Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đồ dùng dạy học đạt giải A cấp tỉnh (12 tâp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.6 KB, 53 trang )

B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
1. U MỌI RA TIẾNG
2. U MỌI CÂM
3. CHƠI HÒN KHÌ
4. HÁI TRỘM DƯA
5. SÔNG DINH MÙA NƯỚC CẠN
6. CHƠI HÓP
7. ĐÁNH TRỎNG
8. NHẢY CHỒNG CAO
9. ĐÚC CÂY DỪA, CHỪA CÂY MỎNG
10. NHẢY BAO BỐ
11. UÝNH SÌNH SẦM, BAO TIẾNG SÙM, OẲN TÙ TÌ.
12. RỒNG RẮN LÊN MÂY
13. Ô QUAN
14. ĐÁNH BANH THẺ HAY CÒN GỌI LÀ ĐÁNH CHUYỀN, CHẮC
MÚA
15. BẮN NẮP KEN
16. BẮN BỊCH THUỐC LÁ
17. THI THỐI CƠM
18. TẬP TẦM VÔNG
19. MÈO ĐUỔI CHUỘT
20. RỒNG RẮN LÊN MÂY
21. NHÚN ĐU (ĐÁNH ĐU)
22. KÉO CO
23. ĐÁNH QUAY (CHƠI VỤ)
24. DIỀU SÁO
25. CHỌI GÀ
26. KÉO CƯA LỪA Xẻ
27. DẾ CHỌI VÀ TRÒ CHƠI CHỌI DẾ
28. MÚA LÂN HAY LÀ MÚA SƯ TỬ
29. ĐÁNH ĐÁO


30. BẮN BI
31. CƯỚP CẦU
32.CHỌI CHIM
1
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Bạn còn nhớ hay có biết
Các Trò Chơi Dân Gian Ninh Hòa ?
Người kể lại :
Trò Chơi Dân Gian:

Những đêm trăng sáng vằng vặc, chúng tôi thường tụ tập huyên náo trò chuyện
rồi bày trò chơi thâu đêm trên mảnh đất của nhà ông bảy Hớn, cạnh mấy cái mả
Hời nằm ngay đầu ngõ của xóm Rượu. Đã hơn 45 năm trôi qua, trò chơi dân gian
Ninh Hòa nay đã chìm vào quên lãng và tuổi thơ nay chỉ còn là ký ức, tôi cố gắng
ghi lại sau đây:
1. U MỌI RA TIẾNG

Để bắt đầu, cuộc chơi chia làm hai phe, bao nhiêu người chơi cũng được
nhưng số người chơi phải chẳn để chia đều hai phe.
Ví dụ: 10 hoặc 12 người ( mỗi bên 5 hoặc 6 người ).
“Bao tiến xùm” phe nào thắng đi trước.
2
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
*PHÂN CHIA MỖI BÊN:
Vẽ lằn mức chạy ngang sân chơi, chia mỗi phe một bên.
Từ lằn mức chuẩn giữa sân, ta đếm 5 bước đi xuống (tùy theo bước đếm khỏi
cần thống nhất) phía cuối sân của mỗi bên, gạch tiếp một lằn mức nữa (đó là mức
dành cho người bị chết đứng) để chờ phe ta xuống tiếp cứu trở về.
Mỗi bên chọn một ngưới dẫn đầu của phe mình sao cho lanh lợi, khỏe mạnh, có
hơi dài.

*CÁCH THỨC CHƠI: ( Mỗi bên đi một lần ).

Bên thắng đi trước từ mức bên mình lấy hơi thật dài, u ra tiếng chạy thẳng qua
mức bên kia, chạy sao cho thật nhanh và cố gắng đánh cho được ( đánh trúng)
người của phe bên kia trong lúc đang dàn trận để bắt mình, nếu đánh trúng một
hoặc hai người hay v.v...thì ta phải cố gắng đừng cho bị bắt lại, giữ hơi thật dài
đừng tắt tiếng chạy thật mau về phía bên mình (nếu dứt hơi, tắt tiếng chưa chạy
qua lằn mức bên mình là chết). Những người bị đánh trúng bên kia bắt về bên mình
làm tù binh, đứng ở lằn mức cuối sân để chờ tiếp cứu.
Bên thua tiếp tục đi cũng giống như ở trên, lúc này phải cần một người trong
nhóm lực lưỡng hơi dài u qua bên kia để xuống tiếp cứu những bạn mình chết đi về
(nếu cứu được, những người đó sống lại và tiếp tục chơi), những người bị chết
đứng lằn mức phía bên kia nhìn bạn mình u xuống cố gắng chạy theo hướng bạn
mình giơ thẳng tay ra để bạn mình đánh trúng tay mình để cứu mình về, không
được dậm mức hoặc lố lên nếu đánh trúng thì phạm luật chơi không cứu được.
Trong phe người đứng đầu phe bị chết thì cả phe chết hết, chơi khi nào bên nào
chết hết thì thua.

* KẾT QUẢ
Bên thua cuộc chơi phải cõng, hoặc bị véo tai, đi 5 hoặc 6 vòng từ mức này
đến mức kia. Xong bên thắng đi tiếp tục chơi bàn mới.
2. U MỌI CÂM
Cách chơi cũng giống nhau, nhưng u qua mức bên kia thì ngậm miệng lại
không ra tiếng, cấm cười, khi bị bắt phe bên kia làm đủ mọi cách cù lét, chọc mình
cười nhưng phải cố gắng đừng cười nếu cười bị thua cuộc. Phải cố vùng để thoát
khỏi về lằn mức bên mình, người nào ôm mình thì bị chết bắt làm tù binh chờ tiếp
cứu.
Chơi u mọi câm vui hơn.
3
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung


Nguyễn Thục 26/08/2008
Theo www.ninh-hoa.com
3. CHƠI HÒN KHÌ
Nhắc đến trò chơi hòn khì của xóm Rượu thì rất nhiều như: hòn khì tàu bay,
hòn khì con rắn, hòn khì chéo, hòn khì chữ T, hòn khì nhắm mắt, hòn khì chơi cặp
hai cặp ba và hòn khì qua sông..v..v… Riêng tôi thích nhất là hòn khì thúc chì qua
sông.

Số người chơi cho trò chơi này chơi bao nhiêu người cũng được nhưng nếu 2
người chơi thì nhanh nhất khỏi phải chờ đợi lâu.

