Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Đảng bộ thành phố hà nội thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã phường thị trấn từ năm 2008 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 216 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ THANH HÀ

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ THANH HÀ

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
: 62 22 0315

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS, TS. TRẦN TRỌNG THƠ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ngƣời thầy đáng
kính: PGS-TS Trần Trọng Thơ, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và đóng
góp những ý kiến q báu trong suốt thời gian tơi tiến hành nghiên cứu, hồn
thành luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các thầy cô
giáo và đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng, khoa Lịch sử- Trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tạp chí Lịch sử Đảng, những ngƣời đã
nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, góp ý, gợi mở cho tơi những ý tƣởng khoa học, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập cũng nhƣ thực hiện
luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Cục lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng,
Thành ủy Hà Nội, phòng Lƣu trữ Thành ủy Hà Nội, Đảng ủy các quận, huyện,
xã, phƣờng, thƣ viên Quốc gia, thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn … đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thơng tin, những tƣ liệu q báu
cho tơi hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5năm2019
Ngô Thị Thanh Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của ai. Nội dung luận án dựa trên kiến thức lý luận về xây dựng tổ chức cơ sở đảng

và qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của địa
phƣơng. Cơng trình nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn của Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Trần
Trọng Thơ.
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Ngơ Thị Thanh Hà


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................................. 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................. 4
4.Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu ...................................... 5
5.Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................. 6
6. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 6
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 8
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...................... 8
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng, Lịch sử xây dựng Đảng và
xây dựng tổ chức cơ sở đảng.................................................................................. 8
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác xây dựng đảng của Đảng bộ thành
phố Hà Nội ...........................................................................................................21
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã đƣợc giải
quyết và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu ................................26
1.2.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được giải quyết ..........................26
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu ..........................................27
Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................29

Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC HIỆN NHIỆM
VỤXÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤNTỪ
NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010 ..............................................................................30
2.1. Những yếu tố tác động, chi phối đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở
đảng xã, phƣờng, thị trấn của Đảng bộ thành phố Hà Nội ............................30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ............................................................30
2.1.2. Đặc điểm và thực trạng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường,
thị trấn ở Hà Nội trước năm 2008 .......................................................................34


2.1.3. Tình hình thế giới, trong nước và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ....................................................42
2.2. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phƣờng, thị trấn của Đảng bộ thành
phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2010 ...........................................................46
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng xã, phường, thị trấn .....................................................................................46
2.2.2. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị
trấn .......................................................................................................................53
Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................79
Chƣơng 3.ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ
TRẤNTỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 ............................................................81
3.1. Yêu cầu mới của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phƣờng, thị trấn .........................81
3.1.1. Tình hình và yêu cầu mới ...........................................................................81
3.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng tổ chức cơ sở đảng .....85
3.2. Đảng bộ thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở
đảng xã, phƣờng, thị trấn ..................................................................................90
3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội..............................................90
3.2.2. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở Đảng xã, phường, thị

trấn .......................................................................................................................97
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................125
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...............................................127
4.1. Nhận xét .....................................................................................................127
4.1.1. Ưu điểm ....................................................................................................127
4.1.2 Hạn chế .....................................................................................................143
4.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ....................................................................146


4.2.1. Nhận thức đúng và sâu sắc về vị trí vai trị và tầm quan trọng của cơng tác
xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong sạch, vững mạnh gắn với
đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp bộ này..................................................147
4.2.2. Chú trọng và thường xuyên nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân
loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên ở xã, phường, thị trấn ............................149
4.2.3. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng cao chất
lượng đảng viên gắn với phát triển đảng viên ở xã, phường, thị trấn ...............151
4.2.4. Đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng xã,
phường, thị trấn nhất là của cấp ủy đảng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính
trị mỗi thời kỳ .....................................................................................................154
4.2.5. Dựa vào dân, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng tổ chức cơ sở
đảng xã, phường, thị trấn gắn xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở .....................................................................156
Tiểu kết chƣơng 4 .............................................................................................158
KẾT LUẬN .......................................................................................................160
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................164
PHỤ LỤC



