện còn bổ sung
thêm một số chức năng nhiệm vụ khác. Quy định cụ thể về Tổ chức phát triển
quỹ đất cấp tỉnh như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh được thành lập ở tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá
quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã
nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực
bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám
đốc Sở Tài nguyên & Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo
đảm một phần hoặc tồn bộ chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và
con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng
để hoạt động theo quy định của pháp luật. (Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ
Tài chính – Bộ Nội vụ, 2010).
c. Từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay.
Về cơ chế hoạt động và chức năng nhiệm vụ được quy định chi tiết tại
điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014, cơ bản vẫn giống như trước
khi có Luật Đất đai 2013. Khác với trước khi có Luật Đất đai 2013 là Tổ chức
phát triển quỹ đất hoạt động trên cơ sở văn phịng một cấp, trực thuộc Sở Tài
ngun và Mơi trường, có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp
huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất tổ chức phát
triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất theo thông tư
liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015, theo đó ngồi
những chức năng như thông tư số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV Trung tâm
phát triển quỹ đất có thêm nhiệm vụ là:
- “Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng
10
đất hàng năm của quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.”
- “ Được ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.”
- “ Được thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật”.
- “Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm
phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy
định hiện hành về lĩnh vực công tác được giao.” (Bộ Tài nguyên và Môi trường –
Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính, 2015).
2.1.4.3. Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất cấp Huyện
Trước khi có Luật Đất đại 2013, tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện
được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTCBNV ngày 08/01/2010 của liên Bộ Tài nguyên & Mơi trường, Bộ Tài chính và
Bộ Nội vụ quy định hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp tỉnh và cấp huyện).
Trong đó, quy định Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ chế tài chính tương tự như Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh, chỉ khác
nhau về vị trí, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ cấu tổ chức và biên chế, cụ thể:
* Vị trí và chức năng của Tổ chức PTQĐ cấp huyện được quy định tại Điều 1,
Chương I, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV của liên bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ,cụ thể như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được thành lập ở huyện, quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên
đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã
thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong
lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc UBND cấp
huyện, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch UBND
cấp huyện và Giám đốc sở Nội vụ.
11