Ta chỉ cần:

-Vẽ hình hòn khì (chì) ngay trên mặt đất hoặc nền xi măng, chia canh từ canh 1
đến canh 6 trong đó canh 4 dùng để giụm hai chân.
- Dụng cụ gồm một hòn chì, dùng mẽ sành hoặc miếng ngói, đập lấy mài tròn lớn
nhỏ tùy thích.
- Tiếp tục “hiền bảy và bao tiếng xùm”, ai thắng đi trước.

Trò chơi bắt đầu:

1./ Vụt hòn chì vào canh 1, nhảy cò cò (nhảy một chân) vào canh 1, lựa thế xũi hòn
chì rồi thúc qua canh 2, nhảy cò cò qua canh 2, lựa thế hòn chì đúng tầm xũi hòn
chì qua sông lọt vào canh 3 rồi tiếp tục nhảy cò cò qua sông, tiếp tục xũi hòn chì
qua canh 4 là canh giụm chân, nhảy vào và giụm hai chân, thật sung sướng vô cùng
được thoải mái nghỉ chân, rồi tiếp tục xũi hòn chì qua canh 5 và liên tục xũi hòn
chì qua sông để vào canh 6 rồi xũi hòn chì qua canh 7 xong xũi hòn chì ra ngoài và
nhảy ra, xong một canh đi, cứ thế ta tiếp tục đi tiếp canh 2 lên đến canh 6 là xong.


4
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung

2./ Bỏ hòn chì lên mu bàn chân, đi từng bước một thật cẩn thận không được giụm 2
chân lên một canh, khó khăn nhất là lúc qua sông phải cố gắng vãnh (cong lên)
mấy đầu ngón chân lên để giữ hòn chì cho khỏi rớt. Khi sang được 2 lần sông tới
canh 1 nhảy ra ngoài là xong.

3./ Moi đất cất nhà: nhảy cò cò từ canh 1 đến canh giụm chân rồi tiếp tục nhảy tới
canh 6 xong nhảy tới canh giụm chân lần thứ hai, đứng ở canh giụm chân mà gieo
chì.

4./ Đứng ở canh giụm chân, quay sau lưng hướng về phía canh 1, cầm hòn chì
trước mặt giụt ra sau lưng, hòn chì vào canh nào là được cấm nhà canh đó, có nhà
rồi lúc cò cò giụm chân nghỉ cho thoải mái. Cứ chơi như vậy khi nào cất nhà hết là
xong cuộc chơi.

Ghi chú những lỗi phạm: chân đạp mức, xũi hoặc giụt hòn chì cán mức hoặc ra
ngoài, xũi chì không qua sông, giụm chân xuống ô, khi phạm những lỗi này thì đi
ra để người khác vào.

Đây là những trò chơi thú vị nhất của tuổi thơ, tôi xin vẽ tiêu biểu một trì chơi hòn
khì có luật riêng do toán chơi qui định.
Ảnh vẽ: Nguyễn Thục
5
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung


Nguyễn Thục
Tháng 9-2008


Theo www.ninh-hoa.com
MỘT CÁCH CHƠI KHÁC
Cò Cò (hay lò cò) là một trò chơi dân gian, được cho là đã có từ thời La Mã cổ
đại, từ thời Trung Cổ, rất thông dụng và có ảnh hoạ trên các giáo đường. Trò chơi
này rèn luyện người mới chơi tập trung giữ thăng bằng, nâng cao sự khéo léo và
tính toán.
Thường thấy trẻ em thả chân nhảy cò cò trên khoảnh sân gạch, đất, cát nhám
hay vỉa hè lấp xấp. Dùng viên phấn, cục than hay đầu cây nhọn ấn tới hằn rõ những
đường kẻ thẳng giao nhau tạo các ô vuông, ra sơ đồ đường, mức đi cò cò. Các ô vẽ
rộng vừa đủ sức người chơi lấy đà bật một lần có thể nhảy qua ô khác.
Chọn vẽ một trong các kiểu sơ đồ sau để chơi: Cò cò đơn; Cò cò đôi; Cò cò
sủn; Cò cò ốc sên.
Hình thức chơi
Trước tiên người chơi tự chọn lấy " Chàm" cho mình. Đó là viên sỏi, mảnh gạch
hay sứ vỡ, đồng tiền, v.v. thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc nảy
ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có chàm trong đó. Trật tự hướng đi
được đánh số thứ tự trong từng ô ( Hoặc không cần ghi do người chơi thông báo
cho nhau và ngầm nhớ), nhảy đứng một chân vào ô đơn, bất kỳ chân nào, không để
té mất thăng bằng, không giẫm vào đường kẻ, chỉ sử dụng một chân để xoay trở
mũi và bật đi tiếp. Không dừng lại chậm quá 60", tới hai ô sát nhau nhảy dang hai
chân đứng bẹp trong hai ô, chân phải trong ô phía phải, chân trái ở ô phía trái.
Vòng về đứng ở ô gần ô có chàm nhất, cúi lấy tay lượm chàm, nhảy ra khỏi vòng
và hoàn thành một mức. Khi đang di chuyển mà mắc lỗi phạm qui, người chơi phải
dừng lại ra ngoài nhưng chàm để nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất.
6
Mục lục
• 1 Hình thức chơi
• 2 Số người chơi
• 3 Kết quả thắng thua

• 4 Một số quy định thông dụng
• 5 Tham khảo
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Thay vì cúi lượm, có thể cò vào ô chứa chàm, dùng chân sủn nó ra ngoài vòng.
Tiếp tục tung chàm vào mức kế tiếp và đi lập lại kiểu như vậy cho tới khi xong
mức chót tới lượt cất nhà. Sau khi tung đồng chàm ngược ra sau lưng, nó rớt vào ô
nào, ô đó đuợc đánh dấu là " Nhà" . Người khác cò hay tung chàm vào sẽ bị phạt.
Còn chủ nhân vào nhà theo kiểu nào cũng được. Tuy vậy , điều này có thể thay đổi
và được giao khó hơn như: Cò vào nhà cháy nhà.
Cuộc chơi cho phép người chơi yếu có thể bắt cặp với một người chơi giỏi
nhằm giúp mau cất nhà. Vì được hưởng quyền theo mức cao nhất của người mình.
Với cò cò đôi, nếu một trong hai phạm qui, người kia còn tiếp tục đi tiếp hay
dừng lại tuỳ theo luật đã giao
Số người chơi
Không giới hạn. Một người hay tối đa 5 người chơi chung một sân chơi, vì dễ dàng
vẽ ô cò khác để người chơi khỏi phải đứng chờ lâu quá mới đến lượt.
Kết quả thắng thua
Bản cò cò trên nước tại một khu vườn ở Pháp
Một bản cò cò cổ tại một trường học ở Boston
Người chơi qui định.
7
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Khi hầu hết các ô đã là nhà, người thắng cuộc có nhiều nhà hơn các người
khác, phần thưởng đại loại: Ngồi trên kiệu tay đi vài vòng; Được các bạn lần lượt
cõng đi một khoãng đường ngắn; Hoặc có thêm vài món vật lạ vào trong bộ sưu
tập của mình do các bạn phải nộp chuộc....
Một số quy định thông dụng
Trong cuộc, người chơi tuân theo những quy tắc căn bản, còn có thể thêm
những giao ước khó hơn, dưới đây là quy tắc chơi ở Việt Nam:
• Không thảy chàm vào ô có nhà, đụng chàm nhau hay lấy nhầm chàm; Không