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Phân loại chất lƣợng tổ chức cơ sở đảngcủa Đảng bộ thành phố Hà Nội
(2008-2010).. .............................................................................................................58
Biểu đồ 2.2: Phân loại chất lƣợng đảng viêncủa Đảng bộ thành phố Hà Nội (20082010)..........................................................................................................................62
Biểu đồ 2.3: Phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Hà Nội(2008-2010). ......63
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thi hành kỷ luật đảng viêncủa Đảng bộ thành phố Hà Nội
(2008-2010) ...............................................................................................................74
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thi hành kỷ luậttổ chức đảngcủa Đảng bộ thành phố Hà Nội
(2008-2010) ...............................................................................................................74
Biểu đồ 3.1: Phân loại chất lƣợng tổ chức cơ sở đảngcủa Đảng bộ thành phố Hà Nội
(2011-2015) .............................................................................................................108
Biểu đồ 3.2: Phát triển đảng viêncủa Đảng bộ thành phố Hà Nội (2011-2015) .....110
Biểu đồ 3.3: Phân loại chất lƣợng đảng viêncủa Đảng bộ thành phố Hà Nội (20112015)........................................................................................................................111
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thi hành kỷ luật đảng viêncủa Đảng bộ thành phố Hà Nội
(2011-2015) .............................................................................................................124
Biểu đồ 4.1: So sánh chất lƣợng các TCCSĐ qua 2 nhiệm kỳ(2005-2010) và (20102015) của Hà Nội với một số tỉnh lân cận ..............................................................134
Biểu đồ 4.2: So sánh số lƣợng đảng viên kết nạp qua 2 nhiệm kỳ(2005-2010) và
(2010-2015) của Hà Nội với một số tỉnh lân cận ....................................................135


DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BCH

Ban Chấp hành

BTV

Ban Thƣờng vụ


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

Nxb

Nhà xuất bản

TCCSĐ

Tổ chức cơ sở Đảng

TSVM

Trong sạch vững mạnh

TW


Trung ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

UBKT

Ủy ban kiểm tra


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay có bốn cấp từ Trung
ƣơng đến cơ sở, đƣợc xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tổ chức cơ sở
đảng (chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở), là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức bốn
cấp của Đảng đƣợc lập ra ở các xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị khác.
Tổ chức cơ sở đảng là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống tổ
chức Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ sở. Tổ chức cơ sở Đảng vừa là nơi trực
tiếp tổ chức thực hiện mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc
thành hành động cách mạng của đảng viên và quần chúng nhân dân, vừa là nơi kiểm
nghiệm, tập hợp những kinh nghiệm, sáng kiến, trí tuệ của đảng viên và quần chúng
nhân dân từ phong trào ở cơ sở để góp phần xây dựng đƣờng lối, chính sách của
Đảng; đồng thời cũng là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, lựa
chọn, bồi dƣỡng, rèn luyện, sàng lọc và kết nạp đảng viên, đào tạo đội ngũ cán bộ
nhằm bổ sung nguồn lực mới, tăng cƣờng năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và bảo
đảm sự kế thừa, phát triển liên tục của Đảng.
Từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác xây
dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng,

coi đó là một trong những nhiệm vụ thƣờng xuyên và quan trọng hàng đầu của công
tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ mạnh, chi
bộ tốt là do các đảng viên tốt” [91,tr.113].
Trong công cuộc đổi mới, ĐCSVN đã ban hành nhiều chủ trƣơng thể hiện rõ
sự đổi mới trong lãnh đạo xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh là khâu then chốt, là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam, của sự nghiệp đổi mới. Một bài học lớn trong q trình lãnh đạo cơng cuộc
đổi mới là tăng cƣờng xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng, trong đó, xây dựng tổ chức Đảng các cấp cơ sở là một nhiệm vụ có vai

1


trò rất quan trọng. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ƣơng Đảng lần thứ 6 (khóa X)
chỉ rõ:
“Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với dân, có
vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng” [60, tr.94-95].
Tổ chức cơ sở đảng xã, phƣờng, thị trấn là tổ chức gần dân nhất, là nền tảng
xây dựng chế độ dân chủ của tồn bộ hệ thống chính trị. TCCSĐ xã, phƣờng, thị
trấn lãnh đạo một cách toàn diện các tổ chức chính trị nhƣ: Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức khác (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,
Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…) trên các phƣơng diện về việc thực hiện
đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; phát triển kinh tế, xây
dựng nông thôn mới; đồng thời, động viên nhân dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối
với Nhà nƣớc.Đây là một đặc điểm khác biệt so với các TCCSĐ thuộc doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị trong quân đội, công an…
Quy định số: 94/QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở
phƣờng, thị trấn; Quy định số: 95/QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi
bộ cơ sở xã do Ban Bí thƣ ban hành năm 2004 xác định rõ:

“Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phƣờng, thị trấn là hạt nhân chính trị” [8; 9].
Thủ đơ Hà Nội là trái tim của cả nƣớc, là đầu não chính trị - hành chính quốc
gia, là trung tâm lớn về văn hố, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch, giao lƣu
quốc tế. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ thành phố Hà Nội nhận
thức sâu sắc tầm quan trọng sống cịn của cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng
TCCSĐ. Tất cả các loại hình TCCSĐ đều xuất hiện và hoạt động trong Đảng bộ
thành phố Hà Nội. Quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng CNH, HĐH đất nƣớc, hội
nhập quốc tế diễn ra rất nhanh chóng và phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặt
ra yêu cầu mới ngày càng cao đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
TCCSĐ của Đảng bộ thành phố Hà Nội. Việc xây dựng, củng cố, kiện tồn phát
triển các loại hình TCCSĐ đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của Đảng bộ
thành phố Hà Nội.Từ năm 2008, Đảng bộ thành phố Hà Nội bƣớc vào thời kỳ phát
triển mạnh mẽ, có nhiều biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội. Đây là khoảng thời
gian công tác xây dựng TCCSĐ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đối với Đảng bộ

