Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện savannakhet tỉnh savannakhet lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

PHOUTALAVANH KONKHEUNGKHAM

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI BỆNH VIỆN SAVANNAKHET, TỈNH SAVANNAKHET, LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

PHOUTALAVANH KONKHEUNGKHAM

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI BỆNH VIỆN SAVANNAKHET, TỈNH SAVANNAKHET, LÀO

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ VIỆT ANH

Hà Nội – 2018




LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến TS. Phạm Thị Việt Anh, giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên đã trực tiếp giao đề tài và hướng dẫn em tận tình, cho em những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong q trình thực
hiện, hồn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên đã nhiệt tình truyền thụ cho em những kiến thức vơ cùng q giá
trong suốt q trình em học tập tại trường.
Xin bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn tới gia đình và các bạn bè đã ln là chỗ dựa
tinh thần vững chắc và là nguồn động viên đối với em trong cuộc sống và trong quá
trình học tập.

Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Học viên
Phoutalavanh Konkheungkham

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................3
1.1.Tổng quan về bệnh viện Savannakhet tỉnh Savannakhet ......................................3
1.1.1.Vị trí địa lý của bệnh viện Savannakhet .............................................................3
1.1.2.Cách thức hoạt động và cơ cấu phòng ban........................................................3
1.2.Tổng quan về chất thải rắn y tế .............................................................................5
1.2.1 Khái niệm liên quan tới chất thải rắn y tế[3] ....................................................5

1.2.2.Phân loại chất thải y tế[3] .................................................................................5
1.2.3.Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất chất thải rắn y tế[1] ...........................7
1.2.4.Tác hại của chất thải rắn y tế[1] .......................................................................9
1.3.Quản lý chất thải rắn y tế tại Lào ........................................................................12
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..15
2.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................15
2.2.Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................15
2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................15
2.3.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .............................................................15
2.3.2.Phương pháp tính tốn xác định thành phần và mức phát thải của chất thải
rắn y tế..............................................................................................................16
2.3.3.Phương pháp điều tra, khảo sát .......................................................................16
2.3.4.Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá ................................................18
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................19
3.1. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn và thành phần chất thải rắn tại bệnh
viện Savannakhet .............................................................................................19
3.1.1.Nguồn phát thải chất thải rắn tại bệnh viện Savannakhet ...............................19
3.1.2.Khối lượng và thành phần của chất thải rắn tại bệnh viện Savannakhet ........21
3.2.Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Savannakhet ...................36
3.2.1.Công tác tổ chức quản lý chất thải rắn tại bệnh viện ......................................36
3.2.2.Phân loại chất thải rắn tại bệnh viện Savannakhet .........................................37
3.2.3.Hiện trạng thu gom chất thải rắn tại bệnh viện ...............................................39
3.2.4.Lưu trữ chất thải rắn trong bệnh viện Savannakhet ........................................39
3.2.5.Xử lý chất thải rắn tại bệnh viện Savannakhet. ...............................................40
3.3.Đánh giá chung công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Savannakhet .......41
3.3.1.Những vấn đề mà bệnh viện đã đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn
y tế. ...................................................................................................................41
3.3.2.Những mặt hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác quản lý chất thải y tế tại bệnh
viện. ..................................................................................................................42


ii


3.4.Đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện
Savannakhet .....................................................................................................55
3.4.1.Giải pháp về hành chính. .................................................................................55
3.4.2.Giải pháp tuyên truyền-truyền thống ...............................................................56
3.4.3.Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................65
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................74

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.Bản đồ vị trí của bệnh viện Savannakhet .....................................................3
Hình 1.2. Sơ đồ mặt bằng và sơ đồ tổ chức bệnh viện Savannakhet[7] .....................4
Hình 1.3. Mơ hình hệ thống y tế tại Lào [6] .............................................................12
Hình 3.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Savannakhet .......19
Hình 3.2. Khu sinh hoạt của người nhà bệnh nhân ..................................................20
Hình 3.3. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa VIP ...........................21
Hình 3.4. Thành phần của chất thải rắn thông thường Khoa Tim mạch - Tiết niệu 22
Hình 3.5. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa Cấp cứu ....................23
Hình 3.6. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa Hồi sức tích cực .......24
Hình 3.8. Thành phần của chất thải rắn thông thường Khoa Nhi ............................25
Hình 3.7. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa Sản ............................25
Hình 3.9. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa Nội I ..........................26
Hình 3.10. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa Nội II ......................27