được thay chàm trong khi chơi.
• Không thay đổi chân cò trong suốt lượt đi; Không chống hai tay hoặc chụm
đứng hai chân cúi lượm chàm, không chạm tay vào đường kẻ, không lượm
rơi chàm.
• Khi thảy chàm cất nhà phải xướng lớn: Thảy đất cất nhà Một- Hai- Ba…
• Chủ nhà cò vào nhà bị cháy nhà.
• Chỉ được tung chàm không quá ba lần khi cất nhà
• Miếng sứt ra từ đồng chàm chạm vào đường kẻ cũng bị mất lượt.
• Tăng gấp đôi quãng đường cất nhà bằng cách đi ngược lại các mức.
• Không hoặc được nhẩm miệng theo khi nhảy tương ứng: Cò, cò, bẹp,cò.....
4. HÁI TRỘM DƯA
Trò chơi này không giới hạn số người, cuộc chơi chia ra như sau:
- Cặp vợ chồng chủ nhà (2 người).
- Người ăn trộm (2 người).
- Con chó
- Còn lại bao nhiêu người: làm những trái dưa
1./ Cặp vợ chồng chủ nhà có trồng một rẫy dưa, tới mùa thu hoạch lựa chọn những
trái dưa tốt hái đi bán, không may có những tên trộm đang rình rập rẫy dưa, chờ
đêm xuống chủ nhà ngủ để tha hồ hái trộm.
2./ Hai tên trộm rón rén từng bước nhẹ nhàng tiến vào rẫy dưa, nhưng không sao
tránh khỏi đôi mắt rất tinh và đôi tai rất thính của con chó giữ nhà.
3./ Tiếng chó sủa dồn dập gấu..gấu…gấu… hừm.. hừm…hừm…càng lúc càng
hung dữ và kéo dài để cho chủ nhà biết mà thức giấc, chó sủa một lúc một hăng lên
và tiến thẳng hướng tới những tên ăn trộm.
4./ Những trái dưa chín mọng ở đây theo sự lựa chọn của 2 tên trộm hái để đem đi,
chúng dùng tay búng để chọn dưa mà hái. Những em làm trái dưa ngồi từng cụm,
từng cụm. em nào bị 2 tên trộm cú trên đầu thì đứng dậy theo chúng, khi hái hết
8
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
những trái dưa, 2 tên trộm dẫn dắt các em chạy rất xa và trốn kín đáo đừng cho chủ

nhà tìm thấy.
Tiếng chó sủa một lúc một hăng lên làm cho chủ nhà thức giấc, sực nhớ đến
rẫy dưa cầm đèn đi ra mà xem xét với sự quấn quít của con chó bên cạnh, nhưng
than ôi những trái dưa chín mọng đã bị kẻ gian hái hết.
Hai vợ chồng chia nhau đi tìm đến khi nào tìm được những trái dưa bị mất cắp
thì cuộc chơi kết thúc, cuộc trốn chạy thật là vui hơn là chơi cút bắt, nếu chủ nhà
không tìm được hết thì đầu hàng, thua cuộc không làm chủ nhà nữa, xả bàn chơi
lại, lựa chọn sắp xếp nhiệm vụ từng người trở lại.

Nguyễn Thục Tháng 9-2008
Theo www.ninh-hoa.com
5. SÔNG DINH MÙA NƯỚC CẠN
Không gì vui thú bằng khi dòng sông Dinh cạn nước. Nhìn về hướng cầu Sắt
một bãi cát dài trồi lên giữa dòng. Đó là sân chơi của các cô cậu choai choai bằng
trương lứa chúng tôi đùa giỡn.
Xóm tôi ở, nằm phía trong dòng sông Dinh, chúng tôi thường rủ nhau tụm năm
tụm bảy đi tắm. Băng qua những đám đất bỏ hoang mới tới bến sông ông Đùm,
vườn rau ông trồng nằm dọc trên mô đất cao sát bờ sông, phân ra từng rãnh. Những
rãnh rau thơm, tần ô, xà lách, hành ngò..vv.. đều ngay hàng thẳng tấp, những giàn
khổ qua giây leo sum suê, lòng thòng đầy trái. Nhờ siêng năng chăm sóc mảnh
vườn nên được vài đám cà dĩa, cà dái dê đủ cho vợ chồng ông sống qua ngày
tháng.
9
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Dưới bến sông lúc nào cũng có chú sáu Gồ và gia đình thím hai Tài chuyên môn
giặt đồ ủi trên bàn gỗ đặt sẵn dưới nước sát bến sông, mùi thuốc tẩy xông lên khó
chịu.
Đến sát bờ sông, chúng tôi cởi bỏ hết áo, vứt trên bờ, chạy ùn xuống bến theo
dốc đi có sẵn. Khi đến mực nước chân đi rà rà, dò tìm mực nước sâu, khi ngập đến
hông, lấy hơi hít thở thật dài để cố gắng bơi cho qua khúc sông sâu, bơi chó rất mệt