2


thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất từ hai Đảng bộ là: Đảng bộ thành phố Hà Nội và
Đảng bộ tỉnh Hà Tây. Thực tiễn trong công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ
thành phố Hà Nội giai đoạn này đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng: chất lƣợng
hoạt động của các TCCSĐ trong toàn Đảng bộ thành phố có nhiều chuyển biến tích
cực nhất là TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn (năm 2015 toàn Đảng bộ thành phố khơng
có TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn xếp loại yếu kém); phần lớn đội ngũ cán bộ, đảng
viên và cấp ủy cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tƣởng vào sự lãnh
đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới; có đạo đức, lối sống lành mạnh, gƣơng
mẫu trong công tác, sinh hoạt,... Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ
chính trị của Đảng bộ thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phịng Thủ đơ đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với chất lƣợng hoat
động của TCCSĐ nói chung và nhất là TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn. Đã có một số

vấn đề phát sinh từ cơ sở do nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hƣởng đến nhiệm vụ
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; trong đó có ngun nhân từ sự yếu
kém của TCCSĐ, vai trò tiên phong gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là
ngƣời đứng đầu.
Nghiên cứu về công tác xây dựng TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn của Đảng bộ
thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2015 và đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa
học những thành cơng, hạn chế trong q trình lãnh đạo xây dựng TCCSĐ theo chủ
trƣơng của Đảng là một vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc để xây dựng và phát triển
Đảng bộ thành phố Hà Nội. Mặt khác, đánh giá tổng kết thành tựu, khuyết điểm,
thuận lợi và khó khăn, trong lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng
TCCSĐ cũng là tham gia giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công tác xây dựng
đảng của những tỉnh, thành phố khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tƣơng tự; từ đó
góp phần tổng kết kinh nghiệm, cung cấp cơ sở về thực tiễn để phát triển lý luận
xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ ở các địa phƣơng trong cả nƣớc hiện nay.
Vì thế, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm
vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn từ năm 2008 đến năm 2015” làm
đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ q trình Đảng bộ thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ xây dựng
TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn ở địa phƣơng giai đoạn từ năm 2008đến năm
2015,đúckết một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng Đảng hiện
nay.
Nhiệm vụnghiên cứu
- Phân tích đặc điểm, tình hình của Đảng bộ thành phố Hà Nội; những yếu tố


tác động đến công tác xây dựng TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn và yêu cầu đặt ra đối
với công tác xây dựng TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn tại địa phƣơng giai đoạn từ năm
2008 đến năm 2015.
- Tái hiện và luận giả quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội vận dụng đƣờng

lối, chủ trƣơng của Đảng thực hiện nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn
từnăm 2008đến năm 2015.
- Nhận xét những ƣu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây

dựng TCCSĐxã, phƣờng, thị trấncủaĐảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến
năm 2015.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm xây dựng TCCSĐ

xã, phƣờng, thị trấn của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2015.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trƣơng, chỉ đạo, hoạt động, kết quả
đạt đƣợc của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng
TCCSĐxã, phƣờng, thị trấn từ năm 2008 đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng xã, phƣờng,
thị trấn có nhiều nội dung phong phú bao gồm các phƣơng diện về chính trị, tƣ
tƣởng, tổ chức, đạo đức. Trong phạm viluận án, tác giả tập trung nghiên cứu nội
dung Đảng bộ thành phố Hà Nội xây dựng TCCSĐvề chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức

4


trên các cơng tác cụ thể: cơng tác chính trị, tƣ tƣởng; công tác tổ chức cán bộ; công tác
kiểm tra giám sát.

Phạm vivề không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội
gồm có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện đƣợc xác lập và phân định theo Nghị quyết số
15-NQ/QH ngày 29-5-2008 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội.
Trƣớc khi mở rộng địa giới hành chính, TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn của
thành phố Hà Nội trực thuộc nhiều Đảng bộ (Đảng bộ thành phố Hà Nội, Đảng bộ
tỉnh Hà Tây, Đảng bộ huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng bộ 4 xã thuộc huyện
Lƣơng Sơn tỉnh Hịa Bình). Trong luận án, NCS tập trung nghiên cứu và làm rõ
công tác xây dựng TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn của 2 Đảng bộ lớn là Đảng bộ thành
phố Hà Nội (cũ) và Đảng bộ tỉnh Hà Tây.
Về phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong khung thời gian từ năm 2008
đến năm 2015. Luận án chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2008 là năm Hà Nội
đƣợc mở rộng, Đảng bộ thành phố Hà Nội (mới) bắt đầu đi vào hoạt động; đến năm
2015 là mốc thời gian kết thúc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành
phố Hà Nội lần thứXV.
Trong nghiên cứu, để thuận lợi cho việc phân tích, so sánh, đánh giá, luận án
đề cập đến tất cả nội dung về xây dựng TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn diễn ra trƣớc và
sau khung thời gian đƣợc xác lập.
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu

Cơ sở lý luận
Luận án đƣợc tiến hành trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của ĐCSVN về xây dựng
Đảng và xây dựng TCCSĐ.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học lịch sửlà
phƣơng pháp lịch sửvà phƣơng pháp logic.
Bên cạnh đó để làm rõ hơn q trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ
sở Đảng xã, phƣờng, thị trấn, luận án còn sử dụng một số phƣơng pháp khác: thống
kê, so sánh, phân tích, khảo sát thực tiễn…

5



Nguồn tư liệu
- Luận án chủ yếu sử dụng tài liệu, bao gồm:
+ Các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ.
+ Các văn kiện của Đảng bộ các cấp, các ban, ngành, đoàn thể thành phố Hà
Nội; báo cáo hằng năm của Thành uỷ, Ban Tổ chức Thành uỷ; báo cáo của các
Quận uỷ, Huyện uỷ, Đảng bộ xã, phƣờng, thị trấn về xây dựng Đảng và cơng tác
xây dựng TCCSĐ.
+ Ngồi ra, luận án còn tham khảo các kết quả nghiên cứu về cơng tác xây
dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ có liên quan đã đƣợc xã hội hóa. Khi sử dụng những
kết quả này, tác giả ghi chú rõ ràng nguồn gốc xuấtxứ.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án lần đầu tiên hệ thống hóa chủ trƣơng, giải pháp, hoạt động và kết

quả của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng
TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2008 đến năm 2015.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án (những đánh giá, nhận định, kinh

nghiệm đƣợc rút ra) góp phần tổng kết q trình hiện thực hóa đƣờng lối đổi mới
của Đảng về vấn đề xây dựng TCCSĐ ởcơ sở trên cả phƣơng diện lý luận và thực
tiễn, là tài liệu tham khảo đối với công tác xây dựng Đảng ở Hà Nội hiện nay; kết
quả nghiên cứu của luận án là nguồn tƣ liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy và những ngƣời quan tâm về lịch sử ĐCSVN thời kỳ đổi mới.
6. Kết cấu của luận án
Luận án có Mở đầu, Kết luận và 4 chƣơng nội dung. Ngồi ra có: Danh mục
cơng trình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài luận án; Danh mục tài liệu
tham khảo; Phụ lục.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chƣơng 2: Đảng bộ thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức

cơ sở đảng xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2008 đến năm 2010
Chƣơng 3: Đảng bộ thành phố Hà Nội đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng
tổ chức cơ sở đảng xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2011 đến năm 2015
Chƣơng 4: Nhận xét và kinh nghiệm

6


7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Xây dựng TCCSĐ là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây
dựng Đảng, do đó, trên bình diện tồn Đảng nói chung và tại Đảng bộ thành phố Hà
Nội nói riêng, cơng tác xây dựng TCCSĐ đã đƣợc phản ánh ở những khía cạnh
khác nhau trong nhiều tác phẩm, cơng trình nghiên cứu khoa học, có thể chia thành
các nhóm cơng trình nghiên cứu sau:
1.1.1.Những cơng trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng, Lịch sử xây dựng
Đảng và xây dựng tổ chức cơ sở đảng
* Một số cơng trình, sách về lịch sử Đảng, lịch sử xây dựng Đảng đã phản
ánh những vấn đề chung về công tác xây dựng Đảng tiêu biểunhư:
Cuốn “Đổi mới chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, nghiên cứu về vị trí, vai trị
tầm quan trọng của chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu
của Đảng nói chung, thực trạng, hạn chế xây dựng Đảng trong quân đội nhân dân
Việt Nam, từ đó rút ra kinh nghiệm lãnh đạo và giải pháp xây dựng chỉnh đốn Đảng
của ĐCSVN đối với lực lƣợng vũ trang.

Cơng trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, tập III (1975-2006), nhiệm
vụ khoa học do Ban Chấp hành Trung ƣơng giaoViện Lịch sử Đảng thực hiện,
nghiệm thu năm 2008, đã đề cập công tác xây dựng Đảng trong những năm cả nƣớc
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành đổi mới. Cơngtrình này tiếp cận công
tác xây dựng Đảng trên các phƣơng diện hoạch định đƣờng lối cách mạng, thống
nhất tƣ tƣởng, xây dựng hệ thống tổ chức trên phạm vi toàn Đảng, đƣa ra những
nhận định về thành tựu và hạn chế của công tác xây dựng Đảng trƣớc yêu cầu,
nhiệm vụ mới. Cơng trình chứa đựng nhiều thơng tin về quan điểm, chủ trƣơng, sự
chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng.