Hình 3.11. Thành phần của chất thải rắn thông thường Khoa Mổ và Ngoại ...........28
Hình 3.12. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa Lao .........................28
Hình 3.13. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa Truyền nhiễm..........29
Hình 3.14. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khoa Nhà Sư ....................30
Hình 3.15. Thành phần của chất thải rắn thông thường Nhà Thuốc và tài chính ....30
Hình 3.16. Thành phần của chất thải rắn thơng thường Khao khám bệnh ..............31
Hình 3.17. Thành phần của chất thải rắn thông thường Nhà iám đốc, tổ chức và
hành chính quản trị ...................................................................................................32
Hình 3.18. Sơ đồ quy trình quản lý chất thải rắn tại bệnh viện savannakhet ...........36
Hình 3.19. Việc phân loại chất thải rắn thơng thường và chất thải rắn y tế ............38
Hình 3.20. Nơi lưu trũ chât thải rắn tại bệnh viện savannakhet ..............................39
Hình 3.21. Thùng sắt to của công ty vệ sinh môi trường Savannakhet ....................40
Hình 3.22. Lị đốt khử trùng của chất thải y tế bệnh viện Savannakhet ...................40
Hình 3.23. Xe của công ty vệ sinh môi trường đổi thùng sắt tại bệnh viện
Savannakhet ..............................................................................................................41

iv


Hình 3.24. Kim tiêm chưa được tháo rời khi thu gom và chất thải lâm sàng bị bỏ lẫn
vào rác sinh hoạt .......................................................................................................43
Hình 3.25. Tờ rơi về việc quản lý chất thải rắn y tế .................................................57

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện[1] ...................................7
Bảng 1.2. Nét khác nhau về quản lý chất thải rắn y tế giữa Việt Nam và Lào [6] ...13
Bảng 3.1. Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện Savannakhet...20

Bảng 3.2. Tổng hợp khối lượng một tháng chất thải rắn tại bệnh viện savannakhet
...................................................................................................................................33
Bảng 3.3. Khối lượng, thành phần chất thải rắn tại bệnh viện Savannakhet ...........35
Bảng 3.4. iới tính của các cán bộ y tế đã khảo sát. ...............................................44
Bảng 3.5. Tuổi của các cán bộ y tế đã khảo sát. .......................................................45
Bảng 3.6. Trình độ học vấn của các cán bộ y tế đã khảo sát. ..................................45
Bảng 3.7. Chức vụ/Chuyên môn của các cán bộ y tế đã khảo sát. ...........................46
Bảng 3.8. Kinh nghiệm làm việc của các cán bộ y tế đã khảo sát. ...........................46
Bảng 3.9. Hiểu biết thế nào là xử lý và quản lý chất thải rắn đúng cách .................47
Bảng 3.10. Vấn đề thông báo và hướng dẫn về việc tách các loại chất thải tại nguồn
...................................................................................................................................47
Bảng 3.11. Việc lập kế hoạch xử lý và quản lý chất thải bệnh viện..........................48
Bảng 3.12. Trách nhiệm của đơn vị kỹ thuật, thu gom và xử lý rác thải ..................48
Bảng 3.13. Kinh phí hằng năm để mua dụng cụ, vật dụng và thuê nhân công cho
việc thu gom, xử lý và quản lý chất thải tại bệnh viện ..............................................48
Bảng 3.14. iới tính của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã khảo sát. .............49
Bảng 3.15. Tuổi của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã khảo sát. ....................49
Bảng 3.16. Đối tượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã khảo sát. .................50
Bảng 3.17. Hiểu biết thế nào là xử lý và quản lý chất thải rắn đúng cách ...............50
Bảng 3.18. Thường mang thức ăn ở ngoài vào bệnh viện ........................................50
Bảng 3.19. Mức độ quan tâm đến các thông báo và hướng dẫn của bệnh viện về
việc tách các loại chất thải tại nguồn. ......................................................................51
Bảng 3.20. iới tính của nhân viên thu gom, xử lý chất thải đã khảo sát. ...............51
Bảng 3.21. Tuổi của các nhân viên thu gom, xử lý chất thải đã khảo sát. ...............52
Bảng 3.22. Trình độ học vấn của nhân viên thu gom, xử lý chất thải đã khảo sát. ..52
Bảng 3.23. Kinh nghiệm làm việc nhân viên thu gom, xử lý chất thải đã khảo sát. .52