chân tay đều cử động hết đạp lại quạt liên tục. Trẻ con chúng tôi bơi không được
xa, lấy hơi lặn hụp xuống nước, đạp dưới đáy trồi lên bơi tiếp, đến khi mực nước
đứng tới cổ bắt đầu đi bộ vào chỗ cạn hơn, bởi vì dòng sông Dinh rất sâu bến phía
Xóm Rượu, còn bên Vĩnh Phú rất cạn, lội bộ ra giữa dòng trẻ con chúng tôi tha hồ
chơi khỏi sợ hụt chân chết đuối.
Khi đi đứng được an toàn chúng tôi bày ra những trò chơi:
Chúng tôi chia nhau từng cặp, ra đứng chỗ nước sâu tới ngực, tay nắm tay, mặt
đối mặt, hô to 1, 2, 3 lấy hơi ngồi hụp xuống nước, mắt mở ra thật to nhìn mặt
nhau trông rất dễ sợ, tóc dựng đứng lên, đong đưa trong nước, mắt mũi miệng đều
to ra, nhe hàm răng hù dọa trông càng khủng khiếp hơn, nói chuyện dưới nước
không nghe được gì và bong bóng nổi lên thật nhiều.
Chúng tôi quay quần thành vòng tròn, búng tay dưới nước tính ăn thua, cứ lần
lượt hai người búng, người nào ăn thì ra, người thua tiếp tục búng với người kế
tiếp, búng kêu cái "bốc" thật là to thấy bong bóng nổi lên nhiều thì thắng, còn kêu
cái "chạch" thật là nhỏ không nổi bong bóng thì thua, đó gọi là trò chơi búng "tôm
tép", cứ thế tiếp tục người nào cũng phải búng cho đến người cuối cùng thì làm
như sau:
Người thua cuộc hô to 1,2,3 tất cả phải chạy tản mau dưới nước thiệt là nhanh,
lúc đó bọt và sóng nước bắn lên tung tóe, người thua cuộc bằng mọi cách chạy cho
nhanh cho kịp bạn mình, để cho bạn mình làm thế, rượt rất lâu, nước cản tẩm chạy
mệt quá mà không bắt được xin đầu hàng thì tất cả xã bàn búng lại chơi bàn mới.
Tàn cuộc chơi đó bắt cặp nhau đồng đồng nhảy nước, nguời nào to con ngồi xuống
để bạn mình nắm tay leo lên vai giữ cho thăng bằng đứng dậy buông thả tay ra để
cho bạn mình nhảy chúi xuống nước cứ như thế tiếp tục chơi rất vui, điều thú vị
nhứt một mãn dài nước lúp xúp ngập hơn mắt cá chân toàn là những đám lục bình,
đầy hoa tím nở rộ trông thật đẹp, dưới chùm rễ lục bình bao phủ đầy những đám
rong nho nhỏ. Đó là chỗ ẩn núp của những loài cá con, cá trầu choán, cu đinh, rùa
hoặc ba ba. Chúng tôi vạch rong tìm bắt được khi thì ba ba, lúc thì cu đinh, rồi la
lên thật to, tất cả xùm lại đem ra chỗ trống thả cho chúng bơi và chúng tôi rượt
theo bắt lại. Có bạn thì đào cát bắt con trai hay con hến.

10
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Chúng tôi đùa giỡn cho vui, tắm cho thỏa thích, sau đó thì những gì bắt được của
sông nước thì trả về cho sông nước (của César thì trả về César). Sau cùng trước khi
về chúng tôi chia 2 phe chơi tạt nước, hai bên xáp lá cà nước bắn lên tung tóe.
Cánh tay dủi thẳng ra sau song song với mặt nước, bàn tay thẳng góc với mặt nước
lấy thế đẩy mạnh xuống nước tạt dòng nước lên cao vào mặt đối phương, nước bắn
mạnh vào mặt nhiều lúc đau và ngộp, đối phương vừa né tránh vừa trả đũa nên tạt
trật đi nơi khác, thừa thắng xông lên, chúng tôi cứ tiếp tục tạt nước thẳng vào mặt
mũi chừng nào đối phương ngộp xin đầu hàng mới thôi.
Cuối cùng chúng tôi ra về, hẹn lại ngày mai.
Sông Dinh mùa nước cạn là nơi tụ tập vui chơi của những trẻ con ở xóm Rượu.
Chúng thường trốn cha mẹ (trong đó có tôi) ra sông Dinh tắm, đồng thời nhìn
những con chim bói cá mỏ thiệt dài bay lượn trên không trung nhìn xuống nước
khi thấy cá đang bơi, chim bay đứng lại một chỗ hai cánh quạt lia lịa, đến lúc chính
xác bổ nhào xuống nước gắp cá và bay thẳng lên dậu ở cành cây ven sông.
Đó là những kỷ niệm được ghi lại đây để nhớ lại thời thơ ấu hồn nhiên của tuổi
trẻ.
Nguyễn Thục
Tháng 6-2006
Theo www.ninh-hoa.com
6. CHƠI HÓP
Chơi hóp là một trong những trò chơi trong dân gian Ninh Hòa mà tôi xin ghi lại
để cống hiến quý bạn đồng hương ít nhiều đã có một thời trải qua trong thời niên
thiếu tại quê hương mến yêu.
Để bắt đầu trò chơi, tùy theo cách chia bắt cặp hoặc chơi lẻ từng người, bao
nhiêu người chơi cũng được, ăn thua hoặc bằng tiền, hoặc hình, hoặc bịch thuốc
lá…v..v…, tùy theo điều kiện và giao kèo sẵn có.
Cách thức chơi:
Vẽ một hình chữ nhật, dài rộng tùy thích không cần kích thước. Chúng ta cần