8


Tác phẩm “Lịch sử xây dựng Đảng (1930-2011)”, của tác giả Nguyễn Trọng
Phúc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, đã phản ánh các quan điểm, chủ
trƣơng của Đảng về xây dựng Đảng trên cả 3 mặt chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, làm
rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn xây dựng Đảng từ khi đƣợc thành lập đến
năm 2011.
Cuốn sách “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phịng, chống suy thối
tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên”, do Vũ Văn Phúc và Ngô Văn
Thạo đồng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, gồm 4 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận của việc phòng, chống suy thối tƣ tƣởng chính trị, đạo
đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, kinh nghiệm của một số nƣớc; Chƣơng II:
Thực trạng suy thối và phịng, chống suy thối tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong cán bộ, đảng viên; Chƣơng III: Mục tiêu, quan điểm, giải pháp, phòng, chống
suy thối tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay;
Chƣơng IV: Điều kiện thực hiện có hiệu quả nhiệm vụphịng, chống suy thối tƣ
tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viênhiện nay.Các tác giả khẳng
định rằng: cơng tác phịng, chống sự suy thối về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối
sống trong cán bộ, đảng viên là vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải giải quyết hiệu quả

Cuốn sách là một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu thực tiễn công
tác xây dựng Đảng.
Tác phẩm “Đảng Cộng sản Việt Nam - một số vấn đề về xây dựng và chỉnh
đốn Đảng”, của tác giả Nguyễn Trọng Phúc,Nxb lý luận chính trị - Hành chính, Hà
Nội, 2013,đã tập hợp 21 chuyên đề nghiên cứu về một số vấn đề cơ bản, bức thiết
về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Chuyên
khảo này có nhóm vấn đề về tƣ tƣởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị,
nhiệm vụ xây dựng, rèn luyện của một Đảng chân chính cách mạng; nhóm vấn đề
về một số vấn đề cơ bản, cốt yếu của xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sự nghiệp đổi
mới và những bài học chủ yếu. Trong các nhóm vấn đề, tác giả đã trình bày những
vấn đề lý luận về Đảng Cộng sản, những quan điểm, nguyên tắc về xây dựng Đảng
cách mạng, những vấn đề thực tiễn xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong công cuộc đổi
mới, hội nhập quốc tế đến năm 2013.

9


Đề cập đến cơng tác xây dựngTCCSĐ, trong đó có TCCSĐ xã, phƣờng, thị
trấn, có thể kể đến những cơng trình sau:
“Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng”
của nhóm tác giả Hồ Thanh Khôi, Pham Thị Thiểu biên soạn, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 1995,nội dung cuốn sách giới thiệu vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong
hệ thống chính trị, quy chế hoạt động của tổ chức cơ sở đảng; nội dung và năng lực
lãnh đạo, trách nhiệm của lãnh đạo; vấn đề lãnh đạo các cơ sở kinh tế ngoài quốc
doanh và liên doanh với nƣớc ngoài; các quy định mới của Ban chấp hành Trung
ƣơng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng; hƣớng dẫn thực hiện các quy
định của Trung ƣơng…
Tác phẩm “Xây dựng Đảng về tổ chức” của tác giả Ngô Đức Tính, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, trình bày các nguyên lý, quan điểm, nội dung cơ
bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng về xây dựng hệ

thống tổ chức bộ máy của Đảng trên nhiều nội dung,trong đó có một dung lƣợng
phản ánh về TCCSĐ và đảng viên,cuốn sách cũng giới thiệu một số bài học kinh
nghiệm bƣớc đầu về công tác xây dựng Đảng đã đƣợc tổng kết ở một số địa
phƣơng.
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới”,
do Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004,đề cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn đề cơ bản
về Đảng cầm quyền, tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới,trong
đó tác giả đã dành một phần quan trọng luận giải về chất lƣợng TCCSĐ, đề xuất
phƣơng hƣớng và một số giải pháp cấp bách để ngày càng hoàn thiện và nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, của TCCSĐ trong thời kỳ mới.
“Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay”, của tác giả
Nguyễn Đức Hà, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010,đề cập về những vấn đề cơ
bản nhƣ: nâng cao chất lƣợng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất
lƣợng sinh hoạt chi bộ trong các loại hình TCCSĐ; đánh giá chất lƣợng TCCSĐ và
đảng viên hằng năm; một số vấn đề thực hiện thí điểm chủ trƣơng Bí thƣ cấp ủy
đồng thời là Chủ tịch UBND; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã,
phƣờng, thị trấn vững mạnh.