vi



Bảng 3.24. Mức độ hiểu biết về xử lý và quản lý chất thải rắn đúng cách ...............53
Bảng 3.26. Số lượng nhân viên thu gom và vận chuyển rác thải ..............................54
Bảng 3.25. Chất thải ở bệnh viện đã được phân loại trước khi thu gom..................53
Bảng 3.27. Tiền lương bạn nhận được có xứng đáng với cơng việc của bạn ...........54
Bảng 3.28. Đề xuất số người tham gia quản lý chất thải bệnh viện .........................55
Bảng 3.29. Đề xuất bố trí thùng đựng chất thải tại các khoa phòng trong bệnh viện
...................................................................................................................................58

vii


MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTRTT: Chất thải rắn thông thƣờng.
CTRYT: Chất thải rắn y tế.
Khoa VIP: Khoa ngƣời có điều kiện về kinh tế
Khoa Nhà sƣ: Khoa khám chứa bệnh dành riêng cho các Nhà sƣ

viii


MỞ ĐẦU
Hiện nay, Lào là một nƣớc đang phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành
nông nghiệp, công nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nhà máy, trƣờng học, bệnh
viện v.v… Việc phát triển giúp hiện đại hóa đất nƣớc và nâng cao đời sống nhân
dân Lào, tuy nhiên cũng làm tăng lƣợng chất thải thải ra môi trƣờng, nếu không
đƣợc quản lý chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Sự phát triển cũng
làm gia tăng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phát triển y tế. Tuy nhiên, hoạt
động này rất dễ làm gia tăng lƣợng chất thải và nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng
nếu không đƣợc quản lý một cách hợp lý.
Chất thải bệnh viện khi thải ra môi trƣờng nếu không đƣợc xử lý đúng cách thì

hậu quả để lại sẽ khơng thể lƣờng hết đƣợc, có thể gây ra các đại dịch lớn cho cộng
đồng, gây ô nhiễm môi trƣờng khơng khí, mơi trƣờng nƣớc, mơi trƣờng đất và ảnh
hƣởng đến cuộc sống của con ngƣời. Hầu hết các bệnh viện ở Lào đều xây dựng từ
lâu, trong quy hoạch khơng có hệ thống xử lý chất thải hoặc nếu có cũng khơng phù
hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn
viên bệnh viện và không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, nhận thức về việc xử lý
chất thải trong Bộ Y tế Lào và nhân viên làm công tác xử lý chất thải cũng nhƣ
bệnh nhân cịn chƣa cao. Cơng tác quản lý và xử lý chất thải y tế của các bệnh viện
cịn kém hiệu quả, chƣa có biện pháp quản lý chất thải y tế hữu hiệu và an toàn.
Bệnh viện Savannakhet nằm tại khu vực trung tâm thành phố Savannakhet,
Lào. Đây là một trong những bệnh viện lớn nhất của Lào. Do đó, lƣợng chất thải từ
bệnh viện là rất lớn và cần đƣợc xử lý triệt để. Biện pháp xử lý chất thải của các
bệnh viện chủ yếu là vận chuyển rác thải tới bãi rác công cộng để xử lý. Hầu hết các
chất thải rắn ở các bệnh viện đều không xử lý trƣớc khi chơn hoặc đốt. Xuất phát từ
thực tế đó, đề tài “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện
Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Lào” đã đƣợc lựa chọn.