một cục gạch thẻ nguyên và nửa cục gạch thẻ khác được kê sát và nằm giữa lằn
mức của cạnh (hay một đầu) của hình chữ nhật. Hai cục gạch này được cấu trúc
sao cho nửa cục gạch dựng đứng (điểm tựa) và cục gạch nguyên vẹn được gát lên
đầu tựa của nửa cục gạch kia. Như vậy, chúng ta có đuôi của cục gạch nguyên
chạm mặt đất, đầu đưa lên trời, chính giữa tựa trên đầu của “nửa cục gạch” kia tạo
11
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
thành một mặt dốc để khởi động vận chuyển tròn của đồng tiền cắc (hòn chì). Đến
đây, chúng ta có mái xuôi (mặt dốc) giống hình của một đòn bẫy.
Tiếp tục thiết bị, chúng ta gạch một đường thẳng kể từ đường giao tuyến của mặt
dốc (của cục gạch nguyên) và mặt đất (mái xuôi) dài khoảng 5 tấc và cứ cách 1 tấc
gạch 1 lằn mức ngang dành cho những người bị hóp mang đồng tiền cắc (hòn chì)
lên đặt ở mức ngang đó: “có thể bị hóp 1,2,3 ..v..v..”
Trước khi chơi, người chơi thi tranh đua để đi sau cùng bằng cách dùng đồng
bạc cắc hoặc viên ngói bể được đập và mài tròn đến khi có diện tích (kích thước)
bằng (hay vừa) đồng tiền mà người chơi gọi là hòn chì dùng để thi đua tranh giành
phần thắng. Người chơi cầm hòn chì thẳng đứng khảy (khởi động chạy tròn) mạnh
nhẹ tùy ý xuống dốc xuôi của cục gạch, sao cho hòn chì chạy và ngã dừng gần mức
càng tốt, cán mức thì càng tốt hơn. Như vậy, người chơi có thể tranh giành đi sau
cùng nhưng đừng để hòn chì lăn ra khỏi mức thì thua.
Thi xong người chơi đi theo thứ tự, nghĩa là người nào khảy hòn chì chạy ra
ngoài mức đi trước, xa mức đi kế và gần mức đi sau cùng... Người thua cuộc thì
được đi đầu tiên, khảy hòn chì xuống viên gạch (mặt xuôi) để cho nó lăn xuống
mức dưới; phiên người kế tiếp cố gắng khảy hòn chì, chạy xa hơn người đi trước
thì tốt, cứ như thế chúng ta thay phiên lần lượt đi, cố gắng đi xa hơn mấy người
trước, đừng để hòn chì chạy ra khỏi mức phía trước gọi là hóp, có khi bị hóp
2,3,4 ..v…v…
Khi chơi người chơi bắt bồ và tìm cách cứu bồ. Khi hòn chì của bạn khảy thua
phe khác, ta có quyền xê dịch viên gạch xéo qua góc này hoặc góc khác với mục
đích là để khảy hòn chì không theo đường thẳng chính diện (trực chỉ song song với

hai cạnh bên của hình chữ nhật) mà chạy xéo góc hơn bạn mình, thua người bắt
bạn mình, như vậy gọi là "xỉa tiền".
Người thắng cuộc thi đi sau cùng, xem xét kỹ cách bắt những hòn chì của người
đi trước, nếu khảy xa hơn để bắt được thì tốt và được đi sau cùng bàn kế tiếp, bằng
không thì khảy nhẹ hòn chì để bắt những người bị hóp, xong cứ thứ tự người nào
gần mức đầu dưới thì chố người thua mình ở phía trên.
Cách thức chố:
Người thắng cuộc cầm hòn chì lên trên tay rồi gạch lằn mức ngay tâm hòn chì
nằm (tức là vị trí của hòn chì năm trước khi được lượm lên tay). Người thắng cuộc
có hai chân đứng ngay lằn mức gạch làm điểm với tay cầm hòn chì cố gắng chố
sao cho hòn chì của mình trúng hòn chì của người thua. Nếu trúng chố tiếp người
kế, nếu chố trật không được quyền chố nữa mà nhường người chơi kế tiếp để chố
12
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
những người thua. Nếu trúng khá nhiều, những người thua chung tiền, hoặc chung
hình, hoặc chung bịch thuốc lá..., tùy theo giao kèo trước khi chơi.
Xong bàn này chúng ta tiếp tục chơi bàn khác và đi theo thứ tự khỏi cần thi lại,
người thắng cuộc đi sau cùng.
Chúc quý bạn có những giây phút thoải mái nghiền ngẫm trò chơi hóp này.....
Nguyễn Thục
Tháng 9-2005
Theo www.ninh-hoa.com
7. ĐÁNH TRỔNG ( Đánh khăn, chơi khăn)
Đánh khăng, còn gọi là chơi khăng là
một trò chơi dân gian của Việt nam. Đây
là trò chơi tập thể ngoài trời chủ yếu dành
cho các bé trai và được thấy ở nhiều sắc
tộc trên khắp lãnh thổ Việt nam.
Dụng cụ


Dụng cụ đánh khăng rất đơn giản, bộ khăng chỉ gồm hai thứ là cái và con, có nơi
gọi là gà mẹ và gà con. Cái và con là những thanh gỗ
hình trụ có kích thước và trọng lượng phù hợp với
người chơi. Cái có độ dài vừa phải tùy theo người chơi
và thường từ 30cm đến 40cm, đường kính khoảng 2cm
đến 3cm. Con có chiều dài phổ biến trong khoảng từ
1/3 đến 1/2 chiều dài của cái. Dụng cụ đánh khăng
thường được làm từ những loại gỗ không quá nhẹ để
có thể bay xa nhưng không quá nặng dễ gây nguy
hiểm khi chơi. Trẻ em thường kiếm những cành tre
đực hay cành cây có đường kính và chiều
dài thích hợp và chặt ra làm dụng cụ đánh khăng.
13
Mục lục:
• 1 Dụng cụ
• 2 Sân chơi
• 3 Kỹ thuật
o 3.1 Kỹ thuật đánh
o 3.2 Kỹ thuật cản phá
• 4 Luật chơi
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Bộ khăng
Sân chơi
Đây là trò chơi tập thể nên sân chơi thường là bãi trống, đường đi...có mặt bằng
tương đối phẳng. Sân chơi hình chữ nhật, kích thước linh hoạt và diện tích tùy
thuộc số lượng người chơi để có mật độ hợp lý. Một đầu của sân chơi khoét một lỗ
nhỏ hình chữ nhật có một cạnh ngắn hơn hướng về phía kia của sân chơi, gọi là lò.
Trẻ em tường dùng chính dụng cụ chơi để khoét lò trên nền đất, nếu gặp nền sân
chơi cứng thì hay dùng một hoặc hai miếng gạch, đá kê song song và sát nhau làm
lò. Chiều rộng của lò hoặc khoảng trống giữa hai miếng gạch, đá...hơi nhỏ hơn con