10


“Về công tác chi bộ ở xã, phường, thị trấn”do Vụ cơ sở Đảng - Ban Tổ chức
Trung ƣơng biên soạn, Nxb Chính trịQuốc gia, Hà Nội, 2010, nêu rõ nhiệm vụ,
chức năng của chi bộ trực thuộc các Đảng bộ xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó, các chi
bộ thơn, tổ dân phố là hạt nhân chính trị ở địa bàn dân cƣ và là cầu nối giữa Đảng
với nhân dân; có chức năng lãnh đạo thực hiện đƣờnglối, chủ trƣơng, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ do Đảng
ủy xã, phƣờng, thị trấn giao.
Cuốn sách “Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn” của tác giả Dƣơng Trung Ý, Nxb
Chính trị Quốc gia, 2013, đã xây dựng tiêu chí, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và
rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng TCCSĐ cấp xã trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thơn. Trong đó tác giả khái qt 8 kinh
nghiệm lớn nhƣ sau: một là, nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc; hai là, Thực hiện tốt cơng tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; ba là, phát huy nội lực, tinh thần chủ động, sáng
tạo ở cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của
đảng bộ xã; bốn là, kết hợp hoạt động xây dựng TCCSĐ với việc lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội; năm là, coi trọng công tác cán bộ, đảng viên, cần phát huy tốt
vai trò tiên phong, của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; sáu là,
xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc; bảy là, đổi mới dụng dung sinh hoạt chi
bộ; tám là, lãnh đạo, chỉ đạo từng nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch,
coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.
* Một số đề tài khoa học, hội thảo khoa học nghiên cứu, bàn luận về công
tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng như:
Đề tài khoa học cấp bộ:“Thực trạng và những yêu cầu xây dựng tổ chức cơ
sở đảng ở nông thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nước ta hiện nay”,
doNguyễn Thị Minh Bích làm chủ nhiệm, thực hiện năm 1998, Nxb Hà Nội, đã
đánh giá thực trạng về xây dựng TCCSĐ ở nông thôn miền núi vùng cao phía Bắc
Việt Nam, làm sáng tỏ những yêu cầu đặt ra, đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất và
giải pháp xây dựng dựng TCCSĐ ở địa bàn này.

11


Đề tài khoa học cấp Bộ do Nguyễn Ngọc Thịnh chủ nhiệm, Ban Tổ chức
Trung ƣơng là cơ quan chủ trì: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên”,thực hiện năm 2007,đã nghiên cứu làm
rõmột số lý luận về cơ sở đảng và đảng viên, nêu những ƣu điểm, hạn chế về năng

lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lƣợng đội ngũ đảng viên, nguyên
nhân thực trạng, trong đó có nguyên nhân cơ bản là nhận thức về năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của của TCCSĐ và chất lƣợng đội ngũ đảng viên chƣa đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
* Trên tạp chí khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau, cũng có nhiều
bài viết về cơng tác xây dựng TCCSĐ ở phương diện lý luận, trên phạm vi toàn
Đảng, hay trong từng địa phương cụ thể.
Có thể kể đến bài: “Về nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng” của
Đức Lƣợng, Tạp chí Cộng sản, số 8/1997. Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trị của
TCCSĐ, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng các
TCCSĐ, nhất là ở những vùng có địa bàn trọng yếu. Tác giả đã nêu một số biện
pháp nâng cao chất lƣợng TCCSĐ và đảng viên: tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa chất
lƣợng sinh hoạt đảng; tăng cƣờng giáo dục, kiểm tra và quản lý đội ngũ đảng viên;
phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cƣơng, kỷ luật.
“Tổ chức cơ sở đảng với việc giữ vững ổn định chính trị ở nơng thơn” của
Nguyễn Văn Cƣ, Tạp chí Lịch sử Đảng số 10 - 2000,bài viết đã khẳng định rõ tổ
chức cơ sở đảng có vai trị quyết định đối với sự ổn định chính trị ở nông thôn.
“Đổi mới và chỉnh đốn Đảng” của Lê Đức Bình, Tạp chí Xây dựng Đảng số
3 - 2004, nêu rõ đổi mới gồm nhiều cấp độ khác nhau và song song với đổi mới là
Đảng tự chỉnh đốn. Đổi mới và chỉnh đốn có mối quan hệ khăng khít, tƣơng tự mối
quan hệ giữa xây và chống. Mối quan hệ khăng khít giữa đổi mới và chỉnh đốn
đƣợc thể hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị tƣ tƣởng, đạo đức cách mạng, nâng cao
chất lƣợng đảng viên, đổi mới tổ chức, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Sự
nghiệp cách mạng khơng ngừng phát triển vì vậy Đảng phải thƣờng xuyên tự đổi
mới, tự chỉnh đốn mới có thể xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, tăng cƣờng
vai trò tiên phong lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới.