1


 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý, phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại
bệnh viện Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Lào.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện, nhằm bảo vệ và phát triển môi trƣờng theo hƣớng bền vững.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài về thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại
bệnh viện Savannakhet sẽ là cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về chất thải
rắn y tế cũng nhƣ môi trƣờng bệnh viện của tỉnh Savannakhet.


2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về bệnh viện Savannakhet tỉnh Savannakhet
1.1.1. Vị trí địa lý của bệnh viện Savannakhet
Bệnh viện Savannakhet là một bệnh viện nằm tại khu vực trung tâm thành
phố Savannakhet, phía Bắc của bệnh viện giáp với Sở Cơng an của tỉnh
Savannakhet, phía Nam của bệnh viện giáp với Trƣờng Cao đẳng y học
Savannakhet, phía Tây của bệnh viện giáp với sơng Mekong cịn về phía Đơng sát
với Trƣờng Cao đẳng Cơng nghệ Savannakhet và khu nhà dân cƣ.

Hình 1.1.Bản đồ vị trí của bệnh viện Savannakhet
1.1.2. Cách thức hoạt động và cơ cấu phòng ban
Bệnh viện Savannakhet đƣợc xây dựng năm 1920 và đã đƣợc khôi phục tổng
thể trong năm 2003. Bệnh viện Savannakhet có diện tích 25.000 m2, bao gồm 20 tịa
nhà, 200 giƣờng bệnh nhân, với 17 đơn vị làm việc (trong đó có 7 đơn vị y tế, 3 đơn
vị hỗ trợ y tế, 2 đơn vị điều dƣỡng và 5 đơn vị quản trị và tài chính), với số lƣợng
cán bộ là 290 ngƣời.

3


Khoa
Tim mạch – Tiết niệu

Khám bệnh

Khoa VIP
Nhà 3 tầng


Nhà Sƣ
Nhà 2 tầng: tầng 1 khoa
sản; tầng 2 khoa nhi

X quang

Nhà
thuốc
Cổng 1

Mổ

Khoa ngoại

Hồi sức
tích cực

Cấp cứu

Cổng 2
Nhà
xác
Truyền nhiễm

Nội I

Nội II

Lƣu trữ

CTRYT

Nhà Giam
đốc

Nhà kho

Cổng 3
Cổng phụ
Nhà tổ chức hành chính quản trị

Khoa lao

Hình 1.2. Sơ đồ mặt bằng và sơ đồ tổ chức bệnh viện Savannakhet[7]

4


1.2. Tổng quan về chất thải rắn y tế
1.2.1. Khái niệm liên quan tới chất thải rắn y tế[3]
-

Chất thải rắn y tế là vật chất thể rắn đƣợc thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm
chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng.

-

Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con ngƣời và môi trƣờng nhƣ dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu chất thải này không

đƣợc tiêu hủy an toàn.

1.2.2. Phân loại chất thải y tế[3]
 Chất thải lâm sàng
-

Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lƣợng, mật độ đủ
gây bệnh, bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, vius, ký sinh trùng, nấm,… bao gồm
các vật bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của ngƣời bệnh nhƣ gạc, bơng,
gang tay, bột bó gãy xƣơng, dây truyền máu,…

-

Nhóm B: là các vật sắt nhọn: bơm và kim tiêm, lƣỡi, cán dao mổ, mảnh thủy
tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, dù chúng
có đƣợc sử dụng hay khơng sử dụng.

-

Nhóm C: chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm: găng
tay, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…

-

Nhóm D: chất thải dƣợc phẩm, dƣợc phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dƣợc
phẩm bị đổ, khơng cịn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.

-

Nhóm E: là các mơ cơ quan ngƣời – động vật, cơ quan ngƣời bệnh, động vật,

mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào
thai…

 Chất thải phóng xạ
Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán
hoá, hoá trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: dạng rắn, lỏng và khí.