một chút để có thể đặt con nằm ngang lên trên lò. Cách lò một cự ly hợp lý (thường
từ 2m đến 3m hoặc quy ước chặt chẽ hơn là 10 lần chiều dài của cái...) kẻ một
vạch ngang để làm mốc. Trường hợp sân chơi có không gian quá rộng thì kẻ hai
vạch biên dọc từ lò đến cuối sân để giới hạn chiều rộng. Những chỗ chơi có biên
dọc sẵn có như đường đi, sân dài vừa phải rất thuận tiện cho đánh khăng.
* Kỹ thuật
Kỹ thuật đánh
Kỹ thuật khấc
• Khấc: là kỹ thuật một tay cầm cái, tay kia đặt
con tiếp xúc với cái sau đó buông tay giữ con ra
đồng thời dùng cái hất con lên rồi đánh nhẹ cho
con nảy trên không với mục đích càng được
nhiều lần càng tốt cho đến khi con bị rơi xuống
đất. Mỗi lần cái chạm vào con tính là một lần
khấc. Trong kỹ thuật khấc có thể dùng cái đánh
vào điểm bất kỳ của con hay yêu cầu cao hơn là
chỉ đánh vào đầu mút của nó (nếu đánh theo yêu
cầu này thì khi chuẩn bị phải để con theo chiều
thẳng đứng, một đầu tiếp xúc với cái).
• Cầy hay còn gọi là dích (ở miền Trung): là kỹ thuật để con nằm ngang trên
lò rồi dùng cái đặt xuống dưới con để hất con bay đi.
• Mắm hay phạt: là kỹ thuật cầm cả cái lẫn con bằng một tay sau đó tung con
lên rồi dùng cái đánh con bay đi.
• Gà: là kỹ thuật khó nhất của đánh khăng, con được đặt nằm dọc theo lò, một
đầu (thường là đầu hướng về phía cuối sân), ghếch lên thành lò; người chơi
dùng cái gõ vào đầu ghếch lên sao cho con nảy lên; trong khi con chưa chạm
đất, dùng cái đánh con bay đi. Nếu dùng gạch, đá... làm lò thì kê con ghếch
một đầu lên miếng gạch để thực hiện kỹ thuật này.
14
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung

Kỹ thuật cản phá
Khi người đánh thực hiện cú đánh cho con bay đi, những người cản phá sẽ thực
hiện kỹ thuật bắt con trong khi con còn đang ở trên không (con chưa chạm đất hoặc
đã chạm đất nhưng lại nảy lên). Trường hợp không bắt được con thì người cản phá
cũng cố gắng chạm vào con làm cho con không bay được xa. Trẻ em Việt nam chơi
hầu như không có dụng cụ bảo hiểm nên khi cản phá dễ bị đau, chấn thương thậm
chí đến mức nguy hiểm.
Luật chơi
• Mục tiêu để giành chiến thắng: thực hiện lần lượt các kỹ thuật đánh để giành
được càng nhiều điểm càng tốt hoặc đạt số điểm mục tiêu trước đối phương.
• Trò chơi này dành cho hai người trở lên, có thể chơi theo thể thức từng
người thi đấu vòng tròn tính điểm hoặc chia thành hai đội chơi có số lượng
người bằng nhau và tính điểm đồng đội bằng cách cộng điểm của các thành
viên. Để xác định người chơi hoặc đội chơi được quyền đánh trước, những
người tham gia thường thực hiện kỹ thuật khấc, người chơi có số lần khấc
nhiều hơn được quyền đánh trước. Nếu chơi đồng đội thì mỗi đội cử ra một
đại diện để khấc. Một cách xác định quyền đánh trước khác là thay vì thực
hiện kỹ thuật khấc sẽ thực hiện kỹ thuật mắm, người đánh được con bay xa
hơn có quyền đánh trước.
• Thể thức ghi điểm: người chơi khi đến lượt sẽ lần lượt thực hiện các kỹ thuật
cầy, mắm cho đến gà để ghi điểm tích lũy. Khi đánh cầy hoặc gà, con đặt tại
lò còn ở động tác mắm, người chơi cầm con đứng ở sát vạch ngang làm mốc
để đánh. Khi một người tìm cách ghi điểm, đối phương sẽ cố gắng cản phá.
Những người cản phá đứng ở phía trên vạch ngang làm mốc theo hướng
đánh và bao gồm mọi người chơi còn lại nếu chơi theo thể thức cá nhân
vòng tròn tính điểm hoặc toàn đội đối phương nếu chơi đồng đội. Điểm của
một cú đánh chỉ có thể được tính khi con thoát khỏi sự cản phá và dừng lại
trên mặt đất ở phía trên vạch ngang làm mốc theo hướng đánh. Trường hợp
bên cản phá bắt được con khi nó chưa chạm đất thì người đánh không được
tính điểm cho lần đánh đó và mất lượt chơi. Trường hợp những người cản

phá bắt được con khi con đã chạm đất rồi nảy lên thì người bắt được sẽ thực
hiện một cú nhảy ba bước về phía lò, điểm tiếp đất sẽ tính là điểm con dừng
lại trên mặt đất (đương nhiên nếu điểm tiếp đất vượt quá vạch ngang làm
mốc thì con cũng coi như chưa qua vạch). Sau khi đã thực hiện xong kỹ
thuật có thể ghi điểm, người đánh đặt cái nằm ngang trên lò. Tại điểm con
dừng lại trên mặt đất, một trong những người cản phá sẽ dùng con ném về
phía cái sao cho nó bật ra khỏi lò hoặc con dừng lại càng gần lò càng tốt.
Nếu cái không bị ném bật ra khỏi lò hoặc con dừng lại cách lò một khoảng
dài hơn chiều dài của cái thì cú đánh mới được tính điểm cho người đánh.
15
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Trường hợp một trong những người cản phá bắt được con khi nó chưa chạm
đất thì điểm lại được tính cho người bắt được. Cách tính điểm như sau:
o Ở động tác cầy và mắm: người đánh dùng cái để đo từ lò đến điểm
con dừng trên mặt đất, được bao nhiêu lần thì ghi được bấy nhiêu
điểm.
o Ở động tác gà: người đánh dùng con để đo từ điểm con dừng lại trên
mặt đất về đến lò, được bao nhiêu lần thì ghi được bấy nhiêu điểm.
Nếu trong bất kỳ lần đánh nào, người thực hiện không ghi được điểm thì phải
nhường quyền đánh cho người kế tiếp.
• Thành ngữ: ăn như đánh khăng vào mồm ngụ ý chê trách hoặc diễu cợt
những người khi ăn gắp thức ăn từ đĩa cho thẳng vào miệng mà không đặt
vào bát ăn của mình.
• Ca dao:
Hoài tiền mua thuốc nhuộm răng
Để tiền mua mía đánh khăng vào mồm
• Trích kịch thơ Kiều Loan của Hoàng Cầm
...Những người say tuý luý ở bên đường
Là do thám rất tài tình cho Quang Diệu
[1]