12



“Đảng bộ xã lãnh đạo việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nơng thơn
hiện nay” của Hồng Chí Bảo, Tạp chí Lịch sử Đảng số 02 - 2005, tác giả đã khẳng
định công tác lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Đảng bộ, chi bộ nông
thôn đƣợc đặt ra nhƣ một công tác có tầm quan trọng đặc biệt và lâu dài.
Bài viết “Nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên dưới ánh sáng Nghị quyết
Đại hội X” của Dƣơng Trung Ý, Tạp chí Lịch sử Đảngsố 08 - 2006,tác giả đã thống
kê số lƣợng TCCSĐ trong cả nƣớc tính đến tháng 12 - 2005 và nhấn mạnh TCCSĐ
có vị trí vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng và chế độ
XHCN ởViệt Nam, vì vậy, Đảng luôn coi trọng việc xây dựng củng cố, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Tác giả đề xuất 5 giải pháp nâng cao
chất lƣợng TCCSĐ: Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục chính trị tƣ
tƣởng. Thứ hai, nâng cao chất lƣợng cấp ủy. Thứ ba, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt
chi bộ. Thứ tư, nâng cao chất lƣợng đảng viên và công tác đảng viên. Thứ năm, tiếp
tục đổi mới nội dung, phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng TCCSĐ.
“Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng” của Ngơ Kim Ngân, Tạp chí Xây dựng Đảng số 6 - 2006, tác giả đánh giá
thực trạng của công tác xây dựng Đảng đạt đƣợc nhiều thành tích cao nhƣ năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ có nhiều chuyển biến tích cực, công tác
phát triển đảng đƣợc nâng lên, các cơ sở đảng yếu kém đã thu hẹp, chính quyền cấp
xã, phƣờng đƣợc củng cố… Tuy nhiên, khi bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng, những
mặt tiêu cực tác động không nhỏ đến các TCCSĐ, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
ở cơ sở đạt hiệu quả còn thấp… Tác giả nêu lên một số giải pháp để nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ: Xác định đúng nhiệm vụ chính trị,
chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tƣ tƣởng; Đổi mới phƣơng thức,
phong cách làm việc của tổ chức đảng; Cải tiến, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi
bộ, chi ủy, đảng ủy, thực hiện nghiêm túc cơng tác tự phê bình, phê bình mở rộng
dân chủ trong sinh hoạt đảng; Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán
bộ, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ
luật đảng; Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên đối với cơ sở.


13


“Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã”của Dƣơng Trung
Ý, Tạp chí Xây dựng Đảng số 6 - 2006, cho rằng cùng với phƣờng, thị trấn, TCCSĐ
cấp xã đƣợc coi là nền tảng cơ sở của hệ thống tổ chức hành chính bốn cấp của Nhà
nƣớc. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ xã là một trong
những vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Tác giả đã chỉ ra những tiêu chí cơ bản để
đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ cấp xã: lãnh đạo hoàn
thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; lãnh đạo xây dựng chính quyền mặt
trận và các đoàn thể nhân dân vững mạnh; lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng
đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
“Mười cái nhất ở cơ sở” của Trần Hậu Thành, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 09 2007. Tác giả đã chỉ ra 10 nét tiêu biểu của hệ thống TCCSĐ cấp xã: một là, cấp có
địa vị pháp lý thấp nhất trong hệ thống chính trị; hai là, vùng nhạy cảm nhất của đời
sống xã hội, là nền tảng của chế độ chính trị và đời sống xã hội; ba là, có tổ chức bộ
máy đơn giản nhất; bốn là, có bộ máy cán bộ biến động nhất, có trình độ đƣợc đào
tạo thấp nhất;năm là, cấp gần dân nhất; sáu là, tổ chức và hoạt động mang tính tự
quản cao nhất; bảy là, nơi có nhiều cƣ dân sinh sống nhất; tám là, cấp nhiều việc
nhất; chín là, nơi có cán bộ, đảng viên hƣu trí nhiều nhất; mười là, nơi màcác yếu tố
truyền thống, dòng họ, văn hóa làng xã có thể tác động mạnh nhất.
Bài “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” của Nguyễn Đức Hà, Tạp chí Cộng sản số
13 - 2008, phân tích một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên
đối với từng loại hình tổ chức cơ sở đảng, từ đó xây dựng mơ hình tổ chức phù hợp
với những tổ chức cơ sở đảng có tính đặc thù, vừa tạo sự thống nhất chung, vừa phù
hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phƣơng, đơn vị.
“Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng” của Vũ Văn Phúc, Tạp chí Cộng sản, số 55 tháng 7-2011, khái quát quan
điểm C.Mác và Ph.Ăng-ghen, V.I. Lênin và của ĐCSVN về TCCSĐ từ ngày đầu

thành lập, phân tích thực trạng năng lực, lãnh đạo và sức chiến đấu cùa một số loại
hình TCCSĐ ở nơng thôn; doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp (cơ quan nghiên cứu