5


-

Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm,
chuẩn đoán, điều trị nhƣ ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy
thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…

-

Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ phát
sinh trong q trình chuẩn đốn, điều trị nhƣ nƣớc tiểu của ngƣời bệnh, các
chất bài tiết, nƣớc súc rửa các dụng cụ có chất phóng xạ…

-

Chất thải phóng xạ khí bao gồm: các chất khí thốt ra từ kho chứa chất
phóng xạ…

 Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải hoá học nguy hại gồm:
-


Formaldehit: Đây là hoá chất thƣờng đƣợc sử dụng trong bệnh viện, nó đƣợc
sử dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc khử
khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó đƣợc sử dụng trong các khoa giải
phẫu bệnh, lọc máu, ƣớp xác…

-

Các chất quang hoá học: Các dung dịch dùng để cố định phim trong khoa
X-quang, hydroquinon, kali hydroxid, bạc, glutaraldehyd.

-

Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế gồm các hợp chất của
halogen nhƣ metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi; Các hợp chất
không chứa halogen nhƣ xylene, axeton, etyl axetat…

-

Các thuốc mê bốc hơi: halothan (fluothan), isoflurane ,…

-

Các hợp chất khơng có halogen: xylene, acetone, isopropanol, tuluen,
acetonitrile, benzene…

-

Các chất hóa học hỗn hợp: phenol, dầu mỡ, các dung môi làm vệ sinh, cồn
ethanol, methanol, acide…


 Các bình chứa khí nén có áp suất
Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất nhƣ bình đựng oxy,
CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần… Đa số các bình
chứa khí nén này thƣờng dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không đƣợc tiêu
hủy đúng cách.

6


 Chất thải thông thường
Chất thải thông thƣờng là chất thải khơng chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:
-

Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).

-

Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ chai lọ thủy tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xƣơng kín.
Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại.

-

Các chất thải phát sinh từ cơng việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng catton, túi nilon, túi đựng phim.

-


Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực bên ngồi bệnh viện.

1.2.3. Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất chất thải rắn y tế[1]
 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế chủ yếu từ bệnh viện; các cơ sở y tế khác
nhƣ trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng
khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y
sinh học; ngân hàng máu...Hầu hết các chất thải rắn y tế đều có tính độc hại và đặc
thù khác, với các loại chất thải rắn khác. Các nguồn phát thải chất lây lan độc hại
chủ yếu từ các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật và bào chế dƣợc.
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện[1]
Loại chất thải
Nguồn tạo thành
Chất thải sinh hoạt

Chất thải thải ra từ các khu nhà bếp, khu
hành chính, các loại bao gói, khu sinh hoạt
của bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân và các
cán bộ, nhân viên bệnh viện.

7


Chất thải chứa các vi trùng gây Phát thải từ quá trình phẩu thuật, các cơ
bệnh

quan nội tạng của con ngƣời sau khi mổ xẻ,
động vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc
bông lẫn máu mủ bệnh nhân.


Chất thải bị nhiễm bẩn

Chất thải sau khi bệnh nhân sử dụng, chất
thải từ quá trình lau cọ sàn nhà.

Chất thải đặc biệt

Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên,
các chất phóng xạ, hóa chất dƣợc… từ các
khoa khám, chữa bệnh, các hoạt động thực
nghiệm, khoa dƣợc.

Có thể thấy chất thải rắn y tế tại bệnh viện phát sinh từ nhiều nguồn khác
nhau nhƣ từ hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân, cán bộ công
nhân viên trong bệnh viện, các hoạt động khám chữa bệnh. Tùy nguồn phát sinh mà
chất thải rắn y tế mang những đặc trƣng và tính chất riêng.
 Tính chất chất thải rắn y tế
-

Dễ lây nhiễm: Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho
ngƣời và động vật.

-

Có độc tính:


Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thƣơng nghiêm trọng
hoặc có hại cho sức khỏe qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc da.




Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hƣởng
từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thƣ, do ăn phải, hít thở hoặc ngấm qua
da.



Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với
khơng khí hoặc với nƣớc sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với
ngƣời và sinh vật.

8


-

Có tính độc sinh thái: các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng
hoặc từ từ đối với mơi trƣờng thơng qua tích lũy sinh học hoặc gây tác hại
đến các hệ sinh vật.