Những đứa bé đánh khăng và chơi kiệu
Lại đưa đường cho giặc lén vào thành...
Trò chơi Dân Gian:
10. NHẢY BAO BỐ
Người tham gia trò chơi "Nhảy Bao Bố" đứng đúng vạch mức quy định của
mình. Số lượng người chơi từ 5 đến 10 người. Mỗi người đứng vào bên trong một
bao bố loại 100 kg (người Ninh Hòa mình thường gọi bao gạo chỉ xanh). Trong khi
hai chân đứng trong bao bố còn hai tay cầm hai bên bao kéo thẳng.
Khi người điều khiển trò chơi thổi một tiếng còi dài hoặc đếm một, hai, ba thì
các vận động viên tham gia trò chơi với hai tay thật chắc để giữ bao bố và nhanh
chân nhảy từng bước một đến vạch đã được quy định phía trước. rồi quay đầu lại
ngay tiếp tục nhảy đến mức khởi hành. Thế là đã đến đích! Người nào nhanh chân
có bước nhảy dài hơn sẽ đến đích sớm và người đó thắng cuộc. Việc khó khăn khi
nhảy bao bố là phải giữ thăng bằng trong khi nhảy vì rất dễ vấp ngã đành đạch khi
16
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
cố sức nhảy nhanh để vượt qua những đối thủ bên cạnh đang cùng thi trong trận
đấu.
Người viết: Văn Thu
Trò chơi Dân Gian:
11 UÝNH SÌNH SẦM
BAO TIẾNG SÙM
OẲN TÙ TÌ

Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai
người ai là người được ưu tiên thì với trò Sình Sầm dễ phân biệt trước sau. Những
vật dụng được thể hiện qua bàn tay:
- Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2

ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ta có hình cái Kéo
- Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra .
Luật chơi: Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm được
cái búa
Khi cả hai cùng đọc: "Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? tao ra cái này", trong khi
bàn tay được dấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc không được
trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên, như thế ta biết được bên nào thắng bên nào
thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì được sình sầm lại.
Người viết:
Nguyên Hà
12 RỒNG RẮN LÊN MÂY
Rồng rắn lên mây
Có cây thuốc Bắc
Có ông thầy ở nhà không?
17
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Một số người chơi rồng rắn, nối đuôi nhau bằng cách người đứng sau hai tay
ôm ngang hông người đứng trước, cứ thế xếp thành hàng dài tùy theo số người
chơi, hình thù như một con rắn dài có mắt khúc.
Người đứng đầu làm đầu rắn, người đứng cuối làm đuôi rắn, giữa là thân rắn và
một người làm ông thầy thuốc Bắc ngồi đối diện với con rắn. Khi con rắn (đoàn
người nối đuôi nhau) cùng thưa với ông thầy bài tấu trên, Ông thầy không đồng ý
thì con rắn sẽ đi vài vòng rồi quay lại tâu tiếp để xin ông thầy cho thuốc.
Sau nhiều lần từ chối, ông thầy đồng ý thì ông sẽ đứng lên để tìm cách bắt lấy
được đuôi của con rắn ông mới cho thuốc. Tình trạng con rắn lúc đó phải cố tránh
né để ông thầy không bắt được đuôi nên cố sức che chắn không cho ông thầy tiến
về phía sau, và cùng nhau hò hét với bài hát:
"mạnh thầy thầy bắt được thầy ăn, mạnh rắn rắn bắt được rắn cắn”.
Thế là cả đoàn người nối đuôi nhau phải lượn qua lượn lại (chạy qua, chạy lại)
theo đầu con rắn. Cả đám người cứ thế cố né tránh, ông thầy một mình nhanh chân

hơn và dễ chạy hơn, nên con rắn một lúc lâu thấm mệt và thật khó giữ được sự
ngay hàng như lúc đầu nên cũng sẽ bị đứt ra nhiều đoạn, thế là đầu con rắn không
còn điều khiển cho phần đuôi nữa. Vậy là ông thầy bắt được cái đuôi rắn dễ dàng.
Trò chơi vui khi phải chạy lượn qua lại tránh thầy thuốc Bắc. Chỉ có vậy thôi
nhưng với đám trẻ nhỏ trong những đêm sáng trăng ở quê nhà, với ánh sáng không
tỏ tranh sáng tranh tối, thật là một trò chơi vui đùa thú vị.

Người viết:Nguyên Hà
Trò chơi Dân Gian:
13. Ô QUAN

Cách vẽ Ô Quan:
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc
cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ với diện tích là 15 cm vuông
cho mỗi ô. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 Ô Quan
lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc
khác nhau để dễ phân biệt hai bên, những ô vuông nhỏ được chia thành một nhúm
5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô .
18
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Cách chơi Ô Quan:
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy
vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô
vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh
và cứ thế tiếp tục đi quan ( bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc
nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô
trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó
đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi
quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối

phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
Cách chơi Ô quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô quan đã giỏi
thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn
quan(sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi..
Người viết:
Nguyên Hà
Một bài viết về trò chơi “Ô ăn quan” khác.
Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan là một trò chơi dân gian của trẻ em
người Kinh, Việt Nam mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất chiến
thuật thường dành cho hai người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ
kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Lịch sử
• 2 Cách chơi
o 2.1 Chuẩn bị
o 2.2 Luật chơi
o 2.3 Đồng dao
• 3 Biến thể
• 4 Ô ăn quan cho nhiều hơn hai người chơi
• 5 Ô ăn quan trong văn học, nghệ thuật
• 6 Trò chơi tương tự trên thế giới
o 6.1 Mancala châu Phi
o 6.2 Mancala ở các nước châu Á khác
19
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
• 7 Chú thích
• 8 Liên kết ngoài
Lịch sử
Hiện chưa rõ nguồn gốc cũng như thời điểm bắt đầu nhưng chắc chắn rằng Ô

ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những
cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích
(chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một
tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số
âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi
[1]
. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba
miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít
trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn
trò chơi này.
Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập
là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm
tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn
chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN).
Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala
ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời
Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala
lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El
Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong
những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất
khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.
[2]
Chuẩn bị
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích
thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời
không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên
nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật
rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở
hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng
cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt

hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất
liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm
nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh
hưởng của Biến thể.
20
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Bàn chơi ô ăn quan cho 3 người
Trò chơi có một số biến thể sau:
Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và/hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay
30 dân.
Khi quân cuối cùng đã được rải xuống, nếu ô liền sau đó là ô quan thì người
chơi cũng mất lượt ngay dù ô đó có chứa quân hay không.
Khi đến lượt đi người chơi có thể tính toán phương án đi của mình trong một
khoảng thời gian hợp lý hoặc phải đi ngay mà không được phép tính toán.
Ô ăn quan cho nhiều hơn hai người chơi
Bàn chơi ô ăn quan cho 4 người
Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di
chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn
chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.
Bàn chơi cho 3 người: có hình tam giác đều với 3 ô quan ở 3 đỉnh của tam
giác, ở mỗi cạnh kẻ 5 ô vuông để làm ô dân. Người chơi ngồi ở phía cạnh tam giác
có các ô dân thuộc quyền kiểm soát của mình.
21
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Bàn chơi cho 4 người: có hình vuông với 4 ô quan ở 4 góc vuông, các ô dân
hình vuông kẻ ở 4 cạnh, mỗi cạnh 5 ô. Người chơi ngồi ở phía cạnh hình vuông có
những ô dân thuộc quyền kiểm soát của mình.
Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân
chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản

xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2
còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung,
mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5
dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có
thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài
hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người
chơi ngồi bên đó.
Luật chơi
Bàn chơi Ô ăn quan cho 2 người (2 phe)
Bàn chơi ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc
22
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có đường
bao lại được lấy lên để rải tiếp
Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn, ô liền đó lại được lấy
lên để tiếp tục rải.
Cách tính
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi
này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo
luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1
quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
• Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân
theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng
tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay
thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân
bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần
lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi
chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi

sẽ phải xử lý tiếp như sau:
o Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả
số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
o Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi
đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số
quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu
23
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người
chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương
án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một
lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì
người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường
được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể
bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để
được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
o Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì
người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
• Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của
người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình
để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi
không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
• Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.
Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình
vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi
là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô
quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để
cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định
khác.
14. ĐÁNH BANH THẺ HAY CÒN GỌI LÀ ĐÁNH CHUYỀN, CHẮC MÚA


Gồm 10 cây đũa tre với 1 trái banh lông nhỏ thường dùng để đánh Tennis, nếu
không có banh có thể thay banh bằng một trái chanh. Dùng banh thì có độ phản hồi
của trái banh dễ đánh hơn dùng quả chanh, chỉ thảy lên và chụp lại ngay. Số người
đánh thẻ gồm 2 người, ngồi đối diện nhau trên nền nhà.
Thi để lấy quyền đánh trước:
Cách thứ nhất: Dùng 3 cây thẻ nắm ngay chính giữa xoay tròn rồi thả nhẹ
xuống nền nhà, để 3 cây thẻ có thể tạo thành một hình tam giác và dùng một cây
thẻ khác chấm đầu thẻ vào hình tam giác đó, cố gắng sao cho đầu đũa không đụng
vào thẻ, thế là người chơi đã ghi được một điểm. Cả hai bên cùng tiếp tục như thế
đến 3 lần, và nếu bên nào đã tạo ra được 3 hình tam giác thì được quyền đi trước.
Cách thứ nhì: Bao tiếng sùm (Oẳn Tù Tì) xem ai được quyền ưu tiên đi trước,
xem bài đã viết trước.
24
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ----------Trò chơi dân gian-------------- Đỗ Công Trung
1.Cách đánh thẻ: Người đánh thẻ rải đều 10 cây thẻ xuống nền nhà, cố gắng bằng
cách không để thẻ chồng lên nhau cho dễ lấy từng đôi thẻ một, vừa tung trái banh
lên thì tay cầm banh phải nhanh tay nhặt từng đôi gồm 2 thẻ, khi trái banh rớt
xuống nền nhà và tung lên, tay phải bắt kịp trái banh không để rơi xuống đất lần
nữa, và cứ thế cho hết số thẻ, làm 5 lần như vậy và không được sang tay bên kia.
2.Đến canh chụm: Bên đối phương dùng tay chụm 10 cây đũa thẻ vào một nhúm,
người chơi thảy banh lên trong cùng một bên tay, lấy số thẻ làm sao để chừa lại số
thẻ còn lại 2 thẻ, thì cuộc chơi tiếp tục dễ dàng hơn vì nếu chừa nhiều thì khi đánh
đến các vòng kế tiếp cuộc chơi sẽ tính tùy vào số thẻ chừa lại trong canh chụm.
3.Kế tiếp là canh quyét: Cầm bó thẻ trong tay ngay đầu thẻ rồi thảy banh lên
trong khi trái banh đang ở độ cao thì người chơi cầm bó thẻ quét như cầm chổi
quét nhà vậy, quét qua, quét lại liền, điều này liên quan đến số thẻ chừa lại ở canh
chụm (2 thẻ),(các cách chơi còn lại cũng tùy thuộc vào số thẻ còn dư lại trong canh
chụm) và chụp ngay trái banh khi banh rơi xuống và đã tung lên mặt đất. Tiếp tục
5 lần như thế để đủ.

4.Canh chuyền: Cầm chặt bó thẻ để ngang người thảy banh lên trong khi banh
đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẻ và chụp cho kịp trái banh
như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên.. Tiếp tục cho hết 5 lần.
5.Canh giã: Cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẻ
xuống nền nhà 2 lần, tiếp tục không ngừng và đếm 2,4,6,8,10 cho kịp bắt được trái
banh. Thế là kết thúc cuộc chơi.
Hơn thua nhau khi chơi banh thẻ: nếu người chơi không bắt kịp trái banh để
banh rơi ra ngoài và khi bắt thẻ không đủ số hoặc dư so với số thẻ còn dư lại trong
canh chụm quyết định. Người đánh thẻ giỏi có thể chừa 4 cây thẻ trong canh chụm
để khi đánh các canh thẻ tiếp tục phải đánh 4 lần thay vì 2 lần trong cách chơi thẻ
nói trên. Chơi khó vì khi vừa thảy banh và vừa nhặt thẻ hay đánh thẻ mà phải điều
khiển cả tay và mắt nhìn. Bên nào hư thì đưa cho bên kia bắt đầu cuôc chơi.
6.Cách phạt: Bên thắng sẽ dùng cả bó thẻ nắm trong tay gõ vào chân họăc tay đối
phương với số lượng đánh phạt tùy vào sự giao hẹn trước khi chơi, trong khi đó
trái banh cũng được tung lên nhịp nhàng theo mỗi lần đánh phạt.
Người viết:
Văn Thu
Có một cách chơi tương tự khác.
25

×