14


khoa học, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế). Đề dẫn đã đƣa ra 6 giải pháp tiếp tục
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐvà kết luận: Đảng muốn thực
sự mạnh, phải chăm lo công tác xây dựng, nâng cao chất lƣợng của TCCSĐ, nâng
cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên,phải thực thi đồng bộmới nâng cao đƣợc
chất lƣợng của TCCSĐ ở cơ sở và bảo đảm cho các TCCSĐ thực sự là nền tảng, hạt
nhân chính trị của Đảng.
Bài “Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở nông thơn” của
Nguyễn Văn Giang, Tạp chí Cộng sản số 59/11 -2011, theo tác giả, sinh hoạt chi bộ
ở nông thôn có hiệu quả sẽ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ,
phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của đảng viên, đồng thời giúp đảng viên trƣởng thành
hơn trong nhận thức, gƣơng mẫu trong hành động, góp phần xây dựng nơng thơn
mới. Tác giả đã đƣa ra một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ
nông thôn và phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở: thứ nhất là, nâng cao ý
thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về sinh hoạt chi bộ; thứ hai là, đổi mới nội
dung sinh hoạt theo hƣớng cụ thể, thiết thực, phù hợp; thứ ba là, tích cực đổi mới
hình thức tổ chức sinh hoạt chi bộ; thứ tư là, bảo đảm những quyết định có hiệu
quả; thứ năm là, thực hiện đúng lịch sinh hoạt định kỳ, quy trình sinh hoạt chi bộ;
thứ sáu là, tăng cƣờng sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra của cấp ủy cấp trên.
“Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đảng cấp xã” của Phạm Mạnh
Khởi, Tạp chí Xây dựng Đảng số 05- 2013, thơngqua những số liệu phân tích cụ thể
để khẳng định muốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trƣớc
hết phải chú trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng ở cấp
xã. Tác giả cũng rút ra 4 kinh nghiệm đó là: coi trọng cơng tác chính trị tƣ tƣởng;
đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, phong cách công tác của cấp ủy; xây dựng và nâng

cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở; tăng cƣờng kiểm tra, giúp đỡ các
chi bộ và đảng viên còn hạn chế…
Bên cạnh đó, cịn một số bài viết đề cập đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở
đảng nói chung nhƣ:“Nét mới trong đánh gia chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và
đảng viên”của Hoàng Văn Uyên, Tạp chí Xây dựng Đảng số 1+2 – 2004; “Kiện
tồn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng theo tinh thần nghị quyết đại hội
X”của Nguyễn Văn Giang, Tạp chí Lịch sử Đảng số 7- 2006; “Nâng cao năng lực

15


lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong điều hiện nay” của Hiền
Lƣơng, Tạp chí Lý luận chính trịsố 10 - 2006...
* Nghiên cứu về công tác xây dựng TCCSĐ ở các địa phươngcụ thể trên cả
nước, có thể kể đến:
Bài “Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng của cấp ủy xã, phường, thị trấn”của tác giả Trần Thị Thiệp, Tạp chí Lịch sử
Đảng, số 2 2003. Qua nghiên cứu công tác tƣ tƣởng của Đảng bộ n Bái, tác giả
nhấn mạnh tồn Đảng phải làm cơng tác tƣ tƣởng đi đơi với kiện tồn, thành lập ban
Tuyên giáo xã, phƣờng.
Bài “Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của TCCSĐ gắn với xây
dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở”, của Trần Đình Hoan, Tạp chí Xây dựng
Đảng số 6 - 2004, nêu lên sự bất ổn về chính trị xã hội ở Thái Bình, Gia Lai ảnh
hƣởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đến việc xây
dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Nguyên nhân sâu xa liên quan đến công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở
cơ sở. Từ thực tiễn của Thái Bình, Gia Lai tác giả đã rút ra nhận định là các tổ chức
cơ sở đảng xã, phƣờng, thị trấn phải nắm chắc và thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của TCCSĐ, vừa phải suy
nghĩ, tìm cho đƣợc những nét riêng ở từng xã, phƣờng, thị trấn cụ thể. Từ đó, chủ

động, sáng tạo đề ra nhƣng giải pháp phù hợp để sử lý mọi vấn đề trong phạm vi địa
phƣơng mình.
Tác giả Lê Văn Tuyến với bài “Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng ở Hải
Dương”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 6 - 2004, đã phân tích vai trị của Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Hải Dƣơng trong việc tham mƣu cho Tỉnh ủy tổ chức thực hiện các biện
pháp nhằm giải quyết những tổ chức Đảng yếu kém nhằm nâng cao chất lƣợng đồng
đều của các tổ chức Đảng.
Tác giả Phạm Quang Vịnh với bài “Để nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến
đấu của TCCSĐ ở Tây Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6 - 2006, đã chỉ rõ kết
quả đạt đƣợc của công tác nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ
đó là bộ mặt nơng thơn thay đổi, tình hình dân sinh, dân trí, dân chủ từng bƣớc nâng

16


×