1.2.4. Tác hại của chất thải rắn y tế[1]
 Đối với môi trường
-

Môi trường đất
Khi chất thải y tế đƣợc xử lý giai đoạn trƣớc khi thải bỏ vào mơi trƣờng

khơng đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn có thể

ngấm vào mơi trƣờng đất gây nhiễm độc cho môi trƣờng sinh thái, các tầng sâu
trong đất, sinh vật kém phát triển.. làm cho việc khắc phục hậu quả về sau lại gặp
khó khăn.
-

Mơi trường khơng khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra tác

động xấu tới mơi trƣờng khơng khí. Khi phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển
chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung mơi, hóa chất vào
khơng khí. Ở khâu xử lý (đốt, chơn lấp) phát sinh các khí độc hại nhƣ đioxin,
furan,…từ lị đốt và CH4, NH3, H2S…từ bãi chơn lấp. Các khí này nếu khơng đƣợc
thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cƣ xung
quanh.
-

Môi trường nước

Nƣớc thải từ các cơ sở y tế có thể chứa Salmonella, Colifrom, tụ cầu, liên cầu,
trực khuẩn Gram đa kháng, các hóa chất độc hại, các chất hữu cơ, kim loại nặng. Do
đó, nếu khơng đƣợc xử lý triệt để trƣớc khi xả thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây một
số bệnh nhƣ tiêu chảy, lỵ, tả, thƣơng hàn, viêm gan A,..cho ngƣời sử dụng nguồn
nƣớc này. Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh đặc
biệt là chất thải y tế đƣợc chơn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm
nguồn nƣớc ngầm.

9


 Đối với sức khỏe

Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những ngƣời có nguy
cơ tiềm tàng, bao gồm những ngƣời làm việc trong các cơ sở y tế, những ngƣời ở
ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những ngƣời
trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu
quản lý chất thải. Dƣới đây là những nhóm chính có nguy cơ ảnh hƣởng sức khỏe
cao:
-

Bác sỹ, y tá, hộ lý, và các nhân viên hành chính của bệnh viện.

-

Bệnh nhân điều trị nội trú hay ngoại trú.

-

Khách tới thăm hoặc ngƣời nhà bệnh nhân .

-

Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở
khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn nhƣ giặt là, lao công, vận chuyển
bệnh nhân…

-

Những ngƣời làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải,
các lò đốt rác) và những ngƣời bới rác, thu gom rác…

❖ Tác động từ chất thải rắn y tế



Từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn

Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lƣợng
rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào đó. Một mối nguy cơ
rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) cũng nhƣ các
vius lây qua đƣờng máu nhƣ viêm gan B, C, có thể lan truyền ra cộng đồng qua con
đƣờng rác thải y tế. Những vius này thƣờng lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn
thƣơng do kim tiêm có nhiễm máu ngƣời bệnh.


Từ loại chất thải hóa chất và dược phẩm
Mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con ngƣời (các độc dƣợc, các chất gây độc

gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ..) Các loại chất này
thƣờng chiếm số lƣợng nhỏ trong chất thải y tế. Những chất này có thể gây nhiễm
độc khi tiếp xúc cấp tính và mãn tính, gây ra các tổn thƣơng nhƣ bỏng, ngộ độc. Sự
nhiễm độc này có thể là kết quả của q trình hấp thụ hóa chất hoặc dƣợc phẩm qua

10


da, qua niêm mạc đƣờng hô hấp. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mịn,
các hóa chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác) có thể gây
nên những tổn thƣơng tới da, mắt hoặc niêm mạc đƣờng hô hấp. Các tổn thƣơng
phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng.


Từ chất thải gây độc tế bào

Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất thải

gây độc gen, mức độ ảnh hƣởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết hợp
giữa bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc đó.
Q trình tiếp xúc với các chất độc trong cơng tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn
bị hoặc quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng hóa trị liệu. Những
phƣơng thức tiếp xúc chính là: hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sƣơng qua đƣờng
hô hấp; hấp thụ qua da, qua đƣờng tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hóa
chất hoặc chất bẩn có tính độc. Việc nhiễm độc qua đƣờng tiêu hóa là kết quả của
những thói quen xấu chẳng hạn nhƣ dùng miệng để hút pipet trong khi định lƣợng
dung dịch. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và
các chất bài tiết của những bệnh nhân đang đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu.


Từ các chất thải phóng xạ
Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ đƣợc xác định bởi loại chất thải và

phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nơn và nhiều bất
thƣờng khác. Vì chất thải phóng xạ cũng nhƣ loại chất thải dƣợc phẩm, là một loại
độc hại gen, nó cũng có thể ảnh hƣởng đến các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các
nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ nhƣ các nguồn phóng xạ của các phƣơng
tiện chuẩn đốn (máy X-quang, máy chụp cắt lớp...) có thể gây ra các tổn thƣơng
(chẳng hạn nhƣ phá hủy các mơ, từ đó địi hỏi phải dẫn đến việc xử lý loại bỏ hoặc
cắt bỏ các phần cơ thể).
Các nguy cơ từ những loại chất thải có hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc
nhiễm xạ trên phạm vi bề mặt của các vật chứa, do phƣơng thức hoặc khoảng thời
gian lƣu trữ loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những ngƣời làm nhiệm vụ

11



thu gom và vận chuyển rác phải tiếp xúc với loại chất thải phóng xạ này là những
ngƣời thuộc nhóm có nguy cơ cao.
1.3. Quản lý chất thải rắn y tế tại Lào
Quản lý chất thải y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế
và các ngành khác có liên quan nhằm bảo vệ mơi trƣờng sống, bảo vệ sức khỏe cho
bản thân bác sĩ, nhân viên y tế, ngƣời bệnh, ngƣời nhà bệnh nhân và cộng đồng.
Hệ thống y tế của Lào bao gồm các cấp và phòng ban đứng đầu là Bộ y tế Lào.
Phụ trách quản lý các cơ quan dƣới Bộ là Tổng cục y tế Lào. Tổng cục có nhiệm vụ
quản lý các sở y tế tại các tỉnh của Lào. Tại 18 tỉnh của Lào đều có bệnh viện đa
khoa tỉnh phục vụ khám chữa bệnh. Các sở này có nhiệm vụ quản lý các vấn đề y tế
của các tỉnh. Cơ quan hành chính quản lý về y tế các huyện là các phòng y tế huyện.
Dƣới các phòng y tế huyện là các trạm y tế xã.
Bộ y tế Lào

Tổng cục y tế Lào

Sở y tế các Tỉnh

Phòng y tế tại các
huyện ở Lào

Trạm y tế tại các
xã ở Lào
Hình 1.3. Mơ hình hệ thống y tế tại Lào [6]

12


Các bệnh viện của Lào đƣợc sắp xếp theo tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh và các

cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tuyến xã. Các tỉnh của Lào đều đƣợc xây
dựng các bệnh viện, phòng y tế và trạm y tế để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh
của ngƣời dân.
Nguyên tắc thực hiện với ngƣời gây ô nhiễm phải chi trả: nghĩa là cá nhân, tác
nhân gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm tất cả về việc quản lý chất thải.
Trách nhiệm: ngƣời thu gom hoặc quản lý chất nguy hại hoặc thiết bị nguy hại
phải chịu trách nhiệm.
Phân loại tại nguồn: việc xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại phải thực hiện tại
các địa điểm gần nguồn phát sinh chất thải để giảm thời gian vận chuyển chất thải.
Dựa trên nguyên tắc đó, tất cả các dân ở địa phƣơng nên tái sử dụng chất thải hoặc
tiêu hủy chất thải đã gây ô nhiễm tại khu vực thuộc trách nhiệm của họ.
Chính sách: cần thực hiện phƣơng pháp quản lý tốt nhất từ các kế hoạch đã
đƣợc lựa chọn kết hợp so sánh các kết quả sau khi thực hiện để đƣa ra biện pháp tốt
nhất. Nên lựa chọn phƣơng pháp quản lý có thể áp dụng tại các địa điểm dịch vụ y
tế cấp trung ƣơng và địa phƣơng.
Đào tạo kiến thức cho cán bộ các cấp từ trung ƣơng tới địa phƣơng đối với
việc tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất thải. Trách nhiệm của Nhà nƣớc và các
đơn vị tƣ nhân: phải khuyến khích và thúc đẩy đóng góp của cá nhân về việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải ngoài khu vực một cách hiệu quả nhất để giảm
rủi ro, chi phí và tuân theo tiêu chuẩn.
Một số nét khác nhau về quản lý chất thải rắn y tế giữa Việt Nam và Lào đƣợc
trình bày trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Nét khác nhau về quản lý chất thải rắn y tế giữa Việt Nam và Lào [6]
Quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam

Quản lý chất thải rắn y tế tại Lào

Tuân theo quyết định số 43/2007/QĐ-

Tuân theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng


BYT của Bộ Y tế

Lào sửa đổi năm 2013

13


Chất thải rắn Y tế đƣợc chia làm 5 nhóm: Chất thải rắn Y tế đƣợc chia làm 3
chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nhóm: là chất thải lây lan, chất thải
nguy hại, chất thải phóng xạ, bình chứa áp sắc nhọn, chất thải thông thƣờng.
suất, chất thải thông thƣờng.
Quy định về màu sắc thùng đựng chất

Quy định về màu sắc thùng đựng

thải :

chất thải :

Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.

Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.

Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại

Màu vàng đựng chất thải sắc bén

và chất thải phóng xạ.


Màu đen đựng chất thải thông thƣờng

Màu xanh đựng chất thải thông thƣờng và
các bình áp suất nhỏ.
Màu trắng đựng chất thải tái chế.
Quy định thời gian lƣu trữ chất thải:

Quy định thời gian lƣu trữ chất thải:

Thời gian lƣu trữ chất thải trong các cơ sở Nếu khơng có buồng điều hịa thời
y tế không quá 48 giờ.

gian thu gom chất thải tại nơi thu

Lƣu trữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh gom chất thải không quá 24 – 28 giờ.
hoặc thùng lạnh: thời gian lƣu trữ có thể Biện pháp tốt nhất của việc quản lý
đến 72 giờ.

cất thải y học nên vận chuyển tiêu
hủy ngay hàng ngày.

Tiêu hủy chất thải:

Tiêu hủy chất thải:

Các chất thải đƣợc phân loại và có biện

Các chất thải đƣợc thu gom, vận

pháp xử lý thích hợp theo quyết định số


chuyển và đƣợc xử lý theo hai hình

43/2007/QĐ-BYT

thức là đốt hoặc chơn lấp. Hầu hết
các chất thải đều chƣa đƣợc khử mùi,
khử trùng trƣớc khi chôn.

14


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu tập trung vào chất thải rắn y tế và công tác quản lý chất
thải rắn y tế tại bệnh viện Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Lào.
-

Đề tài đƣợc nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng
10/2018

-

Phạm vi về nội dung: Đề tài tìm hiểu về hiện trạng và đánh giá công tác quản
lý, thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn y tế hiện nay tại bệnh viện
Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Lào.

2.2. Nội dung nghiên cứu
-


Tìm hiểu về hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Savannakhet,
tỉnh Savannakhet, Lào.

-

Tìm hiểu về hiện trạng thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Lào.

-

Công tác quản lý chất thải rắn y tế hiện hành đang áp dụng tại bệnh viện
Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Lào.

-

Đề xuất các giải pháp để tăng hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Lào.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng để thu thập các tài liệu, số liệu có liên
quan đến đề tài cụ thể là:
-

Tìm hiểu điều tra thành phần, khối lƣợng chất thải rắn và chất thải nguy hại
thông qua các tài liệu thu thập từ bệnh viện, sở y tế, bộ y tế và các cơ quan
nghiên cứu.

-


Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải của bệnh viện trong tài liệu lƣu trữ sẵn
có.

15


×